Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

skkn giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường thpt nam hà. lê thị bích chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 31 trang )

Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu
nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà. Lê Thị Bích Chi
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
________________
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: LÊ THỊ BÍCH CHI
2. Ngày tháng năm sinh: 14/4/1975
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Tổ 16 ấp an hòa –Hóa An –Biên Hòa –Dồng Nai
5. Điện thoại: ( cơ quan ) 061 3950365
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: giáo viên , Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ trường.
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nam Hà
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ) cao nhất: Cử nhân ngữ
văn
- Năm nhận bằng: 1997
- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ Văn
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn ngữ văn
- Số năm có kinh nghiệm: 15 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
Một cách tiếp cận tác phẩm qua việc chuẩn bị bài.
Năm học 2013 - 2014
1
Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu
nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà. Lê Thị Bích Chi
GIỚI THIỆU MỘT VÀI BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG
HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO, TÌNH NGUYỆN ĐẠT HIỆU QUẢ CỦA
TRƯỜNG THPT NAM HÀ
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :


Máu là một dược phẩm đặc biệt. Bởi máu không được tạo ra từ những
tiến bộ của khoa học công nghệ tiên tiến mà nó được tạo ra từ bộ máy sinh học -
cơ thể sống của con người. Chính vì tầm quan trọng của loại “dược phẩm” đặc
biệt này đối với sự sống của con người nhất là những người bị mắc phải căn bệnh
liên quan đến máu cần phải tiếp máu để duy trì sự sống, còn bệnh viện thì cần có
máu dự trữ để kịp thời cứu người. Xuất phát từ nhu cầu cần máu của bệnh viện,
Hội Chữ thập đỏ trên toàn cả nước nói chung và của Trường THPT Nam Hà nói
riêng, cùng chung tay vì mục đích chung: Tuyên truyền vận động đến mọi người
dân, học sinh về mục đích ý nghĩa của việc Hiến máu tự nguyện cứu người là
một nghĩa cử cao đẹp.
Xuất phát từ lí do trên, bản thân tôi – Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ của
Trường, qua quá trình công tác đã rút ra một số biện pháp “Tuyên truyền vận động
hiến máu nhân đạo, tình nguyện” mà tôi đã thực hiện tại trường THPT Nam Hà
đạt hiệu quả nhằm chia sẽ kinh nghiệm với các đồng nghiệp. Đó là lí do tôi chọn
đề tài “Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu nhân
đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà”
II/THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
CỦA ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi :
- Được sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà
trường.
- Các thầy cô giáo rất nhiệt tình nhiều năm liền đi đầu trong công tác hiến
máu. Có nhiều thầy, cô tham gia hiến máu khi còn là sinh viên, là tấm gương tiêu
biểu cho học sinh noi theo.
Năm học 2013 - 2014
2
Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu
nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà. Lê Thị Bích Chi
- Đối tượng tham gia hiến máu là học sinh lớp 12, đa số là Đoàn viên. Các em
mới vừa tròn 18 tuổi, tuổi rất trẻ và rất khỏe, mang trong mình bầu nhiệt huyết và cả

lòng nhiệt thành.
2. Khó khăn:
- Các em học sinh chưa hiến máu bao giờ, đây là lần đầu tiên tham gia hiến
máu nên mang tâm lí chung: sợ kim, sợ thấy máu, sợ máu chảy, sợ ảnh hưởng đến
sức khỏe,…
- Nhiều học sinh quá gầy không đủ trọng lượng cho phép (điều kiện đầu tiên
của người tham gia hiến máu phải nặng trên từ trên 45 kg). Nhiều em đủ ký nhưng
sức khỏe hiện tại không cho phép được tham gia hiến máu.
- Một số học sinh không quan tâm, thờ ơ chưa thấy được ý nghĩa tích cực của
công tác hiến máu.
- Một số giáo viên ít tham gia hiến máu, lí do: lớn tuổi, nuôi con nhỏ, thiếu
máu, bị cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, tim mạch,…
- Giáo viên phụ trách công tác Hội Chữ thập đỏ làm kiêm nhiệm, không thuộc
chuyên môn nên còn hạn chế khi tuyên truyền lợi ích của việc hiến máu đối với bản
thân người hiến máu.
III/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lí luận:
“Mỗi giọt máu hồng cho đi sẽ giúp một cuộc đời sống lại”, phong trào hiến máu
nhân đạo doViện huyết học - Truyền máu Trung ương phát động vào ngày 24/1/1994
và đã trở thành dấu mốc quan trọng cho phong trào hiến máu tình nguyện. Đặc biệt từ
năm 2000 - khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 43 về việc vận động
khuyến khích toàn dân tham gia hiến máu và lấy ngày 7/4 hàng năm là “Ngày toàn
dân hiến máu tình nguyện” thì phong trào hiến máu tình nguyện đã có những bước
tiến vượt bậc, tốc độ phát triển nhanh, lan tỏa trong toàn dân. Hàng năm trên cả nước
đều tổ chức các sự kiện hiến máu lớn như: Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4,
Hành trình đỏ, Lễ hội Xuân hồng, Ngày chủ nhật đỏ,…đã được sự nhiệt tình hưởng
ứng của cán bộ, công nhân viên chức, văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên, công nhân,
Năm học 2013 - 2014
3
Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu

nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà. Lê Thị Bích Chi
những người lao động bình thường,…. tham gia hiến máu tình nguyện.Tính đến hôm
nay, 20 năm (1994-2014), thu được 8.241.502 đơn vị máu toàn phần đảm bảo máu
cho cấp cứu và điều trị người bệnh.
Để có được những thành công này, nhiều năm qua, trên cả nước công tác
tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện đã được thực hiện dưới nhiều hình thức
như: tuyên truyền trực tiếp, tư vấn, nói chuyện, tập huấn tuyên truyền viên… với các
sản phẩm truyền thông đa dạng: tờ rơi, áp phích, quảng cáo tấm lớn, tin, bài,phóng
sự,….
Hòa cùng với phong trào hiến máu tình nguyện trong cả nước, tỉnh Đồng
Nai, phong trào hiến máu tình nguyện đã được Ủy ban nhân tỉnh chỉ đạo trực tiếp
qua việc thành lập văn phòng thường trực Ban chỉ đạo vận động hiến máu đặt tại
cơ quan Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Và hiện nay trong toàn tỉnh có 2 đội tuyên truyền
viên hiến máu tình nguyện thuộc tỉnh, 11đội tuyên truyền viên thuộc huyện, 1 câu
lạc bộ máu hiếm, 15 câu lạc bộ hiến máu tình nguyện. Để phong trào hiến máu
của tỉnh đạt hiệu quả, lực lượng tuyên truyền viên của các ban, ngành, đoàn thể,
cơ quan, các trường đại học, các trường Trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng,
đóng trên địa bàn tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố Biên Hòa đã tích cực tuyên
truyền vận động mọi người dân, cán bộ công nhân viên chức, học sinh tham gia
hiến máu nhân đạo. Hình thức vận động cũng rất đa dạng như phát loa lưu động,
xe hoa diễu hành, nói chuyện lồng ghép vào các buổi sinh hoạt, treo băng ron khẩu
hiệu, phát tờ rơi với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, v.v…tạo ấn tượng tốt đẹp, thu hút
được nhiều người quan tâm.
Hưởng ứng lời kêu gọi này, nhân dân trên toàn tỉnh Đồng Nai đã tham gia hiến
máu và đạt chỉ tiêu mà Ban chỉ đạo Quốc gia hiến máu tình nguyện giao. Năm 2011
tỉnh Đồng Nai được giao chỉ tiêu là 18.400 đơn vị máu, đạt 22.878 đơn vị máu ,đạt
tỷ lệ 129 %. Năm 2012 chỉ tiêu được giao là 23.000 đơn vị máu, đạt 23.808 đơn vị
máu, đạt tỷ lệ 103.5%. Năm 2013 chỉ tiêu được giao là 25.000 đơn vị máu, đạt
26.585 đơn vị máu, đạt tỷ lệ 106 %.( Trích báo cáo tổng kết Hiến máu nhân đạo
của Hội CTĐ Tỉnh Đồng Nai năm 2011, 2012 ,2013)

Năm học 2013 - 2014
4
Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu
nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà. Lê Thị Bích Chi
2. Trước khi thực hiện đề tài:
- Năm học 2009 - 2010: Trường Nam Hà khối 12 có 462 học sinh, Thành hội
giao chỉ tiêu 150 đơn vị máu, chúng tôi đạt 105 đơn vị máu.
- Năm học 2010 - 2011: Khối 12 có 445 học sinh, Thành hội giao chỉ tiêu 150
đơn vị máu, chúng tôi đạt 121 đơn vị máu.
- Năm học 2011 - 2012: Khối 12 chỉ có 389 học sinh, Thành hội giao chỉ tiêu
200 đơn vị máu.
Thống kê lại bằng khung để dễ so sánh.
Thời gian (tính
theo năm hiến
máu)
Học sinh
k12
Chỉ tiêu
(đơn vị
máu)
Đạt
(đơn vị máu)
Đạt tỉ lệ %
Năm 2010 462 150 105 (70%)
Năm 2011 445 150 121 (80,6%)
Năm 2012 389 200
Vậy năm 2012, trường THPT Nam Hà khối 12 chỉ có 389 học sinh, số lượng học
sinh giảm so với năm 2011 trong khi đó chỉ tiêu Hội Chữ thập đỏ TP Biên Hòa giao
cho trường là 200 đơn vị máu. Căn cứ vào kết quả thực hiện của những năm trước,
năm 2010 toàn trường đạt được 105 đơn vị máu, năm 2011 trường đạt được 121 đơn

vị máu. Vậy là năm 2011 tăng hơn năm 2010 là 16 đơn vị máu. Như thế là quá ít so
với các trường THPT trong địa bàn Thành phố Biên Hòa như Trấn Biên, Nguyễn Trãi
,Lê Hồng Phong,… Bản thân tôi suy nghĩ và tìm ra được nguyên nhân chính là học
sinh chỉ nghe Ban chấp hành Chữ thập đỏ chỉ thông báo ngày hiến máu và quyền lợi
khi đi hiến máu chứ không làm công tác tuyền truyền để các em hiểu được ý nghĩa
của hành động hiến máu nhân đạo, tình nguyện. Hiến máu nhân đạo là hành động
hoàn toàn tự nguyện nhưng ý nghĩa thì vô cùng lớn lao - cứu người, góp phần vào hy
vọng sống cũng như kéo dài sự sống cho người bệnh và không có hại cho sức khỏe
của người hiến máu. Làm sao phải cho các em hiểu rõ điều đó, để các em nhiệt tình
tham gia. Muốn thế cần phải có kế hoạch và nội dung cụ thể cho công tác tuyên
truyền, vận động hiến máu. Công tác dân vận tốt thì trường không chỉ đạt chỉ tiêu của
Năm học 2013 - 2014
5
Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu
nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà. Lê Thị Bích Chi
thành hội giao mà còn góp phần giúp cho ngân hàng máu dự trữ của bệnh viện được
dồi dào và cũng là góp phần vào hy vọng sống của những người bệnh.
Từ những lí do nêu trên, năm 2012, tôi đã lên kế hoạch cho công tác tuyên
truyền, vận động hiến máu tại trường.
3. Các bước tiến hành tuyên truyền, vận động hiến máu.
3.1. Kế hoạch thực hiện:
- Công tác tuyên truyền được tiến hành chủ yếu vào sáng thứ 2, giờ sinh hoạt
dưới cờ, đối tượng là học sinh khối 12 (chỉ có khối 12 mới tham gia hiến máu, học
sinh khối 12 vừa đủ 18 tuổi, thời gian là vào học kỳ II của mỗi năm học,) và khối 10
(học cùng buổi với học sinh 12 và cũng là lực lượng dự bị cho những năm sau).
- Lịch tuyên truyền cụ thể cho từng tuần:
Thời gian Nội dung công việc
Tuần 1 Thống kê học sinh nặng từ trên 45 kg.
Tuần 2
Tuyên truyền về ý nghĩa của việc hiến máu (20phút), phát tờ rơi, treo

băng rôn.
Tuần 3
Học sinh gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với giáo viên đã từng hiến
máu(25p).
Tuần 4 Xem phóng sự hiến máu (15p).
3.2. Các bước tiến hành:
* Tuần thứ 1: Tiến hành thống kê học sinh nặng từ trên 45kg.
Tôi xuống từng lớp của học sinh khối 12 để thống kê mỗi lớp có bao nhiêu học
sinh nặng dưới 45 kg (số lượng này ít ). Sau đó, trừ đi học sinh dưới 45 kílô, tôi biết
được khối 12 có tổng số bao nhiêu học sinh nặng từ trên 45kg (từ trên 45 kg điều
kiện đầu tiên được tham gia hiến máu). Nó là cơ sở để hướng đến có thể đạt chỉ tiêu
200 đơn vị máu mà thành hội đưa ra hay không. Cũng căn cứ vào đó để biết có
những học sinh đủ kílô nhưng vì sao không đăng ký hiến máu. (Trong quá trình tiến
hành thống kê cân nặng, học sinh có thắc mắc và đặt ra câu hỏi: Để làm chi vậy cô?
Tôi trả lời: cô muốn biết tình hình sức khỏe của các em có tốt không? Học sinh 12
mà chưa đủ 45 kg có nghĩa là các em ở kênh suy dinh dưỡng. Những em này cần bồi
bổ thêm để có đủ sức khỏe để học và còn đủ điều kiện để thể hiện nghĩa cử đẹp là
Năm học 2013 - 2014
6
Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu
nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà. Lê Thị Bích Chi
hiến máu nhân đạo. Bây giờ các em mới biết thống kê học sinh nặng từ trên 45 kg để
chuẩn bị cho việc hiến máu nhân đạo. Tôi có nói vui thêm: muốn tăng cân nhanh
cho kịp ngày hiến máu thì lên văn phòng Hội Chữ thập đỏ, cô sẽ tặng mỗi đứa một
bao cám con cò. Thế là các em ồ lên và cười rất vui). Và đã thống kê được như sau:
Stt Lớp Sỉ số Từ trên 45kg
1 12A1 45 31
2 12A2 45 30
3 12A3 44 29
4 12A4 44 34

5 12A5 45 33
6 12C1 42 23
7 12C2 44 30
8 12C3 39 28
9 12D 41 31
TỔNG 269
Vậy là năm 2012, khối 12 có 269 học sinh nặng từ trên 45 kg. Và không
thể bắt 269 học sinh này tham gia hiến máu vì hiến máu là hoàn toàn tự nguyện.
Cho nên, phải tuyên truyền để các em hiểu ý nghĩa của hành động hiến máu cũng
như quyền lợi của người tham gia hiến máu.
* Tuần thứ 2 : Tuyên truyền ý nghĩa của hành động hiến máu nhân đạo,
tình nguyện.
- Trước sân cờ, tôi thông báo với học sinh ngày hiến máu nhân đạo - ngày của
tình người - sẽ diễn ra tại Trường THPT Nam Hà với sự phối hợp tổ chức của Tỉnh
Hội, Thành Hội Chữ thập đỏ và Trung tâm truyền máu huyết học của bệnh viện
chợ Rẫy. Và tôi - đại diện Ban chấp hành Hội Chữ thập đỏ, bắt đầu chính thức
tuyên truyền để học sinh hiểu ý nghĩa của hành động hiến máu nhân đạo, tự
nguyện.
- Mở đầu buổi tuyên truyền, tôi đọc cho các em nghe bốn câu thơ của Tố Hữu:
“ Nếu là con chim chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Năm học 2013 - 2014
7
Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu
nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà. Lê Thị Bích Chi
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.”
Để gởi đến học sinh thông điệp: Cuộc sống đâu chỉ là biết nhận mà còn phải biết
cho. Được nhận là một niềm hạnh phúc nhưng niềm hạnh phúc ấy còn nhân lên gấp
bội phần nếu chúng ta biết sẽ chia những gì mình có. Bởi khi cho đi là mình đã nhận

lại. Vậy mình nhận lại gì? Đó là niềm vui, là hạnh phúc. Bởi vì: “Sẽ giọt máu đào” là
mình đã gieo vào người khác một “hy vọng sống”. Cho nên hành động “Hiến máu
cứu người là một nghĩa cử vô cùng cao đẹp”.
Vừa rồi, các em đã có một nghĩa cử vô cùng cao đẹp, đã giúp đỡ cô giáo của trường
mình vượt qua hiểm nghèo không chỉ về tinh thần mà còn cả về vật chất đã làm cho
các thầy cô ở trường vô cùng ngỡ ngàng và cô đã ví trái tim của các em là “Trái tim
có nhiều mảnh vá”. Và lần này, các em sẽ không thờ ơ khi biết “Một giọt máu cho đi
là giữ lại một mạng người”. Giọt máu của em cho đi là màu đỏ nhưng khi truyền đến
người bệnh thì nó lại là màu xanh, màu xanh hy vọng.
- Hưởng ứng cuộc vận động này, không chỉ có học sinh mà cả các thầy cô giáo
trong trường cũng tham gia hiến máu. Cô Hiệu trưởng Lê Thị Thu Hà, thầy Hiệu phó
Nguyễn Văn Đông, cô Đặng Thi Ngọc Mai, Thầy Lại Bá Tòng, cô Nguyễn Thị Lý ,
cô Lê Trần Ngọc Châu, Thầy Phan Hoàng Bá Nhật, cô Võ Thị Liên Chi, Thầy
Nguyễn Duy Khôi, cô Nguyễn Thị Kim oanh,… Đây là những thầy cô giáo luôn đi
đầu trong công tác hiến máu, đã từng tham gia hiến máu rất nhiều lần. Điển hình là
cô Hiệu trưởng Lê Thị Thu Hà, cô Đặng Thị Ngọc Mai đã 6 lần tham gia hiến máu.
- Vậy hiến máu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe ? Người cho máu có thiếu máu
không?
+ Thiếu máu hay thừa máu đều gây bệnh.
+ Lượng máu trong cơ thể của mỗi người là: Nam 76ml/1kg, nữ 70ml /1kg .
Vậy là các em sẽ tính được trong cơ thể có bao nhiêu ml máu. Ví dụ: một người
nặng 50 kg sẽ có khoảng 3.500 ml máu.
+ Người khỏe mạnh mỗi lần hiến quá 9ml/kg cân nặng sẽ không ảnh hưởng
tới sức khỏe. Như vậy người nặng 45kg có thể hiến từ trên 350ml máu trên mỗi lần.
Năm học 2013 - 2014
8
Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu
nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà. Lê Thị Bích Chi
+ Máu gồm nhiều thành phần( hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu) và mỗi thành
phần chỉ có thời gian sống nhất định. Ví dụ: Hồng cầu chỉ sống 120 ngày, mỗi ngày

tủy xương sinh ra khoảng 200 tủy hồng cầu thay thế cho những hồng cầu đã chết.
Tiểu cầu chỉ sống khoảng 7 – 10 ngày,…. Vậy lượng máu các em cho đi chỉ trong
một thời gian ngắn sẽ hồi phục hoàn toàn.
+ Hiến máu không chỉ cứu sống người mà còn mang lại lợi ích sức khỏe cho
người hiến máu như giảm nguy cơ ứ đọng sắt, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, …
- Khi cho máu, các em được quyền lợi gì ?
+ Được khám, tư vấn sức khỏe, được xét nghiệm miễn phí để xác định
nhóm máu, các xét nghiệm sàng lọc khác như: giang mai, HIV, viêm gan C, viêm
gan B, sốt rét. Nếu người cho máu có mắc phải những căc bệnh này thì trung tâm
xét nghiệm máu sẽ gởi kết quả để đi khám và chữa bệnh kịp thời.
+ Được bồi dưỡng trực tiếp: hỗ trợ ăn sáng và phần quà trị giá 100.000đ, hỗ
trợ phương tiện đi lại 30.000đ.
+ Nhận “Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện”, nếu chẳng may người
hiến máu cần đến máu thì sẽ được bồi hoàn miễn phí tại các cơ sở y tế công lập trên
toàn quốc. Hiến máu là cách người hiến máu gửi vào ngân hàng máu (gửi nguyên liệu
- máu thô) và khi cần sản phẩm nhận lại là những đơn vị máu hoặc chế phẩm máu
đã qua xử lý và an toàn cho điều trị.Vậy hiến máu cũng là cách dự trữ máu cho bản
thân mình.
- Phần này, tôi nói vui thêm để không khí tuyên truyền không khô khan, nhàm
chán: Mỗi người có một nhóm máu nhất định hoặc O, hoặc A, hoặc B, hoặc AB và
nhóm máu cực hiếm Rh, Rh nhưng ngoài ra còn có một vài nhóm máu khác nữa với
tên gọi là nhóm máu D, I, G, Y , T, … những nhóm máu này trong máu chúng ta
nhiều lắm, cô cũng có, các em cũng có. Có lẽ chúng ta cho đi bớt để cơ thể được nhẹ
nhõm và tôi hỏi I ngắn, G là nhóm máu gì thì các không kịp đoán ra, vì nghe lạ quá.
Tôi giải đáp là máu Ích kỷ, Ganh tỵ. Vậy D là nhóm máu gì thì các em đồng thanh trả
lời nhóm máu Dê, cả sân trường cười ồ lên.
Năm học 2013 - 2014
9
Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu
nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà. Lê Thị Bích Chi

- Nắm bắt được tâm lí của học sinh là rất sợ thấy máu, sợ đau, sợ tăng cân và đủ
các loại sợ…. Không để nỗi sợ chế ngự và nên có một sự chuẩn bị tâm thế cho các
em. Tôi thông báo với học sinh chuẩn bị một số câu hỏi liên quan đến việc hiến máu.
Các em sẽ được gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với những thầy cô đã từng tham gia công
tác hiến máu vào sáng thứ 2 tuần kế tiêp.
- Phát tờ rơi tuyên truyền hiến máu cho từng lớp, kể cả học sinh lớp 10, lực
lượng hiến máu trong tương lai để các em nghiên cứu kỹ thông tin về công tác hiến
máu trước khi quyết định đăng ký hiến máu. Và đây là hình ảnh tờ rơi tuyên truyền
hiến máu của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đồng Nai cung cấp.
Năm học 2013 - 2014
10
Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu
nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà. Lê Thị Bích Chi
Tờ rơi tuyên truyền, vận động hiến máu.
Năm học 2013 - 2014
11
Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu
nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà. Lê Thị Bích Chi


( Băng ron tuyên truyền, vận động hiến máu được treo giữa sân trường)
- Học sinh đăng ký hiến máu sẽ đăng ký cho lớp trưởng.(Trước đó, tôi đã có
một cuộc gặp gỡ riêng với lớp trưởng để làm công tác tư tưởng nhờ các em vận động
các bạn trong lớp tham gia hiến máu. Nếu lớp đăng ký ít thì nhờ sự vận động của
GVCN hoăc báo với tôi – tôi sẽ xuống tận lớp để tiếp tục tuyên truyền, vận động).
Năm học 2013 - 2014
12
Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu
nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà. Lê Thị Bích Chi
Ban giám hiệu nhờ GVCN tuyên truyền, vận động học sinh lớp mình tham gia

hiến máu cùng với Hội Chữ thập đỏ. Danh sách thống kê số học sinh nặng từ trên
45kg của mỗi lớp được dán lên bảng sinh hoạt chủ nhiệm, căn cứ vào đó để nhờ
GVCN vận động học sinh tham gia hiến máu.
* Tuần thứ 3: Học sinh gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm với những thầy, cô
giáo đã từng tham gia hiến máu.
- Tại sân cờ, BGH nhà trường dành cho Hội Chữ thập đỏ 25 phút để học sinh
gặp gỡ và trực tiếp trao đổi với những thầy, cô giáo đã từng tham gia hiến máu. Học
sinh đặt một số câu hỏi như sau:
+ Lần đầu tiên, em làm một việc nhân đạo mà không phải xin tiền của bố mẹ
mà bản thân em có, đó là máu. Nhưng sao em nghĩ đến việc kim tiêm vào tay em
rồi máu chảy ra là run, lại không muốn cho máu. Vậy cô có thể tả cảm giác lần đầu
tiên cô đi hiến máu cho chúng em biết? Làm sao để không còn cảm giác sợ nữa?
( câu hỏi dành cho cô Hiệu trưởng - Lê Thị Thu Hà)
+ Em rất muốn tham gia hiến máu nhưng trong lớp lại bàn tán thế này: Hiến
máu sẽ tăng cân. Bạn gầy muốn tăng cân thì mừng, bạn không muốn mình tăng
cân nữa thì sợ?. (câu hỏi đặt cho cô Chi – Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ)
+ Lần trước, em có nghe cô Chi nói: hiến máu để cho bớt đi một ít máu trong
đó có máu D. Vậy loại máu này khi cho đi có tái tạo không? ( Câu hỏi đặt cho thầy
Nguyễn Duy Khôi - Phó bí thư đoàn trường)
- Những câu hỏi của học sinh được các thầy cô trả lời vừa khoa học và cũng
không kém phần dí dỏm và thú vị bằng chính những trải nghiệm thực tế của bản thân
trong quá trình tham gia hiến máu.
Ví dụ:
+ Thầy Khôi trả lời: Nhóm máu D này nếu không tái tạo thì thầy sẽ không
tham gia hiến máu.
Năm học 2013 - 2014
13
Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu
nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà. Lê Thị Bích Chi
+ Trả lời câu hỏi của học sinh liên quan đến việc có tăng cân hay không sau khi

hiến máu. Tôi – cô Chi trả lời: Đối với người hiến máu, mỗi lần hiến khoảng 450 ml
máu sẽ giúp đốt cháy khoảng 650 calo trong cơ thể và giảm lượng colesterol trong
máu. Nhờ đó giảm được trọng lượng ở những người có cân nặng vượt trên mức bình
thường (TS Võ Đình Vinh). Đối với người gầy thì sau khi hiến máu cơ thể sẽ kích
thích thèm ăn và khi ăn cảm giác rất ngon miệng và thường là tăng cân (Bs Nguyễn
Tấn Gia Phúc, trung tâm truyền máu huyết học của bệnh viện chợ Rẫy). Tôi lấy hai
điển hình của trường trong công tác hiến máu nhân đạo là thầy Lại Bá Tòng và thầy
Nguyễn Trường Thăng, hai thầy với hai hình dáng trái ngược nhau mà học sinh nào
cũng biết (một thầy siêu nặng, một thầy siêu nhẹ) .Tôi bảo, nếu em nào sợ tăng cân
thì hãy gặp thầy Lại Bá Tòng, còn nếu muốn tăng cân thì hãy gặp thầy Nguyễn
Trường Thăng. Các em cười ồ lên.
Và còn rất nhiều câu hỏi vui xung quanh việc hiến máu. Chính vì những câu hỏi của
học sinh đã làm buổi tuyên truyền, vận động hiến máu không khí vui vẻ, thân mật gần
gũi giữa thầy và trò. Sự thật mật ấy được liên kết với nhau bằng tấm lòng của những
trái tim biết sẽ chia.
- Tôi thông báo cho học sinh qui trình hiến máu: trước khi cho máu phải qua
một cuộc kiểm tra sức khỏe lâm sàng ( có bác sĩ khám) để đảm bảo đủ cân nặng,
huyết áp bình thường, không bị các bệnh về tim mạch hoặc các bệnh truyền nhiễm
khác qua máu, được test máu tại chổ để biết có thiếu máu hay không,.v v Vậy nếu
em đủ đều kiện cho máu là được tự hào mình là người khỏe mạnh.
- Tôi dặn các em, đêm trước khi hiến máu không nên thức quá khuya, sáng thì
ăn nhẹ (ít đạm, ít mỡ). Khi đi mang theo giấy CMND để làm hồ sơ hiến máu. Sau khi
hiến máu giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường. Hạn chế những hoạt động gắng
sức đòi hỏi nhiều thể lực như: đá bóng, tập thể hình,…. Sức khỏe sẽ hoàn toàn bình
phục khoảng từ 2 đến 3 ngày.
* Tuần thứ 4: Hoc sinh xem phóng sự hiến máu.
- Với phương chăm “Trăm nghe không bằng một thấy”, tôi cho học sinh( khối
12) lên hội trường xem phóng sự hiến máu của Đài phát thanh,truyền hình Đồng Nai
Năm học 2013 - 2014
14

Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu
nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà. Lê Thị Bích Chi
thực hiện về phong trào hiến máu nhân đạo của thành phố Biên Hòa (phóng sự do
Hội Chữ thập đỏ của thành phố Biên Hòa cung cấp). Các em rất chăm chú xem, trầm
trồ thán phục về những con người rất thật, rất đời thường mà có những kỷ lục hiến
máu đáng nể như chị Nguyễn Thị Kim Liên 36 tuổi (công nhân may) ở phường Tân
Biên, cứ 4 tháng một lần chị Liên đi hiến máu. Chị đã có thâm niên 15 năm hiến
máu và đã hiến 9500ml máu tương đương 38 đơn vị máu. Anh Lê Anh Tuấn ngụ tại
KP4, phường Thống Nhất Biên Hòa làm nghề xích lô, phụ hồ đã hiến máu đến 38
lần,…Và các em còn được nghe những lời tâm sự, trải lòng của chị Liên, chị Bông,
anh Tuấn: tôi tham gia hiến máu vì thấy mình khỏe mạnh, muốn hiến máu để giúp
những người mắc bệnh hiểm nghèo cần có máu để sống, để duy trì sự sống. Lời anh
Tuấn nói nghe nhẹ tênh nhưng để có con số 38 lần hiến máu thì phải nói là cả một sự
kiên trì, bền bỉ để 3 tháng một lần anh lại đi hiến máu. Và khi nghe anh Tuấn nói thế,
các em học sinh nhận ra: nghĩa cử ấy xuất phát từ tấm lòng thương yêu con người
không bờ bến của chính những con người như chị Liên, anh Tuấn, chị Bông, gia đình
anh Thức,….Có em nói với tôi: sao có nhiều người tốt quá vậy cô. Nghe các em nói
thế, tôi thấy việc cho các em xem phóng sự về phong trào hiến máu đó là một trong
những cách để “trông người mà ngẫm đến ta”. Qua phóng sự, các em không chỉ thấy
những cá nhân tiêu biểu trong phong trào hiến máu mà còn thấy các gia đình hiến
máu, dòng họ hiến máu. Đặc biệt nhất là những bạn đồng trang lứa của trường THPT
như Trấn Biên, Tam Hiệp, Tam Phước,…cũng rất nhiệt tình hào hứng, tham gia hiến
máu trong Lễ hội xuân hồng.
Đây là một số hình ảnh về phong trào hiến máu mà học sinh xem trong phóng sự.
Năm học 2013 - 2014
15
Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu
nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà. Lê Thị Bích Chi



Năm học 2013 - 2014
16
Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu
nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà. Lê Thị Bích Chi
Anh Lê Anh Tuấn ( 38 lần hiến máu)

Năm học 2013 - 2014
17
Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu
nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà. Lê Thị Bích Chi

Năm học 2013 - 2014
18
Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu
nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà. Lê Thị Bích Chi
Cả gia đình anh Thức cùng hiến máu.
Năm học 2013 - 2014
19
Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu
nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà. Lê Thị Bích Chi

Năm học 2013 - 2014
20
Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu
nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà. Lê Thị Bích Chi
Học sinh ba trường Tam Hiệp, Tam Phước, Trấn Biên hiến máu trong lễ Hội xuân hồng
- Sau khi xem phóng sự, các em đã hiểu “ Máu đỏ của bạn là màu xanh hy
vọng của người bệnh”, những học sinh còn lưỡng lự, phân vân thì bây giờ đã quyết
định đăng ký tham gia hiến máu, danh sách đăng ký lại tăng lên. Đúng là trăm nghe
không bằng một thấy.

IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
- Bắt đầu từ năm 2012, tôi bắt đầu thực hiện tuyên truyền về ý nghĩa của việc
hiến máu. Tôi giúp các em hiểu “Hiến máu cứu người là cần thiết, là nghĩa cử cao
đẹp và không có hại cho sức khỏe” thì số lượng học sinh tham gia đông hơn, nhiệt
tình hơn.
+ Học sinh các lớp 12 nhiệt tình đăng ký hiến máu. Năm 2014 là năm học
sinh khối 11 học cùng buổi với khối 12. Các em được nghe tuyên tuyền hiến máu,
được nhìn thấy không khí háo hức của ngày hiến máu, các em cũng xuống tham gia
đăng ký hiến máu, nhiều em còn to, khỏe hơn cả anh chị khối 12 nhưng các bác sĩ
không dám để các em hiến máu vì chưa đủ tuổi. Nhìn các em năn nỉ bác sĩ cho các
em tham gia hiến máu mà tôi nhận ra một điều, tuổi trẻ các em không thờ ơ với việc
làm có ý nghĩa. Các em sẽ sẵn sàng hành động khi các em đã hiểu. Đây là lực lượng
dự bị cho năm sau, và chắc chắc sẽ thuận lợi trong công tác tuyên truyền hiến máu.
+ Ngày hiến máu đúng là một ngày hội. Sáng 7 giờ, xe lấy máu, bác sĩ bệnh
viện chợ rẫy đã có mặt tại sân trường. Các em náo nức đợi được khám sức khỏe để
hiến máu. Có học sinh còn dẫn thêm bạn vào hiến máu. Tinh thần các em rất vui vẻ,
hào hứng và đầy lòng nhiệt huyết. Các em làm theo hướng dẫn của bác sĩ, rất bình
thản. Riêng những em được hiến máu thì trước khi hiến máu và sau hiến máu, không
có hiện tượng lo âu, ngất sỉu hay khóc vì sợ như những lần trước. Đây là một số hình
ảnh thầy, cô, học sinh trường THPT Nam Hà tham gia hiến máu.
Năm học 2013 - 2014
21
Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu
nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà. Lê Thị Bích Chi

Năm học 2013 - 2014
22
Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu
nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà. Lê Thị Bích Chi
Học sinh vui, hào hứng kiểm tra sức khỏe và tham gia hiến máu

Năm học 2013 - 2014
23
Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu
nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà. Lê Thị Bích Chi


Năm học 2013 - 2014
24
Giới thiệu một vài biện pháp tuyên truyền vận động hiến máu
nhân đạo, tình nguyện đạt hiệu quả của trường THPT Nam Hà. Lê Thị Bích Chi
Thầy cô giáo và các em học sinh cùng tham gia hiến máu.
+ Một số học sinh rất thiết tha với việc hiến máu, nhưng vì không đủ 45 kg
nên các em đã dùng rất nhiều chiêu để “lừa đảo” bác sĩ : có em uống một bụng nước
đường kết hợp với việc bỏ vào túi quần tới 5 cái diện thoại di động, nhưng các em
chỉ qua được cái cân mà không qua được đôi mắt của bác sĩ vì dáng em quá mỏng.
Các em đành ngậm ngùi về lớp. Tôi nhìn các em, mà thật trân trọng tấm lòng từ thiện
đầy tình nhân ái.
+ Quí thầy cô cũng rất nhiệt tình tham gia hiến máu và nhiều thầy cô cũng bị
bác sĩ “từ chối” vì sức khỏe không cho phép.
- Năm 2012, trường tôi đạt được 192 đơn vị máu, năm 2013 đạt 169 đơn vị máu,
năm 2014 vượt chỉ tiêu đạt 205 đơn vị máu, trong khí đó năm 2010 chỉ đạt 105 đơn
vị, năm 2011 đạt 121 đơn vị.
Tôi so sánh qua bảng thống kê như sau:
Thời gian Tổng số
học sinh
k12
Cân
nặng
45kg
Chỉ tiêu

(đơn vị
máu)
Đạt
(đơnvị máu)
Đạt
( tỉ lệ %)
Năm học 2013 - 2014
25

×