Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn hướng dẫn học sinh vận dụng các thao tác lập luận vào bài văn nghị luận thpt chuyên lương thế vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.45 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Chun Lương Thế Vinh
Mã số:……………………

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH
VẬN DỤNG CÁC THAO TÁC
LẬP LUẬN VÀO BÀI VĂN
NGHỊ LUẬN
Người thực hiện: Trần Thị Châu Thưởng
Lónh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục:
×
Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ Văn
Phương pháp giáo dục:
Lónh vực khác:

Có đính kèm:
Mô hình

Phần mền

Phim ảnh

Hiện vật khác

Năm học: 2013 – 2014

1



SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Trần Thị Châu Thưởng
2. Ngày tháng năm sinh: 04-10-1964
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: R317, đường A3, Võ Thị Sáu, phường Thống Nhất, thành
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại (NR): 0613.600660
6. Fax:
7. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn tổ Ngữ văn
8. Đơn vị cơng tác: Trường THPT chun Lương Thế Vinh
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị: Tốt nghiệp Đại học Sư phạm
- Năm nhận bằng: 1986
- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn
III.

KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chun mơn có kinh nghiệm: Giảng dạy Ngữ văn bậc
THPT
Số năm kinh nghiệm: 28 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+, Chuyên đề: Nguyễn Minh Châu – cuộc đời và sự nghiệp văn
chương, 2009.
+, SKKN: Học theo dự án – Kết hợp học và du khảo về văn hóa
Đồng Nai, 2010.
+, SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi
Ngữ văn, 2011.

+, SKKN: Mấy vấn đề về việc dạy học tác phẩm “Vũ Như Tơ” và
trích đoạn “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” của Nguyễn Huy Tưởng,
2012.
2


+, SKKN: Hướng dẫn học sinh làm văn nghị luận dạng đề mở,
2013.

3


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN
DỤNG CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Từ năm học 2006 – 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thay đổi
chương trình và sách giáo khoa bậc THPT, bắt đầu từ lớp 10. Chương
trình và sách giáo khoa hiện hành đã có nhiều đổi mới về quan niệm dạy
phân môn làm văn trong trường phổ thông. Một trong những phương
diện được chú trọng là rèn cho học sinh các thao tác lập luận. Đây là
cách rất tốt, giúp hình thành cho học sinh kĩ năng tạo lập văn bản nghị
luận một cách chặt chẽ, sắc sảo.
2. Tuy nhiên, với nhiều lí do, học sinh được học các thao tác lập
luận nhưng lại chưa biết vận dụng vào bài văn nghị luận. Điều này khiến
cho việc dạy các thao tác lập luận kém hiệu quả.
3. Từ thực tế dạy học, chúng tôi viết sáng kiến kinh nghiệm:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN

VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN nhằm đưa ra các giải pháp giúp giáo viên
ứng dụng vào việc rèn luyện cho học sinh biết cách lập luận trong văn
nghị luận.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lí luận
- Văn bản nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng
trong đời sống xã hội của con người, có vai trị rèn luyện tư duy, năng lực
4


biểu đạt những quan niệm, tư tưởng sâu sắc trước đời sống. Trước tác của
các nhà tư tưởng, nhà lí luận, nhà triết học đều viết dưới hình thức nghị
luận. Có thể nói, khơng có văn nghị luận sẽ rất khó hình thành các tư
tưởng mạch lạc và sâu sắc trong đời sống. Có năng lực nghị luận là một
điều kiện cơ bản để con người thành đạt trong cuộc sống xã hội.
- Văn nghị luận thực chất là văn bản thuyết lí, văn bản nói lí lẽ nhằm
phát biểu các nhận định, tư tưởng, suy nghĩ, quan điểm, thái độ trước một
vấn đề đặt ra. Để bài văn có sức thuyết phục cao, người viết phải biết lập
luận, tức là phải biết trình bày và triển khai luận điểm; biết nêu vấn đề và
giải quyết vấn đề; biết dùng những lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ điều
mình muốn nói, để người đọc hiểu, tin và đồng tình với mình.
Lập luận bao gồm các cách suy lí, quy nạp, diễn dịch, phân tích, so
sánh, tổng hợp,... sao cho luận điểm đưa ra là hợp lí, khơng thể bác bỏ.
Lập luận thể hiện trong cách viết đoạn văn và trong việc tổ chức bài văn.
Mở bài, thân bài và kết bài đều có lập luận. Trong luận cứ cũng có lập
luận. Có thể nói lập luận có ở khắp trong bài văn nghị luận. Có lập luận
mới đưa ra được luận điểm như là kết luận của nó. Lập luận phải chặt
chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.

- Như vậy, để đọc – hiểu và viết được một văn bản nghị luận, học
sinh cần rèn luyện nhiều năng lực trong đó có kĩ năng sử dụng các thao
tác lập luận.
- Chương trình và sách giáo khoa phổ thông hiện hành đã khá chú
trọng việc rèn các thao tác lập luận cho học sinh. Điều này có thể thấy
khá rõ qua bảng thống kê sau:
NGỮ VĂN THCS
STT
1
2
3
4

LỚP
7 (tập 2)

TÊN BÀI
Tìm hiểu chung về văn nghị luận
Đặc điểm của văn bản nghị luận
Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn
nghị luận
Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn
5


5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18

8 (tập 2)

19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32

9 (tập 2)

nghị luận

Luyện tập về phương pháp lập luận trong bài
văn nghị luận
Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
Cách làm bài văn lập luận chứng minh
Luyện tập lập luận chứng minh
Luyện tập viết đoạn văn chứng minh
Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
Cách làm bài văn lập luận giải thích
Luyện tập lập luận giải thích
Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề
Ơn tập về luận điểm
Viết đoạn văn trình bày luận điểm
Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn
nghị luận
Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn
nghị luận
Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào
bài văn nghị luận
Phép phân tích và tổng hợp
Luyện tập phép phân tích và tổng hợp
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện
tượng đời sống
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Liên kết câu và liên kết đoạn văn (luyện tập)
Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư
tưởng, đạo lí

Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn
trích)
Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích)
Cách làm bải nghị luận về một đoạn thơ, bài
thơ
Luyện nói : Nghị luận về một đoạn thơ, bài
thơ

NGỮ VĂN THPT CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
6


STT

LỚP

TÊN BÀI

7


1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

10

11

12

22
23
24
25
26
27
28

Lập dàn ý bài văn nghị luận
Lập luận trong văn nghị luận

Các thao tác nghị luận
Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
Thao tác lập luận phân tích
Luyện tập thao tác lập luận phân tích
Thao tác lập luận so sánh
Luyện tập thao tác lập luận so sánh
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
phân tích và so sánh
Thao tác lập luận bác bỏ
Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
Thao tác lập luận bình luận
Luyện tập thao tác lập luận bình luận
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
Tóm tắt văn bản nghị luận
Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức
biểu đạt trong bài văn nghị luận
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn
xi
Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn
nghị luận
Diễn đạt trong văn nghị luận
Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)


NGỮ VĂN THPT CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
STT
1
2

LỚP
10

TÊN BÀI
Luận điểm trong bài văn nghị luận
Đề văn nghị luận
8


3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34

12

Thực hành thao tác chứng minh, giải thích, quy
nạp, diễn dịch
Thực hành viết các đoạn văn chứng minh, giải
thích, quy nạp, diễn dịch
Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn
nghị luận xã hội
Thao tác lập luận phân tích
Luyện tập thao tác lập luận phân tích (về xã hội)
Luyện tập thao tác lập luận phân tích (về tác
phẩm thơ)

Luyện tập thao tác lập luận phân tích (về tác
phẩm văn xuôi)
Thao tác lập luận so sánh
Luyện tập về thao tác lập luận so sánh
Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận
Thao tác lập luận bác bỏ
Luyện tập về thao tác lập luận bác bỏ
Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý bài nghị luận
văn học
Thao tác lập luận bình luận
Tóm tắt văn bản nghị luận
Luyện tập về thao tác lập luận bình luận
Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận
Nghị luận xã hội và nghị luận văn học
Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Các kiểu kết cấu của bài văn nghị luận
Luyện tập kết hợp các phương thức biểu đạt
trong bài văn nghị luận
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Luyện tập nghị luận về một vấn đề xã hội trong
tác phẩm văn học
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập
luận
Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn
xi
Lựa chọn và nêu luận điểm

Sử dụng luận cứ
Diễn đạt trong văn nghị luận
9


- Được học và luyện tập nhiều nhưng học sinh khi viết văn nghị
luận, đã ý thức vận dụng các thao tác lập luận vào bài văn chưa? Thực tế
cho thấy, đa phần các em viết văn nghị luận theo cảm tính, nghĩa là nghĩ
gì viết nấy. Có học sinh biết dùng thao tác lập luận thì chỉ sử dụng những
thao tác quen thuộc, đơn giản như giải thích, chứng minh, phân tích. Việc
thiếu ý thức sử dụng thao tác lập luận khiến bài văn của các em trở nên
đơn điệu, thiếu sắc sảo, kém thuyết phục.

2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của
đề tài
Để việc dạy học các thao tác lập luận một cách có hiệu quả, chúng
tôi xin đưa ra các giải pháp sau:

2.1. Dạy lí thuyết có hệ thống
- Nhìn vào bảng thống kê ở trên, dễ dàng nhận thấy chương trình và
sách giáo khoa hiện hành đề cao vai trò của lập luận trong văn nghị luận.
Nếu trước đây chương trình và sách giáo khoa cũ (2000), cho giải thích,
chứng minh, phân tích... là kiểu bài thì chương trình và sách giáo khoa
hiện hành quan niệm đây là thao tác lập luận, được kết hợp sử dụng trong
toàn bộ bài văn. Dạy học sinh biết lập luận là rèn năng lực tư duy và biểu
đạt, giúp cho bài văn nghị luận trở nên phong phú, lí lẽ sắc sảo hơn.
- Từ quan niệm trên, chương trình và sách giáo khoa hiện hành đã
dành một thời lượng nhiều, xuyên suốt từ bậc THCS đến THPT để hướng
dẫn học sinh rèn các thao tác lập luận.
- Bên cạnh những ưu điểm trên, chương trình và sách giáo khoa hiện

hành vẫn có một vài hạn chế khiến việc dạy các thao tác lập luận chưa
giúp học sinh ứng dụng có hiệu quả vào bài văn. Trước hết, nhìn vào
phân phối chương trình, chúng ta dễ dàng nhận thấy các bài dạy thao tác
lập luận trải dài từ lớp 7 đến lớp 12. Điều này khiến cho bài dạy về từng
thao tác không liên kết với nhau. Người dạy lẫn người học coi đây là
10


những đơn vị kiến thức đơn lẻ. Phải mất 5 năm, đến lớp 12, chương trình
mới có bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận. Trong thực
tế, một bài văn, có khi một đoạn văn nghị luận thường được người viết sử
dụng nhiều thao tác lập luận.
- Để khắc phục hạn chế trên, theo chúng tôi, khi dạy bài học về các
thao tác lập luận, giáo viên cần nhắc lại những thao tác đã học nhằm giúp
cho học sinh nắm lí thuyết một cách có hệ thống, thấy được mối quan hệ
giữa các thao tác lập luận trong một bài văn, đoạn văn.
- Bên cạnh đó, khi dạy các thao tác lập luận, giáo viên thường xuyên
gắn liền với việc ôn luyện kĩ năng xây dựng luận điểm, luận cứ. Bởi vì
lập luận là cách tổ chức, sắp xếp hệ thống luận điểm, luận cứ sao cho
quan điểm của người viết đạt mục đích nghị luận cao nhất.
- Ví dụ bài Thao tác lập luận so sánh (Ngữ văn 11 – Tập I), sách
giáo khoa hướng dẫn tìm hiểu mục đích, u cầu của thao tác lập luận so
sánh bằng cách đưa ra ngữ liệu và các câu hỏi như sau:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Yêu người, đó là một truyền thống cũ. “Chinh phụ ngâm”, “Cung
ốn ngâm” đã nói đến con người. Nhưng dù cũng là mới bàn đến một
hạng người. Với “Kiều”, Nguyễn Du đã nói đến cả xã hội người. Với
“Chiêu hồn” thì cả lồi người được bàn đến [...]. “Chiêu hồn”, con
người trong cái chết. “Chiêu hồn”, con người trong từng giới, từng loài,
“mười loài là những loài nào” với những nét cộng đồng phổ biến, điển

hình của từng lồi một”. [...]
Tơi muốn nói đến bài văn “Chiêu hồn”, một tác phẩm có một khơng
hai trong nền văn học chúng ta. (Nghĩ mà xem, trước “Chiêu hồn” chưa
hề có bài văn nào đem cái “run rẩy mới” ấy vào trong văn học. Sau
“Chiêu hồn”, lại càng khơng.) Nếu “Truyện Kiều” nâng cao lịch sử thơ
ca, thì “Chiêu hồn” đã mở rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay ít
ai đụng đến: cõi chết.
(Theo Tuyển tập Chế Lan Viên, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1999)
1. Xác định đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh.
11


2. Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa đối tượng được
so sánh và đối tượng so sánh.
3. Phân tích mục đích so sánh trong đoạn trích.
4. Từ những nhận xét trên, hãy cho biết mục đích và yêu cầu của
thao tác lập luận so sánh.
- Nhìn vào nội dung bài học, chúng ta nhận thấy cách đưa đoạn văn
của Chế Lan Viên cùng câu hỏi hướng dẫn đã giúp cho giáo viên dễ dàng
cung cấp kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên, để học sinh có thể học tập và
áp dụng vào bài viết của mình, người dạy có thể thêm câu hỏi dẫn dắt:
+, Xác định luận điểm, luận cứ trong đoạn văn trên?
+, Để làm sáng tỏ và vững chắc hơn luận điểm của mình, Chế Lan
Viên đã dùng thao tác lập luận nào?

2.2. Tích hợp dạy các thao tác lập luận trong các bài đọc
văn
- Một biện pháp rèn luyện năng lực lập luận cho học sinh là tích hợp
dạy các thao tác lập luận trong các bài đọc văn. Đây là một cách luyện
tập đơn giản và khá hữu hiệu.

- Trong chương trình và sách giáo khoa hiện hành, nhiều văn bản
nghị luận được chọn cho phân môn đọc văn. Đây là một thuận lợi cho
giáo viên trong việc rèn thêm kĩ năng lập luận cho học sinh.
- Đặc điểm của văn nghị luận là có hệ thống luận điểm, luận cứ và
lập luận. Những bài văn nghị luận mẫu mực thường có lập luận chặt chẽ,
vận dụng nhuẫn nhuyễn các thao tác lập luận nhằm tăng sức thuyết phục
cho các luận điểm. Trong quá trình đọc – hiểu văn bản nghị luận, giáo
viên cần hướng dẫn cho học sinh nhận ra các nghệ thuật lập luận các tác
giả đã sử dụng, để qua đó các em có ý thức học tập, vận dụng lập luận
vào bài văn, đoạn văn.
Xin đưa ra một số ví dụ sau:

12


Thao tác lập luận
- Giải thích
- Chứng minh
- Bình luận

Văn bản
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia,
nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao;
ngun khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp.
Vì vậy, các đấng thánh đế minh vương chẳng ai
không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ
sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ
quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên
quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã
yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước

trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại
nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long hổ,
bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người
tài, khơng có việc gì khơng làm đến mức cao
nhất.”
(Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Thân
Nhân Trung )

- Chứng minh
- Phân tích
- Bình luận
- Phản đề

Nhưng cũng chính trong lúc này, dịch
HIV/AIDS vẫn đang hồnh hành, gây tỉ lệ tử
vong cao trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy
giảm. Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của
một ngày trơi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm
HIV. Ở những khu vực ảnh hưởng nặng nề nhất,
tuổi thọ của người dân bị giảm sút ngiêm trọng.
HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở
phụ nữ. Giờ đây phụ nữ đã chiếm tới một nửa
trong tổng số người nhiễm trên toàn thế giới.
Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính
những khu vực mà hầu như vẫn cịn an tồn –
đặc biệt là Đơng Âu và tồn bộ châu Á, từ dãy
núi U-ran đến Thái Bình Dương.
13



Chúng ta đã khơng hồn thành được một số
mục tiêu đề ra cho năm nay theo Tuyên bố về
Cam kết phòng chống HIV/AIDS. Nhưng điều
quan trọng hơn chúng ta đã bị chậm trong việc
giảm quy mô và tác động của dịch so với chỉ
tiêu đã đề ra cho năm 2005. Lẽ ra chúng ta phải
giảm được ¼ số thanh niên bị nhiễm HIV ở các
nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất; lẽ ra
chúng ta phải giảm được một nửa tỉ lệ trẻ sơ
sinh bị nhiễm; và lẽ ra chúng ta phải triển khai
các chương trình chăm sóc tịan diện ở khắp mọi
nơi. Với tiến độ như hiện nay, chúng ta sẽ không
đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005.
(Thơng điệp nhân ngày thế giới phịng
chống AIDS, 1- 12- 2003 Cơ-phi An-nan)
- Giáo viên có thể tích hợp dạy thao tác lập luận trong các bài đọc
văn sau:
 Lớp 10
+, Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Thân Nhân Trung
+, Tựa “Trích diễm thi tập” – Hồng Đức Lương
 Lớp 11
+, Chiếu cầu hiền – Ngơ Thì Nhậm
+, Xin lập khoa luật (Trích Tế cấp bát điều) – Nguyễn Trường Tộ
+, Về luân lí xã hội ở nước ta – Phan Châu Trinh
+, Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức – Nguyễn
An Ninh
+, Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác – Ăng-ghen

14



+, Một thời đại trong thi ca (Trích Thi nhân Việt Nam) – Hồi
Thanh
 Lớp 12
+, Tun ngơn Độc lập – Hồ Chí Minh
+, Nguyễn Đình Chiểu – ngơi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc –
Phạm Văn Đồng
+, Mấy ý nghĩ về thơ – Nguyễn Đình Thi
+, Đơ-xtơi-ép-xki – Xvai-gơ
+, Thơng điệp nhân ngày thế giới phịng chống AIDS, 1- 12- 2003
Cơ-phi An-nan
+, Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu

2.3. Hướng dẫn thực hành qua nhiều dạng bài tập
- Qua thực tế dạy học, chúng tôi nhận thấy nội dung bài dạy các thao
tác lập luận trong sách giáo khoa được biên soạn khoa học, hợp lí.
- Mỗi thao tác lập luận đều có phần lí thuyết dạy trong 1 tiết, phần
luyện tập dạy trong 1 tiết.
- Phần lí thuyết thường được trình bày theo lối quy nạp. Đầu tiên,
bài học nêu ngữ liệu. Các ngữ liệu minh họa giúp giáo viên dễ dàng
hướng dẫn học sinh thực hành. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kĩ, tìm
hiểu ngữ liệu, trả lời các câu hỏi. Sau đó, giáo viên giúp học sinh đúc rút
lại thành những kiến thức chung.
- Ở phần luyện tập, sách giáo khoa biên soạn bài tập công phu, phù
hợp với trình độ học sinh. Nhưng tiếc thay thời lượng lại chưa nhiều. Vì
thế, việc thực hành chưa thể gọi là luyện tập thao tác mà chỉ dừng lại mức
độ giải bài tập.
- Mặt khác, trong tình hình hiện nay, khi sách hướng dẫn học tốt khá
phong phú, học sinh có điều kiện tham khảo và làm trước các bài luyện
tập ở nhà. Do đó, để kiểm tra được trình độ thực chất của các em, đồng


15


thời giúp giờ học thêm hứng thú, giáo viên nên biên soạn thêm các bài
tập luyện tập khác.
- Một số dạng bài tập giáo viên có thể biên soạn thêm:
+, Luyện nhận biết luận điểm, luận cứ.
+, Luyện nhận biết cách thức lập luận.
+, Luyện xây dựng luận điểm, luận cứ.
+, Luyện lựa chọn thao tác lập luận khi đã có luận điểm, luận cứ.
+, Luyện viết một thao tác lập luận theo yêu cầu của đề.
+, Luyện chữa lỗi lập luận trong một đoạn văn, bài văn.

III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Như trên chúng tơi đã trình bày, văn bản nghị luận là một trong
những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội của con người, có
vai trị rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng sâu
sắc trước đời sống. Để có một bài văn nghị luận hay, người viết cần có
luận điểm mới mẻ, độc đáo, luận cứ xác đáng, sắc sảo và nghệ thuật lập
luận giàu sức thuyết phục. Luận điểm là nội dung cịn lập luận là hình
thức diễn đạt nội dung ấy; lập luận là cách nói, là phương pháp thuyết
phục đối tượng.
- Việc rèn cho học sinh thao tác lập luận không chỉ giúp các em viết
bài văn hay mà điều quan trọng nhất là các em được rèn phương pháp tư
duy, hình thành các tư tưởng mạch lạc và sâu sắc trong đời sống.
Với tất cả mục đích trên, chúng tơi đã viết SKKN HƯỚNG DẪN
HỌC SINH VẬN DỤNG CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN VÀO BÀI VĂN
NGHỊ LUẬN.
Sáng kiến kinh nghiệm này là kết quả một quá trình thực hiện trong

nhiều năm, được ứng dụng vào thực tế giảng dạy ở Trường THTP chuyên
Lương Thế Vinh và đã mang lại kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi
mơn Ngữ văn cấp quốc gia, cấp khu vực và cấp tỉnh.
16


IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Qua thực tế dạy học, chúng tơi có một số đề xuất sau:
- Khi dạy học những bài về thao tác lập luận, phần hướng dẫn thực
hành, việc đầu tiên và cần thiết là giáo viên yêu cầu học sinh phải xác
định được mục đích nghị luận, luận điểm, luận cứ cần trình bày. Có như
vậy, người viết mới lựa chọn được thao tác lập luận thích hợp, kết hợp
các thao tác một cách nhuần nhuyễn.
- Khi chọn ngữ liệu để làm mẫu hoặc luyện tập cho học sinh, cần
chọn bài văn, đoạn văn hay, gần gũi với học sinh, đáng để các em học
tập.
- Việc luyện tập vận dụng các thao tác lập luận vào bài văn nghị
luận đòi hỏi giáo viên và học sinh thực hiện thường xuyên, kiên trì, mới
có kết quả cao.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Làm văn 10, 11, 12 (sách hợp nhất chỉnh lí), Nxb. Giáo dục,
2000.
2. Ngữ văn nâng cao 10, 11, 12 (sách giáo khoa), Nxb. Giáo dục,
2007.
3. Ngữ văn nâng cao 10, 11, 12 (sách giáo viên), Nxb. Giáo dục,
2007.
4. Nhiều tác giả, Tuyển tập đề bài và bài văn Nghị luận xã hội,
tập 1, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2010.


NGƯỜI THỰC HIỆN

TRẦN THỊ CHÂU THƯỞNG
17


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

Biên Hoà, ngày tháng 5 năm 2014

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013 – 2014
Tên SKKN: Hướng dẫn học sinh vận dụng các thao tác lập luận vào bài văn
nghị luận
Họ và tên tác giả: Trần Thị Châu Thưởng
Đơn vị: Tổ Văn
Lĩnh vực:
×
Quản lý giáo dục
Phương pháp dạy học bộ môn: Văn
Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác:
1. Tính mới
- Có giải pháp hồn tồn mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả
- Hồn tồn mới và đã triển khai áp dụng trong tồn ngành có hiệu quả cao

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong tồn ngành có hiệu quả cao
- Hồn tồn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách:
Tốt
Khá
Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào thực tế cuộc sống: Tốt
Khá
Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu
quả trong phạm vi rộng:
Tốt
Khá
Đạt
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

18



×