Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Luận văn: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.37 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
************

BÙI MINH HỒNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NƠNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
************

BÙI MINH HỒNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC

Ngành: Kinh Tế Nơng Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS: Trần Đức Luân

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2011


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khố luận “Phân Tích Hoạt Động Tín
Dụng Đối Với Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng TMCP Cơng Thương
Việt Nam Chi Nhánh Bình Phước” do Bùi Minh Hồng, 2007 - 2011, ngành KINH TẾ
NƠNG LÂM, đã bảo vệ thành cơng trước hội đồng vào ngày ………………

Th.s Trần Đức Luân
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2011

tháng

năm 2011

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới bố mẹ những người đã sinh thành và
dưỡng dục tôi, dõi theo từng bước đi của tôi cho tới ngày hôm nay.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường Đại Học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh cùng q thầy cơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tơi
trong suốt q trình theo học tại trường.
Đặc biệt là thầy Trần Đức Luân, cảm ơn Thầy trong thời gian qua đã tận tình
giúp đỡ tơi tháo gỡ những vướng mắc, sai sót trong q trình hồn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh, các chị (đặc biệt là chị Thu Thủy) trong Ngân
Hàng TMCP Cơng Thương Chi Nhánh Bình Phước đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho
tơi hồn thành khóa luận.
Và cuối cùng tôi xin cảm ơn những người bạn, những người đã giúp đỡ tơi rất
nhiệt tình trong thời gian qua.

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
SINH VIÊN

Bùi Minh Hồng


NỘI DUNG TÓM TẮT

BÙI MINH HỒNG. Tháng 06 năm 2011. “Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng
Đối Với Các Doanh Nghiêp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng TMCP Công Thương
Việt Nam Chi Nhánh Bình Phước”.
BUI MINH HONG. JUNE 2011. “Analysis of Credit Activities of Medium
and Small Businesses at Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and
Trade – Binh Phuoc Branch”.
Khóa luận tìm hiểu về hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiêp vừa và nhỏ
tại Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Bình Phước qua 4 năm
2007 - 2010. Khóa luận đã phân tích, đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh
của Chi Nhánh về hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, hoạt động thu nợ và dư
nợ đối với DNVVN. Tổng doanh số cho vay đối với DNVVN năm 2007 là 542.369
triệu đồng bằng 125% so với kế hoạch đề ra với tổng nợ quá hạn là 52 trđ. Năm 2008
hoạt động cho vay bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn đến giảm xuống
còn 347.563 trđ với doanh số nợ quá hạn tăng lên là 162 trđ (tăng 212%). Năm 2010
nền kinh tế có những chuyển biến tốt dẫn đến doanh số cho vay của ngân hàng đạt
1.248.963 trđ với tổng nợ quá hạn là 837 trđ. Nhìn chung, hoạt động cho vay đã thực
hiện đúng định hướng chỉ đạo của Chính Phủ và Ngân Hàng Nhà Nước trong bối cảnh
khủng hoảng và hậu khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, Chi Nhánh cũng đã thực
hiện tốt kế hoạch hạn chế tăng trưởng tín dụng nhằm tránh các rủi ro tiềm ẩn có thể
xảy ra. Sau khi tìm hiểu những bất cập trong hoạt động tín dụng, khóa luận có đề xuất
hướng giải quyết đối với các vấn đề về: vốn vay đối với các DNVVN, công tác phục
vụ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của
Chi Nhánh.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii 


DANH MỤC CÁC BẢNG

ix 

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi 

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

12 

1.1. Đặt vấn đề

12 

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

13 

1.3. Phạm vi nghiên cứu

13 

1.3.1. Không gian

13 

1.3.2. Thời gian


14 

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu

14 

1.4. Cấu trúc của khóa luận
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

14 
15 

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

15 

2.2. Một số tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước

16 

2.2.1. Vị trí địa lý

16 

2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

17 

2.3. Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam


20 

2.3.1. Lịch sử hình thành

20 

2.3.2. Các đơn vị thành viên

21 

2.3.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

23 

2.4. Tổng quan về NH TMCP Cơng Thương Việt Nam Chi Nhánh Bình Phước

24 

2.4.1. Lịch sử hình thành

24 

2.4.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức

25 

2.4.3. Một số quy định trong quá trình cho vay của Chi Nhánh

26 


2.4.4. Khái quát về quá trình kinh doanh của Chi Nhánh

28 

2.5. Tổng quan về các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bình Phước

30 

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
v

32 


3.1. Cơ sở lý luận

32 

3.1.1. Sự cần thiết khách quan của việc hình thành quan hệ tín dụng

32 

3.1.2. Khái niệm, bản chất, chức năng của tín dụng

33 

3.1.3. Vai trị của tín dụng

35 


3.1.4. Tín dụng ngân hàng

39 

3.1.5. Lãi suất tín dụng

42 

3.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng

43 

3.1.7. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ

45 

3.1.8. Cơ sở xác định ngành,thành phần kinh tế của doanh nghiệp

45 

3.2. Phương pháp nghiên cứu

48 

3.2.1. Thu thập số liệu

48 

3.2.2. Phân tích số liệu


48 

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

49 

4.1. Mô tả hoạt động tín dụng của Chi Nhánh

49 

4.1.1. Hoạt động tín dụng của Chi Nhánh

49 

4.1.2. Kết quả kinh doanh

54 

4.2. Phân tích hoạt động tín dụng của Chi Nhánh đối với DNVVN

55 

4.2.1. Hoạt động huy động vốn của Chi Nhánh từ các DNVVN

55 

4.2.2. Hoạt động cho vay của Chi Nhánh đối với DNVVN

56 


4.2.3. Hoạt động dư nợ đối với DNVVN

59 

4.2.4. Hoạt động nợ quá hạn đối với DNVVN

61 

4.2.5. Hoạt động thu nợ đối với DNVVN

65 

4.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Chi Nhánh đối với DNVVN

67 

4.4. Ý kiến của khách hàng DNVVN về hoạt động tín dụng của Chi Nhánh

69 

4.5. Những tồn tại và hướng giải quyết trong HĐTD giữa Chi Nhánh và DNVVN 73 
4.5.1. Những tồn tại

73 

4.5.2. Hướng giải quyết

74 


CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

76 

5.1. Kết luận

76 

5.2. Kiến nghị

77 
vi


5.2.1. Đối với Chi Nhánh

77 

5.2.2. Đối với DNVVN

77 

TÀI LIỆU KHAM KHẢO

79 

PHỤ LỤC

80 


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBTD

Cán bộ tín dụng

CT

Cơng Thương

Chi Nhánh

NH TMCP CT Việt Nam Chi Nhánh Bình Phước

DN

Doanh nghiệp

DNL

Doanh nghiệp lớn

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DSCV


Doanh số cho vay

đ

Đồng

HĐTD

Hoạt động tín dụng

KH.DH

Khách hàng và doanh nghiệp

NH

Ngân Hàng

NHNN

Ngân Hàng Nhà Nước

NHTM

Ngân Hàng Thương Mại

NQH

Nợ quá hạn


TCKT

Tổ chức kinh tế

TCTD

Tổ chức tín dụng



Tỷ đồng

TMCP

Thương Mại Cổ Phần

TN

Thu nợ

TSĐB

Tài sản đảm bảo

trđ

Triệu đồng

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Dân số tỉnh Bình Phước

18 

Bảng 2.2. Số liệu tổng quát về kết quả hoạt động kinh doanh

30

Bảng 3.1. Cơ sở xác định quy mô doanh nghiệp

45 

Bảng 3.2. Cơ sở xác định loại hình kinh doanh của doanh nghiệp

47

Bảng 4.1. Số liệu về huy động vốn

50 

Bảng 4.2. Vốn huy động theo hình thức tiền gửi

51 

Bảng 4.3. Cơ cấu tiền gửi theo thời gian

52 


Bảng 4.4. Dư nợ tín dụng phân theo ngành kinh tế

52 

Bảng 4.5. Dư nợ tín dụng phân theo thành phần kinh tế

53 

Bảng 4.6. Tăng trưởng tín dụng

53 

Bảng 4.7. Kết quả hoạt động kinh doanh

54 

Bảng 4.8. Chất lượng tín dụng qua các năm

55 

Bảng 4.9. Hoạt động huy động vốn

55 

Bảng 4.10. Hoạt động cho vay theo thời gian

56 

Bảng 4.11. Hoạt động cho vay theo ngành kinh tế


57 

Bảng 4.12. Hoạt động cho vay theo thành phần kinh tế

58 

Bảng 4.13. Hoạt động dư nợ theo thời gian

59 

Bảng 4.14. Hoạt động dư nợ theo cơ cấu ngành kinh tế

60 

Bảng 4.15. Hoạt động dư nợ theo thành phần kinh tế

61 

Bảng 4.16. Hoạt động dư nợ quá hạn

62 

Bảng 4.17. Hoạt động dư nợ quá hạn theo thời gian

62 

Bảng 4.18. Hoạt động dư nợ quá hạn theo ngành kinh tế

63 


Bảng 4.19. Hoạt động dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

63 

Bảng 4.20. Hoạt động thu hồi nợ theo thời gian

65 

Bảng 4.21. Hoạt động thu hồi nợ theo ngành kinh tế

66 

Bảng 4.22. Hoạt động thu hồi nợ theo thành phần kinh tế

66 

ix


Bảng 4.23. Tỉ lệ giữa dư nợ và vốn huy động

67 

Bảng 4.24. Tỉ lệ giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ

68 

Bảng 4.25. Tỉ lệ giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay


68 

Bảng 4.26. Tỉ lệ giữa lợi nhuận và tổng vốn huy động

69 

Bảng 4.27. Tình hình sử dụng vốn vay của cơng ty DOPHACO

72 

Bảng 4.28. Tình hình sử dụng vốn vay của công ty Lâm Sao

72 

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước

17 

Hình 2.2. Logo ngân hàng Vietinbank

22 

Hình 2.3. Hệ thống tổ chức của Ngân Hàng Cơng Thương

23 


Hình 2 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của trụ sở chính

24 

Hình 2.5. Trụ sở Chi Nhánh

25 

Hình 2.6. Cơ cấu tổ chức Chi Nhánh

26 

Hình 2.7. Quy trình cho vay tại Chi Nhánh

28

Hình 3.1. Sơ đồ hoạt động tín dụng

33

Hình 4.1. Hoạt động huy động vốn

50 

Hình 4.2. Thị phần tín dụng trên địa bàn tỉnh Bình Phước

54 

Hình 4.3. Cơ cấu huy động vốn doanh nghiệp


56 

Hình 4.4. Hoạt động cho vay theo thành phần kinh tế

58 

Hình 4.5. Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế

60 

Hình 4.6. Tỷ lệ nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

64 

Hình 4.7. Hoạt động thu hồi nợ theo thành phần kinh tế

67 

Hình 4.8. Tổng hợp phiếu điều tra đánh giá của khách hàng DNVVN về Chi Nhánh 69 

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Theo thống kê năm 2010, cả nước hiện có trên 500.000 Doanh Nghiệp Vừa Và
Nhỏ, chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp với số vốn đăng ký lên gần 2.313.857 tỷ

đồng tương đương 121 tỷ USD. Các DNVVN được đánh giá là bộ phận năng động,
hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế. Mức độ đóng góp của DNVVN vào nền kinh tế
ngày càng lớn (khoảng 40% GDP cả nước). Đây là bộ phận quan trọng trong q trình
sản xuất, lưu thơng hàng hóa, cung ứng dịch vụ, là các vệ tinh gắn kết, hỗ trợ thúc đẩy
sự phát triển của các DN lớn trong nền kinh tế. Phát triển DNVVN đang là vấn đề
được Đảng và Nhà Nước rất coi trọng, được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Điều đó thể hiện thơng qua việc ban hành
các chính sách như: thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN; ngày 30/03/2011
Chính Phủ đồng ý đề xuất của bộ tài chính: giãn thuế thu nhập doanh nghiệp một năm
cho các DNVVN; ngày 24/12/2010, tại Hà Nội, Ngân Hàng Nhà Nước và Ngân Hàng
Phát Triển Châu Á (ADB) đã ký hiệp định cho vay Chương trình thứ 2, Phát triển
Doanh Nghiệp VừaVà Nhỏ và tiểu chương trình 2 của chương trình thứ 3 về lĩnh vực
Tài chính với tổng trị giá là 100 triệu USD, …
Mặc dù vậy, khu vực DNVVN cả nước nói chung và DNVVN ở Bình Phước
nói riêng vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn. Đa phần các DNVVN có quy mơ
sản xuất kinh doanh nhỏ lại ln trong tình trạng thiếu vốn, “khát vốn” cho mở rộng
qui mô sản xuất kinh doanh, đầu tư cải tiến máy móc, trang thiết bị mới, ...


Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) là ngân hàng thương
mại hàng đầu của Việt Nam, có tổng tài sản lớn (367.712 tđ năm 2010) và chiếm thị
phần cao trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam. Ngân Hàng TMCP Cơng
Thương Việt Nam Chi Nhánh Bình Phước là Chi Nhánh phụ thuộc của Vietinbank,
liên tục 10 năm liền đạt kết quả kinh doanh khá, giỏi và xuất sắc trong hệ thống. Tuy
nhiên, hiện nay số lượng DNVVN trên địa bàn tỉnh Bình Phước có nhu cầu vốn rất lớn
trong khi đó Chi Nhánh chỉ đáp ứng được một phần. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để
đáp ứng được nhu cầu vốn cho DNVVN đồng thời đạt được mục tiêu phát triển kinh tế
và nâng cao hiệu quả tín dụng của Chi Nhánh.
Do đó, tơi đã chọn đề tài “Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Đối Với Các Doanh
Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Bình

Phước” để làm khóa luận tốt nghiệp, nhằm tìm hiểu về hoạt động tín dụng của Chi
Nhánh đối với DNVVN cũng như góp phần giúp cho hoạt động này tăng trưởng một
cách an toàn và hiệu quả.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mơ tả hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi
Nhánh Bình Phước qua các năm 2007 - 2010.
Phân tích hoạt động tín dụng của Chi Nhánh đối với DNVVN qua các năm
2007 - 2010.
Tìm những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín của Chi
Nhánh đối với DNVVN.
Đưa ra hướng giải quyết để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của
Chi Nhánh đối với DNVVN.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Không gian
Đề tài nghiên cứu những nội dung:
- Tổng quan về tình hình huy động vốn và cho vay của Chi Nhánh.
- Phân tích tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các DNVVN.
13


1.3.2. Thời gian
Đề tài nghiên cứu từ tháng 02/2011 đến tháng 04/2011
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức tín dụng: Ngân Hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam Chi Nhánh Bình Phước.
Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ đang vay vốn tại Ngân Hàng TMCP Cơng Thương
Việt Nam Chi Nhánh Bình Phước.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Cấu trúc khóa luận gồm 5 chương với các nội dung như sau:
Chương 1: mở đầu
Phần này gồm: lí do chọn đề tài, mục đích và nội dung nghiên cứu, thời gian, địa điểm

và đối tượng thực hiện đề tài.
Chương 2: tổng quan
Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam Chi Nhánh Bình
Phước và các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ ở Bình Phước.
Chương 3: nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những khái niệm cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, bao gồm
những khái niệm chung và những khái niệm có tính chun biệt do u cầu của vấn đề
nghiên cứu.
Chương 4: kết quả nghiên cứu và thảo luận
Các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Chương 5: kết luận và kiến nghị
Trình bày ngắn gọn các kết quả chính mà đề tài đã đạt được trong quá trình thực hiện
đề tài nghiên cứu.
Phần kết luận làm cơ sở cho việc đề xuất các đề nghị, hướng giải quyết, cần thực hiện
nhằm nâng cao tính khả thi của vấn đề.

14


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Qua thời gian tìm hiểu các đề tài về tín dụng ngân hàng trong những năm gần
đây. Tơi có tham khảo hai đề tài về hoạt động tín dụng ngân hàng. Đó là đề tài của Võ
Thị Minh Hải về hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Cổ Phần Bắc Á qua 3 năm 2006 2008 và đề tài của Lê Thụy Ngọc Mai về giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối
với các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát
Triển Nông Thôn Bình Phước qua 3 năm 2007 - 2009. Các đề tài cung cấp cái nhìn
khá đầy đủ về hoạt động tín dụng của Ngân Hàng đối với các Doanh Nghiệp Vừa Và
Nhỏ. Hoạt động của các ngân hàng trên đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên

địa bàn hoạt động. Nhất là trong các lĩnh vực có thế mạnh của Tỉnh như thu mua chế
biến nông sản (điều, mủ cao su, hồ tiêu, ...) xuất khẩu, sửa chữa, mua sắm máy móc,
trang thiết bị phục vụ sản xuất, …
Các nghiên cứu cũng nêu ra những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động tín
dụng tại Chi Nhánh, đồng thời chỉ ra những mặt tồn tại và hướng giải quyết.
Với luận văn này, tôi tiến hành thu thập số liệu thứ cấp của Chi Nhánh, để làm
rõ hoạt động tín dụng của Ngân Hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam Chi Nhánh Bình
Phước đối với các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ để từ đó đề xuất ý kiến nâng cao hiệu
quả tín dụng của Chi Nhánh. Tuy nhiên, vì điều kiện về thời gian và khả năng tiếp cận
tài liệu có hạn nên cịn có nhiều vấn đề cịn thiếu sót.


2.2. Một số tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước
2.2.1. Vị trí địa lý
Bình Phước là một Tỉnh được thành lập từ việc tách tỉnh Sông Bé thành 2 tỉnh
Bình Dương và Bình Phước, Tỉnh đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997 theo Nghị
quyết của kỳ họp thứ 10 quốc hội khoá IX, bao gồm 5 huyện trung du miền núi phía
Bắc của tỉnh Sơng Bé cũ, nằm ở phía tây vùng Đơng Nam bộ, phía nam giáp Đồng Nai
và Bình Dương, phía đơng giáp Đắk Lắk và Lâm Đồng, phía tây giáp Tây Ninh, phía
bắc và tây bắc giáp Vương Quốc Campuchia (giáp 3 tỉnh: Kongpongchàm, Kratie,
Mundulkiri) trên chiều dài biên giới 240 km. Tỉnh lỵ của Bình Phước hiện nay là thị xã
Đồng Xồi, cách thành phố Hồ Chí Minh 120 km. Bình Phước là vùng chuyển tiếp
giữa cao nguyên với đồng bằng nên địa hình thấp dần từ đơng bắc xuống tây nam.
Phía đơng bắc là vùng núi, có độ cao trung bình 450 đến 500 m so với mặt biển, cao
nhất là núi Bà Rá 733 m, phía tây bắc gồm những dãy núi thấp và đồi lượn sóng với độ
cao phổ biến 20 đến 30 m, còn lại là vùng đất bằng phẳng. Các dãy núi và phần lớn đất
bằng được bao phủ bởi những thảm rừng hoặc đồng cỏ rậm rạp. Ngồi ra, Bình Phước
cịn có 143 ha thuộc phần mở rộng của vườn quốc gia Cát Tiên.
- Khí hậu: khí hậu tỉnh Bình Phước mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa
phân biệt rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.

- Nhiệt độ: do nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, cận xích đạo nên có
nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao từ 25,8oC đến 26,2oC. Độ ẩm: độ ẩm trung bình
hàng năm khoảng 77,8% đến 84,2%. Gió mùa: Bình Phước chịu ảnh hưởng của 3
hướng gió: chính Đơng, Đơng Bắc và Tây Nam theo 2 mùa:
- Mùa khơ: gió chính Đơng chuyển dần sang Đơng - Bắc, tốc độ bình qn 3,5
m/s.
- Mùa mưa: gió Đơng chuyển dần sang Tây - Nam, tốc độ bình quân 3,2 m/s.

16


Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước

(Nguồn: binhphuoc.gov.vn)
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a) Đặc điểm hành chính, dân số, dân tộc, văn hố
Tỉnh Bình Phước gồm có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, 3 thị xã. Dân số tồn
Tỉnh trên 708,1 nghìn người gồm 41 thành phần dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc
thiểu số chiếm gần 20% dân số của Tỉnh với mật độ dân số 103,3 người/km2. Nếu so
với 61 tỉnh, thành phố thì Bình Phước đứng thứ 16 về diện tích tự nhiên, thứ 51 về dân
số và thứ 49 về mật độ dân số.

17


Bảng 2.1. Dân số tỉnh Bình Phước
Đơn vị: Người
Dân tộc

Tổng số


Nam/Người

Nữ/Người

Tổng số

861.931

434.449

427.482

Kinh

702.677

357.110

345.567

Tày

20.560

10.275

10.285

Hoa


9.723

4.904

4.819

Khơ me

15.242

7.332

7.910

Mường

1.516

789

727

19.988

9.894

10.094

H.Mông


539

260

279

Chăm

393

204

189

8.791

4.313

4.478

77.726

36.987

40.739

Nùng

M.Nông

Stiêng

(Nguồn: BinhPhuoc.gov.vn)
b) Đặc điểm địa lý tự nhiên
Tổng diện tích tự nhiên của Tỉnh là 6.855,9 km2, trong đó rừng và đất rừng
chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, là yếu tố quan trọng để mở rộng phát triển cây công
nghiệp, chế biến lâm sản. Đất đỏ Bazan chiếm trên 50% diện tích tự nhiên, rất thích
hợp cho các loại cây cơng nghiệp có giá trị xuất khẩu và đạt hiệu quả kinh tế cao như:
cao su, điều, tiêu, cà phê, … Ngồi ra, Bình Phước cịn có 3 con sông lớn chảy qua:
sông Đồng Nai, sông Bé và sơng Sài Gịn thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện. Hiện
tại, đã có 03 nhà máy thuỷ điện: Thác Mơ (150 MW), Cần Đơn (72 MW), Srok Phú
Miêng (66 MW) và một số thủy điện nhỏ được xây dựng và đưa vào vận hành, các
thủy điện này không những đáp ứng nhu cầu điện tại địa phương mà còn góp phần cải
thiện tình trạng thiếu điện của quốc gia. Đồng thời cịn có hàng trăm hồ lớn, nhỏ đủ
nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.
Khống sản phi kim loại ở Bình Phước khá đa dạng: sét cao lanh, sét gạch ngói,
cát, đá xây dựng, đá vôi, ... Đặc biệt là các mỏ đá vôi và đất sét dùng trong công
nghiệp sản xuất xi măng được tập trung chủ yếu tại 02 huyện Bình Long và Lộc Ninh.
Hiện tại, Tập đoàn xi măng Việt Nam đã đầu tư xây dựng nhà máy xi măng với tổng

18


vốn đầu tư hơn 4.700 tđ, đã hoàn thành và đưa vào sản xuất giữa năm 2010 cung cấp
cho thị trường trong và ngoài nước 1,2 triệu tấn xi măng mỗi năm.
Bình Phước có hệ thống giao thơng khá thuận lợi, hai trục đường chính là quốc
lộ 13 và 14, đường liên tỉnh ĐT741 Bình Dương - Bình Phước, đường ĐT758, ĐT759,
tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút vốn đầu tư, giao lưu với các vùng kinh tế trọng
điểm của cả nước.
c) Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Bình Phước

Sau 13 năm kể từ ngày tái lập Tỉnh mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức
nhưng nền kinh tế đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ như tốc độ tăng trưởng
kinh tế ổn định và phát triển, các vấn đề xã hội không ngừng được cải thiện, đời sống
người dân ngày càng được cải thiện đáng kể. Từ năm 2007 đến năm 2010 tổng sản
phẩm trong Tỉnh (GDP) tăng bình qn 13,2%. Trong đó: nơng - lâm - thuỷ sản tăng
9,1%, công nghiệp - xây dựng tăng 21% dịch vụ tăng 16,4%, kim ngạch xuất khẩu
tăng 27,8%, thu ngân sách tăng 22%. Năm 2010, GDP bình quân đầu người 18,5 trđ
(tương đương 1.028 USD). Tình hình và kết quả cụ thể được thể hiện qua các mặc sau:
+ Về nông – lâm nghiệp:  Nông nghiệp: do đặc điểm khí hậu, đất đai, thổ
nhưỡng Bình Phước rất hợp cho việc trồng trọt và phát triển các loại cây cơng nghiệp
dài ngày, trong đó có nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao như: cao su, điều, cà phê, …
Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 3,2 nghìn tđ, tăng 12,7%. Tổng diện tích cây hàng
năm 56.016 ha đạt 94,4% kế hoạch giảm 2,2% so với cùng kỳ. Tổng diện tích cây
cơng nghiệp lâu năm 347.096 ha đạt 103,3% tăng 4,4% so với cùng kỳ.  Lâm
nghiệp: ước trồng mới được 1.166 ha rừng, tăng 10% so năm 2009, trong đó rừng
phịng hộ 601 ha, rừng sản xuất 425 ha và rừng đặc dụng 20 ha.
+ Về công nghiệp: giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 ước thực hiện 4.415,1
tđ đạt 102,7% kế hoạch, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước. Sản phẩm công nghiệp
chủ yếu: hạt điều nhân 47.000 tấn, tăng 10,2%; linh kiện điện tử 26,8 triệu sản phẩm,
tăng 27,4%; điện phát ra 1,02 tỷ kwh, giảm 40,2%; xi măng 300 ngàn tấn, clinker 810
ngàn tấn (2 sản phẩm mới đưa vào sản xuất năm 2010). Phát triển thêm được 8.467 hộ
sử dụng điện, nâng tổng số hộ sử dụng điện lưới quốc gia toàn Tỉnh hiện nay lên
196.027 hộ, đạt 87% tổng số hộ toàn Tỉnh.
19


+ Về thương mại dịch vụ: tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội
thực hiện 12.281,8 tđ, đạt 98,3% so kế hoạch năm và tăng 30,9% so cùng kỳ năm
trước. Kim ngạch xuất khẩu đạt 506,4 triệu USD, bằng 126,6% kế hoạch năm và tăng
42,8%. Trong đó, kinh tế nhà nước tăng 84,5%, khu vực kinh tế tư nhân tăng 32,9%;

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 21,9%. Nhập khẩu thực hiện 116,2 triệu USD,
đạt 105,7% kế hoạch, tăng 11,7%. Nhìn chung, tình hình xuất, nhập khẩu năm 2010
đạt nhiều kết quả khả quan, tăng cao so với cùng kỳ, giá các mặt hàng chủ lực như hạt
điều nhân, mủ cao su đứng ở mức cao, thị trường xuất khẩu không ngừng được mở
rộng.
2.3. Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Tên đầy đủ: Ngân Hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade.
Tên gọi tắt:

VIETINBANK.

Địa chỉ:

108 - Trần Hưng Đạo - Hồn Kiếm - Hà Nội.

Website:

www.vietinbank.vn

Email:

Mail.vietinbank.vn

2.3.1. Lịch sử hình thành
Ngày 26/03/1988 Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập
(theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng) sau khi tách ra từ Ngân Hàng
Nhà Nước Việt Nam. Ngày 15/04/2008: Ngân Hàng Công Thương Việt Nam đổi
thương hiệu từ INCOMBANK sang thương hiệu mới VIETINBANK, …
- Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân

hàng Việt Nam.
- Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở Giao dịch, chi nhánh và
trên 800 phòng giao dịch và Quỹ tiết kiệm.
20


- Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân Hàng INDOVINA.
- Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng và định chế tài chính lớn trên tồn
thế giới.
- Ngân Hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam là một trong những ngân hàng
đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
- Là thành viên của Hiệp Hội Ngân Hàng Việt Nam, Hiệp Hội Các Ngân Hàng
Châu Á, Hiệp Hội Tài Chính Viễn Thơng Liên Ngân Hàng Tồn Cầu (SWIFT), Tổ
Chức Phát Hành Và Thanh Tốn Thẻ VISA, MASTER Quốc Tế.
- Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương
mại điện tử tại Việt Nam.
- Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển
các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.
2.3.2. Các đơn vị thành viên
a) Có 4 Cơng ty hạch tốn độc lập là:
- Cơng ty Cho th tài chính
- Cơng ty Chứng khốn Cơng Thương
- Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản
- Công ty TNHH bảo hiểm
b) Các đơn vị sự nghiệp là:
- Trung tâm công nghệ thông tin.
- Trung tâm thẻ.
- Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

 Sứ mệnh

Là tập đồn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng,
Cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống.

 Tầm nhìn
21


Trở thành tập đồn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nước
và quốc tế.

 Giá trị cốt lõi
- Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng;
- Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại;
- Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình – được
quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, kết quả, hiệu quả của cá nhân đóng góp – được
quyền tơn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi.

 Triết lý kinh doanh
- An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế;
- Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội;
- Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của VietinBank.

 Khẩu hiệu (Slogan)
Nâng giá trị cuộc sống.
Đến với Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Quý khách sẽ hài lòng về
chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình với
phương châm: "Tin Cậy, Hiệu Quả, Hiện Đại"
Hình 2.2. Logo ngân hàng Vietinbank

(Nguồn: Vietinbank.com.vn)


 Ý nghĩa của logo
Logo VietinBank gồm 2 phần chính: phần chữ (VietinBank) và phần họa.
VietinBank là từ rút gọn tên giao dịch quốc tế của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
22


(VietnamBank Industry and Trade). Chữ Vietin chứa đựng một ý nghĩa đẹp trong tiếng
Việt đó là hàm ý sự “tin tưởng” hoặc “uy tín” của người Việt, đất nước Việt. Sự phối
màu cho chữ VietinBank cũng là sự tinh xảo có chủ ý, màu đỏ tượng trưng của trái
tim, màu xanh da trời là màu tượng trưng cho khối óc. Vì thế màu đỏ của chữ “Vietin”
mang ý nghĩa lớn lao đối với tình yêu tổ quốc, dân tộc đồng thời còn hàm định sự ước
vọng niềm tin và hy vọng. Màu xanh là màu truyền thống của Ngân Hàng Công
Thương và cũng là màu trời gán cho chữ “Bank” cũng khơng nằm ngồi những kỳ
vọng tốt đẹp về ngân hàng.
Phần họa của logo là hình tượng cách điệu của một đồng tiền đúc cổ (hình trịn
ở vịng ngồi và hình khun vng ở bên trong). Phần bán khun màu xanh phía
trên biểu trưng cho vịm trời có vầng sáng soi rọi. Phần bán nguyệt màu đỏ phía dưới
biểu trưng cho trái đất. Sự tương phản và chỉ phối giữa hai màu đỏ và xanh là sự hoà
hợp âm dương, trời đất, vũ trụ.
2.3.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hình 2.3. Hệ thống tổ chức của Ngân Hàng Công Thương

(Nguồn: Vietinbank.com.vn)

23


Hình 2 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của trụ sở chính
Hội đồng

quản trị

Bộ máy giúp việc
Ban kiểm sốt

Tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc

Kế tốn trưởng

Các phịng, ban chun
mơn nghiệp vụ

Hệ thống kiểm tra
kiểm sốt nội bộ

(Nguồn: Vietinbank.com.vn)

2.4. Tổng quan về NH TMCP Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Bình Phước
2.4.1. Lịch sử hình thành
Ngân Hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam Chi Nhánh Bình Phước được thành
lập ngày 01/03/1999 theo quyết định số 20/QĐ - HĐBT - NHCT2 ngày 12/02/1999
của hội đồng quản trị Ngân Hàng Cơng Thương Việt Nam. Chi Nhánh chính thức đi
vào hoạt động từ ngày 09 tháng 07 năm 1999 với tên giao dịch quốc tế là Vietnam
Joint Stock Commercial Bank For Industry and Trade - Binh Phuoc Branch, có tài
khoản tại Ngân Hàng Nhà Nước tỉnh Bình Phước, trụ sở đặt tại 622 QL 14 phường
Tân Phú - thị xã Đồng Xồi - tỉnh Bình Phước. Chi Nhánh là một đơn vị hạch tốn phụ
thuộc của Ngân Hàng Cơng Thương Việt Nam với chức năng kinh doanh tiền tệ và
dịch vụ ngân hàng, cung cấp vốn tín dụng.


24


×