1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội không ngừng phát triển, con người có cuộc sống sung túc và thoải
mái hơn. Khi con người đã vượt qua cái ăn, cái mặc thì nhu cầu về tinh thần càng
được coi trọng. Ngày nay, có nhiều người lựa chọn du lịch như một hình thức giải
trí, thư giãn và tìm hiểu về văn hóa. Chính những trải nghiệm từ du lịch làm phong
phú thêm đời sống tinh thần, giúp con người mở mang kiến thức, và tiếp cận những
nét đẹp văn hóa của các dân tộc trên thế giới. Chính vì thế, cho đến nay có rất nhiều
hình thức du lịch ra đời đáp ứng nhu cầu của khách hàng như du lịch tham quan, du
lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triễn
lãm và sự kiện), du lịch văn hóa. Tuy nhiên, tất cả các hình thức trên trở nên quá
quen thuộc và phổ biến, chưa tạo được dấu ấn đặc sắc riêng cho điểm đến. Để làm
cho nền du lịch phát triển, các nhà làm du lịch cần đa dạng hóa các hình thức du
lịch hơn nữa. Vì thế, trong những năm gần đây, trên thế giới đã xuất hiện loại hình
du lịch ẩm thực. Kể từ khi chính thức xuất hiện vào năm 2003, du lịch ẩm thực đã
phát triển mạnh mẽ với lượng khách thu hút ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, theo
thống kê của Hiệp hội du lịch văn hóa ẩm thực cũng cho thấy sự tăng nhanh về số
lượng thành viên tham gia vào hiệp hội. Hình thức du lịch ẩm thực cung cấp cho du
khách cơ hội để thưởng thức sản phẩm trọn vẹn bằng cả năm giác quan, qua đó, tạo ra
những dấu ấn đậm nét trên hành trình của du khách. Ngoài ra, du lịch ẩm thực còn
giúp du khách hiểu hơn về văn hóa, đặc trưng nông nghiệp và nếp sống của người
dân ở một địa phương. Như vậy, du lịch ẩm thực trở thành một hình thức du lịch mới
và độc đáo, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và trải nghiệm món ăn cũng như văn hóa của
điểm đến. Đây được dự đoán là hình thức du lịch trong tương lai khi nhu cầu trao dồi
tinh thần ngày càng nâng cao.
Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội của khu vực miền Nam cũng
như của đất nước, Thành phố Hồ Chí Minh từ lâu đã là địa phương phát triển du
lịch trọng điểm của Việt Nam. Nhiều năm liên tục là đơn vị có lượt khách du lịch
quốc tế hàng đầu Việt Nam và hứa hẹn sẽ tiếp tục giữa vị trí đầu tàu trong tương lai,
Thành phố Hồ Chí Minh đang trên đà thuận lợi để phát huy thế mạnh của mình
trong “ngành công nghiệp không khói”. Tình hình phát triển du lịch quốc tế tại
1
2
Thành phố Hồ Chí Minh tương đối khả quan và đáng mừng, nhưng những năm gần
đây, du lịch quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu phát triển chững lại,
mất đi một số lợi thế nhất định của mình. Tuy giữ vai trò đầu tàu trong du lịch quốc
tế của cả nước nhưng du lịch Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa có một thương hiệu
du lịch đặc trưng khác biệt, gây dấu ấn trong lòng du khách quốc tế. Trong khi đó,
nền ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh vô cùng phong phú và đa dạng. Vừa giữ được
nét đặc trưng của các món ăn Việt Nam, ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh dung hòa
và tiếp thu nền ẩm thực của khu vực tạo nên những món ăn đặc sắc, phù hợp với
khẩu vị và được đón nhận nồng nhiệt từ khách du lịch quốc tế. Với lợi thế nêu trên,
ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng đầy đủ điều kiện cần thiết để trở thành
thương hiệu du lịch quảng bá với du khách trên thế giới.
Tuy nhiên, tình hình phát triển du lịch ẩm thực trong thời gian qua dường
như chưa khai thác hết tiềm năng du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh. Tổ chức các
dịch vụ du lịch ẩm thực vẫn còn ở hình thức sơ khai, chỉ đơn thuần cung cấp dịch
vụ ăn uống, chưa biết tận dụng lợi thế ẩm thực vốn có để phát triển thành các hoạt
động ẩm thực, đa dạng trải nghiệm cho du khách quốc tế. Ngoài ra, các bất cập
trong tuyên truyền quảng bá, khâu quản lý chất lượng dịch vụ, an ninh xã hội và cơ
sở hạ tầng là những yếu tố cản trở sự phát triển của ẩm thực trong du lịch quốc tế.
Hiện nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu và khai thác yếu tố ẩm
thực đối với du lịch quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Vì những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài:”Thu hút khách quốc tế đến
Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực” làm đề tài khóa
luận của mình, với hi vọng phân tích được thực trạng và cải thiện hơn nữa tình hình
hoạt động du lịch ẩm thực tại Thành phố Hồ Chí Minh đối với thị trường khách
quốc tế”.
2. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện nhằm đến ba mục tiêu như sau:
- Thứ nhất, giới thiệu các lý luận cơ bản về du lịch ẩm thực và sự cần thiết
phải tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh thông
qua hình thức du lịch ẩm thực.
2
3
- Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến
việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức
du lịch này trong giai đoạn 2008 – 2012.
- Thứ ba, đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch
quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Thành
phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ
Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực.
- Về thời gian: thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ
Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực giai đoạn 2008-2012 và những giải
pháp áp dụng cho giai đoạn 2013-2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu trong đề tài là phương pháp tổng hợp, so sánh,
phân tích thông tin thu thập được từ các sở, ban ngành Thành phố Hồ Chí Minh, từ
sách báo, tạp chí và Internet, đồng thời vận dụng lý luận để làm sáng tỏ vấn đề
nghiên cứu.
Ngoài ra tác giả còn thu thập thông tin sơ cấp bằng phương pháp điều tra và
thống kê thông qua phỏng vấn trực tiếp 100 khách du lịch quốc tế trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh về các vấn đề liên quan đến sức hút của du lịch Thành phố
Hồ Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực.
5. Kết cấu đề tài
Đề tài được chia làm 3 chương với nội dung như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận chung về việc phát triển du lịch quốc tế thông qua
hình thức du lịch ẩm thực và tính cấp thiết phải phát triển du lịch quốc tế tại Thành
phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực.
- Chương 2: Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách
du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực
giai đoạn 2008 - 2012.
3
4
- Chương 3: Một số định hướng và giải pháp tăng cường thu hút khách du
lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực giai
đoạn 2013-2017.
Nhân đây xin được gởi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô Trường Đại học Ngoại
Thương Cơ sở II Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này và đặc biệt gửi lời cảm ơn đến TS.Võ Khắc Thường
đã trực tiếp hướng dẫn tác giả thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do những hạn chế về mặt thời gian và kiến
thức, tác giả không thể tránh khỏi một số sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý
của Thầy Cô để bài viết được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Phương Trang
4
5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
QUỐC TẾ THEO HÌNH THỨC DU LỊCH ẨM THỰC VÀ TÍNH CẤP THIẾT
PHẢI PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÔNG QUA HÌNH THỨC DU LỊCH ẨM THỰC
1.1. Tổng quan về du lịch quốc tế
1.1.1. Du lịch và du lịch quốc tế
1.1.1.1. Du lịch
Du lịch từ lâu đã được nhiều chuyên gia nghiên cứu và các tổ chức định
nghĩa theo nhiều khái niệm khác nhau, tùy theo cách nhìn và góc độ tiếp cận định
nghĩa. Theo Viện từ điển học và Bách khoa toàn thư Việt Nam đã tiếp cận du lịch
trên hai góc độ:
- Tiếp cận trên góc độ mục đích chuyến đi: Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng
sức, tham quan tích cực của con người ở ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi,
giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật,…
- Tiếp cận dưới góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có
hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử
và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người
nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình. Về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực
kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và
lao động dịch vụ tại chỗ. Hầu như nước nào cũng coi trọng phát triển hoạt động du
lịch. Nói chung trên thế giới, du lịch ra nước ngoài có xu hướng phát triển nhanh.
[25]
Như vậy, du lịch là một khái niệm hàm chứa nội dung kép. Một mặt, du lịch
mang ý nghĩa thông thường của việc đi lại, lưu trú ở nơi khác nhằm mục đích nghỉ
ngơi, thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Mặt khác, du lịch được nhìn
nhận là một hoạt động gắn với những kết quả kinh tế do chính du lịch tạo ra, một cơ
hội kinh doanh để tạo lợi nhuận.
1.1.1.2. Du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế mang tất cả đặc điểm của du lịch nói chung cộng thêm yếu tố
quốc tế. Yếu tố quốc tế được hiểu là có sự vượt qua khỏi biên giới, lãnh thổ, có sự
trao đổi ngoại tệ và trao đổi các yếu tố văn hóa, lịch sử.
5
6
Xét trên phương diện xã hội, du lịch quốc tế là hình thức du lịch của những
du khách đi từ quốc gia này đến quốc gia khác nhằm mục đích tham quan, nghỉ
ngơi giải trí, tìm hiểu giá trị văn hóa và tinh thần. Khách du lịch quốc tế có cơ hội
tìm hiểu các phong tục tập quán, hệ thống văn hoá, pháp luật của nước sở tại, đồng
thời chịu sự chi phối của hệ thống chính trị, văn hoá, kinh tế cũng như pháp luật của
nước đó. Nói cách khác, du lịch tại một quốc gia khác, khách du lịch phải tuân theo
qui định về luật pháp, văn hoá, xã hội của quốc gia đó.
Xét theo phương diện kinh tế, chúng ta xem xét hai loại hình du lịch quốc tế:
- Du lịch quốc tế bị động: Công dân của một nước đi ra nước ngoài để thực
hiện hoạt động du lịch. Hình thức này quốc gia đó phải mất một khoản ngoại tệ thất
thoát.
- Du lịch quốc tế chủ động: Khách du lịch nước ngoài đến một nước khác
nước mình cư trú để thực hiện hành vi du lịch. Hình thức du lịch này đem lại một
nguồn ngoại tệ cho quốc gia. Du lịch quốc tế chủ động gần giống hoạt động xuất
khẩu vì nó làm tăng thu nhập ngoai tệ cho đất nước du lịch. Khách du lịch quốc tế
đến một quốc gia đổi ra bản tệ để chi tiêu số tiền chi tiêu ở nơi du lịch, thông qua đó
làm đẩy mạnh cán cân thanh toán của quốc gia đó. Không chỉ thế, du lịch quốc tế
còn là ngành xuất khẩu “vô hình” sản phẩm du lịch. Đó là các cảnh quan, thiên
nhiên, khí hậu, những giá trị văn hóa, lịch sử, tính độc đáo trong các phong tục tập
quán,…[4]
Như vậy, du lịch quốc tệ mang đến sự trao đổi về văn hóa và kinh tế. Qua đó,
quốc gia không chỉ thu được các lợi ích kinh tế thông qua các nguồn thu ngoại tệ
mà còn có thể quảng bá về văn hóa, xã hội của nước nhà.
1.1.2. Khách du lịch quốc tế:
Theo Ủy ban thống kê Liên hiệp quốc (1937), du khách quốc tế là những
người viếng thăm một quốc gia ngoài quốc gia cư trú thường xuyên của mình trong
thời gian ít nhất 24 giờ.
Định nghĩa về du khách có tính chất quốc tế đã hình thành tại Hội nghị Roma
do Liên hợp quốc tổ chức vào năm 1963: “Khách du lịch quốc tế là người lưu lại
tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian
24 giờ hay hơn”
6
7
Định nghĩa của hội nghị quốc tế về Du lịch tại Hà Lan năm 1989, du khách
quốc tế là những người đi thăm một đất nước khác, với mục đích tham quan, nghỉ
ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian nhỏ hơn 3 tháng, những người khách
này không được làm gì để được trả thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó du khách
trở về nơi ở thường xuyên của mình.
Từ những định nghĩa trên, tác giả rút ra rằng du khách quốc tế là những
người đến một đất nước khác trong khoảng thời gian ít nhất là 24h, với mục đích
tham quan, nghỉ ngơi, thăm người thân và bạn bè,… loại trừ mục đích kiếm tiền.
1.2. Tổng quan về du lịch ẩm thực
1.2.1. Ẩm thực và du lịch
Theo Lucy M. Long định nghĩa, ẩm thực là mối liên hệ của các hoạt động thể
chất, xã hội, văn hóa, kinh tế, tinh thần và nghệ thuật liên quan đến đồ ăn, thức uống
[29], ẩm thực có thể đáp ứng tất cả nhu cầu của con người. Lowenberg (1970) đã áp
dụng tháp nhu cầu của Maslow vào việc phân chia việc ăn uống của con người thỏa
mãn các nhu cầu từ thấp đến cao. Từ nhu cầu ăn uống để tồn tại, hoạt động, tích trữ
(nhu cầu cơ bản, nhu cầu về an toàn), ẩm thực còn thể hiện đặc trưng của xã hội
(nhu cầu về xã hội) và thông qua cách ăn uống, con người có thể khẳng định được
vị trí của mình và trải nghiệm cuộc sống một cách trọn vẹn (nhu cầu được tôn trọng
và nhu cầu tự hoàn thiện) [28].
Vì thế, ẩm thực đã trở thành một nhân tố quan trọng trong ngành du lịch và
được sử dụng, quảng bá rất nhiều trong các khách sạn, nhà hang và các điểm đến.
Hu và Ritchie (1993) đã nhấn mạnh rằng ẩm thực chính là yếu tố thứ tư và cũng là
nguyên nhân khiến cho du khách đến một nơi chỉ sau khí hậu, chính trị và cảnh
quang ở nơi đó. Nói tóm lại, ẩm thực chính là nhân tố mang lại ấn tượng mạnh mẽ
và sự hài lòng của du khách khi đến một nơi.
1.2.2. Văn hóa ẩm thực
Khái niệm văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Văn hóa ẩm thực là nội dung nói
đến lĩnh vực chế biến, cách thưởng thức đồ ăn thức uống, Đó chính là nét văn hóa
hình thành trong cuộc sống. Văn hóa ẩm thực có ba nội dung:
7
8
- Cách thức chế biến các đồ ăn,thức uống
- Các nguyên liệu ẩm thực có giá trị tôn nhau
- Cách thức thưởng thức mà nâng cao lên thành “đạo”
Như vậy, văn hóa ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là
văn hóa về tinh thần. Nét văn hóa về vật chất thể hiện trong cách trang trí món ăn
sao cho đẹp mắt, món ăn dậy mùi thơm, kích thích vị giác của thực khách. Nét văn
hóa về tinh thần thể hiện ở cách giao tiếp, ứng xử của con người trong bữa cơm,
nhưng nguyên tắc, chuẩn mực, phong tục ăn uống,… Vậy nên có câu:”Hãy cho tôi
biết anh thích ăn những gì, tôi sẽ cho anh biết anh là người như thế nào”.
1.2.3. Du lịch ẩm thực và động cơ, nhu cầu của du khách theo hình thức
du lịch ẩm thực
1.2.3.1. Du lịch ẩm thực
Theo định nghĩa của hiệp hội du lịch ẩm thực, du lịch ẩm thực là sự theo
đuổi những kinh nghiệm ẩm thực độc đáo và đáng nhớ, thường khi đi du lịch nhưng
cũng có thể chỉ là du lịch ẩm thực tại nhà.
Cụm từ “độc đáo và đáng nhớ” là chìa khóa để hiểu du lịch ẩm thực .Nhiều
người khi nghe đến cụm từ “du lịch ẩm thực” thường nghĩ ngay đến một nhà hàng
sang trọng hay những chai rượu vang hảo hạng. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả.
Đôi khi du lịch ẩm thực chỉ là thưởng thức những chiếc bánh ngọt tại cửa hàng địa
phương hay khám phá ra một địa chỉ ẩm thực thú vị trên một con phố không tên.
1.2.3.2. Động cơ, nhu cầu của du khách tìm kiếm ở hình thức du lịch ẩm
thực
Du khách quốc tế tìm đến hình thức du lịch ẩm thực vì 4 động cơ:
Một là, trải nghiệm ẩm thực. Du khách tìm kiếm những trải nghiệm thực tế
trong chuyến đi. Ví dụ, du khách tham gia các hoạt động ẩm thực của nơi đến qua
việc nếm thử, thưởng thức cách trình bày, mùi vị của món ăn.
Hai là, tìm hiểu về văn hóa. Động cơ này thể hiện sự gắn bó trực tiếp của
món ăn và văn hóa của nơi đó (Reynolds, 1993). Du khách hứng thú tìm hiểu những
nét văn hóa mới, cách sống của người dân nơi đây. Và cách dễ dàng nhất để tìm
hiểu những nét đặc trưng ấy là thông qua ẩm thực. Một số du khách tìm kiếm những
nguyên liệu đặc trưng nấu lên món ăn. Một số khác đi đến điểm thăm quan chỉ để
8
9
thưởng thức trọn vẹn những món ăn truyền thống mà không thể tìm thấy ở bất cứ
nơi nào khác. Vì thế nên có ẩm thực là một yếu tố rất quan trọng để du khách quyết
định trở lại lần thứ hai. Du khách chỉ có thể thưởng thức trọn vẹn, đầy đủ hương vị
của món ăn khi trực tiếp đến nơi mà nó bắt đầu.
Ba là, tìm kiếm không gian: Bữa ăn trong kỳ nghỉ có vai trò quan trọng đối
với mỗi du khách. Chẳng hạn, đó là thời gian du khách gặp gỡ các thành viên trong
gia đình. Bữa ăn giúp kéo mọi người trong gia đình đến gần nhau hơn. Không khí
bữa ăn và việc đoàn tụ với một nhóm là yếu tố rất quan trọng trong bữa ăn tối.
Trong chuyến đi, mọi người có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, không chịu áp lực từ
công việc, vì thế, sẽ dành nhiều thời gian cho bạn bè và gia đình. Bữa ăn, do đó,
giúp du khách củng cố mối quan hệ xã hội của mình. Một số khách sạn dùng ẩm
thực giúp cho các du khách trong khách sạn có cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc lẫn nhau.
Cuối cùng, nhu cầu chứng tỏ bản thân. Chẳng hạn, du khách du lịch đến một
nơi để thưởng thức những món ăn đắt tiền, thông qua đó, thể hiện vị trí xã hội của
mình.
Như vậy, động cơ của du khách khi tìm đến hình thức du lịch ẩm thực chính
là mong muốn trải nghiệm thực tế những món ăn, tìm hiểu về văn hóa cũng như tìm
kiếm không gian ấm cúng của bữa ăn, khẳng định bản thân mình. Việc tổ chức các
hình thức kinh doanh du lịch ẩm thực chính là việc tiến hành các dịch vụ nhằm thỏa
mãn nhu cầu của khách du lịch. Do đó, du lịch ẩm thực cần cung cấp các dịch vụ
ẩm thực không chỉ đánh vào chế biến món ăn và cách bày trí mà cần phải đa dạng
các hình thức giúp khách hàng có thể trải nghiệm thực tế và hiểu được sự tinh túy,
nét đẹp của món ăn cũng như là văn hóa vùng miền. Các nhà hàng, khu ăn uống cần
phải kết hợp với các ngành liên quan để tạo một không khí bữa ăn ấm cúng, hài hòa.
Hiểu rõ động cơ của du khách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch ẩm thực phát
triển.
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch quốc tế
thông qua hình thức du lịch ẩm thực
1.3.1. Nhu cầu du lịch ẩm thực
Một nền du lịch không thể phát triển nếu không có nhu cầu. Như đã để cập ở
phần trên, khách du lịch tìm đến du lịch ẩm thực qua 4 nhu cầu, đó là trải nghiệm,
9
10
tìm hiểu văn hóa, tìm kiếm không khí bữa ăn và tự khẳng định mình. Với khái niệm
đã đề ra như vậy thì đối tượng khách tham gia loại hình du lịch văn hóa ẩm thực là
người tiêu dùng du lịch với mục đích tìm hiểu nền văn hóa ẩm thực của điểm đến
du lịch. Họ có thể là các chuyên gia nghiên cứu ẩm thực, các đầu bếp, chủ nhà
hàng, khách sạn muốn tìm hiểu về ẩm thực để bổ sung món ăn mới cho thực đơn
nhà hàng. Họ cũng có thể là những người ham thích mở mang kiến thức về thế giới
và thỏa mãn tò mò của mình, không nhất thiết đó là người sành ăn. Đặc điểm chung
của đối tượng khách này là thích tìm hiểu về ẩm thực và văn hóa bản địa. Họ không
e ngại khi ăn những món ăn lạ, khác biệt với khẩu vị quen thuộc thường ngày. Họ
tôn trọng sự khác biệt của nền văn hóa bản địa, yêu cầu cao về trình độ chuyên môn
và sự mến khách của người đầu bếp, người phục vụ và dân cư địa phương. Họ cũng
có thể là những người làm việc bận rộn và tìm kiếm một kỳ nghỉ với bữa ăn ấm
cúng, sang trọng cho riêng mình cùng với người thân, bạn bè. Đó là những đặc điểm
chung của đối tượng khách du lịch văn hóa ẩm thực. Vì vậy, đòi hỏi chính quyền
địa phương, các đơn vị kinh doanh du lịch cần xác định những đặc trưng của nền
văn hóa ẩm thực trên địa bàn, khu vực và nghiên cứu đặc điểm đối tượng khách
hàng mục tiêu cho phù hợp.
1.3.2. Điều kiện về tài nguyên du lịch
Nếu như chúng ta xem các điều kiện chung như là các điều kiện đủ để phát
triển du lịch, thì các điều kiện về tài nguyên du lịch như là các điều kiện cần để phát
triển du lịch. Một quốc gia, một vùng dù có nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
phát triển cao, song nếu không có các tài nguyên du lịch thì cũng không thể phát
triển dược du lịch. Tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên tạo ra, có thể do con
người tạo ra, vì vậy các tài nguyên du lịch có thể được phân làm hai nhóm: tài
nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Trong đó, tài nguyên du
lịch nhân văn bao gồm các truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân
gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo
của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng
phục vụ mục đích du lịch. Do đó, văn hóa ẩm thực cũng chính là một tài nguyên du
lịch của mỗi quốc gia. Người ta thường nói ăn uống là biểu hiện của văn hóa, mỗi
10
11
quốc gia có những phong tục, tập quán khác nhau và từ đó hình thành phong cách
ẩm thực riêng cho mình.
Đối với những loại hình du lịch khác, ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng
trong việc tác động tới cảm nhận của du khách về toàn bộ chuyến đi du lịch nhưng
không được xem như là một nhân tố để du khách quyết định thực hiện chuyến du
lịch. Vì vậy, đôi khi chỉ cần xây dựng thực đơn cho phù hợp với khẩu vị của du
khách. Nhưng đối với loại hình du lịch văn hóa ẩm thực, ẩm thực lại là nhân tố
quyết định trong việc lựa chọn chương trình du lịch và các điểm đến. Chính vì vậy,
điểm đến có hình ảnh ẩm thực càng phong phú, độc đáo bao nhiêu thì càng hấp dẫn
với du khách bấy nhiêu. Hình ảnh ẩm thực của một nơi có thể được xem xét theo
hai khía cạnh:
Một là, nền ẩm thực độc đáo, phong phú. Mức độ phong phú của một nền ẩm
thực có thể là do sự hội tụ của nhiều tộc người khác nhau với những sắc thái ẩm
thực khác nhau trên cùng một vùng, miền hoặc cũng có thể đó là nơi tập trung của
nhiều làng nghề ẩm thực. Sự phong phú của nền văn hóa ẩm thực sẽ mang đến cho
du khách nhiều cơ hội khám phá, học hỏi. Còn tính độc đáo được tạo nên bởi những
đặc trưng của một nền ẩm thực, nó tạo ra sự khác biệt với các nền văn hóa ẩm thực
khác. Sự độc đáo có thể thể hiện ở cách thức chế biến món ăn, mùi vị đặc trưng, lợi
ích của món ăn hay ở kiến trúc nhà hàng, quán ăn. Tuy nhiên, khi đưa vào để phát
triển thành một sản phẩm du lịch thì tình độc đáo cũng chỉ là một khái niệm tương
đối vì trong du lịch, các sản phẩm du lịch rất dễ bị bắt chước. Vì vậy, luôn tìm tòi,
sáng tạo nhưng không làm mất đi bản sắc riêng là yêu cầu không thể thiếu trong
việc phát triển du lịch nói chung, du lịch văn hóa ẩm thực nói riêng.
Hai là, mức độ phong phú của các loại hình ẩm thực. Đó chính là sư phong
phú của các trải nghiệm ẩm thực mà du khách có thể tham gia. Sự phong phú thể
hiện ở hình thức của các hoạt động ẩm thực và nơi cung cấp dịch vụ. Hình thức ẩm
thực cần phải đa dạng từ việc chú trọng vào khâu thưởng thức của khách hàng, cung
cấp những món ăn ngon cả về mùi vị và hình thức cho đến việc cung cấp các hoạt
động nấu ăn mà du khách có thể tự trải nghiệm và thưởng thức. Nơi phục vụ khách
hàng cần phải đa dạng cung cấp những nơi sang trọng, ấm cúng trong các nhà hàng
với cách bày trí và phục vụ chuyên nghiệp. Nhưng đồng thời du khách cũng có thể
tiếp cận các hình thức ẩm thực đường phố, thân thiện và hòa nhập với cuộc sống
11
12
người dân bản xứ. Sư đa dạng trong các hình thức sẽ tạo sự thú vị cho du khách khi
được trải nghiệm các phong cách khác nhau trong thời gian du lịch và nó cũng nhân
tố quan trọng giúp điểm đến thu hút khách du lịch và khiến cho khách du lịch quay
lại.
1.3.3. Điều kiện về sự sẵn sàng đón tiếp khách
Các điều kiện ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch trước tiên là
cơ sở vật chất du lịch và sau đó là cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa và
phương tiện kỹ thuật giúp cho việc phục vụ để thỏa mãn các nhu cầu của khách du
lịch như: khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông vận tải, các khu nhà giải trí,
cửa hàng, công viên, đường sá, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện trong khu vực
của cơ sở du lịch(có thể là của một cơ sở du lịch, có thể là của một khu du lịch).
Thuộc về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn bao gồm tất cả những công trình mà tổ
chức du lịch xây dựng bằng vốn đầu tư của mình(rạp chiếu phim, sân thể thao, ).
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm du lịch. Sự tận dụng hiệu quả các tài nguyên du lịch và việc thỏa
mãn các nhu cầu của du khách phụ thuộc một phần lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật
du lịch.
Đối với loại hình du lịch văn hóa ẩm thực, sự phát triển của hệ thống cơ sở
vật chất trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống, sản xuất chế biến thực phẩm là điều
kiện hết sức cần thiết. Tại đây, du khách không chỉ được thưởng thức các món ăn,
đồ uống mà còn được ngắm nhìn khung cảnh, bài trí của nhà hàng, quán ăn. Vì thế,
những nhà hàng, quán ăn mang đậm phong cách truyền thống của địa phương, dân
tộc thì càng có sức thu hút cao đối với du khách, từ việc thiết kế, trang trí nhà hàng
đến các trang thiết bị phục vụ như bàn ghế, bát, đĩa, chén hay ấm tích đựng nước,
các tranh ảnh, các dụng cụ sản xuất đến các dụng cụ săn bắt. Bên cạnh đó, các bản
nhạc dân tộc và các dụng cụ chiếu sáng được sử dụng cũng góp phần tác động mạnh
mẽ đến các giác quan của du khách, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ và hấp dẫn để du
khách có thể nhớ mãi rồi kể lại cho bạn bè, người thân. Đây cũng chính là hình thức
tuyên truyền, quảng cáo rất hữu hiệu. Không những thế, du khách còn có thể tham
quan các quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm tại các làng nghề ẩm thực, xưởng
12
13
sản xuất hay được học cách nấu ăn tại nhà hàng hoặc lớp dạy nấu ăn. Còn gì thú vị
hơn khi được tự tay mình thực hiện một công đoạn sản xuất tại làng nghề hay tự nấu
một món ăn và thưởng thức thành quả tự mình làm ra. Bên cạnh đó, việc thiết kế,
xây dựng các nhà hàng, quán ăn và các cơ sở sản xuất cũng cần đặc biệt chú ý đến
các điều kiện về vệ sinh, an toàn và sự hài hòa với môi trường xung quanh.
Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội
Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội là những phương tiện vật chất không
phải do các tổ chức du lịch xây dựng lên mà là của toàn xã hội. Đó là hệ thống
đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, công viên của toàn dân, mạng lưới
thương nghiệp của khu dân cư, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát
nước, mạng lưới điện, các rạp chiếu phim, nhà hát, viện bảo tàng…Cơ sở hạ tầng kỹ
thuật xã hội là đòn bẩy thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế - xã hội của một đất nước.
Đối với ngành du lịch thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội là yếu tố cơ sở nhằm khai
thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Mặt khác, phát
triển du lịch cũng là một yếu tố tích cực thúc đẩy, nâng cao, mở rộng cơ sở hạ tầng
kỹ thuật của một vùng hay của cả đất nước.
Cũng như đối với các loại hình du lịch khác, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng
xã hội đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với du lịch văn hóa ẩm thực trong việc
tiếp đón du khách và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch nói chung
cũng như loại hình du lịch văn hóa ẩm thực nói riêng.
1.3.4. Điều kiện về tổ chức
Các điều kiện về tổ chức bao gồm những nhóm điều kiện cụ thể sau:
Thứ nhất, đó là sự có mặt của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch (bộ máy
quản lý vĩ mô về du lịch), bộ máy này bao gồm: các chủ thể quản lý, cấp Trung
Ương, cấp địa phương, hệ thống các thể chế quản lý.
Thứ hai, chính là sự có mặt của các tổ chức doanh nghiệp chuyên trách về du
lịch (bộ máy quản lý vi mô về du lịch), các tổ chức này có nhiệm vụ chăm lo đến
việc đảm bảo đi lại và phục vụ trong thời gian lưu trú của khách du lịch. Phạm vi
hoạt động của các doanh nghiệp bao gồm: kinh doanh khách sạn, kinh doanh lữ
hành, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh các dịch vụ khác.
Trong đó, hệ thống chính sách quản lí của các cơ quan chủ quản là rất cần
thiết để có thể định hướng cho sự phát triển của du lịch nói chung và du lịch văn
hóa ẩm thực nói riêng. Vai trò của chính quyền địa phương và cơ quan quản lí thể
13
14
hiện qua việc:
- Đảm bảo chính quyền địa phương cùng các cấp quản lí nắm vững khái
niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc phát triển loại hình du lịch văn hóa ẩm thực đối
với địa phương.
- Thực hiện công tác nghiên cứu đặc trưng ẩm thực của vùng, tư vấn cho cấp
quản lí cao hơn và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch văn hóa ẩm thực trên địa
bàn quản lí.
- Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động du lịch văn hóa ẩm thực trên địa
bàn.
- Thiết kế, thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân
cư.
1.3.5. Nguồn nhân lực
Du lịch là một lĩnh vực hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ, bởi vậy,
nhân tố con người đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của hoạt động kinh
doanh du lịch. Xét một cách tổng quát, nguồn nhân lực ngành du lịch bao gồm toàn
bộ lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quá trình phục vụ khách
du lịch. Do đó, khi đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực ngành Du lịch thì không
chỉ đề cập đến các lao động nghiệp vụ phục vụ khách một cách trực tiếp mà còn cả
các lao động ở cấp độ quản lý, lao động làm công tác đào tạo và các lao động gián
tiếp khác phục vụ khách du lịch. Căn cứ vào mối liên hệ với đối tượng lao động
(khách du lịch), lao động du lịch được chia thành hai nhóm: lao động trực tiếp và
lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp bao gồm những công việc trực tiếp phục vụ
khách du lịch như trong khách sạn, nhà hàng, lữ hành, các cửa hàng bán lẻ phục vụ
khách du lịch, cơ quan quản lý du lịch,… Lao động gián tiếp bao gồm những công
việc cung ứng, hỗ trợ cho các hoạt động trực tiếp phục vụ khách du lịch như: cung
ứng thực phẩm cho khách sạn nhà hàng, cung ứng hàng hoá cho các cửa hàng bán lẻ
phục vụ khách du lịch, các dịch vụ của Chính phủ hỗ trợ phát triển du lịch, đào tạo
nhân lực du lịch, xây dựng khách sạn, sản xuất máy bay, các trang thiết bị phục vụ
khách du lịch… Tất nhiên các lao động trực tiếp phục vụ khách du lịch bao giờ
cũng có ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất đến chất lượng dịch vụ, từ đó đến chất
14
15
lượng sản phẩm du lịch. Trong phạm vi nghiên cứu của đề án này, tác giả chỉ đề cập
đến lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch.
Lực lượng lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp du lịch lại
được chia thành bốn nhóm cơ bản với vai trò và đặc trưng khác nhau trong quá trình
hoạt động kinh doanh du lịch gồm nhóm lao động chức năng quản lý chung, nhóm
lao động chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế, nhóm lao động chức năng
đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp du lịch, nhóm lao động trực tiếp
cung cấp dịch vụ cho khách. Trong đó, những lao động trực tiếp tham gia vào quá
trình kinh doanh du lịch, trực tiếp cung cấp dịch vụ và phục vụ cho du khách đóng
vai trò rất quan trọng.
Vì vậy, đối với loại hình du lịch văn hóa ẩm thực, lao động trong bộ phận sản
xuất, chế biến thực phẩm và bộ phận phục vụ thức ăn, đồ uống cần được chú trọng
đặc biệt. Du khách tìm đến với loại hình du lịch này với mong muốn có được những
trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ về ẩm thực. Do đó, phải làm sao để chế biến ra
những món ăn, đồ uống ngon, bổ, trình diễn những kĩ thuật chế biến mới lạ, hấp dẫn
và tạo dựng được phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Để làm được điều đó, không
những đòi hỏi bản thân người lao động cần có lòng nhiệt huyết, đam mê, tự trau dồi
kiến thức mà còn có sự đào tạo bài bản từ phía các trường lớp, các viện nghiên cứu.
Có vậy mới tạo ra đội ngũ người lao động đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất
lượng.
1.3.6. Tuyên truyền quảng bá du lịch ẩm thực đến du khách quốc tế
Tuyên tuyên quảng bá du lịch là các hoạt động bằng các hoạt động văn hóa lễ
hội, các chương trình hợp tác thúc đẩy quan hệ giữa các nước, sự kiện thể thao….chỉ
nhằm tới mục tiêu là làm sao càng nhiều ngưới biết đến Việt Nam với những đặc
trưng về văn hóa, thiên nhiên cũng như con người.
Trong lĩnh vực ẩm thực, tuyên truyền quảng bá không chỉ dừng lại ở giới thiệu
các món ăn mà còn là giới thiệu văn hóa, tinh túy của đất nước đến du khách. Có
nhiều cách để quảng bá thương hiệu ẩm thực đến với du khách. Đầu tiên chính là các
lễ hội festival ẩm thực mà du khách có thể trực tiếp nếm thử, thưởng thức món ăn
cũng như cách chế biến. Tuy nhiên, hình thức này chỉ đến được một vài cá nhân ở
nơi diễn ra festival. Phổ biến nhất chính là hình thức quảng bá trên cách kênh thông
15
16
tin du lịch như các tạp chí, chuyên trang du lịch, các website đặt phòng,… Ưu điểm
của hình thức này là có thể đến được với tất cả đối tượng du khách trên thế giới, có
sức lan tỏa cao. Tuy nhiên, hình thức này chỉ thể hiện được hình thức của món ăn mà
không thể truyền tại được mùi vị của món ăn.
1.4. Tiềm năng và lợi thế của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc thu hút
khách quốc tế thông qua hình thức du lịch ẩm thực
1.4.1. Vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, là một đầu mối giao
thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh
trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế. Nằm ở trung tâm Nam Bộ, giáp liền với
các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long- vựa lương thực lớn nhất cả nước, cung cấp cho
Thành phố Hồ Chí Minh nông sản tươi ngon, đẩy mạnh liên kết xuất khẩu các mặt
hàng nông lâm thủy sản của vùng. Thành phố còn là đầu mối giao thông quan trọng
của cả nước, là điểm cuối cùng của hệ thống đường nội địa. Với vị trí trung tâm
vùng Đông Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh cùng với Đồng Nai, Bình Dương và
Vũng Tàu tạo thành khu kinh tế trọng điểm của quốc gia, thu hút phần lớn vốn đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam. Một lợi thế nổi bật, nơi đây còn có sân bay quốc tế
Tân Sân Nhất, là cửa ngõ quốc tế quan trọng của cả nước ở miền Nam Việt Nam.
Hiện nay, đây là sân bay lớn nhất của Việt Nam về mặt diện tích lẫn công suất với
850 héc ta. Hiện nay, sân bay Tân Sơn Nhất là điểm dừng của nhiều chuyến bay
quốc tế. Và từ đây, du khách sẽ đón phương tiên khác nhau đến những điểm thăm
quan toàn quốc. Vì thế, với vị trí cửa ngõ quốc tế lớn nhất cả nước, thành phố Hồ
Chí Minh là điểm đến của hầu hết du khách khi đến Việt Nam.
Nằm trên tuyến đường du lịch quốc tế, thành phố Hồ Chí Minh là một điểm
đến không thể bỏ qua khi du khách đến với Đông Nam Á. Chiếm ở vị trí trung tâm
trong chương trình du lịch trọng điểm “ Bốn quốc gia, một điểm đến” liên kết giữa
bốn nước Lào, Campuchia, Việt Nam và Myanmar, du lịch thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng và du lịch các nước tiểu vùng sông Mê Kong nói chung đang hình thành
một chuỗi liên kết để trở thành một điểm đến hấp dẫn trong khu vực châu Á - Thái
Bình Dương, nơi có ngành du lịch phát triển năng động nhất thế giới.[11]
16
17
Ngoài ra, thời tiết ở đây cũng là một nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch
đến Thành phố Hồ Chí Minh. Theo ông Lã Quốc Khánh, phó giám đốc sở VH, TT
và DL Thành phố Hồ Chí Minh có nói:”Yếu tố khí hậu ấm áp của phương Nam là
một lợi thế để thu hút thêm lượng khách tiềm năng khu vực Đông Bắc Á, Bắc Âu.
Lượng khách này có thể đi ra các tỉnh phía Bắc nhưng vẫn phải về TPHCM”[21]
Như vậy, với lợi thế vị trí thuận lợi, là đầu mối giao thông của đất nước và
quốc tế, nằm trên tuyến đường du lịch quốc tế và khí hậu ấm áp, Thành phố Hồ Chí
Minh nắm giữ lợi thế nhất định trong việc thu hút khách du lịch đến đây.
1.4.2. Nền ẩm thực đặc trưng
Ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh là một đặc trưng tiêu biểu cho ẩm thực
Việt Nam – một loại “ẩm thực của sức khỏe” với hương vị đậm đà nhưng vẫn giữ
được hương vị tươi ngon của nguyên liệu. Món ăn ít dầu, mỡ hơn của Trung Quốc,
ít cay hơn của Thái Lan hay Hàn Quốc, ít thịt hơn các món ăn Châu Âu và luôn
được chế biến cầu kỳ, cẩn thận đảm bảo dễ tiêu hóa sau khi ăn. Trong chế biến cũng
như trang trí kết hợp gia vị cho các món ăn ứng dụng nguyên lý điều hòa âm –
dương. Nguyên liệu và thực phẩm chế biến các món ăn rất phong phú, đa dạng và
đều là sản vật của thiên nhiên. Với vị trí liền kề Đồng bằng sông Cửu Long - vựa
lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước, tất cả nguyên liệu chế biến món ăn ở đây
được nhập trực tiếp từ nguồn nguyên liệu tươi của miền nhiệt đới. Bên cạnh đó,
những gia vị để tạo ra các món ăn ngon cũng rất đa dạng, từ các loại rau (thơm,
húng, tía tô, hành…), các loại củ (gừng, riềng), các loại quả (thảo quả, me, xoài, cà
chua,…) đến các loại nước chấm (tương, nước mắm,…) đã tạo ra tính độc đáo của
món ăn.[15]
Bên cạnh đó, ẩm thực ở Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) vẫn mang nét
riêng của mình. Nằm ở vị trí trung tâm của vùng đất phương Nam trù phú, sản vật
dồi dào, nên món ăn Thành phố Hồ Chí Minh rất đa dạng. Đây cũng là nơi hội tụ
của cư dân từ mọi miền đất nước và cửa ngỏ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên
thành phố đã tiếp nhận thêm các dòng ẩm thực của cả nước và thế giới, chọn lọc
tinh hoa thành một nền ẩm thực phong phú và hấp dẫn. Ngày nay, du khách có thể
tìm thấy ở đây tất cả đặc sản Bắc, Trung, Nam hay quốc tế, theo đúng nguyên bản
và cả những món đã được cải biến phù hợp với khẩu vị của người miền Nam để
17
18
hương vị thêm phong phú, đậm đà. Chất Sài Gòn thường thể hiện ở vị ngọt, nhiều
rau xanh và nhiều thủy hải sản tươi sống. Chẳng hạn như món canh chua Sài Gòn
đã kết hợp cả cái chua - mặn của miền Bắc, cái cay nồng ớt tươi của miền Trung và
cái ngọt của miền Nam. Món bún bò Huế được "cải biên" để bớt cay, thêm ngọt,
thêm béo và thêm rau. Món bò bít tết của phương Tây thì mỏng hơn, chín hơn,
nhiều gia vị hơn và kèm rau sống, đồ chua nhiều hơn…[20]
Như vậy, có thể nói ẩm thực Sài Gòn vừa mang một nét đặc trưng, đậm đà
và phong phú của ẩm thực Việt Nam, vừa được cải biên phù hợp với khẩu vị của
miền Nam và du khách quốc tế.
1.4.3. Hình ảnh ẩm thực Việt Nam đối với du khách quốc tế
Ẩm thực Việt Nam rất nổi tiếng trên thế giới và được các chuyên gia ẩm thực
đánh giá cao. Món ăn của Việt Nam ít dầu, mỡ hơn của Trung Quốc, ít cay hơn của
Thái Lan hay Hàn Quốc, ít thịt hơn các món ăn Châu Âu và luôn được chế biến cầu
kỳ, cẩn thận đảm bảo dễ tiêu hóa sau khi ăn. Cuối tháng 11.2011, hãng thông tấn
CNN đã bình chọn phở cùng gỏi cuốn là một trong hai món ăn Việt Nam xếp trong
50 món ngon nhất thế giới. Theo mô tả của CNN, phở là một món nước, chế biến từ
bún gạo nấu với thịt bò hoặc gà, dùng kèm với vài loại rau thơm: “Mùi vị của nó thì
trên cả tuyệt vời, chứ không chỉ đơn thuần là hỗn hợp các thành phần nguyên liệu
cộng lại. Phở có mùi vị thơm ngon và hài hòa”. Còn với Yan Can Cook (Martin
Yan), vua đầu bếp người Trung Quốc nổi tiếng thế giới khi được hỏi, sẽ chọn món
ăn cuối cùng nào trước khi chia tay cuộc đời? Ông trả lời “Ăn một tô phở thật to và
đẹp với nhiều loại rau”. Chính vì thế, hơn 60% số lượng khách quốc tế khi được
hỏi về món ăn Việt Nam đều tỏ ra hài lòng và hứng thú. Nhiều du khách quốc tế
đến đây đã đánh giá “Việt Nam là thiên đường ẩm thực” với những món ăn đặc sắc,
hương vị thơm ngon không thể quên[15].
1.4.4. Sự quan tâm của chính quyền các cấp
Sự quan tâm của chính quyền các cấp có vai trò rất quan trọng trong việc
phát triển du lịch ở một địa phương. Ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch
Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã được sự quan tâm của Chính phủ và chính
quyền địa phương. Trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030” được Chính phủ phê chuẩn các chính sách bảo đảm mục
18
19
tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; chiếm tỷ trọng ngày càng
cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội[2]. Ngoài ra,
các cơ quan ban ngành ở Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra những hành động cụ
thể đẩy mạnh du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố đã tổ chức
chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh- 100 điều thú vị” nhằm đánh giá, chọn lựa
những sản phẩm du lịch mang tính độc đáo, hấp dẫn nhất để xây dựng những sản
phẩm du lịch mang tính chất điển hình để giới thiệu với du khách trong và ngoài
nước, nâng cao hình ảnh điểm đến TP.Hồ Chí Minh.[12]
Như vậy, du lịch Hồ Chí Minh nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp
Chính phủ và ban ngành địa phương. Đó là một động lực giúp du lịch Thành phố
Hồ Chí Minh và du lịch ẩm thực ở đây ngày càng phát triển.
1.4. Tiềm năng và lợi thế của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc thu hút
khách quốc tế thông qua hình thức du lịch ẩm thực
1.4.1. Vai trò, vị trí chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc
thu hút khách du lịch quốc tế
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung
tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Trong quá trình phát triển
và hội nhập, Thành phố Hồ Chí Minh luôn đóng vai trò đầu tàu, một trung tâm kinh
tế tài chính, thương mại dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất Việt Nam. Với tối
độ tăng trưởng kinh tế cao, về quy mô thành phố chỉ chiếm 0.6% diện tích và 8.3%
dân số nhưng đã góp trung bình 20.2% tổng sản phẩm quốc gia, 26.1% giá trị sản
xuất công nghiệp và 44% dự án đầu tư nước ngoài.
Đặc điểm văn hoá Sài Gòn xưa và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay là sự
thể hiện khá độc đáo bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam trong bối cảnh lịch sử –
không gian của khu vực phương Nam Tổ quốc ta. Có thể nói, thành phố Hồ Chí
Minh là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá trong quá trình lịch sử hình thành và
phát triển, có nền văn hoá mang dấu ấn của người Việt Nam, Hoa, Chăm, Khơ me,
Ấn… Và Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trong những trung tâm của cả nước
đón nhận những ảnh hưởng của văn hoá Pháp, Mỹ qua các giai đoạn thăng trầm của
đất nước. Đó là những như: bến Nhà Rồng, Bưu điện, Nhà hát lớn, đền Quốc Tổ, trụ
19
20
sở Uỷ ban nhân dân Thành phố, dinh Thống Nhất, chợ Bến Thành…, hệ thống các
ngôi chùa cổ như: chùa Giác Lâm, chùa bà Thiên hậu, Tổ Đình Giác Viên…; các
nhà thờ cổ như: Nhà thờ Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức…; là sự đa
dạng về tôn giáo, tín ngưỡng với hàng chục lễ hội văn hoá hàng năm đã tạo nên tính
thống nhất trong đa dạng văn hóa của mảnh đất phương Nam này. Trên từng con
đường, góc phố, địa danh của thành phố đề gắn liền với những danh nhân văn hoá -
lịch sử, những chiến công của một thành phố anh hùng. Thành phố có nhiều danh
lam thắng cảnh rất đẹp, địa danh - di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng như: Thảo Cầm
Viên, Đầm Sen, Suối Tiên, Hồ Kỳ Hoà, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, địa
đạo Củ Chi, đền tưởng niệm Bến Dược Củ Chi, chiến khu An Phú Đông, 18 thôn
Vườn Trầu, Hóc Môn Bà Điểm, Láng Le Bàu Cò, vườn thơm Bưng Sáu, “Căn cứ
nổi” rừng Sác, khu du lịch sinh thái Cần Giờ với nhiều hệ sinh thái có nhiều chủng
loại động thực vật…[27]
Trong lĩnh vực du lịch quốc tế, kể từ năm 1990 trở lại đây, doanh thu du lịch
của thành phố luôn chiếm từ 28% - 35% doanh thu du lịch của cả nước. Từ khi có
chính sách mở cửa, số khách du lịch, nhất là khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí
Minh đã tăng với tốc độ cao, từ chỗ có 180.000 khách quốc tế vào năm 1990, đến
nay đã có hàng triệu khách quốc tế mỗi năm, chiếm trên 50%- 70% lượng khách
quốc tế vào Việt Nam. Sự tăng trưởng nhanh của khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam và vào thành phố Hồ Chí Minh là kết quả của chính sách mở cửa và hội nhập
thế giới, sự cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du
khách, sự khuyến khích đầu tư nước ngoài mà thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa
phương đi đầu trong cả nước trong sự nghiệp đổi mới trong lĩnh vực đời sống xã
hội. Với hệ thống 11 viện bảo tàng, chủ yếu về đề tài lịch sử, Thành phố Hồ Chí
Minh đứng đầu Việt Nam về số lượng bảo tàng. Bảo tàng lớn nhất và cổ nhất là Bảo
tàng lịch sử Việt Nam với 30 nghìn hiện vật. Trong khi phần lớn khách du lịch thăm
Bảo tàng chiến tích chiến tranh là người nước ngoài thì bảo tàng thu hút nhiều
khách du lịch cả trong và ngoài nước nhất là bảo tàng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó,
nhiều công trình kiến trúc đẹp, như trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố, nhà hát lớn,
bưu điện trung tâm, bến Nhà Rồng, dinh Độc Lập và thư viện tổng hợp; các cao ốc,
khách sạn, trung tâm thương mại như Metropolitan, Saigon Trade Center… Các khu
20
21
vực nằm ngoài trung tâm như địa đạo Củ Chi, rừng ngập mặn Cần Giờ, vườn cò
Thủ Đức cũng là những điểm du lịch quan trọng. Thành phố Hồ Chí Minh còn là
trung tâm mua sắm và giải trí. Bên cạnh các phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trường,
sân khấu, thành phố có khá nhiều khu vui chơi như công viên Đầm Sen, Suối Tiên,
Thảo Cầm Viên, các khu mua sắm như chợ Bến Thành, Diamon Plaza,… Hệ thống
các nhà hàng, quán ăn cũng là một thế mạnh của du lịch thành phố. Trong tương lai,
thành phố sẽ phát triển về mọi mặt, trở thành một thành phố văn minh, hiện đại, có
tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á[7].
Tóm lại, với vị trí là trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội phía Nam, Thành
phố Hồ Chí Minh hội tủ tất cả những yếu tố để trở thành một điểm đến không thể
bỏ qua của du khách quốc tế khi đến với Việt Nam.
1.5.2. Vai trò của du lịch ẩm thực đối với du lịch ở Thành phố Hồ Chí
Minh
Văn hóa ẩm thực giúp Việt Nam xây dựng thương hiệu du lịch của mình.
Một quốc gia có ngành du lịch phát triển thì đều có một thương hiệu nổi tiếng để
định vị trên bản đồ du lịch thế giới. Việt Nam có nhiều tiềm năng song chưa có một
thương hiệu nào cụ thể cho ngành du lịch. Với văn hóa ẩm thực nổi tiếng thế giới,
du lịch ẩm thực hoàn toàn có thể giúp Việt Nam xây dựng nên thương hiệu du lịch
thế giới. Năm 2007, trong một cuộc hội thảo maketing diễn ra tại Thành phố Hồ Chí
Minh, ông Philp Kotler người được coi là một trong những nhà sáng lập trường phái
maketing hiện đại của thế giới đã từng có gợi ý khuyên “Việt Nam nên trở thành
bếp ăn của thế giới”. Và trong cuộc hội thảo do Bộ VH, TT và DL tổ chức để lấy ý
kiến các doanh nghiệp du lịch phục vụ công tác quản lý nhà nước, ông Quốc Kỳ -
Tổng giám đốc Công ty Du lịch VietTravel có ý kiến là nên có chương trình cụ thể
nghiên cứu về khả năng cung cấp, phát triển của ẩm thực Việt để từ đó xây dựng
thương hiệu cho ngành du lịch theo lời khuyên của các chuyên gia. Có thể nói việc
khai thác du lịch ẩm thực như một thương hiệu du lịch ở Việt Nam nói chung và
Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là một sự cần thiết để khai thác thế mạnh văn hóa
ẩm thực phong phú nhằm đưa thương hiệu du lịch Việt Nam đến tất cả du khách
quốc tế.
21
22
Về khía cạnh kinh tế, phát triển du lịch ẩm thực ở Thành phố Hồ Chí Minh
không những đẩy mạnh dịch vụ du lịch mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Du
lịch quốc tế tạo nguồn thu ngoại tệ ổn định và vững chắc cho nền kinh tế quốc dân
nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Du lịch quốc tế là hoạt động xuất
khẩu vô hình rất hiệu quả, khi mà du khách quốc tế có xu hướng tiêu dùng nhiều
hơn mức tiêu dùng trung bình của họ, trong đó sử dụng chủ yếu đồng ngoại tệ để
thanh toán. Riêng ngành kinh doanh ẩm thực, các chuyên gia đã tổng kết khi GDP
tăng 1% thì doanh thu của ngành dịch vụ phục vụ món ăn và đồ uống tăng thêm
1,5%. Đối với ngành du lịch, chi phí cho thức ăn, đồ uống trong tổng chi phí của
chuyến đi du lịch khoảng từ 18-20%. Tại Mỹ, doanh thu từ dịch vụ phục vụ thức ăn,
đồ uống tại các khách sạn lớn chiếm 30% trong tổng doanh thu [6]. Điều quan
trọng, các dịch vụ này là nơi “xuất khẩu tại chỗ” và làm gia tăng giá trị của các sản
phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ hải sản và công nghiệp chế biến thực phẩm.
Theo kết quả nghiên cứu, dịch vụ phục vụ ăn, uống làm gia tăng giá trị của các sản
phẩm trên tới 300% và thu được lợi nhuận từ 40-50% trong tổng doanh thu [3]. Như
vậy, có thể thấy phát triển du lịch quốc tế thông qua hình thức cung cấp các dịch vụ
ẩm thực không chỉ đem lại lợi nhuận cao, tạo thị trường và gia tăng giá trị cho các
sản phẩm nông nghiệp mà còn là phương pháp quảng bá về hình ảnh của dân tộc rất
quan trọng.
Phát triển du lịch quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức du
lịch ẩm thực là phương hướng, sách lược đúng đắn để củng cố thương hiệu và nâng
cao năng lực cạnh tranh của Thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh mặc dù là nơi thu
hút 50 – 70% khách du lịch quốc tế của ngành du lịch Việt Nam, nhưng song hành
với xu thế phát triển du lịch không ngừng trên thế giới, nhiều địa phương với tiềm
năng du lịch dồi dào ở Việt Nam từ lâu đã xúc tiến những chiến lược xây dựng
ngành du lịch một cách nghiêm túc và có đầu tư vào chiều sâu. Hầu hết địa phương
này sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa đặc sắc, đó là cơ sở xây
dựng nên nền du lịch phong phú với các hình thức du lịch biển đảo, du lịch văn hóa,
du lịch cồng chiên,… So sánh với những địa phương này, sản phẩm du lịch ở Thành
phố Hồ Chí Minh đã quá quen thuộc, không còn yếu tố bất ngờ. Do vậy, phát triển
du lịch ẩm thực tại Thành phố Hồ Chí Minh là lựa chọn đúng đắn để Thành phố Hồ
22
23
Chí Minh củng cố vị trí của mình trong ngành du lịch Việt Nam và xây dựng hình
ảnh du lịch Hồ Chí Minh trong mắt du khách quốc tế.
1.6. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về thu hút khách du lịch
quốc tế theo hình thức du lịch ẩm thực
1.6.1. Kinh nghiệm của Úc
Úc chính là quốc gia được đánh giá cao nhất trong việc phát triển du lịch văn
hóa ẩm thực. Kể từ năm 2000, Ủy ban Du lịch Úc đã cung cấp dịch vụ tư vấn để hỗ
trợ cho việc tiếp thị tại các điểm đến khác nhau trong chiến lược phát triển ngành du
lịch văn hóa ẩm thực. Du lịch văn hóa ẩm thực tại đất nước này cũng rất phát triển
nhờ vào sự sáng tạo trong nghệ thuật ẩm thực, những sản vật địa phương phong phú
cũng như những loại rượu vang trứ danh.
Úc nổi tiếng với các đồ ăn tươi ngon và rượu vang được cả thế giới ca ngợi.
Hàng năm hầu hết tất cả các thành phố đều tổ chức lễ hội ẩm thực và rượu vang.
Tới thăm dịp Lễ Hội Ẩm Thực và Rượu Vang Melbourne để thưởng thức hương vị
của mùa thu; hay Lễ Hội Great Barrier Feast để thưởng thức hải sản tươi sống của
Úc. Đào nấm truffle ở Tây Úc hay Canberra. Hơn thế nữa, du khách cũng có thể
nếm thử những đặc sản của Thung Lũng Hunter tại lễ hội Long Lunch ở Lovedale
trong tháng 5 hay Tháng ẩm Thực và Rượu Vang ở Thung Lũng Hunter vào tháng
6, cũng trong tháng này, lễ Hội Ẩm Thực, Rượu Vang và Lễ Hội Sustainability
cũng được tổ chức cho khách nếm thử,… Lễ Hội Ẩm Thực và Rượu Vang của
Melbourne diễn ra vào tháng 3, đây cũng là nơi tổ chức sự kiện Bữa Ăn Trưa Dài
Nhất Thế Giới và tham dự các lớp học với những đầu bếp, người nấu rượu và pha
cocktail hàng đầu,…
Bên cạnh đó, chủ của những nhà hàng được đánh giá tốt nhất Úc đã đề xuất
với Trung tâm du lịch New South Wales ý tưởng để có thể phát triển du lịch văn
hóa ẩm thực tại đây, đó là tiếp thị Sydney như một khu vực ẩm thực nhằm chia sẻ
kỹ thuật nấu nướng của những đầu bếp hàng đầu của Úc ở nước ngoài. Chiến lược
của các đầu bếp Úc cũng đã rất thành công và ngày càng có nhiều khách du lịch đến
Úc để thử các món ăn độc đáo của đất đất nước này. Từ đó, một khách hàng đã viết
một bài báo giới thiệu nhà hàng và tiếp tục lui tới Úc để nhận xét về nhiều nhà hàng
khác sau khi bị chinh phục hoàn toàn bởi các món ăn tại đây.
23
24
Việc quảng bá ẩm thực Úc cũng đã được thực hiện rất thành công thông qua
các Lễ hội Rượu vang và Ẩm thực được Tổng Lãnh sự quán Úc tổ chức tại một số
nước trên thế giới, đây là dịp để du khách thập phương tìm hiểu nét phong phú và
đa dạng của ẩm thực Úc. Lễ hội này đã từng được tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh, với
khoảng 200 loại rượu vang Úc và rất nhiều món ăn độc đáo được triển lãm tại lễ
hội. [26]
1.6.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan đã thực hiện khá thành công đối với
sản phẩm du lịch ẩm thực. Hiện ẩm thực Thái Lan đã trở nên khá phổ biến trên toàn
thế giới với hệ thống nhà hàng Thaifood. Nếu như năm 2005, có khoảng 9.500 nhà
hàng Thaifood thì đến năm 2008, hệ thống này đã mở rộng lên khoảng 20.000 nhà
hàng.
Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Thái Lan được coi là điểm mấu chốt của
sự thành công và đưa ngành công nghiệp du lịch nước này trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn trong sự phát triển kinh tế xã hội của Thái Lan. Trong hoạt động xúc tiến,
quảng bá hình ảnh Du lịch Thái Lan, Chính phủ Thái Lan rất chú trọng việc quảng
bá ẩm thực Thái ra nước ngoài và xem đây như là một giải pháp có tầm quan trọng
trong phát triển du lịch. Trong nhiều năm qua, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện
hàng loạt các chiến dịch xây dựng quảng bá thương hiệu quốc gia như: Bangkok
Fashion City, Health Hub of Asia và một trong những chiến dịch này tập trung
riêng để quảng bá nền ẩm thực Thái Lan mang tên Thailand - Kitchen to the World
(Thái Lan - bếp ăn của thế giới) được thực hiện từ năm 2005 – 2010 trên quy mô
toàn cầu và cả trong nước.
Bộ Giáo dục và Bộ Lao động Thái Lan đã phối hợp đào tạo đầu bếp phục vụ
trong các nhà hàng của Thái Lan ở nước ngoài. Số đầu bếp này có trách nhiệm mở
rộng ảnh hưởng văn hoá ẩm thực Thái Lan ở các nước. Các hoạt động hỗ trợ từ
Chính phủ bao gồm: cấp giấy Chứng nhận “Tiêu chuẩn chất lượng được thế giới
công nhận” cho chuỗi nhà hàng mang tên “Thai Brand”, mở trường dạy nghề nấu ăn
“món Thái đích thực” để đào tạo bếp trưởng cho các nhà hàng Thái trên thế giới;
hướng dẫn và tháo gỡ những thủ tục về hàng rào thương mại đối với thức ăn Thái
nhập vào các nước, thủ tục nhập cảnh, giấy phép lao động cho các đầu bếp Thái
24
25
Lan, các cơ quan xúc tiến lập Hiệp hội nhà hàng Thái ở hải ngoại và hãng hàng
không Thái giảm cước phí tối đa khi vận chuyển nguyên phụ liệu nấu món ăn Thái.
Với việc mở các nhà hàng Thái đã mang hương vị Thái đến tận những người ít quan
tâm tới đất nước này nhất, buộc họ phải chú ý và nảy sinh nhu cầu đi du lịch Thái
Lan. [18]
1.6.3. Bài học đối với Việt Nam
Qua việc tìm hiểu kinh nghiệm của một số địa phương quốc tế, bài học kinh
nghiệm cho Thành phố Hồ Chí Minh có thể rút được như sau:
Thứ nhất, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp Nhà nước, cơ quan chức năng từ
Trung ương đến địa phương là bắt buộc để xây dựng hình ảnh ẩm thực Việt Nam.
Từ đó, đề ra các chính sách quốc gia, chiến lược mang tính dài hạn và kế hoạch cụ
thể. Điều đó cần được sự chỉ đạo từ Chính phủ và Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch
và sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền đại phương.
Thứ hai, cần lập ra chương trình xúc tiến, quảng bá ẩm thực Việt Nam cụ
thể. Cơ quan địa phương cần đưa ra chương trình cụ thể nhằm quảng bá thương
hiệu ẩm thực Việt Nam trên cách kênh du lịch thế giới và thực hiện các chương
trình quảng bá cụ thể ở các thị trường tiềm năng.
Thứ ba, nhận định đúng đắn thế mạnh của ẩm thực Việt Nam và ẩm thực
Thành phố Hồ Chí Minh để phát huy thế mạnh đó. Đây là nguyên liệu quan trọng
để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng, vừa phù hợp với văn hóa địa phương, vừa
đa dạng, độc đáo, đủ sức thu hút đối với du khách nước ngoài.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu về thu hút khách du lịch
quốc tế thông qua hình thức du lịch ẩm thực, bao gồm các khái niệm và phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch ẩm thực. Chương 1 cũng là
chương cung cấp thông tin về vai trò, vị trí chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh
trong định hướng chung của ngành du lịch Việt Nam, tính cấp thiết phải phát triển
du lịch ẩm thực ở địa phương này. Bên cạnh đó là cách bài học phát triển du lịch ẩm
thực của các nước trên thế giới. Đây là những tiền đề đầu tiên nhất làm cơ sở cho
việc phân tích thực trạng phát triển du lịch ẩm thực trong những năm qua tại Thành
25