Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.94 KB, 35 trang )

Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
LỜI MỞ ĐẦU
Theo các chuyên gia ngân hàng, trong 36 loại rủi ro hoạt động tài chính
ngân hàng thì rủi ro thanh khoản là được xem là rủi ro nguy hiểm nhất, nó có thể
dẫn đến tình trạng khánh kiệt tài chính hay thậm chí là phá sản. Kinh doanh trong
lĩnh vực này chẳng ai mà không biết bài học vỡ lòng ấy nhưng không ít trường
hợp vì lòng tham, vì đảm bảo lợi nhuận cao nhất khi cam kết với các cổ đông. Từ
đó họ chọn những danh mục đầu tư rủi ro cao và khi rủi ro đầu từ xuất hiện, rủi ro
thanh khoản đã đến mức báo động.
Một điều cần lưu ý, rủi ro thanh khoản trong ngân hàng không chỉ liên quan
đến một ngân hàng thương mại mà còn liên quan đến cả hệ thống ngân hàng, vì
vậy rủi ro thanh khoản còn có một phần trách nhiệm của ngân hàng trung ương
nhằm ổn định tính thanh khoản trong cả hệ thống.
Tất nhiên, sẽ chẳng có một chuẩn mực hay tỷ lệ mang tính “khuôn vàng ,
thướt ngọc” trong mối tương quan giữa tài sản “nhiều rủi ro” và “ít rủi ro”. Mà chỉ
có những chỉ số đo lường mức độ thanh khoản ở mức bình quân hoặc theo thông
lệ ở từng thị trường, đồng thời cũng có sự khác biệt giữa các nhóm ngân hàng nhỏ
và nhóm ngân hàng lớn.
Vậy thì quản lý thanh khoản của nhóm ngân hàng nhỏ và lớn sẽ có sự khác nhau
như thế nào? Tình hình thanh khoản tại ngân hàng nhỏ hiện nay ra sao? Giải pháp
nào sẽ tốt cho quản lý thanh khoản của nhóm ngân hàng nhỏ? Đó chính là nội
dung chính của chuyên đề chúng tôi nghiên cứu.
SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 1
Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
KẾT LUẬN
Lịch sử ngành ngân hàng trên thế giới đã trải qua hàng mấy trăm năm.
Trong quãng thời gian ấy, loài người đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của
ngành ngân hàng nhưng cũng không ít những lần thất bại. Ngân hàng thương
mại là một định chế tài chính trung gian, luôn kinh doanh bằng tiền của người
khác: vay của công chúng, các TCTD, ngân hàng trung ương trong và ngoài nước.
Do vậy, sự sụp đổ của bất kỳ ngân hàng nào, nếu không được xử lý thông minh và


khéo léo đều có thể lan nhanh và kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng
thương mại khác. Cùng với bước thăng trầm trong hệ thống ngân hàng, lý
thuyết về quản trị thanh khoản đã phát triển không ngừng và bổ sung cho phù hợp
với thực tiễn biến động. Vấn đề ở chỗ không phải sự thành công được mang lại từ
việc thực thi chiến lược quản trị thanh khoản này ở một ngân hàng này cũng đem
lại sự thành công tương tự cho một ngân hàng khác. Đó là điều mà những nhà
hoạch định chiến lược quản trị nói chung và quản trị thanh khoản nói riêng của các
ngân hàng cần phải quan tâm.
SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 2
Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Peter S. Rose, Commercial bank management, (Bản dịch của Đại học Kinh
tế quốc dân Hà Nội), Nhà xuất bản Tài chính, 2001, trang 415-451.
2. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên), Quản trị Ngân hàng thương mại
hiện đại, Nhà xuất bản Phương Đông, 2010, trang 199-229.
3. Website:
/> /> /> />SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 3
Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản:
Thanh khoản là những tài sản có tính lỏng cao, tức là có khả năng đáp ứng
nhu cầu thanh toán, giải tỏa được cao nhu cầu thanh toán.
Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức
thời (the short-run ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản
tín dụng đã cam kết.
Như vậy, thanh khoản có các đặc điểm sau:
- Tính lỏng, tính linh hoạt của tài sản,
- Khả năng chuyển hóa các loại tài sản thành tiền,
- Khả năng đáp ứng nhu cầu chi trả với chi phí hợp lý.
Loại tài sản nào chuyển hóa thành tiền nhanh với chi phí thấp, tài sản đó có

tính thanh khoản cao. Loại tài sản nào chuyển hóa thành tiền chậm hơn, chi phí
cao hơn, thì tài sản đó có tính thanh khoản thấp hoặc không có tính thanh khoản.
Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung
ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ
nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp
ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền
mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.
1.2 Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro thanh khoản:
Thanh khoản có vấn đề của một ngân hàng có thể do các nguyên nhân cơ
bản sau đây:
- Ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá
nhân và định chế tài chính khác; sau đó chuyển hoá chúng thành những tài
sản đầu tư dài hạn. Cho nên, đã xãy ra tình trạng mất cân đối về kỳ hạn
giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, mà thường gặp là dòng tiền thu về từ tài
sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền chi ra để trả các khoản tiền gửi đến hạn.
SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 4
Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
- Sự thay đổi của lãi suất có thể tác động đến cả người gửi tiền và người
vay vốn. Khi lãi suất giảm, một số người gửi tiền rút vốn khỏi ngân hàng để
đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn; còn những người đi vay tích cực
tiếp cận các khoản tín dụng vì lãi suất đã thấp hơn trước. Như vậy, rốt cuộc
lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Hơn
nữa, những xu hướng của sự thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị
trường của các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán để tăng thêm nguồn
cung thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thị
trường tiền tệ.
- Do ngân hàng có chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù
hợp và kém hiệu quả như: các chứng khoán đang sở hữu có tính thanh
khoản thấp, dự trữ của ngân hàng không đủ cho nhu cầu chi trả, chưa có
phương án dự phòng hữu hiệu khi có hiện tượng mức tiền gửi suy giảm đột

biến…
- Do hoạt động kinh doanh của ngân hàng không có hiệu quả hoặc bị
thua lỗ kéo dài. Đây là nguyên nhân quan trọng, vì bắt nguồn từ hoạt động
kinh doanh, khiến người dân mất lòng tin, hoài nghi và lo sợ bị mất vốn.
Hậu quả của rủi ro thanh khoản:
- Ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng khó khăn tài chính triền mien và ngày
càng nghiêm trọng.
- Nguồn vốn tiền gởi sẽ bị sụt giảm một cách có hệ thống
- Giảm hiệu quả kinh doanh do phải đối phó với tình trạng thiếu hụt
thanh khoản
- Uy tín các ngân hàng bị giảm sút và có nguy cơ bị đình chỉ giao dịch
hoặc bị phá sản.
1.3 Cung và cầu về thanh khoản:
Yêu cầu thanh khoản của một ngân hàng có thể được xem xét bằng mô hình
cung - cầu về thanh khoản.
SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 5
Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
Cung về thanh khoản: là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của
ngân hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng.
Nguồn cung quan trọng nhất là tiền gửi bổ sung của khách hàng trên tài
khoản mới cũng như trên những tài khoản hiện tại.
Cầu về thanh khoản: là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động của ngân
hàng, các khoản làm giảm quỹ của ngân hàng.
Cầu về vốn khả dụng xuất hiện từ 2 nguồn chính: (1) Khách hàng rút vốn
khỏi tài khoản tiền gửi và (2) Yêu cầu tín dụng từ những khách hàng mà ngân
hàng mong muốn đáp ứng, có thể dưới hình thức một món vay mới, tái gia hạn
những hợp đồng tín dụng đến hạn, hay rút vốn theo hạn mức tín dụng.
Bảng: Cung và cầu thanh khoản trong ngân hàng
Nguồn cung vốn thanh khoản Nguồn cầu thanh khoản
Tiền gửi của khách hàng Khách hàng rút tiền từ tài khoản

Doanh thu từ việc bán các dịch vụ phi
tiền gửi
Yêu cầu vay vốn từ những khách
hàng chất lượng tín dụng cao
Thanh toán nợ của khách hàng Thanh toán các khoản vay phi tiền gửi
Bán tài sản Chi phí bằng tiền và thuế xuất hiện
trong quá trình sản xuất và cung cấp
dịch vụ
Vay từ thị trường tiền tệ Thanh toán cổ tức bằng tiền
Nguồn: Peter S. Rose, Commercial bank management, (Bản dịch của Đại học
Kinh tế quốc dân Hà Nội), Nhà xuất bản Tài chính, 2001, trang 416
1.4 Đánh giá trạng thái thanh khoản:
Trạng thái thanh khoản ròng NPL (net liquidity position) của một ngân
hàng được xác định như sau:
NPL = Tổng cung về thanh khoản - Tổng cầu về thanh khoản
Có ba khả năng có thể xảy ra sau đây:
SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 6
Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
Thặng dư thanh khoản: Khi cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản
(NPL>0), ngân hàng đang ở trạng thái thặng dư thanh khoản. Nhà quản trị ngân
hàng phải cân nhắc đầu tư số vốn thặng dư này vào đâu để mang lại hiệu quả cho
tới khi chúng cần được sử dụng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai.
Nếu thừa với số tiền lớn, ngân hàng phải có biện pháp khắc phục để giảm
thặng dư thanh khoản:
- Đầu tư tài chính ngắn hạn: mua chứng từ có giá trên thị trường mở,
đầu tư vào các công cụ của thị trường tiền tệ
- Cho vay trên thị trường tiền tệ, thông qua thị trường liên ngân hàng
- Chuyển đổi dự trữ sơ cấp thành dự trữ thứ cấp qua việc mua Tín phiếu
Kho bạc, Tín phiếu Ngân hàng trung ương.
Thâm hụt thanh khoản: Khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản

(NPL<0), ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thâm hụt thanh khoản. Nhà quản
trị phải xem xét, quyết định nguồn tài trợ thanh khoản lấy từ đâu, bao giờ thì có và
chi phí bao nhiêu.
Nếu thiếu hụt với số lượng lớn, ngân hàng phải có biện pháp khắc phục
ngay như sau:
- Cơ cấu lại dự trữ cho hợp lý: chuyển đổi dự trữ thứ cấp thành dự trữ
sơ cấp (bán những công cụ tài chính với phương thức giao dịch hợp lý),
chuyển đổi khoản mục đầu tư theo hướng bán chứng từ có giá dài hạn, lấy
tiền mua chứng từ có giá ngắn hạn
- Tăng cường huy động vốn bằng chính sách lãi suất (tăng lãi suất tiết
kiệm, áp dụng lãi suất bậc thang…), khuyến mãi, dự thưởng…
- Đi vay trên thị trường tiền tệ: vay NHNN (cầm cố chứng từ có giá,
vay chiết khấu hoặc tái chiết khấu có kỳ hạn, vay lại theo hồ sơ tín dụng),
vay các tổ chức tín dụng khác thông qua thị trường liên ngân hàng
SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 7
Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
Cân bằng thanh khoản: Khi cung thanh khoản cân bằng với cầu thanh
khoản (NPL=0), tình trạng này được gọi là cân bằng thanh khoản. Tuy nhiên, đây
là tình trạng rất khó xảy ra trên thực tế.
1.5 Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản:
1.5.1 Duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng
cho kinh doanh (tùy thuộc vào chiến lược thanh khoản) sao cho phù hợp
với đặc điểm hoạt động của ngân hàng.
1.5.2 Đảm bảo về tỷ lệ khả năng chi trả:
Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay
Tỷ lệ về khả năng chi trả =
Tài sản “Nợ” phải thanh toán ngay
- Tỷ lệ tối thiểu 15% giữa giá trị các tài sản “Có” có thể thanh toán
ngay và các tài sản “Nợ” sẽ đến hạn thanh toán.
- Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay

trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản “Nợ” phải
thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo.
(Tham khảo chi tiết tại khoản điều 12 Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày
20/5/2010).
1.5.3 Sử dụng các phương pháp dự báo thanh khoản:
Có bốn phương pháp dự báo thanh khoản: Phương pháp tiếp cận nguồn
vốn và sử dụng vốn; Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn; Phương pháp xác
định xác suất mỗi tình huống và Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản.
Trong phạm vi của đề tài, nhóm chỉ tập trung phân tích thanh khoản
thông qua các hệ số. Nên nhóm xin trình bày chi tiết phương pháp tiếp cận chỉ
số thanh khoản.
SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 8
Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
Phương pháp này dựa trên cơ sở kinh nghiệm riêng có của ngân hàng và các
chỉ số trung
bình

trong
ngành. Năm chỉ số thanh khoản sau thường được sử dụng:

Tiền mặt + tiền gửi tại các định chế tài chính
 Trạng thái tiền mặt =
Tài sản “Có”
Chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng có khả năng xử lý các tình huống
thanh khoản tức thời. Trạng thái tiền mặt phụ thuộc vào:
 Các yếu tố mà ngân hàng có thể kiểm soát được:
- Nhóm yếu tố làm tăng quỹ tiền tệ: Bán chứng khoán, nhận lãi
chứng khoán; vay qua đêm, phát hành chứng chỉ tiền gửi hay nhận tiền gửi
khách hàng; những khoản tín dụng đã đến hạn thu hồi.
- Nhóm yếu tố làm giảm quỹ tiền tệ: Mua chứng khoán, trả lãi tiền

gửi; khách hàng rút tiền theo định kỳ; trả nợ vay đến hạn; cho vay qua đêm;
thanh toán phí dịch vụ cho ngân hàng khác.
 Các yếu tố mà ngân hàng không thể kiểm soát được:
- Nhóm yếu tố làm tăng quỹ tiền tệ: Những khoản tiền nhận được
từ nghiệp vụ thanh toán bù trừ; các khoản thuế thu hộ, tiền mặt trong quá
trình thu (tiền đang chuyển).
- Nhóm yếu tố làm giảm quỹ tiền tệ: Các khoản phải trả trong
nghiệp vụ
thanh toán tiền mặt; thuế phải thanh toán cho ngân sách; khách hàng rút
tiền
gử
i
trước hạn.
Chứng khoán CP
 Chứng khoán có tính thanh khoản =
Tài sản
“Có”
Tỷ lệ chứng khoán chính phủ càng cao, trạng thái thanh khoản càng tốt.
Tổng cho vay qua đêm - tổng nợ qua đêm
 Vị trí thanh khoản =
cho vay qua đêm Tài sản
“Có” Khả
năng thanh khoản tăng khi chỉ số này tăng.
SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 9
Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
Giá trị chứng khoán đã cầm cố
 Tỷ số chứng khoán cầm cố =
Tổng giá trị chứng khoán
Khả năng thanh khoản tăng khi chỉ số này giảm.
Tiền gửi giao dịch

 Tỷ số thành phần tiền biến động =
Tổng số tiền gửi
Tỷ số này giảm thể hiện yêu cầu thanh khoản giảm vì tính ổn định của tiền gửi
tăng.
 Thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là vấn đề thường xuyên,
then chốt quyết định đến sự tồn tại của các ngân hàng. Trong thời gian qua, khi
Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, tính thanh khoản của
các ngân hàng thương mại Việt Nam đã gặp khó khăn nhất định. Sau đây chúng
tôi sẽ phân tích nhóm tính thanh khoản trong nhóm ngân hàng nhỏ.
SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 10
Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
PHẦN 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THANH KHOẢN CỦA
NHÓM CÁC NGÂN HÀNG NHỎ (giai đoạn 2007 – 2009)
2.1Bức tranh tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam:
2.1.1 Bức tranh tổng quan
Năm 1989, hệ thống ngân hàng Việt Nam được chuyển đổi từ hệ thống
ngân hàng một cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ngân hàng thực
hiện cả chức năng của ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương, sang hệ
thống ngân hàng hai cấp có định hướng thị trường hơn. Các chi nhánh ngân hàng
nước ngoài được phép tham gia vào thị trường từ năm 1994.
Vào giữa những năm 1990, Việt Nam bắt đầu cải cách hệ thống ngân hàng,
ở cả cấp độ Ngân hàng Nhà nước và cấp độ ngân hàng thương mại.
Ở cấp độ Ngân hàng Nhà nước, các hoạt động cải cách được thực hiện để
hoàn thiện hơn nữa khuôn khổ pháp lý và tạo thuận lợi cho hoạt động ngân hàng.
Cơ chế quản lý của ngân hàng trung ương đã được cải thiện đáng kể thông qua
việc xoá bỏ các kiểm soát trực tiếp và can thiệp vào hoạt động của các ngân hàng
thương mại, để tạo thêm quyền tự chủ và nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng
thương mại trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh của ngân hàng mình.
Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng cũng được cải thiện. Luật Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam đã được ban hành thay

thế các pháp lệnh về ngân hàng ít tiên tiến hơn. Các văn bản pháp lý hỗ trợ khác
cũng được ban hành để đáp ứng với sự phát triển mới của hệ thống ngân hàng và
toàn bộ khu vực tài chính.
Ở cấp độ ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại nhà nước
được khuyến khích hoạt động theo hướng thương mại hơn. Các khoản nợ xấu có
nguồn gốc từ trước đã được phân loại và xử lý thông qua một số chương trình xử
lý nợ trên phạm vi cả nước. Cho vay theo chỉ định và cho vay chính sách đã bắt
đầu được tách khỏi các hoạt động thương mại với sự ra đời của Ngân hàng người
nghèo tiền thân của Ngân hàng chính sách hiện nay, và sự ra đời của Quỹ hỗ trợ
phát triển nay là Ngân hàng phát triển. Các ngân hàng thương mại cổ phần được
SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 11
Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
củng cố để vượt qua những khó khăn và sự đổ vỡ vào những ngày đầu mới thành
lập. Quản trị ngân hàng cũng đã được cải thiện với việc ban hành mẫu điều lệ mới
cho các ngân hàng thương mại cổ phần. Cũng có vài vụ sáp nhập bắt buộc để loại
bỏ những ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ không có khả năng tồn tại. Kết quả,
quan niệm thương mại trong hệ thống ngân hàng đã được tăng cường, khu vực
ngân hàng đã được củng cố và Việt Nam đạt được sự ổn định tài chính kể cả khi
khu vực xãy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997.
Vào đầu năm 2001, Việt Nam tiếp tục thực hiện một chương trình cải cách
hệ thống ngân hàng toàn diện được tiến hành trong nhiều năm nhằm tăng cường
khuôn khổ thể chế, giám sát và quản lý cho một khu vực ngân hàng hiệu quả hơn;
đa dạng hoá khu vực ngân hàng thông qua phát triển thị trường vốn; nâng cao tính
minh bạch và tự chịu trách nhiệm của khu vực tài chính; cải thiện năng lực tài
chính của hệ thống ngân hàng; áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào hoạt động ngân
hàng; xây dựng các chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại hoạt động
trên cơ sở thương mại hơn. Mục đích chính của chương trình cải cách là nâng cao
năng lực cạnh tranh cho từng ngân hàng trong nước và toàn bộ hệ thống để chuẩn
bị hội nhập quốc tế.
Tính đến nay, tổng số ngân hàng tại Việt Nam là 149 ngân hàng, gồm 05

NHTM Nhà nước, 1 NH chính sách Xã hội, 37 NHTM cổ phần, 6 ngân hàng
100% vốn nước ngoài, 05 NH liên doanh, 48 chi nhánh NH nước ngoài, 47 VPĐD
Ngân hàng nước ngòai tại Việt Nam (theo www.sbv.com.vn).
Trong số 37 NHTM cổ phần, có 14 NHTM có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ trở
lên, 14 NHTM có vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đến dưới 3.000 tỷ, 09 NHTM có vốn
điều lệ 1.000 tỷ. Như vậy, còn tồn tại 23 NHTM có mức vốn điều lệ chưa đạt mức
vốn pháp định 3.000 tỷ (theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ) và 09
ngân hàng có vốn điều lệ dưới.
2.1.2 Tác động của điều kiện kinh tế vĩ mô đến hoạt động của hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam:
SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 12
Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
Giai đoạn 1998-2001, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt thấp, dưới
7%/năm. Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp kích cầu nhằm đưa nền kinh tế
thoát khỏi thời kỳ suy giảm. Không thể phủ nhận những thành công được mang lại
từ chính sách đó. Nhưng nguyên nhân của mức tăng giá “chóng mặt” năm 2004 là
do cầu kéo, có thể được giải thích một phần từ việc thực thi chính sách được đề cập
trên đây.
Tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP năm 2004 ở mức 9,5% và 7,7%.
Có lẽ không thể chấp nhận mức lạm phát cao trong khi tốc độ tăng trưởng GDP đạt
thấp như vậy, cho nên ngay từ giữa tháng 01 năm 2005, Ngân hàng Nhà nước đã
nâng lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp
tục nâng hai loại lãi suất trên cùng với lãi suất cơ bản. Tổng cộng trong năm 2005,
Ngân hàng Nhà nước đã ba lần nâng lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn, hai lần nâng
lãi suất cơ bản. Với động thái này, tỷ lệ lạm phát cuối năm 2005 và 2006 lần lượt là
8,4% và 6,6%.
Tuy nhiên, năm 2007 lại chứng kiến áp lực tăng giá tương tự năm 2004. Tình
hình có vẻ phức tạp hơn khi nền kinh tế Việt Nam đã thực sự bước vào sân chơi lớn
WTO. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2007 lên đến
20,3 tỷ USD, tăng 69,3% so với năm 2006. Cùng với vốn đầu tư trực tiếp, dòng vốn

gián tiếp cũng đang đổ vào thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản thông
qua các quỹ đầu tư nước ngoài.
Khi có lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn vào thị trường trong nước đã gây
sức ép lên tỷ giá hối đoái. Ngân hàng Nhà nước đã phải tung tiền đồng ra để mua
ngoại tệ nhằm giữ tỷ giá ở mức có lợi cho xuất khẩu. Và để giảm nguy cơ lạm phát,
Ngân hàng Nhà nước lại tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để thu hồi lượng cung tiền đã
phát hành. Giải pháp được lựa chọn trong tình huống này là tăng tỷ lệ dự trữ bắt
buộc lên gấp đôi ở các loại tiền gửi và kỳ hạn. Ngân hàng Nhà nước cho rằng, với
giải pháp đó sẽ kiềm chế được cơn tăng giá. Thế nhưng, cuối năm 2007, tỷ lệ lạm
phát ở mức “kỷ lục” 12,63% và 4 tháng đầu năm 2008 là 11,6%.
SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 13
Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
Trước tình hình khá nghiêm trọng như vậy, Ngân hàng Nhà nước thực hiện
hàng loạt biện pháp mạnh như nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 11%, phát hành tín
phiếu bắt buộc tổng trị giá 20.300 tỷ đồng, thay đổi cơ chế điều hành và tăng lãi
suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn.
Kết quả của những biện pháp mạnh nêu trên đã dẫn đến những diễn biến
phức tạp trên thị trường tiền tệ những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008. Có
thể có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về kết quả từ chính sách tiền tệ thắt chặt
được Ngân hàng Nhà nước thực thi trong giai đoạn này (tính đến trước thời điểm
Ngân hàng Nhà nước bắt đầu hạ lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam từ 14%/năm
xuống 13%/năm). Tuy nhiên, kiểm soát được lạm phát là điều đáng được ghi nhận
cho chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, góp phần vào thành công chung
của Công văn số 319/TTg-KTTH, ngày 03/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát năm 2008.
Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nền kinh tế Mỹ từ cuối năm 2007 và năm 2008
đã khiến hàng trăm tỷ USD đã tiêu tan và sự lây lan này vẫn chưa chấm dứt. Việt
Nam cũng chịu ảnh hưởng nhất định từ cuộc khủng hoảng trên, khi mà nền kinh tế
trong nước ngày càng hội nhập đầy đủ và sâu rộng hơn vào kinh tế khu vực và thế
giới. Chính sách thắt chặt tiền tệ được thực thi khi lạm phát gia tăng cùng với tác

động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp nội địa trở nên hết sức khó khăn, đặc biệt doanh nghiệp
nhỏ và vừa. Nguy cơ hàng loạt doanh nghiệp bên vực phá sản dần hiện hữu.
Chính phủ đã nhận ra vấn đề cấp thiết đó, kịp thời ban hành Nghị quyết số
30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy
giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Triển khai Nghị
quyết nêu trên của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước có Chỉ thị số 06/2008/CT-
NHNN ngày 31/12/2008. Tinh thần chủ đạo của chỉ thị này là điều hành chính sách
tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, vừa ngăn ngừa lạm phát trở lại, vừa ngăn chặn suy giảm
kinh tế. Các giải pháp áp dụng trong tình huống này là điều chỉnh giảm lãi suất cơ
bản và tỷ lệ DTBB. Đến cuối năm 2008, lăi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam từ
14%/năm xuống còn 8,5%/năm; tỷ lệ DTBB giảm hơn một nửa, từ mức 11% xuống
SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 14
Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
còn 5%. Với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, lạm phát
đã được kiềm chế, kinh tế vĩ mô cơ bản được giữ ổn định, an sinh xã hội được bảo
đảm, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 đạt 6,23%, tỷ lệ lạm phát ở mức 19,89%.
Sang năm 2009, Chính phủ đã có nhiều biện pháp ngăn chặn suy giảm kinh
tế một cách hiệu quả và hướng đến tăng trưởng bền vững Theo Tổng cục Thống kê,
trong quý IV/2009, GDP của Việt Nam tăng 6,9% và quan trọng là tốc độ tăng
trưởng kinh tế 2009 nhích dần qua mỗi quý, đưa cả năm lên 5,32%, cao hơn kế
hoạch đề ra. Năm 2009, vốn đầu tư toàn xã hội ước tính tăng 15,3% so với 2008 và
bằng 42,8% GDP. Các quyết định 131/QĐ-TTg, 443/QĐ-TTg và 497/QĐ-TTg về
hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh nghiệp cả ngắn hạn lẫn trung hạn, hỗ trợ khu vực nông
nghiệp, nông thôn đã phát huy tác dụng rất lớn. Thêm vào đó, quyết định số
2072/QĐ-TTg hỗ trợ lãi suất 2% tạo “bước đệm” cần thiết cho nền kinh tế. Nguồn
vốn tập trung đúng hướng là yếu tố then chốt giúp kinh tế Việt Nam giảm thiểu
được tác động của suy thoái và từng bước phục hồi vững chắc.
Năm 2010 - năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm có vai trò quan trọng trong
việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế-xã hội đã đề ra trong Kế hoạch phát

triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10
năm 2001-2010. Đồng thời đây cũng là năm cơ sở, đặt nền tảng cho việc xây dựng
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh
tế-xã hội 10 năm 2011-2020. Chính vì thế, chính phủ, ngân hàng nhà nước tiếp tục
có những chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế như ban hành Thông tư số
12/2010/TT-NHNN hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng VND đối với khách
hàng theo lãi suất thỏa thuận, 2 lần điều chỉnh tỷ giá USD/VNĐ nhằm kềm chế
nhập siêu, hướng đến việc kềm chế lạm phát ở mức 8%.
Kết quả: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) chín tháng năm 2010 ước tính
tăng 6,52% so với chín tháng năm 2009, trong đó quý I tăng 5,83%; quý II tăng
6,4% và quý III tăng 7,16%. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 4,62% của
cùng kỳ năm trước.
SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 15
Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
Một trong những diễn biến mới nhất trong chính sách vĩ mô có liên quan đến
họat động của ngân hàng thương mại là điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 8%/ năm lên
9%/năm, đồng thời tăng lãi suất tái chiết khấu từ 6% lên 7%/năm.
2.2Thực trạng về tính thanh khoản của nhóm các NH nhỏ ở VN
2.2.1. Sơ lược về các ngân hàng nhỏ:
2.2.1.1 Tiêu chí phân loại:
- Quy mô tài sản: dưới 30.000 tỷ VNĐ
- Quy mô vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ: dưới 3.000 tỷ VNĐ
Ngân Hàng VCSH Vốn Điều Lệ Tổng Tài Sản
2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009
Kiên Long 638 1,047 1,117 580 1,000 1,000 2,201 2,939 7,479
HDBank 740 1,672 1,796 500 1,550 1,550 13,822 9,558 19,127
OCB 1,655 1,591 2,330 1,111 1,474 2,000 11,755 10,095 12,686
Gia Định 688 1,036 1,036 444 1,000 1,000 2,036 3,348 3,330
2.2.1.2 Sơ lược về 3 ngân hàng nhỏ:
NGÂN HÀNG GIA ĐỊNH:

 Tên doanh nghiệp phát hành: Ngân hàng TMCP Gia Định
 Tên giao dịch: GIA DINH COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
 Tên viết tắt: GDB
 Vốn điều lệ: 1.000 tỷ VND
 Lịch sử hình thành và phát triển: Ngân hàng TMCP Gia Định được thành
lập và đi vào hoạt động từ ngày 23/12/1992 theo giấy phép thành lập số
SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 16
Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
576/GP-UB của Ủy Ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh và giấy phép hoạt
động số 0025/NH-CP ngày 22/08/1992 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
trên cơ sở hợp nhất 2 hợp tác xã tín dụng Bạch Đằng và Kỹ Thương
NGÂN HÀNG KIÊN LONG:
 Tên doanh nghiệp phát hành: Ngân hàng TMCP Kiên Long – Kien Long
BANK
 Vốn điều lệ: 1.000 tỷ VND
 Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlong Bank) được thành lập và đi vào
hoạt động từ tháng 10/1995 tại Kiên Giang. Qua hơn 15 năm hoạt động,
Kienlong Bank trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển
mạnh, bền vững và tạo được niềm tin của khách hàng
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG:
 Tên doanh nghiệp phát hành: Ngân hàng TMCP PHƯƠNG ĐÔNG
 Tên giao dịch: ORIENTAL COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
 Tên viết tắt: OCB
 Vốn điều lệ: 2.000 tỷ VND
 Lịch sử hình thành và phát triển: Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương
Đông (OCB) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy phép hoạt
động ngày 13/04/1996. Vốn điều lệ ban đầu là 70 tỷ đồng.
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ TPHCM:
 Tên doanh nghiệp phát hành: Ngân Hàng TMCP Phát Triển Nhà TPHCM
 Tên viết tắt: HDBank

 Vốn điều lệ: 1.550 tỷ VND
 Lịch sử hình thành và phát triển: HDBank được thành lập ngày
04/01/1990, là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước với
vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. HDBank đã trở thành thương hiệu uy tín,
SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 17
Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
thân thiện đối với khách hàng. Bằng các sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong
cách phục vụ chuyên nghiệp, vững mạnh về tài chính và công nghệ,
HDBank sẽ tiếp tục cung cấp những sản phẩm tiện ích, phong phú hơn nữa
cho khách hàng với tiêu chí là ngân hàng tiết kiệm tốt nhất Việt Nam.
2.2.2 Các hệ số đánh giá
2.2.2.1 Đánh giá về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR
Năm Kiên Long HD Bank OCB Gia Định
2008 48,3% 17,5% 17,6% 40,0%
2009 54,5% 9,39% 28,71% 30,0%
Hệ số CAR (Capital Adequacy Ratios) hay tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (vốn
tự có/tổng tài sản “Có” rủi ro quy đổi) thì Hệ số CAR phản ánh tỷ lệ vốn tự có tối
thiểu ngân hàng phải đạt được trên tổng tài sản “Có” rủi ro quy đổi.
Theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của
Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro.
Tháng 05/2010, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chính thức ban hành
Thông tư 13/2010/TT-NHNN sẽ có hiệu lực từ 01/10/2010 về Quy định về các tỷ
lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD. Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so
với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng.
Nhìn vào bảng hệ số an toàn vốn tối thiểu bên trên thấy các NH đều có khả
năng thanh khoản tốt. Đặc biệt NH Kiên Long có hệ số này cao nhất trong các NH
bởi vì NH này mới chuyển từ nông thôn lên đô thị cho nên mức vốn tự có tăng
nhanh để đáp ứng Nghị định số 141/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của

Chính phủ quy định mức vốn pháp định đối với ngân hàng thương mại nhà nước
đến năm 2008 và 2010 là 3.000 tỷ VND; đối với ngân hàng thương mại cổ phần
đến năm 2008 là 1.000 tỷ.
SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 18
Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
2.2.2.2 Nhóm chỉ số H1, H2:
Hệ số H1: Vốn tự có/Tổng nguồn vốn huy động;
Hệ số H2: Vốn tự có/Tổng tài sản “Có”.
Rõ ràng khi thành lập, ngân hàng phải đảm bảo mức vốn điều lệ cao hơn
mức vốn pháp định. Ở đây, muốn đề cập đến vấn đề, ngân hàng nên duy trì mức
vốn tự có một cách hợp lý, cân đối so với quy mô và phạm vi hoạt động của ngân
hàng mình. Một chỉ số H1, H2 quá cao hay quá thấp đều không hiệu quả và an
toàn đối với ngân hàng.
Đối với hai hệ số H1 và H2, tiêu chuẩn chung là lớn hơn 5%.
STT Ngân hàng Chỉ số H1 (%) Chỉ số H2 (%)
2007 2008 2009 2007 2008 2009
1 Kiên Long 40,86% 55,36% 21,7% 29,0% 35,6% 14,94%
2 HDBank 5,6% 21,21% 10,49% 5,36% 17,5% 9,39%
3 OCB 16,39% 18,71% 23,2% 14,08% 15,76% 18,37%
4 Gia Định 58,98% 45,95% 62,33% 37,10% 31,48% 33,24%
Các chỉ số H1, H2 của cả 4 NH đều cao trong cả 3 năm 2007, 2008, 2009
đặc biệt là 2 NH Kiên Long và Gia Định, điều đó có thể do vốn tự có của các ngân
hàng đã tăng nhanh hoặc tạm thời chưa sử dụng vào mục đích tăng cường cơ sở
vật chất, trong khi việc thu hút tiền gửi khách hàng không đáp ứng đủ cho nhu cầu
cho vay. Cho nên, các ngân hàng phải huy động các nguồn vốn khác ngoài tiền gửi
khách hàng để đáp ứng nhu cầu tín dụng gia tăng. Nhưng khi hành động như vậy,
các ngân hàng này sẽ gặp khó khăn trong đầu tư nâng cấp nền tảng công nghệ, mở
rộng mạng lưới, khi mà nguồn vốn tự có phải dành để cho vay.
Xét theo phương diện này, việc duy trì một tỷ lệ cao như vậy chưa hẳn đã
hiệu quả , xét về khía cạnh lợi nhuận. Hơn nữa, có thể các ngân hàng này không

SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 19
Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
phải chủ động duy trì tỷ lệ cao như vậy, mà có thể là huy động vốn gặp khó khăn,
cho thấy ngân hàng này có những vấn đề về thanh khoản. Riêng Ngân hàng Kiên
Long do vốn điều lệ tăng cho đủ 1.000 tỷ đồng vào năm 2008 nên hệ số H1, H2
trong năm 2008 vẫn cao vì số vốn điều lệ tăng chưa đựơc sử dụng.
2.2.2.3 Chỉ số trạng thái tiền mặt H3:
Chỉ số H3 = (Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD)/Tổng Tài sản
Một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao, nghĩa là chỉ số H3 cao, đảm bảo cho
ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời. Do đó chỉ số H3
nếu dưới 10% thì khi có nhu cầu thanh khoản lớn, đột xuất chắc chắn ngân hàng
buộc phải vay trên thị trường tiền tệ với lãi suất cao.
STT Ngân hàng Chỉ số H3 (%)
2007 2008 2009
1 Kiên Long 23,2% 13,2% 21,7%
2 HDBank 14,68% 21,71% 31,47%
3 OCB 25,14% 3,27% 10,8%
4 Gia Định 36,09% 41,54% 10,43%
Theo số liệu tính toán, trung bình cả 3 năm từ 2007-2009, các ngân hàng này đều
duy trì chỉ số H3 cao (khoảng 18%). Những ngân hàng này khi có nhu cầu thanh
khoản lớn, đột xuất, thì không phải chịu áp lực buộc phải vay trên thị trường tiền
tệ với lãi suất cao. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác, ta còn cần phải xem thêm các
chỉ tiêu khác như H7, H8.
Mục tiêu cuối cùng của các ngân hàng không có gì khác là đảm bảo khả
năng thanh khoản đang có nguy cơ suy giảm. Tình hình này có thể giải thích như
sau: những biện pháp mạnh của Ngân hàng Nhà nước như tăng tỷ lệ dự trữ bắt
buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc đã thu hồi một lượng tiền lớn từ lưu thông về
“két” của Ngân hàng Nhà nước. Các ngân hàng thương mại trước đây đã không
SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 20
Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông

coi trọng vấn đề thanh khoản, thậm chí có thời điểm các ngân hàng cho rằng đã
“dư thừa” vốn và hạ lãi suất huy động. Thế nhưng, khi chính sách tiền tệ thắt chặt
được thực thi quyết liệt, điểm yếu thanh khoản bộc lộ. Không còn cách nào khác,
các ngân hàng buộc phải cạnh tranh nhau để thu hút tiền gửi khách hàng và trong
một thế “cực chẳng đã”, một số ngân hàng buộc phải vay qua đêm với lãi suất cao
nhằm đảm bảo nhu cầu thanh khoản.
2.2.2.4 Chỉ số năng lực cho vay H4:
Chỉ số H4: Dư nợ/Tổng tài sản “Có”.
Chỉ số H4 phản ánh năng lực cho vay. Đây là chỉ số thanh khoản âm bởi vì
cho vay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ.
STT Ngân hàng Chỉ số H4 (%)
2007 2008 2009
1 Kiên Long 61,42% 74,30% 65,18%
2 HDBank 64,48% 64,61% 43,03%
3 OCB 64,29% 85,17% 80,54%
4 Gia Định 51,62% 38,71% 66,76%
Nhìn chung, hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam
vẫn là hoạt động tín dụng: chỉ số H4 trung bình ba năm 2007 - 2009 của cả 4 NH
đều trên 50%, có nghĩa là tính trung bình các khoản tín dụng chiếm trên 50% trong
tổng tài sản “Có” của các ngân hàng. Rủi ro dễ thấy nhất là rủi ro lãi suất. Khi
Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, để đảm bảo khả năng
thanh khoản các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất tiền gửi trong lúc đó lãi suất ghi
trên các hợp đồng tín dụng không đổi. Kết quả là thu nhập của ngân hàng giảm đi.
Chưa kể việc một số ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn, tạo nên
rủi ro về kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn
SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 21
Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
2.2.2.5 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H5:
Chỉ số H5: Dư nợ/Tiền gửi khách hàng.
Để hiểu rõ hơn về chỉ số H4, chúng ta xem xét chúng cùng với chỉ số H5, là

chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng, đánh giá các ngân hàng đã sử dụng tiền gửi
khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng
cao, khả năng thanh khoản càng thấp.
STT Ngân hàng Chỉ số H5 (%)
2007 2008 2009
1 Kiên Long 141,95% 132,19% 101,67%
2 HDBank 251,77% 142,39% 48,08%
3 OCB 130,94% 126,5% 101,70%
4 Gia Định 251,98% 209,11% 191,40%
Qua số liệu tính toán, ta thấy trong khoảng thời gian 3 năm 2007-2009: chỉ
số H5 của các ngân hàng đều xấp xỉ khoảng 150% ngân hàng đã cho vay vượt
mức tiền gửi huy động được: tính bình quân ngân hàng cứ huy động được 1 đồng
thì cho vay 1,5 đồng. Như vậy, Như vậy, tài sản “Có” sinh lời là các khoản tín
dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản “Có” của các ngân hàng, mà cho vay là
tài sản “Có” có độ rủi ro cao hơn nhiều so với các tài sản “Có” sinh lời khác. Bên
cạnh đó, toàn bộ tiền gửi khách hàng được sử dụng cho vay, thậm chí cho vay
vượt mức huy động khá cao. Trong trường hợp này, các ngân hàng buộc phải vay
TCTD khác để đảm bảo DTBB
SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 22
Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
Do đó khi các NH này đã cho vay quá nhiều, do đó để bảo đảm cho tính
thanh khoản trong những trường hợp cần thiết, buộc các NH này phải đi vay lại từ
các TCTD khác.
2.2.2.6 Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6:
Chỉ số H6: (Chứng khoán kinh doanh + Chứng khoán sẵn sàng để
bán)/Tổng tài sản“Có”.
Chỉ số H6 phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển
đổi thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng tài sản “Có” của ngân
hàng. Tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt.
Chỉ số H3 trung bình 3 năm của các ngân hàng này là: 17.58%

Chỉ số H6 trung bình 3 năm của ngân hàng này là: 2.71%
Cộng cả 2 chỉ số này lại (tiền mặt+ chứng khoán)/ tài sản có = 20.29%
STT Ngân hàng Chỉ số H6 (%)
2007 2008 2009
1 Kiên Long 0% 0% 6,77%
2 HDBank 0.22% 3,2% 6,75%
3 OCB 2,52% 1,15% 0,87%
4 Gia Định 5,47% 3,54% 2,0%
Kết quả tính toán cho thấy, các ngân hàng nắm giữ chứng khoán với tỷ lệ
thấp. Điều này có thể là do cuối năm 2007 thị trường chứng khoán Việt Nam giảm
sút rất lớn nên việc nắm giữ các chứng khoán này cũng không cải thiện được trạng
thái thanh khoản; nếu không nói có ngân hàng bị thua lỗ vì kinh doanh chứng
khoán.
SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 23
Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
2.2.2.7 Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD H7:
Chỉ số H7: Tiền gửi và cho vay TCTD/Tiền gửi và vay từ TCTD.
Những nhận định khi phân tích 2 chỉ số H4 và H5 sẽ được minh chứng
thêm khi xét chỉ số H7 - chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD.
STT Ngân hàng Chỉ số H7
2007 2008 2009
1 Kiên Long 0,95 0,94 1,1
2 HDBank 0,21 0,18 1,05
3 OCB 0,87 0,84 1,02
4 Gia Định 2,63 1,1 0,56
Qua số liệu tính toán trên, ngân hàng có chỉ số H7 < 1, nghĩa là các ngân
hàng này đã đi vay nhiều hơn gửi lại đối với TCTD khác. Như vậy, xét riêng chỉ số
H3 thì khá cao (bình quân 3 năm trên 20%), nhưng khi xét kết hợp với chỉ số H7
(bình quân 3 năm 77.58%) cho thấy tài sản thanh khoản (tiền mặt cộng(+) tiền gửi
tại TCTD) mà các NH này có được có thể được tài trợ bởi đi vay từ các TCTD

khác.
2.2.2.8 Chỉ số (tiền mặt+tiền gửi tại các TCTD)/tiền gửi khách hàng H8:
Chỉ số H8: (tiền mặt+tiền gửi tại các TCTD)/tiền gửi khách hàng
STT Ngân hàng Chỉ số H8 (%)
2007 2008 2009
1 Kiên Long 53,68% 23,48% 33,77%
SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 24
Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông
STT Ngân hàng Chỉ số H8 (%)
2 HDBank 57,32% 47,85% 51,03%
3 OCB 51,19% 4,86% 17,02%
4 Gia Định 176,15% 224,39% 27,99%
NH Gia Định và Kiên Long có mức tiền gửi khá cao (trung bình 3 năm vào
khoảng hơn 140%) còn các NH còn lại thì mức này khá thấp (trung bình 3 năm
dưới 50%), tổng trung bình của 4 NH trong 3 năm vào khoảng 64,06%.
Khi xét chúng kết hợp với chỉ số H5 ( bình quân 3 năm hơn 150%) và H7 (
bình quân 3 năm 91.96%) cho thấy tỷ lệ dư nợ/tiền gửi khách hàng (H5) của hầu
hết các ngân hàng này khá cao. Do đó để đáp ứng các nhu cầu cho việc dư nợ cao
các ngân hàng này thường là đi vay ở các TCTD khác hơn là đi gửi.
PHẦN 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH THANH KHOẢN
CỦA CÁC NGÂN HÀNG NHỎ
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển Ngân hàng trong thời gian tới
3.1.1 Về phía Chính phủ:
3.1.1.1 Một ngân hàng trung ương độc lập và đủ mạnh:
Trong đề án phát triển Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ chưa nêu rõ mô hình
Ngân hàng Nhà nước sẽ theo mô hình nào: trực thuộc Chính phủ hay độc lập với
Chính phủ. Tuy nhiên, cho dù áp dụng mô hình nào đi nữa, vấn đề then chốt là phải
nâng cao vị thế



tính
độc lập của Ngân hàng Nhà nước với Chính phủ. Có như vậy
Ngân hàng Nhà nước mới có thể đưa ra các quyết định điều hành chính sách tiền tệ
một cách nhanh chóng, nhằm tác động đến nền kinh tế một cách kịp thời và mang lại
hiệu quả cao.
3.1.1.2 Hoàn thiện hệ thống luật pháp đáp ứng yêu cầu hội nhập :
Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 xãy ra bắt đầu ở Thái Lan; sau đó
nhanh chóng lan sang một loạt các nước trong khu vực và tác động tới toàn thế giới.
SVTH: Nhóm 8 TCDN D2 Trang 25

×