Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 86 trang )

i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành và sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn T.S Nguyễn Thị Ái Liên –
Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Kế hoạch phát triển, các thầy cô
Học viện Chính sách và Phát triển đã trang bị cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm
quý giá, đây sẽ là hành trang giúp tôi vững bước trong tương lai.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Viện Chiến lược Phát triển – Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, các anh chị trong ban Tổng hợp, đặc biệt Th.S Nguyễn Thị Mỹ
Hạnh đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể bạn bè, người thân,
gia đình – những người đã luôn khuyến khích, ủng hộ, động viên tôi trong suốt thời
gian qua để tôi có được kết quả này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ và kỹ năng
của bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn khóa luận tốt nghiệp của tôi không
tránh khỏi hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ các
thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Ngô Thị Thu
ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Kế hoạch phát triển kinh tế của
Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” là nghiên cứu của tôi. Những
phần tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong danh mục tài liệu tham khảo.
Các số liệu, kết quả trình bày trong khóa luận là hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi


xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của Khoa và Học viện./.

Sinh viên

Ngô Thị Thu



iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC PHỤ LỤC viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu 2
3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu của khóa luận 2
Chương 1. CÔNG TÁC KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HÀN QUỐC 3
1.1. Giới thiệu chung về Hàn Quốc 3
1.2. Cơ quan lập kế hoạch – Ủy ban Kế hoạch Kinh tế 3
1.2.1. Sự hình thành Ủy ban Kế hoạch Kinh tế 3
1.2.2. Đặc điểm của Ủy ban Kế hoạch Kinh tế 4
1.2.3. Cơ chế hoạt động 5
1.3. Các kế hoạch phát triển lớn của Hàn Quốc 5
1.3.1. Giai đoạn trước kế hoạch 5

1.3.2. Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất (1962-1966) 6
1.3.3. Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ hai (1967-1971) 9
1.3.4. Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ ba (1972-1976) 13
1.3.5. Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ tư (1977-1981) 16
1.3.6. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ năm (1982-1986) 19
1.3.7. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ sáu (1987-1991) 22
1.3.8. Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế mới (1993-1997) 24
1.3.9. Đánh giá tổng quan các kế hoạch phát triển kinh tế lớn của Hàn Quốc 25
iv
1.4. Cơ chế kế hoạch mới: Khung khổ chi tiêu trung hạn 28
1.4.1. Cơ sở đổi mới kế hoạch 28
1.4.2. Kế hoạch quản lý tài chính quốc gia 29
1.4.3. Hệ thống lập ngân sách từ trên xuống 29
1.4.4. Hệ thống quản lý kết quả 29
1.4.5. Hệ thống kế toán và ngân sách kỹ thuật số 31
Chương 2. CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM 32
2.1. Hệ thống kế hoạch hóa 32
2.2. Những chặng đường kế hoạch ở Việt Nam 33
2.3. Quá trình đổi mới kế hoạch ở Việt Nam 38
2.4. Tổ chức bộ máy kế hoạch ở Việt Nam 39
2.4.1. Cơ quan kế hoạch hóa quốc gia – Bộ Kế hoạch và Đầu tư 40
2.4.2. Các cơ quan kế hoạch ngành – Bộ quản lý ngành 40
2.4.3. Cơ quan kế hoạch các cấp địa phương 40
2.5. Các nguyên tắc kế hoạch hóa phát triển 41
2.6. Công tác kế hoạch hóa 42
2.6.1. Quy trình lập kế hoạch hóa 42
2.6.2. Thực hiện kế hoạch hóa 46
2.6.3. Giám sát và đánh giá 48
2.7. Đánh giá tổng quát kết quả của chiến lược phát triển và kế hoạch

phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam 49
2.7.1. Tăng trưởng kinh tế 49
2.7.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 50
2.7.3. Phúc lợi xã hội và môi trường 51


v
Chương 3. SO SÁNH CÔNG TÁC KẾ HOẠCH GIỮA VIỆT NAM VÀ
HÀN QUỐC 53
3.1. Điểm tương đồng 53
3.2. Điểm khác biệt 54
3.2.1. Về hệ thống kế hoạch hóa 54
3.2.2. Về cơ quan lập kế hoạch 55
3.2.3. Về mục tiêu kế hoạch 55
3.2.4. Về định hướng chính sách 56
3.2.5. Về quy trình dự thảo ngân sách 57
3.2.6. Về giám sát và đánh giá 58
3.3. Gợi ý cho Việt Nam 59
3.3.1. Về hệ thống kế hoạch hóa 59
3.3.2. Về sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình lập kế hoạch 59
3.3.3. Về mục tiêu kế hoạch 60
3.3.4. Về định hướng chính sách 60
3.3.5. Về quy trình dự thảo ngân sách 62
3.3.6. Về giám sát và đánh giá 63
Chương 4. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA QUỐC GIA 64
4.1. Kế hoạch mang tính chiến lược 64
4.2. Xây dựng sự đồng thuận quốc gia 65
4.3. Tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước 65
4.4. Lập ngân sách đặc biệt cho các ngành chiến lược 66
4.5. Kết nối kế hoạch với ngân sách 67

4.6. Phát triển hệ thống Chính phủ điện tử 68
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC 71
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN
: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Bộ TC
: Bộ Tài chính
Bộ KH&ĐT
: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
BQ
: Bình quân
EPB
: Ủy ban Kế hoạch Kinh tế
FDI
: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
IMF
: Quỹ Tiền tệ thế giới
IT
: Công nghệ thông tin
KDI
: Viện Phát triển Hàn Quốc
KHH
: Kế hoạch hóa
KHPT
: Kế hoạch phát triển
KT-XH
: Kinh tế – xã hội

MCRET
: Họp báo cáo xu hướng kinh tế
MECEP
: Họp mở rộng xúc tiến xuất khẩu hàng tháng
MOSF
: Bộ Chiến lược và Tài chính
MTEF
: Khung khổ chi tiêu trung hạn
NFMP
: Kế hoạch quản lý tài chính quốc gia
NIC
s

: Nước công nghiệp mới
ODA
: Viện trợ phát triển chính thức
OECD
: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
ORBs
: Nguồn ngân sách tổng thể
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa
GATT
: Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
GDP
: Tổng sản phẩm trong nước
GNI
: Tổng sản phẩm quốc dân



vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh mục bảng
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu kinh tế trong kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ nhất 7
Bảng 1.2. Kết quả của hoạt động xuất khẩu trong kế hoạch lần thứ nhất 7
Bảng 1.3. Kết quả của các chính sách trong kế hoạch phát triển lần thứ nhất 8
Bảng 1.4. Một số chỉ tiêu kinh tế trong kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ hai 11
Bảng 1.5. Các kế hoạch phát triển kinh tế của Hàn Quốc (1962-1997) 26
Bảng 1.6. Các nội dung trong danh mục kiểm tra kết quả ngân sách 30
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế Việt Nam theo ngành giai đoạn 1990-2010 50
Bảng 3.1. So sánh hệ thống kế hoạch 55
Bảng 3.2. So sánh sự tham gia của các bên trong quá trình lập kế hoạch 55
Bảng 3.3. So sánh các mục tiêu kinh tế 56
Bảng 3.4. So sánh mục tiêu kế hoạch 56
Bảng 3.5. So sánh các định hướng chính sách kinh tế 57
Bảng 3.6. So sánh quy trình dự thảo ngân sách của Việt Nam và Hàn Quốc 58
Bảng 3.7. Các bên tham gia trong quy trình lập kế hoạch ở Hàn Quốc 59
Danh mục biểu đồ
Hình 1.1. Cải sách ngân sách “3 + 1” của Hàn Quốc 28
Hình 1.2. Kết nối giữa kết quả thực hiện chương trình, dự án với ngân sách 30
Hình 2.1. Hệ thống kế hoạch hóa phát triển của Việt Nam 32
Hình 2.2. Tổ chức bộ máy kế hoạch hóa ở Việt Nam 39
Hình 3.1. Quy trình thực hiện kế hoạch 53

viii
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Chiến lược phát triển công nghiệp và các ngành công nghiệp mục tiêu
của Hàn Quốc 71
Phụ lục 2. Một số chỉ tiêu chủ yếu của Việt Nam, 1990-2000 73
Phụ lục 3. Kế hoạch triển khai xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội

của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 75
Phụ lục 4. Lịch trình các bước chính trong xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế – xã hội 5 năm của Việt Nam 77
Phụ lục 5. Các bước chính trong lịch trình xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách năm 2008 của Việt Nam 78
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam vốn là một nước có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, đang thực
hiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với lịch
sử hơn 50 năm kế hoạch hóa, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể cả về
kinh tế và xã hội: từ một nước nông nghiệp nghèo, bị chiến tranh tàn phá khốc liệt,
Việt Nam đã trở thành một nước có thu nhập trung bình, đời sống nhân dân được
cải thiện rõ rệt. Với những yêu cầu mới đạt ra trong bối cảnh kinh tế quốc tế, công
tác kế hoạch hóa cần được đổi mới nhằm bảo đảm cho kế hoạch thực sự là công cụ
can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường, đồng thời chiến lược, kế hoạch
phát triển kinh tế – xã hội phải tạo được bước đột phá, thay đổi diện mạo đất nước.
Các nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô cũ, Trung Quốc) và các nước có nền
kinh tế thị trường phát triển (Pháp, Nhật Bản, Mỹ, các nước NIC
s
và các nước
ASEAN) đều coi kế hoạch hóa quốc gia là cơ chế tổ chức duy nhất giúp họ vượt
qua các trở ngại to lớn đối với sự phát triển và duy trì tăng trưởng kinh tế cao. Sự
phát triển kinh tế nhanh của Hàn Quốc được biết đến trong những năm 1960-1970
cũng là nhờ thực hiện thành công các kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm. Như Peter
Drucker nhận xét: “Hàn Quốc cho chúng ta một ví dụ quan trọng về một quốc gia
kém phát triển, không có tài nguyên thiên nhiên nhảy vọt thành một xã hội công
nghiệp, làm cho chúng ta không thể thảo luận về lịch sử phát triển kinh tế của thế
kỷ XX mà không bàn đến sự phát triển kinh tế kỳ diệu của Hàn Quốc”. Tăng
trưởng GDP của Hàn Quốc năm 2010 gấp hơn 500 lần, kim ngạch thương mại gấp

hơn 300 lần năm 1970; là nước đầu tiên trên thế giới từ một nước nhận viện trợ trở
thành nước viện trợ.
Cùng là một đống tro tàn còn lại sau chiến tranh, nhưng nền kinh tế Hàn
Quốc đã vươn lên mạnh mẽ sau 35 năm với 5 kế hoạch phát triển kinh tế. Có thể
nói, Hàn Quốc là ví dụ tiêu biểu để chúng ta học tập kinh nghiệm phát triển kinh
tế nói chung và công tác kế hoạch hóa nói riêng. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài
“Kế hoạch phát triển kinh tế của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam” làm khóa luận tốt nghiệp.

2
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu cách thức lập kế hoạch
hóa của Hàn Quốc và Việt Nam giai đoạn 1960-2010.
Về mục đích nghiên cứu:
- Cách thức lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra/giám sát, đánh giá kế
hoạch của Hàn Quốc;
- Công tác kế hoạch hóa phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam;
- Trên cơ sở so sánh kế hoạch của Việt Nam và Hàn Quốc để đưa ra những
gợi ý chính sách, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kế hoạch ở Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu công tác kế hoạch hóa của
Hàn Quốc và Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu cơ chế lập kế hoạch, tổ chức thực
hiện, kiểm tra/giám sát, đánh giá các kế hoạch phát triển kinh tế lớn.
Về thời gian: Kế hoạch hóa phát triển trong giai đoạn 1960-2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu nhập tài liệu: các tài liệu trong và ngoài nước được tác giả
thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: tài liệu lưu trữ quốc gia, thư viện Viện Chiến
lược Phát triển và các tài liệu khác có liên quan…
Phương pháp phân tích – tổng hợp: trên cơ sở phân tích các tài liệu thu nhập
được để nhận xét, đánh giá, rút ra nhận định và bài học kinh nghiệm.

5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm 4 chương:
Chương 1. Công tác kế hoạch hóa phát triển kinh tế ở Hàn Quốc
Chương 2. Công tác kế hoạch hóa phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam
Chương 3. So sánh công tác kế hoạch giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Chương 4. Khuyến nghị đối với công tác kế hoạch hóa quốc gia
3
Chương 1.
CÔNG TÁC KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HÀN QUỐC
1.1. Giới thiệu chung về Hàn Quốc
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh năm
1945, Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền với ranh giới là vĩ tuyến 38: Miền
Nam – Đại Hàn Dân Quốc theo chính thể tư bản – một đất nước với nguồn tài
nguyên nghèo nàn dựa vào nông nghiệp, hầu hết các ngành công nghiệp nặng ở
phía Bắc – Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên theo chính thể cộng sản. Hai
bên đối đầu trực tiếp trong chiến tranh Triều Tiên năm 1950 và kéo dài trong 3
năm, làm cho tình hình tồi tệ hơn: cuộc chiến đã phá hủy trực tiếp hầu như tất cả
năng lực sản xuất và cơ sở hạ tầng xã hội, bao gồm các cơ sở sản xuất điện,
đường sắt và các phương tiện viễn thông. Do đó, nền kinh tế Hàn Quốc phụ
thuộc hoàn toàn vào viện trợ nước ngoài để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của
người dân, cũng như để phục hồi nền kinh tế.
Từ đống tro tàn của Chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc được biết đến với tên
gọi “Kỳ tích sông Hàn”. Tốc độ tăng trưởng GNP từ năm 1961 đến năm 2000 đặt
8,7%/năm. Thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiện hành) tăng từ dưới 100
USD (năm 1960) lên gần 10.000 USD (năm 2000). Tăng trưởng kinh tế cao bền
vững biến Hàn Quốc từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một
nước công nghiệp mới năng động; Seoul từ một thành phố đổ nát sau chiến tranh đã
hoàn toàn chuyển mình thành một thành phố toàn cầu, một trung tâm kinh doanh và
thương mại lớn của châu Á với hạ tầng công nghệ tiên tiến. Để đạt được thành tựu
to lớn như vậy, không thể phủ nhận vai trò của kế hoạch phát triển kinh tế – một

công cụ để Chính phủ Hàn Quốc can thiệp vào nền kinh tế nhằm khắc phục những
khuyết tật của thị trường, đồng thời là công cụ để huy động và phân bổ nguồn lực
khan hiếm cùng hướng tới mục tiêu trong những thời kỳ nhất định.
1.2. Cơ quan lập kế hoạch – Ủy ban Kế hoạch Kinh tế
1.2.1. Sự hình thành Ủy ban Kế hoạch Kinh tế
Khi Tổng thống Park Chung Hee lên nắm quyền năm 1961, Hàn Quốc là một
trong những nước nghèo nhất thế giới với gần một nửa dân số sống dưới mức nghèo
khổ tuyệt đối. Mối quan tâm lớn nhất của Tổng thống Park là xóa đói giảm nghèo,
4
ông xác định chỉ có thể đạt được mục tiêu đó nhờ vào tăng trưởng kinh tế. Với
những điều kiện ban đầu không mấy thuận lợi, Tổng thống cho rằng để phát triển
kinh tế thì cần thiết phải có sự can thiệp mạnh mẽ của Chính phủ trong phân bổ
nguồn lực, tức là, cần có một kế hoạch phát triển (KHPT) do Chính phủ định
hướng. Để lập KHPT và thực hiện kế hoạch hiệu quả, ông bắt đầu cải cách hành
chính nhà nước bằng cách thành lập một cơ quan kế hoạch, được gọi là Ủy ban Kế
hoạch Kinh tế (EPB) vào năm 1961.
EPB là sự kết hợp giữa Văn phòng Ngân sách thuộc Bộ Tài Chính (Bộ TC),
Cục Thống kê thuộc Bộ Nội vụ và chức năng lập kế hoạch của Bộ Tái thiết. Tổng
thống Park trao cho EPB nhiều quyền lực, do đó Ủy ban này có thể ban hành các
chính sách kinh tế và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong công tác KHPT.
1.2.2. Đặc điểm của Ủy ban Kế hoạch Kinh tế
Bộ trưởng của EPB đồng thời cũng là Phó Thủ tướng Chính phủ, do đó Bộ
trưởng được ủy quyền kiểm soát và phối hợp với các Bộ khác. EPB được hỗ trợ
mạnh mẽ từ phía Tổng thống và khi một vài xung đột xảy ra, Tổng thống sẽ là
người hỗ trợ cho Bộ trưởng EPB.
Vai trò của EPB tập trung vào lập kế hoạch và lập ngân sách. EPB có thể
kiểm soát và phối hợp các quyết định của các Bộ khác nhau thông qua vai trò quản
lý ngân sách quốc gia. Và với công cụ ngân sách, EPB có thể làm cho bản kế hoạch
thực tế hơn bởi vì nếu không có sự hỗ trợ tài chính thì những kế hoạch tuyệt vời
cũng sẽ có thể trở nên vô ích.

Ngoài ra, EPB là một đơn vị trung lập: cơ quan này không thực hiện bất kỳ
dự án nào, do vậy nó có thể tách rời với các bên liên quan. Với vai trò này, EPB có
thể lên kế hoạch tầm nhìn dài hạn.
Thành viên của EPB là những cán bộ công chức chuyên nghiệp. Để được làm
việc trong EPB, những ứng viên phải trải qua một cuộc thi tuyển công chức cấp cao
đặc biệt. Trong số những ứng viên này, người ưu tú nhất sẽ được làm việc tại EPB.
EPB bắt đầu với việc sửa đổi KHPT kinh tế lần thứ nhất, mục tiêu ba năm
cuối của kế hoạch là tạo ra những triển vọng kinh tế mới. Các Bộ khác cũng chia sẻ
các mục tiêu và chiến lược khi lập KHPT kinh tế lần thứ nhất cùng với EPB. Với
Hàn Quốc, EPB là một nhân tố đóng góp lớn vào thực hiện thành công một loạt
KHPT kinh tế.
5
1.2.3. Cơ chế hoạt động
Một số cuộc họp chính thức được tổ chức để phối hợp các bên tham gia trong
quá trình lập kế hoạch như:
- Họp báo cáo xu hướng kinh tế (MCRET) được tổ chức thường xuyên mỗi
tháng một lần cho đến cuối những năm 1970 và hoạt động như một diễn đàn ra
quyết định, hỗ trợ các Bộ và các cơ quan Chính phủ trong phối hợp chính sách để
đối phó với diễn biến thị trường phức tạp.
Tổng thống Park đã chủ trì tất cả các cuộc họp của MCRET và cung cấp
những hỗ trợ chính trị đáng kể cho EPB trong việc thực hiện các KHPT và phối hợp
các chính sách kinh tế tổng thể.
- Một diễn đàn tương tự khác, Họp mở rộng xúc tiến xuất khẩu hàng tháng
(MECEP), cũng được Tổng thống Park chủ trì, góp phần rất lớn vào thúc đẩy xuất
khẩu và tăng trưởng kinh tế.
Nhiệm vụ của MECEP là đẩy mạnh các chính sách định hướng xuất khẩu,
phân tích, theo dõi và đánh giá kết quả của các chính sách này.
MECEP không chỉ diễn ra trong nội bộ Chính phủ mà còn cho phép khu vực
tư nhân tham gia vào các hoạt động liên quan đến xuất khẩu trên thị trường quốc tế.
1.3. Các kế hoạch phát triển lớn của Hàn Quốc

1.3.1. Giai đoạn trước kế hoạch
Đầu tháng 3/1959, Chính phủ đã công bố giai đoạn 3 năm đầu tiên của kế
hoạch phát triển kinh tế 7 năm (1960-1966). Đây là kế hoạch phát triển dài hạn
đầu tiên được Chính phủ Hàn Quốc xây dựng. Tuy nhiên, kế hoạch được xây
dựng bởi Hội đồng phát triển Công nghiệp và lại được Bộ Tái thiết thực hiện, kế
hoạch gần như không thể thực hiện được do khâu chuẩn bị không chu đáo và
cuộc cách mạng sinh viên năm 1960.
Chính phủ Đảng Dân chủ Hàn Quốc nhậm chức vào tháng 8 đã dành ưu
tiên hàng đầu để phát triển kinh tế đất nước và đưa ra một kế hoạch dài hạn
nhằm phát triển kinh tế dựa trên các dự án chiến lược. Kế hoạch 5 năm (1961-
1965) này đã bị bỏ rơi sau khi cuộc đảo chính quân sự tháng 5/1961. Tuy nhiên,
kế hoạch này trở thành cơ sở của KHPT kinh tế 5 năm đầu tiên, được soạn thảo
bởi Chính phủ Park vào năm 1962.

6
1.3.2. Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất (1962-1966)
Hàn Quốc phải đối mặt với nghèo đói và tuyệt vọng sau nội chiến (1950-
1953): hệ thống kinh tế bị tê liệt, thiếu cơ sở hạ tầng công nghiệp, vốn và công
nghệ. Tỷ lệ tiết kiệm nội địa ròng là -2,2%, hoạt động kinh tế chủ yếu dựa vào viện
trợ nước ngoài của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc. Khi viện trợ nước ngoài giảm dần
thì Hàn Quốc cần phải phát triển kinh tế độc lập.
Tổng thống Park Chung-Hee lên nắm chính quyền sau cuộc đảo chính quân
sự tháng 5/1961. Chính phủ xác định ưu tiên hàng đầu là phục hồi kinh tế để vượt
qua nghèo đói và đặt ra một tầm nhìn mới cho đất nước. KHPT kinh tế 5 năm nhằm
huy động tối đa nguồn lực quốc gia, khôi phục nền kinh tế, vượt qua đói nghèo.
* Mục tiêu và chính sách chủ yếu
Kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ nhất (1962-1966) nhằm tạo dựng cơ
sở vững chắc cho phát triển kinh tế bền vững từ hệ thống kinh tế đã bị phá hủy
do chiến tranh. Kế hoạch nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
7,1%/năm, tăng thu nhập bình quân đầu người và tạo nhiều cơ hội việc làm.

Mục tiêu của kế hoạch tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển công
nghiệp và thúc đẩy ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu bằng nguồn vốn
trong nước từ năm 1962-1963.
Hàn Quốc theo đuổi mục tiêu công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu sử dụng
lao động giá rẻ. Do vậy, trọng tâm chính sách trong kế hoạch này là:
(1) Tăng các nguồn năng lượng như điện, than;
(2) Tăng thu nhập khu vực nông nghiệp và cải thiện sự mất cân đối trong cơ
cấu kinh tế;
(3) Xây dựng các ngành công nghiệp lớn và cơ sở hạ tầng xã hội;
(4) Sử dụng các nguồn lực nhàn rỗi, gia tăng việc làm;
(5) Cải thiện cán cân thanh toán thông qua xúc tiến xuất khẩu;
(6) Phát triển công nghệ.
* Kết quả của kế hoạch
Những thành tựu lớn nhất của kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ nhất là tốc
độ tăng trưởng và tốc độ xuất khẩu. Trong thời kỳ kế hoạch, tốc độ tăng trưởng kinh
tế bình quân đã đạt 7,8%/năm, vượt xa mục tiêu ban đầu là 7,1%/năm.

7
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu kinh tế trong kế hoạch phát triển lần thứ nhất
Chỉ tiêu
1962
1963
1964
1965
1966
BQ
Tốc độ tăng trưởng (%)
2,1
9,1
9,6

5,7
12,2
7,8
Giá bán sỉ (%)
9,3
20,8
34,7
10,0
8,8
16,5
Tài khoản vãng lai
(100 triệu USD)
0,6
-1,4
0,3
0,1
-1,0
_
Nguồn: Ủy ban Kế hoạch Kinh tế, Hàn Quốc
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 44%/năm, gấp đôi mục tiêu kế
hoạch nhờ vào đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp. Bên cạnh đó, các
ngành công nghiệp trọng điểm quốc gia đã được xây dựng như than đá, phân bón,
năng lượng và xăng dầu.
Bảng 1.2. Kết quả của hoạt động xuất khẩu trong
kế hoạch phát triển lần thứ nhất
Chỉ tiêu
1962
1967
Tổng kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
55

320
Tỷ lệ xuất khẩu/GNP (%)
2,4
7,4
Tỷ trọng trên thị trường thế giới (%)
0,04
0,16
Cơ cấu xuất khẩu theo ngành (%)
- Sản phẩm sơ cấp
63,0
27,5
- Sản phẩm công nghiệp
27,0
72,5
Nguồn: Các thống kê tài chính quốc tế, Quỹ tiền tệ thế giới
Tốc độ xuất khẩu tăng đáng kể, bình quân tăng 38,6%/năm, trong khi nhập
khẩu tăng 18,7%/năm trong cùng thời kỳ. Tỷ lệ xuất khẩu/GNP là 2,4% (năm 1962)
tăng lên 7,4% (năm 1967). Trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm công
nghiệp tăng mạnh, sản phẩm sơ cấp giảm trong suốt thời kỳ kế hoạch.
Tuy nhiên, đã có một số vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Các mục tiêu được thiết lập quá tham vọng nhằm đáp ứng mong đợi của nhân dân,
các phương án đề xuất để huy động nguồn lực tài chính không thực tế và đội ngũ
công chức thiếu chuyên môn lập kế hoạch trong khi nguồn dữ liệu thống kê không
chính xác. Do đó, kế hoạch đã được điều chỉnh để khắc phục những vấn đề nảy sinh
trong KHPT kinh tế lần thứ nhất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện.
Thực tế, kế hoạch thu hút 2,4 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài dường như đã
không đạt được do cắt giảm viện trợ của Mỹ. Để vượt qua khó khăn này, Chính phủ
8
đã đưa ra một hệ thống đảm bảo khả năng thanh toán của Chính phủ vào năm 1962.
Với hệ thống này, Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán trong trường hợp các

công ty nhà nước không thể trả nợ.
Hàn Quốc đã ban hành chính sách định hướng xuất khẩu, bằng cách tăng xuất
khẩu và hạn chế nhập khẩu; huy động vốn đầu tư nước ngoài và chính sách này đã
cải thiện cán cân thanh toán. Hàn Quốc cũng đã tăng cường hỗ trợ đầu tư các ngành
cơ bản để xây dựng nền kinh tế độc lập. Chính sách chống lạm phát cũng được đưa
ra khi giá tiêu dùng tăng mạnh trong nửa đầu thập niên 1960 do khối lượng đầu tư
và các khoản vay lớn cũng như tín dụng ngân hàng được mở rộng.
Bảng 1.3. Kết quả của các chính sách trong kế hoạch phát triển kinh tế
lần thứ nhất
Chính sách
Kết quả
Ban hành chính sách định
hướng xuất khẩu và hệ
thống thu hút vốn đầu tư
nước ngoài
- Cải thiện cán cân thanh toán thông qua tăng xuất
khẩu và hạn chế nhập khẩu (phát triển các ngành
công nghiệp thay thế nhập khẩu)
- Là công cụ hiệu quả để Hàn Quốc có nền kinh tế
độc lập.
Tăng cường hỗ trợ đầu tư
phát triển các ngành công
nghiệp cơ bản nhằm xây
dựng nền kinh tế độc lập
- 48% tổng vốn đầu tư được phân bổ cho các dự
án xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp.
- Phát triển “kế hoạch ngân sách đầu tư quốc gia”,
trong đó mô tả các khoảng chi tiêu hàng năm của
cả khu vực nhà nước và tư nhân.
- Cải cách thuế diễn ra mạnh mẽ.

Ban hành tỷ giá hối đoái thả
nổi (tháng 3/1965) và chuẩn
hóa lãi suất (tháng 9/1965)
- Các nguồn lực tài chính được đảm bảo
- Đẩy mạnh xuất khẩu
Kế hoạch chống lạm phát
- Kế hoạch chống lạm phát được sửa đổi khi giá
tiêu dùng tăng mạnh trong nửa đầu những năm
1960 do các khoản vay và đầu tư lớn, cũng như tín
dụng ngân hàng mở rộng, giảm dự trữ ngoại hối
và sự mất mùa năm 1962-1963
- Phát triển kinh tế đi kèm với lạm phát trong quá
trình phát triển.
Nguồn: Ủy ban Kế hoạch Kinh tế, Hàn Quốc
9
* Đánh giá kế hoạch
Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm đầu tiên thiếu thời gian chuẩn bị, chuyên
môn và dữ liệu sẵn có, kế hoạch không nhất quán trong giai đoạn lập kế hoạch. Kế
hoạch gặp khó khăn ngay từ đầu chủ yếu do cải cách tiền tệ và mất mùa năm 1962,
do đó, vào năm 1964, kế hoạch ban đầu đã được điều chỉnh đáng kể.
Mặc dù có nhiều thiếu sót, nhưng KHPT kinh tế 5 năm đầu tiên đã có những
hiệu ứng tích cực:
(1) Những nỗ lực và hành động của Chính phủ nhằm đạt được hiệu quả kinh
tế đã được đề cập trong bản kế hoạch;
(2) Công chức Chính phủ và người dân Hàn Quốc bắt đầu thấy khả quan về
sự phát triển của nền kinh tế;
(3) Các công chức Chính phủ tích lũy kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm
trong lập kế hoạch và hoạch định chính sách;
(4) Công chức Chính phủ đã thấy được tầm quan trọng của thu thập, xử lý dữ
liệu và các thông tin khác;

(5) Kế hoạch phát triển kinh tế đầu tiên đặt nền móng cho xây dựng kế hoạch
phát triển sau này.
1.3.3. Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ hai (1967-1971)
Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ hai (1967-1971) đã được chuẩn bị
kỹ lưỡng hơn và có sự tham gia của các Bộ ngành liên quan, các thành viên của
Hội đồng kinh tế và khoa học, đại diện các Viện nghiên cứu kinh tế, các Hiệp hội
kinh doanh khác nhau và các nhà tài trợ nước ngoài. Kế hoạch 5 năm lần thứ hai
nhấn mạnh việc thu thập và xử lý dữ liệu; sử dụng mô hình đầu vào – đầu ra để
kiểm tra tính nhất quán của kế hoạch tổng thể và dự báo nhu cầu đầu tư, nhu cầu
nhập khẩu của ngành.
Nguồn ngân sách tổng thể (ORBs) được giới thiệu vào năm 1967, đã xem xét
hiệu quả đầu tư trước đây; thiết lập các mục tiêu ngắn hạn, phân bổ ngân sách và
xây dựng các chính sách thích hợp. ORBs với vai trò như kế hoạch thực hiện hàng
năm. Kế hoạch 5 năm được chia nhỏ thành các kế hoạch hàng năm và được gắn kết
với ngân sách hàng năm. Trong thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ 3, ORBs đã góp
phần đáng kể thực hiện hiệu quả kế hoạch hàng năm và kế hoạch ngân sách.
Từ kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1977-1981), ORBs đã được thay thế bằng kế
hoạch cuốn chiếu.
10
* Mục tiêu và chính sách chủ yếu
Sự đột phá của kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ 2 là mở rộng
các cơ sở công nghiệp để thực hiện chiến lược thay thế sản phẩm nhập khẩu và
xúc tiến xuất khẩu (phương pháp tiếp cận 2 tầng). Vào thời điểm đó, khu vực
bên ngoài đã trở thành mối quan tâm lớn của kế hoạch. Hàn Quốc thực hiện
chiến lược hướng ra thị trường quốc tế, hay nói cách khác, mục tiêu xây dựng
quốc gia dựa vào xuất khẩu.
Mục tiêu chính của kế hoạch này là: hiện đại hóa cơ cấu công nghiệp và xây
dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Chính sách chủ yếu để đạt mục tiêu kế hoạch là:
(1) Tự lực trong sản xuất lương thực và phát triển lâm nghiệp, thủy sản;

(2) Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp;
(3) Cải thiện cán cân thanh toán với mục tiêu xuất khẩu 70 triệu USD;
(4) Tăng việc làm, thực hiện KHH gia đình và kiểm soát dân số;
(5) Đa dạng hóa các loại cây trồng và tăng thu nhập cho nông dân;
(6) Cải tiến công nghệ và năng suất thông qua thúc đẩy khoa học công nghệ
và phát triển nguồn nhân lực.
KHPT kinh tế lần thứ hai dựa trên ba kế hoạch trụ cột đó là Kế hoạch tổng
thể, Kế hoạch ngành công nghiệp và Kế hoạch vốn đầu tư. Kế hoạch tổng thể dựa
trên mục tiêu thu nhập quốc dân, tài chính, ngân hàng và các tài khoản thương mại.
Kế hoạch ngành công nghiệp được phát triển bằng cách phân loại tất cả các ngành
công nghiệp thành các ngành chi tiết và bằng cách dự kiến mức sản lượng dựa trên
bảng cân đối đầu vào – đầu ra. Kế hoạch vốn đầu tư được phát triển bằng cách kiểm
tra tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư, hiệu quả biên của giá trị gia tăng và hiệu quả
biên của tài khoản thương mại.
Trong thời kỳ kế hoạch, Tổng thống Park đã chủ trì các MCRET và
MECEP tổ chức hàng tháng. Hai cuộc họp này đã góp phần quan trọng vào thực
hiện kế hoạch và tạo sự đồng thuận quốc gia về phát triển kinh tế. Các cuộc họp
là một không gian cho phép giao lưu cởi mở giữa Chính phủ và khu vực tư nhân
cũng như giữa các quan chức cấp cao và cấp dưới.
11
* Kết quả của kế hoạch
Sự đồng thuận quốc gia đã đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế Hàn
Quốc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,7%/năm, cao hơn chỉ tiêu kế
hoạch là 7%/năm. Trong KHPT 5 năm lần thứ hai, chiến lược phát triển tập trung
vào các ngành công nghiệp, đặc biệt là khai thác mỏ và công nghiệp chế biến –
chế tạo, kết quả là tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt 19,9% (vượt mục tiêu ban
đầu là 10,7%), trong khi đó tốc độ tăng trưởng dịch vụ là 12,6% và nông – lâm –
ngư nghiệp chỉ tăng 1,6%.
Bảng 1.4. Một số chỉ tiêu kinh tế trong kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ hai
Chỉ tiêu

1967
1968
1969
1970
1971
BQ
Tốc độ tăng trưởng (%)
5,9
11,3
13,8
8,8
8,6
9,7
Giá bản sỉ (%)
6,4
8,1
6,7
9,2
8,6
5,0
Tài khoản vãng lai
( 100 triệu USD)
-1,9
-4,4
-5,4
-6,2
-8,4
-
Nguồn: Ủy ban Kế hoạch Kinh tế, Hàn Quốc
Kim ngạch xuất khẩu đã đạt kỷ lục 1,13 tỷ USD vào năm 1971 nhờ chính

sách định hướng xuất khẩu mạnh mẽ. Mặt khác, kim ngạch nhập khẩu tăng lên 2,18
tỷ USD, chủ yếu do sự gia tăng nhanh của nhập khẩu nguyên liệu thô. Do đó, cán
cân thanh toán bị thâm hụt nghiêm trọng. Xuất khẩu trong thời kỳ kế hoạch tăng
bình quân 33,8%/năm,trong khi nhập khẩu tăng 25,8%/năm.
Khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch rõ rệt: tỷ
trọng công nghiệp tăng từ 15,1% (năm 1967) lên 20,9% (năm 1971).
Để tăng vốn đầu tư của địa phương từ 73% (năm 1965) đến 92%, Hàn Quốc
đã tăng tỷ lệ tiết kiệm địa phương lên 3,5 lần, trong khi vẫn giữ tốc độ tăng tiết
kiệm nước ngoài ở mức 26%. Điều này dẫn đến phụ thuộc nặng nề vào vốn đầu tư
nước ngoài. Mặc dù tăng trưởng cao nhưng nền kinh tế Hàn Quốc chịu nhiều áp lực
từ các khoản nợ nước ngoài (40% vốn đầu tư là vốn từ nước ngoài).
Nền kinh tế tăng trưởng quá nóng đã gây ra nhiều vấn đề. Lạm phát cao trở
thành một trở ngại nghiêm trọng kìm hãm việc thực hiện chính sách ở tất cả các khu
vực kinh tế. Trong thời kỳ kế hoạch, tỷ lệ lạm phát là 14,9%. Năng suất của khu vực
12
nông nghiệp giảm mạnh; các phong trào công đoàn yêu cầu tăng lương đã đe dọa
đến lợi thế về giá của Hàn Quốc.
Trọng tâm của công nghiệp hóa trong thời kỳ này là tập trung vào lĩnh vực
thép, máy móc và hóa chất. Các ngành phi nông nghiệp được kỳ vọng sẽ có tốc
độ tăng trưởng cao hơn (bình quân 8%/năm) ngành nông – lâm – thủy sản (bình
quân 5%/năm), tỷ trọng ngành khai khoáng và chế biến/GNP dự kiến tăng từ
22% đến 27%. Trong năm 1972, ngành công nghiệp khai thác mỏ cuối cùng cũng
phát triển mạnh hơn so với các ngành nông – lâm – thủy sản. Chính phủ tập
trung vào các ngành công nghiệp xương sống của quốc gia và kết quả là sự thành
lập của tập đoàn POSCO và đường cao tốc Seoul-Busan (năm 1970). Năm 1963
là năm đánh dấu quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế mở cửa và các chính sách
định hướng tăng trưởng. Do đó, giai đoạn 1966-1971 được xem như thời kỳ quá
độ để Hàn Quốc trở thành nước có cơ cấu kinh tế tiến bộ.
Chính phủ Hàn Quốc cũng tập trung vào phát triển khu vực nông thôn. Ví
dụ như, khai hoang và trồng trọt trên các vùng đất trống, đưa ra các dự án đặc

biệt để nông dân kiếm thêm thu nhập, trợ giá sản phẩm nông nghiệp, khuyến
khích chăn nuôi, các dự án chống xói mòn và trồng rừng, tài trợ cho các khu
định cư, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân thông qua các dự án cải tiến giống…
Trong thời kỳ này, Hàn Quốc có thể bảo hộ các ngành công nghiệp địa phương
và phát triển kinh tế tương đối dễ dàng do nhận được sự đối xử đặc biệt của
GATT đối với các nước đang phát triển.
* Đánh giá kế hoạch
Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ hai được đánh giá cao, là một kế
hoạch có hệ thống hơn so với kế hoạch 5 năm đầu tiên. Trong quá trình xây dựng
kế hoạch, quan chức Chính phủ từ các Bộ liên quan, cán bộ nghiên cứu từ các
Viện Chính phủ khác nhau và các chuyên gia từ giới kinh doanh đã tích cực
tham gia. Các chuyên gia nước ngoài cũng tham gia vào quá trình chuẩn bị kế
hoạch. Thu thập và phân tích dữ liệu đã thành công; bảng cân đối đầu vào – đầu
ra và các mô hình kinh tế đã được sử dụng.
Chính sách ngoại thương đã chuyển từ thay thế nhập khẩu sang thúc đẩy
xuất khẩu. Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, vai trò đầu tư của Chính phủ vào
cơ sở hạ tầng xã hội trở lên rất quan trọng. Sở Thuế quốc gia được thành lập
13
(năm 1966) để cải cách thu thuế, đã góp phần đáng kể vào tăng doanh thu thuế
và tiết kiệm của Chính phủ; bên cạnh đó Luật Thuế năm 1967 và năm 1971 cũng
được sửa đổi phù hợp.
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ hai, tốc độ tăng trưởng thực tế vượt tốc độ
tăng trưởng dự kiến và kế hoạch này đã thành công. Tất cả các nhà kinh tế và
người dân bắt đầu có niềm tin trong lập và thực hiện kế hoạch; nền kinh tế Hàn
Quốc những năm 1970 là kết quả của việc thực hiện thành công hai kế hoạch 5
năm liên tiếp. Vào cuối thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ hai, Hàn Quốc đã là một
trong những nước công nghiệp mới.
1.3.4. Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ ba (1972-1976)
Quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ ba là ít nhiều giống kế
hoạch thứ hai. Tuy nhiên, trong kế hoạch 5 năm thứ ba, đã có sự chuyển đổi mô

hình và nhấn mạnh vào tính nhất quán đối với hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô.
Trọng tâm của kế hoạch là làm thế nào để xây dựng chính sách nhằm phân bổ có
hiệu quả các nguồn lực khan hiếm, phân tích tập trung vào hệ thống chính sách
khuyến khích và vai trò của Chính phủ như một chất xúc tác. Mỗi Bộ chuẩn bị kế
hoạch ngành từ KHPT quốc gia, việc lập kế hoạch bắt đầu được phân cấp trong
Chính phủ.
* Mục tiêu và chính sách chủ yếu
Định hướng chính sách của Chính phủ Hàn Quốc trong thời kỳ kế hoạch lần thứ
3 đến lần thứ 5 là "tăng trưởng và ổn định". Mục tiêu cụ thể của kế hoạch lần thứ 3 là:
(1) Tăng trưởng hài hòa, ổn định và công bằng;
(2) Đạt được một cơ cấu kinh tế độc lập thông qua chuyển dịch cơ cấu công
nghiệp, cải thiện cán cân thanh toán và tự cung cấp được lương thực, thực phẩm
(ngũ cốc);
(3) Phát triển cân đối giữa các khu vực.
Để thực hiện được mục tiêu đó, các chính sách lớn nhấn mạnh vào:
(1) Tự cung cấp lương thực, thực phẩm;
(2) Cải thiện môi trường sống tại các vùng nông thôn và vùng biển;
(3) Cải thiện cán cân thanh toán với mục tiêu xuất khẩu 3,5 tỷ USD;
(4) Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp nặng
và hóa dầu;
14
(5) Phát triển khoa học – công nghệ và nguồn nhân lực;
(6) Thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nước;
(7) Phát huy tối đa nguồn lực;
(8) Cải thiện môi trường và nâng cao phúc lợi người dân.
* Kế hoạch phát triển công nghiệp nặng, hóa dầu
Năm 1973, Chính phủ đã công bố kế hoạch phát triển công nghiệp nặng và
hóa dầu với tổng vốn đầu tư khoảng 9,6 tỷ USD để xây dựng 6 ngành công nghiệp
nặng và hóa dầu. Các ngành công nghiệp chiến lược là đóng tàu, ô tô, thép, máy
móc, kim loại và hóa dầu. Chiến lược cũng bao gồm chương trình xây dựng các

cụm công nghiệp lớn như khu phức hợp Chanwon, khu phức hợp khí hóa Yocho,
khu phức hợp Điện tử Kumi
Chính phủ đã chi một khoản vốn lớn để xây dựng các cụm công nghiệp và
phát triển công nghiệp nặng, hóa dầu bởi Chính phủ cho rằng khó có thể xuất
khẩu hàng hóa thâm dụng lao động sang thị trường các nước đang phát triển, do
mức thuế nhập khẩu cao và tiền lương trong nước tăng nhanh. Hơn nữa, phát
triển ngành công nghiệp quốc phòng sẽ tăng cường khả năng tự vệ của Hàn
Quốc. Và nhằm cải thiện cán cân thanh toán (do nhập khẩu hàng hóa trung gian
có thể làm thâm hụt cán cân vãng lai).
Tuy nhiên, vấn đề cơ bản để thúc đẩy các dự án là việc huy động nguồn lực
cần thiết như vốn, công nghệ, nhân lực kỹ thuật vào các ngành công nghiệp nặng và
hóa dầu. Do vậy, phát triển các ngành công nghiệp thâm dụng vốn và các chính
sách thay thế nhập khẩu đã được thực hiện đồng thời (một hệ thống hai cấp).
Chiến lược phát triển công nghiệp nặng và hóa dầu đã dẫn đến thay đổi cơ
cấu sản lượng sản xuất và xuất khẩu. Tỷ trọng công nghiệp nặng và hóa dầu trong
tổng giá trị sản xuất tăng từ 26% (năm 1961) lên 55% (năm 1979). Năm 1970, xuất
khẩu sản phẩm công nghiệp nặng và hóa dầu chỉ chiếm khoảng 10% tổng sản phẩm
xuất khẩu, đã tăng lên nhanh chóng và đạt 43% vào năm 1979.
* Kết quả của kế hoạch
Tốc độ tăng trưởng GNP bình quân theo kế hoạch là 8,6%/năm, nhưng tốc độ
tăng trưởng thực tế đạt 9,2%/năm. Tỷ lệ đầu tư cao và xuất khẩu tăng nhanh mặc dù
môi trường quốc tế đầy biến động (khủng hoảng dầu mỏ và suy thoái kinh tế thế giới).
15
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp khai thác mỏ và chế biến – chế tạo bình quân
đạt 20%/năm. Tỷ trọng công nghiệp khai thác mỏ và chế biến – chế tạo chiếm 31%
vào năm 1976.
Năm 1976, Hàn Quốc đã tạm thời tự cung cấp được thực phẩm (lúa gạo).
Chính phủ cũng đã nỗ lực rất lớn trong xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội như
nhà máy phát điện, viễn thông, đường sắt và đường cao tốc bằng cách đầu tư tài
chính và các khoản vay.

Xuất khẩu bắt đầu giảm từ năm 1970, chủ yếu do suy thoái kinh tế và do
chính sách bảo hộ ở các nước phát triển. Các công ty Hàn Quốc đối mặt với tình
trạng thiếu hụt vốn lưu động và lãi suất cao. Tổng thống Park đã ban hành Nghị
định khẩn cấp về “Ổn định kinh tế và tăng trưởng” vào ngày 3 tháng 8 năm 1972.
Mục tiêu chính của Nghị định là cải thiện cơ cấu tài chính của các công ty Hàn
Quốc bằng cách giảm các khoản vay trên thị trường phi chính thức và cung cấp các
khoản vay ưu đãi đối với ngành công nghiệp cụ thể và giảm lãi suất ngân hàng.
Tăng trưởng kinh tế nhanh trong kế hoạch 5 năm lần thứ ba cũng nảy sinh
nhiều vấn đề, đó là:
(1) Sự mất cân đối giữa các ngành công nghiệp xuất khẩu và công nghiệp đáp
ứng nhu cầu trong nước;
(2) Sự mất cân bằng giữa nông nghiệp và công nghiệp;
(3) Nới lỏng khoảng cách giữa các công ty lớn và công ty vừa/nhỏ;
(4) Thâm hụt cán cân thanh toán do cuộc khủng hoảng dầu 1973-1974;
(4) Cuộc khủng hoảng dầu đã trì hoãn việc thực hiện các dự án công nghiệp
nặng và hóa dầu.
Để giải quyết những vấn đề phát sinh đó, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện
một loạt các biện pháp nhằm: Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu và thị trường; Thâm
nhập vào thị trường xây dựng Trung Đông; Tăng vốn đầu tư nước ngoài để tăng thu
nhập và tăng trưởng kinh tế.

16
* Đánh giá kế hoạch
Sau thành công của hai kế hoạch liên tiếp, quy mô nền kinh tế Hàn Quốc đã
mở rộng và khu vực tư nhân đã phát triển nhanh chóng. Kế hoạch đã chuyển đổi
sang nhấn mạnh cơ chế thị trường và kích thích hoạt động của khu vực tư nhân với
các chính sách ưu đãi khác nhau.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ 3, Chính phủ đã chuẩn bị ORBs để
duy trì chỉ đạo thực hiện kế hoạch và phản ứng nhanh với thay đổi của môi trường;
đồng thời tăng cường "hệ thống đánh giá đầu tư" để tối đa hóa hiệu quả sử dụng các

nguồn lực và liên kết các mục tiêu kế hoạch với quá trình thực hiện kế hoạch. Chính
phủ cũng đã nhấn mạnh vai trò của công tác lập kế hoạch và hoạt động khảo sát để
nâng cao chất lượng thống kê, phối hợp hợp lý giữa kế hoạch, chính sách và thực
hiện kế hoạch.
Tuy nhiên, chỉ tiêu của kế hoạch thứ ba không thể đạt được như dự đoán chủ
yếu là do khủng hoảng dầu mỏ và sự thay đổi đột ngột của môi trường nội bộ và thế
giới. Để đối phó với những thay đổi đó, Chính phủ đã ban hành một loạt các chính
sách như: Nghị định khẩn cấp về “Ổn định kinh tế và tăng trưởng” (3/8/1972); Luật
bình ổn giá (năm 1973); Nghị định khẩn cấp của Tổng thống: “Ổn định cuộc sống
của nhân dân" (năm 1974); “Giải pháp kinh tế đặc biệt " (năm 1974); và các giải
pháp khác về tài chính. Tất cả các biện pháp này đều liên kết chặt chẽ với hệ thống
hỗ trợ phát triển công nghiệp nặng và hóa dầu.
Tuy nhiên, việc giới thiệu đột ngột các biện pháp chính sách đặc biệt trong
quá trình thực hiện kế hoạch làm mất liên kết giữa xây dựng kế hoạch và triển khai
kế hoạch. Do đó, nó có thể gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế Hàn Quốc và ảnh
hưởng đến chức năng của thị trường trong dài hạn.
1.3.5. Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ tư (1977-1981)
Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ tư đã được chuẩn bị tương tự như
kế hoạch lần thứ ba, nhưng nhấn mạnh hơn vào thủ tục phân cấp. Có 22 nhóm, mỗi
nhóm do một quan chức Chính phủ cao cấp từ một Bộ liên quan lãnh đạo. Mỗi
nhóm bao gồm các quan chức Chính phủ từ các Bộ liên quan và các chuyên gia từ
các Viện nghiên cứu, các ngân hàng, hiệp hội doanh nghiệp. Các cán bộ của Ủy ban
Kế hoạch Kinh tế hoạt động như thư ký cho mỗi nhóm.
17
Phần lớn các phân tích kinh tế được thực hiện bởi Viện Phát triển Hàn Quốc
(KDI), thành lập vào năm 1971.
Các nhóm xây dựng kế hoạch chi tiết cho lĩnh vực của mình theo hướng dẫn
chuẩn bị của EPB và chịu sự giám sát của Ủy ban Thảo luận Kế hoạch Kinh tế dưới
sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ.
* Mục tiêu và chính sách chủ yếu

Kế hoạch thứ tư nhằm đạt các mục tiêu cơ bản như xây dựng cơ cấu kinh tế
tăng trưởng tự lực và tăng cường vốn chủ sở hữu thông qua phát triển xã hội. Các
mục tiêu chủ yếu của kế hoạch là:
(1) Đạt được cấu trúc tăng trưởng bền vững;
(2) Thúc đẩy bình đẳng thông qua phát triển xã hội;
(3) Đổi mới công nghệ và nâng cao hiệu quả trong mục tiêu "tăng trưởng,
công bằng và hiệu quả".
Để thực hiện mục tiêu đó, các chính sách lớn hướng vào:
(1) Huy động vốn đầu tư trong nước;
(2) Duy trì cân bằng cán cân thanh toán;
(3) Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh trong và
ngoài nước;
(4) Mở rộng cơ hội việc làm và phát triển nguồn nhân lực;
(5) Mở rộng phong trào làng mới;
(6) Cải thiện đời sống thông qua việc thúc đẩy phát triển xã hội;
(7) Tăng đầu tư cho khoa học – công nghệ;
(8) Tăng cường quản lý kinh tế và cải thiện thể chế.
* Kết quả của kế hoạch
Kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ tư có hiệu quả thấp nhất, mà nguyên
nhân chủ yếu là do: trong kỳ thứ hai của kế hoạch, Hàn Quốc trải qua cuộc khủng
hoảng dầu thứ hai, suy thoái kinh tế thế giới và suy thoái thương mại thế giới;
ngoài ra, do bất ổn chính trị – xã hội (năm 1981 xảy ra ám sát Tổng thống Park);
mất mùa trong nông nghiệp.

×