Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2014 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.03 KB, 94 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Tăng cƣờng thu hút vốn đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2014 –
2020” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và có sự
hỗ trợ của giáo viên hƣớng dẫn PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai. Các số liệu
trong khóa luận là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn, có tính kế
thừa từ các sách, tạp chí và các công trình nghiên cứu khác nhau.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin chịu trách nhiệm hoàn
toàn trƣớc Hội đồng, cũng nhƣ kết quả luận văn của mình.


Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả


Nguyễn Thu Hiền







ii

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI VÀO ĐỊA PHƢƠNG 4


1.1. Khái niệm và vai trò đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với sự phát
triển kinh tế xã hội của địa phƣơng 4
1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
1.1.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh
tế xã hội của địa phương 6
1.2. Các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại địa phƣơng 11
1.2.1. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 11
1.2.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương 15
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
vào địa phƣơng 17
1.4. Kinh nghiệm thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Việt Nam 20
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH QUẢNG NINH 26
2.1. Giới thiệu về tỉnh Quảng Ninh ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài 26
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 26
2.1.2. Đặc điểm văn hóa – xã hội 29
2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 – 2013 33
2.2.1. Thực trạng thu hú t đầ u tư trực tiếp nước ngoài vào tnh Qung
Ninh 33
2.2.2. Đánh giá chung về thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại tnh Qung Ninh 43
iii

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU
HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG
NINH 54
3.1. Định hƣớng tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2020 54

3.1.1. Phương hướ ng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 .
54
3.1.2. Mục tiêu 56
3.1.3. Một số ch tiêu chủ yếu 57
3.1.4. Một số định hướng cơ bn thu hút FDI của tnh Qung Ninh 62
3.2. Những giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2020 67
3.2.1. Gii pháp về hoàn thiện quy hoạch 67
3.2.2. Nhóm gii pháp về ci thiện cơ sở hạ tầng 69
3.2.3. Nhóm gii pháp về ci cách hành chính và tăng cường năng lực
qun lý nhà nước 73
3.2.4. Gii pháp về phát triển nguồn nhân lực 77
3.2.5. Gii pháp về đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư 79
3.2.6. Ban hành chính sách hỗ trợ đặc biệt cho dự án FDI “sạch”, thân
thiện với môi trường 81
3.3. Một số đề xuất, kiến nghị Bộ, Ngành Trung Ƣơng 82
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87




iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tên nƣớc ngoài
Tên Việt Nam
ASEAN
Association of Southeast

Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
BCC
Business Cooperation
Contract
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
BT
Build – Transfer
Hợp đồng xây dựng – Chuyển
giao
BTO
Build – Transfer – Operate
Hợp đồng xây dựng – Chuyển
giao – Kinh doanh
BOT
Build – Operate – Transfer
Hợp đồng xây dựng – Kinh
doanh – Chuyển giao
IMF
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
GDP
Gross Domestic Product
Tổng thu nhập quốc nội
JV
Joint Venture

Liên doanh
M&A
Cross – border Merger and
Acquisition
Mua bán và sáp nhập xuyên
biên giới
NICs
New Industrial Countries
Những nƣớc công nghiệp mới
OECD
Organization for Economic
Co – coperation and
Development
Tổ chức hợp tác kinh tế và phát
triển
PCI
Provincial Competitiveness
Index
Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh
TNCs
Transnational Corporations
Các công ty xuyên quốc gia
UNESCO
United Nations Educational
Scientific and Cultural
Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa Liên hợp quốc
UNCTAD
United Nations Conference

on Trade and Development
Diễn đàn Thƣơng mại và Phát
triển Liên Hiệp quốc
VCCI
Vietnam Chamber of
Commerce and Industry
Phòng thƣơng mại Việt Nam
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thƣơng mại thế giới


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 : Tầm quan trọng của các nhân tố khi lựa chọn địa điểm đầu tƣ 18
Bảng 2.1 : Cơ cấu lao động theo cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh 30
Bảng 2.2 : FDI phân theo đối tác đầu tƣ tại Quảng Ninh 34
Bảng 2.3 : FDI Quảng Ninh theo hình thức đầu tƣ giai đoạn 2008 – 2013 36
Bảng 3.1 : Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 58
Bảng 3.2 : Tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2013 – 2020 58
Bảng 3.3 : Nhu cầu vốn đầu tƣ giai đoạn 2001 – 2020 59
Bảng 3.4 : Dự báo nguồn vốn huy động giai đoạn 2014 – 2020 62
Biểu đồ 2.1 : FDI phân theo đối tác đầu tƣ giai đoạn 2008 – 2013 35
Biểu đồ 2.2 : FDI theo địa bàn đầu tƣ giai đoạn năm 2008 – 2013 38
Biểu đồ 2.3 : FDI theo ngành kinh tế giai đoạn 2008 – 2013 41
1

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, chúng ta đã

đạt đƣợc những thành tựu hết sức to lớn trên tất cả các mặt nhƣ kinh tế chính
trị, ngoại giao.… Đặc biệt về kinh tế, quá trình hội nhập đã tạo ra những cơ
hội hợp tác, liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong nƣớc với các
nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Trong bối cảnh đó, đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài (FDI) là một hình thức đầu tƣ phổ biến và thu hút đƣợc nhiều sự quan
tâm của các nhà hoạch định cũng nhƣ các doanh nghiệp.
Cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế – xã hội, đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài là một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tƣ phát triển,
có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp
hóa – hiện đại hóa, tạo điều kiện khai thác các lợi thế so sánh, mở ra nhiều
ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ,
mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm.
Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều tiềm năng và hội tụ nhiều điều kiện
thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Nằm trong địa bàn động lực của
Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cùng với hai thành phố Hà Nội và Hải
Phòng, tỉnh Quảng Ninh đóng vai trò đầu tàu và có sức lan tỏa lớn trong quá
trình phát triển của cả Vùng. Là cửa ngõ giao thông quan trọng với nhiều cửa
khẩu biên giới, hệ thống cảng biển thuận tiện, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng
Cái, cảng nƣớc sâu Cái Lân, Quảng Ninh có điều kiện giao thƣơng thuận lợi
với các nƣớc Đông Bắc Á, với Trung Quốc rộng lớn – nền kinh tế lớn thứ 2
thế giới. Quảng Ninh đang và sẽ trở thành điểm kết nối quan trọng của Khu
vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc. Quảng Ninh đã đƣợc chọn là địa
bàn trọng điểm trong triển khai Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020, đặc
biệt là về phát triển du lịch. Tỉnh uỷ, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh đã xác
định rõ lợi thế so sánh, xu hƣớng phát triển kinh tế quốc tế và khẳng định thu
hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là một trong những giải pháp quan trọng để phát
triển kinh tế xã hội.
2

Mặc dù trong thời gian qua thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài của tỉnh

Quảng Ninh nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nƣớc, tuy nhiên vẫn còn còn
hết sức hạn chế cả về số lƣợng, quy mô cơ cấu dự án, chƣa tƣơng xứng với
tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh từ nay đến
năm 2020 đang đặt ra những vấn đề cấp bách. Theo tính toán của tỉnh, để phát
triển, từ nay đến năm 2020 cần một lƣợng vốn rất lớn, song khả năng chỉ có
thể đáp ứng đƣợc 43% nhu cầu, số còn lại 57% phải huy động từ nguồn bên
ngoài trong đó có nguồn quan trọng là đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
Vì vậy việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp nhằm tăng cƣờng thu
hút FDI đối với tỉnh Quảng Ninh trở thành vấn đề cấp bách. Đó là lý do lựa
chọn đề tài "Tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh
Quảng Ninh trong giai đoạn 2014 – 2020" làm đề tài luận văn.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Quảng Ninh.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015, tầm nhìn
2020 dự báo nhu cầu thu hút vốn đầu tƣ để từ đó đƣa ra các giải pháp đồng bộ
nhằm từng bƣớc đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động (FDI)
trong thời gian tới.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn về đầu tƣ
trƣ̣ c tiế p nƣớ c ngoà i vào tỉnh Quảng Ninh. Đánh giá thực trạng và đề xuất
phƣơng hƣớ ng, giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣ ớc ngoài đƣợ c
nghiên cƣ́ u trong phạ m vi tỉ nh Quả ng Ninh.
3

Về thời gian: Các tài liệu , số liệ u phụ c vụ cho nghiên cƣ́ u đề tà i đƣợ c
thu thậ p tr ong giai đoạ n tƣ̀ năm 2006 – 2013. Đị nh hƣớ ng, giải pháp và các
chỉ tiêu dự báo đƣợc xây dựng cho đến năm 2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích, nghiên cứu thống kê, so sánh
đối chiếu giữa các kỳ số liệu.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, luậ n văn đƣợ c
kế t cấ u gồm 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI VÀO MỘT ĐỊA PHƢƠNG
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH QUẢNG NINH
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU
HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG NINH








4

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI VÀO MỘT ĐỊA PHƢƠNG
1.1. Khái niệm và vai trò của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng
1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.1. Một số khái niệm quốc tế về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund – IMF): Đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) là một hoạt động đầu
tƣ đƣợc thực hiện nhằm đạt đƣợc những lợi ích lâu dài trong một doanh

nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế của nƣớc
chủ đầu tƣ, mục đích của chủ đầu tƣ là giành quyền quản lý thực sự doanh
nghiệp
Khái niệm của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD
(Organization for Economic Cooperation and Development) : Đầu tƣ trực tiếp
là hoạt động đầu tƣ đƣợc thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu
dài với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tƣ mang lại khả năng
tạo ảnh hƣởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: Thành
lập hoặc mở một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý
của chủ đầu tƣ; Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; Tham gia vào một doanh
nghiệp mới; Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm); Quyền kiểm soát nắm từ 10% cổ
phiếu thƣờng hoặc quyền biểu quyết trở lên.
Khái niệm của OECD về cơ bản cũng giống nhƣ khái niệm của IMF về
FDI, đó là cũng thiết lập các mối liên hệ lâu dài (tƣơng tự với việc theo đuổi
lợi ích lâu dài trong khái niệm của IMF), và tạo ảnh hƣởng đối với việc quản
lý doanh nghiệp. Tuy nhiên khái niệm này chỉ ra cụ thể hơn cách thức để nhà
đầu tƣ tạo ảnh hƣởng đối với hoạt động quản lý doanh nghiệp.
Theo định nghĩa của chính phủ Mỹ, ngoài những nội dung tƣơng tự khái
niệm FDI của IMF và OECD, FDI còn gắn với quyền sở hữu hoặc kiểm soát
5

10% hoặc hơn thế các chứng khoán kèm quyền biểu quyết của một doanh
nghiệp, hoặc lợi ích tƣơng đƣơng trong các đơn vị kinh doanh không có tƣ
cách pháp nhân.
Theo Tổ chức thƣơng mại thế giới – WTO (World Trade Organization):
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài xảy ra khi một nhà đầu tƣ từ một nƣớc (nƣớc chủ
đầu tƣ) có đƣợc một tài sản ở một nƣớc khác (nƣớc thu hút đầu tƣ) cùng với
quyền quản lý tài sản đó (Manage that asset). Mức độ quản lý là thứ để phân
biệt FDI với các hình thức đầu tƣ gián tiếp vào cổ phiếu, chứng khoán và các
công cụ tài chính khác. Trong phần lớn các trƣờng hợp, cả nhà đầu tƣ và các

tài sản mà họ quản lý ở nƣớc ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những
trƣờng hợp đó, nhà đầu tƣ thƣờng đƣợc gọi là công ty mẹ và các tài sản là các
công ty con hay chi nhánh công ty.
Định nghĩa của WTO nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền quản lý tài
sản. Quyền quản lý tài sản hiểu rộng hơn chính là quyền kiểm soát doanh
nghiệp. Quyền này đƣợc xác lập dựa trên các thành phần chính sau:
Vốn chủ sở hữu là giá trị phần vốn góp của công ty mẹ trong công ty con
ở nƣớc ngoài. Loại vốn này phải chiếm ít nhất 10% cổ phiếu thƣờng hoặc
quyền biểu quyết trở lên. Loại vốn này xuất hiện trong các hình thức đầu tƣ
FDI bao gồm mua lại và sát nhập hay thành lập mới công ty (Greenfield).
Lợi nhuận tái đầu tƣ là phần lợi nhuận của các công ty mẹ thu đƣợc
nhƣng để lại để tái đầu tƣ vào các công ty con.
Các nguồn vốn khác: bao gồm các loại quỹ tín dụng ngắn hạn hay dài
hạn giữa công ty mẹ và công ty con.
1.1.1.2. Khái niệm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam
Để mở rộng hợp tác kinh tế với nƣớc ngoài, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở khai thác và
sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nƣớc. Căn cứ vào Hiến pháp nƣớc
6

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại
Việt Nam đƣợc ban hành ngày 12 tháng 11 năm 1996 Quy định: Đầu tư trực
tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣa vào Việt Nam vốn bằng
tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tƣ theo quy định
của Luật này.
Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc đầu tƣ vào Việt Nam trong các lĩnh vực
của nền kinh tế quốc dân.
Nhà nƣớc Việt Nam không cấp phép đầu tƣ nƣớc ngoài vào các lĩnh vực
và địa bàn gây thiệt hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, di tích lịch sử, văn
hóa, thuần phong mỹ tục và môi trƣờng sinh thái.

Căn cứ vào quy hoạch, định hƣớng phát triển trong từng thời kỳ, Chính
phủ quy định các địa bàn khuyến khích đầu tƣ, ban hành các danh mục dự án
khuyến khích, danh mục các lĩnh vực đầu tƣ có điều kiện, danh mục các lĩnh
vực không đƣợc cấp phép đầu tƣ.
1.1.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã
hội của địa phương
Quan điểm về vốn FDI tại các nƣớc đang phát triển ngày nay đã đƣợc
phát triển rất nhiều. Các nƣớc đang phát triển xem vốn FDI là một trong
những nguồn vốn đầu tƣ quan trọng góp phần bù đắp cho sự thiếu hụt vốn đầu
tƣ trong nƣớc thay vì trƣớc đây thƣờng xem nguồn vốn này nhƣ một sự khai
thác bóc lột của tƣ bản nƣớc ngoài. Khi thu hút vốn FDI vào một vùng nào
đó, một địa phƣơng nào đó trong quốc gia, tác động tích cực của dòng vốn
này thể hiện ở những mặt cụ thể sau:
Gii quyết khó khăn về vốn đầu tư cho phát triển kinh tế của tnh
FDI là một trong những nguồn quan trọng bù đắp sự thiếu hụt về vốn và
ngoại tệ của các địa phƣơng tiếp nhận đầu tƣ, đặc biệt là những địa phƣơng
kém phát triển về kinh tế. Vốn FDI là nguồn vốn đầu tƣ quốc tế đƣợc đánh giá
7

là có hiệu quả nhất đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Loại hình
FDI không quy định mức đầu tƣ vốn tối đa mà chỉ quy định mức vốn đầu tƣ
tối thiểu, do vậy cho phép các nƣớc nhận đầu tƣ khai thác đƣợc nguồn vốn
bên ngoài, làm tăng thêm nguồn lực. Nguồn vốn FDI có thể hoạt động trong
nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế, xã hội và thƣờng là vốn đầu tƣ
dài hạn, khi nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (ĐTNN) bỏ vốn đầu tƣ thì họ chịu trách
nhiệm hoàn toàn về hiệu quả của hoạt động sản xuất và kinh doanh, do đó
buộc họ phải tính toán kỹ các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, với các ƣu thế có sẵn về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý…
nhà ĐTNN sẽ triển khai những dự án có độ rủi ro thấp và khả năng thu lợi
nhuận trên vốn đầu tƣ là cao. Đây là ƣu thế hơn hẳn của vốn FDI so với các

loại vốn vay khác, nên nó có hiệu quả để tăng trƣởng kinh tế bền vững. Việc
thu hút vốn FDI có thể giải quyết khó khăn về tích lũy vốn thấp và bù đắp
những khoản thiếu hụt ngoại tệ trong cán cân thanh toán. Hơn nữa, nhờ dòng
ngoại tệ và các nguồn lực từ bên ngoài đƣa vào đã tạo cơ sở vật chất kinh tế
để củng cố sức sức mạnh đồng nội tệ. Chỉ xét riêng vốn FDI, trong những
năm qua bằng những chính sách năng động và có hiệu quả, các nƣớc công
nghiệp mới (NICs) Châu Á đã nhận một lƣợng vốn lớn, đây là nguồn vốn đặc
biệt quan trọng giúp các nƣớc này trở thành những con rồng Châu Á. Về tỷ lệ
mà tƣ bản nƣớc ngoài đóng góp vào hoạt động xuất khẩu cũng khá lớn đối các
quốc gia đang phát triển nhƣ Braxin 37,2%, Mêxico 32,1%, Đài Loan 25,6%,
Hàn Quốc 24,6%, Thái Lan 22,7%, Hồng Kông 16,5%, Colombia 14,4%
[5],[13].
Kích thích chuyển giao và phát triển công nghệ
Công nghệ có thể nói là yếu tố quyết định tốc độ tăng trƣởng và sự phát
triển của mọi nền kinh tế. Vì vậy, tăng cƣờng khả năng công nghệ luôn là
những mục tiêu ƣu tiên hàng đầu của các quốc gia đang phát triển, cụ thể là
của từng địa phƣơng tiếp nhận vốn đầu tƣ. Vốn FDI đƣợc coi là nguồn quan
trọng để phát triển khả năng công nghệ của địa phƣơng nhận đầu tƣ. Vai trò
này thể hiện qua hai khía cạnh chính là chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên
8

ngoài và phát triển khả năng công nghệ của các trung tâm nghiên cứu ứng
dụng của địa bàn sở tại. FDI là hình thức chuyển giao công nghệ chuyên sâu
nhất, bởi vì khi triển khai các dự án FDI, các nhà ĐTNN không chỉ chuyển
vốn mà họ còn mang theo toàn bộ những thành tố cấu thành nên một công
nghệ sản xuất hoàn chỉnh. Đó bao gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu (phần
cứng của công nghệ), tri thức khoa học, bí quyết công nghệ, phƣơng thức
quản lý và tổ chức vận hành công nghệ…(phần mềm của công nghệ) cũng
nhƣ đƣa sang những chuyên gia về lĩnh vực đó. Việc hình thành một mối liên
hệ lâu bền giữa bên chuyển giao và bên tiếp nhận, điều này cho phép các địa

phƣơng nhận đầu tƣ không chỉ nhập khẩu công nghệ đơn thuần mà còn nắm
vững cả về kỹ năng nguyên lý vận hành, sửa chữa, mô phỏng và phát triển nó,
nhanh chóng tiếp cận những công nghệ hiện đại ngay cả khi nền tảng công
nghệ quốc gia chƣa đƣợc tạo lập đầy đủ. Bên cạnh đó, việc xuất hiện những
công nghệ, kỹ thuật và trình độ quản lý tiên tiến của các doanh nghiệp nƣớc
ngoài, đặc biệt là của các công ty xuyên quốc gia cũng đã kích thích các doanh
nghiệp trong nƣớc cố gắng đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Gii quyết việc làm và phát triển nguồn nhân lực
Phần lớn các dự án FDI thƣờng tổ chức các khóa đào tạo cho ngƣời lao
động trong dự án, trong đó có nhiều ngƣời lao động đƣợc gửi đi đào tạo ở
nƣớc ngoài, từ đó sẽ hình thành ở vùng nhận đầu tƣ một lực lƣợng lao động
lành nghề và có chuyên môn tốt. Mặt khác, để dự án hoạt động tốt, nhà
ĐTNN buộc phải đào tạo cán bộ quản lý đến trình độ đủ để đáp ứng yêu cầu
của công việc. Từ đó làm cho đội ngũ cán bộ của nơi nhận đầu tƣ trƣởng
thành hơn về năng lực quản lý. Đây là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy
tăng trƣởng kinh tế, bởi vì trình độ nguồn nhân lực có ảnh hƣởng trực tiếp tới
hoạt động sản xuất, các vấn đề xã hội và mức độ tiêu dùng của dân cƣ.
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có vốn FDI với các doanh nghiệp
trong nƣớc trên thị trƣờng lao động là nhân tố thúc đẩy lực lƣợng lao động tự
9

nâng cao trình độ một cách tích cực và có hiệu quả hơn, góp phần hình thành
nhanh một đội ngũ lao động có trình độ, có tác phong công nghiệp hiện đại. Tất
cả những điều đó sẽ góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động của các công ty
trong nền kinh tế, vì khi các công ty xuyên quốc gia thâm nhập vào nền kinh tế
sẽ tạo ra môi trƣờng cạnh tranh mạnh mẽ buộc các công ty khác phải cải tiến để
nâng cao năng suất lao động, đứng vững trên thị trƣờng.
Bên cạnh đó, thông qua việc tạo ra những doanh nghiệp mới hoặc tăng
quy mô của các đơn vị kinh tế, các dự án FDI đã tạo ra việc làm cho một số

lƣợng lớn lao động. Các dự án FDI không những có thể thu hút một lƣợng lớn
lao động trực tiếp mà còn tạo ra nhiều việc làm cho các dịch vụ đi theo, chẳng
hạn các hoạt động cung ứng dịch vụ và gia công cho các dự án FDI đã tạo ra
nhiều việc làm cho ngƣời lao động.
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, số ngƣời thất nghiệp và bán thất nghiệp
ở các nƣớc chậm và đang phát triển chiếm khoảng từ 35% - 38% tổng số lao
động. Trƣớc tình trạng đó, tỷ lệ 54,46%, 23%, 21% số ngƣời làm việc cho các
doanh nghiệp FDI so với tổng số ngƣời có việc làm của các nƣớc tƣơng ứng
Singapore, Braxin, Mexico có ý nghĩa rất lớn. Cũng theo kết quả nghiên cứu của
Liên hợp quốc thì số việc làm gián tiếp do công ty nƣớc ngoài tạo ra thƣờng lớn
gấp 2 – 3 lần, tối thiểu cũng bằng số việc làm đƣợc trực tiếp tạo ra. Sự gia tăng
của khu vực dịch vụ thu hút đƣợc khá nhiều lao động và thậm chí số việc làm
đƣợc tạo ra trong các ngành này còn nhiều hơn so với các ngành công nghiệp
truyền thống vốn vẫn sử dụng nhiều lao động, nhờ đó tình trạng bán thất nghiệp
phổ biến ở các nƣớc đang phát triển đƣợc hạn chế rất nhiều [19].
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH
Trƣớc hết, vốn FDI có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi và phát
triển cơ cấu kinh tế ngành, vùng lãnh thổ, nó thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong
đầu tƣ cố định ở một số ngành quan trọng của nền kinh tế. Tùy theo chính
sách, chiến lƣợc phát triển kinh tế ngành, vùng lãnh thổ mà địa phƣơng nhận
đầu tƣ lập và giới thiệu các dự án khuyến khích đầu tƣ, đƣa ra các chính sách
10

ƣu đãi các công ty nƣớc ngoài đầu tƣ vào những ngành, những vùng cần phát
triển. Bằng việc thu hút vốn FDI, các địa phƣơng đang từng bƣớc khai thác có
hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh
tế theo hƣớng tích cực, thúc đẩy nền kinh tế hội nhập, tham gia phân công lao
động và hợp tác quốc tế.
Ví dụ, năm 2012 ở tỉnh Bình Dƣơng, dòng vốn FDI vào khu vực nông
nghiệp, khai thác mỏ và thăm dò dầu khí chỉ có 12,2%, còn gần 90% FDI tập

trung vào các ngành công nghiệp. Đó là nguyên nhân giải thích vì sao FDI đã
đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy quá trình sản xuất và xuất khẩu sản
phẩm công nghiệp. Tỉnh Bình Dƣơng cũng nhƣ nhiều các địa phƣơng khác,
một điểm đáng lƣu ý là số vốn đó tập trung khá đồng đều vào cả hai khu vực
công nghiệp loại hai và loại ba, trong đó ba ngành dẫn đầu đó là gia dụng, xây
dựng và thƣơng mại chiếm trên 40,5% tổng giá trị FDI vào Bình Dƣơng[13].
Thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa và tiếp cận với thị trường thế giới.
Hoạt động FDI giúp những địa phƣơng tiếp nhận đầu tƣ đẩy mạnh xuất
khẩu, những lợi thế so sánh của các yếu tố sản xuất ở vùng kinh tế của địa
phƣơng nhận đầu tƣ đƣợc khai thác có hiệu quả trong phân công lao động
quốc tế, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Hoạt động
FDI giúp nơi nhận đầu tƣ mở r ộng thị trƣờng ở nƣớc ngoài, những hàng hóa
xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI, đã biến bạn hàng truyền thống
của các nhà ĐTNN tại nơi nhận đầu tƣ thành bạn bè của họ. Đối với những
nƣớc đang phát triển, yêu cầu thâm nhập và mở rộng thị trƣờng ở nƣớc ngoài
là rất lớn và cấp bách, nhƣng do sự hạn chế về năng lực tiếp thị, hạn chế về
trình độ công nghệ và quản lý nên rất khó khăn trong việc giải quyết yêu cầu
này. Công việc này đối với các nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài lại đơn giản
hơn vì họ là những ngƣời tƣơng đối am hiểu thị trƣờng thế giới, có cơ sở tiếp
thị ở những thị trƣờng quan trọng, có tiềm lực về vốn và công nghệ, có sẵn
những mối quan hệ làm ăn cũng nhƣ kinh nghiệm buôn bán, có nhiều thủ
thuật để chiến thắng đối thủ cạnh tranh. Chính vì những lý do đó, khuyến
11

khích FDI hƣớng vào xuất khẩu luôn có ƣu đãi đặc biệt trong chính sách thu
hút FDI của những nƣớc đang phát triển.
1.2. Các hình thức và đặc điểm của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại địa
phƣơng
1.2.1. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1.1. Theo hình thức thâm nhập (Quốc tế)

Hai hình thức chủ yếu là đầu tƣ mới (Greenfield Investment – GI) và
Mua bán sát nhập xuyên biên giới (Cross – border Merger and Acquisition –
M&A).
Đầu tƣ mới (Greenfield Investment): là hoạt động đầu tƣ trực tiếp vào
các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nƣớc ngoài, hoặc mở rộng một
cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại.
Mua lại và sáp nhập qua biên giới (M&A: Cross – border Merger and
Acquisition): Mua lại và sáp nhập qua biên giới là một hình thức FDI liên
quan đến việc mua lại hoặc hợp nhất với một doanh nghiệp nƣớc ngoài đang
hoạt động.
Theo Luật cạnh tranh thông qua tháng 12 năm 2004 và có hiệu lực từ
ngày 1 tháng 7 năm 2005, điều 17, có đƣa ra khái niệm rõ hơn về mua lại và
sáp nhập nhƣ sau:
Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh
nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một
phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc
một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
Các hình thức của sáp nhập
12

Sáp nhập theo chiều ngang: là hình thức sáp nhập diễn ra giữa các công
ty trong cùng một ngành kinh doanh (hay có thể nói là giữa các đối thủ cạnh
tranh).
Sáp nhập theo chiều dọc: là hình thức sáp nhập của các công ty khác
nhau trong cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Có 2 dạng
sáp nhập theo chiều dọc là:
+ Backward: Liên kết giữa nhà cung cấp và công ty sản xuất.
+ Forward: Liên kết giữa công ty sản xuất và nhà phân phối.

Sáp nhập hỗn hợp (conglomerate): là hình thức sáp nhập giữa các công
ty kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Mục tiêu của những vụ sáp nhập
nhƣ vậy là đa dạng hóa, và chúng thƣờng thu hút sự chú ý của những công ty
có lƣợng tiền mặt lớn.
Hình thức đầu tƣ mới phổ biến hơn ở các nƣớc đang phát triển và đƣợc
các nƣớc nhận đầu tƣ ƣa chuộng hơn, trong khi M&A xuất hiện nhiều hơn ở
các nƣớc phát triển và đƣợc các chủ đầu tƣ ƣu tiên hơn (M&A chiếm 77%
FDI ở nƣớc phát triển và 33% FDI ở các nƣớc đang phát triển, chiếm trên
50% FDI toàn thế giới năm 2012). Hình thức đầu tƣ mới có ƣu điểm là tạo
những năng lực sản xuất mới, tạo công ăn việc làm mới cho ngƣời dân, trong
khi hình thức thứ hai chỉ có thể tạo những năng lực sản xuất bổ sung hoặc có
khi không trong trƣờng hợp các công ty này cơ cấu lại tinh giảm lao động để
hoạt động sản xuất kinh doanh của họ hiệu quả hơn. Bên cạnh đó hình thức
GI còn có ƣu điểm là không tạo ra hiệu ứng cạnh tranh gây ra tình trạng độc
quyền trong ngắn hạn đe doạ đến các thành phần kinh tế nƣớc nhận đầu tƣ,
nhất là đối với các nƣớc đang và kém phát triển.
1.2.1.2. Theo quy định của pháp luật Việt Nam
Theo Luật Đầu tƣ và Nghị định hƣớng dẫn chi tiết thi hành luật đầu tƣ
năm 2005 của Việt Nam, có các hình thức FDI chính tại Việt Nam nhƣ sau:
13

a)Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Nhà đầu tƣ trong nƣớc, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc đầu tƣ theo hình
thức 100% vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,
công ty hợp danh, doanh nghiệp tƣ nhân theo quy định của Luật Doanh
nghiệp và pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài hoạt
động theo sự điều hành quản lý của chủ đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣng vẫn phải tuỳ
thuộc vào các điều kiện về môi trƣờng kinh doanh của nƣớc sở tại, đó là các
điều kiện về chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hoá, mức độ cạnh tranh…Doanh
nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã thành lập tại Việt Nam đƣợc hợp tác

với nhau và với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài để đầu tƣ thành lập doanh nghiệp
100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài mới.Doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài có tƣ cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, đƣợc thành lập và hoạt
động kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ.
b) Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và
nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc liên doanh với nhà đầu tƣ trong nƣớc để
đầu tƣ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty
cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật
có liên quan.Doanh nghiệp thành lập theo hình thức liên doanh đƣợc liên
doanh với nhà đầu tƣ trong nƣớc và với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài để đầu
tƣ thành lập tổ chức kinh tế mới theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp
luật có liên quan.Doanh nghiệp thực hiện đầu tƣ theo hình thức liên doanh có
tƣ cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, đƣợc thành lập và hoạt động kể
từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ.
c) Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp
đồng BT
Nhà đầu tƣ đƣợc ký kết hợp đồng BCC để hợp tác sản xuất phân chia lợi
nhuận, phân chia sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác. Trƣờng
14

hợp đầu tƣ theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa một hoặc nhiều
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài với một hoặc nhiều nhà đầu tƣ trong nƣớc (sau đây gọi
tắt là các bên hợp doanh) thì nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có
quy định về quyền lợi, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi
bên hợp doanh. Hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm
dò và khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác theo hình thức hợp đồng
phân chia sản phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và Luật
Đầu tƣ.Trong quá trình đầu tƣ, kinh doanh, các bên hợp doanh có quyền thoả
thuận thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh

doanh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên hợp
doanh thỏa thuận. Ban điều phối không phải là cơ quan lãnh đạo của các bên
hợp doanh. Bên hợp doanh nƣớc ngoài đƣợc thành lập văn phòng điều hành
tại Việt Nam để làm đại diện cho mình trong việc thực hiện hợp đồng hợp tác
kinh doanh. Văn phòng điều hành của bên hợp doanh nƣớc ngoài có con dấu;
đƣợc mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt
động kinh doanh trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ quy định tại Giấy
chứng nhận đầu tƣ và hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Nhà đầu tƣ ký kết hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT với
cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền để thực hiện các dự án xây dựng mới, mở
rộng, hiện đại hóa và vận hành các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao
thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nƣớc, xử lý chất thải và các lĩnh
vực khác do Thủ tƣớng Chính phủ quy định.
Đầu tƣ phát triển kinh doanh. Nhà đầu tƣ đƣợc đầu tƣ phát triển kinh
doanh thông qua các hình thức sau đây: Mở rộng quy mô, nâng cao công suất,
năng lực kinh doanh;Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm,
giảm ô nhiễm môi trƣờng.
d) Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia qun lý hoạt động đầu tư
15

Nhà đầu tƣ đƣợc góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại
Việt Nam. Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đối với một
số lĩnh vực, ngành, nghề do Chính phủ quy định.
e) Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhận sáp nhập, mua lại kế thừa các quyền và nghĩa vụ của
doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại, trừ trƣờng hợp các bên có thoả thuận khác.
Nhà đầu tƣ khi góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại
Việt Nam phải: thực hiện các quy định của điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là
thành viên về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tƣ và lộ trình mở cửa thị trƣờng;
tuân thủ các quy định về điều kiện tập trung kinh tế của pháp luật về cạnh

tranh và pháp luật về doanh nghiệp; đáp ứng điều kiện đầu tƣ trong trƣờng
hợp dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực đầu tƣ có điều kiện.
1.2.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương
Địa phƣơng nằm trong khuôn khổ của một quốc gia, vì vậy những đặc
điểm chính của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào mỗi quốc gia sẽ đƣợc phản
ánh cụ thể hơn trong từng địa phƣơng. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài gồm
những đặc điểm sau:
Tìm kiếm lợi nhuận: FDI chủ yếu là đầu tƣ tƣ nhân với mục đích hàng
đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Theo cách phân loại ĐTNN của UNCTAD, IMF
và OECD, FDI là đầu tƣ tƣ nhân. Do chủ thể là tƣ nhân nên FDI có mục đích
ƣu tiên hàng đầu là lợi nhuận. Các nƣớc nhận đầu tƣ, cụ thể là từng địa
phƣơng cần lƣu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng cho mình
một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để
hƣớng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa
phƣơng mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi
nhuận của các chủ đầu tƣ.
Các chủ đầu tƣ nƣớc ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong
vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tuỳ theo quy định của luật pháp từng nƣớc để
16

giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tƣ.
Luật các nƣớc thƣờng quy định không giống nhau về vấn đề này. Luật Mỹ
quy định tỷ lệ này là 10%, Pháp và Anh là 20%, Việt Nam theo luật hiện hành
không quy định tỷ lệ này.
Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy
định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng đƣợc
phân chia dựa vào tỷ lệ này.
Thu nhập mà chủ đầu tƣ thu đƣợc phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tƣ, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh
chứ không phải lợi tức.

Chủ đầu tƣ tự quyết định đầu tƣ, quyết định sản xuất kinh doanh và tự
chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc quyền tự lựa chọn
lĩnh vực đầu tƣ, hình thức đầu tƣ, thị trƣờng đầu tƣ, quy mô đầu tƣ cũng nhƣ
công nghệ cho mình, do đó sẽ tự đƣa ra những quyết định có lợi nhất cho họ.
Vì thế, hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có
những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế
nƣớc nhận đầu tƣ. So với các loại hình đầu tƣ quốc tế khác, FDI ít chịu sự chi
phối của Chính phủ hơn, đặc biệt là ít phụ thuộc vào mối quan hệ chính trị
giữa nƣớc chủ nhà với nƣớc đầu tƣ.
FDI thƣờng kèm theo chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý cho các
nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, trong đó có địa phƣơng trực tiếp tiếp nhận đầu tƣ.
Thông qua hoạt động FDI, nƣớc chủ nhà có thể tiếp nhận đƣợc công nghệ, kĩ
thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý. Thông thƣờng các nhà đầu tƣ
FDI rất tinh thông về thị trƣờng thế giới và tiến bộ kỹ thuật, hơn nữa hiệu quả
FDI gắn liền với lợi ích của chủ đầu tƣ nên họ có sự lựa chọn công nghệ thích
hợp. Do FDI là đầu tƣ trực tiếp nên nƣớc chủ nhà thông qua nhân công của
mình sẽ tiếp cận đƣợc với công nghệ tiên tiến hiện đại, thực hiện các bƣớc
chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý của các nƣớc phát triển. Ví dụ
17

trong lĩnh vực bƣu chính viễn thông của Việt Nam, hầu hết công nghệ mới
trong lĩnh vực này có đƣợc nhờ chuyển giao công nghệ từ nƣớc ngoài. Tuy
nhiên cần lƣu ý vì lợi nhuận nên các nhà đầu tƣ có thể chuyển giao những
công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trƣờng, khai thác tài nguyên và khoáng
sản lãng phí, đẩy doanh nghiệp của các nƣớc sở tại tới bờ vực phá sản hoặc
làm mất cân đối cơ cấu kinh tế của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ.
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
vào địa phƣơng
Theo nghiên cứu khoa học của sinh viên trƣờng Đại học Đà Nẵng lớp
35K17 thực hiện bắt đầu tháng 10 năm 2013 kết thúc tháng 12 năm 2013, với

300 bản câu hỏi đã đƣợc gửi đến các công ty có vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài
đang hoạt động tại 3 thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Có 258 bản câu hỏi đƣợc trả lời, chiếm tỷ lệ là 86% trên tổng số bản đƣợc gửi
đi. Trong số đó có 48 bản (19%) từ các công ty hoạt động tại thành phố Đà
Nẵng, 87 bản (34%) từ các công ty tại Hà Nội và 123 bản (48%) đƣợc trả lời
từ thành phố Hồ Chí Minh. Khoảng một phần ba trong số các công ty trả lời
hoạt động trong ngành sản xuất công nghiệp và 15% các công ty hoạt động
trong lĩnh vực chế biến thực phẩm. Ba nhóm ngành thƣơng mại, du lịch và
dịch vụ mỗi nhóm chiếm khoảng 10% trong tổng số các công ty trả lời. Phần
còn lại thuộc về các ngành xây dựng, ngân hàng, nông nghiệp và vận tải.
Có nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn địa điểm đầu tƣ, một khi
các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã quyết định đầu tƣ vào Việt Nam. Nhằm phục vụ
cho mục đích nghiên cứu, bốn nhóm nhân tố: Kinh tế, tài nguyên, cơ sở hạ
tầng, chính sách đƣợc lựa chọn và sau đó đƣợc phân thành 8 tiểu nhóm chi
tiết hơn. Việc phân loại các nhóm nhân tố ảnh hƣởng này dựa vào cơ sở lý
luận và tham khảo ý kiến một số nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam trƣớc
khi tiến hành khảo sát.
Đối với từng nhà đầu tƣ cụ thể, tầm quan trọng tƣơng đối của các nhân
tố đƣợc đề cập trên đây có thể khác nhau, thay đổi tùy theo lĩnh vực kinh
18

doanh, mục tiêu trƣớc mắt và lâu dài hoặc những tác động khác nhƣ chiến
lƣợc kinh doanh, môi trƣờng cạnh tranh Thông thƣờng, khi xem xét lựa chọn
địa điểm, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thƣờng xem xét tổng hợp nhiều nhân tố
khác nhau.
Tuy vậy, kết quả điều tra cho thấy có một số nhân tố đƣợc các nhà đầu tƣ
tại Việt Nam đánh giá là rất quan trọng, trong khi các nhân tố khác đƣợc xem
kém quan trọng hơn. Tầm quan trọng tƣơng đối của các nhân tố đƣợc trình
bày trên (Bảng 1.1).
Bảng 1.1 : Tầm quan trọng của các nhân tố khi lựa chọn địa điểm đầu tƣ

(Đơn vị tính : %)
STT
Nhân tố
Nhân tố
quan trọng
nhất
Nhóm 3
nhân tố
quan trọng
nhất
Nhóm 3
nhân tố ít
quan trọng
nhất
1
Cơ sở hạ tầng kỹ
thuật
47,8
87
0
2
Những ƣu đãi và
hỗ trợ
18,8
72,5
7,2
3
Lợi thế về chi phí
15,9
69,6

2,9
4
Thị trƣờng tiềm
năng
10,1
47,8
7,2
5
Nguồn nhân lực
8,7
30,4
23,1
6
Tài nguyên thiên
nhiên
7,2
26,1
55
7
Vị trí địa lý
4.3
15,9
79,7
8
Cơ sở hạ tầng xã
hội
0
8,7
82,6
Nguồn : Tạp chí Khoa học Đà Nẵng năm 2013

Theo các nhà đầu tƣ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật là nhân tố quan trọng nhất
khi xem xét lựa chọn địa điểm để đầu tƣ tại Việt Nam. Gần một phần hai
(47,8%) trong số các nhà đầu tƣ đƣợc hỏi ý kiến đã xếp cơ sở hạ tầng kỹ thuật
là ƣu tiên hàng đầu của họ và đa số (87%) đều cho rằng nhân tố này nằm
19

trong nhóm ba yếu tố quan trọng nhất. Không có nhà đầu tƣ nào cho rằng cơ
sở hạ tầng kỹ thuật là tƣơng đối ít quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm
đầu tƣ.
Những chính sách ƣu đãi, hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng và trung
ƣơng, cũng nhƣ lợi thế về chi phí là những nhân tố đóng vai trò quan trọng
tiếp theo. Đối với một số nhà đầu tƣ, các nhân tố này là quan trọng hàng đầu
(18.8% và 15,9%). Tuy nhiên, gần ba phần tƣ (72,5%) câu trả lời xếp chúng
vào nhóm ba yếu tố quan trọng nhất. Rất ít ý kiến cho rằng hai nhân tố này
kém quan trọng đối với sự lựa chọn địa điểm để đầu tƣ.
Thị trƣờng tiềm năng và nguồn nhân lực đƣợc đánh giá là kém phần
quan trọng hơn ba nhân tố trên. Tuy nhiên đa số các nhà đầu tƣ xếp chúng ở
thứ hạng tƣơng đối cao trong các ƣu tiên của họ. Đối với các nhà đầu tƣ
hƣớng vào chiến lƣợc xuất khẩu, thị trƣờng tiềm năng của địa phƣơng không
phải là điều quan trọng nhất, thay vào đó phải là lợi thế về chi phí thấp. Hơn
nữa, nguồn nhân lực có thể di chuyển tƣơng đối dễ dàng từ nơi này đến nơi
khác trong cùng một nƣớc, đặc biệt là từ vùng nông thôn ra thành thị - nơi có
nhu cầu lao động cao hơn. Tuy vậy vẫn có hơn một phần ba số câu trả lời
đánh giá hai nhân tố thị trƣờng tiềm năng và nguồn nhân lực nằm trong nhóm
ba yếu tố quan trọng nhất.
Trên thực tế, các địa phƣơng có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt thƣờng đi kèm
theo với các nhân tố thuận lợi khác về chi phí đầu tƣ và chi phí hoạt động, thị
trƣờng tiềm năng rộng lớn, nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên dồi
dào Vì vậy, có thể có một mối tƣơng quan chặt chẽ giữa cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và các nhân tố còn lại.

Vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng xã hội không đƣợc xem là các nhân tố có
ảnh hƣởng lớn đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tƣ. Đa số các câu trả lời
(khoảng 80%) xếp vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng xã hội vào nhóm ba yếu tố ít
quan trọng nhất. Điều này có thể đƣợc ngầm hiểu là cơ sở hạ tầng xã hội
thƣờng đƣợc xây dựng đồng thời với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tại một địa
20

phƣơng có vị trí địa lý thuận lợi. Vì thế, khi lựa chọn địa điểm đầu tƣ tại một
địa phƣơng có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, có thể nhà đầu tƣ cũng đồng
thời đƣợc thỏa mãn với các nhân tố cơ sở hạ tầng xã hội và vị trí địa lý thuận
lợi.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển, nhận đƣợc nhiều ƣu đãi và hỗ trợ của
chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ trung ƣơng, chi phí hoạt động thấp là
những yếu tố quan trọng bậc nhất, có ảnh hƣởng mang tính quyết định khi
xem xét lựa chọn địa điểm đầu tƣ tại Việt Nam. Thị trƣờng tiềm năng, sự dồi
dào về nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên cũng đƣợc tính đến tiếp theo.
Cuối cùng, vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng xã hội xem ra có vẻ ít quan trọng hơn
các nhân tố khác. Tuy vậy, có thể có một mối quan hệ tƣơng hỗ giữa các nhân
tố, ví dụ sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẽ kéo theo sự phát triển của các
nhân tố khác và ngƣợc lại.
1.4. Kinh nghiệm thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Việt Nam
Quảng Ninh đang trên con đƣờng phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển
của tỉnh Quảng Ninh gắn liền với sự phát triển của các địa phƣơng khác tạo
nên sự phát triển của đất nƣớc.
Trong quá trình phát triển của mình mỗi địa phƣơng đều đạt đƣợc những
thành công và những tồn tại riêng cho nên để bù đắp cho nhau cùng phát triển
các địa phƣơng cần phải học tập kinh nghiệm của nhau trong từng lĩnh vực
riêng. Cũng nhƣ vậy trong việc thu hút FDI, để có thể đƣa ra đƣợc những giải
pháp phát triển các địa phƣơng cần phải học tập kinh nghiệm của nhau trong
từng lĩnh vực. Cũng nhƣ vậy trong việc thu hút FDI, để có thể đƣa ra đƣợc

những giải pháp thiết thực nhằm tăng cƣờng thu hút FDI vào Quảng Ninh, em
xin đƣa ra một số kinh nghiệm (thành công và hạn chế) trong thu hút FDI của
tỉnh Hải Dƣơng nhƣ sau:
Kinh nghiệm của Hi Dương trong thu hút FDI:

×