Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

thực trạng công tác cấp phép xây dựng trong quản lý quy hoạch tại thành phố hà nội, giải pháp hoàn thiện chính sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 76 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
o0o



Trí Tuệ Và Phát Triển




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



Đề tài:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP PHÉP XÂY DỰNG
TRONG QUẢN LÝ QUY HOẠCH TẠI THÀNH PHỐ
HÀ NỘI, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH



Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Xuân Nhật
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phƣơng Thúy
Khóa : I
Ngành : Chính sách công
Chuyên ngành : Chính sách công






HÀ NỘI, NĂM 2014
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NĂM 2014
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NĂM 2014
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
o0o



Trí Tuệ Và Phát Triển




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



Đề tài:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP PHÉP XÂY DỰNG
TRONG QUẢN LÝ QUY HOẠCH TẠI THÀNH PHỐ
HÀ NỘI, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH



Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Xuân Nhật
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phƣơng Thúy
Khóa : I
Ngành : Chính sách công

Chuyên ngành : Chính sách công





HÀ NỘI, NĂM 2014

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1 Những nội dung trong khóa luận này là do tôi thực hiện dƣới
sự hƣớng dẫn trực tiếp của ThS. Nguyễn Xuân Nhật.
2 Mọi tham khảo dùng trong khóa luận này đều đƣợc trích dẫn
rõ ràng tên tác giả, tên đề án, thời gian, địa điểm công bố.
3 Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay
gian trá, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Sinh viên


Nguyễn Thị Phƣơng Thúy










ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt khoảng thời gian học tập và rèn luyện tại trƣờng em đã nhận
đƣợc sự dạy bảo tận tình của các thầy cô trong nhà trƣờng. Qua đây em xin gởi
lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các cô thầy trƣờng Học viện
Chính sách và Phát triển nói chung, các cô thầy khoa Chính Sách Công nói riêng
đã tạo điều kiện cho em học tập và rèn luyện trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Xuân Nhật và các thầy cô khoa
Chính Sách Công đã dạy dỗ chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Lời cảm ơn chân thành em cũng xin phép gửi tới ThS. Nguyễn Thị Bích
Huệ Vụ phó Vụ Hợp Tác Quốc tế và các cán bộ tại Vụ đã nhiệt tình hƣớng
dẫn em hoàn thành tốt khóa luận này.
Trong quá trình thực tập, cũng nhƣ là trong quá trình làm khóa luận. Do
trình độ lý luận cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài khóa
luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc ý kiến
đóng góp Thầy, Cô để bài chuyên đề của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Phƣơng Thúy



iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG vi
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1.1 Khái niệm chung về quản lý quy hoạch đô thị 7
1.1.1. Khái niệm 7
1.1.2. Nội dung quản lý Nhà nƣớc về quản lý quy hoạch đô thị bao gồm . 7
1.1.3. Lập và xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị 7
1.1.4. Thẩm quyền lập, xét duyệt các đồ án quy hoạch đô thị 8
1.1.5. Quản lý xây dựng các công trình trong đô thị 9
1.1.6. Bảo vệ cảnh quan và môi trƣờng sống của đô thị 12
1.1.7. Quản lý và khai thác các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị . 12
1.1.8. Giải quyết tranh chấp, thanh tra và xử lý vi phạm những quy định
về quản lý đô thị 13
1.2 Mục đích và quy trình cấp phép xây dựng 14
1.2.1. Mục đích và đối tƣợng của cấp phép xây dựng 14
1.2.2. Nội dung giấy phép xây dựng 15
1.2.3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng 16
1.2.4. Hồ sơ cấp phép xây dựng 17
1.2.5. Chủ thể quản lý công tác cấp phép xây dựng 18
1.2.6. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép
xây dựng 20
1.2.7. Quy trình xin cấp giấy phép xây dựng 24
1.2.8. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan cấp phép xây dựng 28
1.2.9. Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép xây dựng 29
1.3. Mối tƣơng quan giữa quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng 30

iv
1.3.1. Trách nhiệm của cơ quan quản lý quy hoạch trong cấp phép xây
dựng 33

1.3.2. Trách nhiệm của cơ quan cấp phép xây dựng đối với quản lý quy
hoạch 34
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VI PHẠM CẤP PHÉP XÂY DỰNG TRONG
QUẢN LÝ QUY HOẠCH TẠI HÀ NỘI 35
2.1. Giới thiệu về Hà Nội 35
2.2. Thực trạng và nguyên nhân công tác quản lý quy hoạch 37
2.2.1. Bất cập trong quá trình điều chỉnh quy hoạch 37
2.2.2. Bất cập ở các cấp quản lý 37
2.2.3. Bất cập trong xây dựng - cấp phép xây dựng 38
2.2.4. Bất cập từ ý thức ngƣời dân 38
2.3. Nguyên nhân những yếu kém trong quản lý quy hoạch 39
2.3.1. Nguyên nhân do công tác quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế 39
2.3.2. Nguyên nhân do lực lƣợng làm công tác quy hoạch còn thiếu và yếu41
2.4. Thực trạng các vi phạm trong cấp phép xây dựng 42
2.4.1. Vi phạm dƣới nhiều hình thức 42
2.4.2. Vi phạm trong thủ tục xin cấp phép xây dựng 46
2.5. Phân tích nguyên nhân của thực trạng trên 51
2.5.1. Nguyên nhân từ ngƣời dân xin cấp phép 51
2.5.2. Nguyên nhân từ cán bộ quản lý 52
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG 56
CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH VÀ CẤP PHÉP XÂY DỰNG 56
TẠI HÀ NỘI 56
3.1 Quan điểm, yêu cầu của công tác quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng 56
3.1.1. Quan điểm của công tác quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng 56
3.1.2. Yêu cầu của công tác quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng 56
3.2. Mục tiêu của công tác quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng trong
những năm tới 57

v
3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý quy hoạch và cấp

phép xây dựng tại Hà Nội 58
3.3.1. Giải pháp với ngƣời dân xin cấp phép xây dựng: 59
3.3.2. Giải pháp đối với cơ quan quản lý 62
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66



vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 1.1 Danh mục thủ tục hành chính ban hành mới thuộc phạm vi chức
năng quản lý nhà nƣớc của bộ Xây Dựng
Bảng 1.2 Những căn cứ pháp lý liên quan tới quản lý quy hoạch và cấp phép
xây dựng
Bảng 2.1 Bảng số liệu báo cáo kết quả công tác quản lý trật tự xây dựng giai
đoạn 2011-2013
Bảng 2.2 Bảng số liệu về số hồ sơ đƣợc cấp phép xây dựng và tổng số vi
phạm tại Hà Nội năm 2011 – 2013



vii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình cấp chứng chỉ quy hoạch
Hình 1.2 Sơ đồ chủ thể quản lý trong công tác cấp phép xây dựng
Hình 1.3 Sơ đồ quy trình cấp phép xây dựng công trình của các cá nhân
Hình 1.4 Sơ đồ quy trình cấp phép xây dựng công trình của các tổ chức
Hình 1.5 Sơ đồ Quá trình quản lý trong cải tạo và xây dựng công trình đô thị
theo quy hoạch
Hình 2.1 Bản đồ quy hoạch thành phố Hà Nội năm 2000 – 2020

Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cấp phép xây dựng giai đoạn 2011 –
2013




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình đô thị hóa ngày một nhanh, nhiều thành phố đang trong tiến
trình hình thành rõ nét phong cách của mình. Việc tạo nên hình tƣợng đô thị
của các thành phố đòi hỏi phải tiến hành quy hoạch đô thị. Từ đó cần phải có
một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại để đáp ứng kịp thời cho sự phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội… của con ngƣời trong nền kinh tế thị trƣờng.
Quá trình này còn làm nảy sinh ra rất nhiều vấn đề phức tạp cần đƣợc giải
quyết trong đó là nhu cầu về nhà ở và giải phóng mặt bằng ngày càng trở lên
cấp bách. Qua đây cho thấy vai trò của công tác quản lý quy hoạch đô thị
ngày càng trở nên quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi đô thị.
Thành phố Hà nội có vị trí đắc địa của một trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hóa và khoa học… của cả nƣớc, nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao
nhất của Đảng, Nhà nƣớc, Quốc hội, Chính phủ. Đây còn là trung tâm ngoại
giao, đối ngoại. Hà Nội có trụ sở nhiều tổ chức quốc tế, sứ quán các nƣớc, nơi
thƣờng xuyên diễn ra các hội nghị quan trọng của Nhà nƣớc, quốc tế và khu
vực. Hiện nay trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã phát triển rất nhiều các khu
đô thị,đã đạt đƣợc sự chuyển biến tích cực, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, số
lƣợng đô thị đƣợc nâng lên, quy mô mở rộng, chất lƣợng nâng cao. Đô thị
ngày càng khẳng định đƣợc vai trò động lực trong nền kinh tế. Điều đó ngày
càng khẳng định vai trò hạt nhân của đô thị trong thúc đẩy cơ cấu kinh tế và
xã hội của mỗi vùng, mỗi địa phƣơng và trong cả nƣớc. Tuy nhiên bên cạnh
đó là tình trạng mọc lên một cách nhanh chóng các công trình xây dựng, cơ sở

hạ tầng, nhà ở…không đƣợc quản lý theo quy hoạch, quy chuẩn, xây dựng lộn
xộn không đƣợc cấp phép xây dựng, sử dụng đất bừa bãi không theo quy
hoạch hiện đang chiếm tỷ lệ đáng kể gây nên ảnh hƣởng đến mỹ quan đô thị.
Và cho đến thời điểm hiện tại đây đƣợc coi là những bài toán hóc búa đối với
các cơ quan quản lý quy hoạch đô thị.
Thực tế các tình trạng ở trên vẫn đang diễn ra và gây ra nhiều khó khăn,
vƣớng mắc trong công tác quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng ở hầu hết

2
các đô thị, việc tìm ra giải pháp phù hợp với thực tiễn bằng sự kết hợp giữa
tăng cƣờng tính khả thi, tăng cƣờng cơ sở pháp lý nhằm giải quyết, khắc phục
những vấn đề thực tế và nguyên nhân nêu trên. Đây là bƣớc quan trọng, nhằm
mục đích tạo lập khuôn khổ pháp lý đầy đủ và rõ ràng cho công tác quản lý
quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng trong phát triển đô thị ở nƣớc ta nói
chung và Hà Nội nói riêng.
Trong những năm gần đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề
quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng có thể kể tới: Chuyên đề: “quản lý
trật tự xây dựng trên địa bàn Hà Nội” của ThS. Bùi Văn Sơn (2009), chuyên
đề: “quản lý đất đai theo quy hoạch” của tiến sĩ Đặng Anh Quân (2010),
chuyên đề: “Bàn về quản lý quy hoạch đô thị” của tác giả Bùi Văn Tiếng, tạp
chí Kiến Trúc Việt Nam (2011) và một số chuyên đề khác. Tuy có nhiều tài
liệu nghiên cứu về vấn đề này nhƣng chƣa có tài liệu nào nghiên cứu sâu sắc
tới hoạt động quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
Là một đơn vị quan trọng trong Bộ Xây dựng Vụ Hợp tác Quốc tế có
nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Xây dựng các chủ trƣơng, chính sách, kế hoạch, chƣơng trình, dự án,
các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hƣớng dẫn về công tác hợp tác quốc
tế và hội nhập quốc tế để Bộ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành
hoặc Bộ phê duyệt, ban hành theo thẩm quyền.

2. Hƣớng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác hợp tác quốc
tế và hội nhập quốc tế đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoạt động trong
các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của Bộ, hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về
hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
3. Theo dõi, tổng hợp, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện công tác
hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của
Bộ, cung cấp thông tin trong nƣớc và nƣớc ngoài phục vụ cho việc chỉ đạo
của Bộ trƣởng.

3
4. Xây dựng để Bộ trình Chính phủ về chủ trƣơng, biện pháp mở rộng
quan hệ với nƣớc ngoài và các tổ chức quốc tế, kế hoạch đàm phán, ký kết,
phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập và biện pháp bảo đảm thực hiện điều ƣớc
quốc tế nhân danh Nhà nƣớc hoặc nhân danh Chính phủ trong các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ, tổ chức thực hiện sau khi đƣợc
Chính phủ phê duyệt.
5. Đầu mối giúp Bộ trƣởng: Tổ chức đàm phán, ký kết điều ƣớc quốc tế
theo uỷ quyền của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền và tổ chức thực hiện các
điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong các lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý nhà nƣớc của Bộ, tổ chức thực hiện việc tham gia các tổ chức quốc tế
theo sự phân công của Chính phủ, ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc
tế nhân danh Bộ theo quy định của pháp luật.
6. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức vận động thu
hút các chƣơng trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của ngành
Xây dựng; trực tiếp chủ trì hoặc hƣớng dẫn, hỗ trợ các đơn vị chuẩn bị nội
dung và tổ chức đàm phán với các nhà tài trợ các chƣơng trình, dự án ODA
do Bộ là cơ quan chủ quản hoặc chủ chƣơng trình, dự án theo sự uỷ quyền,
phân công của Bộ trƣởng; phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính và các đơn
vị liên quan theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA do
Bộ là cơ quan chủ quản hoặc chủ chƣơng trình, dự án.

7. Chủ trì hoặc phối hợp đề xuất, tổ chức thực hiện các chƣơng trình
xúc tiến đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) vào Việt Nam và xúc tiến đầu tƣ ra nƣớc
ngoài theo định hƣớng, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch đầu tƣ phát triển
ngành, đánh giá và tổng hợp báo cáo về các hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài (FDI) và đầu tƣ ra nƣớc ngoài thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ.
8. Chủ trì thực hiện công tác thông tin đối ngoại của Bộ Xây dựng.
9. Phối hợp với: Vụ Vật liệu xây dựng thuộc Bộ và các cơ quan chức năng
quản lý nhà nƣớc trong quản lý xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng; Cục Quản lý
hoạt động xây dựng thuộc Bộ và các cơ quan chức năng trong quản lý các tổ
chức, cá nhân nƣớc ngoài tham gia các hoạt động xây dựng tại Việt Nam.

4
10. Quản lý và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế, đoàn ra, đoàn
vào, các cuộc tiếp xúc, làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài.
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan, các địa phƣơng để thực
hiện chức năng quản lý nhà nƣớc của Bộ về hợp tác quốc tế.
11. Hƣớng dẫn, kiểm tra và trình Bộ văn bản cho phép các đơn vị trực
thuộc Bộ, các cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền cấp giấy phép hoạt động tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế có nội
dung liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của Bộ.
Qua quá trình thực tập ở Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Xây dựng với những
kiến thức đã học cùng với sự hƣớng dẫn tận tình của ThS. Nguyễn Xuân Nhật
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng công tác cấp phép xây dựng
trong quản lý quy hoạch tại thành phố Hà Nội, giải pháp hoàn thiện chính
sách”. Việc tìm ra nguyên nhân để từ đó đƣa ra các giải pháp hoàn thiện
chính sách trong quá trình cấp phép xây dựng nhằm góp phần hoàn thiện hệ
thống chính sách quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng đã trở thành nhiệm
vụ cấp bách đặt ra trƣớc tiên.
2. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu:

- Quy trình cấp phép xây dựng và thực tiễn triển khai hoạt động này ở
cấp chính quyền các cấp tại thành phố Hà Nội.
- Tiếp cận từ quan điểm so sánh đối chiếu giữa quy định chính sách với
thực tế triển khai, để phát hiện các nguyên nhân của thực trạng vi phạm trong
quá trình thực hiện quy trình quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng này.
- Hệ thống chính sách về pháp lý, quy trình cấp phép xây dựng, quản lý
quy hoạch đô thị bền vững, bao gồm các chiến lƣợc phát triển bền vững của
chính phủ, ngành xây dựng trong khuôn khổ pháp lý chung của nhà nƣớc.
Hệ thống đô thị tại Hà Nội, quá trình quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại
Hà Nội.



5
Mục đích nghiên cứu:
- Trên cơ sở tìm hiểu hoạt động quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng
trong thực tiễn hiện nay tại thành phố Hà Nội, tìm ra những nguyên nhân
trong quá trình và từ đó đề xuất giải pháp giải pháp hoàn thiện chính sách.
- Nâng cao ý thức về quản lý, phát triển đô thị bền vững cho các cơ quan
trung ƣơng và các cấp chính quyền quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng.
- Giúp cho các chính quyền quản lý quy hoạch và cấp giấy phép xây
dựng có sự chuyển biến trong nhận thức về phát triển quy hoạch đô thị bền
vững thông qua các hành động cấp phép xây dựng, phát triển đô thị cụ thể.
- Làm tiền đề cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật
của Bộ Xây dựng trong lĩnh vực quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng.
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp về quản lý, phát triển đô thị bền vững
cho thành phố Hà Nội về lĩnh vực quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên hoạt động quản lý
quy hoạch và cấp phép xây dựng tại Hà Nội hiện nay. Một số lĩnh vực thuộc

trách nhiệm quản lý của Bộ Xây dựng: quy hoạch đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô
thị, là thành phần quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của các đô thị.
Đề tài tập trung phân tích, đánh giá những hoạt động trong quá trình
quản lý và cấp phép xây phục vụ cho việc hoàn thiện chính sách này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu thông qua thu thập, phân tích, tổng hợp, đánh giá tài liệu
thứ cấp.
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến quản lý quy hoạch và cấp phép
xây dựng từ đó hệ thống hóa các vấn đề mang tính lí luận để vận dụng vào
hoạt động thực tế.
- Phƣơng pháp thu thập xử lý dữ liệu dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và
thứ cấp thu thập đƣợc từ những tài liệu.


6
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần dẫn nhập và phần kết luận, nội dung chính của luận án bao
gồm ba chƣơng:
Chƣơng I: Cơ sở Lý luận
Chƣơng II: Thực trạng vi phạm cấp phép xây dựng trong quản lý quy
hoạch tại Hà nội
Chƣơng III: Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác cấp phép xây
dựng trong quản lý quy hoạch tại Hà Nội.


7
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm chung về quản lý quy hoạch đô thị
1.1.1. Khái niệm
Quản lý quy hoạch đô thị là tổng thể các biện pháp, cách thức mà chính

quyền đô thị vận dụng các công cụ quản lý để tác động vào các hoạt động xây
dựng và phát triển đô thị (chủ yếu là phát triển không gian vật thể) nhằm đạt
đƣợc các mục tiểu đề ra.
Quản lý quy hoạch đô thị có hai mục đích chính:
- Bảo đảm thực hiện đúng quy hoạch, hạn chế tình trạng quy hoạch một
đằng thực thi một nẻo.
- Kịp thời phát hiện những vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn để kiến nghị
- quyết định điều chỉnh quy hoạch.
1.1.2. Nội dung quản lý Nhà nƣớc về quản lý quy hoạch đô thị bao
gồm:
Theo điều lệ quản lý quy hoạch đô thị ban hành kèm theo nghị định số
91-CP ngày 17-8-1994 của Chính Phủ đã xác định nội dung quản lý nhà nƣớc
về quy hoạch đô thị bao gồm:
- Ban hành các quy định về quản lý quy hoạch đô thị.
- Thẩm quyền lập, xét duyệt các đồ án quy hoạch đô thị
- Lập và xét duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị.
- Quản lý việc cải tạo và xây dựng các công trình trong đô thị theo quy
hoạch đƣợc duyệt.
- Bảo vệ cảnh quan và môi trƣờng sống đô thị.
- Quản lý việc sử dụng và khai thác cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Giải quyết tranh chấp, thanh tra và xử lý vi phạm những quy định về
quản lý đô thị.
1.1.3. Lập và xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị
Công tác lập và xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị là một trong những
công tác quan trọng trong nội dung quy hoạch chung xây dựng đô thị của
thành phố, và trên thực tế nó thƣờng mang tính “ bắt buộc ”. Theo Nghị Định

8
91/CP ngày 17/8/1994 của Chính Phủ đã quy định: “tất cả các đô thị đều phải
đƣợc xây dựng và phát triển theo quy hoạch và các quy định của pháp luật

nhằm phục vụ cho các mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc
phòng”, do vậy mục tiêu của công tác lập và xét quyệt quy hoạch xây dựng đô
thị là nhằm xác lập cơ sở pháp lý và khoa học cho việc quản lý, phát triển đô
thị, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, từng bƣớc hình
thành mạng lƣới đô thị hợp lý, tránh không tạo thành các siêu đô thị, đẩy mạnh
quá trình đô thị hóa và điều hòa sự tăng trƣởng phát triển của các đô thị lớn.
1.1.4. Thẩm quyền lập, xét duyệt các đồ án quy hoạch đô thị
- Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt đồ án quy hoạch chung các đô thị loại
I, loại II và các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị khác khi xét thấy cần thiết.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trình duyệt các
đồ án quy hoạch xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tƣớng
Chính phủ.
- Bộ Xây dựng tổ chức lập quy hoạch chung đô thị loại I, loại II và thẩm
tra các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ
tƣớng Chính phủ.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng phê duyệt các
đồ án quy hoạch xây dựng đô thị còn lại thuộc địa phƣơng mình.
- Uỷ ban nhân dân các thành phố thuộc tỉnh, thị xã và huyện trình duyệt
đồ án quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt của
Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Kiến trúc sƣ trƣởng hoặc Sở Xây dựng (đối với các đô thị không có
Kiến trúc sƣ trƣởng) tổ chức lập, thẩm tra để báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh về
các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị nói trên.
- Kiến trúc sƣ trƣởng các thành phố trực thuộc Trung ƣơng tổ chức lập,
thẩm tra và trình duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị thuộc thẩm
quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ƣơng.

9
- Việc xét duyệt đồ án quy hoạch chung các đô thị loại III và loại IV, quy
hoạch chi tiết Trung tâm đô thị loại I, loại II và các quốc lộ đi qua các đô thị

tỉnh lỵ phải có ý kiến chính thức bằng văn bản của Bộ Xây dựng.
1.1.5. Quản lý xây dựng các công trình trong đô thị
Các công trình trong đô thị bao gồm các công trình trên mặt đất, các công
trình ngầm hoặc trên không, kể cả các công trình điều khắc, áp phích, biển quản
cáo đều phải đƣợc thiết kế, xây dựng theo quy hoạch chung , quy hoạch chi tiết,
theo dự án đầu tƣ và đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xét duyệt.
Công tác quản lý nhà nƣớc trong cải tạo và xây dựng công trình đô thị
theo quy hoạch bao gồm các bƣớc sau:
- Lựa chọn địa điểm xây dựng và cấp chứng chỉ quy hoạch để hƣớng dẫn
việc sử dụng đất đô thị.
- Cấp giấy phép xây dựng hoặc ra quyết định đình chỉ việc xây dựng, cải
tạo các công trình trong đô thị.
- Hƣớng dẫn việc cải tạo và xây dựng các công trình trong đô thị.
- Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình.
- Điều tra, thống kê và lƣu trữ hồ sơ các công trình trong đô thị.
a. Quá trình tiến hành trong cải tạo và xây dựng công trình đô thị
theo quy hoạch
Quá trình tiến hành trong 3 giai đoạn , kể từ lúc chuẩn bị đầu tƣ đến kết
thúc đầu tƣ xây dựng.
Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ
Khi chủ đầu tƣ tiến hành lập dự án khả thi hoặc thiết kế xây dựng công
trình trong đô thị phải xin cơ quan quản lý quy hoạch đô thị giới thiệu địa
điểm xây dựng. Khi địa điểm đã đƣợc xác định, Kiến trúc sƣ trƣởng hoặc Sở
Xây dựng (đối với các đô thị không có Kiến trúc sƣ trƣởng) cấp chứng chỉ
quy hoạch theo đề nghị của chủ đầu tƣ. Sau khi dự án đầu tƣ xây dựng đƣợc
duyệt, chủ đầu tƣ tiến hành làm các thủ tục nhận đất, giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và giấy phép xây dựng tại cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền.Việc
cấp giấy phép cải tạo và xây dựng phải căn cứ vào các giấy tờ hợp pháp về

10

quyền sử dụng đất và sở hữu công trình, các điều kiện tối thiểu về vệ sinh
công trình, các yêu cầu về quy hoạch kiến trúc đô thị, về mỹ quan công trình,
cảnh quan đô thị, các yếu tố tiện, bất tiện đƣợc xác định cụ thể trong tiêu
chuẩn, quy phạm về quy hoạch đô thị và các quy định về xây dựng đô thị.
Đối với công trình lớn, quan trọng trƣớc khi cấp giấy phép xây dựng các
Bộ có liên quan phải xem xét kỹ về ổn định kết cấu và kỹ thuật xây dựng, về
môi trƣờng, môi sinh, an ninh quốc phòng, an toàn phòng cháy, chữa cháy và
về các vấn đề khác, khi cần thiết phải đƣợc Hội đồng kiến trúc quy hoạch tỉnh
hoặc thành phố trực thuộc Trung ƣơng xem xét trƣớc khi trình cơ quan Nhà
nƣớc có thẩm quyền phê duyệt.
Giai đoạn 2: Giai đoạn tiến hành đầu tƣ
Khi khởi công xây dựng, chủ đầu tƣ phải thông báo cho Uỷ ban nhân dân
phƣờng, xã, thị trấn sở tại biết. Trong quá trình thi công các công trình lớn
quan trọng, đơn vị thi công phải có biển báo cố định tại địa điểm thi công,
trong đó phải ghi rõ tên công trình, tên đơn vị thi công, số giấy phép xây dựng,
thời hạn thi công, kể cả bản vẽ phối cảnh công trình. Việc xây dựng, duy tu sửa
chữa các công trình không đƣợc gây tổn hại cho các công trình trên mặt đất,
ngầm và trên không trực tiếp có liên quan, đồng thời phải có biện pháp bảo
đảm giao thông thông suốt và an toàn trên đƣờng phố. Việc xây dựng các công
trình ngầm dƣới các tuyến đƣờng chính phải đƣợc tiến hành đồng bộ, cùng một
lúc. Trong trƣờng hợp chƣa đủ điều kiện xây dựng đồng bộ mà vẫn phải tiến
hành xây dựng từng phần thì phải có giải pháp quá độ và phải đƣợc Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng cho phép.
Giai đoạn 3: Giai đoạn kết thúc đầu tƣ xây dựng
Sau khi xây dựng hoặc cải tạo công trình, chủ đầu tƣ phải lập hồ sơ hoàn
công theo quy định và phải nộp cho các cơ quan sau đây:
- Kiến trúc sƣ trƣởng hoặc Sở Xây dựng đối với đô thị không có Kiến
trúc sƣ trƣởng.
- Cơ quan quản lý nhà đất (nếu là công trình kiến trúc) hoặc cơ quan giao
thông công trình (nếu là công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật) của tỉnh hoặc thành

phố trực thuộc Trung ƣơng để lƣu trữ.

11
Và cuối cùng là làm các thủ tục đăng ký, xin cấp chứng nhận quyền sở hữu
công trình và quyền sử dụng đất tại cơ quan Nhà nƣớc cấp có thẩm quyền.
b. Cấp chứng chỉ quy hoạch
Cấp chứng chỉ về quy hoạch là giấy chứng nhận về quy hoạch, nhằm
cung cấp các dự liệu về sử dụng đất đai, yêu cầu xây dựng công trình trên khu
đất, và việc sử dụng các cơ sở Hạ tầng có liên quan đến khu đất cho các chủ
đầu tƣ thực hiện triển khai xây dựng theo đúng quy hoạch đƣợc duyệt.

















Hình 1.1 Sơ đồ quy trình cấp chứng chỉ quy hoạch
Nguồn: người viết tự tổng hợp
Chú thích:

(VPKTST): Văn phòng kiến trúc sƣ trƣởng
(CCQH): Chứng chỉ quy hoạch

Chủ
đầu tƣ
có đất
Thỏa thuận
ghi nhớ
(VPKTST
)

Thủ tục
nghĩa vụ
sử dụng
đất đai tài
chính
(thuế)
Chủ
đầu tƣ
chƣa có
đất
Giới thiệu
địa điểm
(VPKTST)
Chủ
đầu tƣ
chƣa có
đất
Cấp chứng chỉ
quy hoạch( và

quyền sử dụng
đất)

VPKTST
Chuẩn bị nộp hồ sơ tại bộ
phận 1 cửa tại Sở Quy
hoạch – Kiến trúc Hà Nội
Hoàn tất giấy tờ đât
đai và cấp phép quy
hoạch

Sở Quy hoạch – Kiến
trúc xem xét cấp
chứng chỉ Quy hoạch

Chủ đầu tƣ có đất

Sở địa chính
nhà đất

12
1.1.6. Bảo vệ cảnh quan và môi trƣờng sống của đô thị
Cảnh quan đô thị và môi trƣờng sống của đô thị là một trong những tiêu
chí cơ bản để đánh giá vẻ đẹp và chất lƣợng cuộc sống của một đô thị.
Ngày nay trong quá trình phát triển đô thị, bên cạnh những cảnh quan
thiên nhiên rất đẹp đã có từ xa xƣa thì mọc lên hàng loạt các cảnh quan nhân
tạo nhƣ là các tòa nhà cao tầng, các khu vui chơi giải trí…Cùng với sự phát
triển của thời gian thì các cảnh quan thiên nhiên dần dần bị phá hủy và biến
mất bởi bàn tay của con ngƣời.Thay vào đó là các cảnh quan nhân tạo, và các
cảnh quan nhân tạo này sẽ dần nhƣ là một cách phổ biến để con ngƣời tô thêm

vè đẹp cho đô thị. Nhƣng đó cũng chính là nguồn gốc để gây lên sự ô nhiễm
môi trƣờng, rồi đặc biệt nghiêm trọng hơn nữa trong phạm vi rộng hơn đó là
các hiện tƣợng tự nhiên mang tính toàn cầu nhƣ hiệu ứng nhà kính, sự nóng
lên của trái đất theo thời gian hay là mức nƣớc biển ngày càng dâng cao do sự
tan băng, sóng thần, động đất…ảnh hƣởng trầm trọng đến sự tồn tại của loài
ngƣời. Do vậy, vấn đề bảo vệ cảnh quan và môi trƣờng sống của đô thị ngày
nay đang đƣợc quan tâm và xem xét rất nhiều.
1.1.7. Quản lý và khai thác các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
Các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: giao thông, cấp
nƣớc, thoát nƣớc, vệ sinh môi trƣờng, cung cấp năng lƣợng, chiếu sáng công
cộng, thông tin bƣu điện và các công trình khác. Mọi công trình cơ sở hạ tầng
kỹ thuật đô thị khi xây dựng xong phải đƣợc tổ chức nghiệm thu. Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng giao cho các cơ quan chuyên
trách quản lý sử dụng và khai thác các công trình đó.
Nội dung quản lý sử dụng và khai thác các công trình cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đô thị gồm:
a. Lập và lƣu trữ lý lịch, hồ sơ kỹ thuật hoàn công xây dựng công trình
b. Phát hiện các hƣ hỏng sự hoạt động bình thƣờng cho các công trình
c. Thực hiện chế độ duy tu, bảo dƣỡng, cải tạo nâng cấp để duy trì chất
lƣợng công trình theo định kỳ và kế hoạch hàng năm

13
d. Ký kết các hợp đồng cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật với các tổ chức,
cá nhân có nhu cầu sử dụng và hƣớng dẫn việc thực hiện chế độ khai thác và
sử dụng các công trình theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật Nhà nƣớc
e. Phát hiện và xử lý các vi phạm về chế độ sử dụng và khai thác các
công trình cơ sở hạ tầng đô thị.
1.1.8. Giải quyết tranh chấp, thanh tra và xử lý vi phạm những quy
định về quản lý đô thị
Nội dung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định quản lý quy hoạch

xây dựng đô thị là phát hiện các vi phạm về quy hoạch xây dựng ở đô thị mà
trong thực tế thƣờng phát sinh: phát hiện và xử lý các trƣờng hợp cấp giấy
phép xây dựng không đúng thẩm quyền, tiến hành xây dựng hoặc tháo dỡ các
công trình xây dựng khi chƣa đƣợc cấp phép xây dựng hay chƣa đƣợc sự
đồng ý của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, vi phạm việc bảo vệ cảnh quan
môi trƣờng sống của đô thị, các vi phạm về sử dụng và khai thác công trình
kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị nhƣ cấp nƣớc sinh hoạt, điện dân dụng…không
có giấy phép.
Uỷ ban nhân dân phƣờng, xã, thị trấn thực hiện chức năng kiểm tra, giám
sát hoạt động của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn về việc thực hiện các
quy định quản lý quy hoạch đô thị và pháp luật, thực hiện việc cƣỡng chế thi
hành các quyết định xử lý của cơ quan Nhà nƣớc.
Uỷ ban nhân dân thành phố, thị xã, quận, huyện có trách nhiệm tổ chức
thực hiện việc kiểm tra, thanh tra và chỉ đạo ủy ban nhân dân các cấp dƣới xử
lý các vi phạm về quy hoạch, xây dựng, khai thác và sử dụng công trình trong
đô thị theo pháp luật.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng ban hành các
quy định và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp dƣới thực hiện việc thanh tra, kiểm
tra, xử lý các vi phạm về quản lý quy hoạch xây dựng đô thị trong địa
phƣơng.
Các Sở chuyên ngành chịu trách nhiệm trƣớc ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ƣơng quản lý Nhà nƣớc về quy hoạch đô thị,

14
hƣớng dẫn ủy ban nhân dân cấp dƣới về chuyên môn nghiệp vụ và chịu trách
nhiệm về hiệu quả quản lý của ngành mình trên các địa bàn các thành phố, thị
xã và thị trấn. Uỷ ban nhân dân các cấp phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà
nƣớc trên địa bàn đƣợc giao quản lý có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện các vi
phạm trật tự xây dựng và có biện pháp xử lý kịp thời.
1.2 Mục đích và quy trình cấp phép xây dựng

Theo Nghị định số 64/2012/NĐ-CP của Chính phủ Về cấp giấy phép xây
dựng thì: Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền cấp cho chủ đầu tƣ để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003
Căn cứ Luật số 38/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của các
luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản
Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Chính phủ ban hành Nghị định về cấp giấy phép xây dựng.
Nội dung Nghị định số 64/2012/NĐ-CP của Chính phủ Về cấp giấy phép
xây dựng:
- Mục đích và đối tƣợng của cấp phép
- Nội dung của cấp phép xây dựng
- Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng
- Chủ thể quản lý công tác cấp phép xây dựng
- Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng
- Quy trình xin cấp phép xây dựng
- Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan cấp phép xây dựng
- Trách nhiệm của cơ quan cấp phép xây dựng
1.2.1. Mục đích và đối tƣợng của cấp phép xây dựng
a. Mục đích:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc
ngoài đầu tƣ xây dựng công trình (sau đây gọi chung là chủ đầu tƣ) thực hiện các

15
thủ tục hành chính về xây dựng công trình theo quy định của pháp luật, đồng
thời thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thông qua giấy phép xây dựng.
- Quản lý xây dựng theo quy hoạch và các quy định pháp luật khác có
liên quan, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trƣờng, bảo tồn các di tích lịch

sử, văn hóa, các công trình kiến trúc có giá trị, phát triển kiến trúc mới, hiện
đại, đậm đà bản sắc dân tộc và sử dụng hiệu quả đất đai xây dựng công trình.
- Làm căn cứ để kiểm tra quá trình thực hiện xây dựng và xử lý các vi
phạm về trật tự xây dựng, lập biên bản nghiệm thu, bàn giao sử dụng và đăng
ký sở hữu công trình.
b. Đối tƣợng xin cấp phép xây dựng
Đối tƣợng là tất cả các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài là
chủ đầu tƣ xây dựng công trình, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác cấp
giấy phép xây dựng và giám sát thực hiện xây dựng theo giấy phép xây dựng
trên lãnh thổ Việt Nam. Trƣờng hợp điều ƣớc quốc tế mà Cộng hoà Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác, thì áp dụng quy
định của điều ƣớc quốc tế đó.
1.2.2. Nội dung giấy phép xây dựng
Nội dung giấy phép xây dựng bao gồm:
1. Tên công trình (thuộc dự án).
2. Chủ đầu tƣ (tên chủ đầu tƣ, địa chỉ liên hệ).
3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình, tuyến xây dựng công trình (đối
với công trình theo tuyến).
4. Loại, cấp công trình.
5. Cốt xây dựng công trình.
6. Chỉ giới đƣờng đỏ, chỉ giới xây dựng.
7. Mật độ xây dựng.
8. Hệ số sử dụng đất.
9. Các yêu cầu về an toàn đối với công trình và công trình lân cận.
10. Các yêu cầu về môi trƣờng, phòng cháy chữa cháy, hành lang an
toàn.

16
11. Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ,
ngoài nội dung quy định tại các điểm nêu trên còn phải có nội dung về diện

tích xây dựng tầng 1, tổng diện tích sàn xây dựng, số tầng bao gồm tầng hầm,
tầng áp mái, tầng kỹ thuật, gác xép, tum (nếu có), chiều cao tối đa toàn công
trình, màu sắc, chất liệu xây dựng công trình.
12. Thời hạn khởi công xây dựng công trình: Chậm nhất 12 tháng kể từ
ngày đƣợc cấp giấy phép xây dựng.
13. Các yêu cầu đối với chủ đầu tƣ phải thực hiện trong quá trình xây dựng.
1.2.3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng
Chủ đầu tƣ nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu đối với từng trƣờng
hợp, từng loại công trình).
2. Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất
theo quy định của pháp luật về đất đai, giấy tờ về quyền sở hữu công trình,
nhà ở, đối với trƣờng hợp sửa chữa, cải tạo, giấy uỷ quyền, đối với trƣờng
hợp đƣợc chủ sở hữu công trình uỷ quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo, quyết
định cho phép đầu tƣ xây dựng của cấp có thẩm quyền đối với công trình
ngầm đô thị, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng hoặc
cam kết bảo vệ môi trƣờng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng.
3. Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực
thực hiện và đã đƣợc chủ đầu tƣ tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định.
Mỗi bộ gồm:
- Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất, mặt bằng ranh giới lô đất,
bản vẽ bình đồ (đối với công trình theo tuyến), sơ đồ đấu nối với hạ tầng kỹ
thuật ngoài hàng rào của công trình (giao thông, thoát nƣớc)
- Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt chủ yếu của công trình.
- Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính
(móng, khung, tƣờng, mái chịu lực)

×