Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn phương pháp tổ chức luyện tập phát huy tính tích cực nhằm nâng cao thành tích trong thực hành bắn súng tiểu liên ak đối với học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 14 trang )

SKKN – GV Nguyễn Thị Thái
BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC LUYỆN TẬP PHÁT HUY TÍNH
TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH TRONG
THỰC HÀNH BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK ĐỐI VỚI
HỌC SINH TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thái
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục



Phương pháp dạy học bộ môn: …………….



Phương pháp giáo dục



Lĩnh vực khác: ...............................................




Có đính kèm:
 Mơ hình
 Phần mềm Phim ảnh

Năm học: 2011 - 2012
1

 Hiện vật khác


SKKN – GV Nguyễn Thị Thái
BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên : NGUYỄN THỊ THÁI
2. Ngày tháng năm sinh : 09 – 12 – 1982
3. Nam, nữ : Nữ
4. Địa chỉ : 56/yt – khu III – Thanh Hóa – Hố nai 3 – Trảng Bom – Đồng Nai
5. Điện thoạ i: 0613.864198 (CQ) ;

ĐTDĐ: 0982106846

6. Chức vụ : Giáo viên
7. Đơn vị công tác : Trường THPT Thống Nhất A – Trảng Bom – Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
-

Học vị (hoặc trình độ chun mơn, nghiệp vụ) cao nhất : Cử nhân


-

Năm nhận bằng : 2005

-

Chuyên ngành đào tạo : Giáo dục thể chất

III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
-

Lĩnh vực chun mơn có kinh nghiệm : Giảng dạy mơn Giáo dục Quốc phịng –
An ninh.

-

Số năm có kinh nghiệm : 5 năm

-

Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây : Không

2


SKKN – GV Nguyễn Thị Thái

BM04-NXĐGSKKN

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

Trường THPT Thống Nhất A

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Trảng Bom, ngày 03 tháng 3 năm 2012

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2010 – 2011
–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm : Phương pháp tổ chức luyện tập phát huy tính tích cực nhằm
nâng cao thành tích trong thực hành bắn súng tiểu liên AK đối với học sinh trường THPT
Thống Nhất A.
Họ và tên tác giả : Nguyễn Thị Thái - Đơn vị (Tổ) : Thể dục – Quốc phòng.
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục



Phương pháp dạy học bộ môn: GDQP-AN



Phương pháp giáo dục



Lĩnh vực khác: .............................................




1. Tính mới
-

Có giải pháp hồn tồn mới



-

Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có



2. Hiệu quả
-

Hồn tồn mới và đã triển khai áp dụng trong tồn ngành có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong tồn ngành có hiệu quả cao 
-

Hồn tồn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt 

Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng: Tốt 
Khá 
Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

3

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


SKKN – GV Nguyễn Thị Thái

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC LUYỆN TẬP PHÁT HUY TÍNH
TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH TRONG THỰC
HÀNH BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK ĐỐI VỚI HỌC SINH
TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh ngày nay Đảng và Nhà nước ta đang tích cực chủ động mở
rộng quan hệ hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời trong khu vực Đông nam

Á nổi lên sự phức tạp trong ứng xử vấn đề Biển Đông, sự tranh chấp ảnh hưởng
của các nước ngày càng gia tăng, tạo nguy cơ mất ổn định, thậm chí căng thẳng
trong các quan hệ song phương, đa phương, và sẵn sàng tấn công bằng vũ trang có
thể xảy ra.
Chấp hành Nghị quyết TW 8 khóa IX về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới thì cơng tác giáo dục Quốc phịng – An ninh trong các trường THPT
là một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân
dân. Đáp ứng nhu cầu xây dựng con người giàu lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã
hội ; có ý thức trách nhiệm, có kỉ luật, có phẩm chất ; năng động, sáng tạo, tích cực
trong học tập, cơng tác cũng như lao động ; được trang bị những kiến thức, kỹ
năng quân sự, an ninh cần thiết để sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng
cố nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân.
Trước u cầu đổi mới nâng cao chất lượng tồn diện địi hỏi việc dạy học
môn GDQP-AN phải không ngừng đổi mới theo hướng tăng cường vận dụng các
phương pháp dạy học tiên tiến kết hợp với việc sử dụng các phương tiện và thiết bị
dạy học hiện đại nhằm phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học
sinh, đặc biệt cần đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu công nghệ
thông tin nhằm đổi mới nâng cao chất lượng, phương pháp dạy học môn GDQPAN.
Để đáp ứng được nhu cầu xây dựng con người mới và nâng cao chất lượng
tồn diện cho người học thì giáo viên là người chủ đạo thực hiện. Tuy nhiên, trong
những năm trực tiếp giảng dạy mơn giáo dục Quốc phịng – An ninh tơi thấy vẫn
cịn những vấn đề khó khăn cần phải khắc phục. Một số học sinh còn coi môn học
4


SKKN – GV Nguyễn Thị Thái

là môn phụ nên không nhiệt tình trong học tập, nhất là những nội dung thực hành
đòi hỏi sự tỉ mỉ, độ tập trung, độ chính xác cao, học sinh ngại khó khơng có hứng
thú thực hiện. Nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong công tác giảng dạy, trong

ứng dụng các phương tiện dạy học và để học sinh nắm vững kỹ năng quân sự cơ
bản, biết vận dụng vào thực tế sử dụng khi tham gia thực hành bắn đạn thật, cũng
như tham gia Hội thao giáo dục quốc phòng – An ninh học sinh THPT. Tơi mạnh
dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm : “Phương pháp tổ chức luyện tập phát huy
tính tích cực nhằm nâng cao thành tích trong thực hành bắn súng tiểu liên AK
đối với học sinh trường THPT Thống Nhất A”.
II/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1/ Thuận lợi:
Trường THPT Thống Nhất A là một trong những trường chuẩn quốc gia
nên được cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo, tổ chức và
triển khai công tác giáo dục Quốc phòng – An ninh theo qui định. Nhất là tạo mọi
điều kiện thuận lợi để Giáo viên phát huy khả năng của mình trong việc tìm hiểu,
vận dụng trang thiết bị cùng phương pháp giảng dạy phù hợp nhất với điều kiện
thao trường, sân bãi học tập của trường.
Nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và để đáp ứng nhu cầu giáo dục toàn
diện cho Học sinh. Ngay từ khi về trường Tôi được phân công giảng dạy chun
trách mơn Giáo dục Quốc phịng – An ninh.
Trong những năm giảng dạy Tôi đều được phân công dạy các khối lớp,
nhất là khối lớp 11 và được giao nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng cho học sinh tham
gia bắn đạn thật hằng năm ở trường cũng như tham gia Hội thao giáo dục quốc
phòng – an ninh cấp tỉnh. Vì vậy, trong quá trình tổ chức giảng dạy, luyện tập cho
học sinh tơi đã tích lũy được những kinh nghiệm thiết thực để cải thiện thành tích ở
học sinh.
2/ Khó khăn :
Ngồi những thuận lợi nêu trên thì cũng có những khó khăn. Giáo viên
được đào tạo 6 tháng chuyên ngành giáo dục Quốc phòng – An ninh nên ít nhiều
đã gặp phải những khó khăn trong giảng dạy vì đây là mơn học mang tính đặc thù,
dụng cụ thực hành và tài liệu tham khảo còn giới hạn.
Sân bãi học tập còn sử dụng chung với các lớp học thể dục hoặc sử dụng
sân trường làm nơi tập luyện nên chưa bảo đảm hết qui tắc quân sự trong giảng

dạy.
Dụng cụ học tập môn Giáo dục Quốc phịng – An ninh mang tính chất đặc
thù của môn học, một số loại là trang thiết bị vũ khí như : súng tiểu liên AK, lựu

5


SKKN – GV Nguyễn Thị Thái

đạn Φ1. Nên việc luyện tập, nghiên cứu của học sinh và giáo viên chỉ được thực
hiện tại trường.
3/ Số liệu thống kê
Số liệu thống kê trên 4 lớp ( 11A4, 11A7, 11A12, 11C1 ) năm học 20062007 đã qua kiểm tra thực hành ngắm bắn :
Điểm số

0 < 3,5

3<5

5 < 6,5

6,5 < 8

8 < 10

SL
Thực hành

%


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

6

3,4

26

14,7

84

47,4

38


21,5

23

13,0

177

III/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1/ Cơ sở lí luận
Chương trình Giáo dục Quốc phịng – An ninh trong các trường trung học
phổ thông nhằm giáo dục lịch sử, truyền thống của dân tộc gắn liền với phần thực
hành các kĩ năng quân sự, an ninh cơ bản cho học sinh nhằm sẵn sàng tham gia vào
Hội thao giáo dục Quốc phòng – An ninh của trường, của Hội đồng Giáo dục Quốc
phòng – An ninh tỉnh và các lực lượng vũ trang nhân dân để đáp ứng mọi yêu cầu
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Giáo dục Quốc phòng – An ninh là môn học đặc thù cả về nội dung,
phương pháp và hình thức thực hiện. Trong mỗi bài của chương trình cần có những
phương pháp riêng thể hiện tính đặc thù của mơn học. Trong phần dạy thực hành
các kĩ năng quân sự, giáo viên phải thuần thục động tác, vừa giảng vừa thực hiện
động tác mẫu, vừa sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp nhuần nhuyễn với
việc sử dụng các giáo cụ trực quan nhằm rèn luyện từng bước cho học sinh những
kĩ năng thực hành, trong đó cần chú ý cách tổ chức để tạo điều kiện cho học sinh
có thể quan sát và tiến hành luyện tập hiệu quả nhất ( trích dẫn phương pháp dạy
học trong chương trình giáo dục phổ thơng mơn Quốc phịng – An ninh).
Chương trình giáo dục phổ thơng ban hành theo quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu : “Phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc
trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học ; bồi
dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác ; rèn luyện kĩ năng vận

dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
và trách nhiệm học tập cho học sinh”.

6


SKKN – GV Nguyễn Thị Thái

“Đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu xác định năng lực nhận thức
người học, điều chỉnh quá trình dạy và học ; là động lực để đổi mới phương pháp
dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu
giáo dục”.
Vậy nội dung cốt lõi của phương pháp dạy thực hành là cách tổ chức tiến
hành luyện tập nhằm đem lại niềm vui, sự hứng thú để học sinh có thể phát huy hết
khả năng tự học, khả năng quan sát, khả năng hợp tác. Mà nội dung thực hành bắn
súng là một trong những nội dung khó địi hỏi tất cả các u cầu nêu trên, kể cả
việc ứng dụng các phương tiện dạy học để nâng cao thành tích, hình thành được
tâm lí vững vàng, tự tin khi kiểm tra, khi thực hành bắn đạn thật biết khắc phục
khó khăn trong luyện tập. Nhất là đánh giá được đúng khả năng của từng học sinh.
2/ Nội dung:
2.1/ Cơ sở thực tiễn:
Súng tiểu liên AK là một loại vũ khí trang bị cho từng người sử dụng trong
chiến tranh, được trang bị trong nhà trường nhằm mục đích phục vụ cơng tác giáo
dục Quốc phịng – An ninh vì vậy các em chỉ có thể tìm hiểu, nghiên cứu, thực
hành ngắm bắn, kiểm tra kết quả qua các tiết học trên lớp.
Theo phân phối chương trình giáo dục Quốc phòng – An ninh của
BGD&ĐT bài : “Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC” có thời
lượng về lý thuyết là 1 tiết, thực hành là 7 tiết. Trên thực tế thời lượng qui định của
bài là ít, vì vậy nếu giáo viên tổ chức luyện tập cho học sinh khơng hợp lý thì đa số
các em không thể đạt kết quả tốt trong nội dung kiểm tra thực hành bắn súng, và

điều này sẽ ảnh hưởng đến đến thành tích của học sinh khơng chỉ trong mơi trường
học tập tại trường, mà cịn ảnh hưởng đến thành tích của học sinh trong tham gia
bắn đạn thật được tổ chức hằng năm của trường và nhất là tham gia Hội thao Quốc
phòng – An ninh cấp tỉnh.
Thời gian giảng dạy theo hướng dẫn của sách giáo viên của BGD&ĐT thì
nội dung ngắm chụm ; ngắm trúng, chụm là : 2 tiết ; thời gian thực hành ngắm bắn
mục tiêu cố định là 4 tiết.
Vậy với phương pháp tổ chức giảng dạy như trên :
* Nội dung ngắm chụm và ngắm trúng, chụm trong 2 tiết sẽ khiến các em
dễ nản do :

7


SKKN – GV Nguyễn Thị Thái

Một học sinh có thể mất rất nhiều thời gian để làm được nội dung
ngắm chụm hoặc nội dung ngắm trúng, chụm nên các em rất dễ nản.
Và trong 1 tiết, học sinh có thể không được thực hiện hoặc chỉ được
thực hiện một lần do không đủ thời gian, không đủ phương tiện.
* Nội dung ngắm bắn mục tiêu cố định trong 4 tiết tiếp theo : các em tự
ngắm bắn nên các em khơng thể tự kiểm tra được độ chính xác sau mỗi
lần ngắm bắn.

Vì vậy, những học sinh đã được luyện tập hoặc chưa được luyện tập khi
ngồi quan sát sẽ dễ lơ là ; số lần thực hiện ít, cách xa nhau (1 tuần/1 tiết) khiến các
em không thể ghi nhớ lâu kĩ năng đã được thực hiện nên rất khó hình thành kĩ
năng, kĩ xảo ; khi ngắm bắn mục tiêu cố định các em không chắc chắn về kết quả
mình đã đạt được vì giáo viên khơng thể kiểm tra cho từng học sinh, tính chất kiểm
tra của giáo viên chỉ mang tính ước lượng qua kính kiểm tra sẽ khiến các em khơng

cịn thích thú với nội dung luyện tập nữa.
2.2/ Biện pháp thực hiện :
Từ những khó khăn nêu trên tơi xin trình bày phương pháp tổ chức luyện
tập thực hành bắn súng tiểu liên AK như sau:
8


SKKN – GV Nguyễn Thị Thái

2.2.1/ Về phương pháp chuẩn bị :
* Đối với giáo viên :
- Chuẩn bị tốt giáo án, các phương tiện dạy học.
- Bồi dưỡng, hướng dẫn một số học sinh có khả năng thực hành tốt ở
mỗi lớp về biện pháp quản lí, hướng dẫn, sửa chữa, khắc phục các lỗi
mà các em hay gặp phải.
* Đối với học sinh :
- Nhóm trưởng phải biết thực hiện các nội dung giáo viên đã hướng
dẫn.
- Các thành viên trong nhóm học tập phải chấp hành theo hướng dẫn
của giáo viên và nhóm trưởng.
2.2.2/ Về phương pháp tổ chức luyện tập :
* Biện pháp thực hiện : Chia nhóm học tập ( 6 đến 7 nhóm) tùy theo số
lượng phương tiện có trong mỗi buổi học, mỗi nhóm từ 6 đến 7 học sinh.
Tổ chức luyện tập xoay vịng giữa các nhóm và theo các nội dung trong
cùng một tiết học gồm :
+ Ngắm chụm ; Ngắm trúng, chụm (2-3 nhóm học tập) : thực hiện
trong những tiết thực hành đầu cho đến khi học sinh đã thuần thục và đã
nâng cao được thành tích.

+ Ngắm bắn mục tiêu cố định bằng súng tiểu liên AK (2-3 nhóm

học tập) : có kết hợp kiểm tra đường ngắm bằng kính kiểm tra đường
ngắm ở những tiết học đầu do nhóm trưởng thực hiện.

9


SKKN – GV Nguyễn Thị Thái

+ Khi học sinh đã thuần thục cách lấy đường ngắm cơ bản trên mục
tiêu thì học sinh có thể tự luyện tập nâng cao kĩ năng bằng cách kết hợp
các yếu tố : tư thế nằm bắn, lấy đường ngắm đúng kết hợp với kĩ thuật
bóp cị kết thúc phát bắn …

+ Ngắm bắn trên máy bắn tập MBT03 (1 nhóm) : thường bắt đầu
thực hiện ở tiết học thứ 2, thứ 3 sau khi học sinh đã học ngắm chụm,
ngắm trúng, chụm ; ngắm bắn mục tiêu cố định.

10


SKKN – GV Nguyễn Thị Thái

* Tổ chức luyện tập :
- Giáo viên là người chịu trách nhiệm quản lý, triển khai, ra hiệu lệnh đổi
nội dung tập giữa các nhóm.
- Nhóm trưởng hoặc thành viên đã được bồi dưỡng sẽ chịu trách nhiệm
hướng dẫn cho thành viên khác trong nhóm thực hiện nội dung luyện tập
theo yêu cầu của giáo viên.
- Các thành viên trong mỗi nhóm thực hiện luyện tập theo hướng dẫn của
nhóm trưởng và hướng dẫn chung của giáo viên.

2.2.3/ Kết quả :
- Giáo viên có nhiều thời gian hơn trong quan sát, hướng dẫn, quản lý
lớp.
- Thơng qua hình thức tổ chức nhóm luyện tập :
+ Nhân số lần học sinh được thực hiện ngắm bắn trong mỗi tiết học
nên học sinh hình thành được kĩ năng, kĩ xảo.
+ Nội dung thực hiện đa dạng không gây nhàm chán.
+ Sau khi ngắm bắn trên máy bắn tập MBT03 học sinh đánh giá chính
xác kết quả của mình thơng qua hình ảnh, nên tạo được tâm lí thích
thú khi luyện tập. Học sinh sẽ tự giác tích cực luyện tập nâng cao kĩ
năng, tâm lí tự tin để đạt được thành tích cao trong những lần ngắm
bắn tiếp theo trên máy.
- Khi tổ chức nhóm học tập nhóm trưởng là người trực tiếp giúp giáo
viên giải quyết các vấn đề như :
+ Tổ chức luyện tập
+ Giải đáp những thắc mắc
+ Hướng dẫn, sửa tập, hỗ trợ những kỹ năng cơ bản về ngắm bắn đến
từng học sinh.
- Phương pháp luyện tập xoay vịng mang tính chất hỗ trợ nhau :
11


SKKN – GV Nguyễn Thị Thái

+ Ngắm chụm ; Ngắm trúng, chụm giúp nâng cao độ chính xác, độ
chụm khi kiểm tra bắn 3 phát đạn trên máy bắn tập MBT03.
+ Ngắm bắn mục tiêu cố định bằng súng tiểu liên AK kết hợp với xiết
tay cò, kết thúc phát bắn giúp học sinh : bình tĩnh, tự tin hơn khi ngắm
bắn trên máy bắn tập MBT03. Ngắm bắn trên máy bắn tập MBT03
giúp học sinh : biết được kết quả mình đã luyện tập từ đó có hướng

điều chỉnh đúng khi tập bắn mục tiêu cố định.
IV/ KẾT QUẢ CHUNG
Giáo viên truyền đạt được kiến thức, hình thành được kỹ năng cho học sinh
mà không cần phải giảng giải, hướng dẫn, sửa sai từng học sinh. Giáo viên có
nhiều thời gian hơn để theo dõi, quản lý lớp.
Khi đưa nội dung kiểm tra thành tích trên máy bắn tập MBT03 giáo viên có
kết luận chính xác hơn về thành tích của từng học sinh để từ đó có biện pháp tổ
chức luyện tập tốt hơn.
Bản thân các em, để đạt được thành tích cao trong kiểm tra thì các em cần
phải phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo trong tự học tập, tiếp thu kinh
nghiệm từ bạn bè, thầy, cô.
Học sinh biết vận dụng những kinh nghiệm, kỹ năng, sự bình tĩnh, tự tin đã
được học tập, rèn luyện để xử lý những tình huống khác nhau vào trong thực tế,
nhất là tham gia bắn đạn thật hằng năm do BCH Quân sự Huyện Trảng Bom phối
hợp cùng trường THPT Thống Nhất A tổ chức cũng như tham gia bắn đạn thật
trong Hội thao Quốc phòng – An ninh cấp tỉnh.
Kết quả đạt được: Số liệu thống kê trên 4 lớp (11A1, 11A5, 11A11, 11B2)
trong năm học 2010-2011 đã qua kiểm tra thực hành ngắm bắn trên máy bắn tập
MBT03:
Điểm số

0 <3,5

3<5

5 < 6,5

6,5 < 8

8 < 10


SL
Thực hành

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

0,6

6

3,6


76

45,2

22

13,1

63

37,5

168

Kết quả chung toàn trường :
Nội dung

Thời gian
2006 - 2007

2008 - 2009

12

2010 - 2011


SKKN – GV Nguyễn Thị Thái

Kết quả kiểm tra

bắn đạn thật
Thành tích bắn đạn
thật trong tham gia
hội thao tỉnh
Thành tích toàn
trường

52% đạt

75% đạt

Σ 09 điểm

Σ 43 điểm

Σ 81 điểm

43 toàn đồn

17 tồn đồn

Nhì tồn đồn

V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Bản thân tơi nhận thấy dạy học cũng là một q trình tự học, q trình tích
lũy kiến thức, kinh nghiệm bằng cách giải đáp những thắc mắc, chỉnh sửa những
kỹ năng chưa hồn thiện của các em, nghe các em trình bày những ý kiến mới,
cách thực hiện của riêng mình để từ đó giáo viên có thể có sự điều chỉnh phương
pháp giảng dạy mới phù hợp với khả năng nhận thức và học tập của các em hơn.
Qua những thành tích mà học sinh đã đạt được trong quá trình rèn luyện,

tơi thấy rằng việc truyền đạt những kỹ năng và tổ chức phương pháp học tập nhóm
sẽ mang lại những tác dụng tích cực cho hoạt động giáo dục. Học sinh nhiệt tình
hơn trong hình thức luyện tập này vì các em thể hiện được sự chủ động, sáng tạo
của bản thân đồng thời các em thể hiện sự đoàn kết khi giúp nhau học tập.
Trong thời gian đầu khi mới luyện tập nội dung thực hành bắn súng các em
cảm thấy khó. Nhưng càng luyện tập các em càng hứng thú khi biết sử dụng thành
thạo trang thiết bị, biết vận dụng các kỹ năng ngắm bắn mục tiêu cố định bằng
súng tiểu liên AK. Điều đó góp phần vào cơng tác giáo dục tinh thần u nước, ý
chí tự lập, tự cường, sẵn sàng nhận và hồn thành các nhiệm vụ Quốc phịng – An
ninh khi nhà nước và người có thẩm quyền huy động, động viên.
Đối chiếu so sánh với thực tế và sau khi tiến hành áp dụng phương pháp tổ
chức luyện tập nhóm của sáng kiến kinh nghiệm đã đạt được một số kết quả cụ thể
như sau :
- Tiết học sinh động hơn
- Học sinh phát huy được tính tích cực, sáng tạo, đoàn kết trong luyện tập.
- Ý thức học tập, kỉ luật của học sinh cũng được thể hiện ở mức độ cao.
- Học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh và biết cách vận dụng lí thuyết vào thực
tế thao trường.
VI/ KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
* Kết luận :
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi nêu ra dưới đây đã được vận dụng vào
thực tế giảng dạy và đã đạt được hiệu quả tốt trong giảng dạy, nhưng còn giới hạn
việc thực hiện ở những lớp tôi trực tiếp giảng dạy tại trường. Tôi hy vọng sẽ được
13


SKKN – GV Nguyễn Thị Thái

sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của tổ chuyên môn, của đồng nghiệp đã
và đang giảng dạy môn giáo dục Quốc phịng – An ninh. Từ đó nâng cao chất

lượng dạy và học mơn Quốc phịng – An ninh ở các trường THPT.
Nhằm nâng cao tính ứng dụng của đề tài Tôi xin nêu ý kiến về việc trang bị
thêm dụng cụ học tập như kính kiểm tra đường ngắm, hoặc thiết bị theo dõi đường
ngắm RDS-07.
* Kiến nghị :
Để thực hiện tốt cơng tác giáo dục Quốc phịng – An ninh trong trường
THPT Tơi xin có ý kiến đề xuất với các cấp quản lí như sau:
+ Giáo viên giảng dạy mơn Quốc phịng – An ninh cần được nâng cao trình
độ chun mơn nghiệp vụ đáp ứng kịp thời yêu cầu của môn học thông qua các lớp
tập huấn, học tập.
+ Là mơn có tính chất đặc thù nên cần được bổ sung nguồn tài liệu tham
khảo, luật quốc phòng, luật an ninh …
+ Cần được trang bị, bổ sung thêm các phương tiện dạy học như : tranh
ảnh, súng cắt bổ hoặc súng gỗ, kính kiểm tra.
VII/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Giáo dục Quốc phòng – An ninh 11 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Sách Giáo viên Giáo dục Quốc phòng – An ninh 11 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo
3. Chương trình Giáo dục phổ thơng mơn Giáo dục Quốc phịng – An ninh của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Hướng dẫn thực hiện chương trình, SGK lớp 11 mơn GDQP – AN nhà xuất
bản giáo dục.

NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Thái

14




×