Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học tại trường thpt nguyễn hữu cảnh biên hòa – đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.35 KB, 19 trang )

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
- 1 -
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh – Biên Hòa – Đồng Nai.
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG QUẢN LÝ VÀ DẠY HỌC TẠI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH
BIÊN HÒA – ĐỒNG NAI
Người thực hiện: MAI THỊ THU HUYỀN
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục : …………………………
- Phương pháp dạy học bộ môn: 
- Lĩnh vực khác: 
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2012-2013
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: MAI THỊ THU HUYỀN
2. Ngày tháng năm sinh: ngày 26 tháng 08 năm 2013
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 18/G2 – KPI- P. Long Bình Tân- TP. Biên Hòa- Tỉnh Đồng Nai.
5. Điện thoại: 0938 282846 (CQ)/ 0613 834288.
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Phó Hiệu trưởng.
8. Đơn vị công tác: THPT Nguyễn Hữu Cảnh – Biên Hòa – Đồng Nai.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO


- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Vật Lý
- Năm nhận bằng: 1998
- Chuyên ngành đào tạo: Vật Lý
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Vật Lý
Số năm có kinh nghiệm: 15 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 3 năm gần đây:
1. SKKN “ PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TÒAN CỰC TRỊ” năm 2009-
2010.
2. SKKN “ GIẢI CÁC BÀI TẬP MẠCH ĐÈN” năm học 2010-2011.
3. SKKN “ PHÂN LOẠI CÁC BÀI TẬP ĐIỆN XOAY CHIỀU” năm học 2011-
2012.
Tên SKKN: “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG QUẢN LÝ VÀ DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THPT
NGUYỄN HỮU CẢNH, BIÊN HÒA, ĐỒNG NAI”
- 2 -
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
MỤC LỤC
TT Nội dung Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1 Căn cứ pháp lý. 1
I.2 Cơ sở lý luận. 1
I.3 Mục đích nghiên cứu. 1
I.4 Đối tượng nghiên cứu. 2
PHẦN II: NỘI DUNG
II TÌNH HÌNH THỰC TẾ.
II.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị 3
II.2 Thực trạng 4
II.3 Điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn 5
II.4 Những kinh nghiệm bản thân 6

III CÁC KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG.
III.1 Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 1 tháng tới.
III.1.1 Thực trạng 6
III.1.2 Phân tích 6
III.1.3 Hiệu quả và đề xuất 7
III.2 Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 3 tháng tới.
III.2.1 Thực trạng 7
III.2.2 Phân tích 8
III.2.3 Hiệu quả và đề xuất 8
III.3 Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 1 năm tới.
III.3.1 Những việc đã làm trong những năm qua. 9
III.3.2 Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 1 năm tới. 12
PHẦN III: KẾT LUẬN
1 Kết luận 14
2 Đề xuất – Kiến nghị 14
- 3 -
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
NỘI DUNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I.1. Căn cứ pháp lý:
− Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19/07/2010 của Thủ tướng chính phủ về
việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục
sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;
− Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/08/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong
các cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015;
− Công văn số 55/2008/CT-BGDDT ngày 30/09/2008 của Bộ Giáo dục – Đào tạo
về việc “tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai
đoạn 2008-2012” , trong đó có mục tiêu “Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai
ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học ở các cấp học; Đẩy mạnh ứng

dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục”.
I.2. Cơ sở lý luận:
Ngày nay, khi CNTT càng phát triển thì việc ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực
xã hội là một điều tất yếu. Giáo dục và đào tạo cũng không thoát ra khỏi quỹ đạo
chung đó. Trong những năm qua, CNTT đã được ứng dụng nhiều trong quản lý,
giảng dạy và học tập.
CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp và hình
thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải
quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để tiếp cận rộng rãi. Các hình thức dạy học
như dạy học đồng loạt, dạy học theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới
trong môi trường CNTT và truyền thông. Chẳng hạn cá nhân làm việc tự lực với
máy tính, với internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mạng, dạy
học qua cầu truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp
dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và
phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta
thường quan tâm đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận
dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.
Như vậy, việc “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ
trở nên dễ dàng hơn.
Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng cao một
bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang
tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền
thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện chủ động tìm kiếm tri thức, sắp
xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.
I.3. Lý do thực tiễn:
Trong những năm qua, việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT
Nguyễn Hữu Cảnh đã được quan tâm và ngày càng phát triển. Hầu hết các khâu trong
công tác quản lý đã được tin học hoá, hiệu quả công tác được nâng cao, tiết kiệm được
thời gian và chi phí.
Mặt khác, trong trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh: Tất cả đội ngũ cán bộ, giáo

viên, công nhân viên đã và đang ứng dụng rất tốt vấn đề CNTT trong giáo dục và
giảng dạy. Tất cả bài giảng, giáo án, tư liệu giáo dục đều được quản lý bằng Website
- 4 -
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
nhà trường. Bên cạnh đó hệ thống Email là rất cần thiết để triển khai nhiệm vụ công
tác hàng tháng, hàng tuần đến tổ trưởng chuyên môn, toàn thể cán bộ giáo viên và
công nhân viên nhà trường.
Đối với cán bộ giáo viên rất cần thiết sử dụng Email, website để cập nhật thông
tin từ các cấp ngành quản lý; cập nhật kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác từ
phía lãnh đạo nhà trường.
Việc ứng dụng CNTT là hết sức cần thiết để lưu trữ và chia sẻ tài nguyên về
giảng dạy, học tập, chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong công tác và sinh hoạt hàng ngày,
đồng thời cũng là nơi tìm kiếm, nơi công khai hóa, minh bạch hóa nội dung giáo dục;
chất lượng, kết quả hoạt động giáo dục.
I.4. Tính cấp thiết của đề tài đã chọn
Việc ứng dụng CNTT trong nhà trường sẽ góp phần hiện đại hóa giáo dục và
đào tạo, gắn với phát triển nguồn nhân lực CNTT, xác định là nhiệm vụ quan trọng có
ý nghĩa rất lớn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng CNTT
một cách hiệu quả trong công tác giáo dục của nhà trường theo tiêu chí mới của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Sử dụng CNTT để quản lí hồ sơ, thời khóa biểu, điểm kiểm tra của giáo viên và
học sinh, soạn thảo, quản lí các văn bản chỉ đạo các báo cáo của nhà trường. Triển khai
các phần mềm ứng dụng vào công tác giáo dục và giảng dạy.
Ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT vào nhà trường là sử dụng CNTT như một
công cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo các nhà trường nâng cao chất lượng quản lí nhà
trường; giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao chất lượng dạy học; trang bị cho học sinh
kiến thức về CNTT, học sinh sử dụng máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng
cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện học sinh một số phẩm chất cần thiết của
người lao động trong thời kì hiện đại hóa.
Với những lý do trên, tôi mạnh dạn viết về đề tài “Ứng dụng công nghệ thông

tin trong quản lý và dạy học tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh -Tp. Biên Hòa-
Đồng Nai”
II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ.
II.1. Giới thiệu khái quát về đơn vị.
* Mạng lưới trường lớp:
Khối Số lớp Số lượng học sinh
10 10 458
11 10 423
12 9 380
Cộng 29 1261
* Cơ sở vật chất:
- Trường có 12 phòng học cũ và mới xây thêm 24 phòng học.
- Có 01 thư viện đạt chuẩn.
- Có 02 phòng thí nghiệm cho 03 bộ môn: Lý, Hóa, Sinh.
- Có 03 phòng vi tính với 70 máy để dạy tin học và dạy nghề Tin học văn
phòng.
* Tình hình đội ngũ:
- Cán bộ quản lý: 04.
- 5 -
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
- Số lượng giáo viên: 65.
II.2. Thực trạng
- Ban lãnh đạo trường và toàn thể cán bộ, giáo viên đã xác định việc ứng dụng
CNTT trong nhà trường là một phương tiện hữu ích cần thiết để phục vụ nâng cao chất
lượng giảng dạy.
- Ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý được nhà trường quan tâm từ năm
1998 (năm thành lập trường). Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động CNTT được ưu
tiên đầu tư.
- Hiện nay, nhà trường có 3 phòng vi tính (70 máy) đáp ứng nhu cầu dạy Tin
học và dạy nghề Tin học văn phòng cho học sinh; có 22 tivi LCD 46”-47” và 03

Projector phục vụ cho việc dạy học có ứng dụng CNTT.
- Kết nối internet qua đường truyền cáp quang (hệ FTTH). Tất cả các máy tính
ở trường đều được kết nối internet.
- Trong giảng dạy nhà trường đã tham gia các dự án:
+ Dự án dạy học cho tương lai (Intel Teach to the future) do tập đoàn
Intel phối hợp với Bộ GD & ĐT tổ chức năm 2005.
+ Dự án “Ứng dụng CNTT và dạy học” do tổ chức VVOB (Vương quốc
Bỉ) phối hợp với trường cán bộ QLGD TP Hồ Chí Minh tổ chức năm 2005-
2008. Tham gia dự án này có 06 trường THPT thuộc 03 tỉnh Đồng Nai, Tây
Ninh và TP Hồ Chí Minh. Kết quả: trường được chọn 03 tiết trong tổng số 12
tiết dạy mẫu, 01 giáo viên của trường có tiết dạy xuất sắc và được dự án mời đi
tham quan ở Indonesia.
+ 100% giáo viên của trường đều biết sử dụng MS PowerPoint kết hợp
với các phần mềm ứng dụng khác để soạn các bài trình chiếu. Nhiều giáo viên
biết sử dụng phần mềm LectureMaker (Hàn Quốc) đề soạn bài giảng điện tử.
+ Không chỉ có nhà trường mà mỗi giáo viên cũng có thể tạo lập một
trang website của riêng mình để chia sẻ những tài nguyên và kinh nghiệm giảng
dạy với các đồng nghiệp và truyền kiến thức cho học sinh qua mạng. Đây là
một hình thức ứng dụng CNTT mới mẻ và hiệu quả trong việc nâng cao chất
lượng giảng dạy, phù hợp với xu thế chung của xã hội và nâng tầm giáo viên để
trở thành các giáo viên điện tử.
+ Hàng ngày bộ phận văn phòng nhà trường nghiên cứu các thư đến để
truyền tải thư cho các bộ phận và báo cáo Ban lãnh đạo nhà trường theo các địa
chỉ nhóm đã được thiết lập sẵn.
+ Triển khai có hiệu quả ứng dụng GoogleApps vào công tác quản lý,
xây dựng được hệ thống email nội bộ (<……>@nhc.edu.vn), báo giảng trực
tuyến,… Hiện tại 100% cán bộ, giáo viên được cấp và sử dụng email của
trường để trao đổi thông tin; 1017/1261 học sinh được cấp và sử dụng email của
trường (tỉ lệ 80,65%).
+ Số tiết dạy ứng dụng CNTT trong năm 2012-2013 (tính đến thời điểm

hiện tại:
Tổ chuyên môn Ứng dụng CNTT
Số bài Số tiết
Toán-Tin 45 87
- 6 -
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
Vật Lý- Công nghệ 146 277
Hóa học 101 193
Sinh học 94 191
Ngữ Văn 95 208
Xã hội 163 581
Ngoại ngữ 147 286
Tổng 791 1823
+ Tham gia cuộc thi giáo viên giỏi ứng dụng CNTT do sở GD&ĐT và Sở
KH&CN Đồng Nai tổ chức: năm 2011 đạt 01 giải 3, năm 2012 đạt 01 giải nhì
và 01 giải Ba.
II.3. Những thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu.
1. Thuận lợi.
* Về phía nhà trường:
- Ban giám hiệu luôn luôn quan tâm tạo điều kiện môi trường thuận lợi:
trang bị cơ sở vật chất, các thiết bị hiện đại hệ thống máy tính, mạng internet
giúp cho giáo viên có thể tiếp cận nhanh với công nghệ thông tin từ đó ứng
dụng vào quá trình giảng dạy.
- Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường
xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Ngày nay với sự phát triển mạnh mạng thông tin, truyền thông trên
Internet giúp cho giáo viên rất thuận lợi, chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài
nguyên phong phú cho việc lựa chọn những hình ảnh, âm thanh, phim sống
động để xây dựng giáo án điện tử.
- Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học ngoại khóa nâng cao

chuyên môn và phần mềm tin học: Phần mềm Power Point, phần mềm
Photoshop
*Về phía giáo viên:
- Giáo viên có kiến thức và trình độ về tin học
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình ham học hỏi, tìm kiếm tài liệu, thiết kế bài
dạy để truyền đạt cho học sinh.
* Học sinh rất hứng thú khi được học tiết học có ứng dụng CNTT.
2. Khó khăn.
* Về cơ sở vật chất:
- Nhà trường mới xây thêm 24 phòng học, đã thực hiện học chính khóa
01 buổi sáng. Dãy phòng học mới chưa được đầu tư tivi cho từng lớp. Việc ứng
dụng CNTT cho dãy mới này chưa đồng bộ, chỉ có 02 máy chiếu nên đáp ứng
không đủ nhu cầu dạy ứng dụng CNTT.
- Thỉnh thoảng trường bị mất điện, một số máy bị treo, bị virus làm ảnh
hưởng đến việc ứng dụng CNTT vào quá trình quản lý và giảng dạy.
* Về đội ngũ giáo viên:
- Một số ít giáo viên ngại tìm tòi, lười ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
- 7 -
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
- Một vài giáo viên lạm dụng công nghệ thông tin trình chiếu chữ cả tiết
học để cho đỡ phải viết bảng hoặc cho học sinh xem phim, nghe nhạc… làm
ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy.
3. Điểm mạnh.
- Hiệu trưởng nhà trường có kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực công nghệ
thông tin.
- Đội ngũ giáo viên không ngừng cập nhật những phần mềm, ứng dụng
mới có thể ứng dụng vào dạy học.
4. Điểm yếu.
Đội ngũ giáo viện đa số là nữ, con còn nhỏ, nhà xa… nên quỹ thời gian
còn hạn chế.

II.4. Những kinh nghiệm bản thân.
Bản thân tôi là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn quản lý phần khảo thí,
một giáo viên dạy vật lý, tôi nhận thấy việc ứng dụng CNTT vào việc dạy học phổ
thông là rất cần thiết. Cụ thể là:
1. Ứng dụng trong soạn thảo giáo án.
Nhờ các phần mềm soạn thảo văn bản, giáo viên có thể soạn bài trên máy tính.
Việc soạn thảo giáo án trên máy vi tính rồi in ra để sử dụng được nhà trường đã cho
phép giáo viên làm từ nhiều năm nay Nó mang lại nhiều tiện lợi cho những giáo viên
có ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp cao những nó cũng có chỗ hở để những giáo viên
yếu và lười dễ tận dụng khai thác triệt để. Vì vậy, nhà trường đã có chỉ đạo các tổ
chuyên môn điều chỉnh, ngăn chặn những lệch lạc đó theo hướng tích cực.
Ở trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh tất cả các giáo viên đều biết sử dụng máy
tính để soạn giáo án cho chính mình dù các kĩ năng sử dụng còn rất khác nhau. Phần
mềm mà giáo viên thường sử dụng là MS Word trong bộ Office của Microsoft.
2. Ứng dụng trong thực hiện bài giảng.
Từ nhiều năm nay, trong trường đã sử dụng tương đối phổ biến mô hình giảng
dạy sử dụng bài giảng điện tử cùng với các trang thiết bị khác như máy tính, máy
chiếu (projector),… Bài giảng điện tử và các trang thiết bị này có thể coi là các công
cụ dạy học đa năng vì nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy học khác từ
truyền thông (tranh vẽ, bản đồ, mô hình,…) đến hiện đại (cassette, tivi, đầu video…).
3. Ứng dụng trong khai thác tài liệu.
Trong những năm qua, giáo viên nhà trường đã khai thác tốt tài liệu giảng dạy
từ mạng Internet.
4. Ứng dụng trong đánh giá.
Ở trường, các một số môn học có thi đại học bằng trắc nghiệm đã được nhà
trường tổ chức chấm bằng phần mềm…tăng tính khách quan trong đánh giá.
Mặt khác, giáo viên trường đã bước đầu dùng cách kiểm tra học sinh qua mạng.
5. Ứng dụng trong học tập của học sinh.
Học sinh trường đã được tổ chức tham gia giải toán trên mạng…
III. CÁC KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG.

III.1. Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 1 tháng tới.
Stt
Tên công
việc / Nội
Mục đích / kết
quả cần đạt
Người thực
hiện / phối
Điều kiện
thực hiện
Rủi ro/
khó khăn/ cản trở
- 8 -
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
dung hợp
Triển khai
ứng dụng
công nghệ
thông tin vào
dạy học
Nhằm đổi mới
phương pháp
giảng dạy
Tất cả các
giáo viên
trong trường
Giáo viên
đang
giảng dạy
Một số giáo viên

lười tiếp cận cái
mới, máy moc phức
tạp không muốn
thực hiện.
III.1.1. Thực trạng.
Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch ứng
dụng CNTT trong dạy học. Từ kế hoạch này hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn
xây dựng kế hoạch riêng cho các tổ, tổ trưởng sẽ quản lý số tiết dạy ứng dụng CNTT
của tổ mình và báo cáo về ban giám hiệu vào cuối mỗi tuần.
Sau đó hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn lên kế hoạch cụ thể, trong tháng
tới dự giờ một số giáo viên để góp ý về việc dạy ứng dụng CNTT, tránh tình trạng giáo
viên lạm dụng CNTT ảnh hưởng tới chất lượng giờ dạy.
III.1.2. Phân tích.
Kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học của giáo viên được hiệu trưởng công bố
ngay từ buổi họp hội đồng sư phạm đầu năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ bộ
môn chủ động trong việc lên kế hoạch dự giờ trên lớp, triển khai các tiết có ứng dụng
CNTT trong từng tuần để tất cả các thành viên trong tổ cùng thảo luận và cùng ứng
dụng cho tốt.
Việc xây dựng kế hoạch đảm bảo được nguyên tắc kiểm tra hướng tới tất cả đối
tượng nhằm mục đích đánh giá, tạo tâm thế cho tập thể sư phạm thường xuyên củng cố
kiến thức chuyên môn, uốn nắn, tư thế sẵn sàng ứng dụng CNTT trong dạy học nếu
cần thiết. Mặt khác, tạo điều kiện để tất cả giáo viên tự bồi dưỡng liên tục nâng cao
trình độ tay nghề về mặt chuyên môn và về CNTT.
Kế hoạch ứng dụng CNTT tạo điều kiện cho giáo viên có ý thức vươn lên, tiếp
cận được những cái hay cái mới nhờ CNTT để tìm kiếm phương pháp tối ưu nhất để
giảng dạy.
Tuy nhiên kế hoạch này cũng gặp phải một số khó khăn: một số giáo viên còn
khó khăn về kinh tế nên chưa có máy tính riêng để soạn bài, số giáo viên nữ nhiều, con
còn nhỏ, nhà xa nên ít thời gian đầu tư cho hoạt động này. Trong tiết dạy ứng dụng
CNTT khâu ráp máy đội khi trục trặc làm mất thời gian dạy, gây tâm lý chán nản cho

giáo viên. Một vài giáo viên lớn tuổi ngại tiếp cận cái mới nên ứng dụng CNTT trong
dạy học còn hạn chế.
III.1.3 Hiệu quả và đề xuất.
Nhờ có ứng dụng CNTT mà giáo viên có thể soạn giáo án tiết kiệm thời gian,
hàng năm chỉ cần bổ sung, chỉnh sửa vào mỗi tiết rồi in ra. Giáo viên tìm tòi những tài
liệu, bài giảng đề thi trên mạng. Học sinh phát huy được tính sáng tạo, tiếp cận kiến
thức rất nhanh nếu được ứng dụng CNTT một cách hợp lý. Trong công tác quản lý
việc ứng dụng CNTT là vô cùng cần thiết, giúp lãnh đạo quản lý nhanh, gọn và chính
xác.
Kế hoạch kiểm tra ứng dụng CNTT trên lớp của giáo viên được giáo viên đăng
ký với tổ trưởng vì không phải tiết nào cũng ứng dụng CNTT. Dựa vào kế hoạch của
tổ cho từng thành viên mà hiệu trưởng đi dự giờ đột xuất để nhận biết được việc thực
hiện của giáo viên.
- 9 -
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
III.2. Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 3 tháng tới.
Stt
Tên công
việc / Nội
dung
Mục đích / kết
quả cần đạt
Người thực
/ phối hợp
Điều kiện
thực hiện
Rủi ro/
khó khăn/ cản
trở
Thẩm định bài

giảng E-
learning
(chuẩn
SCORM)
Đưa các bài giảng
đạt yêu cầu vào
ngân hàng để học
sinh có điều kiện
tham khảo.
Tất cả các
giáo viên
trong
trường
Giáo viên
đang
giảng dạy
Một số giáo
viên lười tiếp
cận cái mới,
máy móc
phức tạp
không muốn
thực hiện.
III.2.1. Thực trạng.
Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch ứng
dụng CNTT trong dạy học, kế hoạch mỗi một giáo viên hoàn thành 02 bài giảng điện
tử E-learning (chuẩn SCORM) trên mỗi một học kỳ (một số giáo viên: chưa hết tập sự,
có bầu hoặc con nhỏ… thì một bài trên một học kỳ). Từ kế hoạch này hiệu trưởng chỉ
đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch riêng cho các tổ, tổ trưởng sẽ quản lý tên
bài và số lượng bài và thời gian nộp bài của từng thành viên trong tổ.

Sau đó hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn lên kế hoạch cụ thể, trong ba
tháng tới thẩm định bài giảng cho từng thành viên, góp ý chỉnh sửa cho phù hợp. Khi
bài giảng được hoàn tất cả về nội dung, hình thức, âm thanh…đưa các bài giảng vào
ngân hàng đề để học sinh có điều kiện tham khảo ở nhà qua mạng.
III.2.2. Phân tích.
Kế hoạch thiết kế bài giảng điện tử E-learning (chuẩn SCORM) của giáo viên
được hiệu trưởng công bố ngay từ buổi họp hội đồng sư phạm đầu năm đã tạo điều
kiện thuận lợi cho các tổ bộ môn chủ động trong việc lên kế hoạch cho các thành viên
trong tổ biết được mình phải làm những gì cho thời gian tới để giáo viên chủ động các
hoạt động của mình.
Hiệu trưởng tổ chức các lớp tập huấn làm bài giảng điện tử vào chủ nhật của
mỗi tuần để tạo điều kiện thuận lợi cho việc soạn thảo các bài giảng. Tập huấn chi tiết
từ các khâu thiết kế, chèn âm thanh, hình ảnh… đến khâu thu âm quay phim…Mỗi
một sản phẩm của giáo viên được thẩm định là đạt thì hiệu trưởng kịp thời vừa khen
vừa thưởng 100.000 đồng/một bài giảng.
Việc xây dựng kế hoạch đảm bảo được nguyên tắc kiểm tra hướng tới tất cả đối
tượng nhằm mục đích đánh giá, tạo tâm thế cho tập thể sư phạm thường xuyên củng cố
kiến thức chuyên môn, uốn nắn, tư thế sẵn sàng ứng dụng CNTT trong dạy học nếu
cần thiết. Mặt khác, tạo điều kiện để tất cả giáo viên tự bồi dưỡng liên tục nâng cao
trình độ tay nghề về mặt chuyên môn và về CNTT. Qua việc thẩm định bài giảng điện
tử giúp các giáo viên trong tổ cởi mở góp ý, học hỏi kinh nghiệm của các bạn đồng
môn.
Kế hoạch ứng dụng CNTT tạo điều kiện cho giáo viên có ý thức vươn lên, tiếp
cận được những cái hay cái mới nhờ CNTT để tìm kiếm phương pháp tối ưu nhất để
giảng dạy.
- 10 -
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
Tuy nhiên kế hoạch này cũng gặp phải một số khó khăn: một số giáo viên còn
khó khăn về kinh tế nên chưa có máy tính riêng để soạn bài, số giáo viên nữ nhiều, con
còn nhỏ, nhà xa nên ít thời gian đầu tư cho hoạt động này. Trong quá trình thực hiện

gặp trục trặc lớn nhất là khâu ghi âm, thu hình và liên kết sao cho phù hợp giữa âm
thanh và hình ảnh.
III.2.3 Hiệu quả và đề xuất.
Nhờ có ứng dụng CNTT để soạn bài giảng điện tử mà giáo viên nâng cao về
trình độ tin học, thiết kế bài giảng một cách điêu luyện. Về phía học sinh rất hứng thú
lên mạng để mở xem lại những bài giảng ở tại nhà để hiểu rõ ràng kiến thức hơn nữa.
Kế hoạch kiểm tra, thẩm định bài giảng điện tử giúp giáo viên định hướng và
làm theo đúng thời hạn. Dựa vào kế hoạch của tổ cho từng thành viên mà hiệu trưởng
có thể kiểm tra kết quả thực hiện của từng tổ theo kế hoạch.
Để khuyến khích thiết kế bài giảng điện tử hiệu trưởng tăng cường vừa khen
vừa thưởng nhiều hơn nữa.
III.3. Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 1 năm tới.
III.3.1. Những việc đã làm trong những năm qua.
1. Hiện trạng trình độ đội ngũ.
- Tin học văn phòng: 73/73 cán bộ giáo viên, công nhân viên có chứng chỉ tin
học A (Biết sử dụng Internet, thư điện tử, thiết kế trình chiếu Powerpoint).
- Thiết kế bài giảng điện tử E-learning sử dụng trong dạy học: 66/73 cán bộ
giáo viên biết thiết kế bài giảng điện tử e-learning.
- Đội ngũ cán bộ CNTT có khả năng tự bảo trì bảo hành hệ thống máy tính và
các thiết bị CNTT phục vụ dạy học (như máy chiếu) của nhà trường.
2. Ứng dụng CNTT trong quản lý. Tổ chức triển khai ứng dụng Google Apps:
- Mua tên miền www.nhc.edu.vn và đăng ký dịch vụ Google Apps: tháng 9/2011
trường tiến hành mua tên miền www.nhc.edu.vn để xây dựng website, trên cơ sở đó
đăng ký dịch vụ Google Apps. Vì sử dụng cho mục đích giáo dục, nên Google đã cấp
cho trường 2000 users và miễn phí 100% dịch vụ.
- Cấp tài khoản e-mail cho toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên của trường.
- Hợp đồng với Đại học Lạc Hồng, tổ chức lớp tập huấn sử dụng các ứng dụng
của Google Apps trên tài khoản email đã được cấp cho mỗi cá nhân. Mỗi thành viên
của trường được các giảng viên bồi dưỡng trong 25 tiết, cuối khoá học có kiểm tra
đánh giá; học viên nào chưa đạt yêu cầu thì được bồi dưỡng thêm.

+ Toàn bộ danh sách email trong “Danh sách liên hệ” được tổ chức thành các
nhóm để thuận lợi trong việc trao đổi qua email.
+ Tổ chức và sử dụng email cá nhân: trong hộp thư đến cũng được tổ chức thành
nhóm.
- 11 -
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
+ Các email sau khi đã được xử lý xong thì được chuyển sang lưu trữ trong các
nhóm tương ứng để tiện việc tra cứu sau này. Ví dụ: các email của Tổ trưởng tổ Ngữ
văn được lưu trữ trong nhóm có nhãn Ngữ văn.
+ Xây dựng lịch công tác và chia sẻ lịch. Sử dụng chức năng làm lịch công tác
của ứng dụng để làm lịch báo giảng và chia sẻ lịch báo giảng cho mọi người.
- 12 -
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
+ Hệ thống chia sẻ tài liệu (Docs): Khi mỗi cá nhân có một tài liệu chuyên
môn muốn chia sẻ với đồng nghiệp hoặc học sinh thì thông qua Documents các tài
liệu này có thể đến ngay được địa chỉ họ muốn chia sẻ.
+ Thiết kế site cá nhân: Trên cơ sở tài khoản email đã được cấp, mỗi cá
nhân có thể sử dụng chức năng “Sites” của Google Apps để thiết kế site, nhằm
cung cấp thông tin cá nhân, đăng tải các tài liệu, bài viết để giáo viên, học sinh và
những người quan tâm tham khảo.
- 13 -
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
+ Làm việc nhóm: chức năng “Nhóm” (Groups) cho phép tạo các nhóm với nhau
để thảo luận online hoặc offline một vấn đề nào đó. Chức năng này rất thích hợp với
các tổ chuyên môn, nhóm trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến công tác chuyên
môn.
3. Hiệu quả của công việc.
a. Trong việc soạn bài dạy của giáo viên:
Giúp giáo viên có thêm kiến thức về tin học, nâng cao trình độ chuyên môn để
nhanh bắt kịp với xu hướng phát triển của xã hội. Ngoài ra việc ứng dụng CNTT trong

dạy học còn gây hứng thú học tập cho học sinh, phát huy được tính sáng tạo tìm tòi
kiến thức.
b. Email:
Việc trao đổi thông tin giữa Ban giám hiệu, Tổ trưởng và giáo viên chủ yếu thông
qua email (các báo cáo, các văn bản chỉ đạo và các trao đổi công việc khác) nên thông
tin được cập nhật kịp thời, tiết kiệm được chi phí và thời gian.
Tạo thói quen check mail để cập nhật thông tin.
Các báo cáo hàng tuần của giáo viên gửi đến Ban giám hiệu đều gửi qua email
nên việc tổng hợp thông tin dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.
c. Lịch báo giảng:
Xây dựng được hệ thống quản lý lịch báo giảng của giáo viên, qua hệ thống này
Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn dễ dàng quản lý giáo viên (dạy ở lớp nào,
phòng nào và dạy bài gì).
Lịch báo giảng của mỗi giáo viên được máy tính thể hiện bằng một màu khác
nhau nên Tổ trưởng chuyên môn dễ dàng tìm được khoảng trống thời gian hợp lý để tổ
chức các cuộc họp, lên lịch dự giờ hoặc phân công giáo viên dạy thay trong tổ chuyên
môn khi có giáo viên vắng tiết.
- 14 -
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
- Lịch báo giảng của mỗi giáo viên có thể xuất ra được dưới dạng file PDF, nên
có thể lưu trữ lâu dài trong máy tính.
* Tóm lại:
- Việc ứng dụng Google Apps vào công tác quản lý trong nhà trường đã đạt được
một số kết quả ban đầu:
+ Tất cả các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT và các chủ
trương chính sách có liên quan đều được chuyển qua email cho 100% cán bộ, giáo
viên của trường. Vì vậy, các thông tin trao đổi 2 chiều giữa các thành viên trong tập
thể thường xuyên được cập nhật, thời gian hội họp giảm đáng kể, chất lượng các cuộc
họp được nâng lên.
+ Hoạt động quản lý chuyên môn ngày càng đi vào nề nếp, mức độ tự giác của

giáo viên, nhân viên ngày càng cao.
+ Thói quen làm việc trong môi trường bắt buộc phải có internet của giáo viên,
nhân viên đã được hình thành.
+ Thứ Bảy hàng tuần, các giáo viên bộ môn phải gửi các báo cáo việc thực hiện
nhiệm vụ trong tuần cho Tổ trưởng để Tổ trưởng tổng hợp và báo cáo cho Ban giám
hiệu; giáo viên chủ nhiệm các lớp gửi báo cáo tình hình lớp chủ nhiệm cho Ban giám
hiệu (các báo cáo đều gửi qua email theo mẫu thống nhất). Vì vậy, Ban giám hiệu
nắm bắt tình hình hoạt động của giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh, bổ sung
những khiếm khuyết.
+ Với hệ thống lịch báo giảng đã được xây dựng, cán bộ quản lý có thể theo dõi
được chính xác việc giảng dạy của giáo viên, kể cả khi không có mặt ở trường (ở bất
cứ nơi nào có đường truyền internet hoặc 3G).
- Hạn chế: Do thời gian triển khai thực hiện chưa được nhiều, nên các chức năng
Docs, Sites và Nhóm chưa được sử dụng nhiều, hiệu quả chưa cao.
III.3.2 Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 1 năm tới.
- 15 -
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
1. Tiếp tục tập huấn bồi dưỡng đội ngũ.
a) Tin học văn phòng: 100% cán bộ giáo viên có Trình độ Tin học từ A trở lên,
tiếp tục rèn luyện nâng cao kỹ năng sử dụng.
b) Sử dụng internet và thư điện tử: 100% cán bộ giáo viên biết sử dụng
c) Giáo viên thiết kế trình chiếu Power point thường xuyên nếu tiết dạy đó cần
thiết.
d) Thiết kế bài giảng điện tử: mỗi giáo viên thiết kế 02 bài giảng/học kỳ.
2. Triển khai ứng dụng CNTT trong dạy học.
a) Tổ chức thi thiết kế trình chiếu Power point, bài giảng điện tử e-learning
- Kế hoạch tổ chức của đơn vị: tổ chức vào dịp 20/11/2014.
b) Tổ chức thi giờ dạy có ứng dụng CNTT
- Kế hoạch tổ chức của đơn vị: Thi giờ dạy có ứng dụng CNTT kết hợp với hội
thi giáo viên dạy giỏi cấp trường tổ chức trong tháng 11/2014.

- Giáo viên thường xuyên ứng dụng CNTT nếu tiết học đó cần thiết phải ứng
dụng công nghệ thông tin, có thể áp dụng một phần của tiết dạy.
c) Các hoạt động khác liên quan đến ứng dụng CNTT trong dạy và học
- Các tổ chuyên môn tổ chức ít nhất một chuyên đề trao đổi về ứng dụng
CNTT trong giảng dạy: Xây dựng, khai thác tài nguyên trên các website để sử dụng
vào bài giảng điện tử, bài giảng trình chiếu, dạy học đảm bảo tính hiệu quả, hợp lý
của các yếu tố CNTT; phát huy tối đa thế mạnh của yếu tố CNTT trong từng đơn vị
kiến thức và tổng thể của toàn bài dạy; tránh lạm dụng, sử dụng yếu tố CNTT không
hợp lý, kém hiệu quả, thiên về trình chiếu biểu diễn kỹ thuật công nghệ.
- Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên hoặc học sinh về kỹ thuật, kỹ năng tham dự
các cuộc thi trên internet như: olimpic Tiếng Anh,
- Xây dựng đội ngũ cốt cán về ứng dụng CNTT cho đơn vị và cho ngành.
3. Triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý.
- Xây dựng cổng thông tin điện tử của trường: tích hợp nhiều module
- Khai thác tối đa ưu thế của CNTT vào các bài giảng của giáo viên.
- Tăng cường CSVC phục vụ cho việc ứng dụng CNTTtrong nhà trường.
- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng giáo viên, nhân viên cập nhật các ứng dụng
mới.
- Đánh giá nguồn lực: CSVC, con người, …phục vụ cho việc ứng dụng từ đó có
kế hoạch bổ sung
- Tiếp tục xây dựng và thẩm định các bài giảng E-learning (chuẩn SCORM), đưa
các bài giảng đạt yêu cầu vào ngân hàng để học sinh có điều kiện tham khảo.
- Triển khai sử dụng phần mềm quản lý công văn, phần mềm quản lý thư viện.
- Hướng dẫn học sinh sử dụng tài khoản email <… >@nhc.edu.vn để trao đổi
thông tin, phục vụ quá trình học tập ở trường.
- Bồi dưỡng giáo viên cập nhật kiến thức CNTT
4. Kế hoạch đầu tư phát triển ứng dụng CNTT
Đề xuất Sở đầu tư:
STT Nội dung
Số

lượng
Mục đích sử dụng
- 16 -
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
1 Tivi LCD 46”-47” 19 Đầu tư cho 19 phòng học
mới.
2 Cử giáo viên tập huấn
CNTT
02 Về triển khai cho toàn
trường
KẾT LUẬN.
1. Kết luận.
Khi ý tưởng ứng dụng CNTT trong đào tạo giáo dục được đưa ra cách đây
nhiều năm, đã có nhiều ý kiến cho rằng điều đó là chưa cần thiết. Thậm chí nhiều
người còn cho rằng không có CNTT thì ngành giáo dục thế giới vẫn phát triển tốt
trong nhiều năm qua; và rằng không có CNTT thì vẫn có rất nhiều nhân tài được đào
tạo ra từ các “nôi” của giáo dục. Thế nhưng, cả thế giới đang vận động theo hướng
ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt động, và ngành giáo dục cũng không nằm
ngoài xu hướng đó.
Trong những năm qua, với việc đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT vào quản
lý, giảng dạy, trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh đã đạt những kết quả bước đầu đáng
ghi nhận. Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực, công
tác quản lý, điều hành của trường trở lên tinh gọn và hiệu quả, đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên và học sinh từng bước tiếp cận với các phương pháp giáo dục hiện đại với sự
hỗ trợ đắc lực của CNTT. Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và giảng dạy là
một hướng đi đúng đắn và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nhà trường đang có
những bước phát triển mạnh mẽ, nhằm kịp thời cung cấp những kiến thức cơ bản,
những việc làm cụ thể đến cán bộ đội ngũ và học sinh, đáp ứng cho mục tiêu CNH,
HĐH đất nước theo đúng tinh thần Nghị quyết TW2 khóa VIII về lĩnh vực giáo dục –
đào tạo.

Để ứng dụng CNTT vào công tác quản lý các hoạt động giáo dục, bản thân
người quản lý phải có một số vốn kỹ năng về vi tính giúp cho việc soạn thảo, lấy tư
liệu, hoặc thiết kế được dễ dàng.
Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và giảng dạy ban đầu là một bài
toán khó với các nhà quản lý, nhưng qua một thời gian không dài, kết quả đã cho thấy
hiệu quả tích cực khi CNTT mang lại cho cả đội ngũ thầy và trò không gian mới nhiều
hứng thú trong lớp học. Với sự hỗ trợ của máy tính và một số phần mềm dạy học cùng
các thiết bị đi kèm, giáo viên có thể tổ chức tiết học một cách sinh động, các bài giảng
không chỉ mang hơi thở cuộc sống hiện đại gần gũi hơn với học sinh mà còn giúp cả
người dạy và người học được tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, làm giàu thêm vốn
kinh ngiệm hiểu biết của mình.
Tuy nhiên, nhà trường cũng xác định rõ: Việc ứng dụng CNTT không đồng
nhất với đổi mới phương pháp dạy học, CNTT chỉ là phương tiện tạo thuận lợi cho
triển khai tích cực hiệu quả công việc chứ không phải là điều kiện đủ của đổi mới
phương pháp làm việc. Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực
đến quá trình công tác giáo dục. Để đội ngũ đạt chuẩn về trình độ, kỹ năng sử dụng tin
học, mạng Internet thì điều kiện tiên quyết là việc khai thác CNTT phải đảm bảo các
yêu cầu phục vụ thiết thực, sát đáng trong công việc, không lạm dụng quá vào công
việc khác như vui chơi, giải trí, lang thang, du ngoạn trên mạng.
- 17 -
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
2. Đề xuất – Kiến nghị
Việc ứng dụng CNTT vào công tác giáo dục đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ
sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng
dụng và phát triển CNTT trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục có hiệu quả, cần có sự
quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của các cấp, các ngành địa phương, sự chỉ đạo đồng
bộ của ngành, của mỗi nhà trường trong công tác sử dụng, vận dụng và ứng dụng
CNTT vào công tác giáo dục và giảng dạy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Chỉ thị 47/2008/CT-BGD& ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ

trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường
xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2008 – 2009;
- Chỉ thị số: 55/2008/CT- BGDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng
dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 của Bộ
Giáo dục & Đào tạo
- Công văn số 9772/BGDĐT-CNTT ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ thông
tin (CNTT) từ năm học 2008-2009
- Giáo trình : Quản lý nhà trường của trường cán bộ Quản Lý Giáo Dục và
Đào Tạo TP. Hồ Chí Minh.
- Google. com.vn.
- Sáng kiến kinh nghiệm của thầy Phan Quang Vinh trường THPT Nguyễn
Hữu Cảnh – Biên Hòa- Đồng Nai năm 2011-2012.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Mai Thị Thu Huyền
- 18 -
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị:THPT Nguyễn Hữu Cảnh

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Biên Hòa, ngày 23 tháng 5 năm 2013
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012-2013
Tên sáng kiến kinh nghiệm: “ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
QUẢN LÝ VÀ DẠY HỌC ”
Họ và tên tác giả: MAI THỊ THU HUYỀN. Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh – Biên Hòa - Đồng Nai.
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)

- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: 
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
- Có giải pháp hoàn toàn mới 
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
tại đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt  Khá  Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện
và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu
quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt 
Sau khi duyệt xét SKKN, Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký
tên xác nhận và chịu trách nhiệm của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và
đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- 19 -

×