Đưa trò chơi dân gian vào tiết HĐNGLL
A - Phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài:
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, trẻ em không những được chăm sóc
sức khỏe, được học tập mà phải cần được thỏa mãn nhu cầu vui chơi.
Vui chơi là hoạt động chủ đạo thông qua hoạt động trò chơi, trẻ em
được phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội nhằm phát
triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
Năm học 2008 – 2009 là năm đầu tiên thực hiện chỉ thị
40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của BGD – ĐT về việc
phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học
sinh tích cực”. Trong 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung của chỉ thị 40
có nội dung: “Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi
giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh”.
Ngược dòng thời gian với những người đã từng học tập ở thập kỷ
70, 80 trở về trước. Những trò chơi như u tù, kéo co, thả diều, đánh
chuyền, nhảy dây… Ký ức tuổi thơ còn đọng lại trong ta là sự sảng
khoái, hả hê khi thắng cuộc trò chơi kéo co, sung sướng đến tê người
khi cánh diều no gió, bay bổng của trò chơi thả diều, là sự ú tim hồi
hộp của trò chơi trốn tìm.
Có lẽ những kỉ niệm thời thơ ấu gắn liền với những trò chơi hấp
dẫn, lôi cuốn của trẻ thơ. Tiếc rằng, những trò chơi hồn nhiên ấy đang
dần mai một, ngày càng bị lãng quên. Ngày nay, trước sự bùng nổ của
công nghệ số, trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, quá trình
Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Thị Phương Thảo
1
Đưa trò chơi dân gian vào tiết HĐNGLL
đô thị hóa và sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, những
trò chơi dân gian trở nên xa lạ đối với trẻ thơ. Thay vào đó là những trò
chơi điện tử mang tính bạo lực, nguy hiểm. Các hàng trò chơi điện tử
mọc lên nhan nhản từ miền ngược đến miền xuôi mà khách hàng ở đây
chỉ toàn là các em nhỏ. Lời cảnh báo của chúng ta những người làm
công tác giáo dục: “Hãy ngăn chặn các trò chơi vô bổ bằng việc phát
huy tốt trò chơi dân gian – một di sản văn hóa quí báu của dân tộc”.
Tuy nhiên, trong thực tế việc chuyển tải các trò chơi dân gian cho
học sinh tiểu học còn gặp nhiều bất cập do những khó khăn như: không
gian, thời gian chơi, cách thức tổ chức trò chơi, chơi như thế nào để
vừa vui tươi, lành mạnh vừa đảm bảo an toàn cho học sinh. Trong khi
học sinh hiện nay, nhất là học sinh ở các vùng miền nói chung chưa có
điều kiện tiếp cận với các trò chơi dân gian và bản thân nhiều giáo viên
cũng còn bỡ ngỡ trước các trò chơi dân gian. Để tổ chức được các trò
chơi dân gian có hiệu quả, lôi cuốn có tính giáo dục cao là một điều nan
giải. Trước tình hình đó, là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn trăn trở
đi tìm ra các giải pháp để tổ chức trò chơi dân gian đạt nhiều kết quả
nhằm thiết thực cụ thể hóa phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện – học sinh tích cực”. Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến kinh
nghiệm của mình với đề tài: “Đưa trò chơi dân gian vào tiết Hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp”.
Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Thị Phương Thảo
2
Đưa trò chơi dân gian vào tiết HĐNGLL
II. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của BGH nhà trường cũng
như tổ khối chuyên môn.
- Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học là ham thích sự vui
nhộn, thích khám phá những điều mới lạ, đặc biệt là các trò chơi. Các em
muốn hòa mình vào các trò chơi tìm sự thoải mái thư giãn sau tiết học
căng thẳng.
2. Khó khăn:
- Đa số các em còn rụt rè, thiếu tự tin, kĩ năng làm việc theo nhóm
còn hạn chế, khả năng ứng xử trước các tình huống không linh hoạt.
- Giáo viên chưa tạo môi trường nhằm kích thích trẻ hứng thú khi vui
chơi, chưa nắm được nội dung các trò chơi dân gian.
3. Số liệu thống kê:
Khi xây dựng đề tài này tôi đã tìm hiểu khả năng nhận biết của học
sinh qua khảo sát và đề ra một số tiêu chí của học sinh về các trò chơi dân
gian như sau:
* Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 5 Ba ở trường Tiểu học Xuân
Thạnh – Huyện Thống Nhất – Tỉnh Đồng Nai.
* TSHS: 30
Ham thích trò chơi dân gian 25/30
Hiểu biết về trò chơi dân gian 12/30
Mạnh dạn, tự tin khi tham gia trò
chơi
15/30
Thể hiện tinh thần đoàn kết 25/30
Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Thị Phương Thảo
3
Đưa trò chơi dân gian vào tiết HĐNGLL
Biết tự tổ chức trò chơi 10/30
Sáng tạo trong khi chơi trò chơi 8/30
Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Thị Phương Thảo
4
Đưa trò chơi dân gian vào tiết HĐNGLL
B - Phần nội dung
I. Cơ sở lý luận:
Trò chơi dân gian là vốn quý của dân tộc đã gắn liền với đời sống lao
động và các hội hè, đình đám của nhân dân. Trò chơi vừa thể hiện tính
sáng tạo của người lao động vừa là giải trí sau những ngày lao động mệt
nhọc, bày tỏ niềm vui mùa bội thu, hay chiến thắng thiên nhiên,… Trò
chơi đa dạng cuốn hút người chơi bởi sự bình dị khéo léo, nhạy bén, hấp
dẫn, vui tươi, hòa nhập, cởi mở trong cuộc sống.
Trò chơi dân gian cũng là một di sản quý báu của dân tộc. Nó được
kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và
niềm vui cuộc sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặt biệt đối với trẻ
em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho
thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị, bổ ích. Đúng như lời PGS.TS Nguyễn
Văn Huy, giám đốc bảo tàng Dân tộc Việt Nam đã nói “Cuộc sống đối với
trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần
là trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam
độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm
hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về
tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương đất nước. Ngày nay, các em được
sống ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng
thời gian chơi cũng là thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được
làm quen với những trò chơi của thiếu nhi ngày trước – đang ngày càng bị
mai một và lãng quên, không chỉ ở thành thị mà còn có ở cả các vùng quê.
Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Thị Phương Thảo
5
Đưa trò chơi dân gian vào tiết HĐNGLL
Vì thế giúp các em hiểu và quay về nguồn cội với các trò chơi dân gian là
một việc làm cần thiết”.
Hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh
tích cực”. Đưa trò chơi dân gian vào nhà trường là điều hết sức cần thiết,
không những góp phần rèn luyện sức khỏe, kĩ năng ứng xử hợp lí các tình
huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc mà còn kích thích
học sinh học tập tốt “chơi vui, học càng vui”. Sau những giờ học căng
thẳng với những bài toán khó phải động não suy nghĩ, những bài văn phải
vận dụng tư duy, trò chơi dân gian là món ăn tinh thần bổ ích sảng khoái
cho học sinh, tạo không khí vui tươi cởi mở, học sinh gần gũi thân thiện
nhau hơn bởi những trò chơi có tính hài hước dí dỏm thể hiện sự tương tác
khi chơi.
Trò chơi dân gian được gắn liền với môi trường sống. Nó thường
đơn giản, dễ chơi, vật dụng dễ tìm, không tốn tiền, dễ tổ chức dù trong
không gian hẹp như góc sân, lớp học. Tất cả những trò chơi có chung một
mục đích là rèn luyện sức khỏe, nhanh tay, tinh mắt, sáng tạo, khéo léo,
vun đắp tình cảm hồn nhiên vô tư cho trẻ, nhất là trẻ đang độ tuổi tiểu học.
II. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Từ những thực trạng nêu trên, ngay từ đầu năm học 2010 - 2011 tôi
đã suy nghĩ và tìm ra nhiều biện pháp áp dụng thành công trong việc đưa
“Trò chơi dân gian vào trường học – kích thích hứng thú học sinh học
tập”.
1. Biện pháp I: Sưu tầm và chọn lọc các trò chơi các trò chơi phù
hợp với học sinh.
Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Thị Phương Thảo
6
Đưa trò chơi dân gian vào tiết HĐNGLL
Như chúng ta đã biết, trò chơi dân gian Việt Nam rất phong phú, đa
dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với học sinh. Vì thế,
giáo viên nên có sự cân nhắc lựa chọn cho phù hợp nếu không sẽ không
đạt hiệu quả mà còn phản tác dụng giáo dục. Ngoài vốn hiểu biết sẵn có,
tôi còn tìm hiểu thêm trên mạng, trong sách báo, cẩm nang 100 trò chơi
dân gian Việt Nam,… Sau khi sưu tầm các trò chơi, tôi phân loại và giới
hạn một số trò chơi cụ thể như sau:
Trò chơi luyện tinh mắt dẻo
chân
Trồng nụ trồng hoa, nhảy lò cò,
nhảy dây, đá cầu, bắn bi, nu na nu
nống,…
Trò chơi luyện sự phán đoán
tính toán chính xác
Ô ăn quan, cờ gánh, chơi
chuyền,…
Trò chơi phát hiện sự nhanh
nhẹn, khéo léo, phát huy tinh
thần tập thể
Kéo co, rồng rắn lên mây, cướp
cờ,…
Trò chơi rèn luyện sự phán
đoán thính tai
Bịt mắt bắt dê, bỏ khăn,…
Mỗi trò chơi phù hợp không gian tổ chức mới phát huy được tác
dụng của nó:
- Tận dụng không gian
rộng, thoáng cho học sinh chơi
các trò chơi như: Rồng rắn lên
mây, bịt mắt bắt dê, nhảy dây,
nhảy lò cò,… nhằm rèn luyện
và phát triển thể lực.
Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Thị Phương Thảo
7
Đưa trò chơi dân gian vào tiết HĐNGLL
- Trong lớp học, góc lớp: nên cho
học sinh chơi theo nhóm: ô ăn quan, chơi
chuyền, kéo cưa lừa xẻ, cờ gánh,…
Đặc biệt đặc trưng của trò chơi dân
gian, khi chơi các em vừa chơi vừa hát
hoặc đọc lời đồng dao. Từ những thông
tin thu được tôi hướng dẫn cho học sinh học thuộc và tạo hào hứng trong
khi chơi.
Ví dụ:
+ Chơi chuyền:
“Chuyền chuyền một…
một một đôi …”
+ Kéo cưa lừa xẻ:
“Cù cưa cút kít. Làm ít
ăn nhiều …”
+ Nhảy lò cò: “ Nhảy lò cò…Cho cái giò nó khỏe…”
+ Tập tầm vông: “Tập tầm vông tay không tay có…”
Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Thị Phương Thảo
8
Đưa trò chơi dân gian vào tiết HĐNGLL
2. Biện pháp II: Qui định thời gian tổ chức chơi.
Không phải trong giờ ra chơi nào cũng tổ chức trò chơi dân gian, nếu
tổ chức thường xuyên e rằng quỹ thời gian không cho phép. Tùy tình hình
thực tế và thời tiết, tôi qui định lớp tổ chức trò chơi vào những giờ giải lao
hay vào tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Lên lịch trò chơi cụ thể từng tháng:
Thời gian Trò chơi
Tháng 9, 10 Kéo co, ô ăn quan, kéo cưa lừa
xẻ, đá cầu, rồng rắn lên mây
Tháng 11, 12 Chơi chuyền, kéo co, trồng hoa
trồng nụ, nhảy lò cò, nhảy ô tiếp sức
Tháng 1, 2, 3 Cờ gánh, bịt mắt bắt dê, tập tầm
vông, cướp cờ, bắn bi
Tháng 4, 5 Ôn luyện các trò chơi đã biết
Kế hoạch tổ chức các trò chơi: Dựa vào lịch trò chơi đã đề ra, giáo
viên cho học sinh tìm hiểu lồng ghép vào tiết sinh hoạt cuối tuần các trò
chơi mà giáo viên đã chuẩn bị phổ biến và cho học sinh chơi vào tuần kế
tiếp.
Lập kế hoạch, sắp xếp trò chơi cho các em theo từng buổi để đảm
bảo sức khỏe, đảm bảo điều kiện thời tiết.
3. Biện pháp III: Khi tổ chức trò chơi cần thực hiện các nguyên
tắc:
Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Thị Phương Thảo
9
Đưa trò chơi dân gian vào tiết HĐNGLL
a) Nguyên tắc 1: Bảo đảm cho học sinh hiểu rõ yêu cầu, nội dung
và cách thức tổ chức trò chơi.
+ Yêu cầu đối với trò chơi có tác dụng định hướng đối với quá trình
tổ chức, nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục đạo đức tương ứng.
+ Nội dung trò chơi giúp
cho học sinh biết cần làm gì và
cách thức tổ chức trò chơi giúp
cho học sinh cần phải làm thế
nào trong khi chơi. Từ đó học
sinh sẽ thực hiện trò chơi được đúng
hướng, với nội dung đầy đủ, với cách
thức hoạt động phù hợp. Vì vậy, trước
khi chơi, tôi cần giải thích rõ ràng
những yêu cầu cần đạt, nội dung và cách thức hoạt động cần thực hiện.
Bởi nếu không thì các em sẽ tiến hành chơi một cách tự phát, tùy tiện và
không thu được kết quả mong muốn.
b) Nguyên tắc 2: Bảo đảm phát huy tính tích cực, độc lập sáng
tạo của học sinh trong quá trình tổ chức chơi.
+ Học sinh không những là đối tượng của hoạt động dạy cũng như là
hoạt động giáo dục mà điều quan trọng hơn, các em là chủ thể nhận thức.
Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Thị Phương Thảo
10
Đưa trò chơi dân gian vào tiết HĐNGLL
Vì vậy trong quá trình tổ chức trò chơi, tôi thường quan tâm đến các mức
độ tham gia của học sinh từ thấp đến cao:
Giáo viên chọn, hướng dẫn và tổ chức trò chơi.
Giáo viên chọn và hướng dẫn trò chơi, còn học sinh tự tổ chức trò
chơi.
Giáo viên chọn trò chơi, còn học sinh tự nghiên cứu và tự tổ chức
trò chơi.
Học sinh tự chọn, tự hướng dẫn và tổ chức trò chơi.
c) Nguyên tắc 3: Đảm
bảo tổ chức trò chơi được
tự nhiên, không gò ép.
Khi tổ chức các trò
chơi tôi thường giúp học sinh
tham gia một cách tự nhiên,
không gò ép, các em được
vui chơi thoải mái.
d) Nguyên tắc 4: Bảo đảm luân phiên các trò chơi một cách hợp
lý.
Đối với học sinh tiểu học, khả năng chú ý có chủ định và hứng thú
chưa thật bền vững. Do đó tôi không tổ chức một trò chơi quá dài mà căn
cứ vào yêu cầu giáo dục, căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh để
lựa chọn trò chơi thích hợp, để có thể luân phiên nhau, giúp học sinh
chuyển hướng chú ý và hứng thú một cách hợp lý.
Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Thị Phương Thảo
11
Đưa trò chơi dân gian vào tiết HĐNGLL
e) Nguyên tắc 5: Bảo đảm tổ chức trò chơi với tinh thần thi đua
đồng đội.
Trong khi tổ chức cho học
sinh chơi các trò chơi có tính
chất đồng đội, tôi luôn quan tâm
đến yếu tố thi đua có chuẩn và
thang đánh giá thành tích của cá
nhân cũng như thành tích chung
của đồng đội.
Nhờ vậy, luôn kích thích được tính tích cực phấn đấu của học sinh vì
thành tích bản thân, vì thành tích đồng đội mà mình là thành viên. Qua đó,
vun đắp cho các em ý thức đồng đội, tình bạn thân ái.
Trong quá trình tổ chức trò chơi cho học sinh tôi luôn tiến hành theo
quy trình sau:
* Chuẩn bị tổ chức trò chơi:
- Thiết kế giáo án:
+ Tên trò chơi.
+ Mục đích giáo dục của trò chơi: Qua trò chơi cần đạt những yêu
cầu giáo dục gì về tri thức, thái độ và hành vi.
+ Các phương tiện phục vụ cho việc tổ chức trò chơi (tùy thuộc vào
trò chơi) nêu lên những phương tiện vật chất.
+ Các giải thưởng (nếu có).
+ Nội dung trò chơi, các hoạt động cụ thể với cách tiến hành cụ thể.
Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Thị Phương Thảo
12
Đưa trò chơi dân gian vào tiết HĐNGLL
+ Chuẩn và thang đánh giá, nếu cần. Ví dụ đối với trò chơi chuẩn
đánh giá là phần hát đúng bài đồng dao, rõ ràng mạch lạc và thang đánh
giá từ 1 điểm đến 10 điểm (Mục đích để đánh giá thứ hạng của các đội)
- Chuẩn bị đầy đủ và có chất lượng các phương tiện dạy học.
* Tổ chức trò chơi:
- Nêu tên trò chơi và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của trò chơi.
- Nêu yêu cầu của trò chơi.
- Phổ biến luật chơi.
- Nêu rõ cách chơi, hiệu lệnh, phân việc, cách thức làm việc.
- Công bố trọng tài (có thể là giáo viên cùng với học sinh trong lớp).
- Tiến hành trò chơi: Hô hiệu lệnh dứt khoát cho các nhóm đồng loạt
tiến hành. Trọng tài chú ý quan sát, điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên về
cách chơi, kịp thời uốn nắn những lệch lạc.
* Kết thúc trò chơi:
Trọng tài (GV) tập hợp học sinh để nhận xét, đánh giá chung (cá
nhân và nhóm hoặc tổ), cho học sinh tham gia đánh giá.
- Làm một số động tác thư giãn (nếu chơi trò vận động).
- Tính tổng điểm của từng nhóm và công bố kết quả.
- Tuyên dương học sinh, đặc biệt là cá nhân (nhóm) có cố gắng.
4. Biện pháp IV: Hãy hòa mình với thế giới trẻ thơ:
Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Thị Phương Thảo
13
Đưa trò chơi dân gian vào tiết HĐNGLL
- Để tạo hứng thú cho
học sinh, giáo viên nên chủ
động thay đổi trò chơi một
cách hợp lý để không gây
nhàm chán. Trò chơi phải
thay đổi tùy theo địa điểm
chơi, không gian chơi. Trò
chơi không lặp đi lặp lại
nhiều lần và giáo viên phải có kỹ năng tổ chức trò chơi là hòa mình với trẻ
con, cùng chơi với các em như người bạn lớn.
- Trong trò chơi, người quản trò rất quan trọng, cuộc chơi có hào
hứng hấp dẫn hay không là nhờ sự khéo léo, linh hoạt nhạy bén của ngưởi
quản trò.
- Trong quá trình tổ chức trò chơi cho học sinh, tôi luôn gần gũi,
động viên, vui vẻ cởi mở tạo không khí vui tươi hào hứng bằng dáng vẻ
hài hước, dí dỏm, hấp dẫn gây tiếng cười làm cho học sinh cảm thấy thoải
mái và sảng khoái trong khi chơi. Qua đó, học sinh mạnh dạn, tự tin hơn,
sẵn sàng bày tỏ nguyện vọng của mình với cô giáo và tự khẳng định mình
trong tập thể.
Ví dụ: Thiết kế trò chơi: “Rồng rắn lên mây”
1. Mục đích:
- Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn, sức khỏe, tính đồng đội, kỉ luật.
- Tạo không khí sôi nổi trong học tập, sinh hoạt.
2. Chuẩn bị: Địa điểm chơi: Sân chơi khoảng 10m x 10m
3. Các bước thực hiện:
Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Thị Phương Thảo
14
Đưa trò chơi dân gian vào tiết HĐNGLL
* GV nêu tên trò chơi: Một người đứng ra làm thầy thuốc, những
người còn lại xếp thành hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước
hoặc đặt trên vai người trước. Sau đó tất cả đi lượn qua lượn lại như con
rắn, vừa đi vừa hát:
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Người đóng vai thầy thuốc trả lời:
- Thầy thuốc đi chơi! (hay đi
chợ, đi câu cá, đi vắng, tùy ý).
Đoàn người lại đi và hát tiếp cho
đến khi thầy thuốc trả lời:
- Có!
Và bắt đầu đối thoại như sau:
- Thầy thuốc hỏi: Rồng rắn đi
đâu?
- Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời: Rồng rắn đi lấy thuốc để
chữa bệnh cho con.
- Thầy thuốc hỏi: Con lên mấy?
- Trả lời: Con lên một.
- Thầy thuốc: Thuốc chẳng hay!
- Con lên hai.
Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Thị Phương Thảo
15
Đưa trò chơi dân gian vào tiết HĐNGLL
- Thầy thuốc: Thuốc chẳng hay!
Cứ thế cho đến: Con lên mười.
- Thầy thuốc: Thuốc hay
vậy.
Kế đó thì thầy thuốc đòi
hỏi:
- Xin khúc đầu
- Những xương cùng
xẩu.
- Xin khúc giữa.
- Những máu cùng me.
- Xin khúc đuôi.
- Tha hồ mà đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối
cùng trong hàng.
Ngược lại, thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản
không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái
đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được
người cuối cùng thì người đó phải ra làm thầy thuốc.
Nếu đang chơi dằng co giữa chừng mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm
ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.
* Giáo viên phổ biến luật chơi: Trong một khoảng thời gian quy định
thầy thuốc phải bắt được khúc rắn. Thầy thuốc dùng tay đập được khúc rắn
nào (bạn nào) bạn đó sẽ đóng vai thầy thuốc, trò chơi lại diễn ra từ đầu.
Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Thị Phương Thảo
16
Đưa trò chơi dân gian vào tiết HĐNGLL
* GV cử học sinh làm trọng tài
- Tiến hành chơi. Chia lớp thành hai nhóm, lần lượt từng nhóm một.
- Chơi thử - Chơi thật.
- GV quan sát, giúp đỡ.
IV. Kết quả nghiên cứu:
Qua một quá trình tổ chức thực hiện với nhiều biện pháp và sự nổ lực
của bản thân. Có nhiều kết quả cụ thể:
- HS Tích cực tham gia tìm hiểu các trò chơi dân gian.
- Đa số các em nắm vững được cách thức chơi một số trò chơi dân
gian.
- Biết cách tổ chức trò chơi, thuộc được nhiều bài hát đồng dao.
- Qua việc chơi trò chơi giúp các em rèn được thể chất, phản xạ
nhanh, khéo léo, thể hiện tinh thần tập thể, đoàn kết với nhau hơn.
- Sau giờ chơi, các em có hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt
động học tập, chất lượng học tập nâng lên rõ rệt.
- HS mở rộng kiến thức và có thêm hiểu biết về trò chơi dân gian.
- Hầu hết các em hứng thú tham gia các trò chơi một cách tích cực.
Không những các em tham gia mà còn động viên các bạn cùng tham gia.
* Kết quả được đánh giá cụ thể như sau: (TSHS: 30)
Ham thích trò chơi dân gian 30/30
Hiểu biết về trò chơi dân gian 25/30
Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Thị Phương Thảo
17
Đưa trò chơi dân gian vào tiết HĐNGLL
Mạnh dạn, tự tin khi tham gia trò
chơi
27/30
Thể hiện tinh thần đoàn kết 28/30
Biết tự tổ chức trò chơi 23/30
Sáng tạo trong khi chơi trò chơi 20/30
V. Bài học kinh nghiệm:
Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học là ham thích sự vui nhộn,
thích khám phá những điều mới lạ, đặc biệt là các trò chơi. Các em muốn
hòa mình vào các trò chơi tìm sự thoải mái thư giản sau tiết học căng
thẳng. Nhưng cũng mau nhàm chán nếu các trò chơi đơn điệu, không hấp
dẫn lôi cuốn.
Trong thực tế từ nhiều năm qua, giờ giải lao học sinh chỉ hay chơi tự
do như chạy nhảy đuổi nhau, có khi lại nghịch đất, hoặc chơi trò chơi
thường khô khan, gò ép, lặp đi lặp lại nhiều lần không theo chủ đề nên dễ
gây nhàm chán. Do đó người tổ chức (GV) phải thường xuyên thay đổi các
trò chơi. Mặc dù đã lên kế hoạch trò chơi cụ thể từng tháng. Tuy nhiên,
GV có thể thay đổi trò chơi để phù hợp với điều kiện thời tiết, sân bãi….
VI. Kết luận:
Đối với trẻ thơ, những trò chơi dân gian là một trong những yếu tố
hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc, là nguồn sữa nuôi dưỡng thế gới
tinh thần, là nhịp cầu nối tâm thức các em với mọi bài học về cuộc sống xã
hội. Bởi vì nó có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với các em. Tổ
chức cho các em chơi các trò chơi dân gian là phương tiện giúp các em
phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm, đạo đức, tình đoàn kết, mở rộng
nhận thức, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Bằng những biện
Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Thị Phương Thảo
18
Đưa trò chơi dân gian vào tiết HĐNGLL
pháp tích cực có đầu tư nghiên cứu, khắc phục những hạn chế nhất định.
Tôi đã giúp các em thỏa mãn nhu cầu vui chơi, kích thích học sinh học tập
tốt, góp phần thắng lợi trong cuộc vận động “Xây dựng trường học thân
thiện – học sinh tích cực”.
VII. Kiến nghị:
- Ngành giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư cơ sở vật
chất nhằm phục vụ cho việc tổ chức trò chơi dân gian trong trường học.
- Cần tổ chức chuyên đề đưa trò chơi dân gian vào trường học cấp
trường hoặc cấp huyện để tất cả các giáo viên mạnh dạn áp dụng.
- Tổ chức các cuộc thi trò chơi dân gian vào những dịp lễ như:
Ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong, Ngày thành lập Đoàn
TNCSHCM, Ngày hiến chương các nhà giáo,… giữa các chi đội hoặc giữa
các Liên đội.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc “Đưa trò chơi dân gian
vào tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” cho học sinh tiểu học. Rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp.
VIII. Tài liệu tham khảo:
- Chỉ thị 40 của BGD - ĐT về việc phát động phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiên – học sinh tích cực”.
- Cẩm nang 100 trò chơi dân gian (Nhà xuất bản Kim Đồng).
- Bộ sưu tập 100 trò chơi dân gian. Tác giả: Nguyễn Hùng.
- Bộ sưu tập 100 trò chơi dân gian. Tác giả: Đặng Thanh Nghị.
Người thực hiện
Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Thị Phương Thảo
19
Đưa trò chơi dân gian vào tiết HĐNGLL
Hoàng Thị Phương Thảo
Sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Thị Phương Thảo
20