Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG HÀNH VI MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 74 trang )

GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh























TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA THƢƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING




CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP






ĐỀ TÀI :
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG HÀNH VI
MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: THS. ĐINH TIÊN MINH
SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÂM TÚ QUYÊN
LỚP: MA001K36



NIÊN KHÓA 2010 - 2014



GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh

SVTH: Lâm Tú Quyên i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi chân thành cảm ơn ThS. Đinh Tiên Minh, người trực tiếp
hướng dẫn tôi thực hiện đề tài. Thầy đã giúp tôi định hướng nghiên cứu và dành cho tôi
những lời khuyên quý báu, lời góp ý và phê bình sâu sắc giúp tôi hoàn thành nghiên
cứu này.

Tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong khoảng thời gian học tại
trường.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến anh Phạm Năng Khoa – Giám đốc điều hành và
toàn thể nhân viên công ty TNHH ZIM đã hướng dẫn, chỉ dạy nhiệt tình và chia sẻ
những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong khoảng thời gian tôi thực tập tại công ty.
Cảm ơn những người bạn đã giúp đỡ tôi trong buổi nghiên cứu thảo luận nhóm
và nhiệt tình giúp tôi hoàn thành bảng khảo sát cho đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng là lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình của tôi, những người đã luôn bên
cạnh ủng hộ, động viên để tôi có thể hoàn thành đề tài này.


GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh

SVTH: Lâm Tú Quyên ii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP






















TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014
CÔNG TY NGƯỜI HƯỚNG DẪN

GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh

SVTH: Lâm Tú Quyên iii

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN






















GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN



GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh

SVTH: Lâm Tú Quyên iv

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu các yếu tố tác động đến hành vi mua sắm trực
tuyến của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng mô hình nghiên cứu, xây
dựng và kiểm định các thang đo cho yếu tố tác động đến vi mua sắm trực tuyến.
Trên cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, mô hình lý thuyết sẵn có trên thị
trường thế giới và nghiên cứu khám phá định tính tại thị trường Việt Nam, các thang
đo đã được điều chỉnh cho phù hợp với thị trường Việt Nam, cụ thể là TP.HCM. Một
nghiên cứu định lượng chính thức với mẫu 100 sinh viên đã được thực hiện để kiểm
định các thang đo và sự phù hợp của mô hình nghiên cứu.
Kết quả kiểm định các mô hình đo lường cho thấy các thang đo đều đạt được độ tin cậy
và phù hợp để đưa vào phân tích hồi qui. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy mô hình
phù hợp với thông tin thị trường và các giả thuyết đưa ra trong mô hình đề xuất đều
được chấp nhận. Cụ thể là có ba yếu tố tác động đến xu hướng hành vi mua sắm trực
tuyến là tính thuận tiện, quy chuẩn chủ quan và sự tin tưởng, trong đó sự tin tưởng tác
động mạnh nhất đến xu hướng hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên, tiếp đến là

tính thuận tiện và cuối cùng là quy chuẩn chủ quan.
Từ kết quả kiểm định mô hình, hai giải pháp được đề xuất cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ muốn gia nhập thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam.


GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh

SVTH: Lâm Tú Quyên v

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN iii
MỤC LỤC v
DANH SÁCH BẢNG BIỂU viii
DANH SÁCH HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 10
1.1 Tổng quan về Thƣơng mại điện tử (TMĐT) 10
1.1.1 Khái niệm Thương mại điện tử 10
1.1.2 Tổng quan thị trường thương mại điện tử Việt Nam 12
1.2 Lý thuyết hành vi ngƣời tiêu dùng 14
1.2.1 Khái niệm người tiêu dùng 14
1.2.2 Khái niệm hành vi người tiêu dùng 14
1.2.3 Quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng 15
1.2.4 Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng 18
1.2.4.1 Thuyết hành động hợp lý – TRA (Theory of Reasoned Action) 18
1.2.4.2 Thuyết hành vi dự định – TPB (Theory of Planned Behaviour) 19

1.3 Quy trình giao dịch qua Internet 19
TỔNG KẾT CHƢƠNG 1 21
CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH ZIM 22
2.1 Tổng quan công ty TNHH ZIM 22
2.1.1 Thông tin cơ bản 22
2.1.2 Triết lý kinh doanh 22
2.1.3 Các dịch vụ của công ty 22
GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh

SVTH: Lâm Tú Quyên vi

2.1.4 Cơ cấu tổ chức 23
2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy quản lý công ty 23
2.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban 24
2.2 Các dự án tiêu biểu của công ty 26
TỔNG KẾT CHƢƠNG 2 29
CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
3.1 Quy trình nghiên cứu 30
3.2 Mô hình nghiên cứu 31
3.2.1 Giới thiệu mô hình nghiên cứu 31
3.2.2 Điều chỉnh thang đo 33
3.2.3 Mẫu nghiên cứu 35
3.3 Kết quả nghiên cứu 35
3.3.1 Đánh giá sơ bộ của thang đo 35
3.3.1.1 Kết quả Cronbach alpha 35
3.3.1.2 Kết quả phân tích nhân tố EFA 37
3.3.2 Mô hình điều chỉnh và phân tích hồi quy 39
3.3.2.1 Mô hình điều chỉnh 39
3.3.2.2 Phân tích hồi quy 40
TỔNG KẾT CHƢƠNG 3 45

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM 46
4.1 Giải pháp 1: Xây dựng hệ thống bán hàng trực tuyến chuyên nghiệp 46
4.1.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 46
4.1.2 Nội dung giải pháp 46
4.1.3 Tính khả thi của giải pháp 47
4.2 Giải pháp 2: Đẩy mạnh Marketing trực tuyến 48
4.2.1 Cơ sở đề xuất 48
4.2.2 Nội dung giải pháp 49
4.2.3 Tính khả thi của giải pháp 50
GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh

SVTH: Lâm Tú Quyên vii

TỔNG KẾT CHƢƠNG 4 51
KẾT LUẬN 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
PHỤ LỤC 55
Phụ lục 1: Dàn bài thảo luận nhóm 55
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi định lƣợng 58
Phụ lục 3: Kết quả phân tích nhân tố lần 1 60
Phụ lục 4: Phân tích nhân tố với biến phụ thuộc 62










GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh

SVTH: Lâm Tú Quyên viii

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu 30
Bảng 3.2: Bảng thang đo gốc các nhân tố 32
Bảng 3.3: Bảng thang đo chính thức các nhân tố 34
Bảng 3.4: .Cronbach alpha của các khái niệm nghiêm cứu 36
Bảng 3.5: KMO and Bartlett's Test 38
Bảng 3.6: Kết quả EFA 38
Bảng 3.7: Bảng kiểm định hệ số tƣơng quan 41
Bảng 3.8: Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mô hình 42
Bảng 3.9: Bảng kiểm định ANOVA về độ phù hợp của mô hình 42
Bảng 3.10: Bảng kết quả hồi qui 43
Bảng 3.11: Kết quả kiểm định các giả thuyết 44


GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh

SVTH: Lâm Tú Quyên ix

DANH SÁCH HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Quá trình ra quyết định mua 15
Hình 1.2 Thuyết hành động hợp lý (TRA) 18
Hình 1.3 Thuyết hành vi dự định (TPB) 19
Hình 1.4: Quá trình giao dịch trực tuyến 20
Hình 2.1: Bộ máy quản lý công ty TNHH ZIM 24

Hình 2.2: Dự án WeChat 26
Hình 2.3: Dự án O’star 26
Hình 2.4: Dự án Lotteria 27
Hình 2.5: Dự án Electrolux 27
Hình 2.6: Dự án “Be U with Honda” 28
Hình 2.7: Dự án Mobiistar 28
Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu 30
Hình 3.2: Mô hình tích hợp mở rộng lý thuyết của hành vi dự định (TPB) với một
yếu tố bổ sung – sự tin tƣởng 31
Hình 3.3: Mô hình lý thuyết điều chỉnh 40











GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh

SVTH: Lâm Tú Quyên x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TMĐT

Thương mại điện tử
TRA

Theory of Reasoned Action
Thuyết hành động hợp lý
TPB
Theory of Planned Behaviour
Thuyết hành vi dự định
TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh
SN
Subjective Norm
Quy chuẩn chủ quan
ATT
Attitude toward On-line Shopping
Thái độ mua sắm trực tuyến
PBC
Perceived Behaviour Control
Cảm nhận sự tự chủ trong
hành vi
TR
Trust
Sự tin tưởng
BI
Behaviour Intention
Xu hướng hành vi
TTT

Tính thuận tiện











GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh

SVTH: Lâm Tú Quyên 11

GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh

SVTH: Lâm Tú Quyên 1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Internet, kết hợp với các công nghệ thông tin khác, đã tạo ra nhiều hướng đi thú
vị và sáng tạo để cung cấp giá trị khách hàng kể từ khi nó xuất hiện vào năm 1969
(Judy Strauss & Raymond Frostt, 2008). Ngày nay, với sự bùng nổ mạnh mẽ của
Intenet trên thế giới và tại Việt Nam đã kéo theo sự phát triển không ngừng của thương
mại điện tử (giao dịch và mua sắm trực tuyến).
Tại Việt Nam, Internet được đưa vào sử dụng vào năm 1997. Qua nhiều giai
đoạn phát triển thì hiện nay, Internet đã vượt báo giấy và radio để trở thành phương
tiện thông tin phổ biến tại Việt Nam theo cuộc khảo sát của Next Index vào năm 2011
(Wikipedia). Theo khảo sát mới nhất của WeAreSocial (10-2012) cho biết số lượng
người dùng Internet Việt Nam là 30,8 triệu. Tỉ lệ người dùng Internet trên tổng số dân
là 34% (cao hơn mức trung bình của thế giới là 33%).
Hình 1: Tình hình sử dụng Internet ở Việt Nam


GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh

SVTH: Lâm Tú Quyên 2

Nguồn: Wearesocial.net
Theo báo cáo cáo của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (2013)
về tổng quan thương mại điện tử Việt Nam năm 2013 cho thấy có khoảng 36% người
Việt Nam đang sử dụng Internet và hơn một nửa trong số này có mua sắm trực tuyến.
Hình 2: Tổng quan thƣơng mại điện tử tại Việt Nam (2013)

Nguồn:
Bên cạnh đó, trong báo cáo nghiên cứu của Cimigo (2012) về người dùng
Internet tại Việt Nam cho thấy 95% người dùng ở độ tuổi 15-24 có kết nối Internet và
giảm dần ở các độ tuổi khác (Hình 3).



GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh

SVTH: Lâm Tú Quyên 3


Hình 3: Độ tuổi của ngƣời sử dụng Internet tại Việt Nam
Nguồn: Cimigo NetCitizens Report 2012
Số người sử dụng Intenet ở Việt Nam phần lớn ở độ tuổi 15-24, có thể thấy độ
tuổi này đa phần là học sinh, sinh viên. Từ đó cho thấy nhóm khách hàng mục tiêu của
hình thức thương mại điện tử chính là nhóm đối tượng này, đặc biệt là sinh viên. Sinh
viên là đối tượng tương đối tự do về chi tiêu, có trình độ cao, thấu hiểu và nắm bắt
nhanh nhạy về công nghệ. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Các yếu tố tác động hành vi

mua sắm trực tuyến của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục tiêu của đề tài và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu của đề tài
Đề tài nghiên cứu với mục tiêu chính là xác định các yếu tố tác động đến hành vi
mua sắm trực tuyến của sinh viên.
GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh

SVTH: Lâm Tú Quyên 4


2.2 Câu hỏi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu với mục tiêu xác định các yếu tố tác động đến hành vi mua
sắm trực tuyến của sinh viên nên các câu hỏi nghiên cứu được đưa ra như sau:
1. Những yếu tố tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên là gì?
2. Những yếu tố này tác động như thế nào đến hành vi mua sắm trực tuyến của
sinh viên?
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hình thành được mô hình các yếu tố tác động đến hành vi mua sắm trực
tuyến của sinh viên, trước tiên dựa vào mô hình tích hợp mở rộng lý thuyết của hành vi
dự định (TPB) với một yếu tố bổ sung – sự tin tưởng, được nghiên cứu và xây dựng
bởi Shyh-Hwang Lee & Hoang Thi Bich Ngoc (2010). Mô hình này sẽ được điều chỉnh
thông qua phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (bao gồm phương pháp định tính và định
lương).
Theo đó, có bốn nhân tố tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên:
- Thái độ đối với mua sắm trực tuyến (ATT)
- Quy chuẩn chủ quan (SN)
- Cảm nhận sự tự chủ trong hành vi (PBC)
- Sự tin tưởng (TR)





GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh

SVTH: Lâm Tú Quyên 5


Hình 4. Mô hình tích hợp mở rộng lý thuyết của hành vi dự định (TPB)
với một yếu tố bổ sung – sự tin tƣởng.
Nguồn: Shyh-Hwang Lee & Hoang Thi Bich Ngoc (2010), "Investigating the on-line
shopping intentions of Vietnamese students: an extension of the theory of planned
behaviour", World Transactions on Engineering and Technology Education,
Vol.8, No.4.
Các giả thuyết được đưa ra:
H1: Thái độ mua sắm trực tuyến có mối tương quan dương với xu hướng hành vi mua
sắm trực tuyến.
H2: Quy chuẩn chủ quan có mối tương quan dương với xu hướng hành vi mua sắm
trực tuyến.
Thái độ mua sắm
trực tuyến (ATT)
Cảm nhận sự tự
chủ trong hành vi
(PBC)
Sự tin tưởng
(TR)
Quy chuẩn chủ
quan (SN)
Xu hướng hành vi
mua sắm trực
tuyến (BI)

H2
GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh

SVTH: Lâm Tú Quyên 6

H3: Cảm nhận sự tự chủ trong hành vi có mối tương quan dương với xu hướng hành vi
mua sắm trực tuyến.
H4: Sự tin tưởng có mối tương quan dương với hành vi mua sắm trực tuyến.
H5: Sự tin tưởng có mối tương quan dương với thái độ mua sắm trực tuyến.
Ngoài ra, mô hình nói trên còn có bảng thang đo với 17 biến quan sát (Bảng 1), cụ thể
như sau:
Bảng 1.Các yếu tố tác độngvà biến quan sát hành vi mua sắm trực tuyến của
sinh viên
YẾU TỐ
TÁC ĐỘNG

BIẾN QUAN SÁT
Thái độ mua sắm
trực tuyến
ATT1: Tôi nghĩ mua sắm trực tuyến là tốt cho tôi.
ATT2: Tôi nghĩ mua sắm trực tuyến thích hợp cho tôi.
ATT3: Tôi nghĩ mua sắm trực tuyến có lợi cho tôi.
ATT4: Tôi có những quan điểm tích cực về việc mua sắm trực
tuyến
Quy chuẩn
chủ quan
SN1: Gia đình nghĩ tôi nên mua sắm trực tuyến.
SN2: Bạn trai/gái nghĩ tôi nên mua sắm trực tuyến.
SN3: Những người bạn nghĩ tôi nên mua sắm trực tuyến.
SN4: Đồng nghiệp nghĩ tôi nên mua sắm trực tuyến.

SN5: Những người thân nghĩ tôi nên mua sắm trực tuyến.
Cảm nhận sự tự
PBC1: Mức độ bạn bị điều khiển mà bạn cảm nhận khi sử dụng
GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh

SVTH: Lâm Tú Quyên 7

chủ trong hành vi
mua sắm trực tuyến quá nhiều.
PBC2: Mức độ bạn cảm nhận nếu bạn mua sắm trực tuyến ngoài
tầm kiểm soát của bạn.
PC3: Không bị ảnh hưởng gì ngay cả khi có mua sắm trực tuyến
hay không.
Sự tin tƣởng
TR1: Tôi nghĩ website này hoạt động có uy tín.
TR2: Website này hoạt động trung thực và rõ ràng.
Xu hƣớng mua
sắm trực tuyến
BI1: Tôi sẽ mua sắm trực tuyến nhưng không biết khi nào.
BI2: Tôi dự định mua sắm trực tuyến khi có nhu cầu trong tương
lai.
BI3: Tôi chắn chắn mua sắm trực tuyến trong tương lai.
Nguồn: Shyh-Hwang Lee & Hoang Thi Bich Ngoc (2010), "Investigating the on-line
shopping intentions of Vietnamese students: an extension of the theory of planned
behaviour", World Transactions on Engineering and Technology Education,
Vol.8, No.4.
Nghiên cứu được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu khám phá
Từ mô hình sẵn có nói trên, thông qua nghiên cứu khám phá bằng phương pháp
nghiên cứu định tính, một mô hình yếu tố tác động hành vi mua sắm trực tuyến tại

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được đề nghị. Cụ thể, nghiên cứu định tính được tiến hành
thông qua kỹ thuật nghiên cứu tình huống và phỏng vấn nhóm.
- Nghiên cứu tình huống: Tình huống được nghiên cứu là các đề tài đã được nghiên
GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh

SVTH: Lâm Tú Quyên 8

cứu trước đây tại Việt Nam và trên thế giới về hành vi mua sắm trực tuyến.
- Phỏng vấn nhóm: Phỏng vấn nhóm nhỏ 10 người, là sinh viên có truy cập internet và
mua sắm trực tuyến, được lựa chọn theo phương pháp thuân tiện.
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sâu hơn quan điểm của người tiêu dùng và phân
tích các đề tài nghiên cứu trước đây, từ đó khám phá, điều chỉnh và bổ sung thang đo
thành phần sao cho phụ hợp với đề tài.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng.
Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng
câu hỏi chi tiết. Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản với
kích thước n=100, thuộc khu vực TP.HCM.
Nghiên cứu này nhằm kiểm định lại thang đo và mô hình lý thuyết.
- Đánh giá sơ bộ thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha và phương pháp
phân tích yếu tố khám phá EFA với dữ liệu thu thập từ nghiên cứu chính thức.
- Đánh giá mức độ liên quan giữa các yếu tố thành phần thông qua phương pháp hồi
quy.
- Công cụ thực hiện là phần mềm SPSS phối hợp với AMOS.
4. Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu:
Chuyên đề tập trung nghiên cứu về các yếu tố tác động hành vi mua sắm trực
tuyến của sinh viên nên đối tượng chính là hành vi mua sắm trực tuyến.
Nghiên cứu này được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Hạn chế của đề tài:

Đề tài nghiên cứu này có những hạn chế sau:
GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh

SVTH: Lâm Tú Quyên 9

Thứ nhất, phạm vi khảo sát giới hạn ở TP.HCM và kích mẫu giới hạn 100 mẫu
nên không đủ đại diện cho đối tượng nghiên cứu. Do đó, tính chính xác về đề tài
nghiên cứu sẽ không cao.
Thứ hai, nghiên cứu này chỉ thực hiện ở đối tượng là sinh viên nên không thể áp
dụng đối với các đối tượng khác.
6. Kết cấu của đề tài:
Đề tài được chia thành 4 chương với những nội dung sơ bộ sau:
Chƣơng 1: Những lý luận chung về mua sắm trực tuyến, hành vi người tiêu
dùng trực tuyến. Chương này làm rõ khái niệm mua sắm trực tuyến, tổng quan thị
trường thương mại điện tử tại Việt Nam. Chương này còn đi sâu tìm hiểu hành vi
khách hàng trong môi trường kinh doanh trực tuyến và bên trong một quy trình giao
dịch Internet.
Chƣơng 2: Giới thiệu công ty TNHH ZIM. Chương này giới thiệu sơ lược về
công ty TNHH ZIM, triết lý kinh doanh, lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ
chức. Ngoài ra, chương này còn giới thiệu các dự án tiêu biểu mà công ty đã thực hiện.
Chƣơng 3: Trình bày nội dung nghiên cứu. Chương này trình bày sơ lược về
mẫu nghiên cứu, giới thiệu mô hình hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên; từ đó
trình bày các kết quả nghiên cứu để đi đến kết luận các yếu tố tác động đến hành vi
mua sắm trực tuyến của sinh viên tại TP.HCM.
Chƣơng 4: : Đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam. Chương này đề ra các giải
pháp cho các doanh nghiệp đang sử dụng thương mại điện tử tại Việt Nam muốn
hướng đến đối tượng sinh viên, cụ thể tại TP.HCM.
GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh

SVTH: Lâm Tú Quyên 10


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan về Thƣơng mại điện tử (TMĐT)
1.1.1 Khái niệm Thƣơng mại điện tử
Thương mại điện tử (e-commerce) được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau,
như “thương mại trực tuyến” (online trade), “thương mại điều khiển học” (cybertrade),
“thương mại không có giấy tờ” (paperless commerce)
1
.
- Khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp:
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông
qua các phương tiện điện tử, nhất là Internet và các mạng viễn thông khác
2
.
Cách hiểu này tương tự với một số quan điểm sau:
o TMĐT là các giao dịch thương mại về hàng hóa và dịch vụ được thực hiện
thông qua các phương tiện điện tử (Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương,
1997)
o TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc chuyển giao
thông qua các mạng viễn thông (EITO, 1997)
o TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một mạng máy
tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử
dụng hàng hóa và dịch vụ (Cục thống kê Hoa Kỳ, 2000)
- Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng:
Theo nghĩa rộng, thương mại điện tử là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh
doanh liên quan đến các tổ chức hay cá nhân. Thương mại điện tử là việc tiến hành
hoạt động thương mại sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông
tin số hóa
3
.



1
Công ty Truyền thông số iGO, Lịch sử hình thành Thương mại Điện tử, tại http://igo-
thuongmaidientu.blogspot.com/2007/08/lch-s-hnh-thnh-thng-mi-in-t.html, truy cập ngày 04/07/2014
2
Tài liệu đã dẫn
3
Tài liệu đã dẫn
GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh

SVTH: Lâm Tú Quyên 11

Một số tổ chức quốc tế đã đưa ra khái niệm về TMĐT, điển hình như sau:
o Theo Tổ chức Thương mại Thế gới (WTO): Thương mại điện tử bao gồm việc
sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh
toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, các sản
phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet.
o Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): Thương mại điện tử là
việc làm kinh doanh thông qua mạng Internet, bán những hàng hóa và dịch vụ
có thể được phân phối không thông qua mạng hoặc những hàng hóa có thể mã
hóa bằng kỹ thuật số và được phân phối thông qua mạng hoặc không thông qua
mạng.
o Theo Ủy ban châu Âu (EC): Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự
mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá
nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay
các mạng máy tính trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến). Thuật ngữ bao gồm
việc đặt hàng và dịch thông tin qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá
trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc
bằng phương pháp thủ công.

o Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái
Bình Dương (APEC): Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương
mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ
yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet.
Ngoài ra, thương mại điện tử cũng được hiểu là hoạt động kinh doanh điện tử,
bao gồm: mua bán điện tử hàng hóa, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với các nội
dung số hóa được; chuyển tiền điện tử - EFT (Electronic Fund Transfer); mua bán cổ
phiếu điện tử - EST (Electronic Share Trading); vận đơn điện tử E B/L (Electronic Bill
of Lading); đấu giá thương mại – Commerce aution; hợp tác thiết kế và sản xuất; tìm
GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh

SVTH: Lâm Tú Quyên 12

kiếm các nguồn lực trực tuyến, mua sắm trực tuyến – Online procurement; marketing
trực tiếp, dịch vụ khác hàng sau khi bán,…
Tóm lại, thương mại điện tử chỉ xảy ra trong môi trường kinh doanh mạng
internet và các phương tiện điện tử giữa các nhóm (cá nhân) với nhau thông qua các
công cụ, kỹ thuật và công nghệ điện tử.
1.1.2 Tổng quan thị trƣờng thƣơng mại điện tử Việt Nam
Trong thời gian qua, các cơ quan nhà nước đã tích cực xây dựng, hoàn chỉnh và
bổ sung các quy định pháp luật liên quan tới thương mại điên tử. Nhà nước đã ban
hành rất nhiều luật chi tiết cùng nghị định và thông tư hướng dẫn.
- Tháng 12/2005 Việt Nam đã ban hành Luật Giao dịch Điện tử (có hiệu lực từ
01/3/2006)
- Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về Thương mại Điện tử.
- Nghị định số 26/2007/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành Luật Giao dịch Điện tử về
Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
- Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
- Thông tư số 09/2008/TT-BCT hướng dẫn nghị định thương mại điện tử về cung

cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử.
- Ngày 16 tháng 5 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP
về thương mại điện tử thay thế cho Nghị định năm 2006. Nghị định mới đã quy
định những hành vi bị cấm trong thương mại điện tử, quy định chặt chẽ trách
nhiệm của các thương nhân cung cấp các dịch vụ bán hàng trực tuyến, trách nhiệm
của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Một trong những mục tiêu
quan trọng của Nghị định mới là tạo môi trường thuận lợi hơn cho thương mại điện
tử, nâng cao lòng tin của người tiêu dùng khi tham gia mua sắm trực tuyến.
GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh

SVTH: Lâm Tú Quyên 13

Theo báo cáo của Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin (2013) về
tổng quan thị trường thương mại điện tử năm 2013 cho thấy số lượng người sử dụng
internet ở Việt Nam chiếm 36% dân số và trong đó có 57% thực hiện các giao dịch trực
tuyến. Trong đó, giá trị giao dịch mua hàng trực tuyến của một người Việt Nam trung
bình là 120 USD và loại hàng hóa phổ biến nhất là quần áo, giày dép và mỹ phẩm. Tỉ
lệ khách hàng không hài lòng với việc mua sắm trực tuyến chỉ chiếm 4%, đây là một
dấu hiệu tích cực cho ngành thương mại điện tử ở Việt Nam
4
.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc khối TMĐT của VC Corp
5
cho biết nửa cuối
năm 2013, nhiều nhà đầu tư nước ngoài từ Quỹ Đầu tư Mạo hiểm như Ventures Capital
đến các công ty TMĐT lớn trên thế giới vào Việt Nam
6
.
Theo ông Nguyễn Đắc Việt Dũng, Chủ tịch Sàn TMĐT Sendo.vn, thương mại

điện tử trong nước vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. "Hai tháng đầu năm nay, chúng
tôi đều có mức tăng trưởng hơn 50% mỗi tháng và thời gian lưu lại trên site của người
dùng hơn 9 phút, thậm chí vượt Taobao 20%. Hiện nay chúng tôi vận chuyển hàng hóa
tới khách hàng trong 63 tỉnh thành, cho thấy người tiêu dùng đã và đang dần hình
thành thói quen mua sắm online, phù hợp với xu thế chung của thế giới", ông Dũng
chia sẻ
7
.
Theo kết quả nghiên cứu chuyên sâu về thị trường thương mại điện tử Việt Nam
của PwC (2013) cho thấy giá trị thị trường thương mại điện tử Việt Nam (theo tổng giá
trị hàng hóa) đạt khoảng 300 triệu USD trong năm 2011 và dự kiến sẽ tăng trưởng
trung bình 75% một năm trong trong giai đoạn 2011 – 2015 và có thể đạt mức 2,8 tỷ


4
Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin, tại
truy cập ngày 07-04-2014
5
Công ty Cổ phần Truyền thông Việt Nam, được thành lập vào ngày 23 tháng 03 năm 2011, hoạt động trong lĩnh
vực truyền thông – internet
6
Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, tại />443759.html, truy cập ngày 07-04-2014.
7
Tin nhanh Việt Nam, tại />rong-cua-cho-doanh-nghiep-moi-2961856.html, truy cập ngày 07-04-2014

×