Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn sử dụng bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm power point thpt tôn đức thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.75 KB, 21 trang )

Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point
Sở GD-ĐT Ninh Thuận CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đề tài: SỬ DỤNG BẢNG KIẾN THỨC
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ TRÊN PHẦN MỀM POWER POINT
Họ và tên: Trịnh Duy Hùng
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lí luận:
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là vấn đề đã được Đảng, Nhà nước xác định
trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-
1996), được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 14 (4-1999).
Điều 28.2 của Luật giáo dục đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy
được tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh”.
Như vậy, đổi mới PPDH là việc dạy học phải “lấy học sinh làm trung tâm” nhằm
mục tiêu: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ
năng cơ bản, phát triển các năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân;
chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
2. Tình hình thực tế:
Một trong những biện pháp đổi mới PPDH là ứng dụng Công nghệ thông tin, đặc biệt
là sử dụng phần mền Power Point trong việc soạn - giảng. Đây cũng là biện pháp đang được
đông đảo giáo viên áp dụng trong dạy học ở các môn học ở trường phổ thông nói chung và
môn Lịch sử nói riêng. Việc sử dụng phần mền Power Point trong soạn - giảng môn Lịch sử
Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng
1


Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point
và nhiều môn học khác đã mang lại những lợi thế không nhỏ cho giáo viên trong việc: khai
thác kiến thức, tranh ảnh, phim tư liệu, lược đồ, bản đồ,…
Trong thực tế, nhiều giáo viên dạy môn Lịch sử đã tích cực soạn – giảng giáo án
Power Point nhưng một vấn đề đặt ra là: trong bối cảnh chương trình Sách giáo khoa mới
nội dung tương đối “nặng” đối với cả giáo viên và học sinh, nhiều giáo viên tham kiến thức,
đưa quá nhiều nội dung, nhiều sự kiện, nhiều thông tin vào giáo án bài giảng, khi đó vô hình
chung, các em học sinh không thể xác định được kiến thức cơ bản và nắm kiến thức một
cách tràn lan không có hệ thống. Như vậy, việc dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ
không còn tác dụng bởi lẽ học sinh chỉ chăm chú nhìn lên màn hình và lo chép bài.
Thực tế, trong năm học 2008 – 2009 và năm học 2009 – 2010, bản thân tôi nhận thấy một
trong những biện pháp rất phù hợp với đặc trưng giảng dạy bộ môn Lịch sử khi soạn giảng
trên Power Point, đồng thời có thể giúp giáo viên tránh việc liệt kê quá nhiều sự kiện, nội
dung kiến thức; tạo điều kiện cho các em học sinh được hoạt động nhiều hơn, tích cực hơn,
năng động hơn, dễ nhớ và nắm bài hơn mà bản thân giáo viên lại không mất nhiều công sức,
thời gian như soạn - giảng một tiết học truyền thống trong dạy học môn Lịch sử đó là: sử
dụng Bảng kiến thức (BKT). Việc sử dụng BKT trong giảng dạy Lịch sử cũng có thể sử
dụng một cách hiệu quả trong các tiết dạy truyền thống. Trong nhiều bài học được soạn
giảng trên Power Point của mình, tôi đã cố gắng lập và sử dụng BKT và cho kết quả tương
đối thành công. Do vậy, tôi chọn đề tài: “Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học Lịch sử
trên phần mềm Power Point” làm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm của mình.
3. Phạm vi các yêu cầu
Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi chỉ đề cập tới các cách, các ví dụ cụ thể về việc
sử dụng BKT trong dạy học môn Lịch sử trên phần mềm Power Point nhằm trao đổi kinh
nghiệm với các đồng nghiệp để nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc ứng dụng Công nghệ
thông tin vào môn học Lịch sử
BKT có thể sử dụng theo mục đích dạy học của giáo viên: để kiểm tra bài cũ, để
giảng dạy bài mới và để củng cố và ra bài tập về nhà; bản thân BKT lại được sử dụng dưới
nhiều hình thức khác nhau, như: bảng niên biểu, bảng thống kê kiến thức, bảng thống kê số
liệu, bảng hệ thống, bảng so sánh kiến thức, phiếu học tập,…

Việc sử dụng BKT trong dạy – học Lịch sử, chúng ta có thể áp dụng ở hầu hết các bài học,
từ các bài học bình thường đến các bài ôn tập, tổng kết và làm bài tập lịch sử.
Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng
2
Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point
II/ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Các bước xây dựng BKT:
Để sử dụng BKT có hiệu quả trong dạy học Lịch sử nói riêng và dạy học nói chung,
giáo viên phải xây dựng được BKT theo mục đích và hình thức sử dụng. Việc xây dựng
bảng gồm các bước sau:
* Bước 1: Trước tiên, giáo viên phải chọn những kiến thức cơ bản, ngắn gọn nhưng phải
đảm bảo tính chính xác và phù hợp với mục đích và hình thức sử dụng bảng (Dựa vào SGK,
SGV và đặc biệt là Chuẩn kiến thức)
* Bước 2: Giáo viên kẻ BKT phù hợp với mục đích và hình thức sử dụng bảng (Vào
Table/Insert/Table/ kẻ số cột và dòng tương ứng)
* Bước 3: Giáo viên đưa nội dung kiến thức vào bảng và điều chỉnh cho phù hợp với mục
đích và hình thức sử dụng bảng (Đánh nội dung kiến thức cần đưa vào bảng).
* Bước 4: Giáo viên trang trí, tạo hiệu ứng hoàn chỉnh cho bảng (Vào Fill Color (Font
Color) để tạo màu, nền cho bảng; vào Slide Show/Custom Animation/Add Effect/ chọn hiệu
ứng tùy ý để tạo hiệu ứng cho bảng).
2. Các cách sử dụng BKT
2.1. Sử dụng BKT trong phần kiểm tra bài cũ
- Giáo viên có thể sử dụng BKT ngay từ phần kiểm tra bài cũ để thay đổi không khí
cho những lần kiểm tra bài cũ chỉ đơn thuần là vấn đáp. Như vậy, nếu giáo viên sử dụng
BKT trong phần kiểm tra bài cũ cũng là một trong những biểu hiện của đổi mới phương
pháp dạy học, góp phần làm cho bài học thêm sinh động hơn. Có thể thực hiện bằng cách:
cho học sinh điền thời gian vào cột sự kiện tương ứng; xác định và nối cột thời gian với cột
sự kiện tương ứng; cho bảng niên biểu, BKT yêu cầu học sinh xác định xem dữ liệu giữa hai
cột đúng hay sai,…
- Ưu điểm: + Làm cho bài giảng thêm phong phú, đa dạng hơn, sinh động hơn.

+ Rút ngắn thời gian, tránh trường hợp HS không thuộc bài, kéo dài thời
gian trả lời làm mất thời gian của tiết học
- Ví dụ 1: Khi dạy bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau ngày 2-9-1945
đến trước ngày 19-12-1946 (LS12 – Chuẩn), giáo viên có thể kiểm tra bài cũ học sinh bằng
Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng
3
Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point
cách: yêu cầu ghi thời gian tương ứng với sự kiện trong cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính
quyền trong cả nước ở CM tháng Tám theo bảng dưới đây:
Thời gian Sự kiện
Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào thông qua kế hoạch
lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa,…
Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của
Đảng,…
Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”.
Đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến
về thị xã Thái Nguyên.
Nhân dân Bắc Giang, Hà tĩnh, Hải Dương, Quảng Nam giành chính
quyền.
Giải phóng Huế
Giải phóng Sài Gòn
Địa phương cuối cùng là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên được giải
phóng
Giải phóng thủ đô Hà Nội
Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên phản hồi bằng bảng sau:
Thời gian Sự kiện
14-15/8/1945
Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào thông qua kế hoạch
lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa,…

16-17/8/1945
Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của
Đảng,…
13/8/1945 Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”.
16/8/1945
Đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến
về thị xã Thái Nguyên.
18/8/1945
Nhân dân Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hải Dương, Quảng Nam giành chính
quyền.
23/8/1945 Giải phóng Huế
25/8/1945 Giải phóng Sài Gòn
28/8/1945
Địa phương cuối cùng là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên được giải
phóng
19/8/1945 Giải phóng thủ đô Hà Nội
30/8/1945 Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ
- Ví dụ 2: Khi dạy bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau ngày 2-9-1945
đến trước ngày 19-12-1946 (LS12 - Chuẩn), giáo viên có thể kiểm tra bài cũ học sinh bằng
cách: yêu cầu nối cột thời gian tương ứng với sự kiện trong cuộc Tổng khởi nghĩa giành
chính quyền trong cả nước ở CM tháng Tám theo bảng dưới đây:
Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng
4
Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point
Thời gian Sự kiện
a. 13/8/1945
1. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào thông
qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa,…
b. 14-15/
8/1945

2. Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương tổng
khởi nghĩa của Đảng,…
c. 16-17/
8/1945
3. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”.
d. 30/8/1945
4. Đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ
Tân Trào tiến về thị xã Thái Nguyên.
e. 28/8/1945
5. Nhân dân Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hải Dương, Quảng Nam
giành chính quyền.
f. 16/8/1945 6. Giải phóng Huế
g. 18/8/1945 7. Giải phóng Sài Gòn
h. 19/8/1945
8. Địa phương cuối cùng là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên
được giải phóng
i. 23/8/1945 9. Giải phóng thủ đô Hà Nội
k. 25/8/1945 10. Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên phản hồi bằng bảng sau:
Thời gian Sự kiện
a.13/8/1945
1. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào thông
qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa,…
b. 14-15/
8/1945
2. Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương tổng
khởi nghĩa của Đảng,…
c. 16-17/
8/1945
3. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”.

d. 30/8/1945
4. Đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ
Tân Trào tiến về thị xã Thái Nguyên.
e. 28/8/1945
5. Nhân dân Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hải Dương, Quảng Nam
giành chính quyền.
f. 16/8/1945 6. Giải phóng Huế
g. 18/8/1945 7. Giải phóng Sài Gòn
h. 19/8/1945
8. Địa phương cuối cùng là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên
được giải phóng
i. 23/8/1945 9. Giải phóng thủ đô Hà Nội
k.25/8/1945 10. Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ
2.2. Sử dụng BKT trong phần giảng bài mới
a/ Sử dụng BKT nhằm rèn luyện kĩ năng tự học
Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng
5
Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point
- Đối với những bài học có dung lượng kiến thức quá nhiều trong khuôn khổ thời
lượng nhất định, để không mất nhiều thời gian trong việc ghi chép và diễn giải kiến thức
một cách tràn lan, giáo viên có thể trình bày những nét chính về sự việc, hiện tượng sau đó
hướng dẫn các em học sinh về nhà tự hoàn thiện BKT
- Ưu điểm: + Rút ngắn được thời gian những phần kiến thức không trọng tâm và
giành cho những phần trọng tâm.
+ Rèn luyện cho học sinh kĩ năng và ý thức tự học.
- Ví dụ 1: Khi dạy về bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ (LS12 – Chuẩn), do
nội dung của bài dài và để tránh việc giáo viên phải làm việc nhiều thì trong quá trình dạy
bài này, giáo viên có thể nhấn mạnh những sự kiện chính, rồi yêu cầu học sinh hoàn thành
bảng niên biểu về diễn biến cách mạng Lào và Campuchia:
STT Giai đoạn (niên đại) Nội dung lịch sử

…… ………… ………………….
…… ………… ………………….
- Ví dụ 2: Khi dạy bài10: Cách mạng khoa học công nghệ và xu hướng toàn cầu
hóa nửa sau thế kỉ XX, mục I - Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, giáo viên có thể
giới thiệu một số thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng rồi yêu cầu các em về nhà tự thống
kê các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ theo bảng mẫu sau:
Lĩnh vực Ngành Thành tựu
Khoa học cơ bản Toán, lí, hóa, sinh
Công nghệ
Công cụ sản xuất mới
Nguồn năng lượng mới
Vật liệu mới
Công nghệ sinh học
TTLL và GTVT
Chinh phục vũ trụ
CNTT
b/ Sử dụng BKT dưới dạng bảng phụ
- Đối với những bài có nội dung diễn biến của cuộc đấu tranh, cuộc chiến tranh,
những thành tựu đạt được,… giáo viên xây dựng sẵn BKT hoàn chỉnh về nội dung (ngắn
gọn, cơ bản). Trong quá trình dạy, giáo viên chỉ đi sâu khai thác, nhấn mạnh một số nội
dung, sự kiện chính và kết hợp trình chiếu bảng cho học sinh nắm.
- Ưu điểm: + Giáo viên có thể giành thời gian để đi sâu khai thác hoặc nhấn mạnh
được những nội dung kiến thức, sự kiện chính, tiêu biểu nhất.
Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng
6
Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point
+ Trình bày bài giảng ngắn gọn, súc tích giúp học sinh dễ nhớ, dễ nắm
bắt kiến thức.
- Ví dụ 1: Khi dạy về bài: Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945)- LS11 –
Chuẩn), giáo viên chuẩn bị sẵn bảng niên biểu như sau:

Mặt trận Thời gian Diễn biến chính
Mặt trận
Xô – Đức
22/6/1941 Phát xít Đức tấn công Liên Xô
12/1941
Hồng quân phản công và buộc Đức phải chuyển mũi nhọn tấn
công xuống phía Nam
Mặt trận
Bắc Phi
10/1942
Liên quân Anh – Mĩ giành thắng lợi ở En A-la-men (Ai Cập)
Mặt trận
CA-TBD
9/1940 Phát xít Nhật tấn công Đông Dương
7/12/1941
Phát xít Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu cảng chiến tranh
lan rộng toàn thế giới
Khi dạy đến mục III - Chiến tranh lan rộng khắp thế giới, giáo viên treo lược đồ
chiến tranh thế giới thứ hai lên bảng kết hợp trình chiếu Bảng kiến thức lên màn hình và
trình bày diễn biến của giai đoạn này.
- Ví dụ 2: Khi dạy bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925
đến 1930, mục II: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, về nội dung: Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng(LS12 – Chuẩn), sau khi thầy trò phân tích nội dung để thấy được tính đúng
đắn, sáng tạo của Cương lĩnh, giáo viên có thể trình chiếu BKT như dưới đây và yêu cầu
học sinh nắm những vấn đề chiến lược của cương lĩnh đồng thời tạo cơ sở để so sánh với
nội dung của Luận cương chính trị tháng 10-1930 do Trần Phú soạn thảo sẽ học ở bài sau.
Vấn đề Nội dung Ý nghĩa
Tính chất
Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: CM tư sản
dân quyền và CM thổ địa sau đó đi lên xã hội cộng sản

Là cương lĩnh
giải phóng dân
tộc sáng tạo và
đúng đắn, kết
hợp đúng đắn
vấn đề dân tộc và
giai cấp, thấy
được khả năng
cách mạng của
các tầng lớp, giai
cấp
Nhiệm vụ Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản động
Lực lương
CM
Công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức. Lợi dụng hoặc
trung lập đối với trung nông, trung tiểu địa chủ và tư sản
Lãnh đạo
Đảng cộng sản Việt Nam đội tiên phong của giai cấp
công nhân.
Quan hệ
QT
Trở thành một bộ phận và có quan hệ khăng khít với
CMTG
Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng
7
Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point
c/ Sử dụng BKT dưới dạng phiếu học tập:
- Nhiều bài dạy, giáo viên có thể đưa ra 1, 2 hoặc nhiều BKT trống và đặt câu hỏi
yêu cầu học sinh dựa vào sách giáo khoa, thảo luận, hoàn thành các đơn vị kiến thức theo tại
lớp theo hướng dẫn của giáo viên

- Ưu điểm: + Học sinh được làm việc nhóm và phát huy khả năng tư duy sáng tạo để
tìm ra đáp án chung.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời được những kiến thức chuẩn,
ngắn gọn, súc tích nhất dựa trên những gợi ý của giáo viên.
- Ví dụ 1: Khi dạy bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy, mục 3 - Sự ra đời của
thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước (LS10 – Chuẩn), giáo viên chia lớp thành 6 nhóm
và yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng sau:
Di tích văn hóa Địa bàn cư trú Công cụ lao động Hoạt động kinh tế
Phùng Nguyên
Sa Huỳnh
Đồng Nai
+ Nhóm 1, 4: Trình bày hiểu biết về văn hóa Phùng Nguyên
+ Nhóm 2, 5: Trình bày hiểu biết về văn hóa Sa Huỳnh
+ Nhóm 3, 6: Trình bày hiểu biết về văn hóa Đồng Nai
Sau khi đại diện các nhóm trình bày, giáo viên phản hồi bằng BKT hoàn thiện như
dưới đây:
Di tích văn
hóa
Địa bàn
cư trú
Công cụ lao động Hoạt động kinh tế
Phùng
Nguyên
Bắc Bộ,
Bắc
Trung Bộ
- Đồ đá
- Đồ tre, gỗ,xương
- Sơ kì đồng thau
- N/N trồng lúa nước

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm
- Làm gốm bằng bàn xoay
- Dệt vải.
Sa Huỳnh
Nam
Trung Bộ
- Đồ đá
- Đồng thau
- Sơ kì đồ sắt
- N/ N trồng lúa và các cây khác
- Dệt vải, làm gốm
- Đồ trang sức bằng đá quý, vỏ ốc, vàng,
thủy tinh
- Trao đổi với vùng phụ cận
Đồng Nai
Đông
Nam Bộ
- Đồ đá
- Đồng thau
- Đồ sắt
- N/N trồng lúa và cây LT khác
- Khai thác sản vật rừng
- Làm gốm; đồ trang sức bằng đá, vàng,
Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng
8
Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point
- Ví dụ 2: Khi dạy bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết
thúc (1953-1954), mục II: Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 (LS12-
Chuẩn), giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận và hoàn thành bảng
kiến thức để thấy được quá trình phân tán lực lượng của Pháp và bước đầu phá sản của kế

hoạch Na – va:
Chiến dịch Thời gian Kết quả
Hoạt động đối phó
của Pháp
Ý nghĩa
Lai Châu
Trung Lào
Thượng Lào
Tây Nguyên
+ Nhóm 1: Chiến dịch Lai Châu?
+ Nhóm 2: Chiến dịch Trung Lào?
+ Nhóm 3: Chiến dịch Thượng Lào?
+ Nhóm 4: Chiến dịch Tây Nguyên?
+ Phần chung: Ý nghĩa của những thắng lợi ở các chiến dịch trên?
Sau khi đại diện các nhóm trình bày phần trả lời, giáo viên có thể kết hợp sử dụng
Lược đồ để trình bày nét chính về cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và kết
hợp trình chiếu BKT hoàn chỉnh cho học sinh:
Chiến
dịch
Thời
gian
Kết quả
Hoạt động đối phó của
Pháp
Ý nghĩa
Lai
Châu
10/12/
1953
Loại 24 đại đội địch,

giải phóng Lai Châu
Pháp điều 6 tiểu đoàn
lên Điện Biên Phủ nơi
tập trung quân lớn thứ
hai
Buộc Pháp
phân tán lực
lượng đối
phó với ta,
làm cho kế
hoạch Na -
va bước đầu
phá sản
Trung
Lào
12/1953 Tiêu diệt nhiều sinh lực
địch, giải phóng Thà
Khẹt, uy hiếp
Xavanakhet và Sê nô
Pháp tăng cường lực
lượng cho Sê nô nơi
tập trung quân lớn thứ
ba
Thượng
Lào
1/1954 Giải phóng lưu vực sông
Nậm Hu và tỉnh
Phongxalì
Pháp tăng cường cho
Luông Pha Băng và

Mường Sài nơi tập
trung quân lớn thứ tư
Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng
9
Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point
Tây
Nguyên
2/1954 Giải phóng toàn tỉnh
Kon Tum, uy hiếp
Plâycu
Pháp tăng cường lực
lượng cho Plâycu nơi
tập trung quân lớn thứ 5
d/ Sử dụng BKT dưới dạng bảng so sánh
- Khi muốn so sánh giữa đơn vị kiến thức này với đơn vị kiến thức khác ở trong cùng
một bài học hoặc giữa hai bài học khác nhau, giáo viên cũng có thể sử dụng BKT nhằm làm
sáng rõ hơn một sự việc, hiện tượng lịch sử.
- Ưu điểm: + Giúp học sinh dễ dàng thấy được điểm giống và khác biệt cơ bản nhất
giữa các đơn vị kiến thức khác nhau dựa trên gợi ý sẵn của giáo viên.
+ Giáo viên cũng có thể lợi dụng những hiệu ứng nhấn mạnh để nhấn
mạnh sự khác biệt.
+ Giúp học sinh có thể hoạt động theo nhóm và phát huy tính tư duy,
sáng tạo.
- Ví dụ 1: Khi dạy bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, mục: Nhóm năm nước
thành lập Asean (LS12 – Chuẩn), giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và yều cầu dựa vào nội
dung sách giáo khoa, thảo luận và hoàn thành BKT trống:
Vấn đề Hướng nội Hướng ngoại
Thời gian
Mục tiêu
Nội dung

Thành tựu
Hạn chế
+ Nhóm 1, 3: Tìm hiểu về chiến lược Hướng nội?
+ Nhóm 2, 4: Tìm hiểu về chiến lược Hướng ngoại?
Sau khi đại diện các nhóm trình bày, giáo viên phản hồi bằng BKT hoàn thiện như
dưới đây để học sinh thấy được điểm khác biệt cơ bản giữa hai chiến lược:
Vấn đề Hướng nội Hướng ngoại
Thời gian Những năm 50-60 của TK XX Những năm 60-70 của TK XX
Mục tiêu
Nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc
hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ
Mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn và
kĩ thuật nước ngoài
Nội dung
SX công nghiệp tiêu dùng nội địa
thay thế nhập khẩu
SX hàng hóa xuất khẩu, phát triển
ngoại thương
Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng
10
Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point
Thành tựu
Đáp ứng nhu cầu cơ bản, giải quyết
thất nghiệp,…
Bộ mặt KT-XH thay đổi, kim
ngạch XK tăng, tăng trưởng cao,…
Hạn chế
Thiếu vốn, công nghệ, chi phí cao, Phụ thuộc vào vốn và thị trường
nước ngoài quá lớn,…
- Ví dụ 2: Khi dạy bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935, mục: Hội nghị Ban

chấp hành trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam , để học sinh dễ nắm được nội
dung của Luận cương chính trị tháng 10 -1930 do Trần Phú soạn thảo, đồng thời so sánh
được với Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đã được học ở bài trước) để thấy được tính đúng
đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên và hạn chế của Luận cương chính trị thì giáo viên
phải chuẩn bị trước BKT như sau:
Vấn đề Cương lĩnh chính trị đầu tiên Luận cương chính trị tháng 10
Tính chất
Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai
đoạn: CM tư sản dân quyền và CM
thổ địa sau đó đi lên xã hội cộng sản
Nhiệm vụ
Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và
tư sản phản động,…
Lực lương
CM
Công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí
thức. Lợi dụng hoặc trung lập đối với
trung nông, trung tiểu địa chủ và tư
sản
Lãnh đạo
Đảng cộng sản Việt Nam đội tiên
phong của giai cấp công nhân
Quan hệ
QT
Trở thành một bộ phận và có quan hệ
khăng khít với CMTG
Nhận xét
Kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và
giai cấp, thấy được khả năng cách
mạng của các tầng lớp, giai cấp,…

Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận vấn đề sau: Luận cương chính trị tháng
10-1930 do Trần Phú soạn thảo đã xác định những vấn đề chiến lược của CMVN như thế
nào? Hạn chế của Luận cương?
Sau khi học sinh trình bày, giáo viên phản hồi bằng BKT hoàn thiện để HS nắm được
vấn đề cốt lõi và những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10, đồng thời thấy được
tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên:
Vấn đề Cương lĩnh chính trị đầu tiên Luận cương chính trị tháng 10
Tính chất Cách mạng Việt Nam trải qua hai Giống Cương lĩnh
Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng
11
Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point
giai đoạn: CM tư sản dân quyền và
CM thổ địa sau đó đi lên xã hội
cộng sản
Nhiệm vụ
Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến
và tư sản phản động…
Đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế
quốc Pháp…
Lực lương
CM
Công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí
thức. Lợi dụng hoặc trung lập đối
với trung nông, trung tiểu địa chủ
và tư sản
Công nhân và nông dân
Lãnh đạo
Đảng cộng sản Việt Nam đội tiên
phong của giai cấp công nhân
Giống Cương lĩnh

Quan hệ
QT
Trở thành một bộ phận và có quan
hệ khăng khít với CMTG
Giống Cương lĩnh
Nhận xét
Kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và
giai cấp, thấy được khả năng cách
mạng của các tầng lớp, giai cấp…
Chưa nêu được mâu thuẫn cơ bản của
xã hội Đông Dương, không đưa ngọn
cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về
đấu tranh giai cấp; đánh giá không
đúng khả năng cách mạng của các
giai cấp, tầng lớp còn lại…
e/ Sử dụng BKT nhằm cung cấp tư liệu tham khảo
- Trong quá trình soạn Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo môn Lịch sử, các
nhà biên soạn cung cấp nhiều bảng số liệu có giá trị, đặc biệt là trong Sách giáo viên, mà
bản thân nó là những số liệu cần thiết để chứng minh một cho một sự việc, hiện tượng lịch
sử. Bởi vậy, nếu giáo viên truyền tải được bảng số liệu đó vào bài giảng sẽ góp phần cho bài
dạy Lịch sử thêm thuyết phục hơn. Giáo viên có thể sử dụng bảng số liệu với chức năng để
tham khảo về một sự việc, hiện tượng lịch sử hoặc sử dụng với chức năng là tài liệu để
chứng minh cho một sự việc, hiện tượng lịch sử nào đó.
- Ưu điểm: Tăng tính thuyết phục cho bài giảng, cho môn học Lịch sử, qua đó giúp
các em học sinh có cái nhìn đúng đắn về lịch sử và yêu thích môn Lịch sử hơn.
- Ví dụ 1: Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), mục III: Kết cục của
chiến tranh thế giới lần thứ nhất(LS11- Chuẩn), giáo viên đưa ra Bảng thống kê thiệt hại về
người và vật chất của một số nước tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ nhất:
Nước Thiệt hại về người (triệu người) Thiệt hại về vật chất (triệu đô la)
Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng

12
Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point
Nga 2,3 7,658
Pháp 1,4 11,208
Anh 0,7 24,143
Mĩ 0,08 17,337
Đức 2,0 19,884
Áo-Hung 1,4 5,438
Giáo viên yêu cầu lớp quan sát Bảng thống kê số liệu và trả lời câu hỏi: Thông qua
bảng thống kê trên đây, em có nhận xét và suy nghĩ gì về cuộc chiến tranh thế giới thứ
nhất?
- Ví dụ 2: Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng
hoàn toàn miền Nam (1973-1975), mục IV: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của
cuộc kháng chiến chống Mĩ (LS12): khi dạy về ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Mĩ,
cứu nước, sau khi nhấn mạnh cuộc kháng chiến chống Mĩ là cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại
của dân tộc ta và là thất bại lớn nhất trong lịch sử nước Mĩ thì giáo viên có thể trình bày
Bảng thống kê thời gian, chi phí chiến tranh và số lính chết, bị thương, bị bắt của Mĩ trong
các cuộc chiến tranh mà họ tham gia như dưới đây để chứng minh cho điều đó:
Cuộc chiến tranh
Thời gian
chiến tranh
(tháng)
Chi phí cho
chiến tranh
(tỉ đô la)
Số quân lính
chết, bị thương,
bị bắt (nghìn
tên)
Chiến tranh xâm lược Việt Nam 222 676 360

Chiến tranh xâm lược Triều Tiên 36 54 136,9
CTTG II (Mĩ tham chiến) 42 341 962,4
CTTG I (Mĩ tham chiến) 16 25 257,4
Chiến tranh chống thực dân Anh,
giành độc lập
13 0,8 10,6
2.3. Sử dụng BKT trong phần sơ kết bài học
a/ Sử dụng BKT để củng cố kiến thức bài học:
- Phần củng cố bài học, giáo viên sẽ phải hệ thống lại những kiến thức trọng tâm của
bài học, do vậy giáo viên cũng có thể sử dụng các BKT để củng cố bài học. Như vậy, việc
sử dụng các BKT trong phần củng cố, nó sẽ có chức năng hệ thống lại kiến thức cơ bản
nhất, nên sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được kiến thức cơ bản nhất.
- Ưu điểm: + Hệ thống kiến thức cơ bản nhất, trọng tâm nhất giúp học sinh dễ học,
dễ nhớ những kiến thức trọng tâm nhất.
Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng
13
Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point
- Ví dụ 1: Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng
hoàn toàn miền Nam (1973-1975 ) - LS12- Chuẩn, sau khi trình bày xong bài dạy, giáo
viên có thể đưa ra bảng niên biểu những sự kiện lớn của Cuộc tổng tiến công và nổi dậy
mùa Xuân 1975 nhằm nhấn mạnh lại và khắc sâu cho học sinh những sự kiện lớn.
Thời gian Sự kiện
Chiến dịch Tây Nguyên
10/3/1975 Tấn công và giành thắng lợi ở Buôn Ma Thuột
24/3/1975 Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
21/3/1975 Tấn công nhiều cứ điểm ở Huế
25/3/1975 Tiến vào cố đô Huế
26/3/1975 Giải phóng hoàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Cuối tháng 3/1975 Giải phóng thị xã Tam Kì, Quảng Ngãi, Hội An…

29/3/1975 Tiến công và giải phóng Đà Nẵng
Chiến dịch Hồ Chí Minh
16-21/4/1975 Chọc thủng các phòng tuyến ngoài của địch
17 giờ 26/4/1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu
10 giờ 45 30/4/1975 Tiến vào Dinh Độc Lập
11 giờ 30 30/4/1975 Chiến dịch kết thúc thắng lợi
- Ví dụ 2: Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm
lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) - LS12- Chuẩn, sau
khi dạy xong, giáo viên có thể đưa ra BKT: Những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của
nhân dân 2 miền Nam Bắc về quân sự, chính trị, ngoại giao để hệ thống lại những thắng lợi
tiêu biểu ở các giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cho học sinh dễ nắm như sau:
Thời gian Quân sự Chính trị Ngoại giao
1954-1960
Phong trào “Đồng khởi”
năm 1959-1960, tiêu
biểu là cuộc “Đồng
khởi” ở Bến Tre đã đánh
bại chiến lược chiến
tranh một phía.
Phong trào Hòa bình
nhằm giữ gìn và bảo vệ
lực lượng CM. Đòi Mĩ
– Diệm thi hành hiệp
định Giơ-ne-vơ và đòi
hiệp thương tổng tuyển
cử
Thực hiện những điều
khoản của hiệp định
Giơ-ne-vơ năm 1954
về Đông Dương.

1961-1965
Chiến thắng Bình Giã,
An Lão, Ba Gia, Đồng
Xoài (đông xuân 1964-
1965) đánh bại “chiến
tranh đặc biệt”
Phong trào của quần
chúng ở Sài Gòn, Huế,
Đà Nẵng, nổi bật là
cuộc đấu tranh của đội
quân tóc dài, các tăng
ni Phật tử
Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng
14
Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point
1965-1968
Ở MN: Cuộc tổng tiến
công và nổi dậy tết Mậu
Thân 1968 đánh bại
chiến lược “chiến tranh
cục bộ”.
Ở MB: chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại lần
thứ nhất của Mĩ (1965-
1968) buộc Mĩ xuống
thang chiến tranh, chấp
nhận ngồi vào bàn phán
với ta ở Pari
Các cuộc đấu tranh của
công nhân, nhân dân

lao động, học sinh, sinh
viên, Phật tử,…đòi Mĩ
rút về nước, đòi tự do
dân chủ.
13/5/1968, cuộc
thương lượng chính
thức hai bên bắt đầu
giữa đại diện Việt Nam
dân chủ cộng hòa và
đại diện Hoa Kì ở Pari
họp phiên đầu tiên.
1969-1973
Ở MN: Cuộc tiến công
chiến lược năm 1972
đánh bại “Việt Nam hóa
chiến tranh”.
Ở MB: Chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại lần
hai của Mĩ buộc Mĩ phải
kí kết hiệp định Pari vào
27/1/1973.
Phong trào học sinh,
sinh viên diễn ra rầm rộ
ở khắp các thành thị,
đặc biệt là ở các thành
phố lớn như Sài Gòn,
Huế, Đà Nẵng thu hút
đông đảo các tầng lớp
tham gia.
Hiệp định Pari kí ngày

27/1/1973, buộc Mĩ và
các nước cam kết tôn
trọng độc lập chủ
quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của
Việt Nam, Mĩ rút quân
về nước để nhân dân
MNVN tự quyết định
tương lai chính trị của
mình.
b/ Sử dụng BKT dưới dạng bài tập về nhà:
- Sử dụng BKT dưới dạng bài tập về nhà là một trong những phương pháp khôn khéo
của giáo viên trong quá trình dạy học. Bởi vì ở cuối mỗi bài học đều có những câu hỏi, bài
tập đòi hỏi mức độ vận dụng, có sự so sánh giữa kiến thức bài học đó với kiến thức của bài
học khác trước đó. Trong khí đó, thời gian 1 tiết học không cho phép giáo viên giải đáp trên
lớp nên giáo viên có thể hướng dẫn các em học sinh về nhà hoàn thành.
- Ưu điểm: + Tạo điều kiện rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học và làm việc tư duy
độc lập.
+ Đây chính là những câu hỏi, bài tập phân loại học sinh khá giỏi.
Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng
15
Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point
- Ví dụ 1: Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm
lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) - LS12-Chuẩn, sau khi
kết thúc nội dung bài học, giáo viên có thể yêu cầu hoc sinh về nhà so sánh cuộc chiến tranh
phá hoại miền Bắc lần thứ nhất và lần thứ hai của Mĩ thực hiện ở miền Bắc.
Tiêu chí so
sánh
Chiến tranh phá hoại
lần thứ nhất

Chiến tranh phá hoại
lần thứ hai
Thời gian
Quy mô
Âm mưu
Kết quả chiến
đấu của quân
dân miền Bắc
- Ví dụ 2: Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm
lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) – LS12- Chuẩn, sau
khi kết thúc nội dung bài học, giáo viên có thể yêu cầu hoc sinh về nhà: so sánh điểm giống
và khác nhau giữa hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương năm 1954 và hiệp định Pari về Việt
Nam năm 1973 theo các tiêu chí và mẫu dưới đây:
So sánh HĐ Giơ-ne-vơ HĐ Pari
Hoàn cảnh Giống nhau
Khác nhau
Nội dung Giống nhau
Khác nhau
Ý nghĩa Giống nhau
Khác nhau
2.4. Sử dụng BKT trong bài dạy ôn tập, tổng kết lịch sử
- Các bài ôn tập, tổng kết lịch sử là những bài khái quát lại những kiên thức đã được
học trong cả một thời kì, một giai đoạn lịch sử dài. Việc nhắc lại toàn bộ những kiến thức đã
học sẽ là điều không thể và nếu giáo viên làm như vậy sẽ làm cho bài Lịch sử trở nên khô
khan, nhàm chán và học sinh sẽ không hứng thú học. Một trong những cách giúp các em
hứng thú học tiết ôn tập, tổng kết lịch sử chính là việc sử dụng các BKT trống và yêu cầu
học sinh hoạt động nhóm và hoàn thành bảng theo gợi ý giáo viên.
- Ưu điểm : Học sinh phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong quá trình học tập
và rèn luyện khả năng hoạt động nhóm cho học sinh, đồng thời giúp các em hệ thống lại
được những kiến thức khái quát nhất.

Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng
16
Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point
- Ví dụ: Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Từ 1917-1945) - LS11- Chuẩn,
mục I: Những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới hiện đại, giáo viên có thể yêu cầu lớp hoạt
động theo nhóm: dựa vào kiến thức đã học ở những bài trước để hoàn thành bảng hệ thống
kiến thức dưới đây:
Thời gian Sự kiện Diễn biến chính Kết quả, ý nghĩa
NƯỚC NGA – LIÊN XÔ
………… ……………… ………………. …………………
………… ……………… ………………. …………………
CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
……… ……………… ………………. …………………
………… ……………… ………………. …………………
CÁC NƯỚC CHÂU Á
………… ……………… ………………. …………………
………… ……………… ………………. …………………
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
………… ……………… ………………. …………………
……… ……………… ………………. …………………
- Sau khi đại diện các nhóm trình bày câu trả lời, giáo viên phản hồi bằng bảng hệ
thống kiến thức hoàn chỉnh như sau:
TG Sự kiện Diễn biến chính Kết quả, ý nghĩa
NƯỚC NGA – LIÊN XÔ
2-1917
Cách mạng
dân chủ tư sản
thắng lợi
- Tổng bãi công chính trị ở
Pê-tơ-rô-grat.

- Khởi nghĩa vũ trang
Nga hoàng Ni-cô-lai II
thoái vị.
Lật đổ chế độ Nga hoàng.
Hoàn thành nhiệm vụ
CMDCTS. Cục diện hai chính
quyền song song tồn tại, tạo
điều kiện chuyển sang
CMXHCN.
10-1917
Cách mạng
XHCN tháng
Mười thắng lợi
Khởi nghĩa vũ trang ở Pê-
tơ-rô-grat, tấn công Cung
điện Mùa Đông, bắt giữ
chính phủ tư sản lâm thời.
Thành lập chính quyền Xô viết-
nhà nước vô sản đầu tiên trên
thế giới, xóa bỏ chế độ bóc lột,
mở đầu thời kì xây dựng
Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng
17
Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point
CM lan rộng và thắng lợi
cả nước.
CNXH. Tác động mạnh mẽ đến
PTCM thế giới, đặc biệt là
PTCM giải phóng dân tộc.
1918-

1919
Cuộc đấu
tranh xây dựng
và bảo vệ
chính quyền
Xô viết
Xây dựng hệ thống chính
trị-nhà nước mới, đập tan
bộ máy nhà nước cũ, đánh
thắng thù trong, giặc
ngoài.
Bảo vệ thành quả của CM
tháng Mười, giữ vững chính
quyền Xô viết, đập tan âm mưu
chống phá cách mạng của các
thế lực thù địch.
1921-
1941
Liên Xô xây
dựng CNXH
Công nghiệp hóa XHCN,
tập thể hóa nông nghiệp,
thực hiện hai kế hoạch 5
năm (1928-1932) và
(1933-1937)
Từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu
trở thành cường quốc công
nghiệp XHCN, hoàn thành tập
thể hóa nông nghiệp, văn hóa,
giáo dục đạt nhiều thành tựu

lớn.
CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
1918-
1923
Khủng hoảng
KT-CTở phần
lớn các nước
TBCN; cao
trào CM ở
châu Âu
Cao trào cách mạng bùng
nổ và lan rộng, lên cao ở
các nước: Đức, Hungari,
Pháp,…Tiêu biểu là
CMDCTS tháng 11-1918
ở Đức
Các Đảng cộng sản thành lập.
Quốc tế cộng sản ra đời và lãnh
đạo phong trào cách mạng.
1924-
1929
Thời kì ổn
định và tăng
trưởng của
CNTB
Sản xuất tăng trưởng
nhanh; phong trào công
nhân tạm thời lắng xuống.
Kinh tế phát triển, tình hình
chính trị ổn định.

1929-
1933
Khủng hoảng
kinh tế bùng
phát ở Mĩ, lan
rộng toàn thế
giới TBCN
Kinh tế suy sụp, công
nghiệp đình đốn, nông
nghiệp sa sút, tài chính rối
loạn.
Thất nghiệp tăng cao, mất ổn
định chính trị, mâu thuẫn xã hội
gay gắt. Từ khủng hoảng kinh
tế dẫn đến khủng hoảng chính
trị.
1933-
1939
Các nước TB
tìm cách thoát
khỏi khủng
hoảng
- Cải cách kinh tế-xã hội,
tiêu biểu là việc thực hiện
Chính sách mới ở Mĩ.
- Phát xít hóa chế độ, gây
- Vượt qua khủng hoảng, kinh
tế phục hồi, và tiếp tục phát
triển.
- Nguy cơ chiến tranh, xuất

Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng
18
Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point
chiến tranh xâm lược
(Đức, I-ta-li-a, Nhật).
hiện 3 lò lửa chiến tranh thế
giới.
CÁC NƯỚC CHÂU Á
Thập
niên 20
PTGPDT lên
cao sau CTTG
I
- PTGPDT theo khuynh
hướng tư sản có bước phát
triển mới về tổ chức và
phạm vi.
- Xuất hiện khuynh hướng
vô sản trong PTGPDT.
- Giai cấp tư sản nắm quyền
lãnh đạo PTCM ở một số nước.
- Các Đảng cộng sản thành lập
mở ra bước ngoặt trong
PTGPDT.
Thập
niên 30
Phong trào
Mặt trận nhân
dân chống
phát xít, chống

chiến tranh
Đấu tranh thành lập Mặt
trận dân tộc thống nhất
chống phát xít, chống
chiến tranh. Hợp tác giữa
các Đảng cộng sản và các
đảng phái khác.
Tập hợp đông đảo các lực
lượng cách mạng tham gia
phong trào tổng diễn tập cho
cách mạng sau này. Các Đảng
cộng sản trưởng thành về tổ
chức và uy tín lãnh đạo cách
mạng ngày càng tăng.
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
1939-
1945
Diễn ra trên khắp các mặt
trận: Tây Âu, Xô-Đức, Bắc
Phi, châu Á – Thái Bình
Dương. 72 nước trên thế
giới trong tình trạng chiến
tranh.
- Chủ nghĩa phát xít thất bại
hoàn toàn. Thắng lợi thuộc về
Liên Xô, các nước Đồng minh
và nhân dân tiến bộ trên thế
giới.
- Chiến tranh làm thay đổi căn
bản cục diện thế giới, mở ra

thời kì mới của lịch sử thế giới.
Trên đây là một số biện pháp, ví dụ cụ thể về việc sử dụng BKT trong soạn - giảng
bộ môn Lịch sử bằng phần mềm Power Point. Giáo viên có thể sử dụng tương tự BKT ở hầu
hết các bài học Lịch sử ở trường phổ thông.
III/ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
1. Đánh giá chung:
Qua hai năm học vừa qua, tôi nhận thấy việc sử dụng BKT trong các bài soạn - giảng
bằng phần mền Power Point là một trong những biện pháp hữu hiệu về đổi mới phương
pháp dạy học trong dạy học môn Lịch sử nói riêng và trong dạy học nói chung.
Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng
19
Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point
- Việc lập và sử dụng BKT trên Power Point giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều
công sức và thời gian trong việc soạn - giảng. Trong 1 tiết dạy truyền thống, giáo viên mất
nhiều thời gian cho việc kẻ BKT trên giấy Rô-ki, A0 hay trên bảng đen, nhưng việc sử dụng
BKT đó lại không linh hoạt. Còn nếu giáo viên lập Bảng trên Power Point sẽ không mất
nhiều thời gian mà việc sử dụng lại linh hoạt, có thể sử dụng ở nhiều trường hợp khác nhau
(như phàn trình bày trên đây).
- Sử dụng BKT góp phần làm cho các tiết học Lịch sử trở nên sinh động hơn, hiệu
quả hơn; kiến thức được giáo viên trình bày một cách chọn lọc, giúp học sinh dễ nắm.
- Thông qua việc giáo viên sử dụng BKT ở nhiều tình huống khác nhau đã bồi dưỡng
cho học sinh kĩ năng, phương pháp tự học, khả năng làm việc độc lập, khả năng làm việc
theo nhóm tích cực, chủ động và sáng tạo.
2. Đánh giá cụ thể:
- Qua khảo sát thực tế học sinh các lớp 12B3A, 12B2C, 12B4C mà tôi trực tiếp dạy
trong năm học 2009-2010 về vấn đề sau: Trong quá trình học môn Lịch sử, em thấy giáo
viên có cần thiết phải sử dụng BKT không?
Cho kết quả như sau:
Lớp Sĩ số
Nên sử dụng BKT Không sử dụng BKT

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
12B3A 45 45 100 0 0
12B2C 48 48 100 0 0
12B4C 37 37 100 0 0
- Qua đối chứng ở một số lớp học ở 3 năm học liên tiếp cho kết quả tiến bộ rõ rệt của
học sinh như sau:
Lớp Năm học

số
Điểm trung bình năm học
8,0-10 6,5-7,9 5,0-6,4 Dưới 5,0
SL TL % SL TL % SL TL % SL TL %
12A2 2007-2008 46 0 0 12 26,1 23 50 11 23,9
12A2 2008-2009 47 0 0 14 29,9 28 59,6 5 10,6
12B3A 2009-2010 45 1 2,2 19 42,2 21 46,7 4 8,9
- Trong hai tiết dạy tham gia “Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh” năm học 2009 –
2010, tôi đều sử dụng BKT trong việc soạn - giảng trên phần mềm Power Point và được
Ban giám khảo Hội thi đánh giá cao.
IV/ KẾT LUẬN
Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng
20
Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point
Như vậy, hiệu quả của việc sử dụng BKT trong dạy học Lịch sử trên phần mềm
Power Point đã rõ. Nếu sử dụng và khai thác tốt BKT trong soạn giảng môn Lịch sử trên
phần mềm Power Point thì đây là một trong những biện pháp đổi mới PPDH rất tích cực và
mang lại hiệu quả cao.
Tôi cho rằng: muốn sử dụng có hiệu quả BKT trong soạn giảng môn Lịch sử, bản
thân giáo viên ít nhất phải có các yếu tố sau:
- Là người sử dụng thành thạo phần mềm Power Point
- Biết kết hợp tốt các thao tác trong thực tế giảng dạy với việc trình chiếu trên màn

hình.
- Phải không ngừng đổi mới PPDH và dạy học phải “lấy học sinh làm trung tâm”.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân về việc sử dụng BKT trong soạn –
giảng môn Lịch sử mà tôi muốn giới thiệu để các đồng nghiệp tham khảo; đồng thời mong
nhận được những trao đổi, góp ý của đồng nghiệp để tôi có thể rút kinh nghiệm cho bản
thân và đạt hiệu quả cao hơn trong việc áp dụng đề tài. Bản thân tôi cũng hi vọng rằng đề tài
này sẽ được đông đảo giáo viên, nhất là giáo viên bộ môn Lịch sử áp dụng rộng rãi, phổ
biến nhằm nâng cao hiệu quả trong sự nghiệp “trồng người”.
Ninh Hải, ngày 29 tháng 4 năm 2010
Nhận xét của HĐKH đơn vị Người viết
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………… Trịnh Duy Hùng
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
Chủ tịch HĐKH
Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng
21

×