LỒNG GHÉP KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA MỘT SỐ BÀI HỌC
TRONG VẬT LÝ LỚP 6.
I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
Xác định tầm quan trọng việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS nói
chung qua các môn học và học sinh lớp 6 nói riêng qua bộ môn Vật Lý 6.
Kỹ năng số là gì ? và tại sao phải rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh hiện nay?.
KNS là năng lực tâm lý xã hội, giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả những
nhu cầu và thách thức của cuộc sống.
Như chúng ta đã biết khoảng cách giữa nhận thức và hành động là rất lớn: Cha
mẹ không nên đánh con vì không làm được bài tập mà vẫn đánh, Học sinh không nên
đánh điện tử mà vẫn đánh vì bạn bè lôi kéo, học sinh không làm bài tập, không học
bài mà cứ bình thản…
Ngày xưa trong giáo dục chỉ biết bắt trẻ nghe lời người lớn bắt trẻ biến hành
động thành nhận thức của mình làm khả năng tiếp cận và khả năng tự hành động về
xử lý thông tin là rất yếu, bị động trong nhiều lĩnh vực hoạt động trong thời niên thiếu
và tới sau này trưởng thành.
Trước tình hình này, vào đầu thập kỷ 90 các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như
WHO (tổ chức Y tế thế giới), UNICEF (Quỹ cứu trợ nhi đồng), UNESCO (tổ chức
giáo dục văn hóa và khoa học) và các nhà giáo dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục
để tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức
của cuộc sống hàng ngày. Đó là giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ biến nhận thức
thành hành động, nghĩa là trẻ không chỉ hiểu biết mà còn phải làm được điều mình
hiểu. Cách dạy cũ theo kiểm rao giảng suông, dạy vẹt học vẹt không đạt được sự thay
đổi hành vi này. Trong cách giáo dục mới, trẻ được giúp đỡ để biết mình là ai, mình
muốn gì, có mục đích gì trong cuộc sống, biết dung hòa giữa cái tôi và cái chúng ta,
có những chọn lựa và quyết định đúng trước những biến cố do cuộc sống đưa đến. Để
có năng lực tâm lý xã hội này, trẻ được dạy các kỹ năng như: ý thức về bản thân, thấu
cảm với người khác, suy nghĩ sáng tạo và có phán đoán, truyền thông và giao tiếp có
hiệu quả, giải quyết vấn đề, lấy quyết định, ứng phó với cảm xúc và stress v.v các kỹ
năng này có thể được dạy riêng, nhưng thường thì được lồng ghép trong giáo dục sức
khoẻ nói chung và sức khoẻ sinh sản, phòng chống HIV, ma túy, thông qua các môn
học trong nhà trường.
Và đây là một vấn đề mới mà bộ GD&ĐT đang triển khai và phát động kể từ
năm học 2009-2010 đối với tất cả các bậc học từ THPT đến tận bậc tiểu học.
Đối với học sinh lớp 6 là đối tượng vừa học xong chương trình tiểu học bước
vào học chương trình của THCS có phần nào đó còn bớ ngớ xa lạ với nhiều bộ môn
1
trong chương trình lớp 6. Như vậy, phải làm thế nào giáo dục học sinh yêu thích các
môn học THCS nói chung và bộ môn Vật lý 6 nói riêng để từ đó giúp cho học sinh có
được kỹ năng sống tốt riêng cho bản thân để tự hòa nhập cuộc sống cộng đồng thông
qua các kiến thức mà người thầy truyền thụ cho học sinh.
Có nhiều loại để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh theo UNESCO, WHO,
UNICEF như:
- Giải quyết vấn đề
- Suy nghĩ/tư duy phân tích có phê phán
- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
- Ra quyết định: (Rèn luyện tư duy, Suy nghĩ sáng tạo, lập kế họach, phương
án)
- Tư duy sáng tạo
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử cá nhân
- Kỹ năng tự nhận thức/ tự trọng và tự tin của bản thân, xác định giá trị
- Thể hiện sự cảm thông
- Ứng phó với căng thẳng và cảm xúc.
Tôi cho rằng trong giai đoạn tình hình xã hội hiện nay việc lồng ghép kỹ năng
sống cho học sinh là hết sức cần thiết thông qua các môn học văn hóa, giáo dục pháp
luật và người giáo viên tiếp thu tinh thần của việc lồng ghép kỹ năng sống thông qua
các loại rèn luyện kỹ năng trên, để tạo cho học sinh sau khi học xong môn học của
mình có thể tự biến nhận thức thành hành động và áp dụng kiến thức vào sinh hoạt xã
hội không còn bớ ngỡ trước tình huống mới, học sinh tự phân biệt cái xấu và cái đẹp,
việc nên làm hoặc không nên làm và phải làm được cái gì thực sự cần thiêt.
Trước tình hình nảy sinh vấn đề và xác định được tầm quan trọng của việc giải
quyết vấn đề xây dựng kỹ năng sống cho học sinh thông qua sự lồng ghép các môn
học hiện nay, tôi là giáo viên dạy Vật lý xác định đối tượng học sinh cần tới rèn luyện
kỹ năng sống trong giai đoạn hiện nay thông qua môn học của mình vì vậy, tôi chọn
đề tài này để thực hiện cho đối tượng học sinh mới làm quen môn Vật lý của đầu cấp
THCS.
II- NỘI DUNG:
1- Thực trạng của vấn đề:
Qua nhiều năm giải dạy vật lý cấp THCS tại trường cho thấy học sinh khối 7, 8,
9 cho thấy khả năng vận dụng kiến thức vật lý lớp dưới vào thực tế cuộc sống chỉ là
mức độ trung bình: Khảo sát thực tế:
2
Đối với khối 7 năm học 2009-2010 khi chưa lồng ghép kỹ năng sống:
Khối 7 Nắm kiến thức Vận dụng giải
thích tốt
Vận dụng thực
tế tốt
Vận dụng thực
tế khá
Sỹ số 89 89 50 50 39
Phần trăm 100% 56,2% 56,2% 43,8%
Học sinh có thể nắm kiến thức cơ bản khi học xong bài học nào đó nhng khả
năng ứng dụng vào thực tế thì rất hạn chế. Chẳng hạn:
Sự vận dụng các kỹ năng như gặp tình huống: Đưa xe đạp vào nhà qua bậc tam
cấp không tìm ra cách giải quyết các tình huống đó và để đưa xe vào với cách nhanh,
khỏe hơn thông qua Mặt phẳng nghiêng; Chỉ một mình mà không di chuyển được
khúc củi đi xa mà không nghĩ ra là dùng đòn bẩy.v.v. các em thường gặp khó khăn,
trả lời ấp úng và có rất nhiều tình huống khác mà các em cần được rèn luyện kỹ năng
đưa ra tình huống để giải quyết vấn đề nhanh và có lợi cho cuộc sống sau này. Từ
những vấn đề cần giải quyết thì có khả năng rèn luyện được kỹ năng tư duy sáng tạo,
kỹ năng ra quyết định và một số kỹ năng khác nữa.
2- Biện pháp thực hiện:
Như vậy, làm thế nào để giải quyết vấn đề đặt ra bức thiết đó thì bản thân tôi đã
có những suy nghĩ về các bài học vật lý lớp 6 có thể giúp học sinh giải quyết hiệu qủa
những nhu cầu và thách thức cuộc sống trước hết là hay gặp phải thông qua một số
bài học dù là ít nhưng từ một số bài học này học sinh có thể ứng dụng tự tìm ra cho
mình kỹ năng khác thông bài học khác nữa.
Tôi xác định chuẩn kiến thức cần đạt về kiến thức, kĩ năng của các bài như:
Mặt phẳng nghiêng; đòn bẩy.
1. MẶT PHẲNG NGHIÊNG
1.1- Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
a) Nêu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi
hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
b) Sử dụng được mặt phẳng nghiêng phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể
và chỉ rõ lợi ích của nó.
1.2- Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
a) [NB]. Tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng
của lực tác dụng vào vật.
3
Khi nền nhà cao hơn sân nhà, để đưa xe máy vào trong nhà nếu đưa trực tiếp ta phải
khiêng xe, nhưng khi sử dụng mặt phẳng nghiêng ta có thể đưa xe vào trong nhà một
cách dễ dàng, bởi vì lúc này ta đã tác dụng vào xe một lực theo hướng khác (không
phải là phương thẳng đứng) và có độ lớn nhỏ hơn trọng lượng của xe.
b) [VD]. - Nêu được một số phương án sử dụng mặt phẳng nghiêng và chỉ rõ lợi ích
của chúng để đưa một vật lên cao bằng mặt phẳng nghiêng trong thực tế.
- Dựa vào hình ảnh đèo đốc, cầu thang xoáy ốc để giải thích về cái nêm, cái đinh ốc,
đinh vít là những vật dự trên nguyên lý của mặt phẳng nghiêng.
1.3- Ghi chú:
a) Để đưa một vật nặng lên cao hay xuống thấp, thông thường ta cần tác dụng vào vật
một lực theo phương thẳng đứng và phải tác dụng vào vật lực kéo hoặc đẩy bằng
trọng lượng của vật. Nhưng khi sử dụng mặt phẳng nghiêng thì lực tác dụng và vật
theo hướng khác và độ lớn nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Khi đưa một vật lên cao bằng mặt phẳng nghiêng càng ít so với mặt nằm ngang thì
lực cần thiết để kéo hoặc đẩy vật trên mặt phẳng nghiêng đó càng nhỏ.
b) Trong thực tế, thùng dầu nặng từ khoảng 100 kg đến 200 kg. Với khối lượng như
vậy, thì một mình người công nhân không thể nhấc chúng lên được sàn xe ôtô. Nhưng
sử dụng mặt phẳng nghiêng người công nhân đã dễ dàng lăn chúng lên sàn xe.
Không yêu cầu HS sử dụng mặt phẳng nghiêng để làm việc quá sức.
2. ĐÒN BẨY.
2.1- Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
a) Nêu được tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực.
Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
b) Sử dụng đòn bẩy phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích
của nó.
2.2- Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng.
a) [TH]. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác
dụng vào vật.
- Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật. Cụ thể, để đưa một vật lên
cao ta tác dụng vào vật một lực hướng từ trên xuống.
- Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực. Cụ thể, khi dùng đòn bẩy để nâng vật, nếu
khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật lớn hơn khoảng cách từ
điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của
vật.
4
b) [VD]. Lấy được ví dụ trong thực tế khi sử dụng đòn bẩy ta được lợi về lực: Bập
bênh, mái chèo, bua nhổ đinh, kìm, xe cút kít, kéo cắt kim loại
2.3- Ghi chú: Ví dụ: Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn
lưỡi kéo để được lợi về lực.
*Lưu ý: Chỉ yêu cầu HS biết sử dụng đòn bẩy phù hợp để có lợi về lực (để được lợi
về lực thì phải đặt khoảng cách từ điểm tựa tới diểm tác dụng của lực kéo lớn hơn
khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trong lực) mà không đề cập đến mục
đich sử dụng đòn bẩy để được lợi về đường đi.
Qua phần chuẩn kiến thức của các bài dạy thì tôi thiết kế giáo án để giảng dạy
chú ý đến mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng của từng bài để lên lớp truyền thụ
cho học sinh nắm chắc kiến thức, kỹ năng vận dụng qua những năm dạy trước và khi
đó chưa lồng ghép thể hiện được nhiều kỹ năng sống qua các tiết dạy đó:
*) Dạy theo phương pháp đổi mới:
Bài 14: MẶT PHẲNG NGHIÊNG
I. MỤC TIÊU:
1) Nêu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi
hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
2) Sử dụng được mặt phẳng nghiêng phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ
thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
II. CHUẨN BỊ:
Cho mỗi nhóm học sinh: một lực kế GHĐ 5N, một khối trụ kim loại có trục quay
ở giữa (2N) hoặc xe lăn có P tương đương. Mặt phẳng nghiêng có thể thay đổi độ dài
hoặc chiều cao của mặt phẳng.
Nội dung:– Đo trọng lượng của vật F
1
= P.
– Đo lực kéo lần 1: Đo F
2
(Độ cao mặt phẳng nghiêng 20cm).
– Đo lực kéo lần 2: Đo F
2
(Độ cao mặt phẳng nghiêng 15cm).
– Đo lực kéo lần 3: Đo F
2
(Độ cao mặt phẳng nghiêng 10cm).
Ghi kết quả vào bảng 14.1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp (1 phút): Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Phát biểu ghi nhớ của bài học 13.
Sửa bài tập 13.1 câu D (F = 200N).
Bài tập 13.2: Các máy cơ đơn giản thuộc hình a, c, e, g.
3. Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Hoạt động 1 (5phút): Đặt vấn đề nghiên
cứu sử dụng mặt phẳng nghiêng có lợi
5
như thế nào?
Cho học sinh quan sát hình 13.2 SGK và
nêu câu hỏi:
– Nếu lực kéo của mỗi người là 450N thì
những người này có kéo được ống bê
tông lên hay không? Vì sao?
– Nêu những khó khăn trong cách kéo
trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng?
– Hai người trong hình 14.1 đang làm gì?
– Hai người đã khắc phục được những khó khăn gì?
Giáo viên chốt lại nội dung, phân tích cho
học sinh hiểu và ghi lên bảng.
Vậy dùng tấm ván làm mặt phẳng
nghiêng có thể làm giảm lực kéo vật
lên hay không?
Muốn làm giảm lực kéo thì phải tăng hay
giảm độ nghiêng của tấm ván?
Để hiểu vấn đề câu hỏi đặt ra các em sẽ
tiến hành làm thí nghiệm.
Hoạt động 2 (15 phút): Học sinh làm thí
nghiệm và thu thập số liệu.
– Giáo viên phát dụng cụ thí nghiệm và
phiếu giao việc cho các nhóm học sinh.
– Giới thiệu với học sinh các dụng cụ thí
nghiệm.
– Giới thiệu học sinh các bước thí nghiệm
(giáo viên ghi lên bảng).
C1: Giáo viên cho các nhóm tiến hành đo
theo hướng dẫn ghi vào phiếu giao việc
đồng thời ghi số liệu của nhóm vào vở.
C2: Em đã làm giảm độ nghiêng của mặt
phẳng nghiêng bằng cách nào?
Hoạt động 3 (5 phút): Rút ra kết luận từ
kết quả thí nghiệm.
– Sau khi đo xong, gọi nhóm trưởng lên
Học sinh trả lời (giáo viên ghi lên bảng)
Học sinh trả lời (giáo viên ghi lên bảng)
Học sinh trả lời (giáo viên ghi lên bảng)
Tư thế đứng lúc kéo thì:
– Dễ ngã.
– Không lợi dụng được trọng lượng cơ
thể.
– Cần lực ít nhất cũng phải bằng trọng
lượng của vật.
I. Đặt vấn đề:
Giáo viên gọi học sinh nêu nội dung vấn
đề và trả lời câu hỏi.
II. Thí nghiệm:
1. Chuẩn bị:
Nhóm trưởng nhận dụng cụ thí nghiệm.
+ Mặt phẳng nghiêng.
+ Lực kế có giới hạn đo 5N.
+ Khối trụ bằng kim loại có thể quay
quanh trục.
2. Tiến hành đo:
C1: Đo lực kéo vật bằng mặt phẳng
nghiêng lên độ cao h.
+ Đo trọng lượng P của khối kim loại (lực F
1
).
+ Đo lực F
2
(lực kéo vật lên độ cao là 20cm)
+ Đo lực F
2
(lực kéo vật lên độ cao là 15cm)
+ Đo lực F
2
(lực kéo vật lên độ cao là 10cm)
C2: Tùy theo từng học sinh:
+ Giảm chiều cao mặt phẳng nghiêng.
+ Tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng
+ Giảm chiều cao đồng thời tăng độ dài
6
bảng ghi kết quả đo.
– Giáo viên gọi các học sinh phân tích, so
sánh lực kéo bằng mặt phẳng nghiêng (F
1
;
F
2
, F
3
) ở 3 độ cao khác nhau với trọng
lượng của vật.
Giáo viên ghi nội dung kết luận lên bảng,
cho học sinh chép vào vở.
Hoạt động 4 (10 phút): Học sinh làm các
bài tập vận dụng.
Giáo viên phát phiếu bài tập cho từng
học sinh .
C3: Nêu 2 thí dụ về sử dụng mặt phẳng
nghiêng.
C4: Tại sao lên dốc càng thoai thoải, càng
dễ đi hơn?
C5: SGK
của mặt phẳng nghiêng.
3. Rút ra kết luận:
+ Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật
lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của
vật.
+ Mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực cần
để kéo vật lên mặt phẳng đó càng nhỏ.
IV. Vận dụng:
Học sinh làm bài tập nộp phiếu cho giáo
viên.
C3: Tùy theo học sinh trả lời, giáo viên sửa
chữa sai sót.
C4: Dốc càng thoai thoải tức là độ
nghiêng càng ít thì lực nâng người khi đi
càng nhỏ (tức người đi đỡ mệt hơn).
C5: Trả lời câu C: F < 500N.
Vì khi dùng tấm ván dài hơn thì độ
nghiêng tấm ván sẽ giảm.
4. Củng cố bài : Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo thể nào so với
trọng lượng của vật?
Mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực kéo vật lên mặt phẳng đó ra sao?
5. Hướng dẫn về nhà:
Học sinh học thuộc lòng nội dung ghi nhớ.
Bài tập về nhà: BT 14.2 và 14.4 trong sách bài tập.
Bài 15: ĐÒN BẨY
I. MỤC TIÊU:
1) Nêu được tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực.
Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
2) Sử dụng đòn bẩy phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích
của nó.
II. CHUẨN BỊ:
Cho mỗi nhóm học sinh:
Một lực kế có GHĐ từ 2N trở lên.
7
Một khối trụ kim loại có móc 2N.
Một giá đỡ có thanh ngang.
Cho cả lớp:
– Một vật nặng.
Một cái gậy.
Một vật kê.
Tranh minh họa: 15.1, 15.2, 15.3,15.4.
Bảng kết quả thí nghiệm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp (1 phút): Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Sửa bài tập 14.2: A (nhỏ hơn); B (càng giảm); C (càng dốc đứng).
Sửa bài tập 14.4: để đỡ tốn lực ô tô lên dốc hơn.
3. Giảng bài mới (39 phút):
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Hoạt động 1 (2 phút): Tổ chức tình
huống học tập.
Một số người quyết định dùng cần vợt
để nâng ống bê tông lên (H.15.1) liệu
làm thế có dễ dàng hơn hay không?
Hoạt động 2: (5p) Tìm hiểu cấu tạo đòn
bẩy.
Cho học sinh quan sát các hình vẽ, sau
đó đọc nội dung mục 1. Cho biết các
vật được gọi là đòn bẩy đều phải có 3
yếu tố nào?
(Giáo viên tóm tắt nội dung và ghi lên
bảng)
C1: Học sinh điền các chữ O; O
1
; O
2
vào vị trí thích hợp trên H 15.2; H 15.3.
Hoạt động 3: (25p) Đòn bẩy giúp con
người làm việc dễ dàng hơn như thế
nào?
Cho học sinh đọc nội dung đặt vấn đề
SGK sau đó giáo viên đặt câu hỏi:
– Trong H 15.4 các điểm O; O
1
; O
2
là
gì?
– Khoảng cách OO
1
và OO
2
là gì?
– Muốn F
2
nhỏ hơn F
1
thì OO
1
và OO
2
phải thỏa mãn điều kiện gì?
Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm:
I. Tìm hiểu cấu tạo đòn bẩy:
Các đòn bẩy đều có một điểm xác định gọi
là điểm tựa O. Đòn bẩy quay quanh điểm
tựa
– Trọng lượng của vật cần nâng (F
1
) tác
dụng vào một điểm của đòn bẩy (O
1
).
– Lực nâng vật (F
2
) tác dụng vào một điểm
khác của đòn bẩy (O
2
).
C1: 1 (O
1
) – 2 (O) – 3 (O
2
)
4 (O
1
) – 5 (O) – 6 (O
2
).
II. Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ
dàng hơn như thế nào?
1. Đặt vấn đề:
Hình 15.4: Muốn lực nâng vật lên (F
2
) nhỏ
hơn trọng lượng của vật (F
1
) thì các khoảng
cách OO
1
và OO
2
phải thỏa mãn điều kiện
gì?
2. Thí nghiệm:
a. Chuẩn bị: lực kế, khối trụ kim loại
có móc, dây buộc, giá đỡ có thanh ngang.
8
“So sánh lực kéo F
2
và trọng lượng F
1
của vật khi thay đổi vị trí các điểm O;
O
1
, O
2
.
Cho học sinh chép bảng kết quả thí
nghiệm.
C2: Đo trọng lượng của vật.
Kéo lực kế để nâng vật lên từ từ. Đọc
và ghi số chỉ của lực kế theo 3 trường
hợp trong bảng 15.1.
C3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ
trống.
Hoạt động 4 : (7p)Ghi nhớ và vận dụng
C4: Tìm thí dụ sử dụng đòn bẩy
trong cuộc sống.
C5:Hãy chỉ ra điểm tựa, các lực tác
dụng của lực F
1
, F
2
lên đòn bẩy trong H
15.5.
C6: Hãy chỉ ra cách cải tiến việc sử
dụng đòn bẩy ở hình 15.1 để làm
giảm lực kéo.
b. Tiến hành đo:
C2: Học sinh lắp dụng cụ thí nghiệm như
hình 15.4 để đo lực kéo F
2
và ghi vào bảng
15.1.
3. Rút ra kết luận:
C3: Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng
của vật thì phải làm cho khoảng cách từ
điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn
hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác
dụng của trọng lượng vật.
C4: Tùy theo học sinh.
C5: Điểm tựa
– Chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền.
– Trục bánh xe cút kít.
– Ốc vít giữ chặt hai lưỡi kéo.
– Trục quay bấp bênh.
Điểm tác dụng của lực F
1
:
– Chỗ nước đẩy vào mái chèo.
– Chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm
vào thanh nối ra tay cầm.
– Chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo.
– Chỗ một bạn ngồi.
Điểm tác dụng của lực F
2
:
– Chỗ tay cầm mái chèo.
– Chỗ tay cầm xe cút kít.
– Chỗ tay cầm kéo.
– Chỗ bạn thứ hai.
C6: Đặt điểm tựa gần ống bê tông hơn.
Buộc dây kéo ra xa điểm tựa hơn. Buộc
thêm vật nặng khác vào phía cuối đòn bẩy.
1. Củng cố bài:
Đòn bẩy có cấu tạo các điểm nào?
Để lực F
1
< F
2
thì đòn bẩy phải thỏa mãn điều kiện gì?
(Chép phần ghi nhớ vào vở).
2. Dặn dò:
Học thuộc nội dung ghi nhớ.
9
Bài tập về nhà: 15.2; 15.3 trong sách bài tập.
Nhận xét qua phương pháp và thực hành kỹ năng sống học sinh khi chưa vận dụng kỹ
năng sống
Học sinh nắm được kiến thức và có kỹ năng làm thí nghiệm thực hành trên lớp
hiệu quả, nhưng phần vận dụng thực tế qua các câu hỏi phần vận dụng liên hệ: Phần
Hoạt động 4 của cả hai bài thì lúng túng và khó liên hệ.
Qua thực trạng như vậy tôi đưa ra một ý tưởng cho việc lồng ghép kỹ năng
sống vận dụng thực tiễn cho học sinh và rất có thể nhiều bài khác ở trong chương
trình sẽ làm được nếu giáo viên mạnh dạn bằng cách: Phần dạy lý thuyết giảm thời
lượng so với giáo án cũ và thực hành thí nghiệm kiểm chứng của dự đoán, đặt vấn
đề là giữ nguyên và giành nhiều thời gian cho học sinh làm thực hành thực tiễn
phần vận dụng:
*) Dạy theo phương pháp đổi mới có lồng ghép kỹ năng sống:
Bài 14: MẶT PHẲNG NGHIÊNG
I. MỤC TIÊU:
1) Nêu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi
hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
2) Sử dụng được mặt phẳng nghiêng phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ
thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
II. CHUẨN BỊ:
Cho mỗi nhóm học sinh: một lực kế GHĐ 5N, một khối trụ kim loại có trục quay
ở giữa (2N) hoặc xe lăn có P tương đương. Mặt phẳng nghiêng có thể thay đổi độ dài
hoặc chiều cao của mặt phẳng.
Nội dung:– Đo trọng lượng của vật F
1
= P.
– Đo lực kéo lần 1: Đo F
2
(Độ cao mặt phẳng nghiêng 20cm).
– Đo lực kéo lần 2: Đo F
2
(Độ cao mặt phẳng nghiêng 15cm).
– Đo lực kéo lần 3: Đo F
2
(Độ cao mặt phẳng nghiêng 10cm).
Ghi kết quả vào bảng 14.1.
Chuẩn bị của giáo viên: 3Tấm ván dài 1,5m; 3 tấm ván dài 1m (Mượn hoặc nhà
trường có sắn); chọn thềm bậc tam cấp nhà trường; 1bình ga loại 12,5kg đã hết ;
1xe đạp; tìm đoạn dốc ở trong trường gần nhất (dốc đứng, dốc thoải); hoặc chọn 2
loại cầu thang trong nhà trường để học sinh đi lên thử và so sánh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
6. Ổn định lớp (1 phút): Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
7. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Phát biểu ghi nhớ của bài học 13.
Sửa bài tập 13.1 câu D (F = 200N).
Bài tập 13.2: Các máy cơ đơn giản thuộc hình a, c, e, g.
8. Giảng bài mới:
10
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Hoạt động 1 (5phút): Đặt vấn đề nghiên
cứu sử dụng mặt phẳng nghiêng có lợi
như thế nào?
Cho học sinh quan sát hình 13.2 SGK và
nêu câu hỏi:
– Nếu lực kéo của mỗi người là 450N thì
những người này có kéo được ống bê
tông lên hay không? Vì sao?
– Nêu những khó khăn trong cách kéo
trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng?
– Hai người trong hình 14.1 đang làm gì?
– Hai người đã khắc phục được những khó khăn gì?
Giáo viên chốt lại nội dung, phân tích cho
học sinh hiểu và ghi lên bảng.
Vậy dùng tấm ván làm mặt phẳng
nghiêng có thể làm giảm lực kéo vật
lên hay không?
Muốn làm giảm lực kéo thì phải tăng hay
giảm độ nghiêng của tấm ván?
Để hiểu vấn đề câu hỏi đặt ra các em sẽ
tiến hành làm thí nghiệm.
Hoạt động 2 (12 phút): Học sinh làm thí
nghiệm và thu thập số liệu.
– Giáo viên phát dụng cụ thí nghiệm và
phiếu giao việc cho các nhóm học sinh.
– Giới thiệu với học sinh các dụng cụ thí
nghiệm.
– Giới thiệu học sinh các bước thí nghiệm
(giáo viên ghi lên bảng).
C1: Giáo viên cho các nhóm tiến hành đo
theo hướng dẫn ghi vào phiếu giao việc
đồng thời ghi số liệu của nhóm vào vở.
C2: Em đã làm giảm độ nghiêng của mặt
phẳng nghiêng bằng cách nào?
Học sinh trả lời (giáo viên ghi lên bảng)
Học sinh trả lời (giáo viên ghi lên bảng)
Học sinh trả lời (giáo viên ghi lên bảng)
Tư thế đứng lúc kéo thì:
– Dễ ngã.
– Không lợi dụng được trọng lượng cơ
thể.
– Cần lực ít nhất cũng phải bằng trọng
lượng của vật.
I. Đặt vấn đề:
Giáo viên gọi học sinh nêu nội dung vấn
đề và trả lời câu hỏi.
II. Thí nghiệm:
1. Chuẩn bị:
Nhóm trưởng nhận dụng cụ thí nghiệm.
+ Mặt phẳng nghiêng.
+ Lực kế có giới hạn đo 5N.
+ Khối trụ bằng kim loại có thể quay
quanh trục.
2. Tiến hành đo:
C1: Đo lực kéo vật bằng mặt phẳng
nghiêng lên độ cao h.
+ Đo trọng lượng P của khối kim loại (lực F
1
).
+ Đo lực F
2
(lực kéo vật lên độ cao là 20cm)
+ Đo lực F
2
(lực kéo vật lên độ cao là 15cm)
+ Đo lực F
2
(lực kéo vật lên độ cao là 10cm)
C2: Tùy theo từng học sinh:
11
Hoạt động 3 (3 phút): Rút ra kết luận từ
kết quả thí nghiệm.
– Sau khi đo xong, gọi nhóm trưởng lên
bảng ghi kết quả đo.
– Giáo viên gọi các học sinh phân tích, so
sánh lực kéo bằng mặt phẳng nghiêng (F
1
;
F
2
, F
3
) ở 3 độ cao khác nhau với trọng
lượng của vật.
Giáo viên ghi nội dung kết luận lên bảng,
cho học sinh chép vào vở.
Hoạt động 4 (19 phút): Học sinh ra sân
làm thực hành thực tế
- Cho học sinh nêu thí dụ.
(Khi cho học sinh tìm phương án là
bước rèn luyện kỹ năng sống thông qua
lý thuyết và thực tiễn sắp làm)
- Cho 3 nhóm học sinh tìm phương án
để đưa bình ga lên xe đạp ( có em đưa
lên trực tiếp, có em dùng tấm ván để lăn
lên và so sánh lực dùng bên nào nhẹ và
có lợi)
- Tìm phương án: Đưa xe lên thêm nhà
với 2 tấm 1m và 1,5m và 1em đưa lên
trực tiếp.
Cho học sinh nhận xét
- Cho 1em đi xe lên dốc theo 2 phương
án
- Cho học sinh nhận xét đi trên 2 loại
dốc.
GV rút ra kết luận và cho học sinh
khẳng định lại lý thuyết qua thực hành.
+ Giảm chiều cao mặt phẳng nghiêng.
+ Tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng
+ Giảm chiều cao đồng thời tăng độ dài
của mặt phẳng nghiêng.
3. Rút ra kết luận:
+ Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật
lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của
vật.
+ Mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực cần
để kéo vật lên mặt phẳng đó càng nhỏ.
IV. Vận dụng: (HS ra sân thực hành
thực tế)
C3: Tùy theo học sinh trả lời, giáo viên sửa
chữa sai sót.
C4: Đưa bình ga lên xe đạp
C5: Vì khi dùng tấm ván dài hơn thì độ
nghiêng tấm ván sẽ giảm. Đưa xe lên dễ
dàng.
9. Củng cố bài : Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo thể nào so với
trọng lượng của vật?
Mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực kéo vật lên mặt phẳng đó ra sao?
10.Hướng dẫn về nhà:
Học sinh học thuộc lòng nội dung ghi nhớ.
Bài tập về nhà: BT 14.2 và 14.4 trong sách bài tập.
Bài 15: ĐÒN BẨY
I. MỤC TIÊU:
12
1) Nêu được tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực.
Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
2) Sử dụng đòn bẩy phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích
của nó.
II. CHUẨN BỊ:
Cho mỗi nhóm học sinh:
Một lực kế có GHĐ từ 2N trở lên.
Một khối trụ kim loại có móc 2N.
Một giá đỡ có thanh ngang
2 cái kéo ( 1 loại tay cầm dài, 1 loại ngắn); 1 tấm kim loại mỏng.
Cho cả lớp:
Tranh minh họa: 15.1, 15.2, 15.3,15.4.
Bảng kết quả thí nghiệm
- Một vật nặng. (Hòn đá)
Một cái gậy. 1m
Một vật kê. (Khúc gỗ vừa)
1 xe cút kít.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
4. Ổn định lớp (1 phút): Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
5. Kiểm tra bài cũ (4 phút):
Sửa bài tập 14.2: A (nhỏ hơn); B (càng giảm); C (càng dốc đứng).
Sửa bài tập 14.4: để đỡ tốn lực ô tô lên dốc hơn.
6. Giảng bài mới (40 phút):
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Hoạt động 1 (2 phút): Tổ chức tình huống
học tập.
Một số người quyết định dùng cần vợt để
nâng ống bê tông lên (H.15.1) liệu làm thế
có dễ dàng hơn hay không?
Hoạt động 2: (5p)Tìm hiểu cấu tạo đòn
bẩy.
Cho học sinh quan sát các hình vẽ, sau đó
đọc nội dung mục 1. Cho biết các vật
được gọi là đòn bẩy đều phải có 3 yếu tố
nào?
(Giáo viên tóm tắt nội dung và ghi lên
bảng)
C1: Học sinh điền các chữ O; O
1
; O
2
vào
vị trí thích hợp trên H 15.2; H 15.3.
Hoạt động 3: (15p) Đòn bẩy giúp con
I. Tìm hiểu cấu tạo đòn bẩy:
Các đòn bẩy đều có một điểm xác định gọi
là điểm tựa O. Đòn bẩy quay quanh điểm
tựa
– Trọng lượng của vật cần nâng (F
1
) tác
dụng vào một điểm của đòn bẩy (O
1
).
– Lực nâng vật (F
2
) tác dụng vào một
điểm khác của đòn bẩy (O
2
).
C1: 1 (O
1
) – 2 (O) – 3 (O
2
)
4 (O
1
) – 5 (O) – 6 (O
2
).
II. Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ
dàng hơn như thế nào?
13
người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
Cho học sinh đọc nội dung đặt vấn đề
SGK sau đó giáo viên đặt câu hỏi:
– Trong H 15.4 các điểm O; O
1
; O
2
là gì?
– Khoảng cách OO
1
và OO
2
là gì?
– Muốn F
2
nhỏ hơn F
1
thì OO
1
và OO
2
phải thỏa mãn điều kiện gì?
Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm:
“So sánh lực kéo F
2
và trọng lượng F
1
của
vật khi thay đổi vị trí các điểm O; O
1
, O
2
.
Cho học sinh chép bảng kết quả thí
nghiệm.
C2: Đo trọng lượng của vật.
Kéo lực kế để nâng vật lên từ từ. Đọc và
ghi số chỉ của lực kế theo 3 trường hợp
trong bảng 15.1.
C3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ
trống.
Hoạt động 4 : (18p)Ghi nhớ và vận dụng
( Cho HS ra sân thực hành thực tế)
C4: Tìm thí dụ sử dụng đòn bẩy
trong cuộc sống.
HS chỉ rõ và rèn luyện kỹ năng sống
(Hiểu biết và vận dụng)
C5: Hãy chỉ ra điểm tựa, các lực tác
dụng của lực F
1
, F
2
lên đòn bẩy trong H
15.5.
Và chỉ rõ trên xe cút kít, kéo có sẵn
*) Hãy tìm phương án và giải quyết di
chuyển hòn đá từ chỗ A tới chỗ B cách
2m.
HS có thể đưa phương án: Nhiều em
khiêng đi thì GV phải phân tích: Lực,
nhiều người, nguy hiểm
1. Đặt vấn đề:
Hình 15.4: Muốn lực nâng vật lên (F
2
) nhỏ
hơn trọng lượng của vật (F
1
) thì các
khoảng cách OO
1
và OO
2
phải thỏa mãn
điều kiện gì?
2. Thí nghiệm:
a. Chuẩn bị: lực kế, khối trụ kim loại
có móc, dây buộc, giá đỡ có thanh ngang.
b. Tiến hành đo:
C2: Học sinh lắp dụng cụ thí nghiệm như
hình 15.4 để đo lực kéo F
2
và ghi vào bảng
15.1.
3. Rút ra kết luận:
C3: Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng
lượng của vật thì phải làm cho khoảng
cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực
nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới
điểm tác dụng của trọng lượng vật.
C4: Tùy theo học sinh.
C5: Điểm tựa
– Chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền.
– Trục bánh xe cút kít.
– Ốc vít giữ chặt hai lưỡi kéo.
– Trục quay bấp bênh.
Điểm tác dụng của lực F
1
:
– Chỗ nước đẩy vào mái chèo.
– Chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm
vào thanh nối ra tay cầm.
– Chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo.
– Chỗ một bạn ngồi.
Điểm tác dụng của lực F
2
:
– Chỗ tay cầm mái chèo.
– Chỗ tay cầm xe cút kít.
– Chỗ tay cầm kéo.
– Chỗ bạn thứ hai.
14
Nếu có gậy và khúc củi kê thì các em
nghĩ sao?
Cho HS dùng 2 kéo cắt kim loại: Tay
cầm dài, ngắn và cắt xong nhận xét rút
ra kết luận
3. Củng cố bài:
Đòn bẩy có cấu tạo các điểm nào?
Để lực F
1
< F
2
thì đòn bẩy phải thỏa mãn điều kiện gì?
(Chép phần ghi nhớ vào vở).
4. Dặn dò:
Học thuộc nội dung ghi nhớ.
Trả lời C5, C6.
Bài tập về nhà: 15.2; 15.3 trong sách bài tập.
Tôi nhận thấy các em học theo phương pháp này hứng khởi và nhanh nhẹn
thông qua thực hành ngay vấn đề thực tế và các em mạnh dạn trao đổi phải như thế
này, như thế kia… và cho thấy các em học lực trung bình không mạnh dạn phát biểu
trên lớp mà nay phương pháp này các em mạnh dạn trao đổi nhiều và thậm chí tranh
làm. Có nhiều em nói: “Thầy ơi các tiết khác thầy cũng làm thế này nhé!, để nhà
em học thầy ạ, lớp em ai cũng hiểu bài cả!”
III- KẾT LUẬN:
Qua phần lý thuyết dạy ở trên lớp và tôi chú trọng lồng ghép kỹ năng sống cho học sinh
qua các bài học trên tôi thấy rằng khi cho học sinh chủ động tiếp cận thực tế qua phần dạy lý
thuyết sau đó mới cho học sinh áp dụng lý thuyết để đi vào vận dụng thì phần vận dụng trong
sách giáo khoa là một phần cho học sinh rèn kỹ năng sống thực tế và phần này theo tôi cho các
em về nhà tự trả lời xem đó là bài tập, ngoài ra phải cho học sinh được thực hành cụ thể về thực tế
nhiều hơn thông qua các vật dụng cụ thể qua thí nghiệm và được thực hành trên lớp sau đó rút ra
kết luận; Trong quá trình soạn giảng nên chú ý nhiều làm sao cho học sinh được làm một cách
chủ động, phải tự tin rút ra nhận xét, kết luận từ thí nghiệm và vận dụng vào thực tế học sinh được
làm liên hệ cuộc sống, miễn là giáo viên chịu khó chuẩn bị và nếu như những bài này giáo viên có
thể ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học phần lý thuyết thì tôi chắc chắn rằng hiệu quả đặt
ra là rất lớn đối với việc vận dụng lồng ghép kỹ năng sống vào dạy học.
Kết quả đối với khối 7 hiện tại khi lồng ghép kỹ năng sống được một năm khi có
dự án cho thấy việc thực hiện vấn đề đặt ra có hiệu quả thiết thực:
Khối 7 Nắm kiến thức Vận dụng giải
thích tốt
Vận dụng thực
tế tốt KNS
Vận dụng thực
tế khá
Sỹ số 86 86 70 70 16
Phần trăm 100% 81,4% 81,4% 18,6%
15
Tôi nhận thấy sau khi học xong chương trình lồng ghép kỹ năng sống và khảo sát học
sinh thì kết quả học sinh đi vào vận dụng nhanh và tự tin hơn vào thực tế của bản thân, giúp được
người khác một cách hiệu quả: như những tình huống tôi nêu ra ở phần trên khi gặp tình huống:
Đưa xe đạp vào nhà qua bậc tam cấp không tìm ra cách giải quyết các tình huống đó
và để đưa xe vào với cách nhanh, khỏe hơn thông qua Mặt phẳng nghiêng; Chỉ một
mình mà không di chuyển được khúc củi đi xa mà không nghĩ ra là dùng đòn bẩy,
dùng kéo có cán dài.v.v. thì các em trả lời được nhanh hơn cách giải quyết, xử lý tình
huống tự tin và khẳng định đó là chính xác và cho thấy học sinh đã có được những kỹ năng
sống mà tôi đã nêu ra.
Trong quá trình nghiên cứu ban đầu thì ngay từ khi nắm được chủ trương của
ngành (Năm học 2009-2010) thì tôi đã có ý tưởng lồng ghép kỹ năng sống cho học
sinh ngay từ lớp đầu tiên của cấp học để theo dõi của cả quá trình học tập. Khi mới
bắt đầu bước vào lồng ghép thì tôi băn khoăn nên chọn bài nào cho phù hợp để thử
nghiệm và được học sinh tiếp xúc nhiều ở trong thực tế để khảo sát hiệu quả như thế
nào và sau đó áp dụng cho các bài học khác, vì vậy tôi đã chọn 6 bài học trên để khảo
sát khả năng học sinh tiếp nhận để đi đến đích là có được kỹ năng sống tốt hơn nhiều
trong việc biến nhận thức thành hành động của học sinh. Đến nay thì tôi hầu như đã
vận dụng việc lồng ghép kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học vật lý 6 ở tất
cả các tiết học mà môn của tôi phụ trách để dạy bằng phương pháp cho học sinh tự
làm thực hành như tôi nêu ra, cứ thế cho học sinh có khả năng vận dụng kỹ năng sống
tốt hơn ở các lớp trên khi học môn vật lý mà giáo viên khác phụ trách và lồng ghép
chương trình vào dạy học để cho học sinh có khả năng sinh hoạt trong thực tế một
cách tự tin, sáng tạo trở thành con người trong xã hội mới ngày càng thay đổi mạnh
mẽ.
Tôi tin tưởng rằng khi áp dụng kiến thức kỹ năng sống vào việc lồng ghép qua
các môn học không chỉ là môn vật lý 6 mà cho tất cả các môn học khác sẽ đem lại cho
người học được kỹ năng sống riêng cho mình tốt hơn nhiều và sẽ đem lại hiệu quả
đào tạo cho các nhà quản lý giáo dục và giáo viên dạy điều mà mình muốn ở học sinh.
Kiến nghị-Đề xuất: Nhiều ý kiến cho rằng các trường phổ thông hiện nay đã
quá nặng về dạy kiến thức, ít quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Một bộ phận lớn học sinh trong các nhà trường thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung
quanh, ứng xử cần thiết trong cuộc sống. Điều này cũng là một nguyên nhân dẫn đến
những bất cập trong hành vi, lối sống đạo đức của nhiều học sinh được nhắc nhiều
trên thông tin đại chúng nói nhiều về hành động thiếu kỹ năng sống về mọi mặt và
qua khảo sát thực tế của các nhà nghiên cứu.
Chính vì vậy, tôi đề nghị các trường nên triển khai thúc đẩy mạnh mẽ việc lồng
ghép kỹ năng sống cho học sinh không chỉ là sinh hoạt đội, ngoài giờ lên lớp và hoạt
động ngoại khoá mà mạnh dạn cho giáo viên lồng ghép vào tất cả các môn học nói
16
chung và môn vật lý nói riêng để học sinh có thể có được kỹ năng sống cho mình
trong thực tế cuộc sống xã hội hiện nay.
Đề nghị Phòng GD&ĐT mở lớp cho giáo viên cốt cán tập huấn rèn luyện kỹ
năng sống thông qua các hoạt động và lồng ghép vào các môn học cho các nhà trường
THCS.
17
PHỤ LỤC
TT NỘI DUNG TRANG
1 Đặt vấn đề
2 Nội dung
Thực trạng của vấn đề
3 Biện pháp thực hiện
4 Đo độ dài (Chuẩn kiến thức)
5 Đo thể tích chất lỏng (Chuẩn kiến thức)
6 Đo thể tích chất lỏng không thấm nước (Chuẩn kiến
thức)
7 Khối lượng-Đo khối lượng (Chuẩn kiến thức)
8 Mặt phẳng nghiêng (Chuẩn kiến thức)
9 Đòn bẩy (Chuẩn kiến thức)
10 Đo độ dài (Giáo án)
11 Đo thể tích chất lỏng (Giáo án)
12 Đo thể tích chất lỏng không thấm nước (Giáo án)
13 Khối lượng-Đo khối lượng (Giáo án)
14 Mặt phẳng nghiêng (Giáo án)
15 Đòn bẩy (Giáo án)
16 Kết luận
17 Kiến nghị - Đề xuất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
phổ thông- TS: Lưu Thị Thủy.
2- Tài liệu chuẩn kiến thức vật lý THCS.
3- Sách giáo khoa vật lý 6
18