Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tham luận kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.38 KB, 3 trang )

Tham luận kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp
I/.Thuận lợi:
- Tôi được phân công chủ nhiệm khối 12, là lớp cuối cấp nên được sự quan tâm
đặc biệt của Ban Giám Hiệu trường (học sớm hơn các khối khác, có thời gian ổn
định lớp nhiều hơn…)
- Được Ban Giám Hiệu tin tưởng phân công làm chủ nhiệm lớp 12 trong 3 năm
liên tục nên mỗi năm lại có thêm kinh nghiệm và bài học cho lớp kế theo.

- Sỉ số lớp vừa phải (32 học sinh) không quá đông, tiện cho việc quản lý sát sao
từng học sinh.

- Học sinh đã được học hai năm ở trường này nên có nề nếp tương đối ổn định, có
ý thức tự giác cao hơn so với lớp 10,11. Bên cạnh đó, các em hiểu được tầm
quan trọng của năm học cuối cấp có liên quan đến tương lai, sự nghiệp của cả
cuộc đời sau này.
- Đa số các em ngoan, có ý thức học tập và rèn luyện sẵn sàng vượt qua khó khăn
- Học sinh ý thức xây dựng tập thể đoàn kết.
- Luôn có sự phối hợp chặt chẽ của Ban Giám Hiệu, Giáo Viên Chủ
Nhiệm, giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục học sinh.
- Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất để học sinh được học 2 buổi
II/.Khó Khăn:
- Lớp không có học sinh giỏi nên khó vực dậy tinh thần học tập của
lớp.
- Tinh thần tự học, tự rèn luyện của các học sinh yếu (10 em) còn rất
thấp.
- Số học sinh hỏng kiến thức cơ bản nhiều (đặc biệt là các môn tự
nhiên).
- Đa số học sinh nhà xa (14 học sinh ở thị trấn Mỹ Thọ, còn lại 18 học
sinh ở các xã), trong đó có 1 học sinh phải qua đò khi đến trường.
- Có học sinh nhà xa phải ở trọ, hoặc ở cùng ông bà, chú thím…không
có sự quản lý của cha mẹ.


- Lớp có 5 học sinh cá biệt: đi học trễ, nghiện game, lười học, hút
thuốc,…
III/. Giải pháp:
Trước hết, tôi xin nêu vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm:
-Giáo viên chủ nhiệm là những người thầy đặc biệt, bởi họ không
những phải làm nhiệm vụ dạy dỗ học trò như các giáo viên khác, mà còn phải
gánh trên vai bao trách nhiệm nặng nề khác, đóng vai trò làm chiếc cầu nối giữa
nhà trường với học sinh và gia đình học sinh, giữa các giáo viên bộ môn với học
sinh…Giáo viên chủ nhiệm không chỉ là người thầy mà trong nhiều tình huống
còn phải là người cha, người mẹ, người bạn, chỗ dựa tinh thần của học sinh. Thực
tế cho thấy, những giáo viên chủ nhiệm luôn gần gũi, tận tâm với học trò, có
chuyên môn cao, yêu nghề sẽ giúp cho hoạt động dạy và học đạt được những
hiệu quả to lớn.
- Thầy cô làm công tác chủ nhiệm muốn bảo đảm công tác chuyên môn lẫn
công tác chủ nhiệm thật tốt, đòi hỏi phải có tâm và có tài. Tâm của người GVCN
là xem các em như con cháu để không ngại tốn thời gian, công sức cho lớp mình
phụ trách. Tài của GVCN là tùy theo đặc điểm, tình hình lớp mà có những biện
pháp phù hợp để quản lý và giáo dục lớp mình chủ nhiệm.
- Đầu năm, khi nhận lớp việc đầu tiên là GVCN phải nắm bắt được thông tin
cá nhân từng em, cho các em viết lý lịch trích ngang có kèm theo sơ đồ đường đi
từ trường đến nhà của các em. Cần chú ý các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như:
HS mồ côi, cha mẹ ly hôn, cha mẹ đi làm ăn xa phải ở với người than, gia đình
hộ cận nghèo – hộ nghèo, con thương binh – bệnh binh… Kế đến là những HS cá
biệt như con nhà giàu, học yếu, mê game, cúp tiết đi chơi, sử dụng điện thoại…Ở
tuổi này các em rất nhạy cảm, hành động theo cảm xúc nhất thời, dễ chán nản
trước khó khăn trong học tập, những điều không vui từ phía gia đình hay từ bạn
bè ở trường lớp. Từ những thông tin tìm hiểu được, GVCN nên gần gũi trò
chuyện tiếp xúc với các em nhiều hơn, tạo cho các em sự thân thiết, tin tưởng để
có thể dễ dàng bộc lộ tâm tư tình cảm, điều mong muốn của chính mình khi cần
thiết. Qua đó, thầy cô hiểu các em hơn và kịp thời ngăn chặn những suy nghĩ

nông cạn, sai lầm hay các hành vi không hay… hướng các em vào điều tốt đẹp,
lạc quan hơn.
- Song song với vấn đề trên, việc tạo mối quan hệ mật thiết với cha mẹ HS
cũng là điều hết sức quan trọng, GVCN đừng đợi đến các cuộc họp phụ huynh
hay khi các em vi phạm nội qui trường lớp mới mời phụ huynh lên để trao đổi.
GVCN có thể thăm hỏi chuyện gia đình, trao đổi cách dạy dỗ con em khi có dịp
gặp mặt…Ngoài ra, GVCN cũng đừng để các cuộc họp phụ huynh là lúc phê
phán, chê bai việc học tập, hạnh kiểm của HS. Hãy làm cho cuộc họp trở thành
buổi trao đổi thân mật giữa GVCN và gia đình. Từ đó GVCN tạo được mối quan
hệ thân mật giữa GVCN với gia đình, tất nhiên GVCN sẽ được sự tin yêu ở phụ
huynh và họ sẳn sàng hỗ trợ trong mọi hoạt động học tập, sinh hoạt mà GVCN đề
ra, cũng như dễ dàng cung cấp mọi thông tin cá nhân về các em ở gia đình. Khi
HS có vấn đề về hạnh kiểm, học tập GVCN cần liên hệ ngay với phụ huynh. Cụ
thể là GVCN cần trao đổi, bàn bạc, thống nhất với phụ huynh biện pháp giáo dục
HS, tránh làm các em bị tổn thương tâm lý. Sau đó theo dõi, kịp thời cùng phụ
huynh khen ngợi và động viên các em về những tiến bộ đạt được dù nhỏ nhất.
- Bên cạnh đó, GVCN cũng phải làm cho lớp học đoàn kết, yêu thương, luôn
quan tâm gắn bó nhau. Để tạo được một lớp học như thế, GNCN cần phải tạo
điều kiện cho các em thể hiện sự quan tâm lẫn nhau của mỗi thành viên trong lớp.
Ngoài ra, GVCN cần tổ chức cho HS học nhóm, sắp xếp các em học khá – giỏi
xen kẻ với các em học yếu – kém để các em có điều kiện giúp đở nhau cùng tiến
bộ.
- Một nhiệm vụ không thể thiếu được của người GVCN là phải có kế hoạch và
biện pháp giúp cho lớp nâng dần chất lượng học tập và hạnh kiểm ngày một cao
hơn. Trước tiên, GVCN phải làm cho các em thích đi học. Muốn thế, GVCN phải
mất rất nhiều công sức và thời gian trong việc giáo dục nhận thức của các em,
GVCN tranh thủ trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, trong hoạt động ngoài giờ lên
lớp, trong các buổi lao động tập thể, trong các buổi dã ngoại…GVCN phải phân
tích, giải thích, minh chứng cụ thể những sự việc xảy ra hàng ngày trong cuộc
sống gia đình và ngoài xã hội mà các em thấy được, khơi dậy lòng hiếu tử của

một người con khi chính mắt nhìn thấy cha mẹ vất vả cả đời kiếm tiền lo cho con
ăn học với mong muốn con mình đỗ đạt – có nghề nghiệp ổn định – người có ích
cho xã hội sau này, để từ đó các em hiểu rõ mục đích, lý do mà các em phải đi
học, một khi các em đã nhận thức đúng đắn về việc học tập của mình rồi thì
GVCN sẽ dễ dàng hướng các em đến ước mơ, hoài bảo về tương lai sự nghiệp
của bản thân mình. Một nhiệm vụ nặng nề như thế, nếu chỉ có một mình GVCN
làm thì không thể nào đạt hiệu quả được mà phải nhờ nhiều người chung tay gánh
vác như BGH nhà trường, đoàn – hội, GVBM, gia đình và xã hội…
- Các biện pháp trên chỉ có hiệu quả đối với HS hiếu động, nông nổi nhất thời
còn đối với HS cá biệt, ngỗ nghịch, khó dạy đến cả gia đình phải đầu hàng thì
buộc lòng phải dùng biện pháp mạnh, sau nhiều lần kết hợp với gia đình khuyên
bảo, giáo dục mà HS vẫn không tiến bộ thì tôi xử lý như sau: Mỗi một vi phạm là
một tờ tự kiểm được đọc trước lớp trong giờ SHCN, đúng 10 tờ tự kiểm tôi cho
cảnh cáo trước lớp lần thứ 1, sau đó tiếp tục 5 tờ tự kiểm nữa tôi cho cảnh cáo
trước lớp lần thứ 2. Toàn bộ hồ sơ có liên quan tôi nộp cho Ban quản lý HS đề
nghị đưa ra hội đồng kỷ luật xử lý. Bên cạnh đó, những trường hợp đặc biệt
nghiêm trọng như đánh nhau, vô lễ với GV…thì lập hồ sơ ngay để đưa ra hội
đồng kỷ luật.
Trước khi dứt lời, tôi có đôi lời tâm sự với các anh chị đồng nghiệp. Nếu chúng
ta không có cái tâm, không có tấm lòng của một người cha, người mẹ lo lắng cho
học sinh một cách thật lòng, có lẽ người giáo viên chủ nhiệm không thể làm tốt
nhiệm vụ của mình. Bởi có bao nhiêu việc “ có tên” và “không tên” đòi hỏi người
giáo viên chủ nhiệm phải ra tay giải quyết, có biết bao trách nhiệm mà người giáo
viên chủ nhiệm phải gánh trên vai. Dẫu chưa có danh hiệu nào dành cho những
giáo viên chủ nhiệm tận tụy thì sự trưởng thành của học trò sẽ là những phần
thưởng quí giá nhất mà những giáo viên chủ nhiệm hết lòng với học sinh luôn
hạnh phúc đón nhận.

×