Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM lớp 12 TRONG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.62 KB, 4 trang )

VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP 12 TRONG CÔNG TÁC GIẢNG
DẠY, TƯ VẤN, ÔN THI ĐẠI HỌC- CAO ĐẲNG
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường THPT, đứng trước quyết định lựa chọn khối thi,
trường thi tôi đã phải tham khảo ý kiến của biết bao người, đặc biệt là thầy cô giáo chủ
nhiệm của mình. Giờ đây khi là cô giáo đứng trên bục giảng, tuy không trực tiếp làm
GVCN lớp 12 nhưng tôi có tham gia giảng dạy HS lớp 12, tôi nhận thấy vai trò của
GVCN lớp 12 trong công tác giảng dạy, tư vấn, ôn thi Đại học - Cao đẳng là vô cùng
quan trọng.
Sau đây: Tôi xin trình bày một vài ý kiến của bản thân về vai trò của GVCN lớp
12 trong công tác giảng dạy, tư vấn, ôn thi Đại học - Cao đẳng.
I. Vai trò của GVCN trong công tác giảng dạy HS lớp 12
Đối với HS lớp 12, lứa tuổi có đặc điểm tâm sinh lí khá phát triển. trí tuệ biến đổi
cả về chất và lượng. Các em biết quan sát nhạy bén và cảm nhận tinh tế, tư duy trừu
tượng ở mức cao. Nhưng lại rất dễ thay đổi tính nết, dễ xa ngã và bị lôi kéo, lứa tuổi
đang muốn khẳng định mình trước mọi người. Vì vậy khi là GVCN khối 12 đòi hỏi các
thầy cô giáo chủ nhiệm không những chỉ dạy các em về kiến thức mà còn phải dõi theo
tâm sinh lí của mỗi em, giải quyết các tình huống xảy ra với HS lớp mình một cách tế
nhị, biết lắng nghe HS và biết phân tích cho HS hiểu. Mục đích chung nhằm đào tạo thế
hệ học sinh phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, các em lớp 12 đứng trước 2 kì thi TN
THPT và kì thi ĐH - CĐ vì vậy việc tích lũy kiến thức đối với các em bây giờ là nhiệm
vụ trọng tâm của mỗi HS nói riêng và của mỗi gia đình có con em học lớp 12 nói chung.
Là giáo viên chủ nhiệm và tham gia giảng dạy khối 12, các thầy cô giáo đều cố gắng
truyền đạt cho các em đủ kiến thức để các em tham gia vào 2 kì thi TN THPT và ĐH -
CĐ.
Theo tôi, ngay từ HKII của lớp 10, GVCN nên dựa vào kết quả học tập của HS
cho HS làm bài tập trắc nghiệm về môn và khối mà HS yêu thích. Để từ đó GVCN
hướng HS theo khối mình chọn. GVCN kết hợp với phụ huynh học sinh động viên HS
học tập và định hướng mục tiêu chọn khối và trường thi ngay từ bay giờ, tuy còn khá
sớm nhưng tôi nghĩ nếu có mục đích học tập HS sẽ học tập tốt hơn.
Thực tế, tôi thấy HS thường hỏi tôi câu hỏi “Học để làm gì”. Câu hỏi đó không
phải học sinh nào cũng hỏi thầy cô mình mà có rất nhiều HS không dám hỏi. Theo tôi,


tại sao các em lại hỏi như vậy, một phần vì các em không hiểu rõ “Tại sao phải học và
học để làm gì”. Với vai trò là GVCN, tôi nghĩ các thầy cô giáo nên trả lời câu hỏi đó
ngay ngày đầu nhận lớp, học sinh không hỏi cũng nên nói chuyện với HS về tầm quan
trọng của việc học và học để làm gì. GVCN nên thường xuyên quan tâm đến việc học
tập của học sinh trong lớp để động viên những em học tốt, khích lệ em học tốt hơn nữa
còn đối với những học sinh trước học tốt nhưng vì một số nguyên nhân khách quan nào
đó mà em học chểnh mảng không tập trung, GVCN nên tìm hiểu kịp thời, kết hợp với
gia đình và bạn bè động viên em giúp em tiến bộ. Tôi thiết nghĩ nếu là GVCN có tấm
lòng và trách nhiệm HS sẽ từng bước tự hoàn thiện mình về mặt đạo đức và học tập.
II. Vai trò của GVCN trong việc tư vấn hướng nghiệp cho HS
Trong công tác chủ nhiệm lớp 12, một công việc rất quan trọng của người GVCN
là phải biết tư vấn, hướng nghiệp cho HS của lớp mình, làm thế nào để học sinh nhận
thức đúng mình đang ở đâu, năng lực bản thân, hoàn cảnh gia đình để chọn cho mình
một ngành nghề phù hợp.
Hằng năm theo thông lệ, vào học kì II của năm học, trường tôi lại tổ chức những
buổi ngoại khóa về tư vấn nghề cho các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh khối
12, đó là mời các thầy cô ở các trường ĐH - CĐ trên địa bàn của tỉnh Hải Dương và các
tỉnh khác về tư vấn. Trong các buổi đó, GVCN yêu cầu HS lớp chủ nhiệm phải tham gia
đầy đủ, khi có ý kiến gì phải nêu ý kiến để tháo gỡ và tìm hiểu thêm.
Ngoài ra, trong các buổi sinh hoạt của lớp chủ nhiệm, tôi thường lồng ghép nội
dung tư vấn nghề nghiệp cho các em theo các nội dung như:
Đầu tiên là xác định khối thi: Ngoài 4 khối cơ bản A (Toán, Lý, Hóa), B (Toán,
Hóa Sinh), C (Văn, Sử, Địa), D (Toán, Văn, Ngoại ngữ). Bên cạnh đó còn các khối khác
như: H, K, M, N, T, S, R riêng các khối này ngoài các môn thi văn hóa phổ thông ra thì
còn thi các môn khác: về năng khiếu, đọc kể diễn cảm, múa, hát, vẽ, thể dục… Để xác
định được khối thi thì các em cần phải dựa trên kết quả học tập của bản thân. Các em
học bộ 3 môn nào trội nhất thì các em sẽ chọn tương ứng với khối đó, cho thật hợp lý.
Việc chọn chuẩn khối thi sẽ góp phần giúp các em xác định được khả năng chọn trường
hơn và điểm thi cũng cao hơn
Thứ hai là theo dõi điểm sàn của một số trường mà các em đang do dự lựa chọn,

trên cơ sở khả năng học tập của bản thân.
Thứ ba là cần xem xét đọc kỹ các yêu cầu của trường đó, xem mình có đủ các
tiêu chuẩn đó không. Ví dụ như: sức khỏe, giới tính, ngoại hình, giao tiếp… Bên cạnh đó
cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng về đầu ra của ngành đó tức là xu hướng việc làm sau này về
ngành đào tạo đó, mức học phí có phù hợp với điều kiện gia đình không, trường trực tiếp
tổ chức thi hay xét tuyển.
Thứ tư, tập cho mình thói quen kỹ năng giải đề thi của một số trường đó và các
trường có sàn điểm tương đương trong các năm gần đây. Hãy cố gắng tự làm, đặt giờ thi
như đang đi thi vậy để xem thực lực của bản thân như thế nào. Ngoài ra nên tham gia các
kì thi thử ĐH của trường tổ chức và có thể tham gia thêm ở các trường bạn tổ chức thi
thử để kiểm nghiệm thêm thực lực của bản thân. Các em cũng có thể giải các đề thi thử
ĐH trên mạng nếu chịu khó tìm kiếm.
Thứ năm, các em cũng nên chọn cân nhắc kĩ càng khi chọn trường, sức học đến
đâu thì chọn trường đó. Tránh chọn với quá cao, hoặc lo sợ quá mà chọn trường quá thấp
so với thực lực của bản thân. Khi chọn trường, chọn ngành cần suy nghĩ rõ ràng về mối
quan hệ mật thiết giữa sở thích và khả năng của bản thân. Mình thích trường cao nhưng
thực lực lại quá kém như vậy sẽ không ổn chút nào. Hãy cố gắng chọn trường thật hợp lý
ngay lần 1 để thi chứ trông chờ vào nguyện vọng 2 điều đó rất hi hữu. Xu hướng những
năm gần đây điểm sàn nguyện vọng 2 của một số trường số ngành luôn cao hơn điểm
sàn nhuyện vọng 1 từ 2-3 điểm. Thế nên, rất nhiều trường hợp điểm khá cao mà vẫn
trượt, trượt rồi nguyện vọng 2 cũng hơi khó khăn, nhiều bạn phải đành lòng nguyện
vọng vào học cao đẳng. Như vậy sẽ bỏ phí cơ hội trong khi đó các em có thời gian suy
nghĩ, có cân nhắc lựa chọn.
Thứ sáu, hãy chú ý đôi chút về ngành đào tạo của mình sau này sẽ làm nghề gì,
việc gì và xu hướng xã hội bây giờ như thế nào. Điều đó cũng tránh cho các em đỡ
vướng mắc vào vấn đề “thất nghiệp” hiện nay.
Thứ bảy, việc làm hồ sơ thi đại học. Làm nhiều hồ sơ thi ĐH theo ba mức: cao,
khá, trung bình. Tuy nhiên các em cũng không nên làm quá nhiều hồ sơ, vì khi đó sẽ có
quá nhiều giấy báo đăng kí dự thi, các em lại bận thêm với việc chọn trường nào, gây
ảnh hưởng đến học tập. Tiếp đó các em nên tìm hiểu thông tin về số lượng học sinh nộp

hồ sơ thi vào trường mình đã chọn, tỉ lệ chọi. Tìm hiểu điểm chuẩn của các trường đó
trong 3,4 năm gần đây nhất.
Như vậy biết lượng sức mình và quyết tâm thi thì cơ hội thành công cao nhất luôn
mỉm cười với các em.
III. Vai trò của GVCN trong việc ôn thi ĐH - CĐ cho HS:
Là GVCN lớp 12 không nhất thiết thầy cô chủ nhiệm phải dạy môn thi ĐH, mà
bất cứ thầy cô nào cũng làm tốt vai trò của mình nếu thật sự hết lòng vì thế hệ tương lai
của đất nước. Việc định hướng khối thi và trường thi của HS ngày nay được các thầy cô
và gia đình định hướng từ rất sớm. Đến lớp 12 đại đa số HS đều đã lựa chọn xong khối
thi và trường thi cho mình. Vấn đề quan trọng của các em bây giờ là tích lũy đủ kiến
thức để thi ĐH - CĐ. Với vai trò là GVCN lớp 12, theo tôi GVCN nên nắm rõ được tỉ lệ
HS lớp mình thi những khối nào, dự định thi những trường nào, từ đó phối hợp với gia
đình để tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập tốt. Thường xuyên theo dõi lực học của
các em thông qua các giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy lớp mình, nếu có vấn đề sa
sút học tập ở một số học sinh thì GVCN nên tìm hiểu nguyên nhân và động viên kịp
thời. GVCN nên chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân trong việc ôn thi ĐH - CĐ
hoặc những kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp, của người thân mà mình thấy hay và
phù hợp với học sinh để các em có phương pháp ôn thi có hiệu quả. Bên cạnh đó GVCN
kết hợp với ban chi hội của lớp, tổ chức phát thưởng cho những học sinh có thành tích
cao trong học tập.
Đối với GVCN trực tiếp giảng dạy môn thi ĐH - CĐ cho các em học sinh lớp chủ
nhiệm thì việc nắm bắt tình hình học tập của học sinh lớp chủ nhiệm sẽ dễ dàng hơn.
GVCN nên hướng dẫn HS ôn thi một cách khoa học và hiệu quả. GVCN hướng dẫn HS
có thể tham khảo thêm các tài liệu trên mạng internet để phục vụ cho việc học tập của
mình.
IV. Những việc đã làm và kết quả đạt được.
Trong quá trình giảng dạy, tư vấn, ôn thi Đại Học - Cao Đẳng, với tuổi nghề còn ít
do vậy kết quả đạt được của tôi còn rất hạn chế. Tôi xin mạnh dạn kể về trường hợp của
em Nguyễn Thị Hằng lớp 12H. Theo em tâm sự em rất muốn thi khối A với 3 môn Toán,
Lí, Hóa. Nhưng kết quả học tập môn Hóa của em cũng không cao. Em cũng đã cố gắng

học tập rất nhiều nhưng vẫn không khá là bao. Trong khi em đang loay hoay không biết
làm thế nào nâng cao kiến thức môn Hóa của mình vì 2 môn Toán và Lí em cũng học
khá thôi chứ không xuất sắc thì tôi phát hiện ra trong đợt làm báo tường em vẽ rất đẹp.
Tôi đã kịp thời khen và động viên em nên chuyển hướng sang học vẽ. Em đồng ý và đi
học vẽ và kết quả thật bất ngờ em vẽ rất đẹp. Sau đó em chuyển sang khối V với 3 môn
Toán, Lí, Vẽ. Bây giờ em đã là sinh viên năm thứ 3 của ĐH Kiến Trúc Hà Nội.
Như vậy, mới biết rằng GVCN có vai trò rất quan trọng trong công tác giảng dạy,
tư vấn, ôn thi ĐH - CĐ.
Trên đây là một số ý kiến của bản thân tôi về vai trò của GVCN lớp 12 trong công
tác giảng dạy, tư vấn, ôn thi ĐH - CĐ. Nhưng tôi thiết nghĩ, biện pháp làm tốt công tác
chủ nhiệm thì nhiều, tùy theo đặc điểm tình hình của mỗi lớp, GVCN có thể tìm cho
mình những biện pháp phù hợp, không nên áp dụng máy móc Biện pháp cần nhưng cái
cần hơn cả vẫn là tấm lòng, là sự nhiệt tình, trách nhiệm và tình thương yêu học trò. Nếu
chúng ta làm việc với cái tâm của người thầy, tôi tin chắc rằng công tác chủ nhiệm HS
nói chung và HS khối 12 nói riêng sẽ gặt hái được nhiều thành công.

×