MỤC LỤC
Nội dung
1.MỞ ĐẦU
11. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Trang
1
1
1
1
2
2
2
2
4
13
14
14
15
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Đất nước Việt Nam đang trong thời kì đổi mới. Giáo dục luôn được xem
là quốc sách hàng đầu. Bởi sản phẩm của Giáo dục là con người, là cơ sở tiền đề
quyết định sự phồn thịnh của đất nước. Nhiệm vụ của Giáo dục không chỉ cung
cấp cho học sinh hệ thống tri thức khoa học và cuộc sống mà còn góp phần giáo
dục năng lực, phẩm chất hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Đặc biệt
giáo dục Tiểu học có một vai trò vô cùng quan trọng bởi Giáo dục Tiểu học
mang tính chất nền móng để các em học tập lên các bậc học cao hơn. Vậy để
Giáo dục có hiệu quả và đạt chất lượng cao, trong quá trình giảng dạy, việc đổi
mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học là một việc làm thường xuyên, liên
tục. Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy,tôi nhận thấy:
Trong bộ môn Tiếng Việt ở Tiểu học, phân môn Tập đọc giữ một vị trí vô cùng
quan trọng và không thể thiếu được. Phân môn Tập đọc như chiếc chìa khóa đầu
tiên để giúp các em mở cánh cửa kho tàng tri thức khoa học của nhân loại. Tập
đọc có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh, là một đòi hỏi cơ
bản đầu tiên của mỗi người đi học. Đọc là công cụ học tập các môn học khác.
Thông qua đọc, học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ Tiếng
Việt, bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm lành mạnh: tình cảm gia đình, tình
thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương, đất nước, con người đồng thời hình thành
và phát triển ở học sinh những phẩm chất tốt đẹp như rèn tính kiên trì, bền bỉ,
không ngại khó khăn.
Năm học 2016-2017, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3A Trường Tiểu
học Lương Sơn 2. Trong quá trình dạy tập đọc lớp 3, tôi nhận thấy chất lượng
đọc đúng, đọc hay của học sinh còn thấp. Để góp phần nâng cao chất lượng đọc
cho học sinh lớp mình phụ trách tôi mạnh dạn đề xuất: “Một số biện pháp rèn
kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Lương Sơn 2
huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và pháp lí của đề tài: phân tích, đối chiếu với thực
trạng của nhà trường trong thời điểm hiện tại để qua đó tìm ra các biện pháp,
giải pháp mới hiệu quả hơn trong dạy học phân môn Tập đọc.
- Nghiên cứu những biện pháp áp dụng vào thực tiễn dạy học nhằm nâng cao kĩ
năng đọc đúng, đọc hay cho học sinh thông qua một số kinh nghiệm của bản
thân, giúp học sinh phát âm đúng, đọc rõ ràng, rành mạch tiến tới đọc hay.
- Tạo hứng thú để lôi cuốn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3
- Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh
lớp 3A Trường Tiểu học Lương Sơn 2 huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Tìm hiểu nội dung, chương trình, phương pháp và thực tiễn của việc rèn kĩ
năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Lương Sơn 2 huyện
Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã vận dụng các phương
pháp sau:
+Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
+Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
+ Phương pháp thu thập thông tin.
+ Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, sự phát triển Công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước cần phải có những con người năng động, sáng tạo, tự lực, tự
2
cường. Nhu cầu này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chương
trình bậc Tiểu học một cách phù hợp.
Mục tiêu của giáo dục Tiểu học đặt ra là: “ giúp học sinh hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,
phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ
sở”.
Đọc là kĩ năng quan trọng hàng đầu của con người. Không biết đọc con
người không tiếp thu được nền văn minh của nhân loại. Nhờ biết đọc con người
mới tự học, tự rèn luyện, mới thực hiện được: “Học, học nữa, học mãi”. Vì vậy
dạy học ở phổ thông, nhất là các em học sinh tiểu học là cần thiết và quan trọng.
Đọc thông thì viết thạo, đọc thạo thì viết mới đúng. Đó là vấn đề quan
trọng cần suy nghĩ và cần tìm cách để dạy Tập đọc cho học sinh Tiểu học.
Kĩ năng đọc là mục đích cuối cùng chúng ta muốn có ở học sinh sau mỗi
giờ Tập đọc. Những kĩ năng này trước hết phải có kĩ năng giải mã nghĩa, ý của
văn bản đó. Giáo viên phải tạo được hình đọc lí tưởng tức là phải có kĩ năng đọc
thành thục. Giáo viên phải đọc được bài tập đọc từ việc biết cách xác định từ,
câu quan trọng đến việc hiểu được nghĩa, ý, tình của văn bản. Giáo viên không
thể hình thành ở học sinh kĩ năng gì mà bản thân mình không có, không thể gặt
hái được những gì mà ta không có khả năng gieo trồng. Vì vậy, trong dạy học
chúng ta không có quyền đòi hỏi học sinh làm những gì mà bản thân mình chưa
hoặc không làm được. Giáo viên không thể luyện cho học sinh đọc hay, đọc diễn
cảm mà bản thân mình chưa xác định được bài văn cần đọc với giọng điệu như
thế nào. Khi dạy học không có hiệu quả, nhiều giáo viên đổ lỗi cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Về phía giáo viên.
- Qua dự giờ thăm lớp và trao đổi với giáo viên trong trường, tôi thấy đa
số giáo viên có năng lực, vững vàng về phương pháp, nghiên cứu và tìm hiểu kĩ
chương trình, hệ thống các bài tập của phân môn. Nắm được cấu trúc của
chương trình, hiểu ý đồ của tác giả biên soạn. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo
viên kĩ năng sư phạm chưa đáp ứng được với việc đổi mới phương pháp dạy học
theo chương trình mới, nên đôi khi còn lúng túng trong các bước dạy. Chuẩn bị
cho một giờ lên lớp chưa được kĩ càng, thiết kế bài dạy chưa chú ý đến đặc thù
ngôn ngữ của địa phương, một số giáo viên đọc mẫu chưa tốt, chưa gây được
hứng thú học tập cho học sinh. Có những giáo viên còn bỏ qua các bước quy
trình của một tiết dạy Tập đọc, chưa khai thác hết dụng ý của Sách giáo khoa.
Việc khai thác nội dung của tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa để hướng dẫn
học sinh quan sát chưa tốt, dẫn đến việc học sinh không hứng thú trong học tập.
Có nhiều từ mới, từ khó đối với học sinh dân tộc thiểu số nhưng giáo viên không
tham khảo từ điển trước nên giải thích qua loa.
2.2.2. Về phía học sinh.
Đa số các em là con em dân tộc thiểu số, việc tiếp xúc với các hoạt động
xã hội còn hạn chế, cách phát âm chưa rõ nên có ảnh hưởng đến việc dạy học
tiếng Việt, kĩ năng đọc của học sinh còn thấp. Đọc ngắt nghỉ hơi chưa đúng, học
3
sinh chưa hiểu được cách nói văn chương, vốn lí luận chưa có. Kết quả học đọc
của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc, các em
chưa nắm được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng tình cảm của
người khác chứa đựng trong văn bản đọc.
- Đa số các em còn ham chơi, vốn kiến thức của các em còn hạn chế.
- Các em còn phụ thuộc nhiều vào giáo viên.
Thực tế hiện nay cho thấy rằng học sinh chưa đọc được như ta mong muốn, cụ
thể là:
Nhiều em đọc chưa đúng ở những chỗ ngắt nhịp vì các em chưa hiểu được nội
dung câu thơ, câu văn nên các em ngắt nghỉ không đúng với nội dung biểu cảm của
tác giả. Học sinh chưa hiểu hết nghĩa của các từ ngữ trong bài đọc, cũng như
chưa hiểu được cách nói văn chương, vốn lí luận chưa có, các em thường ngắt
giọng giữa từ ghép, các em chưa đọc đúng chỗ nào cần lên giọng, chỗ nào cần
hạ giọng xuống. Khi đọc câu hỏi, giọng đọc các em còn đều đều chưa toát lên
được nội dung câu hỏi. Khi đọc các câu hội thoại các em chưa phân biệt được
giọng của nhân vật, giọng của tác giả. Các em chưa biết phân biệt cách đọc một
bài văn với bài thơ, chưa biết thể hiện giọng kể với tả.
Học sinh còn nhiều em khi đọc giọng còn quá bé, các bạn trong lớp không
theo dõi được. Học sinh đọc tốc độ còn chậm làm cho bài đọc trở nên đều đều
không có trọng tâm. Cá biệt có em còn đọc qua cả các dấu ngắt câu khiến cho
người nghe hiểu nhầm, hiểu sai.
Đặc biệt, đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số ngoài việc ảnh hưởng của
tiếng địa phương nói chung (phát âm sai các tiếng có thanh hỏi/ngã, các tiếng có
phụ âm đầu ch/tr, r/d(gi) như học sinh người Kinh địa phương) các em còn bị
ảnh hưởng nặng nề bởi phát âm tiếng mẹ đẻ (lẫn lộn phụ âm đầu l/đ, b/v hay
thanh hỏi/ngã/nặng).
Năm học 2016 -2017, tôi được Ban giám hiệu phân công giảng dạy lớp
3A của trường Tiểu học Lương Sơn 2 với số lượng học sinh là 25 em. Trong đó
nam 12 em, nữ 13 em, 12 em là học sinh dân tộc thiểu số. Đầu năm học 2016
-2017 tôi đã tiến hành khảo sát, kết quả khảo sát phân môn Tập đọc đạt được
như sau:
Tổng số học sinh được khảo sát: 25em
Mức độ
+ Đọc đúng, rõ + Đọc đúng, + Đọc đúng, + Đọc qúa chậm (còn
ràng, diễn cảm rõ ràng
hơi chậm
sai vần ngắc ngứ)
Số lượng
0
7
12
6
Tỉ lệ (%)
0%
28%
48%
24%
Thực trạng trên chưa đáp ứng được mục tiêu dạy đọc mới là rèn cho học
sinh có năng lực hoạt động ngôn ngữ, sử dụng thành thạo trong giao tiếp và cuộc
sống hàng ngày của học sinh.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
4
Từ những thực trạng trên, để rèn kĩ năng đọc cho học sinh thu được kết quả
tốt hơn, tôi xin đề xuất một số biện pháp, giải pháp mà tôi đã áp dụng thành
công ở lớp của mình.
2.3.1. Đổi mới phương pháp dạy học.
Trước tiên tôi đổi mới về phương pháp dạy học. Tôi tổ chức các hoạt động
học tập, tạo mọi điều kiện để phát huy sự tích cực hoá hoạt động mỗi học sinh
để tất cả các em đều được hoạt động, đều được thể hiện bản thân thông qua các
tình huống giao tiếp, các trò chơi học tập.
2.3.2. Đổi mới hình thức dạy học.
Cũng là tổ chức dạy học theo lớp, theo nhóm, học theo cặp đôi và học cá
nhân tuy nhiên bản thân đã phối hợp các hình thức tổ chức dạy học này mềm
dẻo, linh hoạt phù hợp với từng dạng bài để tạo cơ hội cho mọi học sinh đều
được tham gia vào hoạt động học tập, tạo cho các em cách làm việc tập thể theo
nhóm, cách phối hợp với bạn bè trong công việc, cách chủ động tự tin trình bày ý kiến
cá nhân, tạo môi trường thuận lợi cho việc giao tiếp từ đó rèn luyện 4 kĩ năng sử dụng
tiếng Việt cho các em.
2.3.3. Đổi mới các phương tiện dạy học.
- Tôi sử dụng tối đa đồ dùng sẵn có từ kho thư viện trong mỗi tiết học, tự
làm và sưu tầm các đồ dùng phù hợp với nội dung bài đọc. Các đồ dùng tự làm
đơn giản, rẻ tiền và dễ làm như: bộ thẻ từ và nghĩa của từ cần giải nghĩa trong
bài Tập đọc để học sinh thực hành ghép thẻ từ với thẻ ý nghĩa sao cho phù hợp,
Phiếu bài tập cho học sinh đọc hiểu; bảng phụ để ghi nội dung cần luyện đọc
hay, đọc diễn cảm.
- Tôi còn hướng dẫn học sinh sử dụng các đồ dùng học Tiếng Việt để các
em tự phát hiện kiến thức mới hình thành những kĩ năng cần thiết phát triển
năng lực, phẩm chất cá nhân.
2.3.4. Tổ chức trò chơi học tập.
Ngoài ra trong quá trình dạy học sinh thông qua phân môn Tập đọc, tôi
thường tổ chức một số trò chơi học tập nhằm tạo điều kiện cho các nhóm học
sinh tích cực tham gia vào hoạt động thực hành rèn luyện kĩ năng đọc đồng thời
tiếp thu kiến thức một cách tự giác và hứng thú tạo phong trào thi đua rèn đọc
đúng, học hay giữa các nhóm học sinh. Thông qua trò chơi học tập, học sinh còn
được phát triển cả về trí tuệ, thể lực, nhân cách, giúp cho công việc học tiếng
Việt thêm nhẹ nhàng và hiệu quả. Các trò chơi mà bản thân đã sử dụng trong các
tiết dạy là:
+ Trò chơi đọc văn tiếp sức.
Nhằm giúp học sinh: Rèn kĩ năng đọc đúng và nhanh các bài văn trong
Sách giáo khoa. Luyện tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý để phối hợp nhịp
nhàng giữa các bạn trong nhóm với nhau khi đọc thành tiếng từng câu nối tiếp.
Vậy nên tôi đã đưa ra trò chơi “ Đọc văn tiếp sức” trong phần thực hành của bài
Tập đọc .
5
VD. Bài : “Nhà ảo thuật”.
Sau khi tôi phổ biến luật chơi, tìm ra tổ trọng tài. Từng nhóm lần lượt đọc
tiếp sức như sau:
Khi nghe trọng tài hô “Bắt đầu”, người số 1( Đầu hàng bên phải hoặc bên
trái) phải đọc câu thứ nhất của bài một cách rõ ràng, chính xác và nhanh. Dứt
tiếng cuối cùng của câu thứ nhất, người số 2 ( Cạnh vị trí số 1) mới được đọc
tiếp câu số 2...
Cứ như vậy cho đến người cuối cùng của nhóm. Nếu chưa hết bài, câu
tiếp theo lại đến người số 1 đọc, người số 2 đọc... cho đến hết bài thì dừng lại.
Trọng tài tính thời gian và ghi lại kết quả số phút toàn bài của từng nhóm;
cùng các bạn theo dõi, nhận xét và tính số cờ thi đua cho nhóm vừa đọc; công bố
kết quả về thời gian đọc và số cờ thi đua của từng nhóm.
Nhóm được nhiều cờ thi đua nhất (Ít hoặc không mắc lỗi) và có thời gian
đọc ít nhất là nhóm giành phần thắng trong cuộc thi đọc văn tiếp sức.
+ Đọc thơ truyền điện.
Rèn kĩ năng đọc thuộc, nhanh những câu thơ trong bài mà học sinh đã đọc
thuộc lòng. Đồng thời luyện trí nhớ và phản xạ nhanh nhạy, kịp thời; góp
phần cảm nhận về ý câu thơ trong bài. Tôi đưa ra trò chơi: “Đọc thơ truyền
điện”.
VD: Bài “Cái cầu”. Tôi phổ biến luật chơi và công bố tên bài thơ (Bài học
thuộc lòng) sẽ đọc truyền điện; nêu cách đọc.
Hai nhóm cử đại diện bốc thăm, hoặc oẳn tù tì để giành quyền đọc trước,
sau đó tiến hành như sau:
- Đại diện nhóm đọc trước (A1) sẽ đứng lên đọc những dòng thơ thuộc cụm
thứ nhất theo quy định của trọng tài rồi chỉ định thật nhanh “truyền điện” 1 bạn
bất kì của nhóm đối diện (B1). Bạn được chỉ định phải đứng dậy thật nhanh để
đọc tiếp những dòng thơ thuộc cụm thứ 2 của bài; nếu đọc đúng và trôi chảy thì
sẽ được chỉ định ngay 1 bạn ở nhóm kia (A2) đọc tiếp những dòng thơ thuộc
cụm thứ 3... cứ như vậy cho đến hết bài.
Trường hợp người bị chỉ định (bị truyền điện) B1 chưa đọc ngay (vì chưa
thuộc), các bạn ở nhóm đối diện sẽ hô “1,2,3” (hoặc đếm đến năm); hô (đếm)
xong mà bạn đó vẫn không đọc được thì phải đứng yên tại chỗ (bị điện giật);
người đã đọc những dòng thơ trước (A1) sẽ được chỉ định một lần nữa để bạn
khác trong nhóm đối diện đứng lên đọc tiếp (B2).
Nhóm nào có nhiều người phải đứng không thuộc bài “bị điện giật” là
nhóm thua cuộc. Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
+ Thi đọc truyện theo vai.
Rèn kĩ năng đọc đúng và rõ ràng lời người kể chuyện; đọc đúng ngữ điệu
lời nhân vật trong các truyện kể cũng như luyện kĩ năng đọc thầm; tập trung chú
ý theo dõi người khác đọc để phối hợp nhịp nhàng khi đọc lời nhân vật trong
truyện.
Đầu tiên tôi nêu yêu cầu chơi:
6
Từng nhóm thi đọc sẽ lần lượt lên đứng trước các bạn, mỗi học sinh cầm
một cuốn Sách giáo khoa để đọc đúng nội dung được phân công trong nhóm.
Cử Ban giám khảo. Khi nghe Ban giám khảo hô “bắt đầu”, các nhóm mới
tiến hành đọc theo vai.
VD: Ở bài tập đọc “Người liên lạc nhỏ”. Tôi yêu cầu 3 nhóm mỗi nhóm 3
em lên đọc truyện theo vai. Các nhóm tự phân vai.
Từng nhóm tham gia thi đọc truyện theo vai. Giáo viên cùng Ban giám
khảo nhận xét, đánh giá chung và chọn nhóm đọc tốt để biểu dương.
+ Thi đọc đồng thanh.
Trong các tiết ôn tập ở từng giai đoạn giữa Học kì I, cuối Học kì I, giữa
Học kì II. Mục đích của tôi là ngoài rèn kĩ năng đọc đúng và rõ ràng các bài thơ
đã học thuộc lòng còn tạo cho các em phối hợp nhịp nhàng với các thành viên
nhóm.
Đầu tiên tôi chia nhóm. Lập tổ trọng tài, mỗi trọng tài có một bộ thẻ (A, B,
C) bằng bìa cứng, dùng để xếp loại nhóm đọc. Tiếp đến tôi nêu yêu cầu:
- Tự chọn tên cho nhóm.
- Mỗi nhóm đăng kí thi đọc 1-2 bài thơ ghi trên bảng.
Lần lượt từng nhóm thi đọc đồng thanh bài thơ (hoặc khổ thơ). Giáo viên
cắm số cờ thi đua mà trọng tài đã cho vào từng bảng thi đua của mỗi nhóm.
Cuối cuộc thi giáo viên và trọng tài tổng hợp kết quả và xếp loại nhóm
thắng cuộc để động viên khen ngợi.
2.3.5. Tổ chức các hoạt động dạy học trong giờ Tập đọc lớp 3
+ Phần kiểm tra bài cũ.
Thời lượng dành cho phần này không nhiều nhưng cũng đủ giúp tôi nắm
thông tin từ học sinh. Để biết được các em nắm bài đến đâu, tôi thường gọi học
sinh đọc theo yêu cầu và trả lời câu hỏi nhằm kiểm tra việc đọc hiểu của các em.
Sau đó kiểm tra 1 đến 2 em khác, yêu cầu đọc đoạn mình thích và hỏi lí do vì
sao em thích đoạn đó? Nêu cách đọc đoạn (khổ thơ) nhằm củng cố việc cảm thụ
và đọc hiểu của các em.
+ Phần luyện đọc.
Đây là khâu quan trọng để rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Với phần luyện
đọc câu, đọc đoạn, đây là phần “đọc vỡ” của các em, tôi chú trọng rèn kĩ năng
đọc đúng, đọc nhanh và đọc lưu loát cho học sinh.
- Khi nhận lớp, qua một vài tiết học đầu, tôi thấy học sinh đọc còn lí nhí,
tốc độ đọc còn chậm. Trong quá trình rèn đọc, tôi giúp các em hiểu rằng: Đọc
không phải cho cô giáo nghe mà cho cả lớp cùng nghe nên cần đọc với giọng đủ
nghe để bạn ngồi xa nhất cũng có thể nghe rõ. Bên cạnh đó, tôi động viên các
em mạnh dạn, tự tin khi đọc trước lớp và hướng dẫn học sinh cách nhấn giọng,
cách lấy hơi để đọc to hơn.
- Trong quá trình học sinh đọc, tôi yêu cầu cả lớp đọc nối tiếp thành tiếng
cùng bạn và nhận xét cách đọc của từng bạn. Qua đánh giá, học sinh phát hiện ra
những lỗi sai về phát âm tiếng khó, từ khó hoặc ngắt nghỉ chưa đúng.
7
- Để giúp học sinh sửa lỗi phát âm, tôi dùng biện pháp luyện theo mẫu kết
hợp với cấu âm để sửa cho các em. Khi dạy bài: “Cái Cầu”, học sinh phát âm
sai từ “xe lửa”, “đãi đỗ” thành “xe lữa”, “đải đổ”,… đây là lỗi sai dấu thanh
do phát âm địa phương. Tôi gọi một học sinh đọc chuẩn hoặc giáo viên đọc lại
từ đó và yêu cầu các em đã đọc sai phát âm theo.
- Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh đọc đúng tiếng, từ khó, tôi hướng dẫn
các em đọc đúng tiết tấu, chỗ ngắt, nghỉ hơi. Tôi lưu ý các em: sau dấu chấm
nghỉ hơi lâu hơn 2 lần so với chỗ ngắt sau dấu phẩy và bằng một nửa so với dấu
chấm xuống dòng. Với những câu có tính chất thống kê thì ngắt hơi ngắn, nhẹ,
nếu không sẽ tạo ra cách đọc nhấn vào từng tiếng, nghe không tự nhiên. Có
những câu dài, không có dấu phẩy, ta phải xác định dựa vào nghĩa của từ, không
đọc tách từ ra làm hai và dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ, cụm từ để
ngắt hơi cho đúng.
Ví dụ: Khi dạy bài “Nhớ lại buổi đầu đi học”, tôi hướng dẫn học sinh
ngắt: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy/ nảy nở trong lòng
tôi/ như mấy cánh hoa tươi/ mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
Ví dụ: Bài “Trận bóng dưới lòng đường” có đoạn “Bỗng một tiếng “kít…
ít” làm cậu sững lại”.
- Tôi nhận thấy, nhịp thơ là phương tiện quan trọng để diễn đạt cảm xúc
và hình tượng, giúp học sinh đọc đúng. Đọc là cảm xúc và hình tượng, giúp học
sinh đọc đúng, đọc hay là đích của dạy Tập đọc cho học sinh. Ở lớp 3, các em
được học rất nhiều văn thơ ở các thể loại như: Thơ lục bát, thơ 4 chữ, thơ 5 chữ,
thơ tự do… Thường thường, nếu không lưu ý về nghĩa ngắt nhịp tạo ra sự mất
cân đối về mặt âm thanh khi đọc từng câu thơ. Với thơ lục bát, các em thường
ngắt nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 2/3; thơ 7 tiếng ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3…Tuy nhiên,
tôi lưu ý không phải bài nào cũng ngắt được như vậy.
Ví dụ Bài: “Về quê ngoại” Câu: “ Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu”
không thể ngắt“ Ở trong/ phố chẳng/ bao giờ có đâu” mà ngắt nhịp 3/5: “ Ở
trong phố /chẳng bao giờ có đâu” mới thể hiện đúng ý nghĩa câu thơ: ở thành
phố chẳng được ngắm trăng đẹp thỏa thích và tận hưởng gió mát lộng như ở
quê.
Để giúp các em đọc đúng, thể hiện được nội dung bài thơ, tôi hướng dẫn
các em cách ngắt nhịp mỗi loại thơ, dựa vào “nhạc” và ý nghĩa từng câu thơ.
Ví dụ:
Còn con / bận bú
Bận ngủ / bận chơi
Bận/ tập khóc cười/
Bận/ nhìn ánh sáng.//
(Bận)
Yêu cái cầu treo/ lối sang bà ngoại
Như võng trên sông/ ru người qua lại
Dưới cầu,/ thuyền chở đá,/ chở vôi
Thuyền buồm đi ngược,/ thuyền thoi đi xuôi.//
8
(Cái cầu)
+ Phần luyện đọc lại.
Nếu như ở phần luyện đọc câu, đoạn là giai đoạn đọc “cày vỡ” thì trong
phần luyện đọc lại, các em phải đọc hay, đọc thể hiện đúng nội dung mình đã
cảm nhận qua tìm hiểu bài. Đây là cái đích mà dạy Tập đọc hướng đến. Tuy
chưa phải là yêu cầu bắt buộc song việc hướng dẫn học sinh đọc đúng giọng
đọc, bộc lộ cảm xúc khi đọc là một việc làm vô cùng cần thiết để giúp các em
được thể hiện mình, được phát triển.
Trước hết, tôi hướng dẫn học sinh đọc cá nhân giọng đọc phù hợp với từng
loại văn bản. Với văn bản thông thường, tôi hướng dẫn học sinh đọc rõ ràng,
rành mạch, chính xác.
Ví dụ: Bài Đơn xin vào Đội; Báo cáo kết quả tháng thi đua.
Hoặc với bài có nội dung quảng cáo, tin thể thao cần đọc với giọng vui nhộn,
sinh
luyện
đọcrành
cá nhân
rõ từng từ ngữ, từng câu,Học
ngắt
giọng
ngắn,
rẽ, nghỉ hơi dài sau mỗi thông
tin.
Ví dụ:
Nhiều tiết mục mới ra mắt lần đầu //
Xiếc thú vui nhộn,/ dí dỏm.//
Ảo thuật biến hóa bất ngờ, / thú vị.//
Xiếc nhào lộn/ khéo léo,/ dẻo dai.//
( Chương trình xiếc đặc sắc)
Với bài văn miêu tả, tôi hướng dẫn các em nhấn ở các từ ngữ gợi cảm, từ
chỉ đặc điểm, tính chất có tác dụng làm nổi bật ý nghĩa của đoạn văn. Tôi lưu ý
các em nhấn giọng không phải đọc to lên mà nhiều khi chỉ cần chú ý phát âm
mạnh hơn hoặc ngân dài một chút là được.
9
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh đọc bài “Cửa Tùng”, tôi yêu cầu các em
đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhấn ở các từ ngữ: mướt màu xanh, rì rào
gió thổi, biển cả mênh mông, bà chúa, đỏ ối…
Tốc độ đọc cùng với cách nhấn giọng kết hợp một cách hợp lí sẽ giúp các
em đọc tốt, thể hiện được vẻ đẹp của bài văn, bài thơ. Khi dạy bài: “Nhớ lại buổi
đầu đi học”, tôi thấy đây là một bài văn trữ tình, chứa chan cảm xúc, nhấn giọng
ở các từ gợi tả, gợi cảm.
Ví dụ: “Hàng năm, ... mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” Tôi hướng
dẫn các em nhấn ở các từ: cuối thu, náo nức, mơn man, nảy nở, mỉm cười.
Ở chương trình lớp 3, mỗi tuần có một văn bản chuyện kể. Hầu hết các
câu chuyện có lời đối thoại của các nhân vật. Khi dạy, tôi hướng dẫn các em đọc
đúng lời nhân vật và chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp với từng nhân vật để
làm nổi bật lời hội thoại và rõ tính cách nhân vật.
Ví dụ: Bài “Người lính dũng cảm”, trong bài có lời dẫn chuyện, tôi yêu
cầu học sinh đọc với giọng hơi nhanh, gọn, rõ.
+ Lời nói của viên tướng giọng mệnh lệnh, tự tin, dứt khoát.
+ Lời nói của chú lính nhỏ lúc đầu rụt rè, ngập ngừng sau chuyển thành
quả quyết khi phản đối mệnh lệnh sai trái của viên tướng.
+Lời thầy giáo lúc nghiêm khắc, lúc dịu dàng, buồn bã.
- Rèn khả năng đọc đúng giọng đọc của các nhân vật, phát huy thế mạnh ở
mỗi học sinh, giúp nhiều em được thể hiện giọng đọc, tôi tổ chức cho các em
đọc phân vai theo nhóm.
Trên cơ sở đọc và sửa theo nhóm, đọc trước lớp, các em đã biết đọc đúng,
thể hiện rõ tính cách từng nhân vật.
Ví dụ: Bài: “Người mẹ”, tôi tổ chức cho các em đọc phân vai theo nhóm
3, các em tự phân vai (người dẫn chuyện, Thần Chết, bà mẹ) và đọc diễn cảm đoạn
4: ngắt, nghỉ đúng và nhấn giọng ở các từ ngữ sau: ngạc nhiên, tận nơi đây, tôi là mẹ…
Thấy bà,/Thần Chết ngạc nhiên,/ hỏi://
- Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây?//
Bà mẹ trả lời://
- Vì tôi là mẹ.// Hãy trả con cho tôi.//
Giọng người dẫn chuyện chậm, nhẹ nhàng, hơi nhỏ. Giọng Thần Chết
ngạc nhiên, giọng người mẹ điềm đạm, khiêm tốn nhưng kiên quyết, dứt khoát.
Với bài thơ, tôi hướng dẫn học sinh ngắt đúng nhịp thơ, biết ngắt giọng
biểu cảm để tạo ra chỗ lắng đọng, gây ấn tượng về mặt cảm xúc.
Khi dạy bài :’Chú ở bên Bác Hồ”, tôi hướng dẫn học sinh đọc với giọng
hồn nhiên, thể hiện sự đáng yêu của bé và đọc đúng câu hỏi, câu cảm:
“Sao lâu quá là lâu!
Chú ở đâu, ở đâu?”
Biết đổi giọng linh hoạt khi đọc khổ thơ cuối: nhịp chậm, trầm lắng, thể
hiện sự xúc động, nghẹn ngào của bố, mẹ Nga khi nhớ tới chú:
“ Mẹ đỏ hoe đôi mắt…
Chú ở bên Bác Hồ”
10
Ở phần này, ngoài việc hướng dẫn học sinh đọc đúng giọng đọc, nhấn
mạnh các từ ngữ gợi tả,gợi cảm và khuyến khích học sinh thi đọc để phát hiện
giọng đọc, sửa lỗi cho bạn, tôi tổ chức cho học sinh thi đọc cá nhân, thi đọc phân
vai hay trò chơi thả thơ, thi đọc nối tiếp, đọc truyền điện … giúp giờ học sinh
động hơn, động viên học sinh hứng thú đọc, thi đua, bình chọn bạn đọc hay nhất.
Học sinh luyện đọc trong nhóm và các nhóm thi đọc nối tiếp.
Ví dụ: Bài ‘‘Cái cầu’’ tôi tổ chức cho học sinh thi đọc nối tiếp khổ thơ
mình thích và nêu lí do (Vì sao con thích khổ thơ đó?). Qua đó phát huy cách thể
hiện giọng đọc và cảm thụ nội dung của học sinh.
2.3.6. Thực nghiệm.
+ Mục đích thực nghiệm.
Tôi tổ chức thực nghiệm bằng cách đưa ra một số ý kiến đề xuất của mình
vào một bài học cụ thể và tổ chức dạy học nhằm đánh giá tính khả thi của các
biện pháp đã được đề xuất ở trong Sáng kiến kinh nghiệm.
+ Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm.
Tôi tổ chức dạy thực nghiệm vào tuần 12 và tuần 21 với bài bài “ Cảnh đep
non sông” và bài “ Ông tổ nghề thêu”. Lớp tôi dạy thực nghiệm là Lớp 3A - Trường
Tiểu Học Lương Sơn 2 – Thường Xuân– Thanh Hoá .
Kế hoạch bài học minh họa: Tuần 12
TẬP ĐỌC
CẢNH ĐẸP NON SÔNG
I . Mục tiêu:
- Chú ý đọc đúng các từ ngữ: Non sông, Kì Lừa, mịt mù, quanh quanh, lóng
lánh,Trấn Vũ, họa đồ, bát ngát,sừng sững.
11
- Biết ngắt nhịp thơ đúng giữa các dòng thơ lục bát, thơ bảy chữ. Nhấn giọng
biểu lộ niềm tự hào về cảnh đẹp ở các miền đất nước.
- Biết được các địa danh trong bài qua chú thích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, từ đó
thêm tự hào về quê hương đất nước.
- Học thuộc lòng bài thơ.
GDKNS: Rèn kĩ năng lắng nghe tích cực.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết ý tóm tắt 3 đoạn truyện "Nắng phương Nam"
- Tranh ảnh về cảnh đẹp được nói đến trong các câu ca dao.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện - 3 HS kể. Mỗi em kể một đoạn và
“Nắng phương Nam”
trả lời câu hỏi.
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
- GV nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp bằng tranh minh - Quan sát tranh và nêu cảm nhận
họa để gây hứng thú học tập cho học sinh.
về vẻ đẹp của mỗi tranh.
2. Luyện đọc
a. GV đọc mẫu:
- - HS theo dõi đọc thầm.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giảinghĩa từ.
+ Đọc từng dòng thơ .
+ Yêu cầu HS nối tiếp đọc 2 dòng thơ.
-- Mỗi em đọc 2 dòng thơ
- Viết các từ khó lên bảng: Non sông, Kì - HS phát âm từ khó.
Lừa, mịt mù, quanh quanh, lóng lánh, Trấn
Vũ, bát ngát, sừng sững, nước chảy.
- Yêu cầu HS phát âm từ khó.
+ Đọc từng khổ thơ trước lớp.
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp 6 câu ca dao.
- HS đọc nối tiếp 6 câu ca dao.
+ Yêu cầu HS ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên
và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
- Yêu cầu HS đọc lại câu 1; 3; 6
- Kết hợp giải nghĩa
- HS giải nghĩa 1 số từ.
+ Luyện đọc từng câu ca dao trong nhóm.
- HS đọc bài trong nhóm, các bạn
theo dõi nhận xét.
- Đọc đồng thanh bài ca dao:
- Cả lớp đọc đồng thanh.
+ Thi đọc giữa các nhóm.
- 3 nhóm thi đọc đồng thanh nối tiếp.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc thầm toàn bài, trả lời câu hỏi:
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm cả bài.
12
+ Mỗi câu ca dao nói đến một vùng. Đó là Câu1: Nói về Lạng Sơn; câu 2:Hà
những vùng nào?
Nội; Câu 3: Nghệ An, Hà Tĩnh; …
+ Mỗi vùng có gì đẹp?
- HS nói về cảnh đẹp trong từng câu
ca dao theo ý hiểu của mình.
- HS thảo luận và phát biểu ý kiến.
+ Theo em, ai đã giữ gìn, tô điểm cho non + Cha ông ta từ bao đời nay đã gây
sông ta ngày càng đẹp hơn?
dựng nên đất nước này; giữ gìn tô
điểm cho non sông ngày càng tươi
đẹp hơn.
Nội dung: Bài cho ta cảm nhận được vẻ đẹp - 1 HS nêu nội dung bài thơ, HS
và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, khác nhận xét.
từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước.
4. Luyện đọc thuộc lòng
- GV cho HS đọc lại bài.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng qua các
bức tranh tương ứng với nội dung của từng
câu thơ.
VD: Giáo viên đưa tranh chiều Hồ Tây,
- 1 HS đọc câu thơ “Gió đưa cành
.........
trúc......mặt gương Tây Hồ”.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng - Thi đọc thuộc lòng 6 câu ca dao.
câu ca dao qua trò chơi “Truyền điện”.
- Thi đọc thuộc lòng cả bài ca dao.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm,
- GV nhận xét, bình chọn người đọc thuộc cá nhân đọc thuộc, đọc hay nhất.
bài nhất, đọc hay nhất.
5. Củng cố, dặn dò
+ Bài vừa học giúp em hiểu điều gì?
- 1HS nêu: “Bài cho ta cảm nhận
Giáo dục học sinh biết bảo vệ và tự
được vẻ đẹp và sự giàu có của các
hào về các cảnh đẹp của đất nước.
miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự
- Nhận xét tiết học
hào về quê hương; biết giữ gìn, bảo
vệ các cảnh đẹp của đất nước.
- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
+ Kết quả thực nghiệm:
Sau khi kiểm tra kết quả học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng ở trên tôi nhận thấy:
Ở lớp đối chứng: Hoạt động chính là giáo viên truyền thụ tri thức và đưa ra
một hệ thống các câu hỏi yêu cầu học sinh đưa vào ngữ liệu và kết quả phân tích
của Sách giáo khoa để trả lời. Vì vậy, học sinh tham gia hoạt động học tập một
cách thụ động, máy móc và chỉ tập trung vào nhóm học sinh Hoàn thành tốt và
rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh còn hạn chế nên hiệu quả đọc chưa cao.
Ở lớp thực nghiệm: Mức độ hoạt động tích cực của học sinh trong giờ học
được biểu hiện khá rõ ràng. Bằng việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ
chức lớp học linh hoạt lấy học sinh làm trung tâm, trong giờ học hầu hết học
sinh được tham gia quá trình chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kĩ năng. Học sinh
nhút nhát, học sinh chưa hoàn thành được chú ý một cách đúng mức, khuyến
13
khích, động viên kịp thời. Vì vậy, kết quả học tập, rèn luyện được nâng cao.
Trong giờ thực nghiệm không có hiện tượng làm việc riêng các em đều bị
cuốn hút vào các hoạt động học tập. Qua đó chúng ta thấy rõ sự khác biệt giữa
hai lớp thực nghiệm và đối chứng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Từ những năm công tác vừa qua và đặc biệt năm học 2016 – 2017, tôi
thấy những biện pháp mà bản thân tôi vận dụng thực tế trong giờ dạy đã nâng
chất lượng môn Tập đọc có hiệu quả đáng phấn khởi. Cụ thể kết quả so sánh với
đầu năm như sau:
Việc vận dụng phương pháp mới tôi thấy có hiệu quả rõ rệt: học sinh đọc lưu
loát, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc có ngữ điệu, nhiều em đọc hay, lôi cuốn người nghe
như các em: Hải Yến, Anh Kiệt, Khánh Ly, Trà My, Thu Cúc, Sĩ Long v.v…
Từ việc đọc đúng, đọc hay trong các giờ Tập đọc, các em vận dụng tốt khi
đọc bài trong giờ Chính tả, đoạn thơ, truyện vui trong giờ Luyện từ và câu, đặc
biệt có khả năng nói tốt trong giờ Tập làm văn.
Trong đợt hội giảng, tiết dạy của tôi được đánh giá loại giỏi, học sinh hào
hứng, đọc đúng và hay, các em tự tin trả lời mạch lạc, rõ ràng.
Sự vận dụng vào dạy học của lớp có kết quả rõ rệt như sau:
Mức độ
+ Đọc đúng, rõ + Đọc đúng, + Đọc đúng, + Đọc qúa chậm
ràng, diễn cảm
rõ ràng
hơi chậm
(còn sai vần ngắc
ngứ)
Số lượng
6
16
3
0
Tỉ lệ (%)
24%
64%
12%
0
Có được kết quả trên, bên cạnh sự nỗ lực của giáo viên, ý thức vươn lên
trong học tập của học sinh còn có sự chỉ đạo đúng hướng của chuyên môn nhà
trường. Giờ Tập đọc đã trở thành giờ học mà học sinh chờ đón, hào hứng, các
em phấn khởi, tự tin nhờ đó chất lượng đọc thành tiếng (đọc đúng, đọc diễn
cảm) của các em được nâng cao, làm nền tảng cho khả năng giao tiếp mạch lạc
của các em sau này.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua tìm tòi, nghiên cứu và vận dụng một số biện pháp rèn kĩ năng đọc
thành tiếng cho học sinh, tôi nhận thấy chất lượng đọc ngày càng được nâng cao.
Dạy học sinh đọc tốt, người giáo viên sẽ tiếp thêm một phương tiện để các em
khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn chương và cuộc sống.
Thực tế giảng dạy những năm qua giúp tôi rút cho mình những bài học
trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh như sau:
3.1.1. Với giáo viên:
14
Cần nghiên cứu kĩ bài dạy, sử dụng phối hợp mềm dẻo, linh hoạt các
phương pháp dạy học.Trau dồi vốn sống, năng lực cảm thụ văn học để thâm
nhập vào tác phẩm, truyền thụ tới học sinh một cách mạch lạc, truyền cảm và dễ
hiểu.
Có ý thức tự điều chỉnh giọng đọc của bản thân, tạo được mẫu đọc lí
tưởng cho học sinh, dự tính các lỗi sai học sinh dễ mắc phải để sửa cho triệt để.
Hướng dẫn học sinh tư thế ngồi đọc, làm chủ tia mắt, cách lấy hơi khi đọc làm
cơ sở cho đọc đúng.
Trong quá trình rèn đọc, cần quan sát, lắng nghe giọng đọc của học sinh,
tạo điều kiện cho học sinh được phát hiện, được đánh giá giọng đọc, cách đọc.
Rèn cho học sinh đọc đúng, biết đọc có ngữ điệu và thay đổi giọng sao cho phù
hợp với nội dung, từng câu, từng đoạn hoặc cả bài. Chú ý từ ngữ gợi tả trong
văn xuôi, nhấn giọng, ngắt nhịp theo ý nghĩa để tăng giá trị biểu cảm trong
giọng đọc.
Quan tâm sát sao tới các em đọc chưa tốt, khuyến khích động viên, giúp
đỡ kiên trì, tỉ mỉ nâng dần chất lượng đọc cho các em. Lựa chọn phương pháp
hình thức dạy học phù hợp, vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy Tập đọc. Tổ
chức các trò chơi, thi đọc diễn cảm trong tiết nội, ngoại khóa, động viên, tạo
lòng ham muốn đọc hay cho các em.
Hướng dẫn học sinh phương pháp học và chuẩn bị bài theo đúng đặc trưng
phân môn.
3.1.2. Với học sinh:
Có ý thức chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp, có sự say mê, phấn đấu vươn
lên trong học tập. Hiểu nội dung bài và đọc theo sự hướng dẫn của thầy cô, sự
góp ý của các bạn. Cố gắng thể hiện giọng đọc một cách tự nhiên và hay nhất.
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 3 của tôi đã
đạt hiệu quả nhất định song không tránh khỏi những hạn chế, rất mong nhận được
ý kiến đóng góp của Hội đồng Khoa học trường Tiểu học Lương Sơn 2, ý kiến
đóng góp của các đồng nghiệp để chất lượng dạy đọc cho học sinh đạt hiệu quả
ngày một cao hơn.
3.2. Kiến nghị:
Hằng năm có rất nhiều Sáng kiến kinh nghiệm hay được Hội đồng khoa học
cấp bộ, cấp tỉnh đánh giá xếp loại. Rất mong các cấp lãnh đạo đưa những Sáng
kiến kinh nghiệm ấy phổ biến rộng rãi để chúng tôi được học hỏi kinh nghiệm
nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Thanh Hóa, ngày 1 tháng 3 năm 2017
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI THỰC HIỆN
15
Lê Thị Thanh Thủy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy Tập đọc ở Tiểu học- Lê phương Nga.
2. Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học (Lê Hữu Tỉnh - Trần
Mạnh Hưởng).
3. Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt lớp 3, NXB Giáo dục.
4. Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 3- Nguyễn Minh Thuyết.
5. Phương pháp dạy học Tiếng Việt.
6. Sách Tiếng Việt lớp 3 - tập một
7. Sách Tiếng Việt lớp 3 - tập hai
8. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3- tập1.
16
9. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3- tập2.
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:Lê Thị Thanh Thủy
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên- Trường Tiểu học Lương Sơn2
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh
Kết quả
giá xếp
đánh giá xếp
Năm học
đánh giá
17
1.
Một số kinh nghiệm giúp HS
loại
(Phòng,
Sở,
Tỉnh...)
Phòng
2.
lớp 3A giải Toán có lời văn
Một số KN nâng cao chất
Phòng
C
2009- 2010
Phòng
C
2010-2011
Phòng
C
2012-2013
Phòng
B
2014-2015
loại (A, B,
hoặc C)
xếp loại
B
2005-2006
lượng học phân môn Tập làm
3.
văn lớp 2
Một số kinh nghiệp giúp HS
lớp 2 học tốt phân môn Tập
4.
đọc
Một số biện pháp giúp HS lớp
3A trường THLS2 học tốt dạng
nói, viết trong phân môn Tập
5.
làm văn
“ Một số kinh nghiệm giúp học
sinh lớp 2A - Trường Tiểu học
Lương Sơn 2 giải bài toán có
lời văn”
18