1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:
1. Tên sáng kiến:
“Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh cấp Tiểu học”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Tiếng Anh
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
A. Tình trạng giải pháp đã biết
Nhiều năm trở lại đây, tiếng Anh là môn học được ngành giáo dục đặc biệt chú
trọng đầu tư, không chỉ cho đội ngũ giáo viên mà còn cho học sinh các cấp. Ngành
thường xuyên tổ chức nhiều cuộc thi tuyển chọn học sinh giỏi, trong đó Olympic
tiếng Anh là cuộc thi được đông đảo phụ huynh và học sinh tích cực tham gia, nhất là
học sinh Tiểu học ở các khối 3, 4, 5.
Năm học 2010-2011, học sinh trường Tiểu học Mỹ Thạnh tham gia kì thi này
nhưng chưa đạt giải do nội dung kiến thức các em còn quá thấp, giáo viên lại chưa có
nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy tiếng Anh ở Tiểu học, chưa thành lập được
đội tuyển học sinh giỏi dành riêng cho môn Tiếng Anh.
Trước tình hình đó bản thân tôi luôn trăn trở, băn khoăn. Tôi luôn tự hỏi phải
làm thế nào để đưa chất lượng học sinh giỏi nhà trường đi lên? Giải pháp nào có thể
giúp ngành giáo dục phát hiện và sử dụng triệt để nguồn chất xám đang tiềm ẩn trong
đội ngũ trẻ hiện nay? Và tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến“Một vài kinh nghiệm bồi
dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh cấp Tiểu học”.
B. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
I. Mục đích của giải pháp:
Nhằm đáp ứng nhu cầu trau dồi kiến thức kĩ năng học tiếng Anh của học sinh
Tiểu học cũng như nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn học.
Giúp học sinh làm quen và sử dụng Internet như một phương thức học tập.
Nâng cao nghiệp vụ sư phạm, tích luỷ kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi làm
nền tảng cho việc giảng dạy sau này. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình
giảng dạy thông qua việc tìm tài liệu, tra từ điển trên Internet.
II. Nội dung giải pháp
* Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp:
Học sinh Tiểu học ở độ tuổi từ 8 đến 10 là giai đoạn phát triển mới của tư duy.
Ở lứa tuổi này các em rất muốn tìm hiểu thế giới xung quanh, đặc biệt là đối với
những học sinh có biểu hiện vượt trội.
Điểm mới của giải pháp thể hiện ở chỗ tìm hiểu, phát hiện những đam mê, khao
khát của các em để khơi dậy kịp thời nhằm đào tạo, bồi dưỡng thành đội ngũ tài năng
trẻ cho đất nước. Vận dụng cải tiến phương pháp bồi dưỡng thay vì những giờ học lý
thuyết nhàm chán như trước đây, học sinh được thể hiện chính mình trước tập thể.
Bước đầu hình thành các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ theo đường hướng giao tiếp cho
học sinh.
2
Việc đào tạo và hướng dẫn các em tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi để dự
các kì thi như Olympic tiếng Anh là niềm đam mê và vinh dự cho các em. Điều này
vừa gây hứng thú học tập, tạo ra một sân chơi trực tuyến bổ ích vừa đáp ứng nhu cầu
trau dồi kiến thức kĩ năng học tập lẫn nhau. Đồng thời tạo điều kiện cho các em làm
quen với Internet và sử dụng Internet như một phương thức học tập.
* Cách thức thực hiện
- Thực hiện cá nhân: lập các kế hoạch tuyển chọn, kế hoạch bồi dưỡng, ra đề
khảo sát, sưu tầm tài liệu, tìm hiểu sâu về nội dung và hình thức cuộc thi Olympic
tiếng Anh, nghiên cứu công văn chỉ đạo của ngành để đảm bảo thực hiện đúng,
chính xác.
- Thực hiện phối hợp với Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên môn
Tin học, cán bộ Thư viện, phụ huynh và học sinh để có công tác chuẩn bị về cơ sở
vật chất và kinh phí.
* Các bước thực hiện cụ thể
1. Chuẩn bị của giáo viên
1.1. Chuẩn bị cơ sở vật chất bao gồm tài liệu tự luyện Olympic tiếng Anh khối 3,
4, 5; các bộ đề thi do giáo viên sưu tầm được; máy tính; đường mạng; tai nghe;
1.2. Lập một kế hoạch cụ thể về việc tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi từ
đầu năm học và xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu.
. Kế hoạch phải đầy đủ thông tin theo yêu cầu, vạch ra công việc cụ thể năm,
tháng, tuần.
. Kế hoạch còn phải dự nguồn cho đội tuyển học sinh giỏi của năm học sau, cụ
thể là học sinh khối 2. Giáo viên tiếng Anh cần liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lập
danh sách học sinh giỏi để bồi dưỡng trong hè.
1.3. Tiến hành ra đề khảo sát để chọn ra đội tuyển học sinh giỏi đảm bảo về chất
và lượng.
. Ra đề khảo sát dành cho khối 4, 5 do các em được học một số kiến thức ở
những năm học trước và giáo viên đã nắm được trình độ thực tế của học sinh.
. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh để cùng tuyển học sinh khối 3.
1.4. Kết hợp với cán bộ phụ trách Thư viện cung cấp tài liệu tự luyện Olympic
tiếng Anh của nhiều nhà xuất bản, bộ đề thi học sinh giỏi khối 3, 4, 5 và các tài liệu
khác được giáo viên sưu tầm từ thư viện ViOlet cho học sinh.
1.5. Tham khảo ý kiến giáo viên Tin học về nội dung và hình thức cuộc thi.
1.6. Nghiên cứu văn bản chỉ đạo các cấp về những nội dung có liên quan để phổ
biến đến học sinh.
2. Tiến trình bồi dưỡng
2.1. Cung cấp kiến thức chuyên môn
2.1.1. Sau khi thành lập đội tuyển học sinh giỏi ở ba khối lớp, giáo viên
tiến hành giảng dạy theo kế hoạch. Do chưa có một phân phối chương trình nào cho
việc bồi dưỡng học sinh nên giáo viên phải dạy những kiến thức nâng cao theo phân
phối chương trình cấp học, cung cấp nhiều kiến thức về từ vựng, ngữ pháp từ những
kinh nghiệm do giáo viên tích luỹ được. Đồng thời giáo viên hướng dẫn học sinh
chữa các bộ đề Tự luyện Olympic tiếng Anh của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
2.1.2. Sử dụng khẩu lệnh bằng tiếng Anh để học sinh quen dần với những
câu nói thông thường, chú trọng phát âm của học sinh và kịp thời sửa sai. Lồng ghép
3
các trò chơi trong quá trình giảng dạy lí thuyết để tránh gây nhàm chán cho học sinh
khi cần thiết.
2.2. Hướng dẫn thực hành trên máy tính
2.2.1 Giúp học sinh tìm hiểu khái quát về máy tính, sử dụng thành thạo các
chức năng của phòng máy. Trong quá trình giảng dạy trực tuyến, giáo viên cần theo
sát học sinh để xử lí kịp thời những vấn đề cần thiết.
2.2.2. Giáo viên tiến hành đăng kí cho học sinh tham gia tự luyện trên máy
tính, đồng thời cùng tự luyện với các em để tiếp cận những đề khó, hay, mới lạ mà
sao chép làm tư liệu cho những năm học sau. Hướng dẫn các em đăng nhập nhiều địa
chỉ mới và mở từ điển trên Internet để kiểm tra những từ mới, từ khó mà các em chưa
được học.
2.2.3. Sắp xếp thời khoá biểu cụ thể cho từng khối lớp sao cho hàng tuần học
sinh vừa được thi trực tuyến vừa được bồi dưỡng về kiền thức chuyên môn để các em
khắc sâu kiến thức hơn.
3. Nội dung bồi dưỡng
3.1. Bồi dưỡng bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và ngữ pháp căn bản cho các em
trong giờ dạy lí thuyết.
3.1.1. Kĩ năng nghe (Listening):
. Giáo viên cần phổ biến các dạng bài nghe, hướng dẫn kĩ năng nghe áp dụng sáng
kiến “Rèn kĩ năng nghe cho học sinh tiểu học” được viết ở năm trước.
. Sử dụng phần mềm Balabolka (của Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre), Talk-it-
windows-malavida thiết lập các dạng bài tập nghe cho học sinh như Listen and
number, Listen and check, Fill in the mising words,
3.1.2. Kĩ năng nói (Speaking):
. Gợi ý cho học sinh những chủ đề nói đơn giản, gần gũi với thực tế và theo những
chủ điểm trong chương trình sách giáo khoa như về cá nhân, trường lớp, bạn bè, thế
giới xung quanh,
. Đặt câu hỏi theo từng chủ đề giúp học sinh thảo luận dễ dàng hơn, vận dụng sáng
kiến “Lồng ghép trò chơi trong giờ học tiếng Anh” đã áp dụng ở những năm trước
giúp học sinh hứng thú hơn khi thảo luận. Theo sát sửa lỗi cho học sinh, đặc biệt
quan tâm phát âm của học sinh.
. Tạo điều kiện để học sinh có thể hùng biện trước lớp, thành viên khác nhóm đặt
câu hỏi tranh luận. Giáo viên chỉ bổ sung khi cần thiêt.
3.1.3. Kĩ năng đọc (Reading):
. Cung cấp các dạng bài đọc hiểu như Read and anwser, Read and complete, Read
and choose the correct anwser, True or false, Nội dung bài đọc cần đa dạng giúp
học sinh làm quen nhiều từ mới.
. Hướng dẫn học sinh cách đọc như thế nào để tránh mất thời gian mà vẫn hiểu nội
dung chính và hoàn thành các bài tập. Làm một vài câu mẫu giúp các em nắm vững
hơn.
3.1.4. Kĩ năng viết (Writing):
. Yêu cầu học sinh viết câu, đoạn văn ngắn, hội thoại theo chủ điểm trong phần kĩ
năng nói trên lớp hoặc về nhà. Giáo viên sửa sai và cho học sinh viết lại hoàn chỉnh.
. Cung cấp, giới thiệu các bài viết mẫu của học sinh giỏi năm trước, bài mẫu của
giáo viên, bài viết từ sách hay, phù hợp cho học sinh tham khảo thêm.
4
3.1.5. Ngữ pháp (Grammar):
. Chương trình tiếng Anh Tiểu học không yêu cầu giáo viên dạy ngữ pháp tuy nhiên
học sinh giỏi cần nhiều kiến thức về ngữ pháp giúp các em hệ thống toàn bộ những gì
đã học. Ngoài ra điều này còn giải đáp những thắc mắc của học sinh cụ thể như sau:
“Tại sao chúng ta viết I get up at six o’clock nhưng She gets up at six o’clock?”
. Cần cung cấp cho học sinh Tiểu học những chủ điểm ngữ pháp như present simple
tense, present proggressive tense, past simple tense, future simple tense, intension
future with “be going to”, modal verb,
3.2. Ra đề cho học sinh làm trên lớp, kể cả bài làm ở nhà. Giáo viên chấm bài,
chữa lỗi cho học sinh cẩn thận, đầy đủ đồng thời nêu ra những hạn chế của từng học
sinh. Giúp các em thấy những lỗi sai của mình để khắc phục.
3.3. Giáo viên cung cấp cho học sinh những tên sách, danh mục sách, loại sách và
yêu cầu học sinh tìm đọc ở thư viện (Vở bài tập bổ trợ nâng cao lớp 3, 4, 5; Vở luyện
bài tập lớp 3, 4, 5; 50 bộ đề lớp 3, 4, 5; Activity book 1, 2; ).
3.4. Tổng hợp kiến thức từ vựng và mẫu câu trong chương trình sách giáo khoa
bộ “Let’s learn English”, “Let’s Go”, “Tiếng Anh
”
của Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam truyền đạt đến học sinh.
3.5. Cung cấp tất cả 8 dạng bài thi cho học sinh, hướng dẫn các em cách làm cụ
thể từng dạng bài, nêu ví vụ minh chứng.
. Defeat goalkeeper (Sút phạt đền)
. Cool Pair Matching (Chọn cặp tương ứng)
. Find the honey (Giúp gấu tìm mật)
. Fill in the blank (Điền từ, chữ cái còn thiếu)
. What is the order? (Thứ tự nào đúng?)
. Smart Monkey (Chú khỉ thông minh)
. Leave me out (Loại chữ cái thừa)
. Save driving (Lái xe an toàn)
C. Khả năng áp dụng của giải pháp
Sáng kiến “Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh cấp Tiểu
học” đã được ứng dụng và đạt hiệu quả cao đối với học sinh khối 3, 4, 5 trường Tiểu
học Mỹ Thạnh, Mỹ Chánh và Mỹ Nhơn. Tôi tin rằng từ những kinh nghiệm tích luỹ
được trong ba năm học qua cùng với những bổ sung, đóng góp của Hội đồng sáng
kiến các cấp và quý đồng nghiệp, giải pháp này sẽ áp dụng rộng hơn nữa cho tất cả
học sinh Tiểu học, thậm chí giới thiệu đến học sinh Trung học Cơ sở.
D. Hiệu quả và lợi ích thu được
Sau thời gian áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy việc tuyển chọn và bồi dưỡng học
sinh giỏi là vấn đề hết sức quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng mũi nhọn học sinh
giỏi của tỉnh nhà. Thêm vào đó đội tuyển học sinh giỏi đã đáp ứng kịp thời cuộc thi
Olympic tiếng Anh trên Internet vừa qua.
Vận dụng đề tài sáng kiến này tôi nhận thấy học sinh có hứng thú học tập hơn,
tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời các em nhiệt tình
tham gia vào cuộc thi Olympic tiếng Anh trên Internet các cấp và đạt nhiều hiệu quả
đáng kể trong năm học 2011-2012. Cụ thể như sau:
* Trường Tiểu học Mỹ Thạnh
+ Cấp trường: đạt 12 học sinh (2 giải nhất, 5 giải nhì và 5 giải ba)
5
+ Cấp huyện: đạt 08 học sinh (2 giải nhì, 1 giải ba và 5 giải kk)
* Trường Tiểu học Mỹ Chánh
+ Cấp trường: đạt 9 học sinh (2 giải nhất, 3 giải nhì và 4 giải ba)
+ Cấp huyện: đạt 5 học sinh (1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba và 2 giải kk)
+ Cấp tỉnh: đạt 1 học sinh giải khuyến khích
* Trường Tiểu học Mỹ Nhơn
+ Cấp trường: đạt 4 học sinh
+ Cấp huyện: đạt 1 học sinh giải khuyến khích
Năm học 2012 -2013 tôi tiếp tục vận dụng sáng kiến bồi dưỡng học sinh giỏi này và
kết quả đạt được qua kì thi như sau:
* Trường Tiểu học Mỹ Thạnh
+ Cấp trường: đạt 15 học sinh (3 giải nhất, 3 giải nhì , 4 giải ba và 5 giải kk)
+ Cấp huyện: đạt 11 học sinh (2 giải nhất, 1 giải nhì, 3 giải ba và 5 giải kk)
+ Cấp tỉnh: đạt 1 học sinh giải khuyến khích và được dự thi cấp quốc gia.
* Trường Tiểu học Mỹ Chánh
+ Cấp trường: đạt 20 học sinh (4 giải nhất, 4 giải nhì , 5 giải ba và 7 giải kk)
+ Cấp huyện: đạt 17 học sinh (2 giải nhất, 4 giải nhì , 3 giải ba và 8 giải kk)
+ Cấp tỉnh: đạt 2 học sinh giải khuyến khích
* Trường Tiểu học Mỹ Nhơn
+ Cấp trường: đạt 5 học sinh (1 giải nhất, 1 giải nhì , 1 giải ba và 2 giải kk)
+ Cấp huyện: đạt 4 học sinh (1 giải nhì, 2 giải ba và 1 giải kk)
+ Cấp tỉnh: đạt 1 học sinh giải khuyến khích
Những kết quả đạt được nêu trên chưa cao so với các trường bạn do học sinh
chúng tôi còn nhiều hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện học tập như các bạn ở
thành thị. Tuy nhiên thầy trò chúng tôi rất vui vì đã mang về cho nhà trường và các
bậc phụ huynh niềm tự hào, vinh dự mà trước đây chúng tôi chưa có được. Điều đó
cũng nói lên sự cố gắng của chúng tôi. Nhìn những ánh mắt rạng rỡ, ngập tràn niềm
vui, tự hào trên khuôn mặt ngây thơ của các em mỗi khi chạy ra khỏi phòng thi với
số điểm khá cao, tôi không thể không xúc động đến rơi nước mắt. Tôi luôn tự nghĩ
mình sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để tiếp tục mang niềm vui đến cho mọi người.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã tích luỹ được trong ba năm giảng
dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi vừa qua. Trong quá trình thực hiện thầy trò chúng tôi
còn gặp rất nhiều khó khăn cả về chủ quan lẫn khách quan, song bước đầu cũng đạt
nhiều thành quả đáng kể. Chúng tôi rất mong được sự chia sẽ, đóng góp của lãnh đạo
ngành Giáo dục các cấp, Hội đồng sáng kiến giúp chúng tôi hoàn thiện hơn. Xin chân
thành cảm ơn!
E. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
Số
TT
Họ và tên Năm
sinh
Nơi công tác Chức
danh
Trình độ
chuyên
môn
Nội dung công
việc hổ trợ
01 Mai Thị Sậm 1981 Trường Tiểu
học Mỹ Chánh
Giáo
viên
ĐHSP
Anh văn
Cùng vận dụng
sáng kiến bồi
dưỡng học sinh
02 Phan Thị Ngọc
Nhung
1979 Trường Tiểu
học Mỹ Nhơn
Giáo
viên
ĐHSP
Anh văn
Cùng vận dụng
sáng kiến bồi
6
dưỡng học sinh
F. Những thông tin cần được bảo mật (không có).
G. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
+ Qua thời gian thực hiên sáng kiến tôi nhận thấy để có được một đội tuyển
học sinh giỏi tiếng Anh tham dự đạt hiệu quả các kì thi do ngành tổ chức chúng tôi
cần phải có những điều kiện để áp dụng sau đây:
- Về phía giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian cho việc tìm kiếm tài liệu
hay phục vụ giảng dạy, phương pháp phong phú, trình độ chuyên môn cao, yêu nghề
và có tâm huyết với nghề.
- Về phía học sinh phải yêu thích môn học, có tinh thần tự học là chính,
có nhiều sáng tạo và đầu tư vào môn học.
- Về phía nhà trường cần tạo nhiều điều kiện về thời gian cũng như cơ sở
vật chất cho công tác bồi dưỡng.
- Phụ huynh học sinh cần quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho con em
học tốt hơn.
+ Cơ sở vật chất:
- Máy tính
- Đường mạng
- Tai nghe
- USB chứa tài liệu (tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi; tài liệu tự luyện
Olympic lớp 3, 4, 5; Bộ đề tự luyện Olympic tiếng Anh các cấp; )
H. Tài liệu kèm theo: Một số
đề tự luyện Olympic tiếng Anh tham khảo
.
Bến Tre, ngày 25 tháng 6 năm 2013
Lê Thị Mộng Nhã
Trường Tiểu học Mỹ Thạnh, huyện Ba
Tri
Giáo viên
8,3đ