Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY ĐẶC SẢN NÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.41 KB, 45 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
CÂY ĐẶC SẢN NÔNG NGHIỆP
(TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG)
Mã số môn học: TT2233
Số tín chỉ: 02
Lý thuyết: 24 tiết
Thực hành: 06 tiết
Phú Thọ, năm 2012
BÀI MỞ ĐẦU
Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 tiết; bài tập, thảo luận: 0 tiết)
A) MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Sinh viên hiểu được giá trị của cây đặc sản nông nghiệp, biết một số cây nông
nghiệp đặc sản ở các vùng miền, phương hướng phát triển cây đặc sản nông nghiệp.
- Kỹ năng: Đánh giá được giá trị của cây nông nghiệp đặc sản, phân nhóm được các cây
nông nghiệp đặc sản.
- Thái độ: Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong quá trình học tập.
B) NỘI DUNG:
1. Giá trị của cây đặc sản nông nghiệp
- Sử dụng làm lương thực, thực phẩm, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Về kinh tế: mang lại giá trị kinh tế cao tiêu thụ nội địa
- Nguồn vật liệu cho chọn tạo giống: những giống đặc sản là nguồn gen quý về chất lượng và
khả năng chống chịu sử dụng cho các chương trình chọn tạo giống cây trồng.
- Về xã hội: giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động
2. Phân nhóm cây đặc sản nông nghiệp
- Cây lương thực:
Nếp Nàng Hương (Hà Giang), Nếp Tú Lệ (Yên Bái), Nếp Cái hoa vàng (Vùng trung du và
miền núi phía Bắc), Tám thơm (Nam Định), Lúa tám thơm và IR 64 (Điện Biên), Lúa Nàng Nhen
(Bảy Núi- An Giang),…
- Cây ăn quả:


Có 50 đặc sản trái cây nổi tiếng nhất, đã được Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam,
Phòng Chỉ dẫn Địa lý của Cục Sở hữu Trí tuệ và các địa phương công nhận.
Miền Bắc có 19 loại, nổi bật là mơ (Hương Sơn, Hà Nội), đào Sa Pa, táo Mèo (Sơn La), cam
sành (Hà Giang), cam sành (Tuyên Quang), lê Đông Khê (Cao Bằng), na Chi Lăng, đào Mẫu Sơn
(Lạng Sơn), vải Thiều (Thanh Hà, Hải Dương), vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), bưởi Đoan Hùng
(Phú Thọ), nhãn lồng (Hưng Yên), ổi Bo (Thái Bình), chuối Ngự (Hà Nam), cam Canh (Hà Nội),
dứa Đồng Dao (Ninh Bình), cam xã Đoài (Nghệ An), cam Bù và bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh).
Ở miền Trung có bảy loại trái cây đặc sản như bưởi Thanh Trà (Huế), xoài tượng (Bình
Định), sầu riêng Khánh Sơn (Khánh Hòa), nho Ninh Thuận, Thanh long Bình Thuận, bơ sáp Đắk
Lắk, dâu Tây Đà Lạt, hồng Đà Lạt.
Ở miền Nam có 23 loại trái cây đặc sản: na Bà Đen (Tây Ninh), măng cụt Lái Thiêu (Bình
Dương), bưởi Biên Hòa, chôm chôm Long Khánh (Đồng Nai), nhãn xuồng cơm vàng Vũng Tàu,
mãng cầu Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh), dứa Bến Lức (Long An), cam mật (Cần Thơ).
Tỉnh Tiền Giang có tám loại: sầu riêng Ngũ Hiệp, sơri Gò Công, thanh long Chợ Gạo, xoài
cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn, dưa hấu Gò Công, sapôchê Mặc Bắc, nhãn tiêu da bò. Bến Tre có bưởi
da xanh, dừa, măng cụt Chợ Lách. Trà Vinh có dừa sáp Cầu Kè, quýt đường. Vĩnh Long có bưởi
Năm Roi, sầu riêng Ri6.
2
Trong 50 đặc sản trái cây nổi tiếng nhất Việt Nam có 10 loại trái cây có giá trị kinh tế cao
nhất ( kể cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ). Đó là xoài cát Hòa Lộc, nhãn xuồng cơm vàng, sầu
riêng Ri 6, bưởi da xanh, vú sữa Lò Rèn, vải, nhãn…
- Cây công nghiệp: Chè xanh (Thái Nguyên), Chè đắng (Cao Bằng), Chè Shan (Yên Bái, Hà
Giang,…), Hồ Tiêu (Phú Quốc), Cà phê (Buôn Mê Thuật), Sơn (Phú Thọ), ….
- Cây rau: rau Bò Khai (Thái Nguyên), rau Sắng (Hà Tây, Tân Sơn,…), rau cải Mèo (Hà
Giang), Su su (Tam Đảo, Sapa),…
- Cây có củ: Khoai Hoàng long (Nghệ An), Khoai tím (Lục Yên), Khoai tầng vàng (Tân
Sơn),…
3. Phương hướng phát triển cây đặc sản nông nghiệp
- Quy hoạch vùng sản xuất tập trung thành sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là những giống cây
trồng đã được chỉ dẫn địa lý.

- Đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo kỹ thuật cho người dân bản địa về kỹ thuật trồng và chăm
sóc cây đặc sản.
- Phục tráng những giống cây trồng đặc sản đã bị thoái hóa.
- Xây dựng thương hiệu cho các giống cây nông nghiệp đặc sản.
- Thu thập và bảo tồn những giống cây nông nghiệp đặc sản (bảo tồn nội vi hoặc ngoại vi) để
tránh xói mòn nguồn gen quý.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP:
1. Hoàng Mai Thảo, Hoàng Thị Lệ Thu (2012), Cây đặc sản nông nghiệp, Đại học Hùng Vương.
D) CÂU HỎI ÔN TẬP:
1. Cây đặc sản nông nghiệp có giá trị như thế nào? Lấy ví dụ?
2. Phân nhóm cây đặc sản nông nghiệp?
3. Phương hướng phát triển cây đặc sản nông nghiệp?
4. Thực trạng phát triển cây nông nghiệp đặc sản nông nghiệp hiện nay ở các tỉnh miền núi phía
Bắc?
3
CHƯƠNG 1
Lúa nếp gà gáy Mỹ Lung
Số tiết: 4 tiết (Lý thuyết: 04 tiết, thảo luận: 0 tiết)
A) MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Chương này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về lúa nếp Gà Gáy
Mỹ Lung, nguồn gốc, phân loại, đặc điểm sinh học, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc.
- Kỹ năng: Sau khi học bài này sinh viên biết cách phát triển loại cây đặc sản này trên vùng đất
địa phương.
- Thái độ: Sinh viên có thái độ học tập nghiêm túc, chủ động tìm kiếm tham khảo tài liệu
liên quan, tích cực trong các hoạt động thảo luận.
B) NỘI DUNG:
1.1. Nguồn gốc, phân loại
1.1.1. Nguồn gốc
Giống lúa nếp Gà Gáy Mỹ Lung có nguồn gốc từ xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập, là giống lúa qúy
hiếm có từ rất lâu đời, cơm nếp Gà Gáy Mỹ Lung rất thơm, dẻo, mùi vị ngon đậm đà được coi là đặc sản

của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
Trong nhiều thập kỷ qua, các xã trong huyện Yên Lập như: Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương
Sơn, Xuân An, Thượng Long, Nga Hoàng, Phúc Khánh, Ngọc Lập người dân vùng này đã từng gieo
trồng lúa nếp Gà Gáy Mỹ Lung.
1.1.2.Phân loại
Lúa thuộc lớp hành hay lớp một lá mầm Liliopsida
Phân lớp hành Liliidae
Bộ lúa Poales hay Graminales
Họ hòa thảo Poaceae hay Gramineae
Chi Oryza
Loài Oryza sativa
Loài phụ Japonica được phát triển từ lúa Indica, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới, hạt tròn, tỷ
lệ dài/rộng ≤ 2,3, không bắt mầu phenol.
1.2. Đặc điểm thực vật học
- Thời gian sinh trưởng từ 150 - 155 ngày và không phản ứng với ánh sáng ngày ngắn.
Nhưng phải gieo trồng vào vụ mùa với thời vụ gieo trồng vào tiết lập hạ thì mới cho năng xuất cao
và giữ được các đặc tính quý hiếm của giống.
- Nếp Gà Gáy Mỹ Lung là giống cây cao từ 164 - 167 cm, lá dài từ 64 - 67 cm, bản lá rộng
từ 1,1 - 1,3 cm, góc lá rộng, mầu xanh nhạt.
- Chiều dài bông từ 22 - 24 cm, số hạt trên bông hơi thưa, dạng hạt bầu, mầu vàng sáng, khả
năng sinh trưởng, phát triển và đẻ nhánh khoẻ.
4
Một số đặc điểm sinh lý của nếp Gà Gáy Mỹ Lung
STT Chỉ tiêu Đặc điểm
1 Màu sắc vỏ trấu Vàng sáng
2 Râu Không râu
3 Trọng lượng 1000 hạt 26,18 (g)
4 Tỷ lệ gạo lật 81,81
1.5. Kỹ thuật trồng
1.5.1 Làm mạ

* Ngâm ủ, xử lý hạt giống:
Hạt giống trước khi gieo, đem phơi dưới nắng nhẹ từ 4- 6 giờ. Loại bỏ hạt lép lửng, ngâm hạt
giống trong nước lã sạch từ 20-24 giờ và cứ sau 10-12 giờ thay nước chua một lần. Sau đó vớt ra đãi
sạch nước chua, đem ủ đến khi nảy mầm thì gieo mạ.
* Làm đất, bón phân và gieo mạ: (áp dụng phương pháp gieo mạ xúc bùn mềm).
- Làm đất: Đất mạ phải được cày bừa thật kỹ và nhặt sạch cỏ dại, nếu gieo mạ trên ruộng lúa thì
phải ngâm ruộng cho ngẫu hết gốc rạ và thối hết các hạt thóc rụng của vụ trước để tránh lẫn tạp
giống.
- Bón phân: Bón 10kg phân chuồng hoai mục và 04,-0,5kg phân suppe lân hoặc NPK cho 10m
2
đất mạ ( phân chuồng bón lúc cày bừa vỡ, suppe lân hoặc NPK bón trước lượt bừa cuối cùng) sau đó
lên luống và trang phẳng mặt luống không để đọng nước.
- Gieo mạ: Gieo 1-1,5kg thóc giống trên 5-6m
2
đất mạ đủ để cấy cho 1 sào ruộng. Gieo mạ thưa,
chăm sóc tốt để mạ to gan đanh rảnh, đẻ nhánh khỏe.
Chú ý: Khi gieo mạ nên gieo vào buổi chiều từ 16-18 giờ, không nên gieo 2 giống gần nhau để
tránh lẫn giống. Tiến hành khử lẫn cho mạ trước khi cấy.
* Chăm sóc:
Thường xuyên giữ cho bùn mềm và phòng trừ sâu bệnh để mạ sinh trưởng, phát triển tốt. Cấy
khi mạ được trên 30 ngày tuổi.
1.5.2. Thời vụ gieo trồng:
- Gieo từ ngày lập hạ đến sau lập hạ 15 ngày, thu hoạch vào trung tuần tháng 10 dương lịch.
- Vụ mùa: từ 5-10/5, thu hoạch vào trung tuần tháng 10 dương lịch.
1.5.3. Làm đất, cấy lúa
- Làm đất: Đất cấy phải được cày bừa kỹ, diệt hết mầm sâu bệnh và cỏ dại.
- Cấy 25 – 30 khóm/m
2
, 1 dảnh/khóm, cấy theo băng, chiều rộng 1 băng từ 1,8 - 2m, khoảng
cách giữa 2 băng 0,5 – 0,6m, Hàng cách hàng: 25-30cm, Cây cách cây: 20cm tiện cho việc đi lại

chăm sóc và khử lẫn.
1.5.4. Phân bón
a- Lượng phân bón
Phân chuồng: 10 tấn; Vôi bột: 500 kg; N: 50 – 60 kg; P
2
O
5
: 60 – 80 kg; K
2
O: 50 – 60kg
b- Cách bón
- Vôi bột: Bón khi cày bừa ngả rạ
- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + 100% lân + 20% đạm (đạm bón trước lượt bừa cấy cuối cùng)
- Bón thúc lần 1: Khi lúa hồi xanh (sau cấy 7-10 ngày), bón 50% lượng đạm
5
- Bón thúc lần 2: Sau lần 1 từ 15-20 ngày, bón nốt lượng đạm còn lại + 50% lượng Kali
- Bón thúc đòng: Khi lúa có cứt dán, bón nốt lượng Kali còn lại
1.5.5. Điều tiết nước và làm cỏ
a- Điều tiết nước:
Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa luôn cần nước. Tuy nhiên ở mối giai
đoạn sinh trưởng, phát triển cây lúa cần một lượng nước khác nhau.
- Giai đoạn lúa đẻ nhánh cần giữ cho mực nước 1-2cm
- Giai đoạn lúa đứng cái, làm đồng – trổ bông cần giữ mực nước 3-4cm.
Kết thúc thời kỳ đẻ nhánh tiến hành tháo cạn nước trong vòng 3-4 ngày sau đó cho nước trở lại
để cây lúa cứng, khỏe.
b- Làm cỏ
Làm cỏ sục bùn lần 1: Sau khi lúa bén rễ hồi xanh, kết hợp với bón phân lần 1.
Làm cỏ lần 2: Sau lần 1 từ 15-20 ngày, lần này yêu cầu phải làm sạch cỏ, sục bùn để tạo thoáng khí
trong đất. Trong lần làn cở này kết hợp bón phân thúc lần 2.
1.5.6. Khử lẫn giống và khử tạp (áp dụng cho làm giống cho vụ sau).

Là khâu quan trọng có tính quyết định đối với chất lượng sản phẩm sản xuất ra, công việc khử lẫn
được tiến hành trong suốt quá trình từ gieo hạt đến thu hoạch.
Nguyên tắc khử: Là loại bỏ những cây lúa khác giống, cỏ dại.
Công việc này được thực hiện trong suốt cả quá trình từ lúc gieo mạ đến lúc thu hoạch.
- Biểu hiện của cây lẫn, bông lẫn, cần loại bỏ những cây:
+ Có chiều cao không bình thường (cao hơn hoặc thấp hơn) so với quần thể chung.
+ Có mầu sắc lá, thân không bình thường.
+ Có thời gian sinh trưởng không bình thường (sớm hơn hoặc muộn hơn so với quần thể 5-7
ngày).
+ Dạng không bình thường (khoe bông hoặc dấu bông khác với quần thể)
+ Mầu sắc và dạng hạt không bình thường so với quần thể.
+ Các cây cỏ dại.
- Định kỳ 1-2 tuần có 1 lần đi quan sát phát hiện cây không đúng giống, cỏ dại để loại bỏ, song
cần tập trung vào một số đợt sau:
+ Lần 1: Khi lúa đứng cái, rẽ theo lối nhỏ 6-7 hàng lúa, nhổ cả gốc đối với cây có chiều cao hơn,
có màu sắc lá khác, bản lá khác, màu sắc thân và bẹ lá khác, dạng khóm xèo hoặc chụm hơn, các
loại cỏ dại.
+ Lần 2: Trước và sau khi trỗ, loại bỏ những cây trỗ sớm hơn hoặc muộn hơn quần thể 5-7 ngày.
+ Lần 3: Khi lúa bắt đầu đỏ đuôi: Lần này rất quan trọng phát hiện ra các cây chín trước, chín sau
( do trỗ trước, trỗ sau còn sót lại chưa bị loại), cây cao – cây thấp hơn, mầu sắc và dạng hạt khác, thân
cứng hay thân mềm, đầu vỏ hạt có chấm đen, yêu cầu đợt này khử thật triệt để (nhổ hoặc cắt sát gốc) và
khử cả cỏ dại.
+ Lần 4: Trước khi thu hoạch: Khử lẫn cuối cùng những dạng khử lẫn lần 3 còn sót lại hoặc
những dạng mới phát sinh. Sau khử lẫn lần 4 xong, yêu cầu cán bộ kỹ thuật đi nghiệm thu đồng
ruộng, nếu đạt yêu cầu mới làm giống, không đạt chuyển sang làm thóc thịt.
6
1.5.7.Phòng trừ sâu bệnh
Quy hoạch vùng gieo cấy lúa nếp Gà Gáy tập trung thành khu để tiện chăm sóc và công tác bảo
vệ thực vật. Cấy các giống lúa khác xung quanh khu vực lúa nếp Gà Gáy vào thời vụ mùa trung
(xung quanh 20/6 dương lịch) để lúa có thời gian trỗ cùng với lúa nếp Gà Gáy, nhằm hạn chế sâu

bệnh tập trung gây hại trên giống lúa này.
1.5.7.1 Sâu đục thân lúa 2 chấm
* Đặc điểm:
Bướm thích ánh sáng đèn, đẻ trứng thành ổ ở mặt trên hoặc mặt dưới của lá lúa, ổ trứng có
hình dạng giống một nửa hạt đậu tương, mỗi ổ có 40 - 90 quả trứng.
Sâu non mới nở đục vào thân cây lúa gây hại, khi đẫy sức chuyến xuống gốc hoá nhộng.
- Vòng đời sâu đục thân hai chấm từ 34-70 ngày, mỗi năm có từ 5-6 lứa. Trong đó có 3 lứa
gây hại chính:
+ Lứa 2: Bướm ra rộ từ giữa tháng 5 - đầu tháng 6 , sâu non gây bạc bông trà lúa xuân muộn
trỗ sau 20/5 - đầu tháng 6 và gây dảnh héo ở các trà mạ mùa sớm gieo thời gian này.
+ Lứa 4: Bướm ra rộ từ đầu đến giữa tháng 8, sâu non gây bạc bông trà lúa mùa sớm trỗ
trung tuần tháng 8 đến cuối tháng 8, gây dảnh héo lúa mùa đại trà.
+ Lứa 5: Bướm ra rộ từ trung tuần tháng 9 - đầu tháng 10. Các giống lúa thơm, nếp thường bị
hại nặng (đặc biệt chú ý trên giống lúa Nếp Gà Gáy).
* Biện pháp phòng trừ:
- Dọn hết rạ trên đồng, cày lật gốc rạ; ngắt ổ trứng ở thời kỳ mạ; bố trí thời vụ để lúa xuân trỗ
gọn từ 01 - 15 /5, lúa mùa trỗ từ 1 - 15/9.
- Khi mật độ ổ trứng cao (giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng: Trên 3 ổ trứng/m
2
; giai đoạn đòng
già - trỗ bông: trên 1 ổ trứng /m
2
thì sử dụng các loại thuốc hoá học đẻ phòng trừ như: Padan 95SP,
Regent 800WG, Sevin 85WP phun khi trứng nở rộ (để trừ dảnh héo) và phun khi lúa thấp tho trỗ
(để trừ bạc bông) . Nếu mật độ ổ trứng cao (ruộng gần ánh sáng đèn) phải phun kép 2 lần trước và
sau trỗ. Khi lúa trỗ không dùng Padan 95SP vì dễ gây đen lép hạt.
1.5.7.2 Sâu cuốn lá nhỏ
* Đặc điểm:
Bướm thích ánh sáng đèn, bướm đẻ trứng rải rác trên mặt lá lúa, mỗi bướm cái đẻ 50 - 70
quả trứng.

- Sâu non tuổi nhỏ nhả tơ cuốn phần chóp lá lúa, tuổi lớn cuốn cả phần lá lúa tạo thành bao
lá, sâu non từ tuổi nhỏ đến tuổi lớn đều nằm trong bao lá ăn phần biểu bì mặt trên và diệp lục lá,
chừa lại biểu bì mặt dưới và gân lá tạo thành các bao lá trắng. Khi đẫy sức sâu chui xuống bẹ lá
hoặc trong khóm lúa hoá nhộng. Đời một sâu non có thể phá 7 - 9 lá lúa, vòng đới của sâu cuốn lá
nhỏ từ 28 -36 ngày.
- Mỗi năm có 6 -7 lứa. Trong đó có 3 lứa gây hại chính:
+ Lứa 2: Bướm rộ từ giữa đến cuối tháng 4, sâu non gây hại trà lúa xuân chính vụ và xuân
muộn từ cuối tháng 4 - đầu tháng 5.
+ Lứa 5: Bướm rộ từ giữa đến cuối tháng 7, sâu non hại lúa mùa sớm cuối tháng 7 - đầu tháng 8.
7
+ Lứa 6: Bướm rộ từ giữa đến cuối tháng 8, sâu non hại lúa mùa chính vụ và lúa mùa muộn
cuối tháng 8 - đầu tháng 9.
Những ruộng lúa xanh tốt, bản lá rộng, ruộng rậm rạp, ven làng, gần đường đi thường bị hại
nặng.
* Biện pháp phòng trừ:
- Bón phân đúng kỹ thuật: Không bón thừa đạm, không bón đạm muộn. Bắt, giết sâu non khi
làm có chăm sóc lúa.
Khi mật độ sâu cao trên 15 con/m
2
(giai đoạn lúa đẻ nhánh) hoặc trên 10 con/m
2
(giai đoạn lúa
làm đòng) thì sử dụng các loại thuốc hoá học đẻ phòng trừ như: Padan 95 SP, Regent 800WG, chú ý phải
phòng trừ sớm khi sâu còn nhỏ, lá mới bị cuốn.
1.5.7.3 Rầy nâu
* Đặc điểm:
- Rầy có hai dạng hình: Dạng hình cánh dài và dạng hình cánh ngắn. Rầy thường đẻ trứng
thành ổ trong bẹ lá lúa, mỗi ổ có 1 -2 hàng trứng xếp liền nhau, mỗi rầy cái trưởng thành có thể đẻ
400 - 600 quả trứng, rầy cánh ngắn đẻ nhiều hơn rễ gây thành dịch.
- Cả rầy non và rầy trưởng thành đều trích hút dịch lúa, rầy nâu có 5 tuổi, rầy tuổi nhỏ (1-2-

3) gọi là rầy cám, vòng đời của rầy từ 25 - 30 ngày.
- Mỗi năm có 6 - 7 lứa rầy. Trong đó có 2 lứa gây hại chính; lứa 3 từ đầu đến trung tuần
tháng 5; lứa 6 từ đầu đến giữa tháng 9.
- Ruộng lúa tốt, rậm rạp thường bị hại nặng. Trời mưa nắng xen kẽ thích hợp cho rầy phát
sinh phát triển rmạnh.
* Biện pháp phòng trừ:
- Khi mật độ rầy cao: Trên 2.000 con/m
2
(Giai đoạn trỗ - chắc xanh) thì sử dụng các loại
thuốc hoá học để phòng trừ như: Bassa 50EC, Padan 95 SP, Trebon 10EC, khi phun thuốc phải dẽ
lúa thành luống(4 - 5 hàng lúa) phun vào gốc lúa. Chú ý phun khi rầy còn nhỏ.
1.5.7.4 Bệnh khô vằn
* Đặc điểm:
- Bệnh hại trên bẹ lá lúa làm cho bẹ lá lúa mục nát hoặc khô cháy. Bệnh hại nặng lá đòng làm
lúa bị nghẹn đòng hoặc hại cổ bông gây lúa lép lửng.
- Bệnh do nấm Coticium sasaki gây hại. Hạch nấm tồn tại lâu dài trong đất, sợi nấm tồn tại trong
gốc rạ để lan truyền sang vụ sau. Bệnh phát sinh mạmh trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao (24 - 30
0
C,
ẩm độ > 90%), những chân đất giàu dinh dưỡng, ruộng cấy mật độ cao, rậm rạp, bón thừa đạm, những
ruộng mất nước thất thường.
* Biện pháp phòng trừ:
- Gieo cấy với mới độ thích hợp, không cấy quá dầy, bón phân gọn, không nên bón kéo dài,
không bón thừa đạm, thường xuyên giữ nước trong ruộng.
- Khi bệnh phát sinh mạnh dùng thuốc: Validacin để phòng trừ. Những ruộng bị nặng cần xử
lý kép 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày.
1.5.7.5 Bệnh bạc lá
* Đặc điểm:
8
- Bệnh bắt đầu gây hại từ chóp lá và 2 mép lá sau đó lan dần vào phiến lá làm cho phần lá bị bạc,

khô cháy. Giữa mô bệnh và mô khoẻ có viền nâu gợn sóng đậm nét.
- Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas ozirae gây nên, vi khuẩn sâm nhập vào cây qua các vết
thương cơ giới do mưa bão gây ra và lan truyền qua hạt giống.
- Bệnh phát sinh, phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao 26 - 30
0
C, ẩm độ cao trên 90 %,
nhất là có giông bão, mưa lớn. Những ruộng bón thừa đạm, bón muộn thường bị bệnh nặng.
* Biện pháp phòng trừ:
- Chọn giống kháng bệnh, vệ sinh đồng ruộng, thu dọn hoặc cày vùi rơm, rạ có bệnh. Bón
phân đúng kỹ thuật, tập trung bón lót và thúc sớm, không bón đạm khi bệnh đang phát sinh trên
ruộng.
- Khi bệnh phát sinh mạnh. Dùng: Stanner 20 WP để phòng trừ.
1.5.8. Thu hoạch
- Vệ sinh sạch sẽ sân phơi, kho chứa, các dụng cụ thu hoạch ( thung, nong, nia, xe vận chuyển,
máy quạt…).
- Gặt lúa có độ chín >90%. Gặt vào những ngày nắng ráo, thu về ra hạt ngay, không để lúa hấp
hơn, ra hạt tránh gây dập, nát hạt.
- Ra hạt xong phơi ngay, tốt nhất là phơi nong, nia trên sân hoặc trên sân lát gạch, không phơi
trên nền xi măng, phơi mỏng đều vừ phải dưới nắng nhẹ, trời nắng to không nên phơi quá mỏng sẽ
làm cho hạt gạo bị nứt rạn, thóc sau này không nẩy mầm được, phươi khô từ từ không nên phơi ép
lấy ngay, phơi ít nhất 3-4 nắng. trường hợp gặp mưa không phơi ngay được thì phải tãi mỏng tỏng
nhà thoáng, thường xuyên đảo đều (cần thử tỷ lệ nảy mầm để quyết định làm giống hay không làm
giống).
Chỉ đóng hòm, chum, vại, bao…khi giống đã nguội, khi cào đảo giống tránh rạn nứt hạt gạo, vì
những hạt này dẽ bị sâu mọt phá hại trong kho và gây chua thối khi ngâm ủ giống.
Trong sân phơi không được gặt, phơi 2 giống cùng một lúa. Trước khi phơi phải dọn sạch sân
bãi.
1.5.9. Bảo quản
- Ở quy mô nhỏ hộ gia đình: Dùng chum, vại, hòm gỗ để cách mặt đất >20cm, phía dưới và phía
trên dụng cụ chứa nên dùng 1 lớp vôi bột hoặc tro bếp để chống ẩm và mọt

- Để đảm bảo bảo quản được 5-6 tháng phải phơi thóc giống tới độ ẩm tối đa 13%. Nếu bảo quản
lâu hơn phải phươi đến độ ẩm 10%.
- Phòng trừ chuột, mọt… hại hạt thóc giống.
- Trong quá trình bảo quản: Mùa đông 2 tháng 1 lần, mùa hè 1 tháng 1 lần phải kiểm tra tỷ lệ nảy
mầm của giống.
- Trên bao bì giống phải ghi rõ tên giống để tránh nhẫm lẫn, bao giống phải để cách tường 0,5m.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP:
1. Hoàng Mai Thảo, Hoàng Thị Lệ Thu (2012), Cây đặc sản nông nghiệp, Đại học Hùng Vương.
D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG:
*) Câu hỏi ôn tập:
1. Tình hình sản xuất lúa nếp Gà Gáy Mỹ Lung?
9
2. Kỹ thuật canh tác, phát triển lúa nếp Gà Gáy Mỹ Lung ở địa phương?
4. Phân tích giá trị kinh tế của cây lúa nếp Gà Gáy Mỹ Lung?
10
CHƯƠNG 2
Cây khoai mỡ
Số tiết: 5 tiết (Lý thuyết: 05 tiết, thảo luận: 0 tiết)
A) MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Chương này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cây khoai mỡ,
nguồn gốc, phân loại, đặc điểm sinh học, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, phòng trừ cỏ dại.
- Kỹ năng: Sau khi học bài này sinh viên biết cách phát triển loại cây đặc sản này trên vùng đất
địa phương.
- Thái độ: Sinh viên có thái độ học tập nghiêm túc, chủ động tìm kiếm tham khảo tài liệu
liên quan, tích cực trong các hoạt động thảo luận.
B) NỘI DUNG:
2.1. Nguồn gốc, phân loại
2.1.1. Nguồn gốc
- Có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, được biết từ thời cổ đại.
- Trồng dây khoai mỡ, đòi hỏi cần thiết một một khu vực sản xuất lớn khoảng 5 triệu mẫu

tây hectares. Khoai mỡ Dioscorea alata tăng trưởng trong thời gian 8 đến 10 tháng và sau đó nằm
trong chế độ tình trạng “ngủ đông mode hibernation” khoảng 3 đến 4 tháng.
- Khoai mỡ (Dioscorea alata) này đã được nhập tịch hóa khắp vùng nhiệt đới Nam Mỹ,
Châu Phi, Nam Úc Châu, Đông Nam Hoa kỳ.
- Trên thế giới, khoai mỡ được xem là một trong những loại cây lương thực quan trọng.
Khoai mỡ có thể dùng trong nhiều món ăn quen thuộc như luộc, chiên, hay nấu canh, hấp bánh và
mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, khoai mỡ là một nguồn dồi dào kali, giúp duy trì huyết áp
ổn định. Trên thế giới, cây khoai mỡ được trồng ở 3 vùng chính: Tây Phi, khu vực biển Thái Bình
Dương (kể cả Nhật Bản) và các nước trong vùng biển Caribê.
- Tại Việt Nam, khoai mỡ cũng được trồng làm cây lương thực ở khá nhiều nơi trong đó có
tỉnh Long An là một trong những nơi có diện tích khoai mỡ lớn và tập trung nhất. Khoai mỡ là loại
dây leo, thân mềm, có sức sống tốt.
2.1.2. Phân loại
- Tên khoa học: Dioscorea alata L.
- Tên đồng nghĩa: Dioscorea rubella Roxb.
- Phân loại khoa học
Giới (regnum) : Plantae
: Angiospermae
: Monocots
Bộ (ordo) : Dioscoreales
Họ (familia) : Dioscoreaceae
Chi (genus) : Dioscorea
Loài (species) : D. alata
11
Hình 1: Cây khoai mỡ
- Khoai mỡ (Dioscorea alata) ngoài tên khoai mỡ tím có nhiều tên khác nhau tùy theo vùng
phân phối bao gồm: Khoai mỡ lớn, rể huỳnh tinh Guyane, khoai mỡ mười tháng, khoai mỡ nước,
khoai mỡ trắng, khoai mỡ có cánh, hay tên gọi đơn giản “Khoai mỡ”.
- Trong những nền văn hoá khác và ngôn ngữ khác, được biết dưới tên uhi ở Hawaii, ratalu

hay khoai mỡ tím violet de l’igname ở Ấn Độ, ube ở Phi luật Tân và khoai mỡ ở Việt Nam…
- Ở Việt Nam, khoai mỡ còn có tên khác là khoai tím, khoai vạc, củ cái, củ mỡ, củ cầm, củ
đỏ, củ tía, khoai tía, khoai ngà, khoai long, khoai bướu, khoai trút, khoai ngọt Đây là loại khoai được
trồng làm cây lương thực rất lâu đời.
- Một số loài khác của Dioscorea cũng được con người trồng, hoặc khai thác từ cây dại để sử
dụng như một loại lương thực như: D. esculenta Burk. (khoai từ), D. hispida Dennt. (củ nần), D.
pierrel Prain. (củ từ nước), D. bulbifera Linn. (khoai dai)…
2.2. Đặc điểm thực vật học
Khoai mỡ là loại cỏ thân thảo, dây khoai mỡ tím có thể phát triển đạt tới hơn 9m dài. Chúng
lan tràn khắp những khu vực rừng rậm ở Đông Nam Hoa Kỳ.
2.2.1. Rễ
- Rễ khoai mỡ, phù lớn, thịt, và phát triển rất sâu nếu chúng được canh tác đúng mức.
- Củ khoai mỡ ăn được có chứa lượng lớn chất đạm proteines và chất đường glucides.
- Phương tiện chính của sự nhân giống tái sản xuất như củ khoai tây trên không nằm ở nách
lá và những củ khoai nằm ngầm dưới đất.
- Rễ cây như là một chất chống oxy hóa. Một nghiên cứu năm 2006, người tiêu dùng thường
xuyên những rể cây trồng ở Phi luật Tân (Kamote, Ipomoea, batata, khoai mỡ tím, Dioscorea alata,
…) cho thấy rằng những rể giàu hợp chất phenolique với hoạt động chống oxy hóa, cao nhất là rể
khoai lang, tiếp theo là taro, khoai tây, khoai tím, kém nhất là carotte.
- Hiện có hai giống được trồng
phổ biến cho năng suất cao là giống
khoai tím và giống khoai trắng.
- Khoai tím gồm tím than và tím
bông lau:
+ Tím than: củ dài 20 –30 cm,
tím 2/3 củ đến hết củ, phẩm chất dẻo,
bùi, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng,
năng suất 15 –18 tấn/ ha.
+ Tím bông lau: củ dài 25 – 35
cm, tím 1/3 củ đến 1/2 củ, phẩm chất

dẻo, năng suất từ 18 –20 tấn/ha.
- Khoai trắng Mộng Linh: củ dài 30 – 40 cm củ trắng đến trắng ngà, phẩm chất dẻo, nở,
không phù hợp thị hiếu ngưới tiêu dùng. Thích hợp cho chế biến xuất khẩu. Năng suất từ 20 – 30
tấn/ha.
2.2.2. Thân
- Thân lóng dây khoai mỡ hình vuông với các góc được nén thành những cánh.
12
Hình 2: Củ khoai mỡ (Dioscorea alata)
- Khoai mỡ có thể hình thành một khối lượng dây leo dày đặc, những dây leo chằng chịt bao
phủ, có thể hại chết những thực vật bản địa chung quanh chúng kể cả những cây thân mộc.
- Dây khoai mỡ là nguồn thực phẩm trong những năm 1800. Ở một số nước, hiện nay trồng
khoai mỡ để sử dụng trong lĩnh vực y học.
2.2.3. Lá
- Lá mọc đối, 8cm dài và hẹp hình trái tim.
- Cuống lá dài.
2.2.4. Hoa
- Dây khoai mỡ ít khi thấy trổ hoa.
- Những hoa khoai mỡ rất nhỏ, sinh ra từ nách lá, có hình dáng đẹp và phát triển khác nhau
giữa các loài của Dioscorea.
2.3. Thành phần hóa học, hàm lượng dinh dưỡng và công dụng của củ khoai mỡ
2.3.1. Thành phần hóa học
- Các thành phần hóa học chính của củ:
+ Anthocyanines + Glycosides steroidiens + Cholesterol
+ Campesterol + I-sitosterol + Stigmasterol
+ Diosgenine + Sapogenine + Alcaloide
+ Tinh bột amidon
- Khoai mỡ còn chứa một số chất như:
+ Sterols + Acides trans-crotonique,
+ Ferulique + Acide palmitique (Ghani, 2003).
- Những vitamine thiên nhiên, những nguyên tố khoáng chất và những chất dinh dưỡng được

tìm thấy trong củ khoai mỡ:
+ Glucides + Vitamin B1 (Thiamin) + Vitamin B6
+ Vitamin B9 (Folate, Folique Acide) + Vitamin C
+ Chất xơ thực phẩm + Phosphore + Manganese
+ Potassium + Đồng
- Thành phần dinh dưỡng khoai mỡ tím Dioscorea Alata.
+ Chất xơ thực phẩm: 4,1g + Glucides: 27,9g
+ Vitamin B6: 0,3 mg (23%) + Thiamin (vit. B1): 0,112mg (10%)
+ Chất béo lipides: 0,17g + Riboflavin (vit.B2): 0,032 mg (3%)
+ Vitamin A tương đương: 7μg (1%) + Đường: 0,5g
+ Niacin (vit. B3): 0,552 mg (4%) + Magnesium: 21 mg (6%)
+ Vitamin C: 17,1 mg (21%) + Potassium K: 816 mg (17%)
+ Calcium Ca: 17mg (2%) + Sắt Fe: 0,5 mg (4%)
+ Vitamin K: 2,3 μg (2%) + Phosphore P: 55 mg (8%)
+ Chất đạm protein: 1,5g + Kẽm Zn: 0,24 mg (3%)
+ Năng lượng calo: 494 kJ (118 kcal)
2.3.2. Hàm lượng dinh dưỡng
- Hàm lượng năng lượng:
13
+ Khoai mỡ tím giàu năng lượng, một lượng khoai mỡ tím 125g, cung cấp 177 calories.
+ Số năng lượng này bao gồm khoảng 9% so với tổng lượng đề nghị hằng ngày là 2000
calories, người ta có thể đốt cháy tiêu thụ 177 calo trong vòng 30 phút với nhịp điệu thể dục ở
những động tác nhẹ nhàng yếu.
- Hàm lượng glucides:
+ Khoai mỡ tím giàu glucides, mỗi 125g khoai mỡ tím cung cấp 42g glucides.
+ Không có một glucides nào đến từ đường, trong khi 6g chất xơ thực phẩm khoai mỡ, một
chất dinh dưỡng giúp cho cơ thể có một cảm gíác no.
+ Khoai mỡ tím là nguồn glucides tốt hơn glucide của khoai lang, lượng 125g khoai lang chỉ
chứa 26g glucides, với 8g đường và 4g chất xơ.
- Hàm lượng Proteine:

+ Khoai mỡ tím, giống như những mẫu khoai khác như khoai tây Pomme de terre và các loại
củ giàu tinh bột, nghèo chất đạm proteine.
+ Một lượng 125g khoai mỡ tím chỉ chứa 2g chất đạm proteine. Proteine là một chất dinh
dưỡng cần thiết giúp đở hình thành những tế bào và những mô trong cơ thể con người.
+ Thường con người tiêu thụ khoảng 50g đến 65g chất đạm mỗi ngày để bảo đảm tốt cho sức
khỏe.
- Hàm lượng chất béo:
+ Khoai mỡ tím thiên nhiên ít chất béo. Mỗi phần 125g khoai mỡ tím chứa 0,25g chất béo.
+ Những chất béo thực phẩm giàu năng lượng nhưng chúng không đưa đến một lợi ích dinh
dưỡng nào, bao gồm sự hổ trợ sự hấp thu một số chất dinh dưỡng và giúp đỡ sự tăng trưởng và phát
triển lành mạnh.
2.3.3. Công dụng của củ khoai mỡ
- Đặc tính trị liệu: Khoai mỡ Dioscorea alata có lợi ích cho sức khỏe. Do thành phần dược
chất có trong khoai mỡ nên rất hữu ích trong việc khắc phục các loại bệnh lý và những vấn đề khác
nhau.
- Sự hiện diện ở mực độ cao vitamine B6 trong khoai mỡ làm giảm chứng trầm cảm ở người
phụ nữ.
- Tốc độ của sự chuyển đổi carbohydrate glucides hiện diện trong khoai mỡ thành đường rất
chậm, do đó mà có thể giúp hạn chế sự gia tăng lượng đường máu trong cơ thể con người.
- Những yếu tố thành phần của khoai mỡ mang lại lợi ích cho hệ thống đường tiểu con
người, hệ thống hô hấp và thần kinh.
- Hàm lượng mangan trong Khoai mỡ cao làm gia tăng mức độ năng lượng trong cơ thể.
* Ngoài lợi ích tổng quát Khoai mỡ có những lợi ích cho sức khỏe như :
- Tăng cường chức năng miễm nhiễm.
- Bảo vệ chống lại những bệnh về tim.
- Làm chậm sự lão hóa.
- Sửa chữa nhiễm thể ADN và bảo vệ chúng.
- Giảm những rủi ro bệnh tim mạch.
- Chống lại sự gia tăng huyết áp (áp suất động mạch cao).
14

- Bảo vệ ngăn ngừa chứng Alzheimer.
- Bảo vệ sự loãng xương ostesoporose.
- Phòng chống rủi ro của chứng bệnh tai biến mạch máu não AVC.
- Bảo vệ chống oxy hóa.
- Phòng ngừa chứng co giật động kinh espilepsie.
- Phòng chống chứng rụng tóc alopescie (hói đầu)
* Cách sử dụng khoai mỡ:
- Khoai mỡ được sử dụng nhiều, thức ăn, y học do hàm lượng Glucides cao ở dưới dạng tinh
bột.
- Củ khoai mỡ này rất giàu chất dinh dưỡng và được xem như nguồn lý tưởng cho các
protein và năng lượng.
* Khoai mỡ sử dụng làm thức ăn:
- Khoai mỡ có thể được sử dụng trong các món ăn tráng miệng khác nhau.
- Hương vị thơm của khoai mỡ có thể được sử dụng làm tarts, cookies, bánh ngọt, kem đá,
sữa…
- Ở Phi luật Tân, khoai mỡ được sử dụng như mứt ngọt.
* Sử dụng trong y học:
- Khoai mỡ được sử dụng như loại thuốc: trị giun sán, bệnh trĩ nội, nơi trĩ ở trong có cảm
giác nóng cháy, bệnh lậu, các khối u tumeurs, bệnh phong, và những chứng khác.
- Giải quyết một số vấn đề tiêu hóa.
- Kiểm soát tác động của huyết áp động mạch .
- Hỗ trợ làm giảm: sự căng bắp cơ, căng thẳng thần kinh, đau dây thần kinh và chuột rút
crampes.
2.4. Tình hình nghiên cứu về khoai mỡ
- Dung dịch trích từ củ khoai mỡ đã chứng tỏ hoạt động của các gốc tự do. Nghiên cứu khoai
mỡ Chinoise và khoai mỡ Nhật bản đã đem lợi ích: sức khỏe cho hệ ruột và ngăn ngừa quá trình oxy
hóa.
- Dioscorine là một proteine được tồn trữ trong củ khoai mỡ và quá trình thủy phân của nó,
sự hiện diện sử dụng có tiềm năng để kiểm soát tăng huyết áp.
- Nghiên cứu cho thấy thức ăn thực phẩm khoai mỡ có hiệu quả giảm 50% trên mức

cholesterole trong huyết tương plasma và gan có thể thông qua chất béo trong phân và bài tiết
steroides tăng lên.
- Khoai mỡ ngăn chận sự thất thoát của DMO (densite minerale osseuse mật độ nguyên tố
khoáng trong xương) và cải thiện tình trạng calcium mà không cần phải kích thích sự phi đại
uteriine ở chuột ovariectomized. TNG khoai mỡ có thể lợi ích cho phụ nữ mãn kinh để ngăn ngửa
chứng mất xương, tình trạng calcium trong xương thoái hóa .
- Những nghiên cứu dược lý và sinh hóa, người ta chứng minh khoai mỡ có cả hai tác dụng
bảo vệ gan và bổ gan ở chuột acetaminophen. Kết quả cung cấp căn bản cho việc sử dụng khoai mỡ
trong y học truyền thống Trung Quốc do sự thiếu hụt của “âm” gan và thận “âm” hư.
* Khoai mỡ tím có một vài tác dụng phụ cần thiết chú ý trước khi dùng :
15
- Người thường xuyên dùng khoai mỡ tím Dioscorea alata có thể dẫn đến những vấn đề sức
khỏe khác nhau liên quan đến: tiêu chảy, đau đầu, nôn mửa và nhiều nữa.
- Khoai mỡ tím hoạt động như một yếu tố astrogene do đó cần phải tránh cho những người
có dị ứng nghiêm trọng với chúng.
- Khoai mỡ tím khuếch đại nguy cơ hình thành những cục máu (caillots) ở những người có
sự thiếu hụt chất đạm proteine S cấp tính.
- Thiếu proteine S là một rối loạn liên quan với sự tăng huyết khối tĩnh mạch.
- Với năng suất bình quần 10-15 tấn/ha, tối đa có thể đtạ 18-20 tấn, nông dân có thể thu lời
hàng chục triệu đồng trên 1 vụ với giá từ 1.400 đồng đến 1.600 đồng/kg. Củ khoai mỡ có giá trị dinh
dưỡng cao như: tinh bột 30%, đạm 7,9-9,3%, nước 55-70%. Nên làm thức ăn rất tốt cho con người
và để chăn nuôi.
- Diện tích trồng khoai mỡ nhưng năm gần đây có nhiều biến động phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như giá cả thị trường (đầu ra), việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng trên địa bàn và các yếu tố
thời tiết.
- Việc nghiên cứu về cây khoai mỡ trong những năm gần đây đã được các đơn vị chú ý như
Đại học Cần Thơ, trung tâm nghiên cứu Đồng Tháp Mười, trung tâm khuyến nông, song ở các góc
độ khác nhau như hiệu quả kinh tế của cây khoai mỡ, kỹ thuật lên liếp, bón phân…
2.5. Kỹ thuật trồng
2.5.1. Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng khoai mỡ chọn đất sét pha, có độ tơi xốp. Đất kết cấu rời rạc cho năng suất thấp.
2.5.1.1. Đất mới
Lên luống cao ráo thoát nước tốt, lên luống cao 25 – 30 cm, xốc đất tơi xốp, số lượng vôi bột
diệt khuẩn.
2.5.1.2. Đất cũ
Làm đất lại cho tơi xốp, dọn sạch cỏ dại trên liếp, xung quanh bờ, gia cố nâng cao luống các
chỗ thấp.
2.5.1.3. Lên liếp
- Theo kiểu cuống chiếu trung bình tỉ lệ 6/5, 6/4 sử dụng lớp đất mặt cụ thể luống 6 m,
mương 4 m và luống 6 m, mương 4 m.
- Mương sâu 30 – 40 cm để tạo điều kiện vận chuyển sau này và tưới tiêu.
- Dọn cỏ năng, bàng xung quanh mương chất đóng để tủ luống giữ ẩm.
- Nếu số lượng rơm tủ kiểm tra không còn lúa sót trong rơm, để hạn chế diệt lúa mọc sau này
trên luống. Khâu chuẩn bị đất 30 ngày trước trồng.
2.5.1.4. Mật độ – khoảng cách
- Đất mới: cây cách cây 50 x 50 cm.
- Đất cũ: cây cách cây 60 x 60 cm.
- Thường một công (1000 m
2
) không tính mương luống trồng 3000 mặt khoai. Khoai ủ 12 –
15 ngày vận chuyển ra liếp trồng tránh gãy mầm, dùng dao moi lỗ sâu 2 – 3 cm đặt mầm khoai
xuống dưới, sau đó phủ đất nhẹ 1 cm, rồi phủ bổi giữ ẫm.
16
2.5.2. Kỹ thuật canh tác
2.5.2.1. Chọn củ giống
Chọn củ giống có thời gian sinh trưởng từ 5 – 6 tháng tuổi, đạt từ 1 kg trở lên, đồng đều,
không xây xát, không sâu bệnh phá hại.
2.5.2.2. Xử lý giống
Củ giống được xử lý trong kho vựa và trong chồi ươm trước khi trồng.
a. Trong kho bảo quản

- Kho bảo quản làm bằng lá có mái che, chọn nơi cao ráo, nền phải khô ráo bằng phẳng, mái
che không được dột nước và vách phải hạn chế gió mưa tạt ướt củ giống.
- Nền: trải 1 lớp vôi bột từ 5 - 7 cm.
- Vách: xung quanh vách phun thuốc sát trùng ngừa kiến, mối, rầy phá hại như: BASSA
lượng 20cc/16lít nước.
- Củ giống sau thu hoạch rửa sạch đất, loại bỏ rễ nhúng vào dung dịch sau:
- BASSA lượng 20cc/20 lít nước ngâm trong 15 phút hoặc SUPRACIDE lượng 15 cc/20 lít
nước ngâm trong 15 phút. Chất trong kho bảo quản từ 5 – 6 lớp cách nóc mái khoảng 1 mét. Phương
pháp này có thể tồn trữ giống từ 4 – 5 tháng.
b. Xử lý ươm giống
Chọn củ giống đồng đều đem ra cắt mặt. Xử lý tuyến trùng gây mục đầu khoai: Đun nước
nóng khảng 54 – 55
0
C ngâm củ giống vào khoảng 40 phút sẽ diệt tuyến trùng Pratylenchus sp. hiệu
quả trên 85 % giảm tối đa hiện tượng mục đầu khoai.
c. Cắt mặt
- Củ có trọng lượng 1 kg cắt từ 8 – 10 lát, mỗi mặt 4 x 5 cm.
- Tỉ lệ 1000 mặt khoai cần 100 kg giống.
- Cắt khoai từ cuống xuống chiều dài 3/4 là tốt vì đoạn khoai này giữ được đặt tính cây mẹ.
Có thể cắt theo khoanh vẫn được.
- Dao cắt phải bén cắt cho phẳng không trầy xước. Chấm mặt cắt vào tro bếp hoặc vôi bột đễ
ráo mặt 5 phút rồi đem đi ủ vào tro trấu
- Sau ủ 12 – 15 ngày là có thể đem trồng, mỗi mặt khoai có từ 2 – 4 mầm, chọn mầm mạnh
nhất đem đi trồng các mầm khác loại bỏ vì là mầm hữu tính.
2.5.3. Thời vụ
- Phụ thuộc nhiều vào mực nước lũ hàng năm ươm giống: vào tháng 8 âm lịch (tháng 9
dương lịch). Trồng vào tháng 10 âm lịch (tháng 11 dương lịch) vùng trong đê có thể xuống giống
sớm hơn để thu hoạch sớm bán có giá.
- Nếu ươm giống vào tháng 7 âm lịch (tháng 8 dương lịch) thì trồng vào tháng 9 âm lịch
(tháng 10 dương lịch).

2.5.4. Bón phân
- Lượng phân bón NPK cho 1000 m
2
như sau:
a. Đối với khu vực ngoài đê:
+ Lân văn Điển: 50 kg.
+ Phân hữu cơ: > 500 kg, hoặc phân HUMIX: 20kg.
17
+ Urê: 20kg.
+ NPK (20 – 20 – 15): 30kg.
+ Kali: 5kg.
+ DAP: 5kg và BAM 5 H: 6 kg.
b. Đối vùng trong đê: lượng phân bón phải cao hơn gồm:
+ Lân văn Điển : 50 kg.
+ Phân hữu cơ: > 500 kg hoặc phân HUMIX: 30kg.
+ NPK (20 - 20 - 15): 45kg.
+ Ure: 35kg.
+ DAP: 20kg.
+ Kali: 6kg và BAM 5 H: 6 kg.
- Cách bón như sau:
a. Vùng ngoài đê:
Bón lót trước trồng 1 ngày: toàn bộ phân lân, phân hữu cơ và 2 kg BAM 5 H.
+ 7 ngày sau trồng (NST ): phun tưới gốc VIPAC88 hoặc ROOTS, lượng 500 gam – 1 kg
cho 1000m
2
tuỳ sức phát triển của cây khoai mà cân đối.
+ 20 – 25 NST Bón thúc 1: 10 kg ure + 5 kg DAP + 2 kg Bam 5 H.
+ 40 – 42 NST thúc lần 2: 10 kg ure + 5 kg NPK (20-20-15) + 2 kg Bam5H.
+ 70 – 75 NST thúc lần 3: 25 kg NPK (20 – 20 – 15) + 5 kg kali.
b. Vùng trong đê:

Bón lót trước trồng 1 ngày: Toàn bộ phân lân, phân hữu cơ, 10kg DAP và 2 kg Bam 5 H.
+ 7 – 10 NST: phun ViPắc 88 hoặc Roots lượng 500 – 1 kg/1.000m
2
.
+ 20 – 25 NST: 20 kg ure + 10 kg DAP + 2 Bam 5 H.
+ 40 – 42 NST: 15 kg ure + 10 kg NPK (20 – 20 –15) + 2 kg Bam 5H.
+ 70 – 75 NST: 35 kg NPK (20 – 20 – 15) + 6 kg Kali.
2.5.5. Chăm sóc
- Cần tưới nước giữ ẩm và tưới nước sau khi bón phân để phân dễ tan.
- Mùa khô tưới ngày 2 lần sáng và chiều không tưới nước kéo dài chập tối ảnh hưởng nấm
bệnh phát triển, ngày tưới ngày nghỉ.
- Mùa mưa: 2 – 3 ngày tưới 1 lần.
- Rải phân theo luống hoạc theo hốc. Giai đoạn 75 NST; 85 NST; 90 NST phun phân bón lá
chứa hàm lượng Kali để khoai dễ tạo củ như: Hydrophots liều 30cc/ bình 8 lít, phân MKP (0 – 52 –
34) liều 30 gam/bình 8 lít.
- Trước khi thu hoạch 5 ngày nên tưới nước ẩm để đất mềm dễ thu hoạch, tưới nước bằng
dụng cụ thùng vòi sen hoặc vòi máy phun trên liếp.
2.5.6. Phòng trừ sâu bệnh hại
- Khoai mỡ được trồng bằng củ và có thể trồng theo kiểu độc canh. Tuy nhiên để hạn chế các
loại bệnh hại nên trồng khoai mỡ luân canh với một số cây trồng khác.
- Điều kiện môi trường tốt cho sinh trưởng của khoai mỡ là: mùa mưa kéo dài và lượng mưa
đạt tối thiểu là 1500 mm, nhiệt độ trung bình khoảng 30
0
C, đất tơi xốp và tầng canh tác dày.
18
- Các loại tuyến trùng gây hại khoai mỡ: Người ta đã tìm thấy nhiều giống tuyến trùng luôn
có mặt trong đất trồng khoai mỡ, trong số này các giống nội ký sinh (endoparassite) được đánh giá
là gây hại nhiều nhất. Có 3 giống được xem là gây hại nhiều cho khoai mỡ là: Scutellonem bradys,
Pratylenchus coffeae và Meloidogyne spp.
2.5.6.1. Scutellonema bradys

- Đây là tuyến trùng gây ra bệnh “thối khô” trên khoai mỡ. Tuyến trùng này được tìm thấy ở
tất cả các vùng trồng khoai mỡ trên thới giới.
- Bệnh xảy ra ở lớp vỏ ngoài và có thể lan sâu vào bên trong từ 1.5- 2 cm.
- Cuối giai đoạn của bệnh, các mô bệnh chuyển sang màu vàng sẫm, nâu. Rồi cuối cùng là
màu đen. Bệnh thường xảy ra trên các củ ở giai đoạn tăng trưởng mạnh, giai đoạn gần thu hoạch và
đặc biệt là trong thời gian tồn trữ, giai đoạn này thường có sự phối hợp giữa tuyến trùng và các vi
sinh gây bệnh khác làm cho bệnh trầm trọng thêm. Hoàn toàn không có triệu chứng nào của bệnh
thể hiện trên lá, do đó chỉ quan sát phần cây (dây leo) trên mặt đất sẽ không thể phát hiện được
bệnh.
- S. bradys là một loại tuyến trùng di trú nội ký sinh có trong đất, trong rễ, và trong củ. Điều
đáng nói là những tuyến trùng khi đã vào trong củ rồi sẽ tiếp tục sinh sản rất nhanh và bệnh sẽ trầm
trọng thêm nhất là giai đoạn sau thu hoạch đưa vào tồn trữ.
- Tuyến trùng S. bradys có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường rất tốt, khi trong đất
không có ký chủ thích hợp tuyến trùng vẫn có khả năng tồn tại và phát triển.
2.5.6.2. Pratylenchus coffeae
Tuyến trùng Pratylenchus coffeae cũng là một loại di tú nội ký sinh giống như tuyến trùng S.
bradys
- Tuyến trùng P. coffeae có thể xâm nhập và gây thối vào sâu trong củ so với tuyến trùng S.
bradys, thường từ 5 cm hay sâu hơn.Trên các cây bị nhiễm Pratylenchus coffeae thì phần thân (dây
leo) ở bên trên cũng thường có dấu hiệu cây bị nhiễm tuyến trùng như: lá vàng sớm, dây còi cọc
kém phát triển so với các dây không bị nhiễm. Do đó có thể quan sát phần dây deo để chẩn đoán
tình trạng nhiễm bệnh.
- Tuyến trùng P. coffeae rất nhạy cảm với điều kiện nhiệt độ môi trường. Tuyến trùng sẽ
ngừng sinh sản nếu nhiệt độ môi trường bảo quản giảm xuống ở khoảng 12 – 13
0
C.
2.5.6.3. Meloidogyne spp.
- Meloidogyne spp. còn gọi là tuyến trùng gây sưng rễ do các khối u như mụn cóc mà chúng
tạo ra cho củ trong suốt quá trình ký sinh.
- Đây là giống tuyến trùng có phổ ký chủ khá rộng, ngoài cây khoai mỡ chúng còn có khả

năng gây hại trên rất nhiều giống cây trồng khác.
- Dấu hiệu điển hình rất dễ dàng nhân ra đối với giống tuyến trùng này là những bướu trên bề
mặt của củ. Trong quá trình ký sinh, tuyến trùng này tiết ra những kích thích tố làm các tế bào tăng
trưởng không bình thường về mặt thể tích. Sau thời kỳ phình to về thể tích của từng tế bào là giai
đoạn hình thành các đại tế bào do sự sát nhập của nhiều tế bào lại với nhau làm cho ô nhiễm bệnh
phình to bất thường tạo ra những khối u đặc trưng như đã nói ở trên.
19
- Các biểu hiện bên trên (phần dây leo và lá) cũng có thể quan sát dễ dàng. Các cây bị nhiễm
thường có bộ lá vàng úa, rụng sớm, ngọn không phát triển.
2.5.6. Thu hoạch
- Khoai mỡ trồng bán hàng hoá thu hoạch sau 4 – 4,5 tháng.
- Khoai làm giống thu hoạch sau 5 – 6 tháng trồng.
- Chọn củ giống mã đẹp, không bị sâu bệnh, buộc túm treo nơi khô mát hoặc để dưới gậm
giường tới tháng 2-3 năm sau.
- Bảo quản củ để ăn trong vòng 3-5 tháng. Có thể lưu tại vườn hàng năm.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP:
1. Hoàng Mai Thảo, Hoàng Thị Lệ Thu (2012), Cây đặc sản nông nghiệp, Đại học Hùng Vương.
D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG:
*) Câu hỏi ôn tập:
1. Phân tích hàm lượng dinh dưỡng có trong củ khoai mỡ?
2. Tuyến trùng hại khoai mỡ và cách phòng trừ?
3. Kỹ thuật canh tác, phát triển khoai mỡ ở địa phương?
4. Phân tích giá trị kinh tế của cây khoai mỡ?
20
CHƯƠNG 3
Cây Sơn
Tổng số tiết: 04 tiết (Lý thuyết: 04 tiết; bài tập, thảo luận: 0 tiết)
A) MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
Sau khi học xong chương này sinh viên phải trình bày được:

+ Giá trị kinh tế và bảo tồn của cây sơn.
+ Nguồn gốc phân loại và đặc điểm thực vật học của cây sơn.
+ Kỹ thuật nhân giống, trồng và thu hoạch sơn.
- Kỹ năng:
+ Có khả năng thu hoạch sơn đúng phương pháp, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Thái độ:
+ Có thái độ học tập tích cực, chủ động tham khảo các tài liệu liên quan, kết hợp quan sát
thực tế.
B. NỘI DUNG
3.1. Nguồn gốc, phân loại
Cây sơn xuất hiện từ xa xưa là loại cây có nhựa, nhựa cây sơn có nhiều đặc tính độc đáo nên
nhựa sơn đã sớm được đưa vào sử dụng trong đời sống nhân dân các nước Trung Quốc, Nhật Bản,
Việt Nam, Thái Lan.
Tại Việt Nam, cây sơn đã được trồng ở các
tỉnh: Yên Bái, Tuyên Quang, Hoà Bình, Hà
Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hoá, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, nhưng tập trung nhiều
nhất ở Phú Thọ và sơn Phú Thọ có chất lượng tốt
nhất, đến nay gần như chỉ có huyện Tam Nông và
một số xã thuộc huyện Thanh Sơn, Yên Lập,
Thanh Thuỷ - người dân còn canh tác sơn. Có thể nói
vùng đất Phú Thọ là quê hương của cây sơn.
Nhựa sơn được nhân dân dùng để sơn lên bề
mặt của các đồ dùng bằng gỗ, tre, nứa… vừa để
bảo quản vật liệu khỏi bị ngấm nước, gắn các mối
ghép trong việc sản xuất các đồ dùng bằng gỗ,
nhất là trong việc đóng thuyền đi trên sông hồ,
trên biển.
Việc dùng nhựa sơn sơn lên bề mặt các đồ
dùng vừa để bảo quản vừa để trang trí vì bề mặt gỗ (vật liệu) được sơn sẽ có màu đỏ, cánh dán rất

đẹp.
Ở nước ta, chi Sơn (Toxicodendron) có 2 loài: Sơn (Toxicodendron succedanea) và Sơn
thái (T. rhetsoides(Craib) Tardien).
21
Loài Sơn (T. succedanea) khá đa dạng; căn cứ vào các đặc điểm về hình thái lá, người trồng
sơn thường chia làm 2 giống - (cultivar.):
- Sơn lá si: lá nhỏ, màu xanh lục. Cây cho nhựa ít, nhưng có chất lượng tốt. Nhựa chảy đều
và thời gian cho nhựa dài.
- Sơn lá trám: lá to, màu xanh nhạt. Cây cho nhựa nhiều hơn so với dạng sơn lá si.
3.2. Đặc điểm thực vật học
Sơn là cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao 4 – 6 m; vỏ thân có 2 lớp; lớp ngoài dày hoặc mỏng tuỳ
thuộc vào từng giống cũng như điều kiện môi trường sống (trung bình khoảng 3-5mm); lớp trong
gồm rất nhiều ống dẫn nhựa.
Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, dài ( 8 –
27cm; thường gồm ( 7 – 9 lá chét, hình trái xoan
thuôn hay hình mác; kích thước 3 – 8 x 1,3 – 2,5cm; đầu
thuôn nhọn; gốc hình nêm, lệch; mép nguyên.
Cụm hoa dạng chuỳ, mọc ở kẽ lá, dài tới 20 –
24cm. Hoa lưỡng tính, màu trắng kem; đài hợp 5
răng; 5 cánh hoa dạng hình trứng hoặc hơi thuôn; nhị 5,
chỉ nhị mảnh; bầu gần hình cầu, nhẵn.
Quả hạch, hình cầu hoặc hình cầu dẹt, đường
kính 5 – 8mm; khi chín có màu vàng nhạt, nhẵn bóng.
Bộ rễ của sơn ăn nông, nên cây dễ bị đổ do gió
to hoặc bão. Sơn là cây sinh trưởng, phát triển nhanh. Cây
28 – 30 tháng tuổi, đã đạt chiều cao khoảng 2 m, bắt đầu
ra hoa, kết quả và cho thu hoạch nhựa. Mùa hoa
tháng 3 – 4, mùa quả tháng 8 – 9. Khi cây ra hoa,
mang quả thường ít nhựa. Hoa quả càng nhiều nhựa
càng ít.

Phân bố
Việt Nam: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Bắc Giang, Phú
Thọ, Hoà Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị,
Đà Nẵng, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng.
Thế giới: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, Nhật Bản.
3.3. Tình hình sản xuất
Thời kỳ 1939 – 1940 sơn được phát triển mạnh nhất ở Phú Thọ, từ 3.424 ha (1939) đã tăng
lên 4.400 ha (1943), tập trung ở các huyệnTam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Ba, Lâm Thao, Phù Ninh.
Cây sơn được trồng nhiều và đã gắn bó với người Tam Nông từ bao đời nay. Các xã có truyền thống
trồng sơn từ lâu đời tại Tam Nông là Thọ Văn, Xuân Quang, Dị Nậu, Văn Lương, riêng 04 xã này
diện tích trước kia đã trồng và nay có thể trồng lại sơn là khoảng 1.270ha.
Nhưng đến thời kỳ 1985 – 1995 diện tích trồng sơn giảm mạnh do chuyển sang cơ chế thị
trường, nên các đơn vị xuất khẩu sơn bị giải tán, tiêu thụ sơn của các hộ trồng sơn gặp khó khăn.
Trong những năm gần đây một số người thu mua xuất đi Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch và
22
gần đây là xuất khẩu sang Hàn Quốc và Nhật Bản. Do vậy giá nhựa sơn tăng, người dân quay lại với
việc trồng sơn và diện tích trồng sơn cũng tăng lên nhanh.
Cây sơn được xác định là cây mũi nhọn, cây đặc sản trên đất vùng đồi của huyện Tam Nông.
Đối với người trồng sơn thì nhựa sơn được xem là nguồn thu nhập chính, cây sơn được xem là cây
xoá đói, giảm nghèo, cây giúp cho người nông dân vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê
hương. Trồng sơn cho giá trị thu nhập gấp 1,5 - 2 lần so với trồng lúa và gấp 3 lần so với trồng sắn,
bạch đàn. Thu nhập bình quân người lao động từ 18 - 20 triệu đồng/người/năm (tính cho các hộ có
diện tích trồng sơn là 1 ha). Từ năm 2005 đến 2008, khi giá thu mua tăng lên, nông dân tích cực
chăm sóc cây sơn nên năng suất và sản lượng nhựa tăng dần, đến năm 2008 toàn huyện có 2.293 hộ
gia đình tham gia trồng sơn.
Hiện nay, nhựa sơn đang được sử dụng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hiện nay,
nhựa sơn đang được xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản với giá 5 – 9,5 USD/kg
(85.000 - 160.000 đồng/kg), giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Kỹ thuật sản
xuất lại phù hợp với điều kiện lao động đến từng hộ gia đình. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa sơn
trong nước chiếm khoảng 20% và xuất qua con đường tiêu ngạch chiếm khoảng 80% tổng sản lượng

toàn huyện.
Bên cạnh đó, đến năm 2006, toàn huyện đã thành lập được 3 Chi hội nghề sơn tại xã Thọ
Văn, Dị Nậu và Xuân Quang với tổng số 102 hội viên. Huyện cũng đã đẩy mạnh xúc tiến thương
mại, gửi sản phẩm tham gia các hội chợ nhằm quảng bá sản phẩm nhựa sơn trên thị trường trong và
ngoài nước.
* Diện tích trồng sơn và sản lượng nhựa sơn các năm gần đây:
Đưa số liệu dưới đây thành bảng
- Năm 2006: diện tích: 471 ha; sản lượng: 136.100 kg
- Năm 2007:diện tích: 501ha; sản lượng: 155.000 kg
- Năm 2008; diện tích: 576 ha; sản lượng: 184.000 kg
- Năm 2009: diện tích: 600ha; sản lượng: 195.000 kg
- Năm 2010: diện tích: 750ha; sản lượng: 200.000 kg
Hiện nay các huyện Cẩm kê, Hạ hoà, Thanh Sơn cũng đang xem xét đưa một số diện tích đất
đồi chưa canh tác vào trồng sơn, đây là một hướng mở trong nghề trồng sơn của tỉnh.
3.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
Sơn là loài có biên độ sinh thái rộng, phân bố ở nhiều khu vực từ vùng Đông Á, Đông Nam
Á tới Nam Á. Trong tự nhiên, có thể gặp sơn mọc rải rác trong rừng thưa ở độ cao dưới 1.500m.
Cây ưa khí hậu nóng, ẩm:
+ Nhiệt độ: trung bình khoảng 20 – 30
0
C là thích hợp nhất cho sinh trưởng của cây. Song sơn
cũng có thể chịu được nhiệt độ nóng tới 38 – 39
0
C và nhiệt độ lạnh tới 4 – 5
0
C, cây sinh trưởng
chậm và rụng lá về mùa đông.
+ Ẩm độ: Tại các khu vực trồng sơn có truyền thống ở Phú Thọ, lượng mưa trung bình hàng
năm thường đạt khoảng 2.000mm. Sơn sinh trưởng tốt và cho nhiều nhựa vào các tháng có mưa, độ
ẩm không khí cao và nắng nhiều. Sơn chịu hạn, nhưng không chịu ngập úng.

23
Cây ưa sáng, sinh trưởng ở nơi quang đãng, được chiếu sáng đầy đủ cành lá mới xum xuê,
vỏ dày và sơn sẽ cho nhiều nhựa.
Đất trồng sơn cần tơi, xốp, nhiều mùn và chua (pH 4,5-5,5). Đất rừng mới khai phá, đất sau
nương rẫy, đất đỏ, đất pha cát nhẹ, sâu, dày, tơi, xốp, nhiều màu, đủ ẩm, thoát nước tốt, chua rất
thích hợp cho sinh trưởng của sơn.
3.5 Kỹ thuật trồng
3.5.1. Nhân giống
Cây giống cần hội tụ đủ 3 tiêu chuẩn sau:
- Cây sinh trưởng tốt, ít hoa quả, không sâu bệnh.
- Nhựa mủ chảy đều, nhiều và không phải bỏ mặt cắt nào trong suốt 3 năm liền. Trong nhựa
có nhiều dầu.
- Vỏ cây dày (5 – 6mm), màu hơi hồng, xù xì và mềm
Giâm:
Có thể nhân giống bằng biện pháp giâm cành hoặc rễ. Hom giống cần lấy từ cành bánh tẻ,
sinh trưởng khoẻ vào mùa xuân hoặc mùa thu. Hom giống từ các đoạn rễ nên lấy vào mùa đông
hoặc đầu mùa xuân. Trước khi giâm nên xử lý hom giống bằng các chất kích thích ra rễ.
Việc nhân giống bằng giâm cành hoặc rễ thường khó khăn hơn và hiệu quả chưa cao; nên
còn ít được sử dụng trong sản xuất.
Gieo hạt: (Đây là biện pháp chủ yếu đã và đang được áp dụng rộng rãi trong sản xuất)
- Mùa quả chín thường vào tháng 8 – 9. Cần thu hái những quả to, chắc, chín đều đem phơi ở
nơi thoáng gió, nắng nhạt khoảng 3 ngày, rối sát sạch vỏ.
- Trung bình, mỗi hecta đất cần khoảng 2 – 3kg hạt giống. Có thể gieo hạt ngay sau khi thu
hái hoặc bảo quản ở điều kiện khô lạnh (4 – 5
0
C).
- Mùa gieo hạt tốt nhất là vào tháng 8 – 9 Âm lịch. Gieo vào thời điểm này cây con phải qua
thời kỳ mùa đông rét lạnh, khô hanh; nhưng sang xuân cây sẽ sinh trưởng khoẻ và không bị hại do
mưa rào và dế mèn cắn ngang gốc.
- Gieo hạt vào tháng giêng hai Âm lịch, sơn mọc nhanh, nhưng dễ bị dế cắn và mưa rào gây

hại vào các tháng 3 – 4. Có thể gieo trong vườn ươm hoặc gieo thẳng.
Hiện nay, trong sản xuất thường gieo thẳng hạt sơn theo hố. Hố gieo hạt cần cuốc sâu, kích
thước 40x40x40cm, làm sạch cỏ, bón lót 1 – 3 kg phân chuồng ải. Để hạt nẩy mầm nhanh và đều có
thể xử lý bằng cách ngâm trong acid sulfuric đậm đặc khoảng 1 giờ, vớt ra, rửa sạch rồi đem gieo.
Cũng có thể dùng khô dầu sở trộn với hạt và ngâm nước khoảng 1 đêm rồi vớt ra đem gieo.
Đồng bào một số khu vực tại Phú Thọ có tập quán trộn hạt sơn với trấu, bỏ vào cối giã cho
mỏng bớt vỏ và ngâm nước gạo một đêm trước khi gieo.
3.5.2. Trồng và chăm sóc
Tuỳ điều kiện đất đai mà chọn khoảng cách trồng dày hoặc thưa, thông thường từ 2x2m,
2,5x2,5m đến 2,5x3m (mật độ 1.300 – 2.500 cây/ha). Mỗi hố gieo 5 – 10 hạt, hạt nọ cách hạt kia
khoảng 5cm. Gieo xong bỏ một vốc tro ủ nước gạo và phủ một lớp đất mỏng lên trên.
24
Khi cây cao khoảng 20 cm bắt đầu tỉa thưa, nhổ bỏ những cây yếu ớt, còi cọc. Nên tỉa thưa
khoảng 2 – 3 lần (cách nhau khoảng 2 tháng), lần cuối cùng vào tháng 5 – 6 Âm lịch; ở mỗi hố chỉ
để lại một cây sinh trưởng tốt nhất (cây mập, lá xanh thẫm, ngọn chồi phớt hồng).
Những năm đầu việc làm cỏ, xới xáo, vun gốc, bón bổ sung và giữ ẩm cho đất là cần thiết,
giúp cho cây sinh trưởng khoẻ. Thời gian này có thể trồng xen các loại cây ngắn ngày như lạc, đỗ,
lúa nương, vừa tận dụng đất vừa hạn chế cỏ dại, chống xói mòn và tăng thu nhập.
Khi cây cao khoảng 1,5m cần bấm ngọn cho cành ngang phát triển. Mỗi cây chỉ nên để 2 – 3
cành khoẻ, mọc xiên. Đến thời kỳ cây cao khoảng 2m lại tiến hành bấm ngọn lần nữa để tạo
tán to, đều. Đồng thời chặt bỏ hết các cành con ở độ cao dưới 1,5m để việc cắt thu nhựa được
thuận lợi.
Để cây sinh trưởng khoẻ, xanh tốt, nhựa chảy nhiều, mạnh và bền, cây cần cắt bỏ hết hoa
quả (trừ những cây đã chọn để lấy hạt làm giống).
Ở sơn trưởng thành có thể gặp sâu quấn lá, bọ đỏ, bọ nhót, sâu cắn ngọn, sâu đục thân.
Biện pháp phòng trừ tốt nhất là theo rõi, kiểm tra định kỳ và tổ chức bắt hoặc phun thuốc ngay
khi sâu mới xuất hiện.
3.5.3. Khai thác, chế biến và bảo quản
Giai đoạn cây đạt 28 – 30 tháng tuổi, có thể khai thác nhựa. Cây cắt nhựa năm đầu tiên gọi là
“sơn non”, sơn cắt năm thứ hai gọi là “sơn thường” và sơn cắt năm thứ ba gọi là “sơn già”.

Dụng cụ cắt sơn gồm:
- Dao cắt sơn (lưỡi nhỏ, mỏng, sắc…)
- Chóc hứng nhựa (thường làm bằng vỏ trai, hay vẹm)
- Nằn đựng sơn (hộp hình trụ bằng gỗ hoặc tre đan, trát kín, đường kính khoảng 15cm, cao
15-20cm)
- Chia vét sơn (là một miếng mo cau hoặc gỗ lồng mức có dạng như chiếc chổi, dài khoảng
15cm để vét nhựa)
- Sải để chứa sơn (đan bằng tre, miệng hẹp, trát sơn kín, có dung tích 15 – 20 lít).
Việc cắt lấy nhựa phải đảm bảo các yêu cầu kéo dài thời gian sinh trưởng của cây, tăng năng
suất và chất lượng nhựa. Do đó kỹ thuật cắt sơn phải đạt các tiêu chuẩn:
- Cắt mỏng miếng, cắt sạch, đều, không để loã.
- Mở mặt cắt vừa phải, không rộng quá 2/3 chu vi vỏ cây sơn và không dài quá 2 – 3cm.
- Cắt đúng cữ.
- Cắm chóc khéo, đảm bảo tận thu nhựa
Khi cây đến tuổi khai thác nhựa (bước vào năm thứ 3), có thể mở mặt cắt đầu tiên (vào
tháng 2 – 3 Âm lịch) ở vị trí sát mặt đất. Có thể mở mặt cắt theo hình chữ V, hoặc vạch chéo “lá
liễu”.
Trong 3 – 4 lần cắt đầu, thường bỏ không thu nhựa, vì số lượng ít và chất lượng thấp.
Cữ sơn: mỗi lần cắt sơn gọi là một cữ. Tuỳ theo thời gian cắt mà có tên gọi khác nhau. Cắt 2
ngày một lần gọi là “cữ hai”, 3 ngày cắt một lần gọi là “cữ ba”, 4 ngày cắt một lần gọi là “ cữ
bốn”… Thường áp dụng “cữ ba”. Theo kinh nghiệm của nhân dân Phú Thọ, cắt “cữ ba” là tốt nhất,
sơn chảy nhiều và có phẩm chất cao. Cắt “cữ hai” (còn gọi là “cữ non”) nhựa tuy nhiều, nhưng chất
25

×