Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

khảo sát nhu cầu nâng cao kiến thức của người đi làm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.33 KB, 8 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC DÂN LẬP HÙNG VƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH






KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC








KHẢO SÁT NHU CẦU NÂNG CAO KIẾN THỨC CỦA
NGƯỜI ĐI LÀM









GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ MAI BÌNH
SVTH: DIỆP PHAN SỸ HẠ










TP.HCM 08/2007
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ hội nhập, lao động chất lượng cao là ưu tiên hàng đầu giúp
nền kinh tế phát triển vững mạnh. Doanh nghiệp muốn đứng vững trong
nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt cần phải có đội ngũ
nhân viên với đầy đủ năng lực và kỹ năng làm việc thực sự chứ không phải
chỉ biết nói những kiến thức cao siêu. Bản thân người lao động muốn có
công việc ổn định, vị trí tốt, lương cao… phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu
tuyển dụng của doanh nghiệp.
Thực tế tại Việt Nam, theo kết quả khảo sát của Dự án giáo dục đại học 1
cho thấy trên 90% sinh viên tốt nghiệp có việc làm, nhưng theo thống kê
của Hội Sinh viên Việt Nam, chỉ có 50% sinh viên tốt nghiệp ra trường có
việc làm, trong đó 30% trong số này làm đúng ngành nghề đào tạo! Vậy,
nếu nhìn giáo dục Đại học – Cao đẳng dưới góc độ kinh tế có thể nhận định
rằng hiện nay, sản phẩm mà nhà cung cấp (nhà trường) tung ra thị trường
với số lượng ngày càng nhiều nhưng chất lượng lại không đáp ứng được đòi
hỏi của người tiêu dùng (chủ yếu là nhà doanh nghiệp). Điều này tạo ra một
nhu cầu lớn về nguồn nhân lực phù hợp trong các doanh nghiệp tại Việt
Nam.
Từ thực trạng trên cho thấy nhu cầu được đào tạo các kiến thức chuyên
môn nghề nghiệp cho người đi làm trở nên cần thiết và cấp bách. Vì vậy

các trung tâm đào tạo ngắn hạn lần lượt ra đời với nhiều ngành học thời
thượng, thu hút người đi làm sau mỗi ngày làm việc mệt nhọc lại phải cắp
sách đến trường. Nhưng đây cũng chỉ là hình thức chạy đua giành giải
thưởng bằng cấp để đáp ứng nhu cầu trước mắt của thị trường chứ không
mang tính chiến lược lâu dài. Chẳng hạn khi thị trường chứng khoán Việt
Nam trở nên sôi nổi thì các cơ sở đào tạo cũng vội vã trưng biển, dán thông
báo đào tạo “cấp tốc” để sau 8 tuần học… là có thể đầu tư chứng khoán có
lãi!
Đúng theo Lý thuyết Marketing hiện đại, nhà sản xuất phải bán cái khách
hàng cần chứ không bán cái mình có, trong ngành giáo dục cũng vậy.
Chính Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân cũng cho rằng
“Chúng ta có đến ba nhóm nhu cầu: nhà nước, doanh nghiệp và người học
thường xuyên biến động, thay đổi theo từng giai đoạn. Ngành Giáo dục -
Đào tạo phải chuyển từ đào tạo dựa theo khả năng sẵn có của mình sang
đào tạo theo nhu cầu của xã hội…”.
Từ những lập luận trên tôi chọn đề tài Khảo sát nhu cầu nâng cao kiến
thức của người đi làm làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.

2. Mục tiêu cuộc nghiên cứu
 Khảo sát nhu cầu nâng cao kiến thức của người đi làm trong các doanh
nghiệp đang hoạt động tại TP. HCM trong quá trình hội nhập kinh tế
cần thiết phải có những kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc như
thế nào để hoàn thành tốt hoặc thăng tiến trong công việc.
 Đưa ra một số góp ý cho Trường ĐHDL Hùng Vương về việc thiết kế
chương trình đào tạo phù hợp nhu cầu xã hội hiện nay, đặc biệt là trong
khối ngành kinh tế dịch vụ.

3. Phương pháp luận nghiên cứu
 Thiết kế nghiên cứu: mô tả.
 Dùng phương pháp định lượng để thu thập, phân tích số liệu.

 Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu phi xác suất theo cách thuận tiện
cho người nghiên cứu.
 Phạm vi nghiên cứu: những người đang làm việc trong các doanh
nghiệp đồng thời đang tham gia học tại các trung tâm đào tạo ngắn hạn
ở Thành phố Hồ Chí Minh.
 Kích thước mẫu của cuộc nghiên cứu: 207 người.
 Phương pháp thực hiện: phát bảng câu hỏi trực tiếp cho những người đã
đi làm và hiện đang tham gia học tại các trung tâm đào tạo ngắn hạn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Trần Xuân Kiêm, ThS. Nguyễn Văn Thi – Nghiên Cứu Tiếp Thị -
NXB Thống Kê – 2001.
2. TS. Trần Thị Ngọc Trang, PGS. Nguyễn Xuân Quế, TS. Ngô Thị Thu,
ThS. Đỗ Thị Đức, ThS. Trần Văn Thi, ThS. Lâm Ngọc Diệp, ThS.
Nguyễn Duy Tân – Marketing Căn Bản – NXB Thống Kê – 2006.
3. Trần Kim Dung – Quản Trị Nguồn Nhân Lực - NXB Thống Kê – 2003.
4. Lê Phương Phương – Tự học và tạo điều kiện cho nhân viên đầu ngành
cùng học - Kỷ yếu CEO trong thế giới phẳng – Viện Nghiên cứu Kinh tế
Phát triển ĐH Kinh Tế TPHCM, Báo Người Lao Động – Trang 15-17.
5. Trần Kiêm Hùng – Đào tạo Con Người, vấn đề then chốt cho sự tồn tại
của Doanh nghiệp sau hội nhập – Kỷ yếu CEO trong thế giới phẳng –
Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển ĐH Kinh Tế TPHCM, Báo Người
Lao Động – Trang 25-26.
6. Lâm Quyền Quý – Chân dung CEO trong thế giới phẳng - Kỷ yếu CEO
trong thế giới phẳng – Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển ĐH Kinh Tế
TPHCM, Báo Người Lao Động – Trang 68-70.
7. Huy Đức – “Khoán 10” cho Giáo dục Đại học – Báo Sài Gòn Tiếp Thị -
Số 17, thứ tư ngày 8/8/2007, trang 6.
8. Nhóm phóng viên khoa giáo – Đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu thị
trường, Bài 3: Ba trong một – Trang web Aptech Vietnam (Theo Báo Sài

Gòn Giải Phóng), ngày 25/4/2007.



MỤC LỤC
Trang
Tóm tắt đề tài i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh sách bảng biểu, hình vẽ, đồ thị iv
Danh sách các từ viết tắt v
Mở đầu: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu cuộc nghiên cứu 3
3. Phương pháp luận nghiên cứu 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1. Cơ sở lý luận về Marketing 8
1.1.1. Định nghĩa Marketing 4
1.1.2. Vai trò của Marketing 4
1.1.3. Phân loại Marketing 5
1.1.4. Quá trình Marketing 5
1.2. Nghiên cứu Marketing – Nghiên cứu tiếp thị 6
1.2.1. Định nghĩa nghiên cứu tiếp thị 6
1.2.2. Vai trò nghiên cứu tiếp thị 6
1.2.3. Quá trình nghiên cứu tiếp thị 7
1.2.4. Các mô hình nghiên cứu tiếp thị 8
1.2.5. Phương pháp nghiên cứu 9
1.2.6. Phương pháp chọn mẫu 10
1.2.7. Phương pháp xác định kích thước mẫu 12
1.2.8. Thiết kế bảng câu hỏi 13

1.2.9. Phân tích số liệu: mã hoá, thống kê, kiểm định 15
Chương 2: GIỚI THIỆU TRƯỜNG ĐHDL HÙNG VƯƠNG 17
2.1. Thông tin tổng quan về Trường 17
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển 18
2.2.1. Thời gian thành lập của Hội Đồng Sáng Lập 18
2.2.2. Quy mô ngành nghề đào tạo 18
2.3. Chức năng nhiệm vụ của nhà trường 19
2.4. Tổ chức nhân sự 22
2.4.1. Sơ đồ tổ chức 22
2.4.2. Cơ cấu tổ chức quản lý 23
2.4.3. Bảng số lượng nhân viên 23
2.5. Những quy định về tiền lương 24
2.6. Kết quả hoạt động trong thời gian qua 25
2.6.1. Quy mô sinh viên hiện tại 25
2.6.2. Kết quả thu chi tài chính 26
2.7. Những khó khăn và thuận lợi 27
Chương 3: THỐNG KÊ, KIỂM ĐỊNH DỮ LIỆU 29
3.1. Phương pháp chọn và xác định kích thước mẫu 29
3.2. Các nguồn số liệu, dữ liệu 29
3.3. Các yếu tố, biến dữ liệu cần thu thập 29
3.4. Mối quan hệ giữa các biến 30
3.5. Cấu trúc bảng câu hỏi, thang đo 31
3.6. Thống kê, mô tả dữ liệu 33
3.7. Kiểm định mối quan hệ giữa các biến 43
Chương 4: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ 48
4.1. Nhận xét 48
4.2. Kiến nghị 50
PHỤ LỤC 1: Bảng câu hỏi khảo sát 52
PHỤ LỤC 2: Kiểm định sự hợp lệ của dữ liệu 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang

1. Hình 1.1: Quá trình nghiên cứu tiếp thị 7
2. Bảng 1.1: Bảng tính kích thước mẫu phụ thuộc vào độ tin
cậy cho phép P và sai số cho phép ε
12
3. Bảng 1.2: Các loại tham số thống kê sử dụng cho các loại
thang đo

16
4. Bảng 2.1: Quy mô ngành nghề đào tạo 18
5. Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức trường ĐHDL Hùng Vương 22
6. Bảng 2.3: Bảng số lượng nhân viên 23
7. Bảng 2.4: Ngạch lương theo bậc 24
8. Bảng 2.5: Bảng tính mức thù lao theo trình độ của giảng
viên
24
9. Bảng 2.6: Số lượng sinh viên tốt nghiệp 25
10.

Bảng 2.7: Số lượng sinh viên đang học 26
11.

Bảng 2.8: Thu chi kết quả hoạt động năm 2004 – 2006 26
12.

Bảng 3.1: Lý do tham gia khoá học ngắn hạn 33
13.


Bảng 3.2: Lý do khác 34
14.

Bảng 3.3: Lý do chính yếu nhất 34
15.

Bảng 3.4: Cách làm khác giúp người đi làm nâng cao kiến
thức chuyên môn

35
16.

Bảng 3.5: Bảng đánh giá mức độ thường xuyên của việc
nâng cao kiến thức

35
17.

Bảng 3.6: Bảng đánh giá về mức độ cần thiết của các lĩnh
vực kiến thức cần đào tạo

36
18.

Bảng 3.7: Những lĩnh vực khác người đi làm cần được đào
tạo
37
19.

Bảng 3.8: Lĩnh vực kiến thức người đi làm đang có nhu cầu


37
20.

Bảng 3.9: Bảng đánh giá về mức độ cần thiết của các loại
kỹ năng cần đào tạo

38
21.

Bảng 3.10: Những loại kỹ năng khác người đi làm cần
được đào tạo

39
22.

Bảng 3.11: Loại kỹ năng người đi làm đang có nhu cầu
nhất
40
23.

Bảng 3.12: Hình thức DN nâng cao kiến thức cho nhân
viên
41
24.

Bảng 3.13: Bảng thống kê hình thức người đi làm muốn
học
41
25.


Bảng 3.14: Nội dung người đi làm muốn học 42
26.

Bảng 3.15: Thời gian học thích hợp 42
27.

Bảng 3.16: Chức vụ người được phỏng vấn 43
28.

Bảng 3.17: Mối quan hệ giữa Chức vụ và Nội dung học 44
29.

Bảng 3.18: Mối quan hệ giữa Hình thức học và Lý do 46
30.

Bảng 3.19: Mối quan hệ giữa Nội dung học và Lý do 46

×