Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

thực trạng khai thác tôm hùm và sự tác động của việc khai thác tới nguồn lợi tôm hùm tại các vùng trọng điểm ở 3 tỉnh bình định, phú yên, khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.98 KB, 65 trang )


1

MỞ ĐẦU

Với 3.260 km chiều dài bờ biển, gần 4.000 hòn đảo, diện tích vùng đặc quyền
kinh tế biển khoảng 1 triệu km
2
, Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự
nhiên cũng như những loài hải sản rất có giá trò kinh tế. Một trong những loài hải sản
có giá trò kinh tế và rất được nhiều người ưa chuộng là tôm Hùm.
Vào thập niên 80 của thế kỷ XX các ngư dân có thể khai thác trung bình mỗi
năm từ 500 – 700 tấn tôm Hùm, với kích cỡ có thể lên tới 5 – 10 kg/con (tôm Hùm
Bông), 3 – 5 kg/con (tôm Hùm Xanh), 1 – 2 kg/con (tôm Hùm Sỏi) Tuy nhiên, những
năm tiếp sau đó sản lượng tôm Hùm khai thác được giảm rất nhanh và kích cỡ tôm khai
thác cũng giảm đi nhiều [21]. Cũng chính vì sự khai thác quá mức và không hợp lý đã
làm cho nguồn lợi tôm Hùm suy giảm nghiêm trọng.
Khoảng 10 năm trở lại đây, kích cỡ tôm Hùm khai thác được phần lớn nhỏ hơn
nhiều so với cỡ tôm xuất khẩu, chính vì thế, hình thức ương nuôi tôm Hùm đánh bắt
được đến cỡ tôm xuất khẩu dần được hình thành và ngày càng phát triển mạnh cho đến
ngày nay.
Hiện nay, nghề nuôi tôm Hùm lồng phát triển mạnh tại các tỉnh ven biển miền
Trung, con giống cung cấp cho nghề nuôi này đều được khai thác ngoài tự nhiên. Điều
gì sẽ xảy ra khi chúng ta tiếp tục khai thác để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của thò
trường.
Xuất phát từ những điểm trên và được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Khoa nuôi
trồng Thuỷ sản, Trường Đại học Thủy sản đề tài: “Thực trạng khai thác tôm Hùm và
sự tác động của việc khai thác tới nguồn lợi tôm Hùm tại các vùng trọng điểm ở 3 tỉnh
Bình Đònh, Phú Yên và Khánh Hòa” đựơc thực hiện với các mục tiêu và nội dung sau:
* MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
- Đưa ra được thực trạng khai thác tôm Hùm tại các vùng trọng điểm ở 3 tỉnh


Bình Đònh, Phú Yên và Khánh Hòa trong 3 năm trở lại đây.

2

- Bước đầu đánh giá sự tác động của nghề khai thác tôm Hùm đến nguồn lợi
tôm Hùm ở 3 tỉnh Bình Đònh, Phú Yên và Khánh Hòa.
* NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1. Tìm hiểu một số nét về tình hình kinh tế-xã hội tại các vùng trọng điểm khai
thác tôm Hùm ở 3 tỉnh Bình Đònh, Phú Yên và Khánh Hoà.
2. Thực trạng khai thác tôm Hùm tại những vùng khai thác trọng điểm ở 3 tỉnh
Bình Đònh, Phú Yên và Khánh Hoà.
3. Đánh giá sự tác động của thực trạng khai thác tôm Hùm đến nguồn lợi tôm
Hùm ở 3 tỉnh Bình Đònh, Phú Yên và Khánh Hoà.

Với ý nghóa bổ sung thêm tư liệu về thực trạng khai thác tôm Hùm ở Việt Nam,
giúp các cơ quan quản lý có được thêm thông tin về thực trạng khai thác tôm Hùm cũng
như sự tác động của việc khai thác đến nguồn lợi, tạo cơ sở ban đầu cho việc đưa ra các
giải pháp nhằm bảo vệ nguồn lợi tôm Hùm.



3

Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ NUÔI TÔM HÙM TRÊN THẾ GIỚI

1.1.1. TÌNH HÌNH KHAI THÁC TÔM HÙM:
Theo số liệu thống kê của FAO (Food and Agricultre Organization) tổ chức

Lương Nông liên hiệp quốc vào năm1997, sản lượng hải sản khai thác trên thế giới từ
năm 1991-1995 bình quân hàng năm khoảng 87.391.320 tấn, trong đó nhóm giáp xác
đạt 5.210.920 tấn chiếm khoảng 6,0%. Trong số này, sản lượng tôm Hùm chiếm
212.290 tấn xấp xỉ 4,0% tổng sản lượng khai thác giáp xác trên thế giới [26]. Sản lượng
tôm Hùm trên thế giới tăng từ 157.000 tấn vào năm 1980 đến hơn 233.000 tấn vào năm
1997 và bắt đầu giảm nhẹ xuống 227.000 tấn vào năm 2001. Tính từ năm 1989 đến
năm 2001 sản lượng khai thác tôm Hùm chỉ dao động trong khoảng 207.000 tấn đến
233.000 tấn [38].
Giá trò thương mại của tôm Hùm vẫn gia tăng ổn đònh hơn thập niên qua, cả về
xuất khẩu và nhập khẩu. Giá trò xuất khẩu tôm Hùm tăng 108%, từ 846 triệu USD vào
năm 1989 đến 1760 triệu USD vào năm 2001. Ca-na-đa là quốc gia chính xuất khẩu
tôm Hùm sống với giá trò đạt 299 triệu USD vào năm 2001, tiếp theo là các nước Anh
đạt 16 triệu USD, Bỉ đạt 6,6 triệu USD và Pháp đạt 4,6 triệu USD. Theo các nguồn
thông tin khác, giá trò nhập khẩu của thế giới cũng tăng từ 1040 triệu USD vào năm
1989 đến 1875 triệu USD vào năm 2001. Sản phẩm tôm đông lạnh và tôm sống là hai
mặt hàng tăng nhiều nhất [38].
Mỹ là quốc gia có giá trò nhập khẩu tôm Hùm lớn nhất trên thế giới, đạt 836
triệu USD chiếm 44% tổng giá trò nhập khẩu tôm Hùm của thế giới, tiếp sau đó là Nhật
Bản đạt 198 triệu USD, Trung Quốc đạt 192 triệu USD, Ca-na-đa đạt 137 triệu USD
[38].

4

Trên thế giới hiện nay chia tôm Hùm thành những nhóm chính sau: tôm Hùm
Mỹ (American lobster), tôm Hùm Gai (Spiny lobster), tôm Hùm Đá (Rock lobster), tôm
Hùm Châu Âu (European lobster), những loài còn lại được xếp vào một nhóm [38].
Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới, trung bình từ năm1991-1995 sản
lượng khai thác giống tôm Hùm Panulirus chiếm 29.0%, giống Jasus chiếm 4.3%,
giống Palinurus chiếm 2.0%, giống Nephrops chiếm 28.3%, giống Homarus chiếm
34.6%, giống Various genara chiếm 1.3% tổng sản lượng tôm Hùm khai thác trên toàn

thế giới (FAO 1997). Nhóm tôm Hùm khai thác chủ yếu là tôm Hùm Mỹ, tôm Hùm
Châu Âu, và tôm Hùm Gai [26].
Theo thống kê mới nhất của FAO trong các năm 1999-2003, loài tôm Hùm
khai thác được nhiều nhất trên thế giới là Homarus americanus với sản lượng trung bình
hàng năm đạt xấp xỉ 83.000 tấn/năm, hầu hết được khai thác bằng bẫy ở độ sâu trung
bình từ 4-50 m. Tiếp theo là loài Nephrops norvegicus với sản lượng trung bình hàng
năm đạt xấp xỉ 58.000 tấn/năm, loài này chủ yếu phân bố ở độ sâu 20-800 m. Tiếp đó
là loài Panulirus argus với sản lượng khai thác trung bình hàng năm đạt 37.000
tấn/năm, loài này phân bố ở những vùng nước nông nhỏ hơn 90 m, tập trung phần lớn ở
vùng biển Ca-ri-bê, [34], [35], [36].
Cũng theo tổng hợp từ FAO, Mỹ và Ca-na-đa là hai quốc gia có sản lượng khai
thác tôm Hùm lớn nhất trên thế giới với tỉ lệ khoảng 37% tổng sản lượng tôm Hùm khai
thác trên toàn thế giới, tiếp sau đó là những quốc gia Anh, Úc, Cuba, Ai-len, Pháp,
Ba-ha-mát, Bra-xin [38].
Tôm Hùm Gai được khai thác trên hơn 90 quốc gia trên thế giới, hàng năm sản
lượng khai thác ước đạt 77.000 tấn với giá trò xấp xỉ 500 triệu USD [17].
Hầu hết tôm Hùm Gai là loài phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trong
những rạn san hô hoặc rạn đá ngầm thuộc vùng nước nông và chiếm tỷ lệ lớn trong
thương mại [17].

5

Những nước chính khai thác tôm Hùm Gai là: Úc, Niu-di-lân, Nam Phi, Cuba,
Bra-xin, Mê-hi-cô và Mỹ với hơn 70% tổng sản lượng tôm Hùm Gai đánh bắt ở vùng
biển Ca-ri-bê, miền đông nam Đại Tây Dương và miền đông Ấn Độ Dương [17].

1.1.2 TÌNH HÌNH NUÔI TÔM HÙM
Nghiên cứu về tôm Hùm trên thế giới được bắt đầu vào cuối thế kỷ XVIII, khi
nghề khai thác tôm Hùm phát triển mạnh, thời gian đầu hướng nghiên cứu tập trung
vào mô tả các đặc điểm hình thái, phân loại và phân bố của một số loài phổ biến ở các

vùng biển Ấn Độ Dương [8].
Từ những năm 60 của thế kỷ XIX do sự phát triển kinh tế, nhu cầu xã hội ngày
càng tăng đã thúc đẩy các nhà sinh học chú trọng đến các nghiên cứu bảo vệ nguồn lợi
tôm Hùm [8].
Hiện nay trên thế giới đã nghiên cứu sản xuất giống tôm Hùm Mỹ (Homarus spp) và
đã đáp ứng được nhu cầu nuôi thương phẩm loài tôm Hùm này. Tuy nhiên, chúng còn chiếm
tỉ lệ rất thấp về sản lượng so với khai thác ngoài tự nhiên. Một trong những nguyên
nhân chính là do nhu cầu về dinh dưỡng, công nghệ chế biến thức ăn cho tôm, dòch
bệnh và các quy trình nuôi thương phẩm còn chưa đáp ứng được. Cho đến nay, các vấn
đề này đã được các nhà nghiên cứu dần dần giải quyết [18].
Đối với các loài thuộc họ tôm Hùm Gai (Palinuridae), khó khăn lớn nhất cho
nghề nuôi thương phẩm trên thế giới là nguồn giống còn phụ thuộc hoàn toàn vào tự
nhiên. Một trong những nguyên nhân khó khăn trong sản xuất giống nhân tạo là thời
gian phát triển của ấu trùng tôm Hùm Gai rất dài, từ 306 ngày đến 391 ngày [18].
Hiện nay các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu ương nuôi thí nghiệm
thành công đến giai đoạn Puerulus các loài Jasus lalandii, J.verreauxi, J.edwardsii và
Panulirus elphas. Panulirus japonicus cũng ương nuôi thành công tất cả các giai đoạn
ấu trùng tôm. Ngoài ra, Illingworth và các cộng sự (1997) tại Niu-di-lân cũng ương nuôi
thành công các giai đoạn ấu trùng loài J. edwardsii [18].
Các nghiên cứu về sản xuất giống tôm Hùm trên thế giới đã thấy được triển
vọng sản xuất giống tôm Hùm Gai cung cấp cho nghề nuôi thương phẩm. Nhưng kết

6

quả thu được tỷ lệ sống cao nhất đạt được ở loài J.vereauxi khi ương nuôi qua giai đoạn
ấu trùng là10% [18].

1.2. MỘT SỐ NƯỚC CÓ SẢN LƯNG KHAI THÁC TÔM HÙM LỚN TRÊN THẾ
GIỚI:
Theo thống kê của FAO (2004) hiện nay các quốc gia trên thế giới có sản

lượng khai thác trên 5000 tấn/năm (tính đến hết năm 2001) là Ca-na-đa, Mỹ, Anh, Úc,
Cuba, Ai-len, Pháp, Ba-ha-mát và Bra-xin [38].

1.2.1 KHU VỰC BẮC MỸ:
*) Ca-na-đa: Là quốc gia có sản lượng khai thác tôm Hùm lớn nhất trong hơn
10 năm qua, sản lượng tôm Hùm khai thác được từ năm 1989 - 2001 bình quân 43.500
tấn/năm, dao động từ 39.369 tấn (1996) đến 54.412 tấn (2001) [38].
Loài tôm Hùm khai thác được ở đây chủ yếu là tôm Hùm Mỹ (Homarus
americanus), loài này chủ yếu phân bố ở khu vực Bắc Mỹ giữa Niu-phao-len thuộc Ca-
na-đa và Bắc Ca-ro-lin thuộc Mỹ, đây là loài không di cư và tập trung chủ yếu từ độ
sâu 4-50 m. Kích thước lớn nhất của loài này có thể đạt 65 cm, thường chỉ đạt 25 cm hoặc
nhỏ hơn. Cách khai thác loài tôm này chủ yếu dùng bẫy [34].
*) Mỹ: Đứng ngay sau Ca-na-đa với sản lượng khai thác tôm Hùm từ năm 1989
- 2001 bình quân 34.500 tấn/năm, dao động từ 27.198 tấn (1989) đến 42.737 tấn (1999)
[38]. Loài tôm Hùm khai thác được ở đây chủ yếu là tôm Hùm Mỹ (Homarus americanus) và
loài tôm Hùm Gai (Panulirus argus), loài tôm Hùm Gai này phân bố ở phía bắc Ca-ro-lin-a
của nước Mỹ đến Di-ô-đơ-dan-ni-ô của Bra-xin ở độ sâu dưới 90 m, hình thức khai thác
2 loài tôm Hùm này chủ yếu là dùng bẫy [37].

1.2.2 KHU VỰC CHÂU ÚC:
*) Úc: Có 7 loài tôm Hùm thuộc giống Panulirus và Jasus được tìm thấy ở
vùng biển nước này. Loài Panulirus cygnus được tìm thấy ở vùng nước nông nhất ở phía
tây, loài Panulirus ornatus phân bố ở phía đông bắc của vùng biển Úc, loài Jasus

7

edwardii phân bố ở vùng đông nam và nam của vùng biển Úc và loài Jasus verreauxi
phân bố ở trung tâm của vùng biển Úc. Trong các loài này, loài Panulirus cygnus
chiếm sản lượng cao nhất khoảng 75% tổng số lượng tôm Hùm khai thác được ở đây.
Úc cũng là quốc gia có sản lượng khai thác tôm Hùm Đá cao nhất trên thế giới với tổng

sản lượng khai thác từ năm 1989 đến năm 2001 dao động từ 14.432 tấn (1991) đến
22.253 tấn (2000), bình quân là xấp xỉ 18.200 tấn/năm, hình thức khai thác ở đây chủ yếu
là dùng bẫy và lặn bắt, tuy nhiên sử dụng những loại lưới có thiết kế phù hợp cho từng
vùng cũng được sử dụng có hiệu quả [19].
*) Niu-di-lân: Nếu so sánh với nước láng giềng Úc thì sản lượng khai thác tôm
Hùm của Niu-di-lân nhỏ hơn nhiều, theo thống kê từ FAO sản lượng khai thác tôm
Hùm của quốc đảo này bình quân khoảng 4.300 tấn/năm (từ năm 1995-1999) [16].

1.2.3 KHU VỰC CHÂU ÂU:
*) Anh: Là quốc gia có sản lượng khai thác tôm Hùm đứng thứ 3 trên thế giới
với sản lượng tôm Hùm khai thác trung bình hàng năm xấp xỉ 30.000 tấn (tính từ năm 1989-
2001) tuy nhiên quốc gia này chỉ được Châu Âu cho phép khai thác mỗi năm từ 20.000-
22.000 tấn và giảm dần để bảo vệ nguồn lợi đang cạn kiệt [38].
Loài tôm Hùm khai thác tại Anh chủ yếu là loài Nephrops norvegicus, loài tôm
Hùm này phân bố rộng ở các quốc gia thuộc phía đông Đại Tây Dương ở độ sâu từ 20-800 m
và cũng là loài khai thác chính của một số quốc gia: Ai-len, Pháp, Đan Mạch, Na-uy,
Tây Ban Nha, Ý… kích thước khai thác được của loài tôm Hùm này trung bình từ 10-20 cm.
Bên cạnh đó loài Homarus gammarus cũng được khai thác tại Anh và một số quốc gia
phía đông Đại Tây Dương như Ai-len, Pháp, Đan Mạch, Na-uy, Tây Ban Nha, Ý… loài
tôm Hùm này chủ yếu phân bố ở độ sâu hơn 50 m chất đáy là đá hoặc bùn cứng với
kích cỡ có thể đạt 60 cm, nặng đến 5-6 kg, tuy nhiên tổng sản lượng khai thác của các
nước trong vùng này không lớn, bình quân khoảng 3 tấn/năm[36], [37].
*) Pháp và Ai-len: Là 2 quốc gia có sản lượng khai thác tôm Hùm rất lớn có
thể đứng thứ 5-6 trên thế giới. Theo thống kê của FAO (2004) sản lượng khai thác tôm

8

Hùm của Pháp đạt trung bình 8200 tấn/năm, sản lượng khai thác tôm Hùm của Ai-len
đạt bình quân 6200 tấn/năm (tính từ năm 1989-2001). Loài tôm Hùm khai thác chủ yếu
ở đây là loài Nephorops norvegicus [36], [38].


1.2.4 CÁC NƯỚC KHAI THÁC TÔM HÙM TẠI VÙNG BIỂN CA-RI-BÊ:
Vào tháng 10 năm 2000 các nước thuộc hiệp hội nghề cá miền tây Đại Tây
Dương đã tổ chức họp tại Me-ri-đa thuộc Mê-xi-cô để hội thảo về tình hình khai thác
tôm Hùm tại vùng biển Ca-ri-bê, tham dự hội thảo này gồm 17 nước đã nêu vấn đề
chính là tình hình khai thác tôm Hùm của các quốc gia trong khu vực và cùng nhau đưa
ra cách quản lý tốt nguồn lợi tôm Hùm để khai thác có hiệu quả và bền vững [29].
Vùng biển Ca-ri-bê luôn mang lại cho các nước thuộc khu vực này lượng tôm
Hùm Gai tương đối lớn với sản lượng khai thác bình quân hàng năm là 37.900 tấn (tính
từ năm 1984-2001). Trong đó 10 nước có sản lượng khai thác chính là: Cuba, Ba-ha-
mát, Bra-xin, Ni-ca-ra-gua, Hon-đu-rát, Mỹ, Mê-xi-cô, Đô-min-ni-can, Bi-li-ci, Cô-
lôm-bi-a với tổng sản lượng khai thác chiếm 93% tổng sản lượng khai thác được trong
vùng. Hình thức khai thác ở đây chủ yếu là dùng lưới, bẫy và lặn với quy đònh rất rõ về
kích cỡ khai thác và mùa vụ khai thác [32].
*) Cuba: Là quốc gia có sản lượng khai thác tôn Hùm lớn nhất. Quốc gia này
còn là nước xuất khẩu tôm Hùm Gai lớn nhất trên thế giới. Những nước nhập khẩu tôm
Hùm chính của Cuba là: Nhật Bản, Ca-na-đa, Pháp, Tây Ban Nha và Ý. Loài tôm Hùm
khai thác nhiều nhất ở đây là loài Panulirus argus. Quốc gia này có sản lượng khai thác
từ năm 1989-2001 bình quân đạt xấp xỉ 9.400 tấn /năm, dao động từ 11.170 tấn (1989)
đến năm 2001 giảm còn 7.890 tấn [15], [38].
*) Bra-xin: Sản lượng khai thác bình quân hàng năm đạt 8.200 tấn/năm (tính từ
năm 1989-2001). Có 4 loài tôm Hùm được đánh bắt ở vùng biển này bao gồm: Panulirus argus,
Panulirus laevicauda, Panulirus echinatus, Scyllarides brasiliensis trong đó loài Panulirus argus
được khai thác với số lượng lớn nhất, tiếp sau đó là loài Panulirus laevicauda [27], [38].

9

Một minh chứng rất cụ thể cho việc nhận thấy rằng nguồn lợi tôm Hùm của
Bra-xin đang dần cạn kiệt, vào đầu những năm 1950 diện tích khai thác tôm Hùm của
quốc gia này là 26.000 km

2
, đến năm 1980 con số này đã là 80.000 km
2
, đến đầu những
năm 2000 diện tích khai thác là 150.000 km
2
. Số lượng tàu của quốc gia này cũng tăng
lên đáng kể, năm 1991 là 2257 chiếc nhưng đến năm 2000 con số này là 3760 chiếc,
bên cạnh đó số lượng bẫy sử dụng cho khai thác tôm Hùm tính đến năm 2000 là 112,33
triệu bẫy/ngày, trong khi đó sản lượng tôm Hùm khai thác được đang có chiều hướng
giảm nhẹ [33].
*) Ba-ha-mát: Là quốc gia thuộc hiệp hội nghề cá miền tây Đại Tây Dương
nằm trong vùng biển Ca-ri-bê với sản lượng khai thác tôm Hùm cũng rất lớn đã có ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế của quốc gia này. Theo thống kê của FAO sản lượng
khai thác tôm Hùm bình quân từ năm 1989-2001 khoảng 7.800 tấn/năm. Theo sự nhận
đònh của nước này thì duy trì sản lượng khai thác hàng năm khoảng 7000 tấn/năm sẽ
phù hợp với nguồn lợi tôm Hùm của quốc gia này [29], [32].
*) Ni-ca-ra-gua: Với sản lượng khai thác bình quân hàng năm đạt 4200 tấn
(tính từ năm 1994-2001), năm 1994 sản lượng khai thác tôm Hùm chỉ đạt 3000 tấn thì đến
năm 2000 đạt đến gần 6000 tấn nhưng đến năm 2001 giảm xuống còn xấp xỉ 4000 tấn [32].
*) Hon-đu-rát: Là nước có sản lượng khai thác tôm Hùm đáng kể với 9% tổng
sản lượng tôm Hùm của vùng (tính trung bình từ năm1984-2001), ước tính khoảng xấp
xỉ 3500 tấn/năm [34].
*) Mê-xi-cô: Vào năm 1980 sản lượng khai thác tôm Hùm đạt 3000 tấn, nhưng
đây cũng là con số cao nhất mà quốc gia này đã đạt được trong hơn 20 năm qua. Những
năm gần đây sản lượng khai thác tôm Hùm chỉ đạt xấp xỉ 2500 tấn/năm (tính từ năm
1990-1998), các hình thức khai thác ở đây chủ yếu là dùng bẫy bằng gỗ, lặn và dùng
lưới có cấu tạo phù hợp với từng điều kiện của mỗi vùng [32].
*) Đô-min-ni-can và Bi-li-ci: Có sản lượng khai thác tôm Hùm bình quân
khoảng 1500-2000 tấn/năm và Cô-lôm-bi-a thì ít hơn chỉ đạt khoảng 800-1000 tấn/năm

(tính từ năm 1984-2001) [32].

10

*) Be-mu-đa: Việc sử dụng bẫy để khai thác tôm Hùm tại quốc gia này bắt đầu
được sử dụng vào những năm 1990, từ việc chính phủ nước này ban hành lệnh cấm sử
dụng bẫy khai thác cá ở những rạn đá ngầm và người dân bắt đầu nảy sinh việc sử
dụng nó cho khai thác tôm Hùm với những thiết kế ngày càng phù hợp hơn [29].

1.2.5 VÙNG ĐÔNG NAM ĐẠI TÂY DƯƠNG VÀ ĐÔNG NAM ẤN ĐỘ DƯƠNG:
Khu vực này cũng cho thấy tiềm năng của nghề khai thác tôm Hùm với sự
đóng góp của một số nước như: Ăng-gô-la, Nam-mi-bi-a, Nam Phi, Mo-zam-bi-que và
vùng đảo Trit-tan đ-Cun-ha và Gou.
*) Nam-mi-bi-a, Nam Phi, đảo Trit-tan-đ-Cun-ha và Gou: Có 2 loài tôm Hùm trong
giống Jasus (J. tritani, J. lalandii) và 2 loài trong giống Palinurur (P. gilchristi, P. delagoea)
được khai thác ở đây. J. lalandii là loài phân bố rộng từ phía tây nam đến phía đông
trong vùng biển Nam Phi, trong khi đó loài J. tristani phân bố quanh khu vực đảo
Trit-tan-đ-Cun-ha và Gou. Loài P. gilchristi phân bố dọc theo phía nam vùng biển Nam
Phi và loài P. delagoea phân bố ở vùng tây nam Nam Phi và Man-đơ-gát-ca [20].
Sản lượng khai thác tôm Hùm (giống Jasus) ở vùng biển này từ năm 1994-
1999 bình quân đạt 240 tấn/năm ở Nam-mi-bi-a, 1850 tấn/năm ở Nam Phi và 330
tấn/năm ở Trit-tan-đ-cun-ha và Gou. Sản lượng khai thác loài tôm Hùm Palinurur
gilchristi ở Nam Phi khá ổn đònh trong vòng hơn 10 năm qua (từ năm1989-1999) đạt
xấp xỉ 870 tấn/năm [20].
*) Mo-zam-bi-quê, Ken-ny-a và Sôm-ma-li-a: 3 quốc gia vùng đông châu Phi
này có sản lượng tôm Hùm cũng rất đáng kể, Mo-zam-bi-quê với sản lượng thống kê
được trung bình xấp xỉ 700 tấn/năm (từ năm 1990-1996). Ken-ny-a với sản lượng khai
thác tôm Hùm qua các năm là 55 tấn (1984), 117 tấn (1987), 74 tấn (1990), năm 1993
đạt được 47 tấn và đến năm 1996 sản lượng tôm Hùm khai thác được tăng lên 117 tấn.
Sôm-ma-li-a với sản lượng khai thác tôm Hùm khá ổn đònh trong các năm 1984, 1987,

1990 chỉ dao động trong khoảng 500-552 tấn/năm. Nhưng đến năm 1993 giảm xuống
còn 350 tấn và đến năm 1996 sản lượng tôm Hùm khai thác đạt 370 tấn [24].

11

1.2.6 KHU VỰC NAM Á VÀ ĐÔNG Á:
Sản lượng khai thác tôm Hùm của các quốc gia thuộc châu Á nếu so với các
khu vực khác nhìn chung là còn thấp hơn nhiều, một số quốc gia có sản lượng khai thác
tôm Hùm lớn trong khu vực phải kể đến Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Thái-lan, Ma-lai-
xi-a…
*) Ấn Độ: Là quốc gia có sản lượng khai thác tôm Hùm cao nhất ở châu Á với
sản lượng trung bình khoảng 3000 tấn/năm, hầu hết được khai thác bằng lưới rê 3 lớp,
mặc dù người ta cho rằng nguồn lợi ở đây có thể lên tới 50.000 tấn nhưng sản lượng lại
đang giảm dần. Loài tôm Hùm khai thác chủ yếu ở đây là các loài thuộc nhóm tôm
Hùm Gai (Panulirus homarus, P. ornatus, P. versicolor, P. polyphagus). Mùa vụ khai
thác ở đây diễn ra quanh năm nhưng vụ mùa khai thác cao điểm từ tháng 3 đến tháng 7.
Ở một số đòa phương người dân đã sử dụng tre nứa làm những loại bẫy để khai thác
tôm Hùm, bằng cách này người dân có thể bắt được tôm Hùm loại 1 kg trong khi khai
thác bằng lưới rê 3 lớp thì đa số bắt được toàn tôm non. Cũng do nhu cầu tôm Hùm Gai
trên thò trường thế giới cao dẫn tới việc khai thác quá mức nguồn lợi tôm Hùm tại các
vùng biển Ấn Độ, trước tình hình đó chính phủ nước này đã đưa ra các biện pháp để
bảo vệ nguồn lợi như quy đònh về cỡ lưới đánh bắt và đánh bắt theo mùa, cấm khai
thác tôm Hùm trong mùa vụ sinh sản, tăng cường kiểm soát cỡ tôm khai thác để bảo vệ
tôm chưa trưởng thành và đưa chúng vào nuôi nhằm thu nhiều lợi ích kinh tế [5].
*) Pa-kít-tan: Là quốc gia có sản lượng khai thác tôm Hùm khá cao, theo thống
kê được từ FAO (1998) sản lượng tôm Hùm khai thác trung bình đạt 500 tấn/năm (tính
từ năm 1984-1996) [24].
*) Nhật Bản: Không chỉ là nước nhập khẩu tôm Hùm lớn thứ 2 thế giới, mà
cũng là quốc gia có sản lượng khai thác tôm Hùm đáng kể trong khu vực với sản lượng
thống kê được từ năm 1981-1985 bình quân đạt xấp xỉ 1200 tấn/năm. Những loài tôm Hùm

phân bố dọc theo vùng biển của nước này là: Panulirus japonicus, P. longipes, P. femoristriga,
P. homarus, P. penicillatus, P. ornatus và P. versicolor. Tôm Hùm khai thác chủ yếu trên
vùng biển Thái Bình Dương thuộc phía nam Honsyu, Sikoku và Kyusyu. Cách khai thác

12

ở đây chủ yếu là dùng lưới rê, một số nơi bắt tôm Hùm bằng cách lặn, bẫy cũng được
dùng nhưng rất ít gặp [22].

1.2.7 VÙNG ĐÔNG NAM Á:
*) In-đô-nê-xi-a: Quốc gia có sản lượng khai thác tôm Hùm lớn nhất, theo
thống kê từ FAO (1998) sản lượng tôm Hùm mà quốc gia này khai thác tăng lên đáng
kể, từ 473 tấn (1984), 965 tấn (1987), năm 1990 đạt 826 tấn, năm 1993 đạt 1208 tấn và
đến năm 1996 sản lượng tôm Hùm khai thác được đã tăng lên đến 3700 tấn [24].
*) Phi-lip-pin: Sản lượng khai thác tôm Hùm thống kê được từ FAO (2001)
khoảng xấp xỉ 840 tấn/năm (tính từ năm 1990-1996), nhưng giảm nhanh xuống còn xấp
xỉ 200 tấn (1998) và bắt đầu duy trì ổn đònh đến năm 2001 sản lượng tôm Hùm khai
thác được chỉ đạt 269 tấn, mặc dù đã có thời điểm quốc gia này khai thác được 1457 tấn
vào năm 1979. Những loài tôm Hùm phân bố rộng trong khu vực này là Panulirus ornatus,
P. versicolor, P. penicillatus, P. longipes longipes, P. longipes bispinosus, P. femoristriga.
Cách khai thác tôm Hùm ở đây là tương đối khác nhau tùy vào từng vùng, những cách
khai thác sử dụng cho hầu hết các nơi là súng bắn tên, vợt, lưới rê, có ngày cao nhất
mà người dân khai thác được là 50 kg/người [23], [24].
*) Ma-lai-xi-a: Tôm Hùm Gai luôn là đối tượng quan trọng của quốc gia này
xuất khẩu sang thò trường Hồng Kông, Đài Loan, Sing-ga-po, sản phẩm tôm Hùm chủ
yếu được xuất khẩu ở các dạng sống, tươi, đông lạnh. Vùng khai thác tôm Hùm chủ
yếu của quốc gia này là Sabah, cách khai thác ở đây chủ yếu là lặn đèn, lưới 3 lớp. Có
5 loài tôm Hùm được khai thác tại Sabah, Panulirus longipes là loài được khai thác phổ
biến nhất ở đây, tiếp theo là loài P.versicolor và P. ornatus. Tôm Hùm Gai luôn là
thành phần quan trọng trong sản lượng nghề nuôi lồng tại Sabah. Sản lượng của tôm

Hùm khai thác được ở nước này theo thống kê của FAO (1998) là 392 tấn (1984) và
đến năm 1996 đạt 814 tấn. Sabah có lượng xuất khẩu tôm Hùm sống cũng khá lớn,
trung bình hàng năm xuất khẩu xấp xỉ 70 tấn/năm (tính từ năm 1994-2002) [26], [30].

13

*) Sing-ga-po: Sản lượng khai thác ở nước này chỉ đạt 94 tấn (1984) và tăng
đều đến năm 1993 đạt 136 tấn nhưng đến năm 1996 sản lượng khai thác tôm Hùm của
nước này giảm xuống chỉ còn 32 tấn [24].
Với các số liệu thống kê được của một số quốc gia có sản lượng khai thác tôm
Hùm lớn nhất trên thế giới cho thấy, nhìn chung sản lượng tôm Hùm khai thác được
trên thế giới là không tăng trong khoảng 10 năm trở lại đây mặc dù tại một số nước có
số tàu khai thác tôm Hùm tăng mạnh, diện tích vùng khai thác được mở rộng hơn và kỹ
thuật khai thác ngày càng được hoàn thiện. Điều này cho thấy nguồn lợi tôm Hùm trên
thế giới đang bò suy giảm. Một trong những hành động nói lên sự báo động về nguồn
lợi tôm Hùm của thế giới là vào tháng 10 năm 2000 các nước thuộc hiệp hội nghề cá
miền tây Đại Tây Dương đã tổ chức họp tại Me-ri-đa thuộc Mê-xi-cô để hội thảo về
tình hình khai thác tôm Hùm tại vùng biển Ca-ri-bê, tham dự hội thảo này gồm 17 nước
đã nêu vấn đề chính là tình hình khai thác tôm Hùm của các quốc gia trong khu vực và
cùng nhau đưa ra cách quản lý tốt nguồn lợi tôm Hùm để khai thác có hiệu quả và bền vững
[29].

1.3. TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ NUÔI TÔM HÙM TẠI VIÊÏT NAM
Có 7 loài tôm Hùm được tìm thấy trong vùng biển Việt Nam: Panulirus
stimpsoni, P. longipes, P. homarus, P. penicillatus, P. polyphagus, P. ornatus và P.
versicolor. Các loài này phân bố nhiều nhất từ vùng biển miền trung tỉnh Quảng Bình
đến Vũng Tàu, như vậy tôm Hùm mang lại giá trò kinh tế lớn cho 14 tỉnh vùng biển
thuộc miền Trung, tuy nhiên cách khai thác tôm Hùm ở mỗi vùng lại khác nhau vì sự
khác nhau về đặc điểm cũng như điều kiện tự nhiên của mỗi vùng [2], [14].
Trước những năm 1975 hoạt động khai thác tôm Hùm còn rất hạn chế. Từ năm

1975-1980 cách khai thác tôm Hùm chủ yếu là lặn, sử dụng chóa, và móc. Sản lượng
khai thác tôm Hùm vào thời kỳ đó chỉ đạt vài chục tấn/năm [21].
Đến năm 1980 cách khai thác tôm Hùm được thay đổi một cách nhanh chóng
với sự xuất hiện của lưới rê, các tàu khai thác tôm Hùm cũng được nâng cấp hơn và có thể
khai thác xa bờ hơn, sản lượng tôm Hùm đánh bắt được đã tăng đến 500-700 tấn/năm.

14

Đây là thập niên thònh vượng nhất cho nghề khai thác tôm Hùm của vùng biển miền
Trung nước ta. Cỡ tôm Hùm khai thác được có thể đạt đến 5-10 kg/con ở loài P. ornatus, 3-5
kg/con ở loài P. homarus và 1-2 kg/con ở 2 loài P. longipes và P. stimpsoni [21].
Đến những năm thập niên 90 sản lượng tôm Hùm khai thác được khoảng 180
tấn/năm, tỷ lệ cỡ tôm nhỏ chưa đạt đến kích cỡ khai thác tăng dần, chiếm tới 30-50%
sản lượng khai thác. Trước thực tế đó, việc ương nuôi nâng cấp tôm Hùm từ nguồn
giống khai thác tự nhiên chưa đạt kích cỡ thò trường vào những năm đầu thập kỷ 90 đã
được quan tâm nghiên cứu bằng việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nuôi nâng
cấp một số loài tôm Hùm có giá trò kinh tế ở ven biển miền Trung” vào năm 1991 và
đây cũng là điểm khởi đầu cho nghề nuôi tôm Hùm bằng lồng phát triển.
Loài được nuôi chủ yếu là tôm Hùm Bông (P.ornatus) với nguồn giống hoàn
toàn phụ thuộc vào tự nhiên nên nghề nuôi tôm Hùm lồng tại Việt Nam phát triển còn
hạn chế, chưa tương xứng với diện tích mặt nước sẵn có. Tuy nhiên, với đà phát triển
nghề nuôi tôm Hùm lồng như hiện nay đã thúc đẩy việc khai thác tôm Hùm giống, điều
này đã làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi tôm Hùm.
Một điều khó khăn cho người nuôi là tất cả con giống đều khai thác ngoài tự
nhiên và hiện nay chưa sản xuất được con giống nhân tạo để thay cho nguồn giống khai
thác ngoài tự nhiên ngày càng khan hiếm.
Như vậy, việc khai thác nguồn lợi hợp lý cùng với không ngừng nghiên cứu tìm
ra các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm Hùm hiện nay là điều hết sức cần thiết.
Trước tình hình trên việc nghiên cứu đề tài Thực trạng khai thác tôm Hùm và
sự tác động của việc khai thác tới nguồn lợi tôm Hùm tại các vùng trọng điểm ở 3 tỉnh

Bình Đònh, Phú Yên và Khánh Hòa là rất cần thiết và hi vọng có thể góp phần giải
quyết tình trạng suy giảm nguồn giống tự nhiên hiện nay.





15

1.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TẠI VÙNG BIỂN 3 TỈNH
BÌNH ĐỊNH, PHÚ YÊN VÀ KHÁNH HOÀ.
1.4.1 ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN:
Các tỉnh Bình Đònh, Phú Yên và Khánh Hoà có vò trí từ 14,3
0
N đến 11,80N, chính
vì thế nằm trong vùng có đòa hình tương phản giữa lục đòa và biển. Bờ biển rất dốc,
chia cắt sâu và ngang đều phức tạp. Các cung bờ xen các mũi đá nhô dốc cấu tạo bằng
đá macma và biến chất xiên hướng Tây Bắc – Đông Nam. Các vụng, vònh thường có độ
sâu trung bình 20 – 25 m, cửa vònh khoảng 40 –50 m. đường đẳng sâu 20 m chạy sát bờ.
Có nhiều các rạn ghềnh, rạn ngầm là nơi cư trú ưa thích của tôm Hùm [13].

Bảng 1.1: Chiều dài các rạn ghềnh và diện tích các rạn ngầm của tỉnh Bình Đònh, Phú
Yên và Khánh Hoà [14].

Đòa Phương Rạn ghềnh (km) Rạn ngầm (km
2
)
Bình Đònh
Phú Yên
Khánh Hoà

40
30
160
2.500
850
12.740

Các tỉnh này còn có nhiều những bãi tôm Hùm như: Hòn Roi, Hòn Đất, Cù Lao
Xanh (Bình Đònh); Cù Lao Mái Nhà, Hòn Chùa và Vònh Xuân Đài (Phú Yên); Vònh
Văn Phong-Bến Gỏi, Bắc Hòn Lớn, Hòn Nội-Hòn Ngoại (Khánh Hoà) [14].

1.4.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯNG BIỂN:
* Gió:
Các tỉnh Bình Đònh, Phú Yên và Khánh Hoà từ tháng 10 đến tháng 03 năm sau do
ảnh hưởng của đòa hình nên gió mùa đông Bắc bò lệch sang hướng Bắc hoặc Tây Bắc.
Tốc độ gió trung bình 2,5 – 3 m/s, tốc độ gió mạnh nhất đạt tới 18- 20 m/s.
Từ cuối tháng 03 đến giữa tháng 06 hướng gió thònh hành Đông đến Đông Nam,
tốc độ gió trung bình 3 –4 m/s, gió mạnh nhất đạt 22 –24 m/s.

16

Giai đoạn cuối tháng 6 – tháng 9 gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh trên toàn
vùng biển này, hướng gió thònh hành Tây hoặc Tây Nam, tốc độ gió trung bình
3,5 – 4 m/s, gió mạnh nhất đạt 24 –26 m/s [13].
* Sóng Biển:
Mùa gió Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 03 năm sau), tại vùng biển Bình Đònh
đến Khánh Hoà hướng gió thònh hành là Bắc có khi Đông Bắc, độ cao sóng trung bình
0,75 – 1 m, độ cao sóng lớn nhất 3,5 – 4 m.
Mùa gió Tây Nam (từ tháng 04 đến tháng 09), gió có hướng thònh hành Tây Nam
độ cao sóng trung bình 0,75 – 1 m, độ cao sóng lớn nhất 2,5 – 3,5 m. Bão ở khu vực này

có cường độ không lớn nên độ cao sóng nhỏ hơn khu vực phía Bắc [13].

1.4.3 ĐẶC ĐIỂM THUỶ VĂN BIỂN
Mùa gió Tây Nam: Vùng biển Bình Đònh - Khánh Hòa là vùng biển mà chế độ
thuỷ văn ở đây hoàn toàn mang tính chất của Biển khơi. Dòng chảy ở khu vực này chòu
sự chi phối của các dòng nước từ biển Đông đưa vào. Ảnh hưởng của các dòng nước từ
lục đòa đổ ra không đáng kể. Với đòa hình phức tạp, độ nghiêng mặt đáy tương đối lớn.
Ngoài khơi xa độ sâu lớn nhất có thể đạt trên 4000 m. Vận tốc dòng chảy trong toàn
vùng tương đối lớn, tốc độ trung bình khoảng từ 30 – 40 cm/s, cực đại tới 75 cm/s.
Mùa gió Đông Bắc: Về cơ bản, dòng chảy ở khu vực này có những nét khác so
với mùa gió Tây Nam. Vận tốc dòng chảy gần bờ rất lớn, tốc độ cực đại lên đến
150 cm/s, còn trung bình khoảng 70 cm/s [13].








17

Chương II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.1.1 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
Từ: 1/04/2005 đến 30/10/2005


2.1.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU:
Đòa điểm nghiên cứu được biểu thò qua bảng 2.1
Bảng 2.1: Đòa điểm nghiên cứu

Tỉnh Huyện Xã (Phường) Thôn
Bình Đònh Phù Mỹ
T.P Quy Nhơn
Mỹ Thọ
Nhơn Hải
Ghềnh Ráng
Hải Cảng
Tân Phụng


Hải Minh
Phú Yên Sông Cầu Xuân Thònh
Xuân Hòa
Từ Nhan, Vònh Hòa
Hòa An
Khánh Hòa T.P Nha Trang

Vónh Lương
Vónh Hòa
Cát Lợi
Đường Đệ, Bãi Tiên









18


























Hình 2.1: Vò trí các điểm nghiên cứu
Ghi chú: 1-thôn Tân Phụng, 2-xã Nhơn Hải, 3-phường Ghềnh Ráng, 4-thôn Hải Minh,
5-xã Xuân Hòa (huyện Sông Cầu), 6-xã Xuân Thònh (huyện Sông Cầu), 7,8-xã Vónh
Lương và xã Vónh Hòa (T.P Nha Trang)

19

2.2. SƠ ĐỒ PHƯƠNG PHÁP LUẬN




















Hình 2.2: Sơ đồ phương pháp luận







Hoạt động điều tra
Điều tra thứ cấp Vùng khai thác trọng điểm Điều tra sơ cấp
Thực trạng
khai thác
tôm Hùm

Qua phiếu

Trực tiếp

Kinh
tế

hội


Điều
kiện

tự
nhiên


Tho
âng

tin
về
chủ
hộ


Thực
trạng
khai
thác


Nhận
thức về
nguồn
lợi


Khai
thác
tôm
giống

Khai
thác
tôm
thương
phẩm

Đánh giá chung về hiện trạng khai thác và sự tác

động của việc khai thác đến nguồn lợi tôm Hùm


Thực
trạng
khai
thác


20

2.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

2.3.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU THỨ CẤP:
Số liệu đã được công bố của sở Thuỷ Sản, phòng Kinh Tế huyện, xã (phường) tại
một số vùng trọng điểm ở 3 tỉnh Bình Đònh, Phú Yên, Khánh Hoà.
Các chỉ tiêu cần thu thập:
- Chỉ tiêu về kinh tế xã hội: Số hộ nghèo, số hộ khai thác, cấu trúc ngành
nghề…
- Chỉ tiêu về hiện trạng khai thác: Vò trí khai thác, số lượng, cách thức khai
thác, thành phần loài tôm khai thác, công suất tàu……

2.3.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU SƠ CẤP
- Số liệu được điều tra qua phiếu điều tra trực tiếp ngư dân khai thác tôm Hùm.
Số mẫu điều tra được dẫn ra ở bảng 2.2

Bảng 2.2: Chọn vùng nghiên cứu và số mẫu điều tra
Đòa điểm
Số hộ khai thác
tôm Hùm

Số hộ phỏng
vấn
Tỷ lệ
%
Tân Phụng 315 33 10.4
Ghềnh Ráng 208 17 8.2
Hải Minh 50 15 30.0
Nhơn Hải 724 55 7.6
Hoà An 220 47 21.4
Vònh Hoà và Từ Nham 640 45 7.0
Vónh Lương 550 52 9.4
Đường Đệ 260 52 20.0
Tổng 3567 316 8.9


21

- Số liệu được điều tra trực tiếp bằng 2 chuyến đi tham gia trực tiếp đánh bắt tôm
Hùm cùng các ngư dân để thu thập một số thông tin: Kích cỡ, thành phần loài, số lượng
tôm khai thác……


2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
*) Số liệu được xử lý theo từng chỉ tiêu riêng:
- Tuổi: sử lý theo các mức phân bố tuổi để thuận tiện cho phân tích, so sánh.
- Trình độ học vấn: theo các mức học vấn
- Cấu trúc ngành nghề: chỉ hoạt động khai thác tôm Hùm hoặc có tham gia
khai thác đối tượng thủy sản khác.
- Công suất tàu: theo các mức vừa và nhỏ để thuận tiện cho quá trình phân
tích và rút ra những nhận xét.

- Diện tích lưới: phân bố theo các mức khác nhau, thuận tiện cho việc so
sánh với điều kiện tự nhiên và công suất tàu của từng vùng.
- Kích cỡ tôm khai thác và số ngày hoạt động khai thác trong tháng
- Số lượng tôm khai thác: số liệu được tổng hợp theo từng năm tại các vùng
trọng điểm để thuận tiện cho quá trình phân tích và đưa ra các nhận xét.

*) Công cụ xử lý: dựa vào bảng tính MS-Excel và phần mềm SPSS.









22

Chương III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. HIỆN TRẠNG KINH TẾ-XÃ HỘI TẠI CÁC VÙNG KHAI THÁC TÔM HÙM
TRỌNG ĐIỂM

3.1.1 SỐ HỘ THAM GIA KHAI THÁC TÔM HÙM GIỐNG
Số hộ trong thôn (xã) và số hộ tham gia khai thác tôm Hùm tại các vùng trọng điểm ở 3
tỉnh Bình Đònh, Phú Yên và Khánh Hoà được biểu thò qua bảng 3.1


Bảng 3.1: Tỷ lệ số hộ trong thôn (xã)/số hộ khai thác tôm Hùm giống

tại những vùng trọng điểm

Vò trí khai thác trọng điểm
Tổng số hộ trong
thôn/xã (hộ)
Tổng số hộ khai
thác tôm Hùm (hộ)

Tỷ lệ %
Thôn Tân Phụng (BĐ) 385 315 81,8
Phường Ghềnh Ráng (BĐ) 1151 208 18,1
Thôn Hải Minh ngoài (BĐ) 74 50 67,6
Xã Nhơn Hải (BĐ) 1118 724 64,8
Xã Xuân Hoà (PY) 850 220 25,9
Xã Xuân Thònh (PY) 1683 640 38,0
Xã Vónh Lương (KH) 2300 550 25,0
Phường Vónh Hoà (KH) - 260 -
(Nguồn từ UBND các xã)

- Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ số hộ tham gia khai thác tôm Hùm/tổng số hộ sinh
sống tại một số đòa điểm dao động từ 18,1-81,8%, điều này cho thấy sự phụ thuộc của
các hộ dân vào nghề khai thác tôm Hùm. Mặt khác tỷ lệ này tại mỗi vùng cũng được
tăng dần theo từng năm, tại xã Vónh Lương chỉ có 275 hộ dân khai thác tôm Hùm vào
năm 2002 nhưng đến năm 2005 toàn xã có khoảng 550 hộ dân tham gia khai thác tôm
Hùm, tại thôn Từ Nham thuộc xã Xuân Thònh năm 2003 toàn bộ số tàu trong thôn đều
khai thác tôm Hùm và đến năm 2004 các ngư dân còn sử dụng cả những thúng tròn để

23

tận dụng khai thác tôm Hùm. Qua đó cho thấy rằng nghề khai thác tôm Hùm ngày càng

phát triển mạnh.
- Sự tác động của nghề khai thác tôm Hùm giống đến đời sống của ngư dân cũng
được thể hiện rất rõ ở một số vùng trọng điểm, tại xã Nhơn Hải theo thống kê của
UBND xã cho thấy thu nhập từ nguồn tôm Hùm giống đã làm giảm số hộ nghèo từ
30,18% (2000) còn 6,17% (2005), tại xã Xuân Thònh theo thống kê của UBND xã số hộ
nghèo từ 8,2% (2001) giảm còn 5,6% (2005). Đây là 2 đòa điểm phản ánh khá chính
xác sự ảnh hưởng từ nguồn tôm Hùm giống đến đời sống của các ngư dân. Chính vì lợi
nhuận cao nên các hộ ngư dân tham gia khai thác tôm Hùm qua các năm ngày càng
tăng và do đó sự cạnh tranh ngày càng cao, kỹ thuật khai thác được cải tiến dẫn đến
nguồn giống ngoài tự nhiên bò khai thác triệt để hơn.

3.1.2 CẤU TRÚC TUỔI CỦA CHỦ HỘ KHAI THÁC TÔM HÙM:
Tuổi trung bình của 316 đối tượng tham gia điều tra là: 40,3 tuổi, dao động từ
22-61 tuổi.

Bảng 3.2: Phân bố tuổi của chủ hộ khai thác tôm Hùm

Chỉ tiêu Tổng thể
1. Tuổi trung bình 40,3
2. Khoảng dao động 22-61
3. Phân bố: (n=316)
-Dưới 30 tuổi 17,6%
-Từ 30-45 tuổi 54,7%
-Trên 45 tuổi 28,7%
(n: Số phiếu điều tra)
Từ bảng trên ta có thể nhận thấy có đến 54,7% chủ hộ khai thác tôm Hùm từ 30-
45 tuổi, điều này có thể cho thấy phần lớn số ngøi làm nghề này đều đảm bảo được 2
yếu tố rất quan trọng trong khai thác đó là kinh nghiệm và sức khỏe, có đến 28,7% số
chủ hộ khai thác tôm Hùm trên 45 tuổi và chỉ có 17,6% là dưới 30 tuổi. Điều này cho
thấy kinh nghiệm khai thác vẫn là điều rất được coi trọng trong nghề khai thác tôm

Hùm.

24


3.1.3 TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA CHỦ HỘ KHAI THÁC TÔM HÙM
Qua điều tra 316 chủ hộ khai thác tôm Hùm kết quả được biểu thò ở bảng 3.3

Bảng 3.3: Trình độ học vấn của chủ hộ khai thác tôm Hùm

Trình độ học vấn Tỷ lệ %
-Không đi học 5,7
-Học đến cấp 1 28,7
-Học đến cấp 2 43,2
-Học đến cấp 3 22,4
-Học đến đại học 0,0

Điều này cho thấy số người tham gia khai thác chủ yếu học đến cấp 1 và cấp 2.
Với trình độ học vấn thấp từ cấp 1 đến cấp 2 thì việc chọn một ngành nghề mới để học
tập, làm việc và tạo thu nhập kinh tế là rất khó khăn. Mặt khác cũng chính do sự khó
khăn để thay đổi công việc hiện tại hoặc làm thêm một công việc khác nên sự phụ
thuộc vào nghề khai thác tôm Hùm càng lớn và dự báo được duy trì trong thời gian dài
vì họ chẳng thể làm gì nếu không khai thác tôm Hùm. Sự phụ thuộc vào nghề khai thác
tôm Hùm càng tăng sẽ tác động đến hoạt động khai thác tôm Hùm ngày càng trở lên
phổ biến và là hoạt động chính cho các ngư dân để tạo thu nhập kinh tế.
Qua các số liệu phản ánh về trình độ học vấn cho thấy sự khó khăn trong quá
trình truyền tải những thông tin khoa học về cách khai thác có hiệu quả, ổn đònh và bền
vững nguồn lợi thuỷ sản cho ngư dân nhằm góp phần duy trì nguồn tài nguyên biển
phong phú cũng như khôi phục lại nguồn lợi đã dần cạn kiệt là rất khó khăn vì sự nhận
thức của người dân còn nhiều hạn chế.


3.1.4. THỜI GIAN LÀM NGHỀ KHAI THÁC TÔM HÙM

25

- Qua điều tra 316 chủ hộ khai thác tôm Hùm giống cho thấy thời gian làm nghề
khai thác trung bình là 4,9 năm, số người làm nghề khai thác lâu nhất là 8 năm chiếm
2,2%, số người làm nghề khai thác muộn nhất 1 năm chiếm 0,9%.

Bảng 3.4: Thời gian làm nghề khai thác tôm Hùm giống

Thời gian làm nghề khai thác Số người Tỷ lệ %
1 năm
2 năm
3 năm
4 năm
5 năm
6 năm
7 năm
8 năm
3
12
46
75
93
58
22
7
0,9
3,8

14,5
22,6
29,4
15,9
6,9
2,2
Tổng 316 100

Có thể thấy rằng nghề khai thác tôm Hùm đã gắn liền cùng ngư dân trung bình là
4,9 năm, điều đó cho thấy thu nhập từ nguồn tôm Hùm giống mang lại khá ổn đònh cho
cuộc sống ngư dân ở đây. Điều quan trọng là mọi người cho rằng nghề khai thác tôm
Hùm đã mang lại sự ổn đònh trong cuộc sống của các ngư dân làm nghề này trong
khoảng thời gian lâu như thế thì sẽ tiếp tục đảm bảo cho cuộc sống của họ những năm
tiếp theo và từ đó sự phụ thuộc vào nghề khai thác tôm Hùm ngày càng tăng dần lên.
Với khoảng thời gian lâu như thế, với tâm lý cuộc sống dựa vào nghề khai thác tôm
Hùm thì việc thay đổi hoặc làm thêm một nghề khác là tương đối khó khăn chưa kể
đến những sự đầu tư trong suốt thời gian qua. Tất cả đều nói lên sự phụ thuộc vào
nguồn lợi tôm Hùm, các ngư dân sẽ tìm mọi cách để có thể khai thác được tôm Hùm
mà không cần quan tâm đến những gì sẽ đến bởi sự tác động của chính họ.
Với tỷ lệ 80% số hộ chỉ khai thác tôm Hùm giống khi vào vụ đã cho thấy lợi
nhuận thu nhập từ nguồn tôm Hùm giống hơn thu nhập từ những hoạt động khai thác

×