Tải bản đầy đủ (.doc) (138 trang)

Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.23 KB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

MỘT SỐ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA
VIỆT NAM NĂM 2013
Mã số: KTQD 2013.11TD
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
HÀ NỘI NĂM 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

MỘT SỐ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA
VIỆT NAM NĂM 2013
Mã số: KTQD 2013.11TD
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
Thành viên: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
Ths. Ngô Quốc Dũng
Ths. Lê Huỳnh Mai
Ths. Bùi Thị Thanh Huyền
Ths. Phí thị Hồng Linh
Ths. Lương Thanh Hà
Ths. Tống Thị Phượng

HÀ NỘI NĂM 2014
4
MỤC LỤC
1.4.2. Thực trạng bất bình đẳng về thu nhập 67
(3) Các hoạt động trọng tâm của ngành: 108
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASXH An sinh xã hội


BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH Bảo hiểm xã hội
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
YTDP Y tế dự phòng
GDTX Giáo dục thường xuyên
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ODA Viện trợ phát triển chính thức
THCN Trung học chuyên nghiệp
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
XMC Xóa mù chữ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1.4.2. Thực trạng bất bình đẳng về thu nhập 67
(3) Các hoạt động trọng tâm của ngành: 108
DANH MỤC HÌNH
1.4.2. Thực trạng bất bình đẳng về thu nhập 67
(3) Các hoạt động trọng tâm của ngành: 108
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ý nghĩa về lý luận
Phát triển lĩnh vực xã hội là một trong những nội dung quan trọng của phát
triển kinh tế và là một trong những cách thức để mỗi quốc gia hướng tới mục tiêu
phát triển bền vững. Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XI vừa qua, lần đầu tiên Đảng
ta đưa vấn đề chính sách xã hội vào chương trình nghị sự. Điều đó cho thấy giải
quyết các vấn đề xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu của Đảng và nhà nước
nhằm phát triển bền vững đất nước.
Về ý nghĩa lý luận đề tài góp phần làm rõ hơn các vấn đề lý luận về các ván đề
xã hội như đói nghèo, bất bình đẳng, thu nhập việc làm và an sinh xã hội. Sự biến
động về xã hội rất lớn nhất là trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Việc tiếp cận

với những lý thuyết mới về phát triển xã hội và các cách tiếp cận trong giải quyết
các vấn đề xã hội là hết sức cần thiết.
Ý nghĩa thực tiễn
Sau khủng hoảng kinh tế năm 2009 kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục rơi vào suy
giảm và chưa thấy có dấu hiệu phục hồi. Tăng trưởng kinh tế thấp cùng với các
chính sách thắt chặt chi tiêu công đã tác động nhiều đến các vấn đề xã hội như việc
làm, thu nhập của người dân, tác động đến nghèo đối và an sinh xã hội.
Về lao động, việc làm, kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, doanh
nghiệp ngừng hoạt động, giải thể và phá sản nhiều đã ảnh hưởng đến việc làm, thu
nhập và đời sống của người lao động. Năm 2012, tạo việc làm khoảng 1,52 triệu người,
đạt 95% kế hoạch, trong đó xuất khẩu khoảng 80 nghìn người, đạt 88,9% kế hoạch.
Thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu; triển khai chính sách bảo hiểm xã hội và bảo
hiểm thất nghiệp cho người lao động; mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, nhất là
các thị trường có thu nhập cao, chính sách ổn định, an toàn cho người lao động. Thắt
chặt công tác quản lý hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, nâng cao
chất lượng và uy tín của Việt Nam với các nước đối tác. Các cấp, các ngành tăng cường
công tác quản lý lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, bảo đảm thực hiện
9
đúng các quy định pháp luật của Việt Nam.
Về bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, để giảm bớt khó khăn, bảo
đảm đời sống cho người dân, các cấp, các ngành đã tích cực triển khai thực hiện tốt
các chính sách an sinh xã hội, như: thực hiện các chính sách đối với người có công;
hỗ trợ tín dụng cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số để ổn định chỗ ở, phát triển sản
xuất; đào tạo và dạy nghề cho lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, người dân bị
thu hồi đất sản xuất; hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện
nghèo;… Tỷ lệ hộ nghèo cả nước cuối năm 2012 (theo Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội) còn khoảng 10% (giảm 1,76% so với năm 2011); các huyện nghèo theo
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP tỷ lệ hộ nghèo ở mức bình quân khoảng 45% (giảm
5% so với cuối năm 2011).
Mạng lưới khám chữa bệnh từ Trung ương đến địa phương được tập trung đầu

tư; chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh được cải thiện đáng kể. Quản lý nhà nước về
giá dịch vụ y tế, giá thuốc được tăng cường. Ước tính đến hết năm 2012, tỷ lệ bao phủ
BHYT đạt 68%. Tuy nhiên, ở một số địa phương, tỷ lệ bao phủ BHYT vẫn còn hạn
chế; nhóm đối tượng tự nguyện tham gia BHYT vẫn còn thấp (mới có 55% người lao
động ở khu vực ngoài quốc doanh và 25% số người cận nghèo tham gia BHYT).
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, vẫn còn một số hạn chế, yếu kém
cần tiếp tục được khắc phục. Lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao còn
nhiều mặt bất cập. Đời sống của nhân dân, nhất là người nghèo, lao động mất việc
làm, đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Kết quả phòng chống tham
nhũng, lãng phí còn hạn chế. Tai nạn giao thông tuy có giảm nhưng còn khá nghiêm
trọng; ô nhiễm môi trường, tội phạm, tệ nạn xã hội, vẫn còn nhiều bức xúc. Chất
lượng dân số vẫn còn thấp, thể lực người Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu, bị hạn
chế về chiều cao, cân nặng, sức bền. Mất cân bằng giới tính có xu hướng gia tăng;
tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh. Giá thuốc trong nước ở vẫn còn cao so với giá quốc
tế; công tác quản lý hoạt động y, dược tư nhân vẫn còn yếu; huy động nguồn lực xã
hội cho phát triển y tế còn hạn chế.
Nghiên cứu các vấn đề xã hội phát sinh năm 2013 là hết cứ cần thiết để nhìn
nhận xu hướng thay đổi trong các vấn đề xã hội, từ đó nhận diện các nguyên nhân
và đề xuất các giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh nhằm
10
phát triển bền vững nền kinh tế.
Do đó nghiên cứu đề tài “Một số vấn đề xã hội năm 2013” có cả ý nghĩa về
mặt lý luận và ý nghĩa thực tiễn cao.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài:
Nghiên cứu và phân tích những vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013
Đánh giá những thành công và hạn chế trong việc giải quyết các vấn đề xã hội
trong năm 2013
Đề xuất những định hướng cho việc giải quyết những vấn đề xã hội năm 2014.
Mục tiêu cụ thể của đề tài:

Nghiên cứu những thành tựu và hạn chế trong giải quyết việc làm và tình trạng
thất nghiệp trong bối cảnh suy thoái kinh tế ở Việt Nam.
Nghiên cứu về thực trạng các dịch vụ xã hội cơ bản trong năm 2013 gồm dịch
vụ giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe.
Nghiên cứu về thực trạng nghèo đói và bất bình đẳng ở Việt Nam.
Nghiên cứu những vấn đề bức xúc, nổi cộm về mặt xã hội trong năm 2013 và
nguyên nhân của tình trạng này.
Nghiên cứu tác động của tăng trưởng đến các vấn đề xã hội như giảm nghèo,
bất bình đẳng…
Đề ra định hướng và giải pháp để giải quyết các vấn đề xã hội cho năm 2014.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề xã hội bao gồm vấn đề lao động
việc làm, nghèo đói và bất bình đẳng và các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung phân tích thực trạng trong giai
đoạn 2011-2013, tập trung chủ yếu vào 2013 và định hướng đến năm 2015.
4. Tổng quan nghiên cứu
Các nghiên cứu về xã hội khá rộng và đa dạng liên quan đến việc làm, thu nhập,
đói nghèo, bất bình đẳng và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cũng như hệ thống an
sinh xã hội. Liên quan trực tiếp đến đề tài có thể đề cập đến các vấn đề sau đây:
11
Nhóm vấn đề thứ nhất: Các nghiên cứu liên quan đến an sinh xã hội, thu nhập
và việc làm
Trên thế giới có rất nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến thu nhập và
việc làm. Các nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề sau:
Trong tài liệu Social Policy của John Baldock (1999) ASXH được nhìn nhận
dưới giác độ đảm bảo thu nhập trong những giai đoạn mà con người cần có tiền để
đảm bảo duy trì cuộc sống (khi người ta mất sức lao động, nghỉ hưu, ). Quan điểm
ASXH trong tài liệu của John Baldock cũng tương đồng với quan điểm về ASXH
của Tổ chức lao động thế giới (ILO) trong hiến chương 102 năm 1952. Theo cách
hiểu này ASXH được thực hiện bởi cơ chế đống - hưởng – san sẻ rủi ro của người

lao động dưới hình thức tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội, các khoản trợ giúp
cho trẻ em theo công ước quốc tế được nhà nước thực hiện.
Ngoài quan điểm ở trên, Kaim-Caudle (1973) khi nghiên cứu ASXH ở 10 nước
công nghiệp lại kết luận rằng ASXH không chỉ bao gồm việc nhà nước trực tiếp thực
hiện các biện pháp nhằm duy trì thu nhập cho các đối tượng yếu thế, mà còn dựa vào
các hoạt động trợ giúp gián tiếp thông qua các biện pháp tài khóa từ chính phủ, hỗ trợ
từ các tổ chức tự nguyện, phi lợi nhuận, phi chính phủ. ASXH theo quan điểm của
Kaim-Caudle có nhóm đối tượng rộng hơn so với quan điểm của ILO, bởi không chỉ
nhóm đối tượng là lao động (tham gia thị trường bảo hiểm) và trẻ em, mà các nhóm đối
tượng yếu thế khác, khi thu nhập không được đảm bảo thì họ sẽ trở thành những đối
tượng hưởng ASXH của chính phủ hoặc các tổ chức khác.
Đồng quan điểm với Kaim-Caudle, John Dixon (1999) cho rằng của ASXH
trong mỗi quốc gia thường bao gồm các hoạt động nhằm hạn chế đói nghèo, xóa bỏ
đói nghèo, bồi thường xã hội và phân phối lại thu nhập thông qua các biện pháp
trợ giúp, chi trả bằng tiền mặt hoặc hiện vật của chính phủ, các tổ chức thuê mướn
lao động, các tổ chức xã hội cho những biến cố ngẫu nhiên mà pháp luật đã quy
định người dân có quyền được hưởng như: các khoản thu nhập của cá nhân bị dừng
lại (do tuổi già, ốm đau bệnh tật liên miên, chết), bị gián đoạn (do bị thương, bệnh
tật tạm thời, nghỉ thai sản, hoặc mất việc làm), không thể phát triển được (do thiệt
thòi về vật chất, trí tuệ, dao động về cảm xúc), hoặc không có khả năng tránh được
nghèo khổ
12
Peter Krause (2004) khi nghiên cứu về ASXH ở Liên minh Châu Âu, tác giả
chỉ ra 03 mô hình về ASXH: (i) các quốc gia như Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan
thực hiện mô hình ASXH kiểu Scandivani. Đặc trưng của mô hình này là mọi
người dân đều được hưởng hệ thống ASXH, và lợi ích về ASXH của người dân
được hưởng là rất cao, nhà nước chỉ chi trả bảo hiểm thất nghiệp và số tiền này
được huy động chủ yếu từ thuế, các nội dung còn lại của ASXH sẽ do hệ thống
công ty chịu trách niệm thi hành; (ii) các quốc gia như Đức, Áo, Pháp thì thực hiện
mô hình ASXH theo kiểu Châu Âu lục địa. Theo mô hình này, bảo hiểm xã hội

được coi là hạt nhân của hệ thống ASXH, chính vì vậy mà ASXH được thanh toán
không đều cho các giai cấp, các thành viên trong xã hội; (iii) các quốc gia như Anh,
Ai len lại đi theo mô hình ASXH kiểu Anglo-Saxon. Hệ thống ASXH ở các quốc
gia này được thực hiện toàn diện, họ chú trọng tới các dịch vụ sức khỏe và những
đối tượng sau quá trình thẩm tra tài sản và thu nhập nếu những đối tượng này có
mức sống thấp thì họ sẽ được hưởng các hỗ trợ từ hệ thống an sinh xã hội.
Nhóm vấn đề thứ hai: Các nghiên cứu liên quan đến nghèo đói và bất
bình đẳng
Nghiên cứu đầu tiên liên quan đến nghèo đói và chính sách xóa đói giảm
nghèo ở Việt Nam là nghiên cứu “Nghèo đói và chính sách giảm nghèo đói ở Việt
Nam” của Tuan Phong Don va Hosen (1997). Trong nghiên cứu này các tác giả đã
tập trung phân tích các chính sách giảm nghèo như chính sách đất đai, chính sách
ưu đãi về lãi suất cho người nghèo.
Một số nhà kinh tế học phát triển cho rằng bất bình đẳng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Kaldor (1955-1956) và Lewis cũng cho
rằng bất bình đẳng là nguồn gốc của tiết kiệm và tiết kiệm là nhân tố thúc đẩy đầu tư
và tiết kiệm. Tuy nhiên một số nghiên cứu gần đây cho thấy ảnh hưởng của bất bình
đẳng đến tăng trưởng lại là mối quan hệ ngược chiều, bất bình đẳng càng cao thì ảnh
hưởng càng không tốt đến tăng trưởng (Alessina và Rodrik 1994 , Person và Jabellina
1994). Benabou (1996) cũng đưa ra một số nghiên cứu về mối quan hệ bất bình đẳng
và tăng trưởng kinh tế cho thấy kết quả tương quan cũng ngược chiều.
Bên cạnh đó công bằng cũng rất quan trọng cho việc xoá đói giảm nghèo. Các nhà
kinh tế tại Ngân hàng thế giới cho rằng tăng trưởng kinh tế sẽ làm giảm nghèo đói.
13
Điều này dường như sẽ hiệu quả hơn đối với những nước mà phân phối thu nhập
bình đẳng (Ngân hàng Thế giới, 1999). Trong cuộc nghiên cứu khảo sát các hộ gia
đình từ 44 nước, các nhà kinh tế của Ngân hàng thế giới phát hiện thấy rằng “Nếu
quốc gia nào có sự phân phối thu nhập bình đẳng thì ảnh hưởng của tăng trưởng
kinh tế đến xoá đói giảm nghèo sẽ gấp năm lần so với quốc gia mà phân phối thu
nhập bất bình đẳng”(Ngân hàng Thế giới,1999).

Haughton (2001) [42] tính toán bất bình đẳng của Việt Nam gia tăng (thu nhập
bình quân đầu người) giai đoạn 1993-1998 chủ yếu là do khoảng cách thành thị-
nông thôn hơn nhiều so với khoảng cách ở trong nội bộ mỗi khu vực. Theo đó hệ số
Gini của chi tiêu bình quân đầu người hộ nông thôn giảm từ 0.278 còn 0.275, của
các hộ giàu tăng đôi chút từ 0.340 tới 0.348. Trong khi đó hệ số Gini toàn bộ dân số
tăng từ 0.330 tới 0.354. Chi tiêu bình quân đầu người hộ gia đình nông thôn tăng
30% giai đoạn 1993-1998, còn các hộ thành thị tăng tới 60%. Kết quả cũng tương tự
như khi phân tích thu nhập của các hộ gia đình.
Cũng nghiên cứu về bất bình đẳng nông thôn – thành thị tại Việt Nam phải kể
đến nghiên cứu của Binh T. Nguyen, James W. Albrecht (2006) : Tác giả chỉ ra
rằng đang có sự gia tăng về khoảng cách chi tiêu giữa hộ nông thôn và thành thị giai
đoạn 1993-1998. Tác giả xem xét các nhóm dân cư theo phân vị ở hai khu vực và
chỉ ra rằng khoảng cách chi tiêu khác nhau ở các phân vị trong đó nhóm người giàu
ở thành thị có mức chênh lệch lớn nhất so với nhóm giàu ở nông thôn. Nguyen sử
dụng phương pháp hồi quy điểm phân vị để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới
khoảng cách chi tiêu giữa các hộ gia đình thành thị và nông thôn. Qua đó tác giả chỉ
ra các nhân tố tác động lớn tới khoảng cách. Đó là yếu tố giáo dục, dân tộc và quá
trình di dân là những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới khoảng cách này.
Những kết quả thu được khá đáng kể và đặt nền móng cho những so sánh trong các
nghiên cứu sau này. Cũng như trong phân tích của Nguyen (2006), Le chỉ ra rằng
tuy hai thập kỷ mức sống bình quân của người dân đã được nâng cao, bất bình đẳng
tuy đã giảm nhưng còn ở mức cao. Giai đoạn 1993-1998 khoảng cách thành thị
nông thôn gia tăng, cao nhất vào năm 2002 sau đó giảm nhẹ năm 2004, giảm nhanh
hơn năm 2006.
14
Nhóm vấn đề thứ ba: nhóm vấn đề liên quan đến các dịch vụ xã hội cơ bản
Các nghiên cứu về các dịch vụ xã hội cơ bản được Ngân hàng thế giới (WB)
cũng như Liên hợp quốc nghiên cứu trong các báo cáo phát triển hàng năm. Báo cáo
phát triển thế giới năm 2004 “Cải thiện các dịch vụ để phục vụ người nghèo” cho rằng
cần đưa các dịch vụ xã hội cơ bản một cách hiệu quả hơn, tiến tới giải quyết một trong

những trọng tâm của thế giới hiện nay là loại bỏ đói nghèo và lạc hậu ra khỏi xã hội
chúng ta. Trong Báo cáo này đã đề cập đến những cản trở để người nghèo ở các nước
thế giới thứ ba tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng,
nước sạch, cũng như sự cần thiết phải tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản cho người nghèo cả về mặt số lượng và chất lượng.
Nghiên cứu của Anderson, Jame, Daniel Kaufmann và Francesa Recanatini
năm 2003 nghiên cứu việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản đối với vấn đề giảm
nghèo ở các nước đang phát triển. Trong đó nhấn mạnh giáo dục là một trong những
dịch cụ cơ bản
Nghiên cứu của Azfar, Omar và Gurgur nghiên cứu ảnh hưởng của tham
nhũng đến lợi ích tiếp cận y tế và giáo dục cho người nghèo ở Philippines.
Nghiên cứu của Banerjee, Abhijit, Shawn Cole năm 2003 đã cách thức để
nâng cao chất lượng của y tế và giáo dục cho người nghèo ở Ấn Độ.
Để cải thiện cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản trong nghiên cứu về “Cung
ứng dịch vụ giáo dục và y tế ở Châu Mỹ La Tinh” các tác giả Di Tela, Raphael, và
William Savedoff đã đưa ra những khuyến nghị cải cách về thể chế nhằm tăng
cường mối quan hệ giữa trách nhiệm giữa các nhà hoạch định chính sách, nhà cung
ứng dịch vụ và người dân.
Các tác giả Miguel, Szekly trong nghiên cứu về “Nghèo đói, bất bình đẳng và
phúc lợi xã hội” ở Mexico đã nghiên cứu cách thức nhằm tăng phúc lợi xã hội cho
người nghèo thông qua việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho họ.
Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới hàng năm đều tập trung phân tích và
đánh giá chi tiêu công cho các lĩnh vực y tế, giáo dục và ảnh hưởng của chi tiêu
công đến khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo.
Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu ở nước ngoài về dịch vụ xã hội cho
người nghèo đều thống nhất quan điểm là người nghèo rất hạn chế trong việc tiếp
cận đến các dịch vụ xã hội cơ bản và chính phủ các nước cần có biện pháp hiệu quả
15
hơn để giúp người nghèo có hiều cơ hội hơn để tiếp cận với các dịch vụ đó. Tuy
nhiên trong các nghiên cứu này chưa đưa ra một cách có hệ thống các tiêu chí để

đánh giá khả năng tiếp cận giáo dục đối với người nghèo và các nguyên nhân cơ
bản tác động đến khả năng tiếp cận giáo dục của người nghèo.
Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề
tài ở Việt Nam, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến
đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)
Nhóm vấn đề thứ nhất: Các nghiên cứu liên quan đến an sinh xã hội, thu
nhập và việc làm.
Nghiên cứu “Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện
nay” (2011) của Mai Ngọc Cường và cộng sự đã đề cập đến các chính sách xã hội
khác nhau, trong đó có chính sách thu nhập. Chính sách thu nhập đề cập đến chính
sách về tiền lượng và phân phối thu nhập. Nghiên cứu cho thấy từ những thập niên
80 của thế kỷ XX đến nay, nước ta trải qua 3 lần cải cách tiền lương: Năm 1985,
Nghị định 235/NĐ-CP ngày 18/9/1985 của Chính phủ về cải cách tiền lương; năm
1993, Nghị định số 25/NĐ-CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ về cải cách tiền
lương; và năm 2004, Nghị định số 204/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về
cải cách tiền lương. Qua mỗi lần cải cách, hệ thống chế độ tiền lương ngày càng
được hoàn thiện. Nghiên cứu của Ngô Quỳnh An (2012) về “Tăng cường khả năng
tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam” đã đề cập đến các khía cạnh tự tạo việc
làm và đề xuất các biện pháp để tạo việc làm cho thanh niên. Có thể nhận thấy với
cơ cấu dân số vàng, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của thanh niên Việt Nam là
rất lớn. Việc tăng cường khả năng tạo việc làm là hết sức cần thiết.
Những khái niệm về ASXH ở Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu đi theo
quan điểm của ILO (1952), tuy nhiên tùy vào từng giai đoạn phát triển cụ thể mà
các nhà nghiên cứu có những bổ sung phù hợp với những yêu cầu về ASXH trong
quá trình phát triển của xã hội. TS. Nguyễn Hải Hữu (2006) đã chỉ ra các hợp phần
của hệ thống ASXH bao gồm: BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), Chính sách việc làm
và thất nghiệp, Chương trình trợ giúp đặc biệt (thương binh, liệt sỹ, người có công),
Chương trình trợ giúp xã hội (thường xuyên và đột xuất); PGS.TS Nguyễn Văn
Định (2008) lại cho rằng các hợp phần của hệ thống ASXH bao gồm: BHXH, Cứu
trợ xã hội, Quỹ dự phòng, Các dịch vụ xã hội, Xóa đói giảm nghèo và Uu đãi xã

hội; trong hệ thống ASXH hai nhà khoa học này coi BHYT là một bộ phận thuộc
BHXH. Tuy nhiên, quan điểm về BHXH của hai nhà khoa học này mới chỉ giới hạn
16
đối với lao động trong khu vực chính thức, còn BHXH tự nguyện cho lao động
trong khu vực phi chính thức lại chưa được hai nhà khoa học này đề cập, bởi lẽ Luật
bảo hiểm xã hội tự nguyện được ban hành từ 28-12-2007 và có hiệu lực từ 1-1-
2008. Mai Ngọc Anh (2009) khi nghiên cứu về đảm bảo tài chính thực hiện ASXH
trong khu vực nông thôn Việt Nam đã chỉ ra các hợp phần của hệ thống ASXH bao
gồm: BHXH (bắt buộc và tự nguyện), BHYT (bắt buộc, tự nguyện và BHYT bắt
buộc cho người nghèo), Chính sách phát triển thị trường lao động, Ưu đãi xã hội, và
Trợ giúp xã hội (thường xuyên và đột xuất); quan điểm về các hợp phần của ASXH
này cùng trùng với quan điểm của GS.TS Mai Ngọc Cường (2009). GS.TS. Mai
Ngọc Cường và TS. Mai Ngọc Anh trong cuốn sách của Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia (2010) “Việt Nam Đổi mới và Phát triển” đã làm rõ sự khác biệt về chính
sách phát triển thị trường lao động trong ASXH với chính sách phát triển thị trường
lao động nói chung
Nhóm vấn đề thứ hai: các nghiên cứu về nghèo đói và bất bình đẳng
Báo cáo phát triển Việt Nam của Ngân hàng Thế giới năm 2004 về “Nghèo”
đã đưa ra một số đánh giá ban đầu về các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo ở
Việt Nam như giáo dục, y tế và cung cấp nước sạch. Báo cáo phát triển Việt Nam
năm 2005 về “Quản lý và điều hành” cũng đã tập trung vào đánh giá chi tiêu của
chính phủ cho các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm chi cho giáo dục, y tế và một số
lĩnh vực khác. Báo cáo phát triển thế giới năm 2006 về “Công bằng và phát triển”
lại đề cập đến bất bình đẳng về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trên thế giới cũng
như ở Việt Nam. Cuốn sách “Về tình trạng nghèo khổ trên thế giới” nhà xuất bản
Chính trị quốc gia năm 1997 đã đưa ra những khó khăn của người nghèo khi tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Báo cáo chung của Chính Phủ Việt Nam – các nhà
tài trợ – nhóm công tác về đói nghèo NGO năm 1999 “ Việt Nam tấn công đói
nghèo” nghiên cứu tổng quan về nghèo đói ở Việt Nam và cũng đã đề cập đến các
dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo. Báo cáo của Oxfam quốc tế về: Tăng

trưởng với công bằng, chương trình thảo luận về xoá đói giảm nghèo cũng đã đề
cập đến các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo. Cuốn sách “Đa dạng hoá thu
nhập và nghèo” của JBIC đã nghiên cứu những trở ngại đối với đa dạng hoá về thu
nhập, trong đó việc tiếp cận hạn chế các dịch vụ xã hội cơ bản là một trong những
trở ngại để người nghèo đa dạng hóa thu nhập của họ.
Cuốn sách “Gắn tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo” của Diễn đàn phát triển
Việt Nam (VDF) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng với giảm nghèo và
17
khả năng tiếp cận với cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, điện thoại, nước) và các dịch
vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ).
Bên cạnh các sách chuyên khảo về nghèo đói và các dịch vụ cho người nghèo
còn có nhiều bài viết nghiên cứu của giới nghiên cứu cũng đã đề cập đến các vấn đề
dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo như bài viết của tác giả Bùi Tất Thắng
“Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập ở Việt Nam trên tạp chí nghiên cứu
kinh tế số 6 năm 1999; bài viết “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta
– những vấn đề đặt ra và định hướng khắc phục của tác giả PGS. TS Trần Văn Chử
đăng trên tạp chí Kinh tế phát triển số 2/ 2005 đã đề cập đến mối quan hệ giữa tăng
trưởng và bất bình đẳng về việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế. Bài viết “Thực
trạng giảm nghèo” ở Việt Nam của PGS. TS. Trần Quý Thọ đề cập đến các vấn đề
về nghèo đói và thực trạng giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian qua.
Đối với nghiên cứu vấn đề bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị tại
Việt Nam có tương đối nhiều các nghiên cứu và cũng có rất nhiều các quan điểm,
kết luận khác nhau, đầu tiên phải kể đến Lê Trung Kiên (2000): Phân tích về chênh
lệch thu nhập cũng như chi tiêu giữa hai khu vực nông thôn – thành thị trong
khoảng thời gian từ năm 1993 đến 1998 và khẳng định có sự chênh lệch giữa nông
thôn và thành thị. Tác giả dựa vào mô hình phân tích sự khác biệt của Oxaca –
Blinder, kết luận chênh lệch này bị ảnh hưởng bởi đặc tính của hộ như trình độ học
vấn, dân tộc, nghề nghiệp. Ngoài phân tích định lượng tác giả còn phân tích vai trò
của chính phủ tác động đến sự chênh lệch này, tuy nhiên để giảm dần chênh lệch
đó thì tác giả cũng chưa có biện pháp cụ thể, tác giả chưa giải thích được vì sao

trong những năm qua Chính phủ Việt Nam lại theo đuổi chính sách trọng thị, trong
khi dân số thành thị chỉ chiếm 20 % thì dân số nông thôn chiếm đến 80%. Bên cạnh
đó, tác giả cũng chưa chỉ ra sự đổi mới kinh tế hay hội nhập kinh tế quốc tế có ảnh
hưởng tới bất bình đẳng nông thôn – thành thị hay không.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập, khai thác một số khía
cạnh về nghèo đói và việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo.
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và nghiên cứu một cách toàn diện hơn vấn đề đó,
đề tài làm rõ sự cần thiết phải tăng cường và nâng cao chất lượng của các dịch
vụ xã hội cơ bản cho người nghèo, thực trạng của các dịch vụ xã hội cơ bản cho
18
người nghèo, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị cho việc tăng cường và nâng
cao chất lượng các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo trong thời gian tới để
Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của WB và định
hướng phát triển bền vững.
Nhóm vấn đề thứ ba: nhóm vấn đề liên quan đến các dịch vụ xã hội cơ bản
TS. Võ Thị Ánh Tuyết, Viện ngiên cứu phát triển giáo dục đã nghiên cứu
công bằng xã hội trong giáo dục, trong đó tác giả đã đánh giá bất bình đẳng trong
việc tiếp cận dịch vụ giáo dục của các nhóm thu nhập khác nhau và đưa ra các giải
pháp để làm giảm bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục.
TS. Vũ Quang Việt trong bài viết “Giáo dục tư hay công nhìn từ góc độ lý
thuyết kinh tế” cũng đã phân tích những hạn chế của người nghèo trong việc tiệp
cận dịch vụ giáo dục và làm thế nào để người nghèo có thể tiếp cận một cách tốt
hơn đến dịch vụ giáo dục.
PGS.TS. Ngô Doãn Vịnh trong cuốn sách bàn về phát triển kinh tế (Nghiên
cứu con đường dẫn tới giàu sang) xuất bản năm 2005 cũng có đề cập đến vai trò của
giáo dục, y tế đối với sự phát triển công nghiệp hoá. Cuốn sách “Vấn đề giảm nghèo
trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh” do tập thể tác giả Nguyễn
Thế Nghĩa, PGS. TS Mạc Đường đã đề cập đến nghèo đói ở đô thị và các dịch vụ
cho người nghèo ở đô thị. Cuốn sách “Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn
đề xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam” NXB Chính trị quốc gia, 1999 của GS. TS Vũ

Thị Ngọc Phùng đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, nghèo đói và
bất bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Đề tài "Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xã hội trong
giáo dục - đào tạo ở Việt Nam giai đoạn hiện nay" do TS. Võ Thị Ánh Tuyết làm
chủ nhiện đề tài đã nghiên cứu thực trạng về công bằng xã hội trong giáo dục và
đưa ra các giải pháp khá hữu hiệu trong việc đảm bảo công bằng xã hội trong giáo
dục ở Việt Nam.
Đề tài "Nghiên cứu các giải pháp phát triển giáo dục ở các xã đặc biệt khó
khăn thuộc chương trình 135" đã nghiên cứu các giải pháp để tăng cường phát triển
giáo dục cho các xã vùng sâu, vùng xa.
19
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp tiếp cận
Từ lý luận đến thực tế: Đề tài tiến hành nghiên cứu các cách tiếp cận khác
nhau của các nhà khoa học, các tổ chức trong và ngoài nước về các vấn đề xã hội từ
đó chỉ ra những mô hình đảm bảo giải quyết tốt các vấn đề xã hội trong quá trình
phát triển. Trên cơ sở phân tích thực trạng đảm bảo các vấn đề xã hội kết hợp với
bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, đề tài sẽ đưa ra các giải pháp
nhằm giải quyết các vấn đề xã hội cho năm 2014 và giai đoạn đến năm 2015
Từ khái quát đến cụ thể: Để đảm bảo bền vững xã hội trong quá trình CNH,
HĐH, đề tài tiến hành nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất của các vấn đề xã hội
và chính sách xã hội.
Tiếp cận hệ thống: Theo cách tiếp cận này, đề tài sẽ làm rõ cấu trúc của các
vấn đề xã hội trong nèn kinh tế; mục tiêu xã hội trong năm 1013 và mức độ đạt
được các mục tiêu xã hội năm 2013.
Tiếp cận liên ngành: vấn đề xã hội là một vấn đề liên ngành liên quan đến
nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, y tế chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội, việc
làm…, Vấn đề này đòi hỏi phải có sự liên kết nhiều biện pháp, trong đó có những
biện pháp thuộc về ASXH, đói nghèo, tạo việc làm cũng như đảm bảo các dịch vụ
xã hội cơ bản cho người lao động.

Phương phân tích thông tin/dữ liệu đã thu thập được.
Phương pháp kế thừa các công trình đã công bố, sưu tầm, tập hợp các tài liệu,
sách tham khảo trong và ngoài nước phục vụ nội dung nghiên cứu đề tài.
Các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, tổng hợp, so sánh,
Cây quyết định… để tiếp cận về các vấn đề xã hội, phân tích thuận lợi, khó khăn
trong thực thi các chính sách xã hội, cũng như những cơ hội, thách thức trong việc
đạt được mục tiêu xã hội trong giai đoạn tới, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp.
Phương pháp tham vấn chuyên gia được sử dụng trong nhiều khâu, như thiết
lập phiếu phỏng vấn, trao đổi trực tiếp thông qua các cuộc hội thảo, toạ đàm khoa
học để xin ý kiến tư vấn về chính sách, nhất là tham vấn cho các báo cáo kết quả
nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cho việc giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh.
20
Khung nghiên cứu của đề tài:
6. Kết cấu đề tài
Đề tài được chia làm 3 chương
Chương 1: Thực trạng các vấn đề xã hội năm 2013
Chương 2: Các chính sách xã hội năm 2013
Chương 3: Đính hướng chính sách xã hội năm 2014
Bối cảnh
trong nước
năm 2013
Bối cảnh
quốc tế
Năm 2013
Các vấn đề xã hội trong năm 2013
Lao động, việc làm,
Nghèo đói, bất bình đẳng
Các dịch vụ XHCB
Anh sinh xã hội
Đánh giá kết quả, tồn tại và

nguyên nhân tồn tại
Đề xuất các giải pháp và chính
sách
Bối cảnh
quốc tế
năm 2014
Định hướng mục tiêu cho các vấn
đề xã hội 2014
Bối cảnh
trong nước
năm 2014
21
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI NĂM 2013
1.1. Thực trạng dân số, lao động và việc làm
1.1.1. Dân số
Dân số trung bình cả nước năm 2013 đạt 89,71 triệu người, tăng 1,05% so với
năm 2012, trong đó, dân số nam là 44,38 triệu người, chiếm 49,47% tổng dân số cả
nước, tăng 1,08%; dân số nữ 45,33 triệu người, chiếm 50,53%, tăng 1,03%. Mức
giảm tỷ lệ sinh dự kiến 0,1‰; Tỷ lệ tăng dân số 1,05% (kế hoạch là 1,02%); Tỷ lệ
sử dụng các biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tiếp tục
tăng, nhưng tốc độ tăng giảm dần, dự kiến năm 2013 đạt 69%. Tỷ lệ dân số đô thị là
29,03 triệu người, chiếm 32,36% tổng dân số, tăng 2,38% so với năm 2012, dân số
khu vực nông thôn là 60,68 triệu người, chiếm 67,64%, tăng 0,43% (Tổng cục
thống kê, 2013). Dân số Việt Nam tiếp tục có nhiều biến đổi theo hướng tỷ lệ trẻ em
(0-14 tuổi) ngày càng giảm; dân số trong độ tuổi 15-64 tăng lên và dân số cao tuổi
(65+) cũng tăng dần. Hai xu hướng dân số là cơ cấu dân số vàng và già hóa dân số
đồng thời xảy ra ở Việt Nam. Theo lý thuyết tiết kiệm theo vòng đời của
Modigliani, tiết kiệm thường có quan hệ thuận chiều với các hộ gia đình trẻ, và có
tỷ lệ ngược chiều với các hộ gia đình già. Như vậy cơ cấu dân số vàng sẽ là điều
kiện thuận lợi để Việt Nam gia tăng tỷ lệ tiết kiệm trong GDP. Nếu giả thiết “Tiết

kiệm hình bướu’’ của Harrod là đúng thì cơ cấu dân số vàng sẽ hứa hẹn một tỷ lệ
tiết kiệm cao hơn trong thời gian tới.
Bảng 1.1: Quy mô và cơ cấu dân số Việt Nam, 2002-2013
2002 2005 2007 2011 2012 2013
Tốc độ tăng
2002- 2013
(%/năm)
Quy mô (triệu người) 79,5 82,4 84,2 87,8 88,8 89,71 1,1
1. Khu vực
100,
0
100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Thành thị 25,0 27,1 28,2 31,7 32,5 32,36 3,7
Nông thôn 75,0 72,9 71,8 68,3 67,6 67,64 0,1
2. Vùng địa lý-kinh tế
100,
0
100,0 100,0 100,0 100,0
Đồng bằng sông Hồng 22,3 22,4 22,3 23,3 22,8 1,4
Trung du và miền núi phía Bắc 14,0 14,0 13,9 12,6 12,9 - (0,0)
Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung
20,6 20,5 20,8 21,4 21,6 - 1,6
Tây Nguyên 4,9 5,1 5,2 5,1 6,0 - 2,6
Đông Nam Bộ 16,5 16,5 16,9 17,8 17,2 - 1,8
Đồng bằng sông Cửu Long 21,8 21,5 21,0 19,9 19,6 - 0,1
22
Nguồn: Niên giám Thống kê các năm 2002-2011; Báo cáo công bố số liệu kinh tế-xã hội
năm 2013 (theo ILSSA,2013)
Tổng tỷ suất sinh năm 2013 đạt 2,10 con/phụ nữ, tăng so với mức 2,05

con/phụ nữ của năm 2012. Tỷ số giới tính của dân số đạt 97,91 nam/100 nữ, tăng so
với mức 97,86 nam/100 nữ của năm 2012. Tỷ suất sinh thô đạt 17,05 trẻ sinh ra
sống trên 1000 người dân. Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh duy trì ở mức khá
cao với 113,8 bé trai/100 bé gái, tăng so với mức 112,3 bé trai/100 bé gái của năm
2012. Xu hướng này tiếp tục gia tăng mặc dù Bộ Y tế và các ban ngành liên quan đã
có nhiều biện pháp nhằm xác định giới tính khi mang thai. Nếu không giải quyết
được vấn đề này trong khoảng một thập niêm nữa Việt Nam sẽ gặp phải tình trạng
thiếu cô dâu như Hàn Quốc, Trung Quốc hay Ấn Độ đang phải đối mặt hiện nay.
Tỷ suất chết thô năm 2013 là 7‰; tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là
15,3‰; tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 23,0‰. Tỷ suất chết tiếp tục ở mức
thấp, thể hiện rõ hiệu quả của chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em nói
riêng và công tác bảo vệ sức khoẻ, nâng cao mức sống cho người dân nói chung
trong năm qua.
Theo kết quả điều tra dân số năm 2013, tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi sinh con thứ
ba trở lên của năm 2013 là 14,3%, tăng nhẹ so với mức 14,2% của năm 2012; tỷ lệ
phụ nữ 15-49 tuổi có chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai đạt 77,2%, trong đó
sử dụng biện pháp hiện đại là 67,0%; biện pháp khác là 10,2%.
1.1.2. Thực trạng lao động và việc làm
1.1.2.1. Lực lượng lao động
Xét về lực lượng lao động (LLLĐ), trong 10 năm qua (2002-2013), tốc độ tăng
LLLĐ trung bình là 2,5%/năm, từ 41 triệu năm 2002 lên 52,4 triệu năm 2012 và
53,65 triệu năm 2013. LLLĐ năm 2013 chiếm 59,8% tổng dân số, trong đó có
52,324 triệu người có việc làm và 1,33 triệu người thất nghiệp.
Tính đến 01/01/2014 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính là 53,65
triệu người, tăng 864,3 nghìn người so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao
động nam chiếm 51,5%; lao động nữ chiếm 48,5%. Mặc dù có sự tăng lên đáng kể
về tỷ trọng lực lượng lao động khu vực thành thị, nhưng đến nay vẫn còn 69,7% lực
lượng lao động nước ta tập trung ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, 56,5% tổng số
lực lượng lao động của cả nước tập trung ở 3 vùng là Đồng bằng sông Hồng; Bắc
23

Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long. Trong tổng số
53,65 triệu người lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính đến
01/01/2014 đạt 47,49 triệu người, tăng 409,2 nghìn người so với cùng thời điểm
năm 2013, trong đó nam chiếm 53,9%; nữ chiếm 46,1%. %. Lợi thế dân số vàng ở
Việt Nam sẽ tiếp tục là cơ hội cho Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2040.
Nếu các lao động trẻ được trang bị kiến thức và kỹ năng tốt thì cơ cấu dân số vàng
sẽ mang lại nhiều thành tựu. Tuy nhiên nếu số lao động này lại không được đào tạo
và thất nghiệp thì xã hội sẽ bị đình trệ và nảy sinh nhiều hệ lụy.
Bảng 1.2: Quy mô và cơ cấu lực lượng lao động
2002 2005 2007 2011 2012 2013
Tốc độ
tăng
(%/năm)
Quy mô (triệu người) 41,0 44,4 46,7 51,7 52,4 53,65 2,5
Cơ cấu (%)
1. Khu vực
100,
0
100,
0
100,
0
100,
0
100,
0
100,0
Thành thị 24,0 25,0 25,4 29,7 30,3 30,2 5,1
Nông thôn 76,0 75,0 74,6 70,3 69,7 69,8 1,6
2. Vùng địa lý-kinh tế

100,
0
100,
0
100,
0
100,
0
100,
0
100,
0
Đồng bằng sông Hồng 22,3 22,4 22,3 23,3 23,3 15,4 2,2
Trung du và miền núi phía Bắc 14,0 14,0 13,9 12,6 12,5 14,0 0,6
Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung
20,6 20,5 20,8 21,4 21,3 21,7 2,3
Tây Nguyên 4,9 5,1 5,2 5,1 5,6 6,1 2,9
Đông Nam Bộ 16,5 16,5 16,9 17,8 17,7 8,6 2,6
Đồng bằng sông Cửu Long 21,8 21,5 21,0 19,9 19,6 19,2 0,8
Nguồn: Niên giám Thống kê các năm 2002-2011; Báo cáo công bố số liệu kinh tế-xã
hội năm 2012 (theo ILSSA,2013)
Ở cấp toàn quốc, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 77,5%. Tỷ lệ tham gia
lực lượng lao động của dân số khu vực nông thôn (81,1%) cao hơn khu vực thành
thị (70,4%). Bên cạnh đó, có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ tham gia lực lượng lao
động giữa nam và nữ, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 73,1% và thấp
24
hơn 9,2 điểm phần trăm so với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam. Đáng chú
ý, trong khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao nhất ở hai vùng miền núi là Trung
du và miền núi phía Bắc (85,9%) và Tây Nguyên (83,9%), thì tỷ lệ này lại thấp nhất

ở hai trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất của cả nước là Hà Nội (71,4%) và thành
phố Hồ Chí Minh (64,0%).
Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động
Cơ cấu lực lượng lao động theo nhóm tuổi phản ánh tình trạng nhân khẩu học
và kinh tế-xã hội. Lực lượng lao động của Việt Nam tương đối trẻ, một nửa (50,0%)
số người thuộc lực lượng lao động từ 15-39 tuổi.
Hình 1.1: Tỷ trọng lực lượng lao động chia theo nhóm tuổi và nơi cư trú,
quý 4 năm 2013
Nguồn: TCTK, 2014
Có sự khác nhau đáng kể về phân bố lực lượng lao động theo tuổi giữa khu
vực thành thị và nông thôn (Hình 1.1). Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động nhóm
tuổi trẻ (15-24) và già (55 tuổi trở lên) của khu vực thành thị thấp hơn của khu vực
nông thôn. Ngược lại, đối với nhóm tuổi lao động chính (25-54) thì tỷ lệ này của
thành thị lại cao hơn của khu vực nông thôn. Mô hình này cho thấy, nhóm dân số
trẻ ở khu vực thành thị có thời gian đi học dài hơn so với khu vực nông thôn và
người lao động ở khu vực nông thôn ra khỏi lực lượng lao động muộn hơn so với
khu vực thành thị.
25

×