Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng thông tin di động vinaphone tại địa bàn khu vực 1 của công ty dịch vụ viễn thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 111 trang )

i



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG






NGUYỄN VĂN HÙNG





NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
VINAPHONE TẠI ĐỊA BÀN KHU VỰC 1
CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG





LUẬN VĂN THẠC SĨ







Khánh Hòa – 2013

ii



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





NGUYỄN VĂN HÙNG



NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
VINAPHONE TẠI ĐỊA BÀN KHU VỰC 1
CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG




Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60 34 01 02





LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐỖ THỊ THANH VINH



Khánh Hòa - 2013

i



LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ kinh tế: “Nâng cao năng lực cạnh
tranh của mạng thông tin di động Vinaphone tại địa bàn khu vực I của Công ty
dịch vụ viễn thông’’ là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, thông tin được sử dụng trong luận văn này là trung thực.

Tác giả

NGUYỄN VĂN HÙNG


ii



LỜI CÁM ƠN


Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô khoa kinh tế - Trường Đại học
Nha Trang, đặc biệt là TS. Đỗ Thị Thanh Vinh đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn
cho tôi trong suốt quá trình viết luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Dịch vụ Viễn thông khu vực
I đã cung cấp nhiều thông tin và tài liệu tham khảo giúp cho tôi thực hiện đề tài.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều
kiện và động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Trân trọng cảm ơn!


Tác giả


NGUYỄN VĂN HÙNG

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 5
1.1 NĂNG LỰC CẠNH TRANH 5
1.1.1 Một số khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh 5
1.1.2 Bản chất và vai trò của cạnh tranh 6
1.1.3 Hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh 9
1.1.4 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến Năng lực cạnh tranh 12
1.2. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VIỄN THÔNG 16
1.2.1 Khái niệm Viễn Thông 16
1.2.2 Tổng quan các lĩnh vực trong viễn thông 16
1.2.3 Khái niệm về ngành Viễn thông 19
1.2.4 Vị trí, vai trò của mạng viễn thông Việt nam và mạng di động Vinaphone 20
1.2.5 Thực trạng của Ngành Viễn thông so với Khu vực và Thế giới 21
1.2.6 Đặc thù cạnh tranh trong ngành 21
1.2.7 Định hướng phát triển ngành Viễn thông của Việt Nam 22
1.3. KINH NGHIỆM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH VIỄN THÔNG 25
1.3.1 Kinh nghiệm trong nước 25
1.3.2 Kinh nghiệm nước ngoài 26
1.4 MA TRẬN TOWS, MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH 29
1.4.1 Ma trận TOWS 29
1.4.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh 30
TÓM TẮT CHƯƠNG I 32
iv


CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẠNG

VINAPHONE TẠI ĐỊA BÀN KVI CỦA CÔNG TY VNP 33
2.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ TRUNG TÂM DỊCH
VỤ VIỄN THÔNG KV1 33
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dịch vụ Viễn thông VNP 33
2.2. TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỄN THÔNG KVI ( VINAPHONE 1) 35
2.2.1. Mô hình tổ chức của Trung tâm Dịch vụ Viễn thông KVI 36
2.2.2 Chiến lược kinh doanh và các hoạt động chính của Trung tâm Dịch vụ Viễn
thông KVI 39
2.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH NGÀNH 39
2.3.1 Quá trình phát triển của Ngành Thông tin Di động tại Việt Nam 39
2.3.2 Phân tích Môi trường Kinh doanh Ngành 41
2.3.3 Phân tích Môi trường bên trong 44
2.4 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẠNG VINAPHONE CỦA
TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỄN THÔNG KV1 47
2.4.1 Đánh giá thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu 47
2.4.2 Giới thiệu về đối thủ cạnh tranh của Vinaphone 52
2.4.3 Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài để hình thành ma trận TOWS
(hay SWOT) cho Vinaphone 53
2.4.4 Khảo sát ý kiến khách hàng sử dụng mạng Vinaphone tại địa bàn khu vực 1 56
2.4.5. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Vinaphone khu vực 1 58
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 62
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG VINAPHONE TẠI ĐỊA BÀN
KHU VỰC I CỦA CÔNG TY DịCH VỤ VIỄN THÔNG 63
3.1 CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN MẠNG VINAPHONE VÀ MỤC TIÊU PHÁT
TRIỂN CỦA VNPT 63
3.1.1 Chủ trương phát triển mạng Vinaphone 63
3.1.2 Quan điểm, phương hướng và các mục tiêu phát triển đối với dịch vụ
Vinaphone 67
3.1.3 Chiến lược phát triển của Vinaphone tại khu vực I 68

3.2.1 Giải pháp nghiên cứu thị trường thông tin di động để có chiến lược CSKH
phù hợp 68
v


3.2.2 Giải pháp xây dựng hoạt động chiêu thị 72
3.2.3 Giải pháp chăm sóc khách hàng 77
3.2.4 Giải pháp về Hợp tác Quốc tế 75
3.2.5 Giải pháp về Nguồn Nhân lực 76
3.2.6 Giải Pháp về Vốn 80
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 80
3.3.1 Đề xuất đối với Vinaphone1 80
3.3.2 Đề xuất với Công ty Vinaphone 81
3.3.3 Kiến nghị với VNPT 82
3.3.4 Kiến nghị với Bộ Thông Tin và Truyền Thông 83
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 83
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO i
PHỤ LỤC iii



vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

* Tiếng Việt:
BCVT : Bưu chính Viễn thông
CNTB : Chủ nghĩa Tư bản

CNTT&TT : Công nghệ thông tin và truyền thông
CSKH : Chăm sóc khách hàng
CT : Chỉ thị
DN : Doanh nghiệp
GTGT : Giá trị gia tăng
KV : Khu vực
QĐ : Quyết định
VNP : Vinaphone
TS : Tiến sỹ
TW : Trung Ương
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
 Tiếng Anh:
Tiếng Anh Tiếng Việt
ADSL Asymmetric Digital Subcriber
Line
Đường dây thuê bao số không đối xứng
AFTA Asean Free Area Khu vực mậu dịch tự do Asean
BTS Base Transmissiton State Trạm thu phát gốc BTS
CDMA Code Division Multiple
Access
Đa truy nhập phân chia theo mã
EDGE Enhanced Data Rate For
Global Evoiution
Tốc độ dữ liệu nâng cao đối với phát triển
toàn cầu
EU Euro United Liên minh châu âu
GDP Gross Domestic Product Thu nhập quốc dân
GSM : Global System for Mobile
Communications
Hệ thống di động truyền thông toàn cầu

GPRS General Packet Radio Serice Dịch vụ vô tuyến gói chung
vii


HSCSD High Speed Circuit Switched
Data
Dữ liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao
ICT Information and
Communications Technology
Công nghệ thông tin và truyền thông
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
IP Internet Protocol Giao thức Internet
ITU International
Tekecommunication Union
Liên minh Viễn thông quốc tế
ISO International Standard
Organization
Quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế
PDA Personal Digital Assistant Máy hỗ trợ cá nhân kỹ thuật số
PDC Personal Digital Cellular Tế bào cá nhân
PHS Personal Handyphone System Hệ thống điện thoại caamg tay cá nhân
PSTN Public Swiched Telephone
Network
Mạng điện thoại công cộng
R&D Reseach & development Nghiên cứu và triển khai
PPS Prepaid Service Dịch vụ trả tiền sau
SMS Short Message Service Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện
TDMA Time Division Multiple
Access
Đa truy nhập phân chia theo thời gian

VMS Voice Mail Service Dịch vụ điện thoại thư điện tử
Viettel Viettel Group Tập đoàn viễn thông quân đội
VNPT Viet Nam Post and Telecom Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

VoIP Voice over Internet Protocol Dịch vụ điện thoại sử dụng công nghệ IP
WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế gới
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
3G Third Generation Mobile Network Mạng điện thoại di động thế hệ thứ ba
ASEAN Association of Southeast
Asian Nations
Các nước Đông nam Á



viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Biểu 2: Kết cấu của ma trận hình ảnh cạnh tranh 31
Bảng 1: Tình hình phát triển thuê bao của VNP và VNP1 47
Bảng 2: Tốc độ phát triển của VNP và VNP1 qua các năm 48
Bảng 3: Thị phần mạng ba mạng Vinaphone, Mobifone và Viettel trên cả nước và tại
khu vực 1 qua các năm 48
Bảng 4: Mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ
điện thoại Di động. 56
Bảng 5: Đánh giá của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Vinaphone 57
Bảng 6: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh của Dịch
vụ thông tin di động 59
Bảng 7: Đánh giá chất lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Dịch

vụ thông tin di động 60
Bảng 8: Ma trận hình ảnh cạnh tranh các mạng thông tin di động trên địa bàn 60



ix



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Các lực lượng điều khiển cuộc cạnh tranh trong ngành 15
Hình 2: Sơ đồ ma trận TOWS 30
Hình 3: Logo Vinaphone 34
Hình 4: Logo một số dịch vụ 34
Hình 5: Cơ cấu tổ chức VNP1 36
Hình 6: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter 41
Hình 7: Biểu đồ So sánh số thuê bao lũy kế giữa khu vực 1 và cả nước 48
Hình 8: Biểu đồ thị phần của ba nhà mạng trên cả nước tính đến 31/12/2012 49
Hình 9: Biểu đồ thị phần của ba nhà mạng tại khu vực 1 tính đến 31/12/2012 49
Hình 10: Sơ đồ ma trận TOWS cho Vinaphone 56



1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với xu thế hội nhập kinh tế, Việt Nam đã và đang thực hiện chính sách mở

cửa thị trường, kể cả đối với những lĩnh vực Bưu chính Viễn thông…Sự đổi mới
về chủ trương và chính sách của Nhà nước sẽ dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt và
quyết liệt trên thị trường ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là những lĩnh vực nhạy cảm như
công nghệ thông tin, viễn thông, thông tin di động…
Ngành Viễn thông Việt Nam là một ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng, có
tiềm năng đóng góp to lớn cho ngành kinh tế, có tốc độ phát triển cao, nhiều lao
động trí thức và năng lực sáng tạo và là ngành “ công nghiệp sạch’’ đồng thời là một
ngành hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế - xã hội . Trong chỉ thị 58 – CT/TW, Bộ chính trị đã
nhấn mạnh “Mạng thông tin quốc gia là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan
trọng’’. [27]
Trước đây ngành Viễn thông nước ta còn lạc hậu, tỷ trọng doanh thu trong
tổng sản phẩm quốc nội không nhiều chiếm khoảng 0,52% vào năm 1991. Trong
những năm gần đây, ngành Viễn thông đã có những tiến bộ đáng khích lệ, đóng
góp rất quan trọng vào sự tăng trưởng GDP của nước ta. Trong năm 2012, với
tổng doanh thu ngành là 284.2 nghìn tỷ đồng, ngành Viễn thông đã đóng góp
đứng thứ hai sau ngành Dầu khí cho sự phát triển kinh tế. Ngành Viễn thông còn
là công cụ đắc lực phục vụ cho sự quản l í của nhà nước, bảo đảm trật tự xã hội,
giữ vững an ninh quốc phòng, có một vai trò lớn trong ngành ngoại giao, giáo
dục, văn hóa, giải trí… Nhìn chung, ngoài những đóng góp về mặt kinh tế còn có
vai trò quan trọng đối với tất cả các ngành kinh tế - xã hội khác.
Trong những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ về thông tin và xu hướng
hội tụ giữa hai nghành công nghệ thông tin và viễn thông, thuật ngữ mới ICT
(Information and Communication Technology), ở Việt nam gọi là công nghệ
thông tin và truyền thông - Theo quan niệm của Bộ Bưu chính và Viễn thông.
Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CNTT&TT) bao gồm bốn thành phần
chính: cơ sở hạ tầng CNTT&TT, công nghệ CNTT&TT, ứng dụng CNTT&TT và
nguồn nhân lực CNTT&TT cùng với các chủ thể phát triển là chính phủ, doanh
nghiệp và người sử dụng. Trong đó, hạ tầng CNTT&TT chính là ngành Viễn
thông Việt Nam.
2



Từ năm 2012, theo số liệu của Bộ Thông tin truyền thông đã là năm “Bùng
nổ về thông tin “ và chưa bao giờ thị trường viễn thông lại sôi động như hiện nay.
Doanh thu của toàn ngành chiếm 9,7% GDP cả nước. Cạnh tranh sẽ mang lại
nhiều lợi ích cho khách hàng và nhà khai thác, nhưng cạnh tranh như thế nào để
có hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh hiệu quả của
riêng mình. Thị trường hiện nay đã có nhiều thay đổi, các doanh nghiệp phải có
cái nhìn và định hướng mới cho doanh nghiệp mình.
Hiện nay với cơ chế xóa bỏ độc quyền, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh,
hợp pháp của Nhà nước, các nhà khai thác dịch vụ thông tin di động không nằm
ngoài lộ trình đó. Công ty Dịch vụ Viễn thông VNP, chịu sự quản lí của Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), có trách nhiệm vận hành, khai thác
mạng di động Vinaphone, mạng di động lớn thứ 2 tại Việt Nam hiện nay bước vào
giai đoạn mới : giai đoạn kinh doanh trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Trước nhu cầu khách quan đó và cũng là một thành viên của Công ty Dịch vụ viễn
thông tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của mạng thông tin di động Vinaphone tại địa bàn khu vực I của Công ty dịch
vụ viễn thông’’ cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung :
Luận văn tập trung phân tích năng lực cạnh tranh của mạng thông tin di
động Vinaphone tại địa bàn khu vực I của Công ty dịch vụ viễn thông, phát hiện
ra những điểm mạnh, hạn chế cùng các nguyên nhân của nó; từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng thông tin di động Vinaphone
tại địa bàn khu vực I của Công ty.
Mục tiêu cụ thể :
Đề tài được xây dựng nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và thực tiễn cạnh tranh
trong lĩnh vực mạng điện thoại di động.

- Đánh giá lại môi trường thông tin di động hiện nay, phân tích thực trạng
kinh doanh mạng thông tin di động Vinaphone của Công ty VNP tại địa bàn khu
vực I.
3


- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ di
động Vinaphone của Công ty VNP tại địa bàn khu vực I.
Chiến lược cạnh tranh được xây dựng từ việc khái quát hóa môi trường
kinh doanh hiện tại của Vinaphone , đánh giá lại các nguồn lực từ đó có chính
sách phát triển hợp lý lâu dài trong xu thế kinh doanh mới.
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Năng lực cạnh tranh của mạng thông tin
di động Vinaphone.
Về phạm vi, nghiên cứu được thực hiện ở Khu vực I gồm 28 tỉnh, thành phố
từ Hà Tĩnh trở ra các tỉnh phía Bắc đặc biệt là Nghệ An, Thanh Hóa và Hà Nội.
Đơn vị: Trung tâm Dịch vụ Viễn thông khu vực I (VNP1)
Đề tài căn cứ vào định hướng phát triển của VNPT cho dịch vụ di động
Vinaphone để xây dựng các giải pháp khả thi thiết thực nhất đối với Trung tâm Dịch vị
Viễn thông KVI.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên quan điểm duy vật biện chứng, luận văn đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau :
Phương pháp thống kê, so sánh và mô tả;
Phương pháp tổng hợp và phân tích;
Phương pháp dự báo;
Phương pháp chuyên gia.
Để phân tích môi trường ngành và năng lực cạnh tranh của Công ty, tác giả
đã sử dụng các công cụ như mô hình phân tích ngành của Michel Porter, Ma trận
hình ảnh cạnh tranh và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá như thị phần, PSI…

5. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tham khảo một số công tình
nghiên cứu có liên quan sau:
- Luận Văn Thạc sỹ (2010) của tác giả Trần Thị Hồng Minh, Nâng cao
năng lực cạnh tranh của công ty Thông tin Di động ( VMS) trên địa bàn Hà Nội.
Nhóm tác giả trên cơ sở phân tích thực trạng kinh doanh của Công ty VMS để đề
xuất các nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các dòng sản phẩm của
Công ty.
4


- Luận văn Thạc sỹ (2011) của tác giả Vũ Thị Thắm, Nâng cao năng lực
cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập Kinh
tế Quốc tế. Thành công của Luận văn này là đã đề cập đến những mặt mạnh và
những điểm còn hạn chế trong tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh
trong nước của TCT Viễn Thông Quân đội.
- Luận án Tiến Sỹ (2011) của tác giả Vũ Anh Thư, Nâng cao năng lực cạnh
tranh của Tập đoàn VNPT Trong điều kiện hội nhập. Luận án là một công trình nghiên
cứu toàn diện bối cảnh của tập đoàn VNPT trong điều kiện thị trường Viễn thông và
Thông tin di động được mở cửa. Từ đó đề xuất những giải pháp mang tính định hướng
cho Tập đoàn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình cũng như những khuyến
nghị cho Nhà nước nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Các công trình trên đã cho thấy một thị trường khá sôi động của các công
ty tham gia vào thị trường Viễn thông ở Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào
nghiên cứu về giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinaphone trên địa bàn
khu vực 1. Luận văn không có sự trùng lắp về nội dung.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Trong nền kinh tế thị trường, năng lực cạnh tranh có tính
quyết định đến sự thành bại của mọi doanh nghiệp. Muốn tồn tại và phát triển thì
mỗi doanh nghiệp đều phải có năng lực cạnh tranh.

Có nhiều cách tiếp cận để xây dựng năng lực cạnh tranh cho một doanh
nghiệp. Đề tài nghiên cứu có một ý nghĩa khoa học là tổng hợp lý luận đã có từ
nhiều nguồn khác nhau, để xây dựng một quy trình nâng cao năng lực cạnh tranh
cho một doanh nghiệp một cách bài bản nhất, dễ hiểu và dễ sử dụng.
Ý nghĩa thực tiễn: Quy trình nâng cao năng lực cạnh tranh được áp dụng
cho Trung tâm Dịch vụ Viễn thông khu vực 1. Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt
và bình đẳng của mọi doanh nghiệp theo luật pháp, để tồn tại và phát triển thì
trước tiên phải phải có năng lực cạnh tranh hiệu quả. Do đó đề tài cũng có thể áp
dụng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp khác có đặc điểm tương tự.
7. Cấu trúc nội dung đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh.
Chương 2: Tình hình sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Trung
tâm Dịch vụ Viễn thông khu vực 1.
Chương 3: Nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng thông tin di động
Vinaphone tại địa bàn khu vực I của Công ty dịch vụ viễn thông.
5


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

1.1 NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1.1 Một số khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
1.1.1.1 Cạnh tranh
Các học thuyết kinh tế thị trường, dù trong trường phái nào đều thưa nhận .
Cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là linh
hồn của thị trường.
Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp, do cáh tiếp cận khác
nhau, nên có các quan điểm khác nhau về cạnh tranh.

- Theo K.Marx: “ cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các
nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng
hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch” [9]
- Cuốn từ điển rút gọn về kinh doanh đã định nghĩa “Cạnh tranh là sự ganh
đua, sự kình địch giữa các nhà khinh doanh trên thị trường, nhằm giành cùng một
loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình” [22]
- Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế (OECD – Oganization of Economic Cooperation and Development)
cho rằng, “Cạnh tranh là khái niệm của doanh nghiệp, quốc gia và vùng trong việc
tạo việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
- Theo cuốn kinh tế học của P. Samuelson thì: “Cạnh tranh là sự kình địch
giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng, thị trường”. [4]
- Theo các tác giả của cuốn Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách
cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh thì: “Cạnh tranh có thể được hiểu
là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp, trong việc dành một số nhân tố sản xuất
hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được mục
tiêu kinh doanh cụ thể”. [23]
1.1.1.2. Năng lực cạnh tranh
Khi nghiên cứu về cạnh tranh, các nhà nghiên cứu còn sử dụng các khái
niệm năng lực cạnh tranh, sức cạnh tranh … Tuy nhiên, các khái niệm này là một
khái niệm phức hợp, được xem xét ở các mức độ khác nhau như: năng lực cạnh
tranh của quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm và dịch
6


vụ. Một số tác phẩm như Pual Krugman phê phán khái niệm năng lực cạnh tranh
của quốc gia, theo Kurgman không có quốc gia nào phá sản vì năng lực cạnh tranh
kém, nhưng doanh nghiệp có thể bị phá sản vì không cạnh tranh được trên thị
trường. Do đó, việc nhận biết và phân loại những khái niệm năng lực cạnh tranh
khác nhau là rất cần thiết, nếu muốn hiểu một các đầy đủ khái niệm năng lực cạnh

tranh của doanh nghiệp. [21]
1.1.1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Theo Fafchamps, “ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng
doanh nghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm, với chi phí biến đổi trung bình thấp
hơn giá của nó trên thị trường, nghĩa là doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ra sản
phẩm có chất lượng tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp khác, nhưng với chi phí
thấp hơn thì có khả năng cạnh tranh cao”. [11]
- Randall lại cho rằng, “ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng dành
được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định”
Dunning lập luận rằng “ Năng lực cạnh tranh là khả năng cung ứng sản phẩm của
chính doanh nghiệp trên các thị trường khác nhau, mà không phân biệt nơi bố trí của
doanh nghiệp đó”
- Philip lasser, “ Năng lực cạnh tranh của một công ty trong lĩnh vực được xác
định bằng những thế mạnh mà công ty có, hoặc huy động được để có thế cạnh tranh
thắng lợi” [11]
- Markusen đã đưa ra một khái niệm “ một nhà sản xuất là cạnh tranh nếu như có
một mức chi phí đơn vị trung bình bằng, hoặc thấp hơn chi phí đơn vị của các nhà
cạnh tranh quốc tế” [21]
- Theo quan điểm của riêng tôi về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là: “Năng
lực cạnh tranh là khả năng doanh nghiệp đó có được mức thị phần nhất định trên thị
trường, mang lại doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng, thông qua sự vượt trội về sản
phẩm, tiếp thị, kênh phân phối so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
1.1.2 Bản chất và vai trò của cạnh tranh
1.1.2.1 Bản chất của cạnh tranh
Cạnh tranh là yếu tố luôn gắn liền với nền kinh tế thị trường, tuỳ từng cách hiểu
và cách tiếp cận, mà có nhiều quan điểm về cạnh tranh.
- Cạnh tranh là sự phấn đấu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
mình sao cho tốt hơn doanh nghiệp khác.
7



- Cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa các đối thủ cạnh tranh, nhằm giành lấy
thị trường và khách hàng về doanh nghiệp của mình.
- Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhà kinh doanh trên thị trường, nhằm dành
được những ưu thế hơn cùng một loại sản phẩm dịch vụ, hoặc cùng một loại khách
hàng về phía mình so với các đối thủ cạnh tranh.
Dưới thời kỳ CNTB phát triển vượt bậc, K.Marx đã quan niệm rằng
“ Cạnh tranh TBCN là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản
nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để
thu được lợi nhuận siêu ngạch”. [9]
Ngày nay, dưới sự hoạt động của cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô
của nhà nước, khái niệm cạnh tranh có thay đổi đi, nhưng về bản chất nó không hề
thay đổi : Cạnh tranh vẫn là sự đấu tranh gay gắt, sự ganh đua giữa các tổ chức,
các doanh nghiệp, nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và
kinh doanh, để đạt được mục tiêu của tổ chức hay doanh nghiệp đó.
- Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh là một điều kiện và là yếu
tố kích thích sản xuất kinh doanh, là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất
phát triển, tăng năng suất lao động và tạo đà cho sự phát triển của xã hội.
- Như vậy, cạnh tranh là qui luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá vận
động theo cơ chế thị trường. Sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá bán ra
càng nhiều, số lượng người cung ứng càng đông, thì cạnh tranh càng gay gắt. Kết
quả cạnh tranh sẽ có một số doanh nghiệp bị thua cuộc và bị gạt ra khỏi thị
trường, trong khi một số doanh nghiệp khác tồn tại và phát triển hơn nữa. Cạnh
tranh sẽ làm cho doanh nghiệp năng động hơn, nhạy bén hơn, trong việc nghiên
cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả và các dịch vụ sau bán hàng, nhằm
tăng vị thế của mình trên thương trường, tạo uy tín với khách hàng và mang lại
nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.1.2.2 Vai trò của cạnh tranh
- Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân:
Canh tranh là động lực phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động xã

hội. Một nền kinh tế mạnh, là nền kinh tế mà các tế bào của nó là các doanh
nghiệp phát triển, có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên, ở đây cạnh tranh phải là
cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để
8


cùng phát triển, cùng đi lên, thì mới làm cho nền kinh tế phát triển bền vững. Còn
cạnh tranh độc quyền, sẽ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế, nó tạo ra môi
trường kinh doanh không bình đẳng, dẫn đến mâu thuẫn về quyền lợi và lợi ích
kinh tế trong xã hội, làm cho nền kinh tế không ổn định. Vì vậy, Chính phủ cần
ban hành lệnh chống độc quyền trong cạnh tranh, trong kinh doanh, để tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh. Cạnh tranh hoàn hảo sẽ đào thải các doanh nghiệp
làm ăn không hiệu quả. Do đó buộc các doanh nghiệp phải lựa chọn phương án
kinh doanh có chi phí thấp nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Như vậy cạnh
tranh tạo ra sự đổi mới, mang lại sự tăng trưởng kinh tế.
- Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng:
Trên thị trường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng diễn ra gay gắt thì
người được lợi nhất là khách hàng. Khi có cạnh tranh thì người tiêu dùng không
phải chịu một sức ép nào, mà còn được hưởng những thành quả do cạnh tranh
mang lại như: chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá bán thấp hơn, chất lượng phục vụ
cao hơn Đồng thời khách hàng cũng tác động trở lại đối với cạnh tranh bằng
những yêu cầu về chất lượng hàng hoá, về giá cả, về chất lượng phục vụ Khi đòi
hỏi của người tiêu dùng càng cao, làm cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày
càng gay gắt hơn, để giành được nhiều khách hàng hơn.
- Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp:
Cạnh tranh là điều bất khả kháng đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường. Cạnh tranh có thể được coi là cuộc chạy đua khốc liệt, mà các doanh
nghiệp không thể tránh khỏi, mà phải tìm mọi cách vươn nên để chiếm ưu thế và
chiến thắng. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượng
sản phẩm, dịch vụ, thay đổi kiểu dáng mẫu mã đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới, hiện đại ,
tạo sức ép buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của
mình, để giảm giá thành, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản
phẩm mới khác biệt có sức cạnh tranh cao.
Cạnh tranh khốc liệt sẽ làm cho doanh nghiệp thể hiện được khả năng “ bản
lĩnh” của mình trong quá trình kinh doanh. Nó sẽ làm cho doanh nghiệp càng
vững mạnh và phát triển hơn, nếu nó chịu được áp lực cạnh tranh trên thị trường.
Chính sự tồn tại khách quan và sự ảnh hưởng của cạnh tranh đối với nền
kinh tế nói chung và đến từng doanh nghiệp nói riêng, nên việc nâng cao khả năng
9


cạnh tranh của doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế
thị trường.
Cạnh tranh là quy luật khách quan của kinh tế thị trường, mà kinh tế thị
trường là kinh tế TBCN. Kinh tế thị trường là sự phát triển tất yếu và Việt Nam
đang xây dựng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng
XHCN có sự quản lý vĩ mô của nhà nước, lấy thành phần kinh tế nhà nước làm
chủ đạo. Dù ở bất kỳ thành phần kinh tế nào thì các doanh nghiệp cũng phải vận
hành theo qui luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Nếu doanh nghiệp nằm
ngoài quy luật vận động đó thì tất yếu sẽ bị loại bỏ, không thể tồn tại. Chính vì
vậy chấp nhận cạnh tranh và tìm cách để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình,
chính là doanh nghiệp đang tìm con đường sống cho mình.
1.1.3 Hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
Khi đánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp cần lưu ý các khía cạnh sau:
Phải lấy yêu cầu của khách hàng là chuẩn mực.
Thực lực của doanh nghiệp là yếu tố cơ bản đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng. Khi nói năng lực cạnh tranh là bao hàm ý so sánh với các đối thủ
cạnh tranh của doanh nghiệp. Muốn giữ và lôi kéo được khách hàng, doanh
nghiệp phải có được thực lực, được thể hiện bằng các lợi thế so sánh với các đối

thủ cạnh tranh.
Ít có các doanh nghiệp nào có đầy đủ các lợi thế, mà thường thì mạnh mặt
này nhưng yếu mặt khác. Vì thế cần phân tích từng mặt yếu, mặt mạnh mà có kế
hoạch hạn chế mặt yếu, phát huy mặt mạnh.
Việc đánh giá năng lực cạnh tranh, nếu chỉ dừng lại ở định tính thì không
tránh được các yếu tố cảm tính, vì vậy phải cố gắng lượng hóa. Tuy nhiên khó có
được một chỉ tiêu tổng hợp đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Do
vậy, cần sử dụng những chỉ tiêu cơ bản sau:
1.1.3.1 Thị phần của doanh nghiệp
Đó là thị trường mà doanh nghiệp có được, cụ thể hơn là số lượng khách
hàng mà doanh nghiệp đó có. Thị phần càng lớn, thể hiện năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp càng mạnh. Để tồn tại và có năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp phải
chiếm giữ được một thị phần dù nhiều hay ít. Chính điều này phản ánh được quy
mô tiêu thị thương mại. Qua đó cũng có thể đánh giá được năng lực cạnh tranh
10


của mỗi doanh nghiệp, ưu thế cũng như các điểm mạnh , điểm yếu tương đối của
doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
1.1.3.2 Chất lượng sản phẩm
Thông thường, nhắc đến chất lượng sản phẩm thì người ta thường nghĩ đến
thuộc tính bên trong của sản phẩm, đó là sự bền bỉ của sản phẩm theo thời gian.
Nhưng ngày nay, theo quan điểm của Quản Trị chất Lượng, thì chất lượng sản
phẩm còn có ý nghĩa rộng hơn rất nhiều - là phù hợp với nhu cầu. Khách hàng khi
mua sản phẩm trước tiên họ nghĩ ngay rằng, sản phẩm đó đáp ứng được nhu cầu
nào của họ. Chất lượng là yếu tố quan trọng bậc nhất mà các doanh nghiệp cần
phải hướng tới, vì nó đem lại khả năng “chiến thắng vững chắc” (vì thay đổi giá
thì dễ, nhưng thay đổi chất lượng thì phải có thời gian). Chất lượng sản phẩm là
con đường mà doanh nghiệp phải hướng tới, để thu hút khách hàng và tạo dựng uy
tín lâu dài.

1.1.3.3 Giá cả sản phẩm
Giá bán của một sản phẩm, mà số tiền mà người bán có thể nhận được của
người mua, để đổi lại cho người mua quyền sử dụng và sở hữu sản phẩm. Khách
hàng đôi khi chú trọng đến các chi phí khác hơn là chỉ chú trọng tới mức giá mà
họ bỏ ra khi mua sản phẩm.
Tầm quan trọng của giá:
Đối với nền kinh tế, giá là yếu tố điều phối cơ bản nền kinh tế, ảnh hưởng
đến việc bố trí các tài lực trong nền kinh tế. (Sản xuất, tài nguyên)
Đối với Công ty, giá ảnh hưởng đến nhu cầu, ảnh hưởng tới vị thế cạnh tranh
trên thị trường, ảnh hưởng tới thu nhập của công ty. Vì giá cả thường đi đôi với
chất lượng nên trước khi định giá, doanh nghiệp phải trả lời được câu hỏi: Với giá
đó thì người mua được gì ?
1.1.3.4 Kênh phân phối
Phân phối là cách thức đem sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng qua
một hệ thống gọi là kênh phân phối. Nó là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thương mại. Vì trong
kinh doanh hiện đại, sản phẩm và giá cả là hai yếu tố quyết định những giá trị cơ
bản dành cho khách hàng ở khâu sản xuất, còn phân phối lại đem lai cho khách
hàng những giá trị gia tăng, những lợi ích hữu hình và vô hình cho khách hàng
11


(thời gian, sức lực, tiền bạc,…). Mặc dù giá trị này không chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng số giá trị dành cho khách hàng, nhưng lại quyết định sự hài lòng của
khách hàng.
1.1.3.5 Vị thế tài chính
Vị thế tài chính của một doanh nghiệp, có tầm quan trọng cao trong việc
nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Khả năng nguồn tài chính mạnh cần
được xem xét qua các chỉ số: Tỉ suất lợi nhuận, vòng quay vốn, dữ trữ và hiệu
suất lợi tức cổ phần, các hệ số thanh khoản, các hệ số hoạt động …

1.1.3.6 Quản lý và Lãnh đạo
Theo JP.Kotter, quản trị là đương đầu với tính phức tạp, một quyết định
quản trị tốt phải đạt được khả năng định hướng đúng vào các vấn đề chất lượng và
tính sinh lời của sản phẩm. Nhằm giả quyết tính phức hợp, các nhà quản trị tiến
hành việc hoạch định chiến lược, lập ngân sách, tổ chức nhân sự và kiểm tra, theo
dõi đôn đốc. Việc đánh giá năng lực quản trị cần xem xét việc quản trị này có
năng lực và hiệu quả ra sao, so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Mặt khác, lãnh
đạo cũng giống như việc đương đầu với sự thay đổi – sự đạt tới của một tầm nhìn.
PJ. Kotter biện luần rằng, điều này đòi hỏi nhà quản trị phải có khả năng thúc đẩy
và truyền cảm – giữ mọi người hành động theo định hướng đúng bất chấp những
trở ngại và thay đổi. bằng việc khơi dậy những nhu cầu giá trị và cảm hứng có
tính căn bản, nhưng thường chưa được khai thác. Việc đánh giá năng lực lãnh đạo
cần được cân nhắc trên cơ sở những thay đổi trong nghiên cứu môi trường bên
ngoài, kỳ vọng đối với doanh nghiệp trong tương lai. Những thách thức đối với
doanh nghiệp càng lớn thì tầm quan trọng của sự lãnh đạo hiện càng lớn. [21]
1.1.3.7 Truyền Thông và Xúc Tiến
Chiêu thị trường gọi là truyền thông Marketing, là tất cả các phương tiện
mà các nhà Marketing sử dụng để truyền thông liên lạc với thị trường mục tiêu.
Mục đích nhằm truyền thông, thuyết phục, nhắc nhở khách hàng về công ty. Làm
các nào gây ảnh hưởng đến cảm nghĩ, niềm tin và hành vi khách hàng. Hoạt động
Marketing không thể thiếu đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
hiện nay, nó là vũ khí của doanh nghiệp, quyết định sự thành công của doanh
nghiệp. Tùy theo từng doanh nghiệp, cũng như mục tiêu của kế hoạch tiêu thụ sản
phẩm khác nhau mà các doanh nghiệp chi phí cao hay thấp. Khi xem xét chi phí
12


hoạt động cho Marketing so với tổng doanh thu ta thấy, nếu tỷ lệ này cao mà
doanh nghiệp vẫn duy trì và mở rộng được thị phần so với mục tiêu đề ra thì có
nghĩa là đầu tư cho hoạt động Marketing là có hiệu quả. Còn nếu đầu tư cho

Marketing cao mà doanh nghiệp không đạt được mục tiêu doanh thu đề ra thì hãy
xem xét lại chiến lược đầu tư vào Marketing đã đúng hay chưa, hay có thể đầu tư
vào chiều sâu để tăng lợi ích lâu dài, như đầu tư vào nghiên cứu phát triển…
1.1.3.8 Trình Độ Lao Động
Việc phân tích yếu tố này bao hàm các yếu tố về năng suất, kỹ năng lao
động, đào tạo và các kế hoạch tuyển dụng, điều kiện làm việc và tinh thần của
nhân viên… Điểm hạn chế sức cạnh tranh của các doanh nghiệp là sự yếu kém về
kỹ năng lao động, bộ máy cồng kềnh và thiếu năng động. Con người là yếu tố
quyết định đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt trong việc cung ứng các
dịch vụ cho khách hàng hiệu quả. Những tác nhân như sự thân mật , sự đáp ứng
kịp thời , sự nhanh chóng trong thủ tục xử lý đơn hàng , sự thanh toán thành thạo,
kỹ năng biểu cảm, sự nhiệt tình và bình tĩnh của bộ máy nhân sự là chìa khóa cho
sự thành công của doanh nghiệp trong cạnh tranh.
1.1.4 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến Năng lực cạnh tranh
Như đã đề cập ở trên, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng
vượt qua các đối thủ cạnh tranh để duy trì và phát triển bản thân doanh nghiệp.
Thông thường, người ta đánh giá khả năng này thông qua các yếu tố nội tại doanh
nghiệp như: quy mô, khả năng tham gia cạnh tranh và rút khỏi thị trường , sản
phẩm, năng lực quản lý, năng suất lao động , trình độ công nghệ và lao động tuy
nhiên, những khả năng này lại bị tác động đồng thời bởi nhiều yếu tố bên ngoài ở
trong nước và quốc tế. Vì vậy, khi phân tích tới các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng
tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, phải đề cập tới các nội dung sau:
1.1.4.1 Các Nhân tố quốc tế
- Các nhân tố thuộc về chính trị: Người ta cho rằng, tổ chức chính trị quan
trọng nhất là nhà nước chủ quyền, do nó có khả năng phát hành tiền tệ, đánh thuế
và định ra các luật lệ trong một quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số
khía cạnh chính trị quan trọng vượt ra khỏi biên giới quốc gia, tác động không
nhỏ đến môi trường kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, như:
+ Mối quan hệ giữa các chính phủ. Khi mối quan hệ trở nên thù địch, thì sự
mâu thuẫn giữa hai chính phủ có thể hoàn toàn bị phá hủy các mối quan hệ kinh

13


doanh giữa hai nước. Nếu mối quan hệ chính trị song phương được cải thiện sẽ
thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
trong kinh doanh.
+ Các tổ chức quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và vận
dụng các chính sách biểu lộ nguyện vọng chính trị của các quốc gia thành viên.
Như chính sách của quỹ tiền tệ quốc tế IMF và ngân hàng thế giới chịu tác động
bởi quan điểm của các nước công nghiệp phát triển, những nước có vai trò tài trợ
chính cho các tổ chức này.
Đối thủ cạnh tranh quốc tế: Ngày nay sự bành trướng của các tập đoàn đa
quốc gia đang là mối đe dọa với các công ty trong nước của các nước đang phát
triển. Các tập đoàn này có lợi thế về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý. Ngược
lại những doanh nghiệp nhỏ trong nước thường kém về những mặt trên nên
thường thua thiệt và dẫn đến phá sản.
Xu hướng toàn cầu hóa: Xu hướng hội nhập kinh tế vùng, khu vực có ảnh
hưởng quan trọng đối với các công ty đang hoạt động trong thị trường khu vực.
Hội nhập kinh tế diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau, nhưng đặc biệt tập trung
vào vấn đề hợp tác kinh tế, được thiết lập để mang lại sự phụ thuộc kinh tế lẫn
nhau nhiều hơn giữa các quốc gia, như Khu vực thương mại ASIAN (AFTA), liên
minh châu âu (EU), Tổ chức thương mại thế giới WTO.
1.1.4.2 Các Nhân tố trong nước
- Các nhân tố kinh tế: Đây là nhóm nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến
thách thức cho các doanh nghiệp, nhưng đồng thời lại là nguồn khai thác, cơ hội
hấp dẫn đối với mỗi doanh nghiệp. Các nhân tố này tác động đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp theo các hướng:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế: nếu như tốc độ tăng trưởng kinh tế cao làm
cho thu nhập của dân cư tăng, dẫn đến sức mua hàng hóa của họ tăng hay nhu cầu
về hàng hóa tăng. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp thương mại. Trái lại, khi

nền kinh tế suy thoái, chỉ tiêu của đại bộ phận dân cư giảm, nhu cầu về hàng hóa
dịch vụ giảm, do đó sẽ làm gia tăng áp lực cạnh tranh và tạo ra nhiều nguy cơ đối
với các doanh nghiệp. trong thực tế, suy thoái kinh tế thường gây ra các cuộc
chiến tranh về giá cả trong các ngành hoạt động trong giai đoạn bảo hòa.
+ Lãi suất: Lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp thiếu vốn phải
14


đi vay vốn ngân hàng. Khi lãi suất của ngân hàng lên xuống đều ảnh hưởng đến
chi phí của hộ, năng lực cạnh tranh của họ sẽ bị ảnh hưởng.
+ Tỷ giá hối đoái: Nhất là trong nền kinh tế mở, tỷ giá có ảnh hưởng rất
nhiều đến các doanh nghiệp. Nếu đồng nội tệ lên giá các doanh nghiệp trong nước
sẽ giảm năng lực cạnh tranh ở thị trường nước ngoài và ngược lại. Khi đồng nội tệ
lên giá sẽ khuyến khích nhập khẩu, hàng hóa trong nước sẽ bị cạnh tranh nhiều
hơn, các doanh nghiệp trong nước sẽ khó khăn hơn vì phải cạnh trnh với hàng hóa
nhập khẩu.
+ Lạm phát: Lạm phát làm giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và gây ra nhiều
biến động về tỷ giá hối đoái. Nếu lạm phát cao, doanh nghiệp không thể dự đoán
trước tương lai điều gì sẽ xẩy ra, nên thường hạn chế đầu tư vào giai đoạn này vì
giá trị sinh lời trong tương lai có thể không bù đắp đắp được đầu tư hiện tại.
+ Các nhân tố về chính trị, pháp luật: một thể chế chính trị rõ ràng và ổn
định sẽ đem lại thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp. Ví dụ như chính sách
về thuế, chính sách về xuất nhập khẩu, các điều luật thương mại , an ninh tật tự trong
nước có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
+ Trình độ khoa học công nghệ: Trình độ khoa học công nghệ có ý nghĩa
quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên năng lực cạnh tranh của các sản
phẩn trên thị trường là giá bán và chất lượng. Khoa học công nghệ tác động đến
chi phí của doanh nghiệp do đó nó tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên trên thế giới hiện nay cạnh tranh về giá đang giảm mà chuyển sang

cạng tranh về công nghệ, các dịch vụ và sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao. Kỹ
thuật và công nghệ phát triển sẽ giúp quốc gia tạo ra kỹ thuật và công nghệ tiếp
theo, nhằm trang bị và tái trang bị mức công nghệ của doanh nghiệp hay toàn bộ
nền kinh tế. Công nghệ là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Nhân khẩu: Đây là nhân tố tạo lập quy mô thị trường, được đề cập trên
những khía cạnh : Quy mô và tốc độ tăng trưởng dân số, trình độ học vấn của các
tầng lớp dân cư.
+ Các nhân tố về văn hóa xã hội: nay là nhóm quan trọng tạo lập nên nhân
cách và lối sống của người tiêu dùng, đồng thời cũng là cơ sở cho các nhà quản lý
lựa chọn và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.

×