Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

phát triển thị trường bán lẻ dầu diesel phục vụ khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG






PHAN THỊ THU CÚC




PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ DẦU DIESEL
PHỤC VỤ KHAI THÁC THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ NHA TRANG





LUẬN VĂN THẠC SĨ







Khánh Hoà – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





PHAN THỊ THU CÚC







PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ DẦU DIESEL
PHỤC VỤ KHAI THÁC THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ NHA TRANG




Ngành đào tạo: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60620115




LUẬN VĂN THẠC SĨ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
- TS. Phạm Xuân Thủy
- ThS. Võ Hải Thủy




Khánh Hoà - 2014

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn


Phan Thị Thu Cúc














ii
LỜI CẢM ƠN
o0o

Trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ, với sự hướng dẫn chỉ bảo tận
tình của các Giảng viên trường Đại học Nha Trang cùng sự nỗ lực phấn đấu của bản
thân, đến nay luận văn thạc sĩ của em đã được hoàn thành.
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban chủ nhiệm Khoa
Sau đại học, Khoa Kinh tế đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong học tập và trong quá trình
thực hiện luận văn thạc sĩ.
Em xin chân thành cảm ơn Giáo viên hướng dẫn Thầy Phạm Xuân Thuỷ và Cô
Võ Hải Thuỷ, các thầy cô trong Khoa Kinh tế đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em hoàn
thành luận văn thạc sĩ của mình.
Xin chân thành cảm ơn!

Khánh Hòa, ngày 30 tháng 11 năm 2013



Phan Thị Thu Cúc













iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ix
Danh mục các bảng biểu x
Danh mục các hình ảnh xi
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ xii
Danh mục các phụ lục xii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ 7
1.1. Các vấn đề cơ bản về hoạt động bán lẻ 7
1.1.1. Khái niệm bán lẻ 7
1.1.2. Phân loại bán lẻ 8
1.1.2.1. Phân theo loại hình bán lẻ 8
1.1.2.2. Phân theo nơi bán hàng 9
1.1.2.3. Phân theo phương thức tổ chức doanh nghiệp bán lẻ 12
1.1.3. Vai trò và chức năng của hoạt động bán lẻ 13
1.1.3.1. Vai trò của hoạt động bán lẻ 13
1.1.3.2. Chức năng của hoạt động bán lẻ 14
1.2. Những vấn đề cơ bản liên quan đến phát triển thị trường bán lẻ 16
1.2.1. Khái niệm thị trường bán lẻ 16
1.2.2. Khái niệm phát triển thị trường bán lẻ 17
1.2.3. Các yếu tố cơ bản của thị trường bán lẻ 17

1.2.3.1. Người bán lẻ 17
1.2.3.2. Khách hàng 17
1.2.3.3. Hàng hóa và dịch vụ 18
1.2.4. Hệ thống kênh phân phối trên thị trường bán lẻ 18
1.2.4.1. Tổ chức các kênh phân phối trên thị trường bán lẻ 18
1.2.4.2. Điều kiện để lựa chọn kênh phân phối 21
1.2.5. Nội dung cơ bản của phát triển thị trường bán lẻ 23
1.2.5.1. Phát triển thị trường bán lẻ theo chiều rộng 23
1.2.5.2. Phát triển thị trường bán lẻ theo chiều sâu 23

iv

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường bán lẻ 25
1.2.6.1. Các chính sách của Nhà nước 25
1.2.6.2. Các yếu tố kinh tế 25
1.2.6.3. Dân cư 26
1.2.6.4. Cơ sở hạ tầng 26
1.2.6.5. Yếu tố khoa học kỹ thuật 27
1.2.7. Các xu hướng phát triển thị trường bán lẻ 27
1.2.7.1. Thương mại truyền thống vẫn tồn tại và phát triển tốt 27
1.2.7.2. Các dạng thức và phối hợp bán lẻ mới 27
1.2.7.3. Sự gia tăng cạnh tranh giữa các loại cửa hàng bán lẻ 28
1.2.7.4. Cạnh tranh giữa hình thức bán lẻ qua cửa hàng và bán lẻ không qua cửa
hàng 28
1.2.7.5. Sự phát triển của những tập đoàn bán lẻ lớn 28
1.2.7.6. Đầu tư ngày càng nhiều vào công nghệ 28
1.3. Những vấn đề cơ bản liên quan đến phát triển thị trường xăng dầu 29
1.3.1. Tổng quan về mặt hàng xăng dầu 29
1.3.1.1. Khái niệm xăng dầu 29
1.3.1.2. Đặc điểm lý hoá và công dụng của dầu Diesel 29

1.3.1.3. Phân loại dầu Diesel 30
1.3.1.4. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của dầu Diesel 30
1.3.2. Sự hình thành và phát triển của thị trường xăng dầu Việt Nam 31
1.3.2.1. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2000 32
1.3.2.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến tháng 9/2008 33
1.3.2.3. Giai đoạn từ tháng 9/2008 đến tháng 12/2009 34
1.3.2.4. Giai đoạn từ cuối năm 2009 - 2013 36
1.4. Một số bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới về phát triển thị trường
bán lẻ 39
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 43
Chương 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ DẦU DIESEL CHO KHAI
THÁC THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG 44
2.1. Tổng quan về ngành kinh doanh xăng dầu tỉnh Khánh Hòa 44
2.1.1. Các doanh nghiệp đầu mối phân phối xăng dầu tại Khánh Hòa 44

v
2.1.2. Hệ thống kho dự trữ, phương tiện vận tải xăng dầu tại Khánh Hòa 44
2.1.3. Mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Khánh Hòa 45
2.2. Tổng quan về ngành khai thác thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà 46
2.2.1. Sản lượng khai thác thủy sản tại tỉnh Khánh Hòa 46
2.2.2. Năng lực khai thác thủy sản tại tỉnh Khánh Hòa 47
2.2.2.1. Số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản tại Khánh Hòa 47
2.2.2.2. Số lượng lao động và trình độ khai thác thủy sản 48
2.2.2.3. Tổ chức các tổ đội khai thác thủy sản 48
2.2.2.4. Cơ sở hậu cần phục vụ cho khai thác thủy sản tại Khánh Hòa 49
2.3. Thực trạng phát triển thị trường bán lẻ dầu Diesel phục vụ khai thác thuỷ
sản trên địa bàn thành phố Nha Trang 51
2.3.1. Phân tích nhu cầu Diesel phục vụ khai thác thuỷ sản trên địa bàn thành phố
Nha Trang 51
2.3.1.1. Khối lượng bán lẻ dầu Diesel cho khai thác thủy sản tại các cửa hàng Nha

Trang trong những năm qua 51
2.3.1.2. Nhu cầu sử dụng dầu Diesel cho khai thác thủy sản xa bờ trong những
năm qua 52
2.3.2. Phân tích nguồn cung ứng dầu Diesel phục vụ khai thác thuỷ sản trên địa bàn
thành phố Nha Trang 53
2.3.2.1. Các doanh nghiệp đầu mối phân phối dầu Diesel tại Nha Trang 53
2.3.2.2. Các kênh phân phối bán lẻ dầu Diesel cho khai thác thủy sản tại Nha
Trang 53
2.3.2.3. Sự phân bố mạng lưới cửa hàng bán lẻ dầu Diesel phục vụ khai thác thuỷ
sản tại Nha Trang 54
2.3.2.4. Quy mô các cửa hàng bán lẻ dầu Diesel 56
2.3.2.5. Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bán lẻ dầu Diesel cho khai
thác thuỷ sản 57
2.3.3. Phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường bán lẻ dầu Diesel phục vụ khai
thác thuỷ sản tại Nha Trang 61
2.3.4. Phân tích nhu cầu tiêu thụ dầu Diesel và sự hài lòng của khách hàng đối với
hoạt động bán lẻ dầu Diesel cho khai thác thủy sản tại thành phố Nha Trang 63
2.3.4.1. Giới thiệu chung về cuộc điều tra của tác giả 63

vi

2.3.4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu 64
2.3.4.3. Kết quả xử lý mẫu nghiên cứu 65
2.3.5. Phân tích tác động của biến động giá bán lẻ dầu Diesel đối với hoạt động khai
thác thuỷ sản 76
2.3.5.1. Biến động giá xăng dầu tại Việt Nam 76
2.3.5.2. Đánh giá tác động của giá xăng dầu đối với ngành khai thác thủy sản 77
2.3.6. Phân tích vai trò can thiệp và điều tiết của nhà nước trên thị trường bán lẻ dầu
Diesel 79
2.3.6.1. Sự can thiệp và điều tiết thị trường bán lẻ của nhà nước qua chính sách giá

bán lẻ xăng dầu 79
2.3.6.2. Chính sách thu phí bảo trì đường bộ qua giá bán lẻ xăng dầu và tác động
của nó đối với các tàu, ghe khai thác thủy sản sử dụng dầu Diesel 83
2.3.6.3. Chính sách khuyến khích ưu đãi của nhà nước đối với doanh nghiệp sản
xuất, đầu mối nhập khẩu xăng dầu 84
2.3.6.4. Công tác quản lý nhà nước đối với thị trường bán lẻ dầu Diesel trên địa
bàn thành phố Nha Trang 84
2.3.7. Đánh giá chung tình hình phát triển thị trường bán lẻ dầu Diesel cho khai thác
thủy sản trên địa bàn thành phố Nha Trang 89
2.3.7.1. Về nhu cầu sử dụng dầu Diesel 89
2.3.7.2. Về tình hình cạnh tranh trên thị trường bán lẻ dầu Diesel 89
2.3.7.3. Về sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động bán lẻ dầu Diesel 90
2.3.7.4. Về vai trò can thiệp và điều tiết của nhà nước đối với thị trường bán lẻ dầu
Diesel 91
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 94
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
BÁN LẺ DẦU DIESEL PHỤC VỤ KHAI THÁC THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ NHA TRANG 96
3.1. Định hướng phát triển thị trường xăng dầu đến năm 2020 của Việt Nam 96
3.1.1. Định hướng phát triển hệ thống sản xuất xăng dầu 96
3.1.2. Định hướng phát triển hệ thống phân phối xăng dầu 96
3.2. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển thị trường bán lẻ xăng dầu
của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 97

vii

3.2.1. Quan điểm phát triển thị trường bán lẻ xăng dầu tỉnh Khánh Hòa 97
3.2.2. Mục tiêu phát triển thị trường bán lẻ xăng dầu tỉnh Khánh Hòa 97
3.2.3. Định hướng phát triển phát triển thị trường bán lẻ xăng dầu tỉnh Khánh Hòa
dến năm 2020 97

3.2.3.1. Tiêu chí chọn địa điểm xây dựng cửa hàng 98
3.2.3.2. Định hướng quy hoạch số lượng cửa hàng xăng dầu trên toàn tỉnh 99
3.3. Triển vọng phát triển thị trường bán lẻ dầu Diesel cho khai thác thủy sản
trên địa bàn thành phố Nha Trang giai đoạn 2015-2020 99
3.3.1. Dự báo một số chỉ tiêu phát triển thị trường bán lẻ dầu Diesel 99
3.3.1.1. Dự báo số lượng tàu khai thác thủy sản giai đoạn 2015-2020 99
3.3.1.2. Dự báo khối lượng nhu cầu tiêu thụ dầu Diesel giai đoạn 2015-2020 100
3.3.2. Một số xu hướng phát triển trên thị trường bán lẻ dầu Diesel 101
3.3.2.1. Xu hướng phát triển nhu cầu mua dầu Diesel của ngư dân 101
3.3.2.2. Xu hướng phát triển cung ứng dầu Diesel cho khai thác thủy sản 102
3.3.3. Phân tích, đánh giá triển vọng phát triển thị trường bán lẻ dầu Diesel cho khai
thác thủy sản trên địa bàn thành phố Nha Trang giai đoạn 2015-2020 103
3.3.3.1. Những điểm mạnh 103
3.3.3.2. Những điểm yếu 103
3.3.3.3. Cơ hội phát triển 104
3.3.3.4. Những thách thức 105
3.4. Các giải pháp phát triển thị trường bán lẻ dầu Diesel cho khai thác thuỷ sản
trên địa bàn thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hoà 105
3.4.1. Các giải pháp nhằm phát triển cầu tiêu dùng của thị trường bán lẻ dầu Diesel
105
3.4.1.1. Giảm chi phí sản xuất nâng cao thu nhập của ngư dân 106
3.4.1.2. Tăng cường an ninh trên biển và hợp tác nghề cá trong khu vực 106
3.4.1.3. Tăng số lượng tàu khai thác nhằm tạo việc làm và nâng cao thu nhập của
ngư dân 107
3.4.2. Các giải pháp nhằm phát triển nguồn cung trên thị trường bán lẻ dầu Diesel
cho khai thác thủy sản 107
3.4.2.1. Phát triển các doanh nghiệp phân phối xăng dầu 107
3.4.2.2. Phát triển các doanh nghiệp, cơ sở bán lẻ dầu Diesel 109

viii


3.4.3. Các giải pháp về đầu tư, xây dựng phát triển mạng lưới bán lẻ 110
3.4.3.1. Về vốn và đất đầu tư 110
3.4.3.2. Về bố trí địa điểm, diện tích, khoảng cách xây dựng mới cửa hàng, tàu dầu
111
3.4.3.3. Cải tạo, nâng cấp, di dời các cửa hàng bán dầu Diesel ven cảng cá, bến tàu
trong đô thị 111
3.4.4. Giải pháp kết nối các kênh phân phối dầu Diesel với các ngành dịch vụ khác
có liên quan 111
3.4.4.1. Kết nối các kênh phân phối dầu Diesel với các dịch vụ tài chính, bảo hiểm
111
3.4.4.2. Kết nối các kênh phân phối dầu Diesel với dịch vụ vận tải 112
3.4.4.3. Kết nối các kênh phân phối dầu Diesel với dịch vụ thông tin liên lạc 112
3.5. Một số kiến nghị nhằm phát triển hệ thống phân phối bán lẻ dầu Diesel cho
khai thác thủy sản tại Nha Trang 112
3.5.1. Kiến nghị đối với Bộ Công thương và các bộ ngành có liên quan 112
3.5.1.1. Đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính của ngành Công thương trong lĩnh
vực kinh doanh xăng dầu 112
3.5.1.2. Điều chỉnh vai trò can thiệp và điều tiết của Nhà nước đối với thị trường
bán lẻ dầu Diesel 113
3.5.2. Kiến nghị đối với tỉnh Khánh Hòa 113
3.5.2.1. Tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo ngành, địa phương trong công tác
quản lý kinh doanh dầu Diesel 113
3.5.2.2. Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả của công tác bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng 114
3.5.2.3. Bồi dưỡng đào tạo cho cán bộ quản lý, nhân viên bán hàng 115
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 116
KẾT LUẬN 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC xiii






ix

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CPI Chỉ số giá
CPC Phân loại sản phẩm trung tâm (Central Products Classification)
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
DO Diesel
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
HTX Hợp tác xã
NAICS Hệ thống phân ngành Bắc Mỹ (North American Industry Classification
System)
PCCC Phòng cháy chữa cháy
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban nhân dân
USA Mỹ (United State of America)
WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)















x
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Đặc tính lý hoá của dầu Diesel 30
Bảng 1.2: Các thông số kỹ thuật của dầu Diesel 31
Bảng 1.3: Danh sách các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu và Nhà máy lọc
dầu tại Việt Nam (tính đến tháng 9/2013). .38
Bảng 2.1: Sự phân bố các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 45
Bảng 2.2: Sản lượng khai thác thuỷ sản tại Khánh Hoà từ năm 2010-2012 46
Bảng 2.3: Số lượng tàu phân theo nhóm nghề và công suất toàn tỉnh Khánh Hòa (tính
đến tháng 8/2013) 47
Bảng 2.4: Số lượng tàu khai thác thuỷ sản xa bờ tại Khánh Hoà từ năm 2009-2012 48
Bảng 2.5: Tình hình bán lẻ dầu Diesel cho khai thác thuỷ sản tại Nha Trang từ năm
2010-2012 52
Bảng 2.6: Nhu cầu sử dụng dầu Diesel cho khai thác thủy sản tại Nha Trang 52
Bảng 2.7: Số cửa hàng bán lẻ dầu Diesel phục vụ khai thác thủy sản tại Nha Trang 55
Bảng 2.8: Quy mô cửa hàng bán lẻ dầu Diesel phục vụ khai thác thủy sản tại Nha
Trang 57
Bảng 2.9: Tỷ trọng các thành phần kinh tế tham gia bán lẻ xăng dầu trên địa bàn thành
phố Nha Trang 61
Bảng 2.10: Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu 64
Bảng 2.11: Tỉ lệ khách hàng mua dầu tại các địa điểm khảo sát 66
Bảng 2.12: Số lần khách hàng mua dầu trong tháng 67

Bảng 2.13: Mức độ hài lòng về vị trí cửa hàng bán dầu 68
Bảng 2.14: Vấn đề đo lường, chất lượng và giá cả tại cửa hàng ven bờ 69
Bảng 2.15: Chất lượng các dịch vụ khác tại cửa hàng ven bờ 70
Bảng 2.16: Đánh giá chung sự hài lòng của khách hàng đối với các cửa hàng ven bờ
70
Bảng 2.17: Mức độ hài lòng về vị trí tàu bán dầu 71
Bảng 2.18: Vấn đề đo lường, chất lượng và giá cả tại tàu dầu 71
Bảng 2.19: Chất lượng các dịch vụ khác tại tàu dầu 72
Bảng 2.20: Đánh giá chung sự hài lòng của khách hàng đối với tàu dầu 73
Bảng 2.21: Thang đo các nhận định 73
Bảng 2.22: Tổng hợp đánh giá sự hài lòng của khách hàng 74

xi

Bảng 2.23: Dự báo số tàu khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố Nha Trang tỉnh
Khánh Hòa giai đoạn 2015 – 2020 100
Bảng 2.24: Dự báo nhu cầu sử dụng dầu Diesel cho khai thác thủy sản trên địa bàn
thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015 – 2020 101

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Các cửa hàng xăng dầu 10
Hình 1.2: Các cửa hàng hạ giá 10
Hình 1.3: Các siêu thị kinh doanh tổng hợp 11
Hình 1.4: Các trung tâm thương mại 11
Hình 1.5: Nhà máy lọc dầu Dung Quất 39
Hình 2.1: Kiểm định đo lường các trụ bơm xăng dầu 87


















xii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Các kênh phân phối hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối
cùng 19
Sơ đồ 2.1: Kênh phân phối dầu Diesel cho khai thác thuỷ sản 54

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên thế giới năm 2008 – 2009 35
Biểu đồ 1.2: Diễn biến giá sản phẩm – dầu thô tại Việt Nam năm 2009 36
Biểu đồ 2.1: Thành phần kinh tế tham gia bán lẻ dầu Diesel cho khai thác thủy sản tại
thành phố Nha Trang 62
Biểu đồ 2.2: Thu nhập hàng tháng của mẫu nghiên cứu 65
Biểu đồ 2.3: Địa điểm khách hàng thường xuyên mua dầu Diesel 67

Biểu đồ 2.4: Số lần khách hàng mua dầu Diesel trong một tháng 68
Biểu đồ 2.5: Sự hài lòng của khách hàng khi mua dầu tại cửa hàng 75
Biểu đồ 2.6: Sự hài lòng của khách hàng khi mua dầu tại tàu dầu 76
Biểu đồ 2.7: Diễn biến giá dầu Diesel tại Việt Nam từ năm 2007 – 8/2013 77

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Quy hệ thống bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015,
định hướng đến 2020 xiii

Phụ lục 02: Bảng câu hỏi phỏng vấn người tiêu dùng về thị trường bán lẻ dầu Diesel
phục vụ khai thác thủy sản tại thành phố Nha Trang xix



1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Xăng dầu là mặt hàng vật tư thiết yếu, có vị trí quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng đối với mọi quốc gia. Xăng dầu không
chỉ là mặt hàng an ninh năng lượng quốc gia, mà còn là nguồn nhiên liệu quan trọng tác
động rất lớn đối với tất cả những ngành sản xuất kinh doanh và đáp ứng cho nhu cầu
sinh hoạt của cuộc sống hàng ngày của con người.
Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế
thị trường có sự quản lý của nhà nước, Việt Nam bắt đầu đặt viên gạch đầu tiên xây
dựng nền móng của thị trường xăng dầu kể từ năm 1989 [1]; tính đến nay trong cả
nước đã có đến 17 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu với hệ thống phân phối
rộng khắp với gần 10.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Trong năm 2012, tổng khối lượng
xăng dầu bán lẻ trong cả nước đạt 15,522 triệu m

3
với tổng mức bán lẻ lên đến
351.495,69 tỷ đồng; trong số đó tổng mức bán lẻ dầu Diesel chiếm 8,596 triệu m
3
,
chiếm trên 55% [2]. Như vậy, trong số các chủng loại xăng dầu được tiêu thụ trên cả
nước, mặt hàng dầu Diesel được tiêu thụ nhiều nhất, điều đó cho thấy dầu Diesel đóng
vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới, để có thể tồn tại và phát triển trong
một thế giới năng động, vận hành theo cơ chế thị trường, đặc biệt khi Việt Nam gia
nhập WTO thì cũng đồng nghĩa với việc thị trường bán lẻ xăng dầu Việt Nam bước
vào sân chơi lớn với nhiều cơ hội và thách thức; cạnh tranh gay gắt là thách thức lớn
nhất đối với các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu. Đồng thời trong thời gian tới không xa,
khi Nhà nước mở cửa cho các công ty nước ngoài (FDI) với tiềm lực tài chính mạnh
mẽ đầu tư kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam, thì sự cạnh tranh trên thị trường bán lẻ
xăng dầu sẽ trở nên ngày càng khốc liệt; và sự thua sút của các doanh nghiệp Việt
Nam ngay chính trên sân nhà của mình là một điều có thể thấy trước.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, tỉnh Khánh Hoà nói chung và thành phố Nha
Trang nói riêng có rất nhiều thế mạnh để phát triển ngành khai thác thuỷ sản. Dầu
Diesel là mặt hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành khai thác thủy sản, là
nguồn nhiên liệu chủ yếu cho các tàu hoạt động đánh bắt thuỷ sản. Chi phí cho dầu
Diesel có thể chiếm từ 50% đến 70% trong tổng chi phí của một chuyến biển đánh bắt
xa bờ. Trong những năm qua, sự gia tăng mạnh mẽ của số lượng tàu cá, đặc biệt là các

2
tàu khai thác thuỷ sản xa bờ công suất lớn đã làm cho nhu cầu tiêu thụ dầu Diesel cho
khai thác thuỷ sản tại tỉnh Khánh Hoà nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng
tăng mạnh, kéo theo đó là sự phát triển nhanh của thị trường bán lẻ dầu Diesel. Tuy
nhiên sự phát triển của thị trường bán lẻ dầu Diesel tại thành phố Nha Trang tỉnh
Khánh Hòa vẫn còn ở nhiều hạn chế và bất cập. Hoạt động bán lẻ dầu disel cho khai

thác thuỷ sản vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ; sự phân bố các cửa hàng xăng dầu chưa hợp
lý, chưa đảm bảo về số lượng, chất lượng. Bên cạnh đó cơ chế điều hành giá xăng dầu
của Chính phủ còn nhiều bất cập dẫn đến nhiều lần tăng giá xăng dầu, ảnh hưởng lớn
đến đời sống hàng ngày của người dân, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các
ngành nghề nhạy cảm với giá xăng dầu, đặc biệt là ngành khai thác thủy sản.
Là một cán bộ làm công tác quản lý ngành trong lĩnh vực xăng dầu, tôi thực sự
trăn trở về những vấn đề trên. Đó chính là lý do khiến tôi chọn đề tài cho luận văn thạc
sĩ “Phát triển thị trường bán lẻ dầu Diesel phục vụ khai thác thủy sản trên địa
bàn thành phố Nha Trang” nhằm đánh giá toàn diện thực trạng thị trường bán lẻ dầu
Diesel phục vụ khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố Nha Trang, phân tích rõ
những mặt mạnh và những mặt hạn chế, chỉ ra các nguyên nhân tác động tích cực và
tiêu cực đến sự phát triển của thị trường này, từ đó đề xuất những giải pháp góp phần
thúc đẩy thị trường bán lẻ dầu Diesel trên địa bàn thành phố Nha Trang trong những
năm sắp tới phát triển mạnh mẽ và bền vững, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng
mạnh mẽ của nghề cá tỉnh Khánh Hòa nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu trong nước:
Từ trước đến nay các tài liệu trong nước nghiên cứu về phát triển thị trường xăng
dầu và vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động này không nhiều. Luận án tiến sĩ
đầu tiên nghiên cứu về kinh doanh xăng dầu được tiến hành vào năm 1995 của Nguyễn
Cao Vãng với đề tài “Kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay”.
Năm 2001, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), cơ quan quản lý nhà nước đối
với hoạt động kinh doanh xăng dầu thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ “Đổi mới cơ chế
quản lý Nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu trong tình hình mới”. Năm 2010, luận án
tiến sĩ của Nguyễn Duyên Cương với đề tài “Đổi mới hoạt động kinh doanh xăng dầu
của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”.

3
Năm 2011, luận án tiến sĩ của Bùi Thị Hồng Việt, nghiên cứu về “Chính sách
quản lý nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam”; và một số luận văn thạc

sĩ nghiên cứu về: phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu, chiến lược
marketing…của một số công ty, tập đoàn xăng dầu tại Việt Nam. Các luận án, luận
văn này chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh xăng dầu của Việt Nam
và cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước đối với hoạt động này. Đặc biệt loại hình kinh
doanh dầu Diesel phục vụ khai thác thuỷ sản là ngành nghề đặc thù đối với một số tỉnh
có vùng biển, do đó các đề tài nghiên cứu về hoạt động kinh doanh này đến nay hầu
như chưa có.
Một vài năm trở lại đây, khi giá dầu thô thế giới biến động theo chiều hướng tăng
do những bất ổn của tình hình chính trị thế giới kéo theo việc giá bán lẻ xăng dầu trong
nước liên tục bị điều chỉnh tăng, vì thế trên các tạp chí khoa học trong nước xuất hiện
một loạt các nghiên cứu liên quan đến thị trường xăng dầu và vai trò quản lý nhà nước
đối với thị trường này. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc lý giải tại
sao nhà nước phải bình ổn giá xăng dầu và bình ổn bằng cách nào.
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
Các luận án nước ngoài liên quan đến kinh doanh xăng dầu và các chính
sách quản lý nhà nước đối với hoạt động này cũng không nhiều.
Ví dụ: Strategic Petroleum Reserve: United States energy security, Oil politics,
and petroleum reserves policies in the twentieth century – Beaubourf B.A –
1997; Energy consumption in Yemen: Economics and policy – Dahan A.A. – 1996;
Petrolium development in the context of self-reliance: China’s changing policy since
1960 – Lee H.P – 1989; An application of rational choice theory to petroleum policies
in Canada, Britian and Norway – Edwards M.A – 1988; Petroleum politics in Japan:
State and industry in a changing policy context – Caldwell M.A – 1981; The politics of
public enterprise oil and the French state – Feigenbaum H.B – 1981… Hầu hết các
nghiên cứu này đều tập trung vào vai trò quản lý của nhà nước đối với kinh doanh
xăng dầu ở những khía cạnh khác nhau. Một số xem xét vai trò, vị trí của các tập đoàn
xăng dầu quốc gia trong việc đảm bảo nguồn cung và định giá hợp lý các sản phẩm
xăng dầu trên thị trường. Một số khác lại nghiên cứu các chính sách quản lý nhà nước
đối với kinh doanh xăng dầu, song hầu hết các tài liệu chỉ nghiên cứu từng chính sách
riêng lẻ tác động đến kinh doanh xăng dầu như thế nào.


4
Nghiên cứu về chính sách dự trữ xăng dầu chiến lược của Mỹ, Beaubourf (1997)
đã chỉ ra vai trò dự trữ xăng dầu trong việc ổn định nguồn cung và nên dự trữ bao
nhiêu và cách thức dự trữ như thế nào. Nghiên cứu về chính sách định giá xăng dầu
của Northwest Territories, Rattray (2000) đã đưa ra lý do tại sao nhà nước không nên
kiểm soát giá xăng dầu trong nước mà nên để thị trường tự điều chỉnh. Nghiên cứu về
chính sách thuế xăng dầu của 120 quốc gia giai đoạn 1990 – 1991, Gupta and Mahler
(1994) đã giải thích tại sao xăng dầu lại bị đánh nhiều loại thuế với thuế suất cao và
các quốc gia xác định tỉ lệ thuế như thế nào… Song các nghiên cứu trên đều được tiến
hành ở những quốc gia có đặc điểm thị trường xăng dầu khác xa so với Việt Nam.
Tóm lại, trong thời gian qua đã có một số nghiên cứu về hoạt động kinh doanh
xăng dầu và quản lý nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam. Đã có những
kiến nghị, giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh xăng dầu và nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào
tại Việt Nam đề cập một cách tổng thể, toàn diện về phát triển thị trường xăng dầu và
cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu.
Trong khi đó, việc ban hành và thực thi chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh xăng dầu ở nước ta trên thực tế còn mang tính đối phó với sự thay
đổi, ngắn hạn, chưa thực sự chủ động, để tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường xăng
dầu Việt Nam phát triển bền vững, ổn định.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Nghiên cứu phương hướng và giải pháp nhằm phát triển thị
trường bán lẻ dầu Diesel tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa phục vụ khai thác
thủy sản đến năm 2020.
Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích thực trạng thị trường bán lẻ dầu Diesel trên địa bàn thành phố Nha
Trang tỉnh Khánh Hòa để tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu, những cơ hội và nguy cơ
đối với hệ thống phân phối bán lẻ dầu Diesel.
- Phân tích các nguyên nhân tác động đến sự phát triển của thị trường bán lẻ dầu

Diesel trên địa bàn thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa.
- Phân tích sâu sắc các yếu tố quyết định đến sự thành công trong tương lai của
hai loại cửa hàng bán lẻ dầu Diesel (tàu dầu và cửa hàng dầu Diesel ven bờ cảng cá,
bến tàu).

5
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hợp lý, bền vững đối với
thị trường bán lẻ dầu Diesel tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa theo xu hướng
kết hợp linh hoạt giữa hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống và hệ thống phân phối
bán lẻ hiện đại nhằm tạo ra bước chuyển biến tích cực đối với thị trường này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Thị trường bán lẻ dầu Diesel phục vụ khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố
Nha Trang tỉnh Khánh Hòa. Cụ thể là:
- Các cửa hàng, tàu bán dầu Diesel cho khai thác thủy sản tại thành phố Nha
Trang tỉnh Khánh Hòa.
- Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mặt hàng dầu Diesel (DO 0,25%S)
phục vụ khai thác thủy sản tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Phân tích tình hình thị trường bán lẻ dầu Diesel phục vụ
khai thác thủy sản tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa, chủ yếu đi sâu vào tình
hình phát triển hệ thống phân phối, đo lường, chất lượng, giá cả xăng dầu.
- Phạm vi về không gian: Các tàu dầu và cửa hàng bán lẻ dầu Diesel xây cạnh các
cầu cảng tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu sơ cấp được nghiên cứu trong thời gian dự kiến từ
tháng 01/2013 đến tháng 09/2013. Số liệu thứ cấp thu thập trong khoảng thời gian từ
2009 đến 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng kết hợp giữa các phương pháp:
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp:

+ Số liệu thứ cấp: Nguồn thông tin này thu thập từ những tài liệu liên quan đã
được công bố của các cửa hàng bán lẻ dầu Diesel tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh
Hòa, các Tổng Công ty xăng dầu, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, các cơ quan thống
kê các cấp, các sở, ban ngành, các trường đại học để phân tích, tổng hợp.
+ Số liệu sơ cấp: Lấy từ điều tra trực tiếp các tàu dầu và cửa hàng bán lẻ dầu
Diesel xây cạnh các cầu cảng tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa, phỏng vấn ban
giám đốc, cửa hàng trưởng các cửa hàng dầu Diesel, khách hàng theo phiếu điều tra
với bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Số liệu được thu thập thông qua điều tra,

6
phỏng vấn về năng lực các cửa hàng bán lẻ dầu Diesel chủ yếu liên quan đến mức độ
đầu tư, doanh thu, chi phí những thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển, những
ý kiến, kiến nghị …
- Phương pháp điều tra khảo sát: Tiến hành điều tra khảo sát, thống kê, phân tích,
tổng hợp nhằm nghiên cứu thị trường và hệ thống phân phối bán lẻ dầu Diesel, nghiên
cứu xu hướng tiêu dùng dầu Diesel của các tàu khai thác thủy sản tại thành phố Nha
Trang tỉnh Khánh Hòa.
- Phương pháp chuyên gia: Dự báo để định hướng phát triển thị trường bán lẻ dầu
Diesel tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.
6. Những đóng góp khoa học của nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa toàn bộ cơ sở lý luận liên quan đến phát triển thị
trường bán lẻ.
- Về mặt thực tiễn: Vận dụng lý luận trên để phân tích thực trạng thị trường bán
lẻ dầu Diesel phục vụ khai thác thuỷ sản trên địa bàn thành phố Nha Trang tỉnh Khánh
Hoà, đặc biệt phân tích sâu vai trò điều tiết thị trường bán lẻ xăng dầu của Nhà nước,
qua đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở
thực tiễn cho việc nghiên cứu, đề xuất phương hướng chung và các giải pháp cụ thể
góp phần phát triển thị trường bán lẻ dầu Diesel phục vụ khai thác thuỷ sản trong thời
gian tới.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chủ yếu của luận văn bao gồm 3 chương
như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển thị trường bán lẻ.
Chương 2: Thực trạng thị trường bán lẻ dầu Diesel cho khai thác thủy sản trên địa
bàn thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường bán lẻ dầu Diesel cho
khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.




7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ

1.1. Các vấn đề cơ bản về hoạt động bán lẻ
1.1.1. Khái niệm bán lẻ
Theo từ điển American Heritage, bán lẻ là bán hàng cho người tiêu dùng, thường
là với khối lượng nhỏ và không bán lại [34].
Trong cuốn sách Quản trị Marketing, Philip Kotler đã định nghĩa: Bán lẻ bao
gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán hàng hoá hay dịch vụ trực tiếp cho
người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh
[14].
Theo phân loại sản phẩm chính tạm thời của Liên Hợp quốc (CPC- Central
Products Classification) trong từ điển bách khoa mở Wikipedia: Bán lẻ là hoạt động
bán hàng hoá cho người tiêu dùng hoặc các hộ tiêu dùng từ một địa điểm cố định (cửa
hàng, kiốt) hay một địa điểm khác (bán trực tiếp) và các dịch vụ phụ liên quan [13].
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, bán lẻ là hình thức bán từng cái, từng ít một trực
tiếp cho người tiêu dùng [28].
Từ điển Bách khoa toàn thư định nghĩa: Bán lẻ bao gồm việc bán hàng cho cá
nhân hoặc hộ gia đình để họ tiêu dùng, tại một địa điểm cố định, hoặc không cố định

và thông qua các dịch vụ liên quan [22].
Theo NAICS (North American Industry Classification System), US năm 2002,
lĩnh vực bán lẻ (mã ngành 44-45) bao gồm những cơ sở kinh doanh bán lẻ hàng hoá
(thường không có hoạt động chế biến) và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho bán hàng.
Quá trình bán lẻ là khâu cuối cùng trong phân phối hàng hoá. Các nhà bán lẻ tổ chức
việc bán hàng theo khối lượng nhỏ cho người tiêu dùng [33].
Từ những khái niệm trên đây, có thể hiểu rằng : Bán lẻ là bán với khối lượng nhỏ;
bán trực tiếp cho người tiêu dùng; bán lẻ hàng hoá và các dịch vụ có liên quan; người tiêu
dùng mua để phục vụ cho nhu cầu của cá nhân và hộ gia đình, không dùng để kinh doanh
(bán lại); không bao gồm tiêu dùng cho sản xuất (phân biệt giữa hàng tư liệu tiêu dùng và
tư liệu sản xuất); bán lẻ là công đoạn cuối cùng trong khâu lưu thông để sản phẩm đến với
người tiêu dùng; bán lẻ tại một địa điểm cố định, hoặc không cố định và thông qua các
dịch vụ khác.
Về bản chất, bán lẻ là một trong những hoạt động kinh tế (economic activities)
của nền kinh tế và thuộc khu vực dịch vụ. Theo danh mục phân loại ngành dịch vụ của

8
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngành dịch vụ phân phối bao gồm 4 phân
ngành: đại lý; bán buôn; bán lẻ (bao gồm cả hoạt động bán hàng đa cấp); nhượng
quyền thương mại [24]. Ở Việt Nam, Nghị định 75/CP ngày 27/10/1993 về phân
ngành kinh tế, bán lẻ thuộc ngành thương nghiệp, sửa chữa thiết bị - phân ngành cấp 1
và thuộc khu vực dịch vụ. Hiện nay, Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007
của Thủ tướng Chính phủ, bán lẻ thuộc phân ngành cấp 1 - Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa
ô tô, xe máy và xe có động cơ khác (nhóm G).
Danh mục CPC xác định rằng “dịch vụ chính do các nhà bán buôn và bán lẻ thực
hiện là bán lại hàng hóa kèm theo hàng loạt các dịch vụ phụ trợ có liên quan khác như:
bảo quản, lưu kho hàng hóa; sắp xếp và phân loại đối với hàng hóa khối lượng lớn, bốc
dỡ và phân phối lại đối với hàng hóa khối lượng nhỏ; dịch vụ giao hàng; dịch vụ bảo
quản lạnh; các dịch vụ khuyến mãi do những người bán buôn thực hiện; và các dịch vụ
liên quan đến việc kinh doanh của người bán lẻ như chế biến phục vụ cho bán hàng,

dịch vụ kho hàng và bãi đỗ xe” [13].
1.1.2. Phân loại bán lẻ
Các tổ chức bán lẻ rất đa dạng và những hình thức mới vẫn tiếp tục xuất hiện do
đó có nhiều cách phân loại. Ví dụ phân loại theo quy mô thì các loại hình bán lẻ có các
cơ sở bán lẻ lớn, vừa và nhỏ. Hay phân loại theo các chủ thể tham gia bán lẻ thì các
loại hình bán lẻ gồm có doanh nghiệp bán lẻ, hợp tác xã bán lẻ, cá thể hộ gia đình. Nếu
phân theo địa điểm quy tụ cửa hàng thì có khu kinh doanh trung tâm, trung tâm mua
bán vùng, trung tâm mua bán địa phương…Sau đây là một số cách phân loại thường
dùng:
1.1.2.1. Phân theo loại hình bán lẻ
Bán lẻ được phân theo hai loại hình cơ bản là kênh bán lẻ truyền thống và kênh
bán lẻ hiện đại.
a) Kênh bán lẻ truyền thống
Kênh bán lẻ truyền thống thường là tập hợp ngẫu nhiên của các tổ chức, cá nhân
độc lập với nhau. Kênh phân phối truyền thống được phân làm hai loại cơ bản:
Loại thứ nhất là các điểm bán cố định với diện tích không cần lớn lắm (khoảng
10m
2
trở lên). Các điểm bán này thường đặt ngay tại địa điểm của gia đình, nằm trong
các khu dân cư, trên các đường phố, tất cả các ngõ hẻm nơi mà bất cứ người tiêu dùng
nào có nhu cầu đều có thể mua được.

9
Loại thứ hai là xe đẩy lưu động. Xe đẩy lưu động chở những mặt hàng thiết yếu,
thường là các loại đồ uống, rau, củ, quả…đến cửa, ngõ của bất cứ khu dân cư nào.
b) Kênh bán lẻ hiện đại
Kênh bán lẻ hiện đại là hình thức kinh doanh chuyên môn hóa hoặc tổng hợp, có
cơ cấu và chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, đảm bảo chất lượng, đáp ứng tốt
các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang thiết bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ
chức kinh doanh, có phương thức phục vụ văn minh, nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm

hàng hóa của khách hàng [14].
Kênh bán lẻ hiện đại là kiểu kinh doanh quy mô lớn, hoạt động kinh doanh được
tổ chức khoa học, điều kiện và cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh được thiết kế bền
vững và hiện đại, có khả năng trưng bày một khối lượng hàng hóa lớn, đáp ứng nhu
cầu tìm hiểu, tham quan và mua sắm của các đối tượng khách hàng. Khách hàng gần
như hoàn toàn tự phục vụ, tự lựa chọn và thực hiện mua hàng. Người tiêu dùng luôn
đóng vai trò trung tâm; quyền lợi của người tiêu dùng bước đầu được quan tâm, bảo vệ
[11].
1.1.2.2. Phân theo nơi bán hàng
Căn cứ vào nơi bán hàng, bán lẻ được phân thành: bán lẻ tại cửa hàng, bán lẻ
không qua cửa hàng.
a) Bán lẻ tại cửa hàng
Đây là loại hình bán lẻ phổ biến nhất hiện nay. Theo loại hình bán lẻ này, các tổ
chức hay cá nhân bán lẻ có một địa điểm kinh doanh cố định. Tại đây người ta tổ chức
trưng bày hàng hóa, người tiêu dùng cuối cùng tới đây để lựa chọn sản phẩm theo nhu
cầu, mua và thanh toán trực tiếp. Các địa điểm bán hàng này tùy theo quy mô, tính
chất của từng loại cửa hàng mà người ta phân ra các loại cửa hàng khác nhau. Các kiểu
cửa hàng bán lẻ chủ yếu:
Cửa hàng chuyên doanh: Cửa hàng chuyên doanh bán một chủng loại hẹp sản
phẩm nhưng rất đa dạng. Ví dụ về những cửa hàng bán lẻ chuyên doanh là các cửa hàng
xăng dầu, cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), cửa hàng dầu nhờn…
Các cửa hàng chuyên doanh còn có thể được phân loại nhỏ hơn nữa theo mức độ
chuyên hẹp của cửa hàng. Ví dụ: Một cửa hàng xăng dầu là cửa hàng một chủng loại,
tàu bán dầu Diesel là cửa hàng chủng loại hạn chế, còn cửa hàng dầu mỡ nhờn (nhớt)
là cửa hàng chuyên doanh hẹp.

10

Một số nhà phân tích cho rằng trong tương lai những cửa hàng chuyên doanh hẹp
sẽ phát triển nhanh nhất để lợi dụng những cơ hội ngày càng nhiều để phân khúc thị

trường, xác định thị trường mục tiêu và chuyên môn hóa sản phẩm.

Hình 1.1: Các cửa hàng xăng dầu
Cửa hàng hạ giá: Cửa hàng hạ giá bán những hàng hóa tiêu chuẩn với giá thấp
hơn do chấp nhận mức lời thấp hơn và bán với những khối lượng lớn hơn. Cửa hàng
hạ giá đích thực thường xuyên bán hàng với giá thấp hơn, bán phần lớn là những nhãn
hiệu toàn quốc, chứ không phải hàng kém phẩm chất. Những cửa hàng hạ giá đầu tiên
cắt giảm chi phí bằng cách sử dụng những cơ sở giống như nhà kho ở những khu vực tiền
thuê nhà rẻ, nhưng đông người qua lại. Họ cắt giảm mạnh giá cả, quảng cáo rộng rãi và
bán các chủng loại sản phẩm với bề rộng và bề sâu vừa phải.

Hình 1.2: Các cửa hàng hạ giá
Siêu thị: Siêu thị là một loại hình bán lẻ hiện đại, mới xuất hiện tại Việt Nam.
Siêu thị là một cửa hàng tự phục vụ, tương đối lớn, chi phí thấp, mức lời thấp, khối
lượng lớn, được thiết kế để phục vụ tất cả những nhu cầu của người tiêu dùng về thực
phẩm, bột giặt và các sản phẩm chăm sóc nhà cửa. Siêu thị bán rất nhiều mặt hàng
khác nhau. Giá cả tại siêu thị thường ổn định, theo sự ấn định của người kinh doanh,
không linh hoạt như giá cả tại chợ. Siêu thị thường phải đáp ứng một số quy định nhất
định về cơ sở vật chất: quy mô, địa điểm, kho…; quy định về vệ sinh an toàn thực
phẩm, chất lượng hàng hóa bày bán tại siêu thị…Quy định này tùy thuộc vào cơ quan
quản lý của siêu thị này.

11

Hình 1.3: Các siêu thị kinh doanh tổng hợp
Trung tâm thương mại: Trung tâm thương mại thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu
của người tiêu dùng, đa dạng hóa các mặt hàng. Thông thường các trung tâm thương
mại kết hợp với siêu thị, và các nguyên tắc bán lẻ có chiết khấu và bán lẻ tại kho. Danh
mục hàng hóa của nó vượt ra ngoài phạm vi những hàng hóa thông thường, bao gồm
cả hàng thực phẩm và phi thực phẩm, đồ gỗ, các thiết bị lớn và nhỏ, quần áo và rất

nhiều những mặt hàng khác.

Hình 1.4: Các trung tâm thương mại
b) Bán lẻ không qua cửa hàng
Mặc dù tuyệt đại bộ phận hàng hóa và dịch vụ được bán qua các cửa hàng, việc
bán lẻ không qua cửa hàng đang phát triển nhanh với một số kiểu chính như sau:
Bán trực tiếp: Một phương án bán hàng trực tiếp được gọi là marketing nhiều
cấp, theo đó những công ty tuyển mộ những người kinh doanh độc lập làm người phân
phối các sản phẩm của mình, những người này lại tuyển mộ và bán hàng cho những
người phân phối phụ, rồi cuối cùng những người này cuối cùng sẽ tuyển mộ những
người khác để bán sản phẩm của mình, thường là tại nhà khách hàng. Hệ thống này
còn gọi là phương thức “bán hàng hình tháp”. Bán hàng trực tiếp là một phương thức
rất tốn kém và tốn rất nhiều chi phí vào việc thuê, huấn luyện, quản lý và động viên
lực lượng bán hàng.
Bán hàng tự động: Phương thức bán hàng tự động đã được áp dụng cho rất
nhiều loại hàng hóa khác nhau, bao gồm những hàng hóa mua ngẫu hứng có giá trị

×