B GIO DC V O TO
I HC HU
TRNG I HC Y DC
TRN TH ANH
Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành
phòng chống bệnh dại của những đối t-ợng
đến tiêm chủng vắc xin phòng bệnh dại tại
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013
LUN VN THC S Y HC
HU 2014
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BN : Bệnh nhân
CBYT : Cán bộ y tế
CĐ : Cao đẳng
ĐH : Đại học
KAP : Knowledge, attitude, practice
(Kiến thức, thái độ, thực hành)
OR : Odd ratio ( Tỷ suất chênh)
TCYTTG : Tổ chức y tế thế giới
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TH : Tiểu học
VX : Vắc xin
YTDP : Y tế dự phòng
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số khái niệm về bệnh dại 3
1.2. Dịch tễ học bệnh dại 6
1.3. Một số khái niệm về vắc xin phòng bệnh dại 10
1.4. Một số đặc điểm về trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế 14
1.5. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước 15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu 18
2.3. Nội dung nghiên cứu 19
2.4. Định nghĩa các biến nghiên cứu 19
2.5. Đánh giá KAP về phòng chống dại 21
2.6. Tổ chức thực hiện nghiên cứu 23
2.7.Thu thập thông tin 23
2.8. Xử lý số liệu 24
2.9. Kỹ thuật hạn chế các sai số 24
2.10. Đạo đức nghiên cứu 24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1. Đặc điểm của đối tượng đến tiêm chủng vắc xin phòng dại tại trung tâm y tế dự
phòng tỉnh Thừa Thiên Huế 25
3.2. Kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh dại của đối tượng tham gia tiêm
chủng vắc xin phòng bệnh dại 29
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh dại của
đối tượng nghiên cứu 36
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 42
4.1. Đặc điểm của đối tượng đến tiêm chủng vắc xin phòng dại tại trung tâm y tế dự
phòng tỉnh Thừa Thiên Huế 42
4.2. Kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh dại của đối tượng tham gia tiêm
chủng vắc xin phòng bệnh dại 50
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh dại của
đối tượng nghiên cứu 56
KẾT LUẬN 59
KIẾN NGHỊ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh dại là một bệnh do virus xảy ra trên hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Một số động vật ăn thịt và loài dơi được coi như là hồ chứa tự nhiên nhưng bệnh dại
ở chó là nguồn gốc của 99% các bệnh nhiễm trùng ở người và đặt ra một mối đe
dọa tiềm tàng cho trên 3.3 tỷ người trên toàn thế giới [1], [12].
Ở người, một khi đã mắc bệnh dại thì hầu như đều diễn tiến đến tử vong.
Theo Tổ chức Y tế thế giới ước tính có tới 55.000 ca tử vong do bệnh dại mỗi năm,
xảy ra ở nông thôn khu vực châu Phi và châu Á đặc biệt ở số người trẻ tuổi. Riêng ở
Ấn Độ có tới 20.000 người chết (khoảng 2/100.000 dân số có nguy cơ) xảy ra hàng
năm, ở châu Phi con số tương ứng là 24.000 (khoảng 4/100.000 dân số có nguy cơ).
Ở các nước công nghiệp và hầu hết các khu vực đô thị ở Châu Mỹ La tinh, bệnh dại
ở người gần như được loại bỏ nhờ sự tiêm chủng cho chó nhà và thực hiện các biện
pháp kiểm soát khác. Tại các nước châu Á như Thái Lan, việc tiêm phòng đại trà
cho chó và phổ biến rộng rãi tiêm chủng cho người sau khi tiếp xúc phơi nhiễm đã
làm giảm đáng kể số lượng người chết vì bệnh dại.[3]
Theo các nhà sản xuất vắc xin phòng bệnh dại, trên toàn thế giới có trên 15
triệu người được dự phòng bệnh dại hàng năm, phần lớn trong số đó sống tại Trung
Quốc và Ấn Độ. Người ta ước tính rằng trong trường hợp không có dự phòng sau
phơi nhiễm thì khoảng 327 000 người sẽ chết vì bệnh dại ở châu Phi và châu Á mỗi
năm.[4]
Hơn bốn thập kỷ trước, việc ra đời và sử dụng vắc xin dự phòng dại đã được
chứng minh là an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh dại cho hàng triệu
người trên toàn thế giới. Tại một số nước, chủ yếu là ở châu Á và Châu Mỹ La
Tinh, số dân có nguy cơ cao mắc bệnh dại vẫn còn phụ thuộc vào loại vắc xin
phòng dại có nguồn gốc từ mô thần kinh động vật cho dự phòng sau phơi nhiễm.
Vắc xin mô thần kinh gây ra phản ứng bất lợi nghiêm trọng và ít miễn dịch, do đó
quá trình sản xuất và sử dụng không được khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Và
sự ra đời của vắc xin phòng bệnh dại dựa trên tế bào phôi gà và tế bào Vero đã
mang lại kết quả an toàn và hiệu quả so với vắc xin tế bào lưỡng bội của con người
và ít tốn kém hơn các loại vắc xin trước. Tuy nhiên vì vấn đề đạo đức nên vắc xin
dại chưa bao giờ được thử nghiệm trên người. Và Tổ chức Y tế thế giới cũng
2
khuyến cáo chỉ nên sử dụng vắc xin phòng dại khi thật sự cần thiết vì các phản ứng
bất lợi của vắc xin cũng như giá thành của vắc xin còn cao đối với liệu trình 5 mũi
đặc biệt là đối với các nước nghèo. Ở Việt Nam, hàng năm có tới 650.000 người bị
súc vật (chủ yếu là chó nghi dại) cắn phải đi tiêm vắc xin. Số người tử vong vì bệnh
dại từ mức 400-500 người trước năm 1995, nay còn 50-60 trường hợp. Đó là nhờ
tiêm phòng vắc xin và huyết thanh kháng dại, với tổng chi phí lên đến khoảng 70 tỷ
đồng, chưa kể ảnh hưởng lớn về sức khỏe và ngày công lao động. Viện vệ sinh dịch
tễ Trung Ương cũng khuyến cáo các đơn vị y tế, người dân phải tuân thủ nghiêm
ngặt quy trình tiêm vắc xin dại như theo dõi chó sau khi cắn, sức khoẻ người bị cắn,
vị trí vết cắn, mức độ vết thương, sức khoẻ người bị chó cắn trước khi tiêm và
những phản ứng phụ.
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh là nơi duy nhất
cung cấp vắc xin phòng dại cho người dân toàn tỉnh. Riêng trong năm 2012 tại
trung tâm đã tiến hành tiêm phòng vắc xin dại với 10.000 liều cho xấp xỉ 2000
người dân trong toàn tỉnh [26]. So với tỷ lệ tử vong do bệnh dại tại đây liên tục
trong 5 năm vừa qua là không có trường hợp tử vong nào. Liệu tại đây đã tuân thủ
các yêu cầu trong quy trình tiêm phòng vắc xin dại hay chưa? Và kiến thức, thái độ,
thực hành của người dân ra sao về phòng chống bệnh dại. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn
đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu kiến thức, thái độ và
thực hành phòng chống bệnh dại của những đối tượng đến tiêm chủng vắc xin
phòng bệnh dại tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013”
nhằm góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe cho người dân nói chung và người dân
tỉnh Thừa Thiên Huế có nguy cơ bị bệnh dại nói riêng. Với 3 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm của đối tượng đến tiêm chủng vắc xin phòng dại tại Trung
tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh dại của đối
tượng nghiên cứu.
3. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành
phòng bệnh dại của đối tượng nghiên cứu.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ BỆNH DẠI
1.1.1. Khái niệm về Bệnh dại
Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm chung giữa động
vật và người, gây nên những cái chết với triệu chứng rất thảm khốc. Đặc điểm
của bệnh là virút tác động vào hệ thần kinh gây rối loạn thần kinh trung ương là
não bộ làm cho con vật trở nên hoãng loạn (điên dại) và chết. Nguồn mang bệnh
dại chủ yếu là chó (90%), mèo nuôi (5%) và động vật hoang dã.[5],[7],[12].
1.1.2. Tình hình bệnh dại trên thế giới và tại Việt Nam
1.1.2.1.Tình hình bệnh dại trên thế giới
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới hàng năm có khoảng 60.000 –
70.000 người chết vì bệnh dại, trong đó có hơn 90% số ca tử vong được thông
báo từ các nước đang phát triển ở Châu Phi, Châu Á và vùng Nam Mỹ. Trung
Tâm “Pan American Zoonoses Center” – Argentina đánh giá rằng hàng năm ở
khu vực Châu Mỹ La Tinh, bệnh dại gây thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi
gia súc tới 28 triệu USD/năm.
Tại Châu Âu, bệnh dại chủ yếu xảy ra ở CHLB Đức, Áo, Thụy Sĩ, Pháp,
Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung ga ry. Các quốc gia này mặc dù thường
xuyên thực hiện chương trình giám sát ổ dịch bệnh dại tự nhiên và có biện pháp
dự phòng bằng vắc xin cho động vật hoang dã, cho súc vật nuôi, nhưng hằng
năm vẫn có tới hàng chục nghìn người tới khám và sử dụng 1,2 triệu liều vắc xin
tại trung tâm phòng dại.
Ở Châu Phi và Châu Á, bệnh dại là vấn đề y tế cộng đồng đặc biệt
nghiêm trọng. Chó là nguồn gây bệnh chủ yếu, hàng năm con số người chết vì
bệnh dại là rất cao. Theo các báo cáo tại Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về Giám sát
bệnh dại ở Châu Á tổ chức tại Hà Nội tháng 3 năm 2001, cho thấy: tại Ấn Độ
4
hàng năm có khoảng 3 triệu người phải tiêm vắc xin dại, trong số đó có 40% là
trẻ em dưới 14 tuổi và 92 – 95% là do bị chó cắn. Tình hình ở Trung Quốc cũng
nghiêm trọng, con số tử vong trong 5 năm gần đây: 1995 có 200 ca; 1996: 159
ca; 1998: 234 ca; 1999: 341 ca; đến tháng 7 – 2000: 226 ca. Trong số người tiêm
vắc xin có tới 95 – 98% là do bị chó cắn. Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại
Nêpan, Sri – Lanca, Băng La Đét, Indonesia và con số người chết vì dại hàng
năm ở các nước Đông Nam Á chiếm tới 80% số ca tử vong vì dại trên toàn thế
giới.
1.1.2.2.Tình hình bệnh dại tại Việt Nam
Ở nước ta trong những năm gần đây, bệnh dại đang có chiều hướng gia
tăng và thực sự là mối nguy hiểm lớn cho con người và vật nuôi. Hàng năm cả
nước đều có người chết do bị chó dại cắn và có khoảng 15.000 – 18.000 người bị
chó dại cắn buộc phải tiêm phòng. Cho đến nay, bệnh dại vẫn chưa có thuốc
chữa trị đặc hiệu khi bệnh đã bộc phát. Bệnh dại được đánh giá là bệnh truyền
nhiễm gây chết người kinh sợ nhất của loài người. Chính vì vậy, bệnh dại được
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào hạng thứ 12 trong các bệnh truyền nhiễm
gây tử vong. Đây là một bệnh có thể chủ động phòng tránh được, chỉ có phương
pháp tiêm phòng sớm, đúng mới mong cứu sống được người bệnh.
Ở Việt Nam, trong nhiều năm qua bệnh dại vẫn là một vấn đề y tế quan
trọng gây ảnh hưởng lớn về kinh tế và sức khoẻ con người. Trước năm 1996,
trung bình mỗi năm có 650.000 người bị súc vật cắn phải tiêm phòng vắc xin
dại, đặc biệt có trên dưới 500 người chết do lên cơn dại, bệnh xảy ra chủ yếu ở
các tỉnh/thành phố miền Bắc. Nguyên nhân chính gây nên tử vong là do số chó
bị nhiễm virus dại ở nước ta rất lớn, nó lưu hành ở hầu hết các tỉnh/thành phố.
Chó nuôi khoảng 12 – 16 triệu con chó, một số lớn không được quản lý và tiêm
phòng đầy đủ. Người bị chó dại cắn không được điều trị dự phòng bằng vắc xin
và huyết thanh kháng dại đầy đủ và kịp thời. Do sự hiểu biết của người dân còn
hạn chế nên chưa biết xử lý vết thương, không đi tiêm vắc xin, đi tiêm muộn,
tiêm không đủ liều hoặc chữa bằng thuốc đông y.
5
Trước thực trạng nghiêm trọng đó, ngày 7 tháng 2 năm 1996 Thủ tướng chính
phủ đã ban hành chỉ thị 92/TTg về việc tăng cường phòng chống bệnh dại. Công
tác phòng chống bệnh dại được quan tâm hơn như:
1. Có sự chỉ đạo của Chính quyền, việc phối kết hợp giữa các ngành có liên quan
đặc biệt ngành Y tế với ngành Thú y được thường xuyên và chặt chẽ hơn cả về
tổ chức và chuyên môn.
2. Tăng cường công tác giám sát và quản lý bệnh, tiêm vắc xin phòng dại cho
đàn chó, nâng cao chất lượng điều trị dự phòng cho người bị súc vật dại và nghi
dại cắn.
3. Đặc biệt công tác tuyên truyền được coi là một trọng tâm, được nâng cao cả về
chất lượng và số lượng nhằm phổ biến cho cộng đồng biết về tác hại của bệnh
dại, các biện pháp phòng ngừa.
Kết quả, số người chết do bệnh dại trong năm 2005 là 86 ca giảm 243 ca
(79,1%) so với năm 1995(410 ca). Tuy nhiên bệnh dại ở nước ta vẫn đang còn là
một vấn đề gây ảnh hưởng lớn đến tính mạng và tiền của của người dân. Để đạt
được mục tiêu khống chế và tiến tới loại trừ các trường hợp bị dại, đến năm 2020
thanh toán cơ bản bệnh dại ở Việt Nam, cần phải nâng cao chất lượng phòng
chống bệnh dại, phải có sự quan tâm đầu tư đúng mức của nhà nước, đồng thời
phải xã hội hoá công tác phòng chống bệnh dại.
1.1.2.3. Một số đặc điểm về bệnh dại
Bệnh dại là bệnh do virus dại (rabies virus) gây nên. Đây là một bệnh
truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc
chắn. Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm được ghi nhận từ thời cổ
xưa, mô tả từ cách đây hơn 3000 năm và là một bệnh truyền nhiễm đáng sợ.
Bệnh dại có thể gặp ở tất cả động vật có vú. Bệnh lây truyền chủ yếu do các chất
tiết bị nhiễm, thường do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại.
6
- Phân loại
Họ Rhabdoviridae gồm hơn 200 loại virus phân bố rộng rãi trong thiên
nhiên, nhiễm cho động vật có xương sống và động vật không xương sống
và thực vật. Nhiều côn trùng bị nhiễm rhabdo nhưng không có virus dại. Họ
Rhabdoviridae gây nhiễm cho động vật có vú, kể cả người được chia làm 2
giống : giống Vesiculovirus gây viêm miệng có mụn nước và giống Lyssavirus
với khoảng 80 virus khác nhau[5]
Dựa vào tính chất sinh học, virus dại được chia thành 2 loại:
Virus dại “đường phố” hay còn gọi là virus dại hoang dại: là các dòng virus
mới được phân lập trực tiếp từ con vật bị nhiễm. Các dòng virus này cho thời kỳ
ủ bệnh dài và thay đổi (21-60 ngày ở loài chó), tạo thể vùi trong bào tương, khả
năng gây bệnh cao.
Virus dại cố định: Là dòng virus đã được cấy truyền liên tiếp trong não thỏ;
qua hơn 50 lần cấy truyền. Virus cố định (virus đột biến) nhân lên rất nhanh và
thời kỳ ủ bệnh rất ngắn chỉ còn khoảng 4-6 ngày, gây bệnh cảnh dại bại
liệt cho động vật nhưng mất khả năng gây bệnh cho người, được xử lý để sản
xuất vắcxin phòng bệnh.
1.2. DỊCH TỄ HỌC BỆNH DẠI
Bệnh dại là bệnh viêm não tuỷ cấp tính xảy ra ở động vật có vú, tác nhân
gây bệnh là virus trong họ Rhabdovidae [1],[27]. Ở Việt Nam virus dại lưu hành
chủ yếu ở chó nhà, hiếm thấy hơn ở mèo. Virus xuất hiện trong nước dãi của chó
hoặc mèo khoảng từ 3 đến 5 ngày trước khi con vật có triệu chứng lâm sàng đầu
tiên và trong suốt thời gian bị bệnh. Sau khi người bị con vật nhiễm virus dại cắn
sẽ trải qua thời gian ủ bệnh từ 2 đến 8 tuần lễ, cũng có thể ngắn khoảng 10 ngày
hoặc dài 1 năm hoặc lâu hơn. Thời gian ủ bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vào tình
trạng vết cắn gần thần kinh trung ương hoặc số virus xâm nhập vào cơ thể qua
vết cắn. Giai đoạn tiền triệu của bệnh nhân lên cơn dại thường không có biểu
hiện đặc hiệu, có thể kéo dài từ 1 – 4 ngày với biểu hiện sốt, đau đầu, khó chịu,
buồn nôn. Có cảm giác đau và tê tại vết cắn nơi virus xâm nhập. Giai đoạn biểu
7
hiện viêm não: thường biểu hiện kích động, mất ngủ, có tăng cảm giác kính thích
(sợ ánh sáng, tiếng động và gió nhẹ). Ngoài ra còn có các rối loạn của hệ thần
kinh thực vật như: giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi và hạ huyết áp.
Khi uống nước các cơ thanh quản, vòm họng co thắt làm bệnh nhân không uống
được. Đôi khi bệnh nhân nam còn có biểu hiện xuất tinh tự nhiên do virus dại
gây tổn thương các nhân dưới vỏ não. Bệnh tiến triển hoặc ở thể liệt, kiểu liệt
hướng thượng (hội chứng Landry) bắt đầu liệt hai chi dưới (liệt mềm), liệt chi
trên, liệt hô hấp và chết. Hoặc là thể điên cuồng, bệnh nhân có những cơn điên
cuồng và co giật. Bệnh thường kéo dài từ 2 đến 6 ngày. Bệnh nhân chết do liệt
cơ hô hấp [1].
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh dại, đến nay chưa có thuốc đặc hiệu
chữa bệnh dại lên cơn. Do đó tiêm kháng huyết thanh và vắc xin dại là cách duy
nhất cấp cứu có hiệu quả cho người bị súc vật nghi dại cắn.
Bệnh dại phổ biến trên toàn cầu, từ Châu Âu, Châu Á đến Châu Phi, Mỹ
La Tinh trừ một số vùng không có bệnh dại như Vương Quốc Anh, Nhật Bản,
vùng đất Bắc Cực, Úc hay châu Đại Dương là những vùng điạ lý “biệt lập”. Phần
lớn con số tử vong vì bệnh dại hàng năm được báo cáo lên Tổ chức Y tế thế giới
là từ những nước ở vùng nhiệt đới nơi có tới 3/4 dân số toàn thế giới sinh sống.
Ở một số vùng địa lý, bệnh dại tồn tại lưu truyền từ động vật sang động vật
(động vật loài ăn thịt nhỏ, loài gặm nhấm). Theo báo cáo của WHO, trong 86
quốc gia và khu vực có giám sát bệnh dại thì có tới 68 quốc gia có ổ dịch dại tự
nhiên chủ yếu ở loài động vật hoang dã: Chồn (59%), dơi(15%), cầy (15%), cáo
(3%). Bệnh dại có hai hình thái : Bệnh dại ở động vật hoang dã và bệnh dại ở
thành phố lây lan cho người [3].
Năm 2012 Việt Nam ghi nhận 87 trường hợp tử vong xảy ra tại 22 tỉnh,
thành phố. Các trường hợp tử vong do bệnh dại vẫn tập trung chủ yếu tại các tỉnh
miền Bắc chiếm 86,2% số trường hợp tử vong trên cả nước. Các tỉnh có số tử
vong cao như Sơn La (21 trường hợp), Phú Thọ (14 trường hợp), Yên Bái (10
trường hợp), Hà Giang (8 trường hợp), Tuyên Quang (7 trường hợp), Điện Biên
8
(5 trường hợp), Nghệ An (5 trường hợp), Cao Bằng (2 trường hợp). So với năm
2011 (110 trường hợp tử vong), số tử vong giảm 20,9% [4].
Tình hình tử vong do bệnh dại đến hết quý II năm 2013
Trong tháng 6 cả nước đã ghi nhận thêm 09 ca tử vong do bệnh dại, giảm 6 ca so
với cùng kỳ 2012 (15 ca). Phần lớn các ca tử vong là ở các tỉnh miền núi phía
Bắc gồm: Nghệ An (2), Điện Biên (2), Tuyên Quang (1), Yên Bái (1), Vĩnh Phúc
(1); các khu vực khác có 2 ca là Long An (1), Gia Lai (1). Cả 9 trường hợp tử
vong trong tháng 6 đều không tiêm phòng sau khi bị chó cắn. Như vậy cả nước
trong 6 tháng đã ghi nhận 49 ca tử vong, giảm 08 ca tử vong so với cùng kỳ năm
2012 (57 ca).
Trong tổng số 49 trường hợp tử vong do bệnh dại: nam giới chiếm 60,5%,
người dân tộc thiểu số chiếm 44,7%, trẻ em chiếm 21%. Tất cả các trường hợp
này đều không tiêm vắc xin phòng dại sau khi bị chó tấn công. Nguyên nhân
không đi tiêm phòng chủ yếu là do ý thức chủ quan cho rằng chó nhà nên không
cần tiêm chiếm 80%, 3 trường hợp không hiểu biết về bệnh dại, 3 trường hợp
không rõ nguyên nhân và đặc biệt vẫn còn 4 trường hợp sử dụng thuốc nam để
điều trị bệnh dại [4].
9
Đến hết quý II, cả nước có 18 tỉnh có tử vong do bệnh dại tăng 2 tỉnh so
với cùng kỳ năm 2012 (16 tỉnh). Trong đó, 13/18 tỉnh là của khu vực miền Bắc
và có số ca tử vong cao nhất (42/49 trường hợp tử vong). Miền Nam ghi nhận 5
trường hợp, Tây Nguyên 2 trường hợp và miền Trung chưa ghi nhận ca tử vong
do dại.
Tình hình tiêm phòng bệnh dại
Trong tháng 6/2013, cả nước đã ghi nhận thêm 29.920 người đến tiêm
phòng tại các điểm tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại trên cả nước, giảm 3% so
với cùng kỳ 2012 (30.743 người). Cộng dồn 6 tháng, có 173.753 người đi tiêm
phòng, giảm 7% so với cùng kỳ 2012 (186.378 người).
Miền Nam là khu vực duy trì số người đi tiêm phòng vắc xin dại cao nhất.
Có sự giảm nhẹ số người đi tiêm phòng dại ở khu vực miền Bắc, miền Trung và
Tây Nguyên. Miền Nam tăng 43,4% so với tháng trước đó. Mọi thông tin về
giám sát, báo cáo ca bệnh, tư vấn phòng, chống bệnh dại trên người và ở động
10
vật xin liên lạc với Chương trình khống chế và loại trừ bệnh dại-Viện Vệ sinh
Dịch tễ Trung ương.
1.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ VẮC XIN PHÒNG BỆNH DẠI
1.3.1. Cơ chế phòng bệnh bệnh dại bằng vắc xin
Virus dại nhân lên trong cơ gần nơi chích cho đến khi có đủ nồng độ
nhiễm vào hệ thần kinh trung ương. Kháng thể thụ động có tác dụng trung hòa
bớt virus, làm giảm nồng độ virus . Vắcxin phòng ngừa có tác dụng bảo vệ sau
2-8 tuần .
1.3.2. Các loại vắc xin phòng bệnh dại
Vắc xin dại đầu tiên được nhà bác học vĩ đại người Pháp Louis Pasteur và
các cộng sự nghiên cứu sản xuất cách đây hơn 100 năm. Đến nay đã có rất nhiều
loại vắc xin các thế hệ ra đời, được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới và chứng
tỏ hiệu quả bảo vệ khác nhau.
1.3.2.1.Các vắc xin sản xuất trên mô thần kinh
Các vắc xin loại này được sản xuất từ mô não của các loài động vật như:
thỏ, cừu non, chuột bạch…
Các vắc xin này đã sử dụng trong thời gian dài cũng cho những hiệu quả
bảo vệ nhất định. Tuy nhiên khi sử dụng các vắc xin loại này thường gây những
tai biến thần kinh như viêm não và viêm dây thần kinh dị ứng…Hiện nay
TCYTTG khuyến cáo không nên sử dụng vắc xin loại này nữa.
1.3.2.2. Các vắc xin không chứa mô thần kinh
- Vắc xin phôi vịt (1956)
- Vắc xin phôi gà tiên phát tinh chế (1985)
1.3.2.3. Vắc xin nuôi cấy tế bào
- Vắc xin trên tế bào lưỡng bội người (1963)(HDV)
- Vắc xin nuôi cấy trên tế bào lưỡng bội của bào thai khỉ (RDRV)
- Vắc xin trên tế bào thận chuột đất vàng tiên phát
- Vắc xin trên tế bào thận chó tiên phát
- Vắc xin trên tế bào phôi gà tiên phát (KONDO)
11
- Vắc xin trên tế bào thường trực Vero (Verorab)
Được sản xuất tại viện Pasteur Merieux (Pháp) từ năm 1984. vắc xin được
sản xuất từ chủng PM thích nghi trên dòng tế bào thường trực Vero đời truyền
137, vắc xin được bất hoạt, cô đặc, tinh chế, đông khô và có tính an toàn , tính
sinh miễn dịch cao.
1.3.3. Vắc xin phòng dại Verorab và cách sử dụng
Hiện nay tại Việt Nam sử dụng duy nhất một loại vắc xin phòng dại là
vắc xin VERORAB. Ưu điểm của vắc xin này là an toàn và đáp ứng miễn dịch
cao sau khi tiêm đủ liều, thời gian bảo vệ trên 1 năm nếu tiêm đúng phác đồ. Hầu
hết các nước tiên tiến đã được dùng vắc xin này từ năm 1985 đến nay.
1.3.3.1. Phác đồ tiêm bắp (theo TCYTTG)
+ Đối với tiêm ngừa dự phòng
Chỉ định tiêm: cho tất cả những người tiếp xúc với bệnh dại như: nhân
viên thú y, nhân viên kiểm lâm, nhân viên phòng thí nhiệm, người du lịch đến
các nước còn lưu hành bệnh dại.
Kỹ thuật và liều lượng: tiêm bắp vào cơ delta, liều tiêm 0,5ml/mũi tiêm,
tiêm 3 mũi vào ngày 0, 7 và ngày 21 hoặc ngày 28 kể từ mũi tiêm thứ nhất.
+ Đối với bệnh nhân sau khi bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc
Chỉ định tiêm: Tất cả mọi người đều tiêm được.
Kỹ thuật và liều lượng: Tiêm bắp vào cơ delta, đối với trẻ quá nhỏ thì
tiêm vào đùi phía trước và ngoài, không nên tiêm vắc xin vào mông.
- Liều tiêm người lớn và trẻ con như nhau, liều tiêm 0,5ml/mũi tiêm, tiêm
5 mũi vào ngày 0, 3, 7, 14, 28 hoặc ngày 30 kể từ mũi tiêm thứ nhất.
- Nếu trong vòng 1 năm, bệnh nhân đã được tiêm ngừa đầy đủ sau khi có
tiếp xúc hay dự phòng trước khi có tiếp xúc, bằng vắc xin dại Verorab theo phác
đồ ngắn thì chỉ cần tiêm 2 mũi vắc xin verorab mỗi mũi 0,5ml tiêm bắp vào ngày
0 và ngày 3 hoặc tiêm trong da 2 mũi 0,1ml vào ngày 0 và 2 mũi 0,1ml vào ngày 3.
Bảo quản vắc xin: 4
0
C - 8
0
C.
12
1.3.3.2. Phác đồ tiêm trong da ( theo TCYTTG)
Đối với bệnh nhân sau khi bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc
Chỉ định tiêm: Tất cả mọi người đều tiêm được.
Kỹ thuật và liều lượng: tiêm trong da vào vùng cơ delta.
- Liều tiêm người lớn và trẻ con như nhau, liều tiêm 0,1ml/mũi tiêm, tiêm
8 mũi: Tiêm 2 mũi vào ngày 0, 3, 7, và 1 mũi vào ngày 28, ngày 90 kể từ mũi
tiêm thứ nhất.
- Khi bệnh nhân được tiêm đúng phác đồ, đúng kỹ thuật, vắc xin được
bảo quản tốt, hiệu lực bảo vệ sẽ được trên 1 năm. Nếu bệnh nhân có tiêm mũi
nhắc lại 1 năm và 5 năm sau mũi tiêm cuối cùng của đợt điều trị dự phòng trên
thì những lần phải điều trị dự phòng tiếp sau đó sẽ chỉ phải tiêm 2 mũi liều 0,1ml
vào ngày 0 và 2 mũi liều 0,1ml vào ngày 7.
- Riêng phác đồ tiêm trong da vắc xin dại Verorab đã được nghiên cứu
đáp ứng miễn dịch trên người tình nguyện ở Việt Nam đạt hiệu quả tốt, giá thành
giảm được 2/3 so với tiêm bắp, từ năm 2004 Bộ Y Tế cho áp dụng phác đồ tiêm
trong da.
1.3.4. Huyết thanh kháng dại và cách sử dụng
Huyết thanh kháng dại có 2 loại:
- Loại chế từ huyết thanh người: dùng 20 IU/kg cân nặng, ít sử dụng.
- Loại huyết thanh kháng dại (SAR) và FAVIRAB do Sanofi Pasteur sản
xuất được tinh chế từ huyết thanh ngựa: liều dùng 40 IU/kg cân nặng.
Dùng huyết thanh kháng dại để trung hoà virus. Trong trường hợp thời
gian ủ bệnh ngắn thì huyết thanh kháng dại có tác dụng kéo dài thời gian ủ bệnh
cho bệnh nhân.
1.3.4.1. Chỉ định
Tất cả các trường hợp bị cắn nhiều vết, vết cắn sâu, vết cắn gần dây thần
kinh Trung ương (đầu, mặt, cổ, tay), súc vật bị dại hoặc nghi dại cắn.
Tiêm huyết thanh kháng dị càng sớm càng có hiệu quả cao. Nếu chậm quá
cũng không nên quá 7 ngày sau khi bị cắn.
13
Nên ủ ấm huyết thanh kháng dại trước khi tiêm.
1.3.4.2. Phương pháp tiêm và liều lượng
Trước khi tiêm phải thử phản ứng:
- Tiêm trong da 0,1ml dung dịch 1% huyết thanh kháng dại, đọc phản ứng
sau 15 phút. nếu phản ứng dương tính thì nơi tiêm bị sưng đỏ với đường kính
1cm.
Trường hợp phản ứng âm tính thì tiêm một nửa vào bắp thịt, nửa liều còn
lại tiêm vào xung quanh vết cắn sau khi đã được rửa sạch, hoặc cho huyết thanh
vào bông, gạc đắp vào vết thương.
Trường hợp thử phản ứng dương tính: phải dùng phương pháp thoát mẫn
theo BESREDKA như sau: tiêm 3 lần dung dịch 1% huyết thanh kháng dại với
liều lượng 0,5ml, 2ml và 5ml, mỗi lần cách nhau 15 phút. Nếu thấy không phản
ứng thì tiêm 0,1ml dung dịch nguyên chất, sau 15 phút không thấy phản ứng thì
tiêm nốt chổ còn lại chia 2-3 lần, mỗi lần nghỉ 10-15 phút. Trong trường hợp cần
thiết có thể dùng thêm thuốc Antihistamine.
Liều lượng
- Tổng liều huyết thanh kháng dại dùng cho một bệnh nhân được tính
theo trọng lượng cơ thể, nhân với 40 đơn vị quốc tế (IU) trên 1 kg trọng lượng
cơ thể.
1.3.4.3. Phản ứng phụ thường gặp
Tại chổ: sau khi tiêm có thể bị tấy đỏ, ngứa.
Toàn thân: trong hoặc sau khi tiêm có thể bị đau đầu, chóng mặt, buồn
nôn hoặc sốc phản vệ.
1.3.4.4. Bảo quản huyết thanh kháng dại
- Luôn bảo quản ở nhiệt độ 4
0
C đến 8
0
C.
1.3.5. Xử lý vết thương
1. Rửa thật kỹ vết thương bằng nước sạch hoặc xà phòng đặc 20%
2. Bôi chất sát khuẩn :cồn .iod đậm đặc
3. Không khâu vết thương
14
4. Gây tê tại chỗ cạnh vết thương (chủ yếu bằng procain) để ngăn cản sự tiến
triển của virus .
Có một số phương pháp dân gian liên quan tới bệnh dại đồng thời có
nhiều ý kiến cho rằng vắc xin phòng dại gây ảnh hưởng không tốt cho não bộ
nhưng chưa được kiểm chứng. Triệu chứng: má có những chỗ bị tím, má chảy
xệ, trán nhô cao
Theo báo cáo của TCYTTG, trong số 112 nước có báo cáo về ủy ban giám sát
bệnh dại thế giới thì có 32 nước có sản xuất vắc xin dùng cho người.
1.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
Trong năm 2012, công tác phòng chống dịch bệnh tại Trung tâm được
triển khai kịp thời và có hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên
quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, kiểm soát an
toàn vệ sinh thực phẩm; tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch
bệnh; tăng cường giám sát tại các cửa khẩu nhằm phát hiện các trường hợp dịch
bệnh xâm nhập, giảm thiểu việc lây truyền các dịch bệnh nguy hiểm. Kiểm soát
tốt một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, không xảy ra trường hợp mắc bệnh tả,
dịch hạch; giảm thiểu số ca mắc, tử vong do rubella, sốt rét, dại, liên cầu lợn ở
người và không có dịch xảy ra; các bệnh thương hàn, viêm não vi rút, viêm
màng não do não mô cầu, bệnh than được kiểm soát tốt với tỷ lệ mắc giảm nhiều
so với cùng kỳ 2011.
Trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi duy nhất trong tỉnh
có đầy đủ các loại vắc xin tiêm phòng dịch vụ để phục vụ cho nhân dân toàn tỉnh
trong đó có vắc xin dại.
Trong năm 2012 tại Trung tâm Y tế dự phòng đã tiến hành tiêm phòng
vắc xin dại cho gần 2000 trường hợp tại Trung tâm với khoảng 10.000 liều vắc
xin phòng dại (vắc xin Veorab của Pháp và vắc xin Lysavac của Thụy sĩ).
15
1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.5.1. Trong nước
Nguyễn Quang Hải (2013), Nghiên cứu thực trạng công tác phòng chống
bệnh dại tại tỉnh Quảng Trị, 2010 – 2012 ghi nhận đến tháng 03 năm 2013 cho
thấy tỷ lệ tiêm phòng dại trên 100.000 dân thấp hơn trung bình cả nước (năm
2010 có 77/100.000 dân, năm 2011 có 84/100.000 dân, năm 2012 có 86/100.000
dân). Tỷ lệ nam giới tiêm phòng dại cao hơn nữ giới, trong 3 năm chiếm
54,46%, nữ 45,54% [8].
Hoàng Thị Hằng (2011), Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên
người tại tỉnh Tuyên Quang 2001 – 2010 kết quả trong 10 năm 2001 - 2010
có tổng số 29.113 bệnh nhân đến tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh
kháng dại, trong đó có 10.317 bệnh nhân dưới 15 tuổi (chiếm 35,4%), từ 15
tuổi trở lên là 18.796 bệnh nhân (chiếm 64,6%) [10].
Nguyễn Trần Hiển (2010) Dịch tễ học phân tử bệnh dại ở Việt Nam,
kết quả Phân bố số BN tiêm vắc xin phòng dại trung bình theo tháng tại các
vùng trên cả nước, 1994-2009 (n=507.566); Số trường hợp tiêm VX phòng dại
tại các khu vực đồng đều qua các tháng, cao nhất vẫn là khu vực miền Nam
28.000 - 30.000 BN tiêm/tháng và thấp nhất là khu vực Tây nguyên 800 - 1000
người/tháng. Khu vực miền Bắc và miền Trung tương đối bằng nhau vào dao
động trong khoảng 5.860 – 7.456 người/tháng. Tất cả các khu vực số trường hợp
đi tiêm đều tăng cao vào khoảng tháng 3 đến tháng 8 và thấp hơn trong khoảng
tháng 9 đến tháng 2 năm sau.
Nguyễn Thanh Hương (2011), Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người
tại Việt Nam 2001-2010 với kết quả năm 2010, Việt Nam ghi nhận 228.430
người
điều trị dự phòng VX dại, nam giới là 53%, nữ giới là 47% [16].
Nguyễn Ngọc Quỳnh (2013), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh
dại tại Hà Nội giai đoạn 2006 - 2011 và đánh giá một số yếu tố liên quan với
kết quả Tiền sử bị chó cắn là yếu tố phơi nhiễm chính (71,7%). Có 98 nguời
16
được điều tra KAP, trong đó tỷ lệ người dân biết bệnh dại lây qua việc trực
tiếp giết mổ và chăm sóc con vật ốm là 20,4%, biết đầy đủ cách phòng bệnh
dại là 8,2%, và biết đầy đủ cách xử trí khi bị súc vật cắn là 8,2%[19].
Nguyễn Như Thái (2013), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh dại
trên người ở miền Bắc, Việt Nam giai đoạn 2008-2012 với kết quả tử vong do
bệnh dại nam chiếm 63,9% cao hơn tỷ lệ đó ở nữ 36,1%. Tỷ lệ bệnh nhân
không tiêm huyết thanh và Vacxin chiếm 92,3% [21] .
Hà Thạch Thảo (2010) Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi tuân thủ
lịch tiêm ngừa bệnh dại tại Long Thành với kết quả kiến thức chung về bệnh
dại 67,0%, thái độ 60,5% và hành vi 56,62%. [23]
1.5.2. Ngoài nước
Lunney M và cs (2012), nghiên cứu 100 người dân sinh sống tại Phnom
Penh-Cambodia ghi nhận có 96,0% người nghe nói bệnh dại; 65,6% cho rằng
bệnh dại có thể gây tử vong; 57,3% biết có vắc xin phòng dại [48].
Nitheshkumar và cs (2012), khảo sát sự hiểu biết của 100 phụ nữ ở
vùng nông thôn, Ấn Độ về KAP bệnh dại, kết quả ghi nhận có 33,4% phụ nữ
cho rằng có thể ngăn ngừa bằng tiêm chủng và 38,7% tin rằng có thể điều trị
bằng các loại thảo mộc ở địa phương như ớt (11,4%); nghệ (5,6%), vôi
(6,8%), thảo dược khác (4,2%) [54].
Matibag GC và cs (2007) khảo sát kiến thức phòng bệnh dại ở
SriLanka ghi nhận là 79% người dân cho rằng bệnh dại có thể gây tử vong,
88% ý kiến bệnh dại có thể ngăn chặn khi được tiêm phòng vắc xin [51].
Davlin SL và cs (2014), khảo sát thực hành (P) trên 351 hộ nuôi chó ở
Phillipin ghi nhận 72% chó nuôi đã được tiêm chủng vắc xin dại; 72% hộ hạn
chế chó chạy rông ban ngày; 89% chó được huấn luyện không bao giờ cắn
người [36].
17
Matibag GC và cs (2007) khảo sát thực hành phòng bệnh dại ở
SriLanka ghi nhận 38% có lồng nhốt chó; 33,3% cho chó chạy tự do, 76,1%
tiêm vắc xin dại cho chó hàng năm 1 lần [51].
Prakash M., Bhatti VK, (2013) ghi nhận có 35% người dân biết triệu
chứng của bệnh dại, 10% cho biết có thể chữa khỏi, 30% trả lời rằng bệnh có thể
gây tử vong [56].
18
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng
- Toàn bộ người dân tới khám, tư vấn và được chỉ định tiêm vắc xin phòng
dại tại Trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian nghiên cứu.
(Đối với trường hợp trẻ em dưới 15 tuổi thì phỏng vấn người giám hộ đi cùng).
- Tiêu chuẩn loại trừ:
Những trường hợp có tiêm vắc xin phòng bệnh dại không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
2.1.2. Địa điểm và thời gian
- Địa điểm : Tại Trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thời gian : 01/7/2013 – 30/9/2014
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu : Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu
Theo công thức sau :
2
2
)2/1(
)1(
d
ppZ
n
Trong đó : n là cỡ mẫu nghiên cứu
)2/1(
Z
là giá trị Z thu được từ bảng Z tương ứng với giá trị của
p: tỷ lệ tiêm phòng vắc xin phòng dại, chọn p=0,5
d : là độ chính xác là khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu (p) và
từ tỷ lệ quần thể (P)
Chọn
0,05,
)2/1(
Z
= 1,96 ; d = 0,05
Áp dụng vào công thức trên ta có n = 385
Vậy cỡ mẫu cần chọn là: 385 (người)
Cỡ mẫu thực tế là: 400 (người)
19
2.2.3. Chọn mẫu
Tiến hành thu thập thông tin ở toàn bộ các đối tượng có tham gia tiêm chủng
vắc xin phòng dại tại Trung tâm Y tế dự phòng trong thời gian nghiên cứu đến khi
đủ cở mẫu điều tra.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1. Đặc điểm của đối tượng đến tiêm chủng vắc xin phòng dại tại
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học
vấn, kinh tế
- Đặc điểm thông tin về vết cắn: loại vật cắn, vị trí vết cắn, số lượng vết cắn, tình
trạng vết cắn.
- Thông tin theo dõi súc vật cắn: Thời gian theo dõi, tiêm phòng súc vật cắn, tình
trạng súc vật lúc cắn, tình trạng súc vật sau thời gian theo dõi.
- Lý do tiêm phòng vắc xin
- Phân loại vắc xin đã được sử dụng: Veorab Pháp; Lysavac.
- Phân nhóm nguyên nhân dẫn đến cần tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại:
2.3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) phòng chống dại của đối tượng
nghiên cứu
Từ thông tin người được phỏng vấn (người giám hộ)
+ Kiến thức về bệnh dại của đối tượng nghiên cứu:
- Hiểu biết triệu chứng bệnh dại.
- Hiểu biết về vật chủ truyền virút dại.
- Hiểu biết nguyên nhân gây bệnh dại
- Hiểu biết về thuốc đặc trị và vắc xin phòng dại
- Tỷ lệ kiến thức chung bệnh dại
+ Thái độ đối với vắc xin phòng bệnh dại của đối tượng nghiên cứu
- Thái độ lo sợ khi tiêm vắc xin dại
- Tác dụng phụ của vắc xin dại
- Tuân thủ đúng lịch tiêm
- Giá thành vắc xin
20
2.3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng tiêm chủng vắc xin phòng dại của
người dân
- Đặc điểm chung với tiêm đúng chỉ định vắc xin
- Đặc điểm chung với kiến thức phòng bệnh dại
- Đặc điểm chung thái độ phòng bệnh dại của người dân
- Đặc điểm chung với thực hành phòng bệnh dại người dân
- Chỉ định tiêm vắc xin phòng dại với kiến thức người dân
- Liên quan giữa thái độ với kiến thức phòng dại
- Liên quan giữa thái độ với thực hành phòng dại
- Liên quan giữa kiến thức với thực hành phòng dại
2.4. ĐỊNH NGHĨA CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU
- Biến phụ thuộc: Kiến thức, thái độ và thực hành của người dân tới tiêm
phòng vắc xin phòng chống bệnh dại tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên
Huế.
- Biến độc lập:
Đặc điểm dân số học
Đặc điểm súc vật cắn
Đặc điểm vết thương
Chỉ định tiêm vắc xin phòng dại của cán bộ y tế.
Tác dụng phụ của vắc xin phòng dại
Giá thành của vắc xin phòng dại
2.4.1. Các thông tin cơ bản quan đến đối tượng nghiên cứu
- Tuổi: Thông tin đối tượng tiêm chủng (0-15 và >15 tuổi)
Thông tin đối tượng phỏng vấn ( <40 tuổi, ≥ 40 tuổi)
- Nghề nghiệp: 1: Làm nông
2: Công nhân, thợ thủ công
3: Nội trợ gia đình
4: Buôn bán, kinh doanh, công ty
5: Cán bộ
6. Khác
21
- Trình độ học vấn: 1: Mù chữ
2: Biết đọc, biết viết, tiểu học
3: THCS, THPT
4: Đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp
- Tình trạng kinh tế: 1. Nghèo
2. Cận nghèo
3. Không nghèo
- Tình trạng sức khỏe khi tham gia tiêm chủng lần đầu: Bình thường; Bị thương;
Khác (sốt, mệt mỏi, đau đầu )
- Địa điểm bị súc vật cắn
- Loại vật cắn: 1.Chó 2.Mèo 3.Chuột 4.Tiếp xúc
- Súc vật cắn người đã tiêm phòng dại: 1. Có 2. Không 3. Không biết
- Tình trạng con vật lúc cắn: 1.Ốm 2.Chạy rông 3.Mất tích 4.Lên cơn dại
5. Bình thường 6. Chết
- Vị trí vết cắn: 1.Đầu mặt cổ 2. Tay 3.Thân 4.Chân 5. Bộ phận sinh dục
- Số lượng vết cắn: Ít/ nhiều (Từ 2 vết cắn trở lên là nhiều)
- Tình trạng vết cắn: Nông/sâu (Nông: vết cắn chỉ xâm nhập vào lớp biểu bì; sâu:
vết cắn xâm nhập vào các lớp sâu hơn).
2.4.2. Các thông tin liên quan đến bệnh dại
- Kiến thức về bệnh dại;
- Nguyên nhân gây ra bệnh dại;
- Mức độ nguy hiểm của bệnh dại đối với sức khỏe;
- Cách phòng chống bệnh dại
2.4.3. Các thông tin liên quan đến vắc xin phòng bệnh dại
- Các loại vắc xin dại được sử dụng tại Trung tâm YTDP
- Giá thành của vắc xin
- Tác dụng chính của vắc xin
- Tác dụng phụ của vắc xin
2.4.4. Các thông tin liên quan đến tác nhân dẫn đến việc phải đi tiêm vắc xin
phòng dại (súc vật cắn người)