Bộ giáo dục v đo to bộ y tế
Trờng đại học y h nội
trần hong hiệp
khảo sát tình trạng huyết áp
ở phụ nữ thời kỳ quanh mãn kinh
luận văn thạc sĩ y học
H Nội 2010
Bộ giáo dục v đo to bộ y tế
Trờng đại học y h nội
trần hong hiệp
khảo sát tình trạng huyết áp
ở phụ nữ thời kỳ quanh mãn kinh
Chuyên ngành : Tim mạch
Mã số : 60.72.20
luận văn thạc sĩ y học
Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS.ts. Đinh thị thu hơng
H Nội 2010
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này tôi đã
nhận đ
ược rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn:
Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học, bộ môn Tim mạch trường Đại học
Y Hà Nội.
Ban Giám đốc, các khoa phòng - Bệnh viện Bạch Mai.
Ban Giám đốc, các cô, chú, anh, chị trong Viện Tim mạch Việt Nam.
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới:
Phó giáo sư - Tiến sĩ Đinh Thị Thu Hương, người đã dìu dắt, giúp đ
ỡ,
hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ trong Hội đồng khoa học thông qua
đề cương và bảo vệ luận văn đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong
quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã giúp đ
ỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2010
TRẦN HOÀNG HIỆP
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng đ
ược ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2010
Tác giả
Trần Hoàng Hiệp
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CS : Cộng sự
MK : Mãn kinh
PNMK : Phụ nữ mãn kinh
PNQMK : Phụ nữ thời kỳ quanh mãn kinh
HA : Huyết áp
THA : Tăng huyết áp
WHO : Tổ chức y tế thế giới
LNHT : Loạn nhịp hoàn toàn
JNC : Ủy ban phòng chống tăng huyết áp Hoa Kỳ
ISH : Hội tăng huyết áp quốc tế
SHBG : Hormon sinh dục được gắn với globulin
TC : Cholesterol toàn phần
TG : Triglycerid
Môc lôc
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. SINH LÝ KINH NGUYỆT 3
1.1.1. Nhắc lại sinh lý của hiện tượng kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt 3
1.1.2. Các thời kỳ hoạt ñộng sinh dục của người phụ nữ 3
1.1.3. Trục vùng dưới ñồi - tuyến yên - buồng trứng 4
1.2. MÃN KINH 6
1.2.1. Định nghĩa mãn kinh 6
1.2.2. Phân loại mãn kinh 6
1.2.3. Các giai ñoạn của mãn kinh 6
1.2.4. Cơ sở sinh lý học của mãn kinh 7
1.2.5. Những thay ñổi về nội tiết khi mãn kinh 7
1.2.6. Tuổi mãn kinh 9
1.2.7. Một số ñặc ñiểm chức năng ở phụ nữ mãn kinh 11
1.3. ĐẠI CƯƠNG VỀ TĂNG HUYẾT ÁP 18
1.3.1. Định nghĩa tăng huyết áp 18
1.3.2. Phân loại tăng huyết áp 18
1.3.3. Nguyên nhân gây THA 21
1.3.4. Tiêu chuẩn chẩn ñoán tăng huyết áp 21
1.3.5. Các yếu tố nguy cơ 22
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 26
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về tăng huyết áp ở phụ nữ quanh
mãn kinh và các yếu tố liên quan 26
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về tăng huyết áp của phụ nữ quanh
mãn kinh và các yếu tố liên quan 29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 31
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn ñối tượng nghiên cứu 31
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 31
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 31
2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 31
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 31
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 32
2.4.3. Kỹ thuật chọn mẫu 32
2.4.4. Quy trình nghiên cứu 32
2.4.5. Sơ ñồ nghiên cứu 33
2.5. CÁC CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU 34
2.5.1. Tình trạng huyết áp của phụ nữ thời kỳ quanh mãn kinh 34
2.5.2. Đặc ñiểm của phụ nữ thời kỳ quanh mãn kinh 34
2.5.3. Một số yếu tố liên quan ñến tình trạng huyết áp của phụ nữ thời kỳ
quanh mãn kinh 34
2.6. CÁC KỸ THUẬT TIẾN HÀNH TRONG NGHIÊN CỨU 35
2.6.1. Đo chiều cao 35
2.6.2. Đo cân nặng 35
2.6.3. Đo huyết áp 35
2.6.4. Đo nồng ñộ estrogen, lipid máu 35
2.6.5. Đo ñộ loãng xương 35
2.7. XỬ LÝ SỐ LIỆU 35
2.8. CÁC SAI SỐ VÀ CÁCH KHỐNG CHẾ 36
2.9. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 37
3.1.1. Tuổi của ñối tượng nghiên cứu 37
3.1.2. Số lần sinh của ñối tượng nghiên cứu 38
3.1.3. Lý do chính ñi khám bệnh 38
3.1.4. Tần số tim 39
3.1.5. Chỉ số BMI của ñối tượng nghiên cứu 39
3.1.6. Hàm lượng estrogen của ñối tượng nghiên cứu 40
3.1.7. Một số rối loạn cơ năng ở phụ nữ quanh mãn kinh 40
3.1.8. Nhịp tim trên ñiện tâm ñồ 41
3.2. TÌNH TRẠNG HUYẾT ÁP CỦA PHỤ NỮ THỜI KỲ QUANH
MÃN KINH 42
3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THAY ĐỔI TÌNH TRẠNG
HUYẾT ÁP Ở PHỤ NỮ QUANH MÃN KINH 45
3.3.1. Tuổi và tình trạng huyết áp 45
3.3.2. Nơi ở và tình trạng huyết áp 45
3.3.3. Nghề nghiệp và tình trạng huyết áp 46
3.3.4. Trình ñộ học vấn và tình trạng huyết áp 46
3.3.5. Loãng xương với sự thay ñổi HA 47
3.3.6. Thời gian rối loạn mãn kinh và tình trạng huyết áp 47
3.3.7. Mối liên quan giữa nồng ñộ estrogen với sự thay ñổi HA 48
3.3.8. Mối liên quan giữa BMI và sự thay ñổi huyết áp 49
3.3.9. Rối loạn Lipid máu với sự thay ñổi HA 50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 53
4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 53
4.1.1. Tuổi của ñối tượng nghiên cứu 53
4.1.2. Số lần sinh của ñối tượng nghiên cứu 54
4.1.3. Lý do chính ñi khám bệnh 54
4.1.4. Tần số tim 55
4.1.5. BMI của ñối tượng nghiên cứu 55
4.1.6. Estrogen của ñối tượng nghiên cứu 56
4.1.7. Một số rối loạn cơ năng ở phụ nữ quanh mãn kinh 57
4.1.8. Thay ñổi nhịp tim trên ñiện tâm ñồ 59
4.1.9. Thời gian rối loạn mãn kinh 60
4.2. TÌNH TRẠNG HUYẾT ÁP CỦA PHỤ NỮ THỜI KỲ QUANH
MÃN KINH 61
4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THAY ĐỔI TÌNH TRẠNG
HUYẾT ÁP Ở PHỤ NỮ QUANH MÃN KINH 65
4.3.1. Tuổi và tình trạng huyết áp 65
4.3.2. Nơi ở và tình trạng huyết áp 65
4.3.3. Nghề nghiệp và trình ñộ học vấn với tình trạng huyết áp 66
4.3.4. Loãng xương với sự thay ñổi HA 66
4.3.5. Thời gian rối loạn mãn kinh và tình trạng huyết áp 67
4.3.6. Mối liên quan giữa nồng ñộ estrogen với sự thay ñổi HA 68
4.3.7. BMI và sự thay ñổi huyết áp 69
4.3.8. Rối loạn Lipid máu với sự thay ñổi HA 70
KẾT LUẬN 72
KIẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ ở một số quốc gia trên
thế giới 10
Bảng 1.2. Phân ñộ THA theo JNC VI (1997) và WHO/ISH (2003) 19
Bảng 1.3. Phân loại THA theo JNC VII (2003) 19
Bảng 3.1. Tuổi của ñối tượng nghiên cứu 37
Bảng 3.2. Số lần sinh của ñối tượng nghiên cứu 38
Bảng 3.3. Tần số tim của ñối tượng nghiên cứu 39
Bảng 3.4. Chỉ số BMI của ñối tượng nghiên cứu 39
Bảng 3.5. Hàm lượng estrogen của ñối tượng nghiên cứu 40
Bảng 3.6. Một số rối loạn cơ năng ở phụ nữ quanh mãn kinh 40
Bảng 3.7. Nhịp tim trên ñiện tâm ñồ 41
Bảng 3.8. Thời gian rối loạn mãn kinh 41
Bảng 3.9. Tỷ lệ tăng huyết áp 42
Bảng 3.10. Mức ñộ tăng huyết áp 42
Bảng 3.11. Huyết áp tâm thu 43
Bảng 3.12. Huyết áp tâm trương 44
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tuổi và tình trạng huyết áp 45
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa nơi ở và tình trạng huyết áp 45
Bảng 3.15. Mối liên qian giữa nghề nghiệp và tình trạng huyết áp 46
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa trình ñộ học vấn và tình trạng huyết áp .46
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa loãng xương và tình trạng huyết áp 47
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thời gian rối loạn mãn kinh và tình trạng
huyết áp 47
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa estrogen và tình trạng huyết áp 48
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa nồng dộ estrogen và huyết áp tâm thu 48
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa nồng ñộ estrogen và huyết áp tâm trương 49
Bảng 3.22. Mối liên qian giữa BMI và tình trạng huyết áp 49
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa một số chỉ số Lipid với tình trạng huyết áp 50
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa Lipid và tình trạng huyết áp 51
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa Lipid và huyết áp tâm thu 51
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa Lipid và huyết áp tâm trương 52
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu ñồ 3.1. Tuổi của ñối tượng nghiên cứu 37
Biểu ñồ 3.2. Lý do chính ñi khám bệnh của ñối tượng nghiên cứu 38
Biểu ñồ 3.3. Huyết áp tối ña 43
Biểu ñồ 3.4. Huyết áp tối thiểu 44
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mãn kinh là một hiện tượng sinh lý bình thường mà mỗi phụ nữ ñều
phải trải qua. Mãn kinh xảy ra với hiện tượng ngừng kinh nguyệt, không
phóng noãn, giảm nồng ñộ các hormon sinh dục nữ dẫn ñến sự thay ñổi về
ñặc ñiểm sinh học cũng như tâm lý ở người phụ nữ. Giai ñoạn này buồng
trứng giảm sản xuất hai hormon sinh dục nữ là estrogen và progesteron.
Phụ nữ mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh cao do tình trạng thiếu hụt estrogen
và gánh nặng của tuổi tác gây nên, trong ñó trước mắt là các triệu chứng
của mãn kinh như cơn bốc hỏa, khô âm ñạo, mất ngủ, toát mồ hôi ñêm và
về lâu dài còn phải ñối mặt với nguy cơ của bệnh tim mạch, bệnh loãng
xương, bệnh Alzheimer [5], [7] Tất cả các rối loạn này ñã ảnh hưởng
ñến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ.
Mỗi người phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh khác nhau. Ngay cả tuổi
bắt ñầu mãn kinh cũng thay ñổi. Một số người bắt ñầu từ 30- 40 tuổi, một
số khác có thể ñến trên 60. Phổ biến nhất là khoảng 45- 55 tuổi. Các triệu
chứng cũng rất thay ñổi tùy mỗi người. Có thể chỉ có vài triệu chứng nhẹ
thoáng qua, hoặc mắc phải hàng loạt biến ñổi tâm sinh lý [40].
Cùng với sự suy giảm nồng ñộ estrogen, nguy cơ mắc các bệnh lý
tim mạch cũng tăng cao. Rối loạn tim mạch ở phụ nữ tuổi mãn kinh không
chỉ gây tử vong mà còn làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng sống. Tuy
nhiên, những rối loạn này có thể ñược phòng ngừa hiệu quả, trong ñó lối
sống có vai trò chủ yếu trong việc gây ra các rối loạn tim mạch ở phụ nữ
tuổi mãn kinh.
Nhiều nghiên cứu của các tác giả ở châu Âu và Bắc Mỹ ñã ñược tiến
hành tập trung vào các khía cạnh khác nhau thuộc lĩnh vực sức khoẻ sinh
2
sản của phụ nữ mãn kinh như: tuổi mãn kinh trung bình, sự thay ñổi về ñặc
ñiểm hình thái - chức năng của phụ nữ mãn kinh, mối liên quan giữa loãng
xương, bệnh lý tim mạch và sự suy giảm estrogen, các khối u ñường sinh
dục, lợi ích và nguy cơ của liệu pháp hormon thay thế
Ở Việt Nam, mặc dù phụ nữ ñộ tuổi quanh mãn kinh chiếm tỷ lệ
không nhỏ (năm 2007 có khoảng 12% tổng số phụ nữ trên toàn quốc) [6]
nhưng có thể nói các công trình nghiên cứu về sức khỏe sinh sản của phụ
nữ chưa ñáp ứng ñược với yêu cầu về chăm sóc sức khoẻ ở lứa tuổi này.
Trong thực tế khám chữa bệnh, phụ nữ ở tuổi quanh mãn kinh thường có
nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cao, số lượng người ñi khám chữa bệnh có tỷ lệ
khá ñông, trong số ñó tăng huyết áp cùng với cơn bốc hoả là hai triệu
chứng thường gặp và là lý do chính ñể người bệnh ñến khám tại phòng
khám tim mạch. Tuy nhiên, những nghiên các vấn ñề sức khoẻ nói chung ở
ñối tượng này còn nhiều hạn chế, ñặc biệt chưa có nghiên cứu về tăng
huyết áp ở phụ nữ thời kỳ quanh mãn kinh, vì vậy chúng tôi chọn ñề tài này
với mục tiêu:
1. Khảo sát tình trạng huyết áp ở phụ nữ thời kỳ quanh mãn kinh.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan ñến tình trạng huyết áp ở phụ
nữ thời kỳ quanh mãn kinh.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SINH LÝ KINH NGUYỆT [13][40]
1.1.1. Nhắc lại sinh lý của hiện tượng kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt
- Định nghĩa: kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính chất chu
kỳ hàng tháng từ tử cung qua ñường âm ñạo ra ngoài, do có sự bong nội
mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt ñột ngột estrogen và progesteron
trong cơ thể.
Kinh nguyệt là kết quả của một chu kỳ hoạt ñộng sinh dục có phóng
noãn nhưng không thụ tinh, là biểu hiện hoạt ñộng nội tiết của buồng trứng
người phụ nữ. Sự bong nội mạc tử cung xảy ra tuần tự trên toàn bề mặt của
niêm mạc, bong ñến ñâu thì nội mạc tử cung lại ñược tái tạo ngay và vì thế
khi bong xong toàn bộ nội mạc tử cung cũng là lúc nội mạc tử cung ñược
tái tạo xong, thời gian kéo dài 3-4 ngày. Dưới ảnh hưởng của các hormon
buồng trứng, nội mạc tử cung có sự biến ñổi về cấu trúc và chức năng qua
các giai ñoạn tăng sinh, chế tiết và thoái triển.
Kinh nguyệt bình thường là biểu hiện kết quả hoạt ñộng của buồng
trứng và thần kinh của người phụ nữ.
1.1.2. Các thời kỳ hoạt ñộng sinh dục của người phụ nữ
- Người ta lấy mốc ñể chia cuộc ñời hoạt ñộng sinh dục của người
phụ nữ thành các thời kỳ khác nhau (hình 1.1)
Hình 1.1: Các thời kỳ trong cuộc ñời người phụ nữ
10
19
Thời kỳ thơ ấu
Giai ñoạn
dậy thì
15
Tiền mãn kinh
40
55
Thời kỳ hoạt ñộng sinh sản
Thời kỳ mãn kinh
Tuổi
Tuổi trẻ
20
49
4
- Thời kỳ thơ ấu là thời kỳ phụ nữ lọt lòng mẹ ñến trước khi có chu
kỳ kinh nguyệt ñầu tiên, thông thường từ sau ñẻ ñến 13, 14 tuổi.
- Tuổi dậy thì là thời kỳ bộ phận sinh dục hoàn thiện dần, ñược ñánh
dấu bằng chu kỳ kinh nguyệt ñầu tiên. Những vòng kinh ñầu của tuổi dậy
thì thường không có phóng noãn (trung bình tuổi từ 13 ñến 15) nhưng ở
nông thôn có muộn hơn. Hành kinh sớm là trước 8 tuổi gọi là dậy thì sớm.
- Thời kỳ hoạt ñộng sinh sản là thời kỳ bộ phận sinh dục trưởng thành,
phụ nữ hành kinh ñều ñặn, vòng kinh phóng noãn có khả năng sinh sản.
- Thời kỳ tiền mãn kinh hay còn gọi là giai ñoạn chuyển tiếp trước
khi mãn kinh thực sự, thường có rối loạn kinh nguyệt, buồng trứng hoạt
ñộng kém, có thể phóng noãn hoặc không phóng noãn.
- Thời kỳ mãn kinh là thời kỳ người phụ nữ không còn hành kinh
nữa không có khả năng sinh sản.
1.1.3. Trục vùng dưới ñồi - tuyến yên - buồng trứng
Chức năng sinh sản của người phụ nữ ñược thực hiện nhờ hoạt ñộng
của bộ phận sinh dục, tức là chức năng ñảm bảo sự thụ tinh, làm tổ và phát
triển của trứng trong tử cung. Tất cả hoạt ñộng của bộ phận sinh dục chịu
ảnh hưởng nội tiết của trục vùng dưới ñồi - tuyến yên - buồng trứng. Trục
này hoạt ñộng có chu kỳ, biểu hiện bằng kinh nguyệt xảy ra hàng tháng.
Nguyên nhân hoạt ñộng có chu kỳ của người phụ nữ là do cơ chế hồi tác
(feed - back) (hình 1.2).
5
Hình 1.2. Cơ chế ñiều khiển của trục vùng dưới ñồi - tuyến yên - buồng
trứng
6
1.2. MÃN KINH [13][78]
1.2.1. Định nghĩa mãn kinh
Vào khoảng 40-50 tuổi, kinh nguyệt của người phụ nữ trở nên không
ñều. Sau vài tháng ñến vài năm người phụ nữ mất kinh nguyệt hoàn toàn và
không còn hiện tượng phóng noãn. Hiện tượng này ñược gọi là mãn kinh.
Mãn kinh là tình trạng thôi hành kinh vĩnh viễn, một vô kinh thứ
phát do suy giảm hoạt ñộng của buồng trứng một cách tự nhiên và không
hồi phục [22].
1.2.2. Phân loại mãn kinh
- Mãn kinh tự nhiên là tình trạng vô kinh liên tục 12 tháng sau lần có
kinh cuối cùng mà không có bất kỳ nguyên nhân bệnh lý nào.
- Mãn kinh nhân tạo là tình trạng dừng kinh nguyệt sau khi cắt bỏ
buồng trứng (có hoặc không cắt bỏ tử cung) hoặc do ñiều trị hoá chất,
phóng xạ làm suy giảm chức năng buồng trứng [78].
1.2.3. Các giai ñoạn của mãn kinh
- Giai ñoạn tiền mãn kinh (Pre-menopause): là giai ñoạn trước khi
mãn kinh, khi mà chu kỳ kinh nguyệt vẫn ñều ñặn ở phụ nữ sau ñộ tuổi 40,
ñôi khi mất kinh nhưng không kéo dài quá 3 tháng.
- Giai ñoạn quanh mãn kinh (Peri-menopause): là giai ñoạn ngay
trước khi mãn kinh thật sự, khi mà chu kỳ kinh nguyệt bất thường hoặc có
giai ñoạn vô kinh kéo dài hơn 3 tháng nhưng không kéo dài hơn 12 tháng,
giai ñoạn này bao gồm cả năm ñầu sau khi mãn kinh.
- Giai ñoạn hậu mãn kinh (Post-menopause): là giai ñoạn sau khi vô
kinh liên tục 12 tháng, giai ñoạn này kéo dài cho tới khi chết.
7
Hình 1.3. Mối liên quan giữa các khoảng thời gian xung quanh thời
ñiểm mãn kinh
1.2.4. Cơ sở sinh lý học của mãn kinh
Giai ñoạn tiền mãn kinh kéo dài khoảng 1-5 năm, có khi tới 10 năm
trước khi mãn kinh. Dấu hiệu sớm nhất là: (1) chu kỳ kinh nguyệt ngắn lại,
không ñều từ 2 ñến 3 ngày và (2) giảm khả năng thụ thai.
Sau khi sinh, số lượng các nang trứng sẽ giảm dần và ñến tuổi dậy
thì buồng trứng chỉ còn khoảng 1 triệu nang trứng. Số nang trứng này tiếp
tục giảm và ở tuổi 20 thì buồng trứng chỉ còn khoảng 0,3 triệu nang. Mặc
dầu chỉ có khoảng 400 nang trứng ñược sử dụng từ khi dậy thì ñến khi mãn
kinh (chỉ chiếm khoảng 1%) nhưng ngay cả ở những phụ nữ có chu kỳ kinh
nguyệt dài hay sử dụng thuốc tránh thai ñường uống kéo dài thì vẫn không
thể trì hoãn ñược mãn kinh [11][13].
1.2.5. Những thay ñổi về nội tiết khi mãn kinh
Vào thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, do chức năng buồng trứng
suy giảm nên nồng ñộ các hormon do nang trứng và hoàng thể bài tiết ra
như estrogen, progesteron, inhibin và activin cũng giảm, dẫn tới sự tăng
Quanh mãn kinh
Mãn kinh
12 tháng
Hậu mãn kinh
Ti
ền m
ãn kinh
8
cao nồng ñộ FSH trong huyết thanh. Khi mãn kinh nồng ñộ FSH có thể
tăng 10-20 lần, nồng ñộ LH cũng gia tăng 3-5 lần.
Trong thời kỳ sinh sản, estrogen có nguồn gốc chủ yếu ở buồng
trứng do các tế bào hạt lớp áo trong ở nửa ñầu chu kỳ kinh nguyệt bài tiết
và nửa sau là do hoàng thể bài tiết. Khi có thai, rau thai bài tiết một lượng
lớn estrogen. Ngoài ra estrogen còn ñược cung cấp từ sự thơm hóa ở ngoại
vi do sự chuyển ñổi androgen thành estrogen. Có 3 loại estrogen tự nhiên
chính là β-estradiol, estron và estriol. Estrogen cũng có thể biến từ dạng
này sang dạng khác như sự chuyển dạng qua lại của estradiol và estron.
Gan có tác dụng chuyển dạng các estrogen mạnh (estradiol và estron) thành
dạng estriol yếu [22].
Trước khi mãn kinh, 95% estradiol lưu hành trong máu do buồng
trứng tiết ra, phần còn lại có nguồn gốc từ sự chuyển hóa estron. Ở thời kỳ
mãn kinh có sự thay ñổi về hàm lượng, nguồn gốc và các dạng estrogen lưu
hành trong máu. Nồng ñộ estradiol, estron giảm rõ rệt trong 12 tháng ñầu
của thời kỳ này và tiếp tục giảm chậm hơn trong một vài năm sau ñó. Ở
khoảng 90% phụ nữ, buồng trứng không còn chế tiết estradiol và estron trở
thành loại estrogen tuần hoàn chính yếu. Nguồn gốc của estron ñều từ quá
trình thơm hóa androstenedion mà 95% chất này ñược chế tiết ra từ tuyến
thượng thận và 5% từ buồng trứng. Sau ñó sự chuyển ñổi estron ở mô
ngoại vi là nguồn gốc chính của estradiol trong thời kỳ mãn kinh [22].
Các hormon sinh dục ñược gắn với globulin (SHBG) là một protein
huyết thanh, chỉ có 1-3% ở trạng thái tự do và có hoạt tính sinh học. Nồng
ñộ globulin gắn hormon sinh dục có thể tăng, giảm hoặc không thay ñổi.
Hút thuốc lá làm tăng khả năng gắn của SHBG với estrogen và là nguyên
nhân chính làm giảm hoạt tính sinh học của estradiol [22].
9
1.2.6. Tuổi mãn kinh
Tuổi mãn kinh tự nhiên khoảng 40 - 55 tuổi, trước 40 tuổi ñược xem là
mãn kinh sớm, sau 55 tuổi ñược xem là mãn kinh muộn. Thời gian bắt ñầu
mãn kinh cho ñến khi mãn kinh thực sự là 5 năm (95% từ 2 ñến 8 năm) [40].
Theo một số tác giả khác thì mãn kinh ở giai ñoạn từ 30-39 tuổi là
mãn kinh tự nhiên sớm, còn từ trên 55 tuổi là mãn kinh tự nhiên muộn.
Theo công bố của WHO năm 1996, tuổi mãn kinh trung bình ở các nước
công nghiệp phát triển khoảng 51 tuổi và ở các nước ñang phát triển thì
thấp hơn [78]. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về tuổi mãn kinh của
nhiều nước trên thế giới cho kết quả rất khác nhau.
Theo nhận xét của WHO thì trong hầu hết các nghiên cứu ñều thấy
rằng so với phụ nữ ở các nước công nghiệp, phụ nữ ở các nước ñang phát
triển có kinh lần ñầu tiên muộn hơn và mãn kinh ñến sớm hơn. Tuy nhiên,
một nghiên cứu ngang tiến hành trên 4000 phụ nữ ở 7 nước châu Á (năm
1991) lại cho thấy tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ ở các nước này là
hơn 51 tuổi. Kết quả này giống các kết quả nghiên cứu về tuổi mãn kinh
trung bình của phụ nữ ở các nước công nghiệp [78].
Sau ñây là kết quả nghiên cứu (bảng 1.1) về tuổi mãn kinh (tính theo
trung bình số học) của phụ nữ ở một số nước trên thế giới trong thập kỷ 90
- thế kỷ XX.
10
Bảng 1.1. Tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ ở một số quốc gia trên
thế giới [5],[45],[78]
TT Tên quốc gia Tuổi MKTB
Châu Á
1
Đài Loan 49,5
2
Thái Lan 50,3
3
Philipin 48,0
4
Trung Quốc 49,0
5
Malaysia 50,7
6
Indonexia 50,5
7
Nhật Bản 49,3
8
Ấn Độ 44,6
Châu Âu
9
Cộng hòa Czech 51,2
10
Phần Lan 51,0
11
Pháp 52,0
12
Thổ Nhĩ Kỳ 47,8
13
Thụy Điển 50,9
14
Thụy Sĩ 50,0
Châu Phi
15
Nigeria 48,4
16
Nam Phi 49,2
17
Ghana 48,1
Châu Mỹ
18
Mexico 46,5
19
Chile 50,0
20
Mỹ 51,3
21
Colombia 50,0
Tại Việt Nam ñã có một số công trình nghiên cứu về ñộ tuổi mãn
kinh như nghiên cứu của Phạm Thị Minh Đức, Phạm Gia Đức, Nguyễn Thị
Ngọc Phượng, Phan Thị Sang [12],[10], [27], [29].
- Nghiên cứu vào những năm 90 của Phạm Thị Minh Đức và cộng sự
thì tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ Hà Nội là 47 ± 4 [12].
11
- Nghiên cứu của Phạm Gia Đức và cộng sự tiến hành năm 1998 trên
299 phụ nữ mãn kinh ở nội thành của thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tuổi
mãn kinh trung bình là 48,7 [10].
- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Phượng và cộng sự tiến hành
trên 3485 phụ nữ ở nội và ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh cho
thấy tuổi mãn kinh trung bình là 47,5 tuổi [27].
- Nghiên cứu của Phan Thị Sang năm 1996 trên 407 phụ nữ ở thành
phố Huế cho thấy tuổi mãn kinh trung bình là 49,61 ± 3,42 [29].
Tuy nhiên, do mỗi tác giả chỉ nghiên cứu trong phạm vi một ñịa
phương nhất ñịnh nên không thể công bố chính xác về tuổi mãn kinh của
phụ nữ Việt Nam.
Sự khác nhau về tuổi mãn kinh giữa các quốc gia, các dân tộc, ñã
gợi ý cho các nhà khoa học nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng ñến tuổi
mãn kinh như nhân khẩu học, tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội, tiền sử
kinh nguyệt - thai nghén, tiền sử nuôi con, tiền sử bệnh tật Theo WHO,
mãn kinh ñến sớm hơn có thể liên quan ñến các phụ nữ có hút thuốc lá,
không sinh ñẻ, vòng kinh ngắn và có thể do tình trạng kinh tế xã hội thấp
kém, ly dị, ly thân, sử dụng thuốc ngừa thai ñường uống Một số tác giả
ghi nhận rằng tuổi mãn kinh có liên quan tới di truyền [5],[78].
1.2.7. Một số ñặc ñiểm chức năng ở phụ nữ mãn kinh
1.2.7.1. Rối loạn kinh nguyệt và ngừng kinh nguyệt
Vào tuổi mãn kinh ở phụ nữ không còn hành kinh nữa. Tuy nhiên,
trước ñó một số năm (thường khoảng 2-8 năm) thì hoạt ñộng của buồng
trứng giảm xuống khiến kinh nguyệt trở thành không ñều và các vòng kinh
thưa dần, có khi 3-4 tháng mới có một lần. Nguyên nhân chính của sự giảm
hoạt ñộng của buồng trứng là do bản thân buồng trứng giảm nhạy cảm với
tác dụng kích thích của FSH mặc dù nồng ñộ FSH lúc này rất cao. Trong
12
giai ñoạn này có thể có những thay ñổi về ñộ dài của chu kỳ kinh nguyệt,
hoặc thay ñổi về số lượng máu kinh.
Trong trường hợp ñiển hình thì ở giai ñoạn sớm của tiền mãn kinh,
chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn lại và sau ñó lại kéo dài ra. Một vài chu kỳ
hoàn toàn không có kinh. Những chu kỳ không phóng noãn có thể xuất
hiện ñột ngột nên không có hoàng thể hoặc hoàng thể chóng tàn và chế tiết
progesterone kém. Điều này dẫn ñến mất cân bằng giữa estrogen và
progesteron gây tăng sinh niêm mạc tử cung và hậu quả là rong kinh. Trong
những trường hợp này, bác sỹ Sản phụ khoa cần chẩn ñoán phân biệt với
các bệnh lý thực thể khác của tử cung mà hay gặp nhất là u xơ tử cung.
Đến giai ñoạn mãn kinh thật sự, do lượng estrogen tiết ra không ñủ
ñể làm thay ñổi niêm mạc tử cung ñến mức gây ñược hiện tượng kinh
nguyệt nên xảy ra hiện tượng thôi hành kinh vĩnh viễn. Như vậy, hiện
tượng ngừng kinh nguyệt ñánh dấu sự xuất hiện của thời kỳ mãn kinh. Sau
khi loại trừ các nguyên nhân khác, người phụ nữ sẽ ñược chẩn ñoán là mãn
kinh khi vô kinh trên một năm.
1.2.7.2. Hội chứng mãn kinh
Hội chứng mãn kinh bao gồm một số triệu chứng mà phụ nữ mắc
phải có liên quan tới thời kỳ mãn kinh.
Các triệu chứng liên quan tới thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng rất nhiều
tới chất lượng sống của phụ nữ mãn kinh nên trên thế giới có nhiều nghiên
cứu liên quan tới lĩnh vực này. Các nghiên cứu chủ yếu là thống kê tỷ lệ
xuất hiện, lượng hóa mức ñộ của các triệu chứng và phân thành các nhóm.
Tuy nhiên, cho ñến nay các tác giả không thống nhất ñược với nhau ở số
lượng các triệu chứng cũng như số lượng của các nhóm triệu chứng. Theo
tìm hiểu của chúng tôi thì nhìn chung, các biểu hiện của phụ nữ thời kỳ này
thường gồm:
13
* Các rối loạn về vận mạch
Cơn bốc hoả, ra mồ hôi ñêm là triệu chứng liên quan tới rối loạn ñiều
nhiệt của cơ thể, ñặc trưng cho thời kỳ mãn kinh. Ra mồ hôi ñêm thường ñi
cùng với mất ngủ và là nguyên nhân gây gián ñoạn giấc ngủ về ñêm.
Cơn bốc hoả xuất hiện ñột ngột, biểu hiện của nó là người phụ nữ có
cảm giác bừng ấm hay nóng, thường bắt ñầu từ ngực và lan lên cổ, ñầu và
mặt. Cảm giác có thể kéo dài một vài giây tới một vài phút và thường kèm
theo một cơn ñỏ mặt tăng dần từ phần trên ngực lên cổ và mặt. Sau ñó bệnh
nhân thường vã mồ hôi và rùng mình. Các cơn bốc hỏa có thể nhiều ít
mạnh yếu, nhưng ñặc biệt chúng hay xuất hiện về ban ñêm. Thần kinh căng
thẳng là một trong các yếu tố khởi phát cơn bốc hỏa. Tần số, cường ñộ, thời
gian kéo dài của cơn bốc hoả có thể giảm ngay cả ở nhóm dùng giả dược
[5]. Như vậy là có cả yếu tố tâm lý tham gia vào triệu chứng cơn bốc hỏa.
Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa cơn bốc hoả với vã mồ hôi về
ñêm và với mất ngủ. Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng này ở phụ nữ mãn
kinh nhân tạo cao hơn so với phụ nữ mãn kinh tự nhiên.
Giãn mạch thường xảy ra khi khởi phát cơn bốc hỏa và tiếp tục ít
nhất 5 phút sau khi triệu chứng ñã giảm ñi. Giãn mạch và ñổ mồ hôi là cơ
chế thải nhiệt, sau ñó sự rùng mình sau cơn bốc hỏa có tác dụng làm tăng
thân nhiệt trung tâm trở về bình thường. Cơ chế gây rối loạn vận mạch tới
nay chưa rõ nhưng hình như có mối liên hệ tạm thời giữa cơn bốc hỏa và
nhịp giải phóng LH. Theo các nhà nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới,
tần suất xuất hiện các cơn bốc hỏa khác nhau tuỳ theo từng vùng, từng dân
tộc. Tỷ lệ này tại Trung Quốc là 10%; 56% ở phụ nữ Thuỵ Điển, 17,6% ở
phụ nữ Singapore; 56% ở phụ nữ Malaysia; và trên 80% ở phụ nữ Hà Lan
[45],[55],[59], [67]. Tại Việt Nam, theo Nguyễn Thị Ngọc Phượng thì tỷ lệ
này là 60,5% và theo Phạm Gia Đức là 41,4% ở phụ nữ thành phố Hồ Chí
Minh [10], [27].
14
* Biểu hiện về hệ sinh dục - tiết niệu
Khi mãn kinh, thiếu estrogen sẽ gây teo các cơ quan, bộ phận thuộc
hệ thống sinh dục - tiết niệu. Teo âm ñạo thường xuất hiện muộn trong
khoảng 5 -10 năm sau mãn kinh, tuy nhiên những năm sau mãn kinh thì
estrogen vẫn có tác dụng lên các tế bào âm ñạo. Một nghiên cứu về tế bào
âm ñạo ở 148 phụ nữ tuổi từ 40-78 chỉ ra rằng chỉ có 20% số phụ nữ có
phiến ñồ âm ñạo teo hoàn toàn. Âm ñạo - cổ tử cung có nhiều mạch máu
nên rất dễ tổn thương khi va chạm và gây chảy máu [78]. Theo Larson B.
và CS thì tỷ lệ khô âm ñạo là khoảng 37% ở phụ nữ mãn kinh Thụy Điển,
theo Harvey Chim thì tỷ lệ này là 20,7% ở phụ nữ Singapore [53][58].
Ngoài triệu chứng khô âm ñạo, hết ham muốn tình dục cũng là một yếu tố
giảm tần suất hoạt ñộng tình dục. Giảm ham muốn tình dục do nhiều
nguyên nhân khác nhau, trong ñó có quan niệm cho rằng tình dục chỉ dành
cho giới trẻ. Ở Việt Nam theo Đặng Quang Vinh nghiên cứu ở phụ nữ
thành phố Hồ Chí Minh, Tô Minh Hương ở phụ nữ thành phố Hà Nội, thì
tỷ lệ giao hợp ñau tương ứng là 50% và 71,6% [17][36].
Rối loạn về tiết niệu là biểu hiện thường thấy ở phụ nữ có tuổi, thường
xảy ra vào giai ñoạn quanh mãn kinh. Các triệu chứng về ñường tiết niệu gồm
có: bí ñái, khó ñái, tiểu không tự chủ thường gặp ở khoảng 25-50% số phụ nữ
sau mãn kinh. Ở Việt Nam theo Nguyễn Thị Tân Sinh thì tỷ lệ này là
37,5% [30].
* Dấu hiệu về cơ xương khớp
Tỷ lệ phụ nữ mãn kinh phàn nàn về các triệu chứng cơ xương khớp
là rất cao, ñặc biệt là ñau lưng, ñau khớp Theo nghiên cứu tại Trung
Quốc của Ho S.C. và cộng sự, thì triệu chứng cơ xương khớp chiếm tỷ lệ
cao nhất, sau ñó mới ñến các triệu chứng ñau ñầu và các triệu chứng tâm