Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài kĩ thuật bắn súng tiểu liên ak cho học sinh khối 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.84 KB, 13 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm GV: Trần Đức Hoàng
MỤC LỤC
Trang
PHẦN
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
PHẦN A: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
I. Cơ sở lí luận:
Giáo dục Quốc phòng – An ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân,
một nội dung trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn
học chính khóa trong chương trình giáo dục cấp Trung học phổ thông.
Môn học Giáo dục Quốc phòng – An ninh góp phần giáo dục toàn diện cho
học sinh về lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối
với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, của các lực lượng
vũ trang nhân dân Việt Nam, có ý thức cảnh giác, làm thất bại chiến lược “ Diễn
biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ và mọi âm mưu, thủ đoạn, phá hoại của các thế lực
thù địch; rèn luyện cho học sinh có kiến thức quốc phòng, kĩ năng về quân sự
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của Giáo dục đào tạo và bảo vệ đất nước
trong tình hình mới, năm 2000 chương trình Giáo dục Quốc phòng cho học sinh,
sinh viên được sửa đổi, bổ sung và ban hành theo quyết điịnh số 12/2000/QĐ-
BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngày 05/05/2006, Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành số 16/2006/ QĐ-BGD&ĐT về chương trình
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Trần Đức Hoàng
giáo dục phổ thông cấp THPT, trong đó có môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh
với thời lượng 35 tiết cho mỗi khối lớp và 105 tiết cho cả cấp học.
II. Cơ sở thực tiễn:
Đối với chương trình khối 11, phần thực hành chiếm tổng lượng 2/3 (20 tiết
thực hành so với 35 tiết học), trong đó có những kiến thức về kĩ năng quân sự,
như: súng tiểu liên AK và cách tháo lắp, kĩ thuật bắn súng AK, kĩ thuật sử dụng
lựu đạn, kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương. Trong đó bài: Kĩ thuật bắn súng tiểu


liên AK và súng trường CKC với thời lượng: 02 lí thuyết, 06 tiết thực hành, được
chia nhiều giai đoạn yếu lĩnh kĩ thuật ngắm bắn. Do đó đây là bài học rất quan
trọng và cũng là bài học nằm trong hệ thống kĩ chiến thuật Quân sự. Vì vậy, làm
thế nào trong 02 tiết học lí thuyết học sinh biết và hiểu được như thế nào là đường
ngắm cơ bản, điểm ngắm đúng, đường ngắm đúng và ảnh hưởng ngắm sai đến kết
quả bắn, kĩ thuật nằm bắn, tập bắn chụm, tập bắn mục tiêu cố định trong 06 tiết
thực hành, học sinh nắm bắt và tập luyện thuần thục tư thế động tác nằm bắn;
ngắm bắn tốt và bảo đảm an toàn trong tập luyện. Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm
vụ trên, Tôi mạnh dạn xuất với sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy bài: Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK cho học sinh
khối 11”.
III. Phạm vi đề tài:
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi tập trung vào 02 nội dung chính để
giảng dạy tốt bài kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK.
Thứ nhất, nội dung thực hành gồm có 06 tiết học và tập luyện kĩ thuật nằm
bắn với các nội dung: tập bắn chụm, tập bắn mục tiêu cố định và kết quả bắn được
xác thể hiện như thế nào?
Thứ hai, đây là bài học cần môi trường yên tĩnh, trật tự, không gian thoáng,
không có người qua lại. Do vậy, để bảo đảm trong quá trình học, tập luyện và
không ảnh hưởng các lớp học xung quanh thì giáo viên có những biện pháp gì bảo
đảm an toàn chất lượng cao trong quả trình tập luyện?
Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Trần Đức Hoàng
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Thực trạng:
Năm 2005 môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh được đưa vào giảng dạy
chính thức ở cấp THPT. Đây là bộ môn mới, nên cơ sở vật chất và điều kiện sân
bãi để giảng dạy và tập luyện đang còn thiếu, chưa đáp ứng mục đích, yêu cầu bài
học. Mặt khác, do chưa có đầy đủ phòng học chức năng cho học sinh tập luyện
nên môn học này phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, giáo viên luôn chủ động khi

trời mưa dạy lí thuyết, trời nắng dạy thực hành. Bên cạnh đó, khi dạy thực hành
điều kiện sân bãi chật hẹp, trong một sân có nhiều lớp học (cả môn học Thể dục và
môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh). Do vậy, để đảm bảo an toàn cho học sinh
trong quá trình học tập và tập luyện thì giáo viên phải thống nhất về nội dung,
cách thức tổ chức và phương pháp tiến hành giảng dạy bài: Kĩ thuật bắn súng tiểu
liên AK sao cho phù hợp và linh hoạt làm cơ sở giảng dạy sau này cũng như áp
dụng rộng rãi trong các trường THPT.
II. Ý định giảng dạy:
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Trần Đức Hoàng
- Hiểu được một số nội dung cơ bản về lý thuyết kĩ thuật bắn và tư thế động
tác nằm bắn súng tiểu liên AK.
b. Kĩ năng:
- Biết cách lấy đường ngắm cơ bản, đường ngắm đúng, nâng cao trình độ
ngắm chụm và ngắm trúng, chụm. Biết cách bắn trúng mục tiêu cố định ban ngày
bằng súng tiểu liên AK.
c. Thái độ:
- Xây dựng niềm tin vào vũ khí, trang bị.
- Tích cực tự giác luyện tập, không ngừng nâng cao trình độ ngắm bắn, đảm
bảo độ chính sác, nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu bài bắn.
2. Cấu trúc nội dung, thời gian:
a. Cấu trúc nội dung:
- Nội dung cơ bản lý thuyết bắn.
- Động tác bắn tại chổ của súng tiểu liên AK và súng trường CKC.
- Tập ngắm chụm, ngắm trúng và tập bắn mục tiêu cố định.
b. Nội dung trọng tâm:
- Tập bắn mục tiêu cố định.
c. Thời gian: Bài học gồm 08 tiết:

- Tiết 01:
+ Nội dung cơ bản lý thuyết bắn.
- Tiết 02:
+ Động tác bắn tại chổ của súng tiểu liên AK và súng trường CKC.
- Tiết 03 và 04:
+ Tập ngắm chụm, ngắm trúng.
- Tiết 05:
+ Tập ngắm mục tiêu cố định, đường ngắm chết.
- Tiết 06, 07 và 08:
+ Tập bắn mục tiêu cố định.
3. Chuẩn bị:
a. Đối với giáo viên: Cần căn cứ vào nội dung học tập để chuẩn bị vật chất
cho phù hợp:
- Tiết 01:
+ Lý thuyết: Nội dung cơ bản lý thuyết bắn.: 01 súng AK, 01 bia số 04, đồ
dùng thiết bị đường ngắm, tranh (nếu có điều kiện, nên trình chiếu).
- Tiết 02:
+ Động tác bắn tại chổ của súng tiểu liên AK và súng trường CKC: 04 bệ
bắn gồm: chiếu, bao cát, bao xe, súng và bia số 04.
- Tiết 03 và 04:
+ Luyện tập ngắm chụm, ngắm trúng: 04 bệ bắn gồm: chiếu, bao cát, súng
và bia số 10m.
- Tiết 06, 07 và 08:
Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Trần Đức Hoàng
+ Tập bắn mục tiêu cố định: 04 bệ bắn gồm: chiếu, bao cát, súng và bia số
04.
b. Đối với học sinh:
- Xem trước bài học ở sách giáo khoa, mang đúng trang phục, vở, viết.
- Luôn tuân thủ mệnh lệnh của giáo viên.

4. Một số phương pháp cụ thể:
a. Nội dung cơ bản lý thuyết bắn:
Khi giảng dạy nội dung này, giáo viên cần làm rõ được một số nội dung cơ
bản sau:
- Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với hình ảnh trên
tranh vẽ (hoặc trên màn hình) để nêu rõ khái niệm: như thế nào là đường ngắm cơ
bản, đường ngắm đúng, ảnh hưởng của ngắm sai đến kết quả bắn.
- Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với làm mẫu kĩ thuật
động tác nằm chuẩn bị bắn, bắn và thôi bắn theo 03 bước: làm nhanh, làm chậm có
phân tích và làm tổng hợp để học sinh quan sát hiểu được yếu lĩnh kĩ thuật động
tác khi nằm bắn.
Tư thế, động tác nằm bắn súng tiểu liên AK
Động tác bắn tại chổ của súng tiểu liên AK và súng trường CKC gồm các
tư thế: động tác đứng bắn, động tác quỳ bắn và động tác nằm bắn. Nhưng trọng
tâm là động tác nằm bắn. Để học sinh thực hành tốt tư thế, động tác nằm bắn thì
công tác chuẩn bị của giáo viên phải thực hiện tốt các phương pháp sau:
Thứ nhất, khi giới thiệu nội dung và tư thế, động tác nằm bắn, giáo viên
phải nêu rõ ý nghĩa của động tác trong học tập, chiến đấu, và trường hợp vận dụng
động tác để người học thấy được mức độ cần thiết: tư thế, động tác nằm bắn
thường vận dụng trong trường hợp địa hình không cho phép người bắn thực hiện
động tác đứng bắn và quỳ bắn.
Thứ hai, khi thực hành giới thiệu động tác cho học sinh, giáo viên phải làm
mẫu động tác theo 03 bước:
- Bước 1: Làm nhanh.
Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Trần Đức Hoàng
Mục đích làm cho học sinh khái quát được động tác, liên hệ, vận dụng thực
tế trong chiến đấu. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần mang đầy đủ về vũ
khí, trang bị như một quân nhân để định hướng cho học sinh quan sát động tác,
sau đó ở cương vị người bắn làm nhanh động tác một lần.

- Bước 2: Làm chậm có phân tích động tác.
Giáo viên vừa làm mẫu vừa phân tích động tác, vừa nói vừa làm, nói đến
đâu làm đến đó, nói và làm phải ăn khớp nhịp nhàng để học sinh tiếp thu chính
xác, cụ thể tỉ mĩ toàn bộ động tác.
- Bước 3: Làm tổng hợp.
Giáo viên làm lại toàn bộ các cử động của động tác với tốc độ chậm để học
sinh tổng hợp động tác đã được giới thiệu. Đây là bước quan trọng để cho học sinh
thấy được sự liên hoàn của động tác từ đó hình dung được động tác hoàn chỉnh.
Thứ ba, giới thiệu xong động tác, giáo viên nêu những điểm chú ý để học
sinh lưu ý làm sao khi nằm bắn không bị gò bó, không tạo với hướng bắn góc độ
phù hợp (khoảng 30 độ).
Thư tư, đây là nội dung thực hành dễ gây sự chán nản, nhàm chán, không
tạo được sự tập trung cao độ trong lúc ngắm bắn. Vì vậy, trong quá trình luyện tập,
giáo viên cần tạo cho học sinh tâm lí thoải mái, hứng thú trong học tập.
Thứ năm, khi triển khai cho học sinh tập luyện như đã nêu ở phần lí do
chọn đề tài là phần bảo đảm về chất lượng học tập, bởi vì trong một sân tập không
chỉ có 01 lớp học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh mà còn thêm 01 lớp học
quốc phòng và 02 lớp học môn Thể dục, điểm đặt các bệ bắn không phù hợp như
một thao trường bắn, như một bãi tập chuyên dùng, vì người đi qua đi lại nhiều.
Do vậy, khi triển khai luyện tập nội dung học bài này không đơn thuần như luyện
tập nội dung khác của bộ môn. Thông thường luyện tập nội dung khác giáo viên
phân chia tổ (hoặc nhóm) tập theo khu vực nhưng ở nội dung này giáo viên nên
chọn phần nửa cuối sân tập (phần kia để học sinh học môn Thể dục), không phân
nhóm mà gọi từng đợt (mỗi đợt 04 học sinh theo danh sách lớp lên thực hiện động
tác nằm bắn).

HS phục vụ
HS cảnh giới

Trang 6



Khu vực học Quốc phòng

Khu vực học Thể dục
(HS)



(GV)
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Trần Đức Hoàng


HS HS
Đường đi của GV, HS và Khách Cổng Trường

GV


(Bệ số 1) (Bệ số 2) (Bệ số 3) (Bệ số 4)



Khu vực tập bắn NHà Thi Đấu

(HS) Tuyến gọi tên và chuẩn bị



Thứ sáu, trong quá trình tập luyện, giáo viên bố trí 04 học sinh:

- 02 học sinh cầm cờ cảnh giới hai bên khu vực bắn, tránh trường hợp giáo
viên đi dạy, học sinh đi học và quan khách đi vào khu vực bắn gây mất tập trung
khi ngắm bắn.
- 01 học sinh phục vụ bia bắn (bia bị rơi, đổ).
- 01 học sinh gọi tên và chuẩn bị vào tuyến bắn (lớp trưởng).
b. Tập ngắm chụm, ngắm trúng, tập bắn mục tiêu cố định:
Để học sinh thực hành được phần này thì trong tiết học lý thuyết các em
phải thuộc được khái niệm về ngắm bắn (đường ngắm cơ bản đúng, điểm ngắm
đúng, đường ngắm đúng), học sinh phải phải đạt được hai yêu cầu: lấy được
đường ngắm và ổn định trong khi ngắm bắn. Ở phần này để học sinh ngắm bắn tốt,
giáo viên cần thực hiện tốt các phương pháp sau:
Thứ nhất, cơ sở vật chất phải đảm bảo cho các lớp: 01 máy tính xách tay,
máy bắn tập MBT 03 cho 01 bệ bắn.
- Giáo viên phải chuẩn bị vũ khí trang thiết bị trước giờ học tránh mất thời
gian.
Thứ hai, đối với tiết học này giáo viên phải lưu ý cho học sinh rõ:
- 01 bệ bắn có báo điểm ở máy để các em biết được kết quả của mình rút
kinh nghiệm các lần bắn sau.
- 03 bệ kia vẫn ngắm bắn bình thường, sau đó bệ số 02 (03 và 04) vào vị trí
ngắm bắn ở bệ số 01 để biết kết quả của mình.
Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Trần Đức Hoàng
- Và cứ luôn phiên, các HS khác lên tập ngắm bắn các bệ không có máy
bắn tập rồi vào vị trí bắn có máy tập như các lần trước. Tránh trường hợp tranh
giành, làm lệch kính ngắm ở súng và ở máy bắn tập.
- Một số điểm cần lưu ý khi tập luyện nội dung này:
+ Thực hiện đúng qui trình: từ tuyến chờ đợi (gọi tên), tuyến chuẩn bị (xác
định bệ bắn) và vào bệ bắn.
+ Trong quá trình ngắm bắn, các em không nên ngắm quá lâu, vì sẽ gây
hiệu ứng phụ (nhòe mắt, tâm lý không ổn định…), nếu lấy được đường ngắm nên

siết cò.
+ Người nằm bắn phải ở tư thế thoải mái, tạo được góc bắn, lấy đường
ngắm chính xác và ổn định, biết kết hợp giữa súng và thân người (tì vai, áp má,
nín thở, siết cò).
+ Tránh trường hợp cướp cò, vội bóp cò khi chưa lấy được đường ngắm.
Thứ ba, người phục vụ cũng là người bảo vệ các bia bắn, quan sát GV, HS
và quan khách qua đi lại trong phạm vi khu vực bắn.
5. Kết quả:
Học kì II năm học 2012-2013, tôi dạy 04 lớp 11 (11B3, 11B4, 11B5,
11B6), với những phương pháp như trên, tôi đã áp dụng vào bài dạy: Kĩ thuật bắn
súng AK cho 02 lớp 11B5, 11B6. Kết quả đạt được của 02 lớp này so với 02 lớp
kia đã khẳng định tính vượt trội của phương pháp này so với các phương pháp
truyền thống mà tôi dạy trước đó.
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHI ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀO
GIẢNG DẠY
Năm học
2012-2013
Tổng số
lớp/HS
Giỏi Khá T. bình Yếu
SL TL% SL TL
%
SL TL% SL TL
%
Không áp dụng 02/94 11 11.7 29 30.8 31 33.0 23 24.5
Áp dụng 02/96 24 25.0 42 43.8 21 21.8 9 9.4
Dùng phương pháp so sánh, đối chiếu, kết quả thấy được học sinh yếu và
trung bình giảm rõ, học sinh giỏi và khá tăng nhiều, nhưng điều đáng nói ở đây, tỉ
lệ yếu chủ yếu rơi vào các học sinh có thị lực kém (đeo kiếng), có thể trạng nhỏ
yếu nên khi ngắm bắn không tì, giữ được súng. Như vậy, qua một số phương pháp

Trang 8
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Trần Đức Hoàng
mà tôi đổi mới và áp dụng giảng dạy cho học sinh đã thấy thành tích của học sinh
đã được tăng lên nhiều.
PHẦN C: KẾT LUẬN.
Qua bài dạy Kĩ thuật bắn súng AK, tôi đã rút ra được một số phương pháp
để học sinh nắm vững và hiểu được phần lí thuyết để áp dụng trong quá trình
luyện tập. Mặc dù phần lí thuyết tương đối dài nhưng qua 02 tiết học, học sinh
nắm rõ kĩ thuật bắn, lấy được đường ngắm. Đối với 06 tiết thực hành, thời gian
luyện tập tuy ngắn nhưng một số phương pháp mà giáo viên đã áp dụng như công
tác chuẩn bị tốt, cơ sở vật chất đầy đủ, học sinh có tâm lý vững vàng, bố trí khu
vực tập luyện hợp lý, đảm bảo an toàn, phân chia khu vực cảnh giới để học sinh có
tâm lý thoải mái, yên tâm trong quá trình tập luyện của mình, từ đó góp phần nâng
cao thành tích.
Với những phương pháp đã rút ra trong quá trình giảng dạy, tôi mong muốn
các phương pháp này sẽ được áp dụng để giảng dạy cho học sinh THPT trong toàn
Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Huế, ngày 15 tháng 03 năm 2013
Người viết
Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Trần Đức Hoàng
Giáo viên: Trần Đức Hoàng

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Công tác Đảng, Công tác chính trị: tập 2, NXB QĐND 1998.
- Một số văn bản chỉ đạo công tác GDQP-AN của Bộ GD-ĐT, Hà Nội
07/2002.
- Tăng cường công tác GDQP-AN trong giai đoạn hiện nay, NXB VHTT.
- Giáo trình GDQP-AN: tập 1, NXB GD 12/2002.
- Giáo trình GDQP-AN: tập 1, NXB QPND, 1992.

- Sách GDQP-AN (sách giáo viên) lớp 10, NXB Giáo Dục.
- Sách GDQP-AN (sách giáo viên) lớp 11, NXB Giáo Dục.
- Sách GDQP-AN (sách giáo viên) lớp 12, NXB Giáo Dục.
- Cơ sở lý luận và đào tạo vận động viên, NXB TDTT, 1998.
- Học thuyết huấn luyện: D.Hare – Trương Anh Tuấn dịch, NXB TDTT Hà
Nội – 1996.
Trang 10
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Trần Đức Hoàng
- Tâm lý học TDTT, NXB TDTT Hà Nội, 1990.
- Sinh lý học TDTT, NXB TDTT Hà Nội, 1995.
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG THPT GIA HỘI
1. Nhận xét của HĐKH:
……………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Trần Đức Hoàng
………………………………………………………………………………………
………
2. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định đề tài trên, HĐKH Trường THPT Gia Hội–TP Huế,
thống nhất xếp loại: ……… ……

Huế, ngày ……… tháng ……… năm 2013
Hiệu trưởng
(Chủ tịch Hội đồng)
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SKKN
SỞ GD&ĐT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1. Nhận xét của HĐKH:
……………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Trang 12
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Trần Đức Hoàng
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………
2. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Tỉnh Thừa Thiên Huế
thống nhất xếp loại: ……… ……
Huế, ngày ……… tháng ……… năm 2013
Giám đốc
Trang 13

×