Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

sáng kiến kinh nghiệm toán những điều cần chú ý khi ứng dụng cntt trong dạy học và đổi mới cách dạy học ứng dụng cntt trong môn toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.01 KB, 30 trang )

1
PHÒNG GIÁO GD-ĐT KRÔNG ANA
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
TÊN ĐỀ TÀI:
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC
VÀ ĐỔI MỚI CÁCH DẠY HỌC ỨNG DỤNG CNTT TRONG MÔN TOÁN
Họ và tên: Huỳnh Ngọc Thống
Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Quý Đôn
Trình độ đào tạo: Đại học Sư phạm
Môn đào tạo: Toán
Krông Ana, tháng 12 năm 2012
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thời đại kỹ thuật số, internet phủ sóng toàn cầu, CNTT đang là
một phần thiết yếu, không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Nhờ có CNTT con người đã có
thể ngồi một chỗ mà vẫn có thể làm việc, học tập, giao lưu bạn bè và khám phá thêm nhiều tri
thức của nhân loại. Nhờ có CNTT mà nhiều ngành khoa học, nhiều ngành kinh tế không ngừng
phát triển và ngành giáo dục đào tạo cũng không phải là ngoại lệ. Hơn ai hết, giáo dục đào tạo
phải đóng vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy sự phát triển của CNTT, từ đó cung cấp nguồn
nhân lực về CNTT cho đất nước.
CNTT là một trong những phát minh vĩ đại và hữu ích nhất của con người, hơn ai hết thế
hệ trẻ hiện nay nói chung và đặc biệt là học sinh THCS – thế hệ mà hơn một thập kỷ nữa sẽ là
lực lượng lao động làm ra của cải vật chất chính cho xã hội là những người cần được tiếp cận và
sử dụng được CNTT. CNTT có những ứng dụng rất hiệu quả, nó có thể góp phần làm thay đổi
phương pháp dạy và học theo hướng tích cực.Việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy và học ở
trường phổ thông những năm qua cho thấy nó là công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho quá trình đổi
mới phương pháp dạy và học do Bộ giáo dục đề ra.
Thực hiện những văn bản chỉ đạo của Bộ giáo dục thì việc ứng dụng CNTT vào dạy học
với các mô hình soạn giảng giáo án điện tử (sau đây gọi tắt là bài giảng điện tử) đã được triển


khai một cách sâu rộng đến tất cả các trường học trên cả nước, hầu như mọi giáo viên đều có thể
dùng bài giảng điện tử trong các tiết lên lớp (trừ một số ít giáo viên lớn tuổi, việc sử dụng máy
tính chưa thành thạo nên họ chưa dạy được bài giảng điện tử) đặc biệt đó là các tiết thao giảng,
chuyên đề, hội giảng. Việc dùng bài giảng điện tử đã là một thói quen của không ít giáo viên và
nhờ việc ứng dụng CNTT vào dạy học mà các tiết học trở nên hấp dẫn, sinh động hơn, gần gũi
với thực tế hơn và cung cấp cho học sinh khối lượng kiến thức nhiều hơn so với các tiết học
chưa sử dụng CNTT đặc biệt với các môn học cần nhiều hình ảnh trực quan hay các thí nghiệm
mô phỏng, các đoạn phim tư liệu như Sinh học, Hóa học, Địa lý, Lịch sử… và nhờ vậy học sinh
tiếp thu bài tốt hơn, thích thú và hăng say học tập hơn. Đặc biệt với môn Toán là một môn học
khá khô khan, khó hiểu nhất là phân môn hình học cần nhiều hình vẽ chính xác, rõ ràng và cũng
cần nhiều hình ảnh để liên hệ thực tế thì việc sử dụng bài giảng điện tử lại càng cần thiết hơn.
Nhờ ứng dụng CNTT vào dạy học môn Toán mà học sinh yêu thích môn toán hơn, bằng chứng
là khi dạy hai tiết hình học tại lớp 8D trường THCS Lê Qúy Đôn năm học 2012 - 2013 trong đó
1 tiết có ứng dụng CNTT và 1 tiết dạy không ứng dụng CNTT qua khảo sát học sinh với câu
hỏi: “Tiết học nào em thích thú hơn và cảm thấy dễ hiểu hơn?” cho kết quả như sau:
2
Tiết học không ứng dụng CNTT Tiết học ứng dụng CNTT
05 (học sinh) 38 (học sinh)
Qua kết quả trên cho thấy việc ứng dụng CNTT vào dạy học không những giúp giáo viên
cung cấp được cho học sinh nhiều kiến thức hơn, chủ động hơn trong quá trình dạy học mà còn
mang lại cho học sinh niềm hứng thú nhiều hơn trong học tập.
Qua quá trình giảng dạy hơn 9 năm và cũng là lớp giáo viên bước ra trường giảng dạy là
tiếp cận ngay với việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Với việc không ngừng tìm tòi nghiên cứu
những phương pháp dạy học có sẵn kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, bản thân
cũng đã có những thành tích nhất định. Trong các cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện đã được
giám khảo đánh giá rất cao về việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Cùng với kinh nghiệm của
bản thân và thông qua các tiết dự giờ đồng nghiệp bản thân tôi nhận thấy việc ứng dụng CNTT
vào dạy học là rất tốt nhưng nếu sử dụng không hợp lý thì sẽ là phản tác dụng. Trên thực tế qua
nhiều năm tìm hiểu quá trình giảng dạy có ứng dụng CNTT, một số giáo viên còn mắc nhiều
những sai lầm cần phải tránh. Một số giáo viên còn có những quan niệm sai lầm về giáo án điện

tử. Vì vậy bản thân tôi mạnh dạn viết ra đề tài:“Những điều cần chú ý khi ứng dụng CNTT
trong dạy học và đổi mới cách dạy học ứng dụng CNTT trong môn Toán”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Khi thực hiện đề tài này mục tiêu chính là chỉ ra được những điều cần chú ý trong quá
trình ứng dụng CNTT trong dạy học mà giáo viên thường hay mắc phải và đưa ra phương pháp
soạn giảng ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả khi dạy học môn Toán.
Nhiệm vụ của đề tài là giúp giáo viên hiểu rõ thế nào là một tiết dạy có ứng dụng CNTT,
nắm được ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập không chỉ được hiểu theo nghĩa đơn giản
là dùng máy tính vào các công việc như biên soạn rồi trình chiếu bài giảng điện tử ở trên lớp. Và
giúp cho giáo viên định hướng được cách soạn một giáo án có ứng dụng CNTT.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Giáo viên thông qua các tiết dự giờ có sử dụng bài giảng điện tử.
- Học sinh thông qua các tiết dạy học có ứng dụng CNTT.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Giáo viên dạy Toán trường THCS Lê Qúy Đôn
- Học sinh lớp 8D
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này tôi đã chọn các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra: Điều tra, khảo sát kết quả học tập của học sinh.
3
- Phương pháp thống kê thực tiễn: Khảo sát niềm yêu thích học Toán của học sinh lớp 7
- Thực nghiệm các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.
- Phương pháp tổng kết giáo dục: Đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 7 sau
khi cho áp dụng phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các thông tư hướng dẫn của các cấp.
- Phương pháp trò chuyện, đàm thoại: Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp. Quan sát thái độ
hoạt động và nghe giảng của học sinh cũng như sự hứng thú của các.
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lí luận
Trước khi đi vào các nội dung cơ bản của đề tài, chúng ta cùng nắm một số khái niệm cơ bản

sau:
* Khái niệm về Công nghệ Thông tin: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa
học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và
trao đổi thông tin số-(Luật CNTT).
* Ưu điểm của việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học:
- Đa dạng, phong phú.
- Hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học.
- Hỗ trợ nghề nghiệp của giáo viên.
- Tạo nguồn học liệu phong phú.
- Tạo nhiều hình thức học tập mới.
* Hạn chế của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học:
- Mất nhiều thời gian chuẩn bị bài
- Còn nhiều bài giảng điện tử mang tính chất trình diễn.
* Để đổi mới cách dạy học ứng dụng công nghệ thông tin cần trang bị những phương tiện, kĩ
thuật như sau:
+ Nhà trường:
- Nhà trường cần thiết kế phòng học có gắn các thiết bị như: Máy chiếu, máy tính, màn chiếu, bộ
phận âm thanh, bảng đen. Cần chú ý máy chiếu nên gắn cố định ở một vị trí nhất định không che
mất phần bảng.
- Phòng học cần có rèm che để kéo lại khi trời quá nắng làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của học
sinh.
- Cần trang bị một bút trình chiếu để khi dạy không phải sử dụng chuột.
+ Giáo viên:
4
- Cần có một máy tính (nên là máy tính sách tay) có cấu hình tương đối cao để chúng ta có thể
xử lý những hình ảnh, video có dung lượng lớn để phục vụ cho quá trình thiết kế và giảng dạy.
- Máy tính cần được cài các phần mềm để hỗ trợ thiết kế bài giảng như: Violet 1.7, Power Point
Presenter, MathType, GEOSMETTRY_SKETPAT_tiengViet_5.0 …
- Là giáo viên dạy toán thì cần phải sử dụng thành thạo những phần mềm sau:
+ MathType: Là phần mềm gõ các kí tự toán học.

+ GEOSMETTRY_SKETPAT_tiengViet_5.0: Là phần mềm vẽ hình.
+ Violet Script: Phần mềm violet mô phỏng các hình động, cách vẽ các hình.
+ Power Point Presenter: Là phần mềm thiết kế bài giảng hỗ trợ phần lồng tiếng của giáo
viên.
+ Cần biết khai thác thông tin trên mạng internet.
- Để có được một bài giảng hay thì việc hỗ trợ của các phần mềm trên là không thể thiếu và nó
sẽ đem lại hiệu quả rất cao nếu chúng ta biết lựa chọn từng phần mềm vào từng phần kiến thức
mà ta sẽ thể hiện trong bài giảng.
2. Thực trạng:
a) Những vấn đề mà giáo viên thường mắc phải khi ứng dụng CNTT vào dạy học.
Khi ý tưởng ứng dụng CNTT vào dạy học được đưa ra cách đây vài năm, đã có nhiều ý
kiến cho rằng điều đó là chưa cần thiết. Nhiều người còn cho rằng không có CNTT thì ngành
GD-ĐT vẫn phát triển tốt trong nhiều năm qua, vẫn đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước.
Tuy nhiên, cả thế giới đang vận động theo hướng ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt
động và ngành giáo dục cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên, ứng dụng thế nào cho
đúng cách, sau đây là một số chú ý về các sai lầm mà giáo viên thường mắc phải khi ứng dụng
CNTT vào dạy học:
*Chú ý 1: Ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập không chỉ được hiểu theo nghĩa
đơn giản là dùng máy tính vào các công việc như biên soạn rồi trình chiếu bài giảng điện tử ở
trên lớp cho học sinh ngồi xem đây là một trong những sai lầm lớn nhất mà giáo viên thường
xuyên mắc phải. Giáo viên sử dụng bài giảng điện tử theo kiểu ngồi trước máy tính bấm chuột
cho bài giảng chạy các hiệu ứng và kết hợp với giảng bài.
- Tôi thiết nghĩ đây không phải là ứng dụng CNTT trong giảng dạy mà đây chỉ là một bài
giảng điện tử được trình chiếu lại mà thôi, với cách dạy này không đem lại hiệu quả cao cho
người học. Học sinh tiếp thu kiến thức mới giống như xem một bộ phim mà người lồng tiếng là
giáo viên. Việc dạy theo kiểu này sẽ đem lại sự nhàm chán cho người học và không làm nổi bật
được trọng tâm của kiến thức, học sinh không biết ghi bài như thế nào vì các nội dung hiện ra
5
rồi mất đi, lúc đó học sinh hiểu nhưng cuối giờ học thì học sinh lại quên đi kiến thức trọng tâm.
Bên cạnh đó việc dạy học theo kiểu này sẽ không rèn luyện được các kĩ năng cần thiết mà các

môn học yêu cầu nói chung và bộ môn Toán nói riêng như kĩ năng vẽ hình, kĩ năng hoạt động
tập thể, kĩ năng tính toán của từng cá nhân, tất cả giáo viên đã chuẩn bị sẵn trên máy chiếu và
đưa ra đáp án nên rất khó cho học sinh tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả nhất.
- Do đó chúng ta cần tránh cách dạy giáo viên trình chiếu học sinh ngồi xem, trong thực
tế tôi đã dự giờ nhiều tiết và thấy rất nhiều giáo viên dạy theo kiểu này và kết quả đạt được là
không cao.
* Chú ý 2: Giáo viên sử dụng quá nhiều hình ảnh, video để minh họa trong một tiết dạy
mà không chọn lọc một cách kĩ càng.
Trên thực tế trong tiết dạy nếu chúng ta sử dụng những hình ảnh, video minh họa thì sẽ
làm cho học sinh hứng thú trong quá trình học tập, phát huy được khả năng tư duy của học sinh,
nhưng nếu những hình ảnh đó không được chọn lọc một cách kĩ càng và đưa ra quá nhiều thì sẽ
có tác dụng ngược lại làm cho học sinh bị phân tâm và hứng thú xem các hình ảnh hơn là nội
dung của bài học.
Do đó giáo viên nên sử dụng hình ảnh, video với mức độ vừa phải, phù hợp với nội dung
bài học, chọn lọc kĩ càng thì tiết dạy sẽ thành công.
*Chú ý 3: Khi thiết kế bài giảng điện tử giáo viên thiết kế các slide với màu sắc nền quá
sáng hay nhiều họa tiết gây rối mắt, khó quan sát màn hình, các kênh chữ quá nhiều màu sắc mà
không để ý nên chọn màu sắc chữ như thế nào để phù hợp với sự điều tiết mắt của học sinh, có
những màu sắc khi có ánh sáng mặt trời chiếu vào làm cho kênh chữ chói nên rất khó nhìn. Với
các bài giảng điện tử với các slide trình chiếu được thiết kế như vậy khiến học sinh phải căng
mắt ra tập trung quan sát ảnh hưởng đến mức độ tiếp thu bài và thị giác của các em.
Do đó đây cũng là một điều giáo viên khi soạn giáo án điện tử cần cân nhắc khi lựa chọn
màu sắc cho kênh chữ.
Giáo viên khi thiết kế bài giảng điện tử sử dụng quá nhiều hiệu ứng khác nhau trong việc
hiển thị nội dung bài giảng cũng sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc quan sát của học sinh, gây
phân tán cho các em, hiệu ứng nếu lạm dụng nhiều quá sẽ làm cho học sinh mất tập trung mà cái
trọng tâm chúng ta muốn học sinh nhận biết thì học sinh không nắm được. Do đó khi thiết kế
chúng ta nên dùng những hiệu ứng phù hợp và cùng một kiểu, khi cần nhấn mạnh một vấn đề
nào đó thì chúng ta nên dùng một hiệu ứng khác sinh động hơn thì học sinh sẽ thấy được ngay
được cái mà giáo viên muốn truyền đạt ở đây là gì.

6
*Chú ý 4: Khi dạy giáo án điện tử giáo viên quên mất sử dụng các thiết bị dạy học truyền
thống như phấn, bảng, mô hình, các dụng cụ, các loại thước…đã làm mất đi hiệu quả và tính
thực tiễn của dạy học, không kết hợp với các phương pháp truyền thống làm cho tiết học trở nên
cứng nhắc và khô khan, làm ảnh hưởng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh.
* Chú ý 5 : Khi giáo viên thiết kế trò chơi như ô chữ, ghép tranh, trắc nghiệm… hầu như
chỉ mang tính chất hình thức, chưa mạng lại hiệu quả cao trong một tiết dạy với những câu hỏi
không mang tính chất củng cố bài học. Ở đây thiết kế một trò chơi chúng ta cần thiết kế bám sát
vào nội dung bài học, nên thiết kế những câu hỏi mang tính củng cố, những câu hỏi mang tính tư
duy, sáng tạo cho học sinh.
*Chú ý 6: Thiết kế giáo án điện tử đối với một số giáo viên toán khi dạy phân môn hình
học chưa sử dụng những mô phỏng động trong bài toán đo đạc, dựng hình mà đây là một trong
những ứng dụng hữu ích nhất mà các phần mềm hỗ trợ soạn giảng mang lại giúp cho giáo viên
có thể rút ngắn được thời gian dạy trên lớp mà học sinh vừa hiểu bài vừa phát triển được tư duy,
óc sáng tạo của bản thân, tạo cho các em rất nhiều hứng thú trong học tập.
3. Giải pháp, biện pháp: Một số giải pháp giúp đổi mới phương pháp dạy học ứng dụng
công nghệ thông tin trong môn Toán.
- Trong nhiều năm qua bản thân tôi luôn muốn tìm tòi sáng tạo ra một phương pháp giảng
dạy tốt nhất, hiệu quả nhất và tôi nhận thấy dạy học có ứng cụng CNTT là một phương pháp dạy
học mang tính sự phạm rất cao và đem lại cho người học sự tư duy sáng tạo, và qua nhiều năm
dạy học có ứng dụng CNTT thì tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp dạy học có ứng dụng
có hiệu quả mà tôi đã vận dụng.
- Để có một tiết dạy có ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao thì chúng ta cần thực hiện các
bước sau:
-Bước 1: Hình thành ý tưởng:
Trước hết, giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách tham khảo để nắm vững yêu
cầu, nội dung cần truyền tải tới học sinh. Cân nhắc đưa ra ý tưởng cho tiết dạy, tiết dạy có hay,
thành công hay không phụ thuộc vào ý tưởng chủa chúng ta. Có thể tham khảo thêm một số
GAĐT của đồng nghiệp, từ đó hình thành ý tưởng cho tiết dạy và thiết kế giáo án của mình. Xin
lưu ý rằng, muốn có một giáo án hay, một tiết dạy hiệu quả thì cần phải có ý tưởng hay, sáng tạo,

đôi khi trong lúc tham khảo giáo án của đồng nghiệp chúng ta nảy sinh ý tưởng hay từ đó hình
thành thiết kế cho từng nội dung, kiến thức truyền tải. Củng giống như chúng ta muốn xây một
ngôi nhà , chúng ta phải dự định xây nhà mấy lầu, thiết kế ra sao, mấy phòng, mấy cửa lớn, cửa
sổ…
7
- Bước 2: Soạn giáo án
Dựa vào ý tưởng đã hình thành tiến hành soạn giáo án trên word, bước này đòi hỏi người
giáo viên phải thể hiện một cách rõ ràng, thể hiện đầy đủ các bước lên lớp, các phương pháp dạy
học tích cực được thể hiện trong giáo án. Giáo án tuyệt đối không để sai kiến thức, nên soạn
giáo án theo hướng mở, có những tình huống mà chúng ta dự đoán được nhưng có những tình
huống trong quá trình tiến hành dạy trên lớp thì chúng ta mới phát hiện và giải quyết. Bước này
là bước quan trọng nhất sẽ giúp cho giáo viên có một định hướng cho tiết dạy và giáo viên phải
bám sát vào giáo án của mình để thể hiện một tiết dạy.
- Bước 3 : Thiết kế bảng phụ trên máy tính
Dựa trên giáo án đã soạn ta tiến hành thiết kế các nội dung kiến thức trên các slide, trong
bước này giáo viên cần chia ra những nội dung nào ta sẽ trình bày bảng đen và nội dung nào ta
trình bày bằng các slide, phải có sự kết hợp hài hòa giữa bảng đen và các slide, các slide chúng
ta coi như một bảng phụ đa năng giúp giáo viên thể hiện những nội dung quá dài mà không thể
viết lên bảng được, những cái mà chúng ta khó có thể thực hiện được ở trên bảng đen, và nên
nhớ rằng những kiến thức ở trên bảng đen là kiến thức trọng tâm của bài học khi kết thúc bài
dạy thì những kiến thức này sẽ còn lại trên bảng giúp cho giáo viên củng cố bài dể dàng hơn,
học sinh ghi bài tốt hơn, còn nội dung kiến thức trên các slide thì cứ hết một nội dung thì sẽ mất
đi và sẽ không làm ảnh hưởng đến việc ghi bài của học sinh. Do đó giáo viên thiết kế các slide
cần phân biệt những kiến thức nào là trọng tâm, những kiến thức nào là phụ để có sự chủ động
trong quá trình giảng dạy.
Cần tìm tòi những hình ảnh tĩnh, động, hoạt hình, mô hình, mô phỏng, âm thanh… bằng
các công cụ phần mềm khác nhau lồng ghép vào các slide để bài giảng sinh động, học sinh dể
dàng tiếp thu kiến thức, và rút ngắn được thời gian trình bày của giáo viên.
- Bước 4: Thiết kế đồ dùng dạy học
Cần tìm tòi những đồ dùng dạy học cần thiết để bổ trợ cho tiết dạy thêm phong phú.

- Bước 5: Tiến hành dạy trên lớp
Đây là bước khó nhất trong một tiết dạy có ứng dụng CNTT, đòi hỏi giáo viên có sự
chuẩn bị tốt, chủ động kiến thức của mình, sự phối hợp giữa các phương pháp dạy học tích cực
sẽ giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Tuy nhiên tùy thuộc vào từng bài cụ thể mà chúng ta sẽ có những sự điều chỉnh sao cho
phù hợp với từng nội dung, từng mạch kiến thức, quan trọng nhất là sự kết hợp giữa bảng đen và
bảng phụ (máy chiếu), kết hợp phương pháp dạy học tích cực với những phương pháp dạy học
8
truyền thống, sử dụng các đồ dùng dạy học nếu thấy cần thiết dù sao thì dụng cụ thực tế vẫn
giúp học sinh tiếp cận kiến thức tốt hơn.
Ví dụ cụ thể về tiết dạy có ứng dụng CNTT:
Tiết 27 - Baøi2. DIEÄN TÍCH HÌNH CHÖÕ NHAÄT
(Chương trình hình học lớp 8)
(Bài giảng thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2012 - 2013
do Phòng GD&ĐT Krông Ana tổ chức)
Bước 1: Hình thành ý tưởng:
- Sử dụng trò chơi đuổi hình bắt chữ để học sinh tiếp cận với kiến thức là hình chữ nhật
thay cho phần kiểm tra bài cũ.
- Sử dụng bảng phụ là máy chiếu giới thiệu các số đo, làm quen với từ “diện tích”
- Sử dụng máy chiếu thể hiện phần đếm diện tích của các hình, thông qua đó học sinh có
thể so sánh các diện tích, nắm được thế nào là diện tích đa giác và các tính chất của diện tích đa
giác.
- Khi dạy phần tính chất hai tam giác bằng nhau sử dụng đồ dùng dạy học tự làm, vẽ một
tam giác trên một tờ giấy trắng, một tam giác trên một tờ giấy trong sao cho hai tam giác này
bằng nhau, khi dạy giáo viên yêu cầu một học sinh lên bảng chồng hai tam giác này lên nhau để
thấy được hai tam giác bằng nhau thì diện tích bằng nhau, khi đó với hình ảnh thực tế và tự tay
học sinh trình diễn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn là sử dụng máy chiếu (phần này thực hiện trên
bảng đen).
-Phần diện tích hình chữ nhật thì giáo viên nên cùng học sinh xây dựng công thức tính,
cách tính diện tích hình chữ nhật thì học sinh đã học ở tiểu học, giáo viên nên đưa một hình chữ

nhật có chiều dài và chiều rộng yêu cầu học sinh tính diện tích hình chữ nhật đó, sau đó giáo
viên giới thiệu về công thức tính diện tích hình chữ nhật để học sinh nắm, sử dụng máy chiếu
cho phần này, sau đó giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng công thức để tính một hình chữ nhật.
(phần này thực hiện trên máy chiếu)
- Phần diện tích hình vuông thì giáo viên đưa ra một hình chữ nhật có hai kích thước
bằng nhau và yêu cầu học sinh tính theo công thức diện tích hình chữ nhật, sau đó dẫn dắn học
sinh hình chữ nhật đó là hình vuông và yêu cầu học sinh nêu công thức tính diện tích hình
vuông.(phần này thực hiện trên máy chiếu)
- Phần diện tích tam giác vuông thì giáo viên đưa ra một hình chữ nhật có một đường
chéo và yêu cầu học sinh chứng minh hai tam giác vuông tronh hình chữ nhật bằng nhau, từ đó
9
rút ra công thức tính diện tích tam giác vuông thông qua diện tích hình chữ nhật. (phần này thực
hiện trên máy chiếu)
- Như vậy ý tưởng xây dựng công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông thì đều
dựa trên hình chữ nhật và có sự móc nối với nhau để bài dạy được lôgíc.
- Phần củng cố là một phần khá quan trọng giúp học sinh vận dụng các công thức tính do
đó giáo viên cần lựa chọn bài toán hợp lý, mang tính vận dụng cao để học sinh nhớ công thức,
giáo viên đưa ra bài toán tính diện hai tam giác vuông không bằng nhau mà có diện tích bằng
nhau để học sinh thấy được chiều ngược lại “hai tam giác có diện tích bằng nhau thì không bằng
nhau”. Phần này giáo viên có sử dụng phần mô phỏng của violet.
Bước 2: Soạn giáo án
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Học sinh cần nắm được khái niệm diện tích đa giác, ba tính chất của diện tích đa giác,
công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông. Học sinh hiểu rằng để
chứng minh các công thức đó cần vận dụng các tính chất của diện tích đa giác.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng được các công thức đã học và các tính chất của
diện tích trong giải toán.
3. Thái độ: Kiên trì trong suy luận (tìm đoán và suy diễn), cẩn thận chính xác trong vẽ hình.
II/Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Thước thẳng có chia khoảng, compa, thước đo góc, bảng phụ (máy chiếu) kẻ ô
vuông vẽ hình 121, 3 tính chất của diện tích đa giác, các định lý và bài tập.
2. Học sinh: Thước thẳng có chia khoảng, compa, thước đo góc, bảng nhóm, ôn tập công thức
tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông (học ở tiểu học).
III/ Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức - đặt vấn đề (thời gian: 5 phút)
Trò chơi: Đuổi hình tóm chữ
-GV: Đưa ra một hình vẽ trên máy chiếu yêu
cầu học sinh đoán chữ gì?
-GV: Có thể gợi ý từ này gồm 3 chữ.
-GV: Đưa ra đáp án trên máy chiếu.
-GV: Trao phần thưởng cho học sinh trả lời
chính xác nhất.
-GV đặt vấn đề: Các em đã biết định nghĩa
hình chữ nhật, tính chất của hình chữ nhật
-HS: Đứng tại chổ trả lời, nếu sai thì học sinh
khác trả lời.
-HS: Nhận thưởng.
-HS: Chú ý lắng nghe.
10
và dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật, ngày
hôm nay các em sẽ biết thêm một vấn đề nữa
cũng liên quan đến hình chữ nhật đó là:
“Diện tích hình chữ nhật”. Và đó là nội
dung của bài học ngày hôm nay.
2. Khái niệm diện tích đa giác (thời gian: 15 phút)
-GV: Yêu cầu học sinh theo dõi màn hình
-GV: Số đo của đoạn thẳng AB là 8cm
-GV: Số đo của

·
xOy
là 60
0
-GV: Và ta cũng đã quen với từ “diện tích”
Ví dụ viên gạch vuông ốp tường có cạnh là
1dm thì có diện tích là 1dm
2
, hoặc sân trường
em có diện tích khoảng 1000m
2
. vậy thì diện
tích có phải là một số đo không? Ta đi phần
1.Khái niệm diện tích đa giác.
-GV: Yêu cầu học sinh làm ?1
HS: Theo dõi màn hình
-HS: chú ý lắng nghe
11
1dm
1dm
2
1000m
2
-GV: Chiếu hình 121 lên máy chiếu
-GV: (a) Có phải diện tích hình A là diện
tích 9 ô vuông, diện tích hình B cũng là diện
tích 9 ô vuông hay không?
-GV: Hình A có bằng hình B không?
-GV: Dùng mô hình để cắt hình B để được 9
ô.

-GV: Diện tích hình A bằng diện tích hình B
-GV: (b) Vì sao ta nói: Diện tích hình D gấp
4 lần diện tích hình C
-GV: (c) So sánh diện tích hình C với hình E
-GV: Vậy diện tích đa giác là gì ?
-GV: Mỗi đa giác có mấy diện tích? diện tích
đa giác có thể là số 0 hay số âm không? (chỉ
vào các hình đã xét).
-GV: Giới thiệu các tính chất của diện tích
đa giác thông quan những hình ảnh cụ thể.
-GV: ∆ABC và ∆DEF có bằng nhau hay
không?
-GV: Chồng hai hình lên nhau và cho học
sinh nhật xét phần mặt phẳng của hai tam
giác này như thế nào?
-GV: Điều đó chứng tỏ điều gì?
-GV: Rút ra cho học sinh tính chất thứ 1
-GV: Đưa ra mô hình để dẫn dắt học sinh
đến tính chất thứ 2.
-GV: Nếu chọn hình vuông có cạnh dài 1cm,
1dm, 1m, 1km thì có diện tích bao nhiêu?
-GV: Giới thiệu
100m
2
= 1a
10000m
2
= (1ha)
-GV: Giới thiệu ký hiệu diện tích đa giác
HS: Quan sát các hình vẽ

-HS: Trả lời: Hình A có diện tích là 9 ô vuông,
hình B có diện tích cũng là 9 ô vuông
-HS: Hình A không bằng hình B vì chúng
không thể chồng khít lên nhau
-HS: Vì diện tích hình D có 8 ô vuông. Hình C
có diện tích 2 ô vuông.
-HS: Diện tích hình E gấp 4 lần diện tích hình
C.
-HS: Số đo phần mặt phẳng giới hạn bởi một
đa giác được gọi là diện tích đa giác đó
-HS: Mỗi đa giác có một diện tích xác định.
Diện tích đa giác là một số dương
-HS: ∆ABC = ∆DEF
-HS: Nhận xét hai phần mặt phẳng giới hạn
của hai tam giác chồng khít lên nhau.
-HS: Hai tam giác bằng nhau thì diện tích bằng
nhau.
-HS: Quan sát và rút ra tính chất thứ 2.
-HS: Hình vuông có cạnh dài 1cm, 1dm, 1m
thì có diện tích: 1cm
2
, 1dm
2
, 1m
2
, 1km
2
-HS: Nghe giới thiệu và ghi nhớ
12
E

D
C
A
B
Diện tích đa giác ABCDE kí hiệu là: S
ABCDE
hoặc S nếu không sợ nhầm lẫn.
-GV: Như vậy các em đã biết thế nào là diện
tích đa giác, bây giờ thầy và các em sẽ đia
vào một đa giác cụ thể.
3. Công thức tính diện tích hình chữ nhật: (thời gian: 10 phút)
-GV: Để tính diện tích hình chữ nhật ta làm
như thế nào ?
-GV: Như vậy các em đã biết cách tính diện
tích hình chữ nhật, bây giờ thầy và các em sẽ
xây dựng công thức tính.
-GV: Cho một hình chữ nhật có chiều dài là
a, chiều rồng là b thi diện tích hình chữ nhật
là bao nhiêu?
-GV: Giới thiệu chiều dài và chiều rộng của
hình chữ nhật là hai kích thước của hình chữ
nhật.
-GV: Vậy S = a.b
-GV: Yêu cầu học sinh phát biểu thành lời và
giới thiệu đó là một định lí trong khuôn khổ
chương trình THCS ta thừa nhận không
chứng minh.
-GV: Yêu cầu một học sinh nhắc lại.
-GV: Cho a = 9cm; b = 3cm thì S = ?
-GV: Chi hình vẽ tính diện tích hình chữ

nhật ABCD
-GV: Chỉnh sai cho học sinh và kết luận để
tính diện tích hình chữ nhật chúng ta cần chú
ý kích thước phải cùng một đơn vị đo.
-GV: Hình chữ nhật ABCD có gì đặc biệt?
-GV: Hình chữ nhật ABCD còn là hình
vuông, vậy để tính diện tích hình vuông ta
làm thế nào?
-HS: Diện tích hình chữ nhật bằng chiều dài
nhân chiều rộng.
-HS: a.b
-HS: Diện tích hình chữ nhật bằng tích hai kích
thước của nó
-HS: S = a.b = 9.3 = 27cm
2
-HS: S = 2.20 = 40cm
2
-HS: S = 20.20 = 400cm
2
Hoặc S = 2.2 = 40dm
2
-HS: Có hai cạnh kế bằng nhau
13
b
a
20cm
2dm
A
B
C

D
-GV: Chuyển sang mục 3
-HS: Lấy cạnh nhân cạnh
4. Công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông: (thời gian: 10 phút)
-GV: Nếu một cạnh của hình vuông là a thì
các cạnh còn lai là bao nhiêu?
-GV: Vậy công thức tính diện tích hình
vuông có cạnh là a như thế nào?
-GV: Yêu cầu học sinh phát biểu bằng lời.
-GV: Chốt công thức lên bảng.
-GV: Treo bảng phụ có bài tập: Cho hình
chữ nhật ABCD. Nối AC.
-GV: ∆ABC và ∆CDA có bằng nhau không
vì sao?
-GV: Theo tính chất diện tích đa giác thì hai
tam giác nay có diện tích bằng nhau không?
-GV: Diện tích hình chữ nhật ABCD bằng
diện tích của tam giác nào?
-GV: Vậy diện tích tam giác vuông được tính
như thế nào ?
-GV: Đưa ra một tam giác vuông có hai cạnh
góc vuông là a và b.
-GV: Chốt vấn đề
-HS: cũng là a
-HS: cũng là S = a.a = a
2
-HS: Diện tích hình vuông bằng bình phương
cạnh của nó :
-HS: ∆ABC = ∆CDA (cgc)
-HS: S

ABC
= S
CDA
(tc 1)
-HS: S
ABCD
= S
ABC
+ S
CDA
(tc2)
⇒ S
ABCD
= 2S
ABC
⇒ S
ABC
=
22
ab
S
ABC
=
-HS: Diện tích tam giác vuông bằng nửa tích
hai cạnh góc vuông
S =
2
1
ab
5. Luyện tập (thời gian: 8 phút)

Bài 1: Hãy điền vào ô trống trong bảng sau,
biết x,y là hai kích thước của HCN, S là diện
tích hình chữ nhật.
Kết quả “phiếu học tập”
Bảng 1
14
A B
C
D
a
b
C
a
a
A
B
D
x 2cm 2cm 4
y 4cm 12cm 4
S 16cm
2
72cm
2
-GV: Thông qua bài này dẫn học sinh bài số
6.
-GV: Trường hợp nào hình chữ nhật là hình
vuông ?
Bài 2) Hoạt động cá nhân, ghi vào bảng
nhóm.
Đo cạnh (mm), rồi tình S của ∆ vuông ở hình

bên.
-GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày bài
làm.
-GV: Kiểm tra bằng mô phỏng cách đo bằng
violet.
-GV: Vẽ thêm một tam giác vuông có và yêu
cầu tính diện tích?
-GV: Có nhận xét gì về 2 tam giác này?
-GV: Hai tam giác này có bằng nhau không?
-GV: Vậy tính chất một không có chiều
ngược lại.
-GV: Chốt lại toàn bộ bài học.
-GV: Gợi ý cho bài sau.
x 2cm 2cm 6cm 4
y 4cm 8cm 12cm 4
S 8cm
2
16cm
2
72cm
2
16cm
2
-HS: x = y = 4 thì hình chữ nhật là hình vuông
-HS: Kết quả đo :
AB = 40mm ; AC = 30mm
S
ABC
=
. 40.30

2 2
AB AC
=
=600mm
2
-HS: Nhận xét và bổ sung nếu cần
-HS: S
DEF
=
. 20.60
2 2
DE EF
=
=600mm
2
-HS: Hai tam giác này có diện tích bằng nhau.
-HS: Không
-HS: Chú ý
6. Hướng dẫn về nhà (thời gian: 2 phút)
- Nhận xét giờ học.
− Nắm vững khái nịêm S đa giác, ba tính chất của S đa giác, các công thức tính S hình chữ
nhật, hình vuông, tam giác vuông.
− Bài tập về nhà 7, 9, 10, 11, 13 tr 118, 119 SGK
- Bước 3 : Thiết kế bảng phụ trên máy tính
Phần này tôi chỉ đưa ra một số bảng phụ chỉ những nội dung mà bảng đen chúng ta không
thể viết được vì nó quá dài, những hình ảnh, những mô phỏng mà ta thiết kế…, và những nội
dung cần thiết để học sinh hứng thú theo dõi chứ không phải bưng nguyên nội dung của bài dạy
để chiếu cho học sinh xem.
15
- Bảng phụ số 1: Là phần đặt vấn đề chúng ta thiết kế theo kiểu đuổi hình bắt chữ. Phần này

giúp cho học sinh tiếp cận ngay đến nội dung bài học và có sự động não suy luận ngay khi vao
bai học tạo sự hứng phú cho học sinh.
- Bảng phụ số 2: Giúp học sinh quan sát và đếm được diện tích của các hình thông qua các ô
vuông nhỏ. Tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho phần hình thành khái niệm “diện tích”.
- Bảng phụ số 3: Thông qua bảng phụ này giúp học sinh theo dõi được các cách ghép các hình
lại để tạo ra một hình có thể nhìn thấy được diện tích ngay. Giáo viên thiết kế hình động.
16
- Bảng phụ số 4: Bảng phụ này chứa kiến thức của bài học đây là phần quan trọng mà chúng ta
không thể ghi lên bảng đen vì quá dài, nếu chúng ta ghi bảng thì rất mất thời gian.
- Bảng phụ số 5: Bảng phụ này giúp cho giáo viên hình thành nên công thức tính diện tích hình
chữ nhật thông qua một hình chứ nhật được chia thành nhiều ô vuông nhỏ.
- Bảng phụ số 6: Ví dụ về tính diện tích hình chữ nhật và chú ý cho học sinh tùy thuộc vào đơn
vị mà ta tính diện tích sẽ cho kết quả khác nhau.
17
- Bảng phụ số 7: Bảng phụ này giúp giáo viên hình thành nên diện tích tam giác vuông thông
qua diện tích hình chữ nhật đã học.
-Bảng phụ số 8: Bảng phụ này giúp học sinh củng cố lại cách tính diện tích hình chữ nhật, hình
vuông bằng cách điền vào ô trống.
-Bảng phụ số 9: Giúp học sinh biết cách đo các cạnh góc vuông của một tam giác rồi tính diện
tích. Phần này được thiết kế bằng Violet Script, học sinh quan sát và thực hiện theo.
18
-Bảng phụ số 10: Bảng phụ này giúp học sinh thấy được hai tam giác có diện tích bằng nhau
nhưng không bằng nhau. Thiết kế bằng Violet Script.

- Bước 4: Thiết kế đồ dùng dạy học
Các dụng cụ dạy học cần thiết: Các loại thước
Chuẩn bị hai miếng bìa trong
- Bước 5: Tiến hành dạy trên lớp
Tùy thuộc vào các tình huống diễn ra trên lớp mà giáo viên xử lý một cách hợp lý, mục
đích làm sao cho học sinh hiểu bài và thể hiện được các ý tưởng của mình.

Tiết 44 - Bài 4: CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
(Chương trình Số học lớp 6)
(Bài giảng thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2012 - 2013
do Phòng GD&ĐT Krông Ana tổ chức)
Bước 1: Hình thành ý tưởng:
- Phần kiểm tra bài cũ là phần mở đầu cho bài dạy, giúp cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học và
vận dụng kiến thức cũ vào bài mới do đó giáo viên cần thiết kế sao cho có sự liên kết giữa bài cũ
và bài mới. Để cộng được hai số nguyên cùng dấu thì học sinh phải biết được thế nào là giá trị
tuyệt đối của một số nguyên, vận dụng tính được các biểu thức có chứa dấu giá trị tuyệt đối giúp
cho học sinh khi cộng hai số nguyên cùng dấu dễ dàng hơn. Giáo viên ccho học sinh quan sát
bằng mô hình thiết kế trên bảng phụ để thấy được giá trị tuyệt đối của số 12.
- Giáo viên lấy ví dụ về số tiền nợ để đặt vấn đề vào bài mới.
- Phần cộng hai số nguyên dương, giáo viên hình thành cho học sinh nhận thấy việc cộnng hai
số nguyên dương giống như cộng hai số tự nhiên đã học, sử dụng bảng phụ động có trục số để
học sinh thấy được sự giống nhau đó và nắm kĩ hơn thông qua một số ví dụ củng cố.
19
- Phần cộng hai số nguyên âm, đây là phần khó giáo viên cần phải có sự chuẩn bị tốt, lấy một số
ví dụ thực tế để học sinh thấy được trong thực tế thường xảy ra vấn đề như giảm một đại lượng
ta chuyển thành tăng đại lượng đó ví dụ: “Khi nhiệt độ tăng 2
0
C, ta nói nhiệt độ tăng +2
0
C. Khi
nhiệt độ giảm 5
0
C, ta có thể nói nhiệt độ tăng -5
0
C”. Giáo viên đưa ra ví dụ như sách giáo khoa,
sử dụng trục số trên máy chiếu để hướng dẫn học sinh cách cộng hai số nguyên âm. Sau đó đưa
mô hình nhiệt kế trên bảng phụ để học sinh thấy rõ kết quả của phép tính và từ đó rút ra quy tắc

cộng hai số nguyên âm, kết thúc bằng việc thực hiện phép tính. Trong phần này giáo viên cần
nêu ứng dụng thực tế của phép tính này.
- Phần củng cố giáo viên nên đưa ra một số dạng toán cơ bản khác nhau và trò chơi để củng cố
toàn bài, trong phần nay tôi sử dụng trò chơi ô chữ và được thiết kế trên violet.
- Phần cuối học sinh sẽ được xem một phóng sự về “hành trình 20 thế kỉ của số nguyên âm”,
phần này được thiết kế theo kiểu lồng tiếng giống như học sinh xem phim, giúp cho học sinh
thất được sự hình thành của số nguyên âm.
Bước 2: Soạn giáo án
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hs biết phép cộng hai số nguyên cùng dấu. Bước đầu hiểu được rằng có thể dùng
số nguyên biểu thị thứ tự thay đổi theo hướng ngược nhau của một đại lượng.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng cộng hai số nguyên cùng dấu, trọng tâm là cộng hai
số nguyên âm, Giải các bài toán thực tế.
3. Thái độ: Học sinh có thái độ nghiêm túc, tích cực trong quá trình học, Bước đầu có ý thức
liên hệ những điều đã học với thực tiễn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: SGK, thước kẻ có chia đơn vị, phấn màu, bảng phu (máy chiếu) hình 44 và 45
2. Học sinh: SGK, thước kẻ có chia đơn vị
III. Tiến trình dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
1) Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là gì?
Nêu cách tính GTTĐ của một số nguyên
dương, số nguyên âm, số 0.
) 12 a =
) 0 b
) 12 c −
2) Tính giá trị của biểu thức sau:
- HS lên bảng làm theo yêu cầu của GV
Trả lời câu hỏi xong chữa bài tập.

) 12 12a =
) 0 0b =
) 12 12c − =
- HS lên bảng làm theo yêu cầu của GV
20
- GV: Hỏi thêm một số vấn đề liên quan.
- GV cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
- GV: Cho học sinh quan sát mô hình để kiểm
tra giá trị tuyệt đối của 12.
GV đánh giá và cho điểm.
- GV: Giả sử hôm qua thầy nợ em 2000, hôm
nay thầy lại nợ em 5000 nữa hỏi thầy đã nợ
em tổng cộng là bao nhiêu tiền?
-GV: Vậy để biết câu trả lời chính xác thì bài
học ngày hôm nay sẽ trả lời câu hỏi này cho
các em.
HS nhận xét bài làm của bạn.
HS: Thầy nợ 7000
2. CỘNG HAI SỐ NGUYÊN DƯƠNG
1. Cộng hai số nguyên dương:
-GV: Các số nguyên dương còn được gọi là số
gì?
- GV nêu ví dụ:
(+5) + (+2) = 5 + 2 = 7
Sử dụng máy chiếu để hướng dẫn cho HS.
Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai
số tự nhiên khác 0
- GV minh hoạ phép cộng đó trên trục số.
Ap dụng: cộng trên trục số: (+3) + (+5)
-GV: Vậy ta cộng hai số nguyên dương ta làm

thế nào?
-GV: Thực hiện ( +3) + (+ 2) = + 5
-GV: Yêu cầu 1 học sinh lên bảng làm BT áp
dụng.
a) (+23) + (+17) = ?
b)
37 15− +
-GV: Chốt kiến thức.
-GV: Chúng ta sẽ đi tìm hiểu để cộng hai số
nguyên âm ta làm thế nào?
1. Cộng hai số nguyên dương:
-HS: Còn được gọi là số tự nhiên khác
không.
HS : Dựa vào trục số, xác định hướng
“dương “ xét từ điểm 0 và thao tác như sgk
để tìm kết quả bài tính cộng
HS: Cộng hai số nguyên dương chính là cộng
hai số tự nhiên khác 0.
(+37) + (+81) = ?
HS: a) (+23) + (+17) = 23 + 17 = 40
HS: b)
37 15− +
= 37 + 15 = 52
3. CỘNG HAI SỐ NGUYÊN ÂM
2. Cộng hai số nguyên âm
- GV: Giới thiệu quy tắc tăng âm trong thực tế
đối với nhiệt độ hay tiền
- GV: Khi nhiệt độ tăng 2
0
C, ta nói nhiệt độ

tăng +2
0
C. Khi nhiệt độ giảm 5
0
C, ta có thể
nói nhiệt độ tăng -5
0
C.
2. Cộng hai số nguyên âm
21
) 18 13a − + − =
) 125 75b − + =
) 18 13 18 13 31a − + − = + =
) 125 75 125 75 200b − + = + =
-GV: Tương tự khi tiền giảm 10000 đồng, ta
có thể nói số tiền tăng – 10 000 đồng.
- GV nêu ví dụ như SGK.
Nói nhiệt độ giảm 2
0
C có nghĩa là nhiệt độ
tăng như thế nào?
Muốn tìm nhiệt độ buổi chiều ở Maxtcơva ta
phải làm thế nào?
- Sử dụng trục số trên máy chiếu để hướng dẫn
cho HS tính phép cộng trên.
Vây: (-3) + (-2) = (-5)
-GV: Cho học sinh quan sát mô hình nhiệt độ
để nắm rõ hơn về sự tăng giảm nhiệt độ.
- GV: Yêu cầu học sinh làm ?1
- GV: Em có nhận xét gì về hai kết quả?

- GV: Vậy muốn làm cho nó giống nhau thì ta
phải đặt dấu “-“ đằng trước.
-GV: Khi cộng hai số nguyên âm ta làm thế
nào?
GV nhắc HS là tách quy tắc thành 2 bước:
+ Cộng hai giá trị tuyệt đối
+ Đặt dấu “ –“ đằng trước.
Ví dụ: (-3)+(-5) = -(3+5) = -8
GV cho HS làm áp dụng:
a) (-23) + (-17) =
b) (-7) + (-14) =
HS: Ta có thể coi là tăng -2
0
C
HS: Ta cần làm phép cộng: (-3) + (-2) = ?
HS: (-3) + (-2) = (-5)
HS:
(-4) + (-5) = (-9) bằng cộng trên trục số.
HS:
4 5 4 5 9− + − = + =
HS: Hai kết quả là hai số đối nhau.
HS nêu quy tắc như trong SGK:
* Quy tắc: Muốn cộng hai số nguyên âm, ta
cộng hai giá trị tuyệt đối câu chúng rồi đăt
dấu “-“ trước kết quả
HS làm ví dụ.
2 HS lên bảng thực hiện.
a) (-23) + (-17) = -(23 + 17) = -40
b) (-7) + (-14) = -(7 + 14) = -21
4. CỦNG CỐ

Bài tập 1:
Điền vào ô trống dấu >,<,=
a) ( -2) + (-5) (-10)
b) ( -12) + (-2) 14
c) 13 +
12−
14
-GV: Nhận xét và chốt bài toán.
Bài tập 2:
Tính giá trị của biểu thức:
a) x + (-10) biết x = -28
b) y + (-267) + y biết y = -33
-GV: Thực hiện mẫu trên bảng câu a
Thay x = -28 vào biểu thức ta có:
(-28) + (-10)= -38
-GV: Yêu cầu học sinh lên bảng làm câu b
-GV: Nhận xét và chốt bài toán.
HS: Đứng tại chỗ điền
Bài tập 2:
Điền vào ô trống dấu >,<,=
a) ( -2) + (-5)
>
(-10)
b) ( -12) + (-2)
<
14
c) 13 +
12−
=
14

HS: Thực hiện
Thay y = -33 vào biểu thức:
(-33) + (-267) +(-33) = -333
22
Bài tập 3:
Nhiệt độ lúc 6 giờ tối tại Pari ( Pháp) là -2
0
C.
Đến 8 giờ tối nhiệt độ giảm thêm 3
0
C, đến 10
giờ đêm nhiệt độ lại giảm thêm 4
0
C nữa. Hỏi
nhiệt độ lúc 10 giờ đêm tại Pari là bao nhiêu?
-
-GV: Giải cùng học sinh.
-GV: Nhận xét và chốt bài toán.
-GV: Tổ chức trò chơi cho học sinh.
-GV: Trao thưởng cho học sinh.
-GV: Giới thiệu lịch sử số nguyên âm.
HS: Nhiệt độ lúc 10 giờ đêm tại Pari là:
(-5) + (-3) +(-4) = -12
o
C
HS: Tham gia trò chơi
HS: Chú ý lắng nghe
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học thuộc bài, làm các bài tập còn lại trong SGK
- Làm BT 23,24,25 SGK

- Xem trước bài 5 “ Cộng hai số nguyên khác dấu”
- Bước 3 : Thiết kế bảng phụ trên máy tính
Bảng phụ số 1: Phần kiểm tra bài cũ, giúp học sinh nhớ lại những kiến thức trọng tâm đã học,
phục vụ cho bài mới.
- Bảng phụ số 2: Giúp học sinh được cũng cố rõ hơn về giá trị tuyệt đối của một số nguyên
thông qua sơ đồ hình học động.
23
- Bảng phụ số 3: Hướng dẫn học sinh thực hiện cộng hai số nguyên dương bằng sơ đồ hình học
động để học sinh thấy được kết quả của phép cộng giống như cộng hai số tự nhiên.
- Bảng phụ số 4: Một ví dụ thực tế về cộng hai số nguyên âm, thông qua sơ đồ hình học động
để học sinh rút ra quy tắc cộng hai số nguyên âm.
- Bảng phụ số 5: Một mô hình động về nhiệt kế đo nhiệt độ của phép cộng hai số nguyên âm,
giúp học sinh nhận thấy được kết quả của phép cộng hai số nguyên âm trong thực tế là như thế
nào.
-Bảng phụ số 6: Bài tập củng cố cho phép cộng hai số nguyên cùng dấu.
24
- Bảng phụ số 7: Một bài toán tính giá trị của biểu thức giúp cho học sinh cách trình bày và tính
toán đối với một bài toán thay số.
- Bảng phụ số 8: Bảng phụ này là một trò chơi ô chữ giúp học sinh củng cố những nội dung
kiến thức đã học và rút ra một số kết luận về phép cộng hai số nguyên cùng dấu., thiết kế bằng
violet.
- Bảng phụ số 9: Là bảng phụ giới thiệu về số nguyên âm hành trình 20 thế kỉ, được thiết kế
giống như một video, giáo viên lồng tiếng vào và khi dạy cho học sinh xem như một phóng sự.
25

×