Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khách nhau và mật độ nuôi lên tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá lăng nha (hemibagrus wyckioides fang & chaux, 1949) giai đoạn từ 15 ngày tuổi, ương trong giai đặt trong ao đất tại khánh hò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 76 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU
VÀ MẬT ĐỘ NUÔI LÊN TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG CỦA
CÁ LĂNG NHA (Hemibagrus wyckioides Fang & Chaux, 1949) GIAI
ĐOẠN TỪ 15 NGÀY TUỔI ĐẾN 75 NGÀY TUỔI, ƯƠNG TRONG GIAI
ĐẶT TRONG AO ĐẤT TẠI KHÁNH HÒA.




LUẬN VĂN THẠC SĨ










NHA TRANG – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU
VÀ MẬT ĐỘ NUÔI LÊN TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG CỦA
CÁ LĂNG NHA (Hemibagrus wyckioides Fang & Chaux, 1949) GIAI
ĐOẠN TỪ 15 NGÀY TUỔI ĐẾN 75 NGÀY TUỔI, ƯƠNG TRONG GIAI
ĐẶT TRONG AO ĐẤT TẠI KHÁNH HÒA.

Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 606270
LUẬN VĂN THẠC SĨ



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LƯU THỊ DUNG






NHA TRANG - 2011
i

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của chính tác giả đã
trực tiếp thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn
trung thực và chưa từng được sử dụng công bố trong bất cứ công trình khoa học nào
khác.
Mọi sự giúp đỡ trong luận văn này đã được tác giả cảm ơn và các thông tin trích
trong luận văn đều được tác giả trích rõ nguồn gốc.
Tác giả
NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG




















ii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tác giả xin trân trọng cảm ơn trường Đại học Nha Trang và công ty
TNHH Thủy Sản Tây Nguyên đã tạo điều kiện, hỗ trợ cho tác giả thực hiện luận văn này.
Xin được gửi lời biết ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa Nuôi Trồng Thủy
Sản - trường Đại học Nha Trang và các thầy cô ngoài trường đã tạo điều kiện, truyền
đạt những kiến thức quý báu cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Lưu Thị Dung và TS. Phan
Đinh Phúc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và đóng góp ý kiến để tác giả
hoàn thành luận văn.
Xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể anh em ở trại thực nghiệm của công ty
TNHH Thủy Sản Tây Nguyên và gia đình cô Tuyết Anh ở Diên Xuân, Diên Khánh đã
giúp đỡ, hỗ trợ cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị trong lớp cao học NTTS 2007, 2009, bạn bè
và gia đình đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.














iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: TỔNG LUẬN 3
1.1 Đặc điểm sinh học của cá lăng nha 3
1.1.1 Hệ thống phân loại 3
1.1.2 Đặc điểm sinh thái 3
1.1.3 Đặc điểm hình thái 3
1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 4
1.1.5 Đặc điểm sinh sản 4
1.1.6 Tập tính sống 5
1.2 Tình hình nghiên cứu cá lăng nha trên thế giới 5
1.2.1 Nghiên cứu về di truyền 5
1.2.2 Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá lăng nha 6
1.2.3 Nghiên cứu nuôi thương phẩm 8
1.3.Tình hình nghiên cứu cá lăng nha trong nước 9
1.3.1 Nghiên cứu sinh sản nhân tạo 9

1.3.2 Nghiên cứu nuôi thương phẩm 11
1.4 Sơ lược về nhu cầu dinh dưỡng của cá 13
1.4.1 Nhu cầu protein 13
1.4.2 Nhu cầu amino acid 14
1.4.3 Nhu cầu về lipid 14
1.4.4 Nhu cầu acid béo thiết yếu của cá 15
1.4.5 Nhu cầu Carbohydrate của cá 16
1.4.6 Nhu cầu vitamine và chất khoáng của cá 17
1.4.7 Nhu cầu năng lượng của cá 17
iv

PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 18
2.2 Đối tượng nghiên cứu 18
2.3 Phương pháp luận 18
2.3.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 18
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu 19
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1 Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm 26
3.2.1 Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tốc độ sinh trưởng của cá lăng nha
theo thời gian 29
3.2.2 Ảnh hưởng thức ăn lên tỷ lệ sống cá lăng nha theo thời gian 43
3.3 Ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá lăng nha
theo thời gian 45
3.3.1 Ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ sinh trưởng của cá lăng nha theo thời gian 45
3.3.2 Ảnh hưởng của mật độ lên tỷ lệ sống cá lăng nha theo thời gian 53
3.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá lăng nha ở các thí nghiệm 54
3.4.1 Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá lăng nha ở thí nghiệm 1 54
3.4.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá lăng nha ở thí nghiệm 2 56
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 58

4.1Kết luận 58
4.2 Đề xuất ý kiến 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO a
PHỤ LỤC d
v

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

CRD: Completely Random Design - Thiết kế ngẫu nhiên hoàn toàn
CTV: Cộng tác viên
CV(l): Coefficient of Variation (length) - Hệ số phân đàn theo chiều dài
CV(w): Coefficient of Variation (weight) - Hệ số phân đàn theo khối lượng
DLG: Daily Length Gain - Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình/ ngày về chiều dài
DWG: Daily Weight Gain - Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình/ ngày về khối lượng
FCR:
Feed Conversion Ratio
- Hệ số chuyển hóa thức ăn

Lt-gain:
Length Gain
- Tỷ lệ gia tăng về chiều dài
NT: Nghiệm thức
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
NTĐC: Nghiệm thức đối chứng
SGRl:
Specific Growth Rate of Length
- Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài
SGRw:
Specific Growth Rate of Weight
- Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng

TNS: Thể nhiễm sắc
UP:
Uni-president

Wt-gain:
Weight Gain
- Tỷ lệ gia tăng về khối lượng





vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Các nhu cầu amino acid của cá [12] 14
Bảng 3.1 Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm 26
Bảng 3.2 Chiều dài và khối lượng trung bình ban đầu của cá lăng nha ở thí nghiệm 1 29
Bảng 3.3 Các chỉ tiêu sinh trưởng của cá lăng nha ở thí nghiệm 1 30
Bảng 3.4 Khối lượng cá lăng nha theo thời gian ở thí nghiệm 1 33
Bảng 3.5 Tốc độ sinh trưởng về khối lượng cá lăng nha theo thời gian ở thí nghiệm 1 34
Bảng 3.6 Chiều dài cá lăng nha theo thời gian ở thí nghiệm 1 35
Bảng 3.7 Tốc độ sinh trưởng về chiều dài cá lăng nha theo thời gian ở thí nghiệm 1 36
Bảng 3.8 Hệ số phân đàn của cá lăng nha theo thời gian ở thí nghiệm 1 37
Bảng 3.9 Kết quả phân tích thành phần sinh hóa của 3 loại thức ăn thí nghiệm 39
Bảng 3.10Thành phần protein có trong vật chất khô của thức ăn [4] 39
Bảng 3.11Protein khẩu phần cho cá lăng nha trong thí nghiệm 40
Bảng 3.12 Lipid, Glucid khẩu phần cho cá lăng nha trong thí nghiệm 40
Bảng 3.13 Kết quả phân tích chỉ tiêu acid béo của thức ăn thí nghiệm 41

Bảng 3.14Tỷ lệ UFA và SFA có trong Lipid của thức ăn thí nghiệm 41
Bảng 3.15 Kết quả phân tích thành phần acid béo thiết yếu trong thức ăn thí nghiệm 42
Bảng 3.16 Tỷ lệ acid béo thiết yếu trong Lipid của thức ăn thí nghiệm 42
Bảng 3.17 Khẩu phần Omega 3 và Omega 6 cung cấp cho cá lăng nha thí nghiệm 42
Bảng 3. 18 Tỷ lệ sống của cá lăng nha theo thời gian ở thí nghiệm 1 43
Bảng 3.19 Chiều dài và khối lượng ban đầu của cá lăng nha trong thí nghiệm 2 45
Bảng 3.20 Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cá lăng nha ở thí nghiệm 2 46
Bảng 3.21 Khối lượng cá lăng nha theo thời gian ở thí nghiệm 2 48
Bảng 3.22 Tăng trưởng về khối lượng cá lăng nha ở thí nghiệm 2 49
Bảng 3.23 Chiều dài cá lăng nha theo thời gian ở thí nghiệm 2 50
Bảng 3.24 Tăng trưởng chiều dài cá lăng nha theo thời gian ở thí nghiệm 2 51
Bảng 3.25 Sự phân đàn của cá lăng nha theo thời gian ở thí nghiệm 2 52
Bảng 3.26 Tỷ lệ sống của cá lăng nha theo thời gian ở thí nghiệm 2 53
Bảng 3.27 Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá lăng nha ở thí nghiệm 1 55
Bảng 3.28

Hạch toán chi phí thức ăn 56
Bảng 3.29 Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá lăng nha ở thí nghiệm 2 56

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Cá lăng nha 4
Hình 1.2: Phân biệt cá lăng nha đực và cái 4
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 19
Hình 2.2: Hệ thống giai thí nghiệm 19
Hình 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 20
Hình 2.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 21
Hình 2.5: Cá tạp 22

Hình 2.6: Thức ăn công nghiệp 22
Hình 2.7: Trùn quế 23
Hình 3.1: Đồ thị biến động nhiệt độ nước trong quá trình thí nghiệm 26
Hình 3.2: Đồ thị biến động pH nước trong quá trình thí nghiệm 27
Hình 3.3: Đồ thị biến động hàm lượng oxy hòa tan trong quá trình thí nghiệm 28
Hình 3.4: Đồ thị biến động hàm lượng NH
3
/NH
4
+
trong quá trình thí nghiệm 28
Hình 3.5: Đồ thị ảnh hưởng của thức ăn lên khối lượng và chiều dài cá lăng nha 30
Hình 3.6: Đồ thị ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ sinh trưởng của cá lăng nha 31
Hình 3.7: Đồ thị ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ gia tăng chiều dài và khối lượng
cá lăng nha 32
Hình 3.8: Đồ thị ảnh hưởng của thức ăn lên khối lượng cá lăng nha theo thời gian 33
Hình 3.9: Đồ thị ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tốc độ tăng trưởng về khối
lượng cá lăng nha theo thời gian 34
Hình 3.10: Đồ thị ảnh hưởng của thức ăn lên chiều dài cá lăng nha theo thời gian 35
Hình 3.11: Đồ thị ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ sinh trưởng chiều dài cá lăng
nha theo thời gian 36
Hình 3.12: Đồ thị ảnh hưởng của thức ăn lên hệ số phân đàn theo chiều dài cá
lăng nha theo thời gian 38
Hình 3.13: Đồ thị ảnh hưởng của thức ăn lên hệ số phân đàn theo khối lượng cá
lăng nha theo thời gian 38
Hình 3.14: Đồ thị ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống của cá lăng nha theo thời gian 44
Hình 3.15: Đồ thị ảnh hưởng của mật độ lên khối lượng và chiều dài cá lăng nha 46
Hình 3.16: Đồ thị ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ sinh trưởng cá lăng nha 47
ix


Hình 3.17: Đồ thị ảnh hưởng của mật độ lên tỷ lệ gia tăng về khối lượng và chiều
dài cá lăng nha 47
Hình 3.18: Đồ thị ảnh hưởng của mật độ lên khối lượng cá lăng nha theo thời gian 48
Hình 3.19: Đồ thị ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ sinh trưởng về khối lượng cá
lăng nha theo thời gian 49
Hình 3.20: Đồ thị ảnh hưởng của mật độ lên chiều dài cá lăng nha theo thời gian 50
Hình 3.21: Đồ thị ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng chiều dài cá lăng nha
theo thời gian 51
Hình 3. 22 Đồ thị ảnh hưởng của mật độ lên hệ số phân đàn theo chiều dài cá
lăng nha theo thời gian 52
Hình 3.23 Đồ thị ảnh hưởng của mật độ lên hệ số phân đàn theo khối lượng cá
lăng nha theo thời gian 53
Hình 3.24 Đồ thị ảnh hưởng của mật độ lên tỷ lệ sống của cá lăng nha theo thời gian 54
Hình 3.25 Đồ thị ảnh hưởng của các loại thức ăn lên hệ số chuyển hóa thức ăn
của cá lăng nha 55
Hình 3.26 Đồ thị ảnh hưởng của mật độ lên hệ số chuyển đổi thức ăn cá lăng nha 57



1

MỞ ĐẦU

Cá lăng nha

là loài cá da trơn thuộc họ Bagridae. Cá sống trong các thủy vực
nước ngọt và lợ nhẹ thuộc khu hệ cá nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở vùng lưu vực sông
Mê Kông. Ở Việt Nam, cá lăng nha phân bố nhiều ở vùng Đông Nam Bộ và đồng
bằng sông Cửu Long. Cá lăng nha có giá trị dinh dưỡng và giá trị thương phẩm cao.
Thịt cá trắng, nhiều nạc, dai, giòn và có hương vị đặc trưng. Hiện nay sản lượng cá

lăng nha cung ứng cho thị trường còn hạn chế. [1]
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường đồng thời bảo vệ nguồn lợi cá lăng nha thì
việc nghiên cứu nhằm tăng sản lượng cá lăng nha là rất cần thiết. Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã cho sinh sản nhân tạo thành công cá lăng nha
và chuyển giao công nghệ cho một số tỉnh vùng Nam Bộ như An Giang, Đồng Nai.
Đây là khu vực có điều kiện thuận lợi cho cá lăng nha sinh trưởng và phát triển. Ở khu
vực miền Trung và Tây Nguyên thì cá lăng nha cũng được nuôi thử nghiệm tại Đăk
Lăk, Kon Tum và Bình Định. Trong quá trình nuôi còn gặp khó khăn ở giai đoạn ương
cá từ 20 ngày tuổi tới 40 ngày tuổi. Tỷ lệ sống ở giai đoạn này thấp. Khánh Hòa là một
tỉnh thuộc miền Trung, có nghề Nuôi Trồng Thủy Sản phát triển mạnh. Tuy nhiên cá
lăng nha vẫn là đối tượng nuôi mới tại tỉnh này. Với mục đích đa dạng hóa đối tượng
nuôi cho khu vực miền trung như tỉnh Khánh Hòa thì cần phải có hướng nghiên cứu
sâu hơn vào giai đoạn ương từ cá hương lên cá giống nhằm đạt mục tiêu
“Tăng tốc độ
sinh trưởng và tăng tỷ lệ sống cho cá”.

Đạt được mục tiêu trên sẽ có ý nghĩa lớn trong việc cải thiện chất lượng con
giống, cung cấp được cỡ giống cho phù hợp với các hình thức nuôi thương phẩm khác
nhau( nuôi trong ao đất, lồng bè…), đảm bảo nguồn giống ổn định, nâng cao năng suất
và hiệu quả, đa dạng hóa đối tượng nuôi.
Xuất phát từ vấn đề trên và được sự đồng ý của khoa Nuôi Trồng Thủy Sản,
trường Đại học Nha Trang tôi đã thực hiện đề tài: “
Nghiên cứu ảnh hưởng các loại
thức ăn khác nhau và mật độ nuôi lên tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá lăng
nha (Hemibagrus wyckioides) giai đoạn từ 15 ngày tuổi đến 75 ngày tuổi, ương
trong giai đặt trong ao đất tại Khánh Hòa”
Đề tài thực hiện với những nội dung sau:
2

-


Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau (cá tạp, thức ăn công
nghiệp, trùn quế) lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá lăng nha giai đoạn
ương từ 15 ngày tuổi đến 75 ngày tuổi.
-

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ nuôi (mật độ 200 con/m
2
, 250 con/m
2
, 300
con/m
2
) lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá lăng nha giai đoạn ương từ 15
ngày tuổi đến 75 ngày tuổi.
3

PHẦN 1: TỔNG LUẬN

1.1 Đặc điểm sinh học của cá lăng nha

1.1.1 Hệ thống phân loại

Cá lăng nha (
Hemibagrus wyckioides
Chaux & Fang, 1949) là loài cá nước ngọt
và có hệ thống phân loại như sau:
Ngành:
Chordata Bateson
, 1885-chordates


Ngành phụ:
Vertebrata
Cuvier,1812 Vertebrates
Lớp:
Osteichthyes
Huxley,1880
Lớp phụ:
Actinopterygii

Bộ:
Siluriformes

Họ:
Bagridae
Giống:
Hemibagrus

Loài:
Hemibagrus wyckioides
(Fang & Chaux, 1949)[35]
Và có các tên tương tự:
Macrones wyckioides (
Fang & Chaux, 1949),
Mystus
wyckioides
(Fang & Chaux, 1949),
Mystus aubentoni (
Desoutter, 1975)
Tên tiếng Anh là Asian Redtail Catfish.

1.1.2 Đặc điểm sinh thái
Cá lăng nha
(Hemibagrus wyckioides

Fang & Chaux, 1949) là loài cá nhiệt đới
phân bố ở châu Á, đặc biệt là các nước thuộc lưu vực sông Mê Kông như miền Nam
Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan [36]. Ở Việt Nam chúng phân bố
rộng rãi trong các thủy vực nước ngọt, lợ nhẹ ở miền Nam. Các nghiên cứu về khu hệ
cá sông ngòi ở Tây Nguyên cũng đã xác định sự có mặt của loài cá này. Cá thường
sống ở những con sông lớn, ở các độ sâu khác nhau, nơi có đáy đá [31]. Chúng di cư
đến vùng ngập lụt suốt mùa nước lớn từ tháng 7 đến tháng 10[29].
Một số yếu tố môi trường nước thích hợp cho cá sinh sống là: pH từ 6 ÷ 8,2 và
tốt nhất là 6 ÷ 7,6. Nhiệt độ từ 19 ÷ 29
0
C và độ cứng từ 5 ÷ 25
0
H [37]. Hàm lượng
Oxy hòa tan từ 3 mg/l trở lên. Độ trong từ 20 ÷ 40 cm [1].
1.1.3 Đặc điểm hình thái

Đầu có dạng hình nón, hơi dẹp đứng, đỉnh đầu nhám [14]. Miệng cá hơi rộng.
Mắt trung bình và nằm gần đỉnh đầu. Thân cá thuôn dài, có màu xám hoặc nâu sáng,
ánh xanh lục nhạt. Phần bụng có màu trắng [38]. Đuôi cá dẹp ngang. Màng mang tách
4

khỏi eo mang và phần lớn tách rời nhau. Răng lá mía nằm trên một dãy cong. Xương
chẩm không kéo dài đến gốc trước xương vây lưng [31]. Cá lăng nha có 4 đôi râu, đôi
râu hàm trên dài đến gốc vây hậu môn, đôi râu
hàm dưới dài đến vây ngực, đôi râu mũi ngắn
chưa đến mắt, đôi râu cằm ngắn hơn râu hàm

dưới và chưa đến vây ngực. Vây ngực mang
gai cứng và có răng cưa ở phía sau [14]. Vây
lưng có 1 tia cứng nhẵn và 7 ÷ 8 tia mềm. Vây
hậu môn có 12 ÷ 14 tia mềm [29]. Số tia vây
bụng là 6 ÷ 7. Vây mỡ ngắn và không kết dính với vây hậu môn [14]. Cá con có vây
đuôi trắng, nhưng khi đạt kích thước 15cm vây đuôi sẽ có màu đỏ tươi sáng [26]. Vây
bụng màu vàng nhạt, các vây khác màu đỏ nhạt [14]. Đây là loài cá có kích thước lớn
nhất trong họ. Kích thước cá phổ biến khoảng 50 cm, lớn nhất đến 70 cm [31], có con
nặng đến 86 kg với chiều dài 130 cm [37]. Cá 2 tuổi có khối lượng khoảng 2 ÷ 2,5 kg/con.
1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng

Cá lăng nha thuộc nhóm cá dữ với cấu tạo bộ máy tiêu hóa điển hình là miệng
rộng, hàm có răng sắc nhọn và có dạ dày lớn. Ngoài tự nhiên ấu trùng cá khi nở ra có
kích thước tương đối lớn (7mm) với khối noãn hoàng to. Cá dinh dưỡng bằng noãn
hoàng khoảng 2 ÷ 3 ngày đầu. Ngày thứ 3 cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài chủ yếu là
moina. Thức ăn của cá trưởng thành là côn trùng, tôm, cua [28] và cá [29]. Trong điều
kiện nuôi nhốt có thể cho cá ăn trai, tôm, cá, giun đất và thức ăn viên công nghiệp của
các loài cá da trơn khác [38].
1.1.5 Đặc điểm sinh sản

Cá lăng nha không di cư sinh sản, cá sinh sản tại nơi cư trú [29]. Mùa vụ sinh sản
quanh năm. Cá lăng nha rất dễ phân
biệt đực cái. Cá đực có gai sinh dục
dài và đầu mút nhọn. Cá cái có lỗ
sinh dục dạng tròn và hơi lồi, có mầu
hồng khi thành thục sinh dục.
Ở cá lăng nha cái trong quá trình
rụng trứng cá có đặc tính hút nước từ
môi trường ngoài vào trong xoang
Hình 1.2: Phân biệt cá lăng nha đực và cái

Hình 1.
1
:

Cá lăng nha

5

bụng ở mức độ khác nhau theo từng cá thể. Cá cái có mức độ hút nước thấp trong
khi rụng trứng sẽ cho tỉ lệ thụ tinh cao và ngược lại, cá có mức độ hút nước cao trong
khi rụng trứng sẽ cho tỉ lệ thụ tinh thấp [5].
1.1.6 Tập tính sống

Cá lăng nha sống thành từng đàn hoạt động ở tầng đáy, thích trú ẩn trong các bụi
cây, hốc đá, thích yên tĩnh. Cá bắt mồi về ban đêm. Cá thích sống nơi nước chảy nhẹ,
tuy nhiên vẫn sống tốt trong nước tĩnh [1]. Chúng di cư tới vùng nước lớn từ tháng 7
đến tháng 10 [38].
1.2

Tình hình nghiên cứu cá lăng nha trên thế giới
1.2.1 Nghiên cứu về di truyền
Nguồn gen tốt là yếu tố quan trọng liên quan đến kết quả nuôi trồng. So với cá
lăng vàng (
Hemibagrus nemurus)
các nghiên cứu về đặc điểm di truyền của cá lăng
nha còn rất ít. Thawat Donsakul đã nghiên cứu nhiễm sắc thể ở 4 loài cá lăng:
Hemibagrus nemurus, H. wyckii, H. wyckioide
s và
H. singaringan
ở Thái Lan. Kết quả

như sau:
- Cá lăng vàng
H. nemurus
có số nhiễm sắc thể lưỡng bội là 58. Kiểu nhân gồm
có 14 đôi có thể nhiễm sắc (TNS) tâm giữa, 4 đôi có TNS tâm gần giữa, 10 đôi có
TNS tâm ở gần mút và 1 đôi có TNS tâm ngọn. Số nhánh là 94.
- Cá lăng
H. wyckii
có số nhiễm sắc thể lưỡng bội là 62. Kiểu nhân có 17 đôi có
TNS tâm giữa, 5 đôi có TNS tâm gần giữa, 4 đôi có TNS tâm gần mút và 5 đôi có TNS
tâm ngọn. Số nhánh là 104.
- Cá lăng
H. singaringan
có số nhiễm sắc thể lưỡng bội là 56. Kiểu nhân có 12
đôi có TNS tâm giữa, 7 đôi có TNS tâm gần giữa, 5 đôi có TNS tâm gần mút và 4 đôi
có TNS tâm ngọn. Số nhánh là 94.
- Cá lăng nha
H. wyckioides
có số nhiễm sắc thể lưỡng bội là 58. Kiểu nhân có
12 đôi có TNS tâm giữa, 5 đôi có TNS tâm gần giữa, 3 đôi có TNS tâm gần mút và 9
đôi có TNS tâm ngọn. Số nhánh là 92.
Kết quả cho thấy cá lăng nha có số nhiễm sắc thể lưỡng bội là tương đồng với cá
lăng vàng nhưng kiểu nhân của các TNS là khác nhau [24].
Bên cạnh nghiên cứu về nhiễm sắc thể còn có nghiên cứu về hiệu suất di truyền
các đặc điểm liên quan đến giá trị kinh tế của cá lăng nha do Supattra Uraiwan và ctv
thực hiện. Mục tiêu của nghiên cứu này

là đánh giá hiệu suất di truyền và mối tương
6


quan di truyền liên quan đến giá trị kinh tế của cá lăng nha khi nuôi trong 24 ao bê
tông 20 m
2
. Thí nghiệm được tiến hành tại Viện Di Truyền Thủy Sản Quốc Gia Thái
Lan từ tháng 6/1999 - 7/2000. 12 gia đình cùng huyết và 6 gia đình bán đồng huyết
được chọn để đánh giá các thông số di truyền. Hệ số di truyền trung bình về chiều dài
và khối lượng cá ở 30, 90, 180, 270, 330 và 360 ngày tuổi là thấp đến vừa phải dao
động từ 0,01 ± 0.00 đến 0,580 ± 0.22. Hệ số di truyền trung bình về tỷ lệ tăng trưởng
tại 30, 90, 180 và 270 ngày tuổi là dao động từ 0,07 ± 0,19 đến 0,59 ± 0,32. Các đặc
điểm khác như tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống, % thịt và tỷ lệ hoán chuyển thức ăn
có hệ số di truyền dao động từ 0,06 ± 0,10 đến 0,34 ± 025. Mối tương quan di truyền
có thể di truyền trung bình dao động từ 0,36 đến 1,04 là được tìm thấy ở những đặc
điểm: Chiều dài và khối lượng, tỷ lệ tăng trưởng của cá ở 90 và 270 ngày tuổi; chiều
dài hoặc khối lượng, % thịt và tỷ lệ sống của cá 30 ngày tuổi. Mối tương quan di
truyền không có khả năng di truyền có giá trị trung bình từ -0,03 đến -0,69 được tìm
thấy ở tỷ lệ tăng trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn. Hiệu suất di truyền từ thấp đến
trung bình của một số đặc điểm liên quan đến giá trị kinh tế của cá lăng nha cho thấy
có thể ứng dụng các kỹ thuật chọn lọc để cải thiện tính di truyền của các đặc điểm này.
Mối tương quan di truyền có khả năng di truyền ở một vài đặc điểm cho thấy việc lựa
chọn một đặc điểm sẽ mang lại kết quả cho chính đặc điểm đó. Ví dụ: nếu chọn lọc
được áp dụng cho tỷ lệ tăng trưởng tại thời điểm cá 90 ngày tuổi thì có thể tìm thấy
mối tương quan di truyền về tỷ lệ tăng trưởng ở cá 270 ngày tuổi [34].
1.2.2 Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá lăng nha
Philippe Cacot (2007) đã tiến hành nghiên cứu cho sinh sản và ương nuôi cá lăng
nha. 28 con cá lăng nha cái có nguồn gốc từ sông Mê Kông được lựa chọn, đưa vào
nuôi trong ao 10 tháng trước khi tiến hành cho sinh sản nhân tạo. Kết quả kích thích
sinh sản sử dụng kích dục tố GnRHa với liều tiêm 100 µg/kg cho 16 con cái có tỷ lệ
rụng trứng là 100%. Quá trình rụng trứng xảy ra sau khi tiêm 17 giờ. Sức sinh sản
trung bình đạt 14.700 trứng/kg cá cái. Khối lượng cá cái trung bình là 4,1 kg/con. Tinh
dịch được nặn trực tiếp từ túi tinh. Túi tinh được cắt từ con đực. Tỷ lệ nở là 61%. Từ

số cá bột sản xuất ở thí nghiệm trên, Philippe Cacot đã tiến hành thí nghiệm ương cá
bột lên cá giống. Giai đoạn đầu ương trong bể đến 15 ngày tuổi, giai đoạn tiếp theo
ương trong ao. Bể kính ương cá có thể tích 300 l (200 x 50 x 30 cm) với mật độ ương
200 con/l cho tỷ lệ sống đạt 80%. Cá ương trong bể nhựa nhỏ có thể tích 3,5 l với mật
7

độ thả 50 con/l có tỷ lệ sống 91% sau 21 ngày ương. Cho cá ăn Moina từ 5 ÷ 10 ngày
đầu sau đó cho ăn thức ăn viên khô cỡ nhỏ (51% protein). Trong suốt thời gian cho cá
ăn thức ăn viên nước trong bể được lọc bằng máy lọc, không bổ sung nước mới.
Moina được sản xuất trong bể bê tông (6 m
3
) với phương pháp nước xanh từ phân bón
(ure, NPK, phân gà và vôi). Moina được thu hoạch từ ngày thứ 7 sau khi bón phân.
Thời gian ương cá trong ao là 1,5 tháng. Mật độ ương là 50 ÷ 100 con/m
2
. Thức ăn sử
dụng là thức ăn viên ẩm (33% protein) và sau đó là thức ăn viên khô (28% protein).
Sau thời gian ương cá sống gần như 100% với sức sinh trưởng tốt. Khối lượng thân lần
lượt đạt 0,25; 0,5; 1,5; 3 và 5 g sau 20, 30, 40, 50 và 60 ngày ương [23].
Amornsakun (1998) đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc trì hoãn cho ăn đến sinh
trưởng và tỷ lệ sống của cá lăng nha bột. Thí nghiệm bỏ đói được tiến hành trong bể
thể tích 15 lít (thể tích nước là 10 lít) với 3 lần lặp lại, 200 con cá bột mới nở được giữ
không cho ăn. Cá bột chết nhiều tại 146 giờ và chết hoàn toàn sau 190 giờ tại nhiệt độ
nước 27 ÷ 30
0
C. Ảnh hưởng của việc trì hoãn cho ăn được bố trí 6 thí nghiệm: (D0)
Cho ăn ngay sau khi nở; (D1) cho ăn từ ngày thứ nhất; (D2) cho ăn từ ngày thứ 2; (D3)
cho ăn từ ngày thứ 3; (D4) cho ăn từ ngày thứ 4 và (D5) cho ăn từ ngày thứ 5. Thức ăn
ban đầu cho cá lăng nha bột là Moina với mật độ 5 - 10 con/ml. Sau 8 ngày thí nghiệm
(tính từ khi cá nở) tỷ lệ sống trung bình ở các lô thí nghiệm là: (D0) 92,5%; (D1)

91,0%; (D2) 90,0%; (D3) 90,0%; (D4) 85,0% và (D5) 76,6%. Tỷ lệ sống trung bình
của cá bột ở thí nghiệm D4 và D5 thấp hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,01) so với các thí
nghiệm D0, D1, D2 và D3. Tỷ lệ sống trung bình là không khác nhau có ý nghĩa
(P<0,01) ở các lô D0, D1, D2 và D3. Chiều dài trung bình của cá bột ở các lô D0, D1,
D2, D3, D4 và D5 lần lượt là 3,25; 3,05; 3,03; 2,85; 2,85 và 2,63 cm. Chiều dài trung
bình của cá bột ở lô D0 là lớn hơn có ý nghĩa (P<0.01) so với cá bột ở các lô D1, D2,
D3, D4 và D5. Kết quả của thí nghiệm này cho thấy việc cho cá lăng nha bột ăn Moina
trong 3 ngày đầu sau khi nở là đảm bảo cho tỷ lệ sống và sức sinh trưởng của cá [22].
Sithong Lesongpao và Somphan Philavong thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Phát
Triển Cá Nội Đồng và Nuôi Các Loài Cá Bản Địa Sông Mê Kông tại Somboon đã
nghiên cứu thử nghiệm ương cá lăng nha trong lồng với 3 loại thức ăn khác nhau. Nuôi
cá lăng nha trong lồng nhằm tăng tỷ lệ sống và giảm chi phí đầu vào thông qua việc sử
dụng các thức ăn sẵn có như nuôi giun đất và sử dụng ốc làm thức ăn. Sử dụng 9 lồng
ương có thể tích là (2x3x2 m) đặt trong ao đất với 3 công thức thức ăn là: T
1
100%
8

thức ăn viên, T
2
50% thức ăn viên và 50% giun đất, T
3
50% thức ăn viên và 50% ốc.
Để kích thích sự thèm ăn của cá, che 30 % bề mặt lồng. Mật độ nuôi 300 con/lồng, cá
1 tháng tuổi, cỡ 1gr. Sau 4 tháng nuôi cá có hình dạng giống cá trưởng thành, đuôi và
vây có màu đỏ. FCR của T
1
=3,46, T
2
=3,18, T

3
=3,11 do đó hiệu quả kinh tế sẽ theo thứ
tự là T
3
>T
2
>T
1
. Tỷ lệ sống của T
1
, T
2,
T
3
lần lượt là 94%, 97%, 96%. Cuối cùng khối
lượng của cá theo T
1
, T
2,
T
3
lần lượt là 64, 68 và 72 gr. Sự sai khác có ý nghĩa giữa T
1

với T
2
, T
3
(p<0,05). Ương cá lăng nha trong ao đất cũng là một sự lựa chọn bằng việc
áp dụng kỹ thuật được đề cập bên trên nhằm tăng tỷ lệ sống và giảm chi phí, đạt kết

quả tốt hơn về chỉ tiêu tăng trưởng của cá [39].
1.2.3 Nghiên cứu nuôi thương phẩm
Wisanuporn Ratanatrivong & CTV đã tiến hành nghiên cứu nuôi cá lăng nha
trong bể bê tông nước chảy tại Trung Tâm Phát Triển Nghề Cá Nội Đồng Phitsanulok
từ tháng 6 ÷ 12/1996. Mục đích của thí nghiệm này là nghiên cứu sinh trưởng, tỷ lệ
sống, sản lượng và giá thành sản xuất khi nuôi cá lăng nha. Thí nghiệm được tiến hành
trong bể bê tông 70 m
2
có nước chảy liên tục với thức ăn sử dụng là thức ăn viên 35%
protein trong 6 tháng. Mật độ thí nghiệm là 10, 20 và 40 con/m
3
với 2 lần lặp lại.
Chiều dài và khối lượng trung bình ban đầu là 6,41 ± 1,0 cm và 2,41 ± 0,26 g. Tốc độ
tăng trưởng và tỷ lệ tăng trưởng của cá lăng nha ở các lô thí nghiệm là khác nhau có ý
nghĩa (p>0,05). Mật độ nuôi cho tăng trưởng nhanh nhất là 10 con/m
3
. Kết quả thu
hoạch: Cá đạt chiều dài 25,09 ± 1,59, 23,06 ± 1,75 và 20,44 ± 1,66 cm; khối lượng
117,87 ± 21,76, 82,57 ± 16,15 và 52,49 ± 10,63 g; % tăng trọng là 4.790,9 ± 357,37,
3.325,9 ± 17,31 và 2.078,0 ± 462,41%; tăng trọng hàng ngày là 0,62 ± 0,047, 0,43 ±
0,002 và 0,27 ± 0,060 g/ngày; tỷ lệ tăng trưởng riêng là 2,10 ± 0,039, 1,91 ± 0,002 và
1,66 ± 0,117%/ngày; và tỷ lệ tăng trưởng riêng là 0,047 ± 0,0007, 0,044 ± 0,0002 và
0,039 ± 0,0022 cm/ngày tại các mật độ 10, 20 và 40 con/m
3
lần lượt. Tỷ lệ sống và hệ
số chuyển đổi thức ăn (FCR) của cá lăng nha ở các mật độ thử nghiệm 10, 20 và 40
con/m
3
là khác nhau có ý nghĩa (p>0,05), tỷ lệ sống trung bình là 96,2 ± 0,38, 93,7 ±
1,26 và 90,0 ± 7,45%, và FCR là 3,6 ± 0,32, 4,05 ± 0,230 và 4,6 ± 0,74, lần lượt. Sản

lượng thu hoạch lần lượt đạt 64 ± 5,82, 86,3 ± 4,91, 102,4 ± 16,54 kg/bể. Giá thành
sản xuất lần lượt là 99,39; 121,94; 162,76 baht/kg (1baht = 550 VND). Thí nghiệm
nuôi cá lăng nha tại mật độ 10 con/m
2
cho sức sinh trưởng nhanh nhất và giá thành
thấp nhất[33].
9

Sukhawadee Kasisuwan & CTV ở Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Nghề Cá
Nội Đồng Songkhla - Thái Lan đã tiến hành nghiên cứu tỷ lệ thức ăn phù hợp khi nuôi
cá lăng nha trong lồng. Hiệu quả của 4 mức cho ăn khác nhau được thử nghiệm là: 12,
9, 6 và 3% khối lượng thân/ngày. Cá được nuôi trong lồng đặt trong ao. Cá giống có
khối lượng thân trung bình ban đầu 3,46 ± 0,61 g là được thả ở mật độ 50 con/lồng. Cá
được cho ăn 2 lần/ngày. Sau 12 tuần nuôi, kết quả đạt được ở mức cho ăn 12, 9, 6 và
3% khối lượng thân/ngày như sau: Khối lượng thân trung bình cuối cùng là 50,81 ±
0,71; 40,52 ± 4,72; 37,34 ± 1,45 và 26,75 ± 1,41 g; tỷ lệ tăng trưởng riêng là 3,20 ±
0,02; 2,92 ± 0,14; 2,84 ± 0,04 và 2,43 ± 0,06 %/ngày; tỷ lệ chuyển đổi thức ăn là 3,46
± 0,32; 2,76 ± 0,18; 1,58 ± 0,01 và 1,07±0,15; tỷ lệ sống là 80,67 ± 3,06; 79,33 ± 5,03;
82,00 ± 3,46 và 68,67 ± 7,57 %. Kết quả này cho thấy mức cho ăn 12% khối lượng
thân/ngày cho sức sinh trưởng tốt nhất (p<0.05). Sức sinh trưởng của cá khác nhau
không có ý nghĩa ở tỷ lệ thức ăn 9% và 6% (p>0.05) nhưng lại lớn hơn cá cho ăn với
lượng 3% (p<0.05). Tỷ lệ sống giữa các mức thức ăn 12, 9 và 6% khác nhau không có
ý nghĩa thống kê (p>0.05). Tỷ lệ cho ăn 3 % cho tỷ lệ sống thấp nhất (p<0.05). Như
vậy, tỷ lệ thức ăn phù hợp nhất cho sinh trưởng là 12% và 6% là tỷ lệ thức ăn có giá
thành sản xuất thích hợp [25].
1.3.Tình hình nghiên cứu cá lăng nha trong nước

1.3.1 Nghiên cứu sinh sản nhân tạo

Thạc sĩ Ngô Văn Ngọc và nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Thủy sản – Đại học

Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công 4 loài cá lăng
gồm có cá lăng vàng (
Hemibagrus nemurus
Valenciennes, 1839), cá lăng hầm
(
Hemibagrus filamentus
Chang và Faux, 1949), cá lăng nha (
Hemibagrus wyckioides

Chang và Faux, 1949) và cá lăng nghệ (
Hemibagrus sp.
) [17].
Đề tài: “Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá lăng nha” đã được khoa Thủy
Sản - trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh tiến hành từ tháng 04/2002 đến
tháng 04/2005. Đàn cá lăng nha được mua từ hồ Trị An (Đồng Nai). Cá được thuần
dưỡng và nuôi vỗ trong ao đất với thức ăn là 50% cá tạp và 50% thức ăn công nghiệp
hiệu Greenfeed. Kích dục tố sử dụng trong sinh sản nhân tạo cá lăng nha ở NT-I là
HCG và NT-II là LH-RHa. Mỗi nghiệm thức chia làm 3 lô theo liều lượng kích dục tố
và lặp lại nhiều lần vào các thời điểm khác nhau. Đối với cá cái sử dụng phương pháp
tiêm nhiều lần, thời gian tiêm cá đực cùng lúc với liều quyết định của cá cái. Áp dụng
10

phương pháp gieo tinh bán khô, trứng được khử dính bằng phương pháp Carbamide và
ấp trong bình weis. Kết quả nuôi vỗ cá lăng nha bố mẹ cho thấy, cùng một mật độ (0,5
kg/m
2
) và chế độ cho ăn, cá nuôi vỗ trong ao có diện tích 1.200 m
2
đạt tỷ lệ thành thục
90% và hệ số thành thục cao hơn nhiều so với cá nuôi trong ao 300 m

2
đạt tỷ lệ thành
thục 60%. So với cá lăng vàng hệ số thành thục của cá lăng nha thấp hơn song đường
kính trứng cá lăng nha là 1,9 ÷ 2,1 mm lớn hơn đường kính trứng cá lăng vàng sau thụ
tinh (1,17÷1,32 mm). Vì vậy, sức sinh sản thực tế của cá lăng nha (8.240 ÷ 12.500
trứng/kg cá cái) thấp hơn so với cá lăng vàng (126.364 ÷ 142.000 trứng/kg cá cái) [6].
Kết quả cũng cho thấy, HCG và LH-RHa đều có tác dụng kích thích sự rụng trứng của
cá lăng nha ở liều: HCG: 4.000 IU/kg cá cái, còn LH-RHa: 120 µg/kg cá cái. Sự khác
biệt về thời gian hiệu ứng giữa 2 loại kích dục tố này không có ý nghĩa thống kê (P <
0,01), dao động từ 9 ÷ 11 giờ tính từ lúc tiêm liều quyết định. Tỷ lệ rụng trứng ở cả 2
nghiệm thức là 100% (lô 2, 3) và 70% của LH-RHa và 80% của HCG (lô 1). Quá trình
nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ thụ tinh của cá lăng nha phụ thuộc chủ yếu vào chất
lượng buồng tinh và mức độ hút nước vào khoang bụng của cá cái trong quá trình rụng
trứng chứ không phụ thuộc vào loại kích dục tố. Cá cái có mức độ hút nước thấp trong
khi rụng trứng sẽ cho tỷ lệ thụ tinh cao và ngược lại. Đặc điểm này hoàn toàn khác với
các loài cá khác. Thời gian phát triển phôi dao động từ 22 ÷ 24 giờ ở nhiệt độ 29 ÷ 31
0
C.
Thí nghiệm ương cá bột lên cá giống được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn I:
Ương trong bể composite với mật độ 4.000 con/m
3

(NT I) và 6.000 con/m
3
(NT II) từ 3
÷ 6 ngày tuổi, thức ăn là Moina và trùn chỉ; giai đoạn II: Ương trong giai (NT I) hoặc
ao đất (NT II) từ 6 ÷ 27 ngày tuổi với mật độ 640 con/m
3
, thức ăn là trùn chỉ về sau
thay dần bằng cá tạp (hấp chín) và thức ăn viên (32% protein). Khác với cá lăng vàng

mới nở có kích thước 4 mm, cá lăng nha mới nở có kích thước rất lớn (7 mm) với bọc
noãn hoàng rất to. Cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài từ 3 ngày tuổi. Vì kích cỡ lớn nên
thức ăn thích hợp ban đầu là Moina trong khi đó cá lăng vàng 2 ngày tuổi ăn Artemia
[6]. Kết quả, giai đoạn I, ở mật độ ương 4.000 con/m
3
cá đạt tỷ lệ sống 90,8% (kích
cỡ: 1,8 ± 0,3 cm và 0,1 ± 0,05 g/con) và ở mật độ 6.000 con/m
3
tỷ lệ sống đạt 88,6%
(kích cỡ: 1,7 ± 0,3 cm và 0,091 ± 0,06 g/con). Phân tích ANOVA thì chiều dài, khối
lượng và tỷ lệ sống của cá ở 2 nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa (p<0,05). Ở
giai đoạn II, sau 8 lần ương cho thấy chiều dài và khối lượng bình quân của cá ương
trong giai đặt trong ao đất (4,2 ± 0,4 cm; 1,05 ± 0,12 g/con) là thấp hơn có ý nghĩa
11

thống kê (P<0,05) so với cá ương trực tiếp trong ao (5 ± 0,4 cm; 1,26 ± 0,1 g/con).
Tuy nhiên, tỷ lệ sống của cá ương trong giai (70 ± 10%) là cao hơn trong ao đất (60 ±
12%) nhưng cá dễ mắc bệnh hơn. Như vậy, kết quả ương nuôi cá lăng nha ở giai đoạn
I cho thấy ở cả hai nghiệm thức cá đều phát triển tốt và có sức sống cao. Tuy nhiên, để
nâng cao năng suất nên ương cá với mật độ 6.000 con/m
3
. Kết quả ương giai đoạn II
cho phép kết luận cá ương trong ao đất là khỏe và lớn nhanh hơn cá ương trong giai.
Việc ương cá trong giai có thể áp dụng nhằm tận dụng mặt nước song phải đảm bảo
chất lượng nước ao nuôi [5].
Năm 2006, Chi Cục Bảo Vệ Nông Lâm Thủy Sản Đồng Nai cũng đã thực hiện
thành công đề tài: “Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá lăng
nha trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”. Theo kết quả của đề tài, cá lăng nha sinh sản theo
hình thức thụ tinh nhân tạo cho kết quả khá tốt, sức sinh sản thực tế từ 8.000 ÷ 21.050
trứng/kg cá cái. Cá ương trong giai có tốc độ tăng trưởng chậm hơn cá ương trong ao

đất nhưng tỷ lệ sống lại cao hơn nhiều với thức ăn sử dụng là trùn chỉ và thay thế dần
bằng thức ăn viên.
1.3.2 Nghiên cứu nuôi thương phẩm
Theo “Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm” của Thạc sĩ Ngô Văn Ngọc -
Khoa Thủy sản -Trường Đại học Nông lâm – TP HCM, để nuôi cá lăng nha đạt hiệu
quả, người nuôi có thể nuôi theo hình thức thâm canh (trong ao đất và bè) hoặc bán
thâm canh (ao đất). Tuy nhiên cá lăng nha nuôi trong bè lớn nhanh hơn cá nuôi trong
ao. Thời gian nuôi từ 1 ÷ 2 năm. Sau 1 năm nuôi, khối lượng cá đạt 0,7 ÷ 1 kg/con.
Năm thứ 2, cá đạt khối lượng 2 ÷ 2,5 kg/con. Mật độ thả giống 8 ÷ 10 con/m
2
đối với
nuôi thâm canh, 4 ÷ 5 con/m
2
đối với nuôi bán thâm canh và nuôi bè 60 ÷ 80 con/m
3
.
Nguồn nước dùng để nuôi cá Lăng nha phải có chất lượng tốt như: Độ pH từ 6 ÷ 8 (tốt
nhất 6,5 ÷ 7,5); oxy hòa tan trên 3mg/l; độ trong từ 30 ÷ 40cm; độ mặn 0 ÷ 5 %
o ;
hàm
lượng NH
3
dưới 0,01mg/l. Ngoài nuôi đơn, cá lăng nha có thể nuôi ghép với một số
loài cá khác (cá mè, cá trôi, cá chép, cá rô phi…) với tỷ lệ cá lăng nha chiếm 20 ÷ 30%
trong tổng đàn. Trong ao nuôi đơn nên thả thêm khoảng 3 ÷ 5% cá rô phi thường để bổ
sung thức ăn tươi sống cho cá. Thức ăn cho cá có thể là cá tạp, tự chế hoặc thức ăn
viên nổi. Trong điều kiện nuôi nhốt, từ tháng thứ 8 trở đi cá tăng trọng rất nhanh.
Từ tháng 9/2008 đến tháng 11/2008, Thạc sĩ Ngô Văn Ngọc nghiên cứu “Xác
định khẩu phần ăn thích hợp cho cá lăng nha”. Đề tài nhằm xác định khẩu phần ăn
12


thích hợp cho cá sự tăng trưởng và sự sống cá lăng nha, làm cơ sở cho việc ứng dụng
kết quả nghiên cứu vào nuôi thương phẩm loại cá này. Thí nghiệm được thực hiện
trong hệ thống tuần hoàn khép kín gồm 20 bể composite dung tích 200l/bể (kể cả 5 bể
nuôi dự trữ để bổ sung cá hao hụt trong thời gian đầu thí nghiệm). Thí nghiệm gồm 5
nghiệm thức thức ăn, lặp lại 3 lần. NTĐC: 100% cá tạp xay nhuyễn, NT I: 75% cá tạp
xay nhuyễn + 25% thức ăn viên, NT II: 50% cá tạp xay nhuyễn + 50% thức ăn viên,
NT III: 25% cá tạp xay nhuyễn + 75 % thức ăn viên, NT IV: 100 % thức ăn viên. Mỗi
bể thả 60 con cá giống cỡ 5,17 cm, khối lượng 1,9 g. Kết quả thu được khối lượng
trung bình của cá lăng nha ở các NT khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).
Khối lượng trung bình của NT I (75% cá tạp xay nhuyễn + 25 thức ăn viên) là lớn nhất
(26,39 ± 0,42g), khác nhau có ý nghĩa thống kê so với các NT còn lại (P<0,05). Khối
lượng trung bình của cá NTĐC (100% cá tạp xay nhuyễn) và NT II (50% cá tạp xay
nhuyễn + 50% thức ăn viên) sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05). Tuy
nhiên, khối lượng trung bình của 2 nghiệm thức này lớn hơn một cách có ý nghĩa về
thống kê so với khối lượng trung bình của cá ở NT III (25% cá tạp xay nhuyễn + 75%
thức ăn viên) và NT IV (100% thức ăn viên). Trong tất cả các nghiệm thức thì khối
lượng trung bình của cá lăng nha ở NT IV đạt giá trị thấp nhất (12,03 ± 0,48g) so với
các nghiệm thức còn lại. Tăng trưởng về chiều dài của cá ở các nghiệm thức cũng
tương tự như tăng trưởng về khối lượng. Qua phân tích ANOVA, chiều dài trung bình
của cá sau khi kết thúc thí nghiệm cũng có sự khác nhau có ý nghĩa giữa các nghiệm
thức (P<0,05), trừ NTĐC và NT II khác nhau không có ý nghĩa về thống kê. Tỷ lệ
sống của cá lăng nha ở các nghiệm thức đều trên 90% và khác biệt không có ý nghĩa
về mặt thống kê [7].
Theo Trung Tâm Khuyến Ngư và Giống Thủy Sản An Giang, ở giai đoạn đầu (từ
dưới 6 tháng tuổi), cá lăng nha phát triển bình thường như các loài cá lăng khác, nhưng
sau đó (khi cá nặng khoảng 300g/con trở lên) cá tăng trọng rất nhanh. Thời gian nuôi
tương đối kéo dài (từ 1÷1,5 năm mới đạt hiệu quả cao). Trong điều kiện nuôi bằng
thức ăn viên kết hợp cá tạp, sau 10 tháng nuôi cá đạt khối lượng từ 1÷1,4 kg/con.
Trong quá trình nuôi cần chú ý cá có thể bị ngợp vào buổi sáng sớm (nuôi ao) và lúc

nước đứng (nuôi bè) do cá lăng nha không thở được khí trời. Tuy vậy, Trung Tâm
cũng khuyến cáo, dù áp dụng hình thức nuôi nào, người nuôi cũng nên thực hiện đúng
các biện pháp kỹ thuật từ khâu chuẩn bị, thả giống, cho ăn đến khâu chăm sóc. Với sự
13

thành công của đề tài sinh sản nhân tạo và ương giống cá lăng nha, tỉnh An Giang đã
phê duyệt đề tài “Nuôi thương phẩm cá lăng nha tại tỉnh An Giang” do Trung tâm
Khuyến Ngư & Giống Thuỷ Sản An Giang cùng Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện. Đề tài tập trung xây dựng qui trình
và chuyển giao qui trình nuôi cá lăng nha thương phẩm trong bè tại An Giang, đa dạng
hóa và bảo vệ nguồn lợi cá nước ngọt bản địa có giá trị kinh tế cao, bảo tồn tính đa
dạng sinh học và lưu giữ nguồn gen thuần trong thủy vực tự nhiên [16].
Từ tháng 11/2007, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III đã thực hiện đề
tài: ‘‘Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi cá lăng nha (
Hemibagrus wyckioides
Fang
& Chaux, 1949) thương phẩm bằng hình thức nuôi ao và lồng ở Kon Tum’’. Kết quả
bước đầu cho thấy cá lăng nha sinh trưởng tốt trong ao đất và trong lồng. Thức ăn
thích hợp để nuôi cá là thức ăn chế biến. Mật độ thả thích hợp khoảng từ 4 ÷ 6 con/m
2

ao đất [8].
Tỉnh Bình Định đã di nhập nuôi thử nghiệm cá lăng nha từ năm 2007 tại Trại
Nuôi Trồng Thủy Sản Mỹ Châu với số lượng 1200 con cá cỡ 2÷3 g/con. Sau 1 năm
nuôi cá đạt trung bình khoảng 500 g/con [15].
1.4 Sơ lược về nhu cầu dinh dưỡng của cá

1.4.1 Nhu cầu protein

Protein là hợp chất hữu cơ cao phân tử chủ yếu để xây dựng nên các tổ chức mô,

các tổ chức cơ quan của cơ thể động vật, hình thành nên các vật chất có hoạt tính sinh
học cao. Protein chiếm 70÷75% vật chất khô của cơ thể. Cơ thể không thể hấp thu
protein qua thành ruột mà trước hết protein được các enzyme protease phân cắt thành
các amino acid. Các amino acid là các đơn phân có thể hấp thu qua thành ống tiêu hóa,
đi vào máu và được máu vận chuyển đến các tổ chức mô và các cơ quan. Tại đây nó
được sử dụng vào hai mục đích chủ yếu là chức năng sinh trưởng (tổng hợp nên các cơ
quan mới) và chức năng duy trì (thay thế các cơ quan già cỗi). Mặt khác trong một số
trường hợp protein còn sử dụng vào mục đích năng lượng.
Nhu cầu protein là lượng protein tối thiểu trong thức ăn nhằm làm thỏa mãn nhu
cầu về amino acid để đạt được tốc độ tăng trưởng tối đa. Cá có một nhu cầu về hỗn
hợp khá cân bằng của các amino acid thiết yếu và không thiết yếu hơn là có một nhu
cầu về protein được hiểu theo cách thông thường [12].Vì vậy nhu cầu protein một số
đối tượng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như năng lượng thức ăn, thành phần amino acid
14

của thức ăn và khả năng tiêu hóa được của loại thức ăn protein đó. Các yếu tố ảnh
hưởng đến nhu cầu protein như:
- Kích thước và tuổi cá: Ở giai đoạn ấu trùng và giống nhỏ thì nhu cầu protein
cao hơn so với giai đoạn giống lớn và trưởng thành. Nhu cầu protein ước tính của
cá giống của nhiều loài dao động từ 30 đến 56% của khẩu phần.
- Các yếu tố sinh thái: Nhiệt độ nước là yếu tố sinh thái quan trọng bậc nhất ảnh
hưởng đến nhu cầu protein. Khi nhiệt độ tăng lên thì nhu cầu protein trong thức
ăn cũng tăng lên. Ngoài ra còn có yếu tố độ mặn, pH, hàm lượng oxy hòa tan
trong nước.
- Mức năng lượng có trong thức ăn: Khi năng lượng trong thức ăn không đáp ứng
đủ thì một phần protein sẽ được sử dụng vào mục đích năng lượng.
- Chất lượng thức ăn và loại thức ăn: loại thức ăn tốt là phải có thành phần sinh
hóa acid amin tương đồng với đối tượng và cá có khả năng tiêu hóa tốt.
1.4.2 Nhu cầu amino acid


Có 20 loại amino acid thường gặp trong protein thức ăn và trong cơ thể động vật,
trong đó có 10 amino acid không thể thay thế đối với động vật nói chung.
Bảng 1.1 Các nhu cầu amino acid của cá [12]


a
Nhu cầu thay đổi tùy thuộc vào lượng cysteine trong khẩu phần
b
Nhu cầu thay đổi tùy thuộc vào lượng tyrosine trong khẩu phần
1.4.3 Nhu cầu về lipid
Lipid là hợp chất hữu cơ không tan trong nước nhưng tan được trong dung môi
hữu cơ. Chức năng chính của lipid ở động vật hoặc là làm các phân tử tích trữ năng
Amino acid Nhu cầu (g/100g protein)
Arginine 3,3 – 5,9
Histidine 1,3 – 2,1
Isoleucine 2,0 - 4,0
Leucine 2,8 – 5,3
Lysine 4,1 - 6,1
Methionine
a

2,2 – 6,5
Phenylalanine
b

5,0 – 6,5
Threonine 2,0 – 4,0
Tryptophan 0,3 – 1,4
Valine 2,3 – 4,0
15


lượng ở mức cao hoặc là làm các thành phần của các màng tế bào. Có 5 lớp lipid
chính: các acid béo, các triglyceride (mỡ), các phospholipid, các steroid và các
sphingolipid.
Nhìn chung 10÷20% lipid trong các khẩu phần của cá cho các tốc độ sinh trưởng
tối ưu mà không tạo ra một cơ thể quá béo (Cowey và Sargent, 1979). Khả năng sử
dụng lipid như một nguồn năng lượng phổ biến thì có sự khác nhau giữa các loài.
Chẳng hạn như khi cá hồi cầu vồng được cho ăn các khẩu phần có các hàm lượng lipid
là 5÷20% và các hàm lượng protein là 16÷48%. Tỷ lệ protein tối ưu đối với lipid được
phát hiện là 35% protein và 18% lipid (Takeuchi và ctv, 1978a, b). Tuy nhiên cá chép
cho ăn các khẩu phần ăn có mức protein cố định 32%, có lipid thay đổi từ 5÷15% và
có sự giảm tương ứng hàm lượng carbohydrate đã không cho thấy sinh trưởng tăng lên
hoặc các hệ số chuyển hóa thức ăn tốt hơn (Takeuchi và ctv, 1979).
Cá bỏ đói thường sử dụng nguồn dự trữ lipid như là một nguồn năng lượng hơn
là sử dụng protein và carbohydrate. Cũng có bằng chứng cho thấy sự huy động lipid ở
cá bị bỏ đói có tính chọn lọc, trong đó các acid béo ít bão hòa và ngắn hơn (C
18
và C
16
)
được huy động trước tiên (Sargent và ctv,1989).
1.4.4 Nhu cầu acid béo thiết yếu của cá

Acid béo thiết yếu là những acid béo rất cần thiết cho động vật thủy sản, nhưng
cơ thể động vật không tổng hợp được mà phải lấy từ thức ăn [3]. Động vật thủy sản có
khả năng sinh tổng hợp palmitic acid (C
16
:0) từ nguồn acetate (nguồn acetate chủ yếu
từ glucose). Acid palmitic là tiền chất của các acid béo no và acid béo không no [12].
Để tạo ra các acid béo no khác bằng cách chúng kéo dài hay thu ngắn chuỗi carbon

(tạo myristic hay stearic acid). Để tạo ra các acid béo không no 1 nối đôi họ n5, n7, n9,
chúng có khả năng gắn thêm nối đôi vào palmitic, myristic hay stearic acid tại các vị
trí n5, n7, n9. Ngược lại một số acid béo không no, không thể sinh tổng hợp nếu như
tiền chất không có trong thức ăn . Các thí nghiệm chứng tỏ linolenic acid (18:3n3) va
linoleic (18:2n6) rất quan trọng đối với cá và là tiền chất tổng hợp các acid béo khác
thuộc họ n3 và n6 bằng cách kéo dài thêm hai đơn vị carbon hay tăng số nối đôi lên
nhịp CH=CH-CH
2
-CH=CH về phía đầu methyl. Như vậy, có thể thấy ở động vật thủy
sản linoleic acid và linolenic là hai acid béo thiết yếu. Những linoleic va linolenic này
được gọi tên là PUFA(polyunsaturated fatty acid). Những acid béo trong 2 họ trên có
chuỗi carbon dài trên 20 như 20:3n3, 22:4n3, 20:2n6, 22:3n6 được gọi tên là HUFA [3].

×