1
MỤC LỤC
I.
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.
Lý do chọn vấn đề
2
2.
Mục đích nghiên cứu
2
3.
Nhiệm vụ nghiên cứu
3
4.
Đối tượng nghiên cứu
3
5.
Phạm vi nghiên cứu
3
6.
Phương pháp nghiên cứu
3
II.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.
Cơ sở lý luận
4
2.
Thực trạng
4
2.1.
Phân loại học sinh cá biệt 5
2.2.
Phương pháp phân loại học sinh cá biệt 5
2.3.
Nguyên nhân dẫn đến hành vi cá biệt của học sinh 6
3
Biện pháp tiến hành
7
3.1.
Tìm hiểu môi trường sống của học sinh 7
3.2.
Xây dựng tình thương giữa giáo viên và học sinh 8
3.3.
Xây dựng thói quen trong học tập và rèn luyện 9
3.4.
Duy trì đều các buổi sinh hoạt tập thể và 15 phút đầu giờ 9
3.5.
Xếp chỗ ngồi 10
3.6.
3.7.
Kết hợp với giáo viên bộ môn và nhà trường
Kết hợp với gia đình
11
11
4
Hiệu quả
12-16
III
KẾT LUẬN
1.
Ý nhĩa
17
2.
3.
Bài học kinh nghiệm
Kiến nghị
17
18
2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Đạo đức lối sống không phải là thứ có sẵn, từ trên trời rơi xuống mà nó
được hình thành trong suốt quá trình học tập và rèn luyện của mỗi người.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên.
Trong thực tế, cái xấu, cái sai lại thường dễ học, dễ xâm nhập, dễ thẩm
thấu vào con người hơn là cái tốt, cái đúng. Tuy nhiên, cái tốt, cái xấu trong
đạo đức, lối sống của con người không phải là thứ "bất biến", thứ không thể
thay đổi. Bác nói: “Mỗi người đều có cái thiện và ác ở trong lòng. Ta phải
làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu
bị mất dần đi”. Chính vì vậy, giáo dục rèn luyện, nuôi dưỡng phẩm chất đạo
đức, lối sống phải là việc làm thường xuyên của mỗi con người. Việc tự thân
phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện là quyết định. Song, môi trường giáo dục ở các
cấp học nói chung và cấp học trung học phổ thông nói riêng có vị trí, vai trò
vô cùng quan trọng.
Sau một thời gian dài Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất
nước, ngày nay chất lượng cuộc sống của con người được nâng lên đáng kể,
song cùng với nó, đạo đức có phần đi xuống, trong đó có một tỉ lệ không nhỏ là
học sinh trung học phổ thông (THPT). Trên thực tế, trong những năm qua ở
trường THPT Phan Bội Châu vẫn còn có những học sinh hạnh kiểm và học lực
yếu, vi phạm quy định của trường, của lớp, vi phạm luật giao thông đường bộ
Là học sinh trung học phổ thông, hầu hết các em đã và đang bước sang
giai đoạn phát triển toàn diện về thể chất. Nên đặc điểm tâm lý của các em cũng
có những biến đổi, các em rất dễ bị kích động từ những yếu tố bên ngoài. Các
em thường muốn tự khẳng định mình là người lớn, đã trưởng thành chứ không
phải là học sinh trung học nữa; các em thấy mình có quyền và đủ điều kiện tự
giải quyết các vấn đề theo kiểu riêng của mình, tự quyết định cho bản thân mà
không nghe theo sự giáo dục, định hướng của người lớn, kể cả thầy cô, ông bà,
cha mẹ hay anh chị… Một số em nghĩ rằng, thầy cô sẽ không làm gì được mình
ngoài việc nhắc nhở, đe dọa, mời phụ huynh từ đó mà các biểu hiện cá biệt của
các em dần dần xuất hiện. Để giảm thiểu số lượng học sinh cá biệt, cần có sự
phối hợp, giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, tôi thiết nghĩ vai
trò của giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng.
Vì vậy, trong năm học 2013-2014, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh
nghiệm với đề tài: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học
sinh cá biệt.
Hy vọng với sáng kiến này sẽ góp phần thêm cho các thầy cô làm công tác
chủ nhiệm trong quản lý, giáo dục học sinh cá biệt những năm tới.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của giáo viên chủ
nhiệm trong công tác giáo dục cho học sinh cá biệt, để đề ra những giải pháp
hợp lý, nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh và góp phần hoàn
3
thiện nhân cách học sinh ở trường trung học phổ thông. Đồng thời giúp các em
học sinh cá biệt biết tự tôn trọng bản thân, quý trọng công lao giáo dưỡng của
gia đình, giáo dục của nhà trường và xã hội để từ đó nỗ lực phấn đấu vươn lên,
không tự ti, không mặc cảm với quá khứ, sai lầm của mình, dần thay đổi thái độ,
trách nhiệm trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường trung học phổ thông
cũng như sau này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vai trò trong công tác giáo dục học
sinh cá biệt ở trường trung học phổ thông.
Đề ra một số giải pháp cụ thể và hiệu quả thiết thực trong áp dụng nâng
cao chất lượng giáo dục học sinh cá biệt.
4. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu học sinh cá biệt và vai trò của giáo viên chủ nhiệm
trong việc quản lý, giáo dục học sinh cá biệt.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trọng tâm nghiên cứu thực trạng các lớp do tôi chủ nhiệm: 10A10, 10A4,
10A2 ở trường THPT Phan Bội Châu trong 3 năm qua, đặc biệt là năm học
2012-2013 và 2013-2014 với các lớp 10A4 và 10A2.
6. Phương pháp nghiên cứu
Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm mọi quyết định quản lý
của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. Đồng thời cũng là người
có vai trò trung tâm, là cầu nối để phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà
trường và gia đình cũng như xã hội để làm tốt công tác giáo dục học sinh trong
lớp mình. Những năm qua, nhìn chung đội ngũ giáo viên chủ nhiệm của trường
đã phát huy tốt vai trò trách nhiệm trong công tác chủ nhiệm, thực sự trở thành
người lái đò tận tụy đưa các em qua sông. Tuy nhiên vẫn còn có một số giáo
viên chủ nhiệm chưa làm hết vai trò trách nhiệm của mình, chưa thực sự quan
tâm đến công tác giáo dục học sinh nói chung và học sinh cá biệt nói riêng; hoặc
phương pháp, cách làm còn chưa phù hợp (như nóng nảy, thô bạo với học sinh,
đuổi học sinh ra khỏi lớp khi các em vi phạm, chép phạt, xưng hô với học trò
mỗi khi tức giận Tôi – Ông…Ngược lại, một số giáo viên chủ nhiệm quá dễ dãi
buông lỏng quản lý ) dẫn đến hiệu quả chưa cao. Vì vậy học sinh cá biệt hàng
năm có giảm nhưng không đáng kể.
Trong công tác chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông, nếu làm đúng
vai trò, trách nhiệm thì giáo viên phải bỏ ra rất nhiều thời gian, rất vất vả trong
việc theo dõi, quản lý lớp. Do tính chất không đồng đều giữa các lớp mà có thể
lớp nhiều học sinh cá biệt, lớp ít học sinh cá biệt. Nếu giáo viên chủ nhiệm lớp
có nhiều học sinh cá biệt thì mức độ quan tâm đến lớp càng lớn, bỏ công sức ra
càng nhiều mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tôi cho rằng, công tác chủ
nhiệm là một việc không dễ dàng, công tác này đòi hỏi ở giáo viên không chỉ có
cái "Tâm" mà còn phải có sự tinh tế, khôn khéo và nghệ thuật ứng xử cho phù
hợp; phải thực sự vừa là người thầy, người cha, người chị vừa là nhà tâm lý học.
Vì giáo dục học sinh cá biệt là nhiệm vụ khó khăn nhất trong công tác chủ
nhiệm, đòi hỏi cao sự nhiệt tình, trách nhiệm và cả niềm tin vào sự thành công
của học sinh, của mỗi thầy, cô chủ nhiệm.
4
Trong lớp học, giáo viên chủ nhiệm là một hình ảnh gần gũi nhất để các
em noi theo. Mỗi hành động, cử chỉ, ứng xử của giáo viên chủ nhiệm sẽ ảnh
hưởng rất nhiều về cách nhìn nhận, đánh giá và quan niệm sống của học sinh, kể
cả phụ huynh đối với ngôi trường và thầy cô mà các em đang theo học. Chính vì
thế hơn ai hết, mỗi thầy, cô giáo đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải là tấm
gương sáng về phẩm chất đạo đức và trí tuệ cho học sinh noi theo. Điều đó
không chỉ thể hiện trên bục giảng hay ở sinh hoạt 15 phút đầu giờ, mà mọi lúc,
mọi nơi và trong cả cuộc sống đời thường. Đây chính là phương pháp giáo dục
không lời nhưng mang lại hiệu quả cao; tấm gương sáng là ngôn ngữ của giáo
dục đạo đức con người. Hồ Chí Minh đã từng nói "Một tấm gương sống có giá
trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền".
Trên thực tế trong những năm qua, ở trường trung học phổ thông Phan
Bội Châu, vẫn còn có thầy cô nhận thức chưa đúng về vị trí, vai trò của giáo
viên chủ nhiệm, xem mình chỉ có trách nhiệm quản lý lớp và như một thầy, cô
bộ môn, vai trò mờ nhạt, ít quan tâm đến lớp, ngại sinh hoạt, giáo dục nhắc nhở
học sinh, đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống, chưa thực sự chủ động phối hợp
cùng gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giúp đỡ học sinh cá biệt tiến bộ.
Cũng có giáo viên chủ nhiệm nặng về thành tích nên dẫn đến bao che khuyết
điểm, nhất là khi xếp loại, kỷ luật học sinh. Vì vậy, có học sinh cá biệt từ lớp 10
nhưng vẫn tốt nghiệp ra trường. Để học sinh cá biệt trở thành "con ngoan, trò
giỏi" chúng ta cần phải có nhiều biện pháp tổng thể, trong đó có việc chọn giáo
viên chủ nhiệm lớp có đủ năng lực, tố chất góp phần vào sự nghiệp "trồng
người" thành công.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Ở đây, chúng tôi muốn phân biệt khái niệm "học sinh cá biệt" để thống
nhất về cách hiểu, cũng như xác định đối tượng để nghiên cứu. Từ "cá biệt" hiểu
theo nghĩa thông thường có nghĩa là riêng lẻ, không phổ biến, không phải là điển
hình. Khi ta gọi "học sinh cá biệt" thường để chỉ những học sinh có những
khuyết điểm về học tập, về rèn luyện nhân cách, đạo đức và lối sống. Tuy nhiên
"cá biệt" còn bao hàm để chỉ những học sinh có những thành tích cao nổi bật,
những học sinh có sáng kiến trong lớp hay những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn…. Vì thế, thống nhất cách hiểu, trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi
chỉ tập trung nghiên cứu vào đối tượng học sinh cá biệt là những em chưa ngoan
(bỏ học, thường xuyên đi học trễ, đầu tóc quần áo không gọn gàng; không chú ý
nghe giảng, nhận thức chậm, lười học, ngại ghi chép; hay nói chuyện riêng,
thích học thì học, không thích thì đùa giỡn, chọc phá các bạn ở bên; hay nói dối,
nói tục, chửi thề, mê chơi game, lôi kéo rủ rê bè bạn, khi bị thầy cô nhắc nhở
thường có những phản ứng tiêu cực, đôi co với giáo viên, thậm chí bỏ học…)
học yếu và những học sinh có biểu hiện tự ti, mặc cảm trong lớp.
2. Thực trạng
- Phía học sinh
+ Thuận lợi: Phần lớn các em đều ngoan, tinh thần tập thể và tính tự
giác cao
5
+ Khó khăn: Hầu như lớp học nào cũng có học sinh cá biệt (hàng năm
số lượng học sinh cá biệt của trường thường chiếm 3 – 3,5 %) những học sinh
này đã gây không ít khó khăn cho giáo viên nói chung trong việc giáo dục và
giảng dạy. Các em đến từ nhiều địa phương khác nhau (vùng núi, nông thôn,
thành thị, hải đảo) nên điều kiện kinh tế và nhận thức của các em cũng khác
nhau. Các em học sinh cá biệt thuộc nhiều đối tượng khác nhau (như em Hoàng
Văn Thạch lớp 12A3 (năm nay) do bố mẹ quá nuông chiều nhưng lại thiếu quan
tâm dẫn đến cá biêt, em Ngô Bá Kế lớp 11A4 do tố chất yếu dẫn đến mặc cảm
tự ti, em Đoàn Thị Kim Khánh lớp 10A2 nhà bên đảo Bình Ba nên phải trọ học
dẫn đến bố mẹ không quản lý được việc học của con cái… )
- Về phía nhà trường và giáo viên
+Thuận lợi: Luân quan tâm, sâu sát, luôn giúp đỡ đồng nghiệp và học
sinh.
+ Khó khăn: Phần lớn giáo vên trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, con nhỏ
- Phía phụ huynh
+ Thuận lợi: Hầu hết đều qua tâm đến việc học và rèn luyện của con cái,
tin tưởng và luôn phối hợp với nhà trường và giáo viên.
+ Khó khăn: Vẫn còn có những phụ huynh quá tin tưởng vào con cái,
liên hệ khó khăn khi giáo viên chủ nhiệm muốn trao đổi những vấn đề liên quan
đến con em họ, phó mặc con cái cho nhà trường….
- Phía bản thân
+ Thuận lợi: Nhà gần, nhiệt huyết, có tinh thần trách nhiệm cao trong
công việc, luôn thương yêu và sẵn sàng giúp đỡ học sinh, bình tỉnh khi giải
quyết công việc.
+ Khó khăn: Chồng bộ đội, con nhỏ nên đôi khi ảnh hưởng đến công
việc.
Do đó để quản lý, giáo dục tốt học sinh cá biệt, chúng ta cần:
2.1. Phân loại học sinh cá biệt
Để tiện cho việc nghiên cứu tôi phân loại học sinh cá biệt thành các nhóm:
- Nhóm 1: Vi phạm nội quy của nhà trường, của lớp, bỏ học, đi học trễ,
không lắng nghe, không chép bài, mất trật tự trong giờ học, lười học bài dẫn đến
kết quả học lực và hạnh kiểm yếu.
- Nhóm 2: Ham chơi, lôi kéo bạn bè vào những thói hư tật xấu; lừa dối cha
mẹ, thầy cô, bạn bè, người thân.
- Nhóm 3: Vi phạm những chuẩn mực đạo đức, vô lễ với thầy cô, cha mẹ,
người lớn tuổi; hay nói tục chửi thề, thích gây gổ, đánh nhau
- Nhóm 4: Mặc cảm, tự ti do học yếu hay hoàn cảnh khó khăn, ngại tiếp
xúc với thầy cô, bạn bè, hoang mang, sợ hãi, tiêu cực trong suy nghĩ.
2.2. Phương pháp phân loại
- Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu hồ sơ, lý lịch học sinh: vào đầu năm học công việc đầu
tiên mà cá nhân tôi làm đó là phát cho mỗi học sinh 1 tờ lý lịch học sinh chi tiết.
Trong đó, học sinh sẽ kê khai đầy đủ các thông tin lý lịch về bản thân, năng
khiếu, sở trường, sở thích, ước mơ, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình qua hồ
6
sơ này, chúng ta sẽ nắm bắt được hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh sống và những
đặc điểm tâm lý của học sinh.
+ Nghiên cứu qua học bạ về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh
những năm học trước đó, đặc biệt là năm học lớp 9.
- Phương pháp điều tra
+ Tìm hiểu, nghiên cứu qua những nhận xét, đánh giá của giáo viên chủ
nhiệm các lớp dưới. Nếu có nghi vấn về điểm nhận xét chung chung nào đó thì
liên hệ trực tiếp hỏi thăm tình hình hoặc qua bạn bè, đặc biệt là người thân của
các em, chính quyền nơi em đang sống, qua các tổ chức đoàn, đội.
+ Tìm hiểu thêm các mối quan hệ xã hội của học sinh, xem các em
thường chơi với ai, với những bạn nào, tốt hay xấu, trong lớp, trong trường hay
bên ngoài …
- Phương pháp quan sát: Nghiên cứu qua quá trình hoạt động, giao tiếp
giữa giáo viên với học sinh. Quá trình quan sát, tiếp xúc của giáo viên và học
sinh sẽ giúp cho giáo viên có những hiểu biết về tâm lý, năng khiếu, sở trường,
tính cách, thói quen của học sinh, để từ đó có những biện pháp giáo dục cụ thể
và hiệu quả.
- Phương pháp đúc kết kinh nghiệm
+ Tham khảo những báo cáo tổng kết hàng năm của nhà trường.
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.
+ Tham khảo kinh nghiệm của các giáo viên khác cùng trường, đặc biệt
là các thầy cô có kinh nghiệm lâu năm trong công tác chủ nhiệm.
- Phương pháp thử nghiệm: Giữa lớp áp dụng và không áp dụng trước
đây như lớp 10A10 so với 2 lớp 10A4 và 10A2 mà tôi đã có bản tổng hợp so
sánh ở phần hiệu quả.
Giáo viên chủ nhiệm càng thu thập được nhiều thông tin, hiểu biết về các
em càng nhiều sẽ là điều kiện thuận lợi cho công tác chủ nhiệm về sau, nhất là
trong việc giúp đỡ, giáo dục học sinh cá biệt.
2.3. Nguyên nhân dẫn đến hành vi cá biệt của học sinh
- Do hoàn cảnh gia đình:
+ Do bị sốc về tâm lý như cha, mẹ hoặc người có ảnh hưởng lớn đến các
em mất; cha, mẹ sống không hạnh phúc, dẫn đến ly thân, ly hôn ít quan tâm đến
suy nghĩ, cảm xúc, diễn biến tâm lý, sức khỏe, việc học tập của con cái.
+ Do cha, mẹ quá bận bịu với công việc, không có thời gian gần gũi, chăm
sóc con cái.
+ Do cha, mẹ không ở chung với con cái - trường học quá xa nên học sinh
phải trọ học và ở với bạn bè.
+ Do phương pháp dạy con chưa phù hợp hoặc quá chủ quan, tự tin cho
rằng con mình đã ngoan, đã tốt.
+ Do gia đình khó khăn về kinh tế, các em phải dành nhiều thời gian phụ
giúp gia đình nên thường xuyên phải nghỉ học, ít có thời gian học tập và tham
gia các hoạt động tập thể.
- Bị tác động bởi các hiện tượng tiêu cực, cái xấu bên ngoài; bị bạn bè lôi
kéo, mải chơi, sớm có những mối quan hệ tình yêu không lành mạnh; thích thể
hiện cái tôi mới lạ không đúng chuẩn mực, thích đua đòi ăn diện.
7
- Tư chất của học sinh chậm trong nhận thức, hổng kiến thức từ lớp dưới
nên chán học, các em ngồi nghe nhưng không hiểu gì, không biết thầy, cô nói gì
sinh ra chán học, thường hay nghịch phá mất trật tự trong lớp
- Do sức ép trong thi cử, sức ép của gia đình, nhà trường và xã hội đã
khiến cho học sinh căng thẳng rơi vào lối sống trầm cảm, tự ti buông xuôi về
bản thân mình.
3. Biện pháp tiên hành
3.1. Tìm hiểu môi trường sống của các em trong gia đình
Trên thực tế, không phải tự nhiên mà các em trở thành cá biệt. Nó
phải xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân và các nguyên nhân đó như thế nào,
tôi đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, theo tôi
nguyên nhân cơ bản nhất đó là môi trường sống.Vì vậy, tìm hiểu môi trường
sống của các em là điều kiện cần thiết, đầu tiên để xác định biện pháp giáo
dục các em cho phù hợp, có hiệu quả.
- Đối với học sinh trung học phổ thông, các em đang bắt đầu chuyển sang
môi trường học tập nghiêm chỉnh, có kỷ cương nề nếp cao nên dễ làm cho các
em cảm thấy chán nản, dễ nảy sinh những thói hư, tật xấu. Mỗi giáo viên cần
phải hiểu rõ những điểm cơ bản này để chuyển dần các em từ thói quen vui chơi
sang thói quen học tập tích cực và tu dưỡng bản thân.
- Có những em sống trong gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, với thói
quen được chiều chuộng. Vì vậy, khi đến trường, các em đã đem theo thói quen
đó rồi đòi hỏi thầy cô và bạn bè phải cư xử như mình đang ở nhà. Vì vậy giáo
viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng nhận thức,
kỹ năng giao tiếp…để các em có thể hiểu rõ vấn đề. Điều đó luôn đòi hỏi ở
người giáo viên chủ nhiệm phải thực sự khéo léo, thực sự kiên trì, nhẫn nại. Hãy
xem mình là người bạn của các em, nghe các em chia sẻ để từ đó tìm ra biện
pháp giáo dục phù hợp.
- Mặt khác, có một số em do hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ ly hôn, ly thân,
cha mẹ không có việc làm, kinh tế khó khăn, không có điều kiện thường xuyên
gần gũi giáo dục con cái, dẫn đến các em đã tìm đến thế giới bên ngoài để bù
đắp, và các em đã tiếp thu nhiều cái xấu ngoài xã hội lúc nào mà cha mẹ không
hề hay biết.
Do đó, giáo viên chủ nhiệm chỉ có thể làm tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh
khi hiểu được các em sống trong hoàn cảnh gia đình như thế nào? Cuộc sống
của các em ra sao, mức độ quan tâm của bố mẹ, người thân của các em? Các em
thường chơi với những đối tượng như thế nào? Tìm hiểu môi trường sống của
các em là bước đầu giúp cho giáo viên chủ nhiệm có định hướng giáo dục các
em một cách đúng đắn, phù hợp.
Ví dụ(1)
Em Nguyễn Thị Phương Dung là học sinh của lớp 10ª2 năm nay tôi chủ
nhiệm. Đầu năm em thường xuyên nghỉ học – chỉ 2 tháng em nghỉ tới 12 buổi,
điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập và rèn luyện của em (đính
kèm ở phần hiệu quả). Thế rồi tôi quyết định tìm đến gia đình em để tìm hiểu sự
việc. Đến nơi, đập vào mắt tôi là một căn nhà nhỏ bằng vách đất nằm chênh
vênh giữa núi rừng Cam Phước Tây. Xúc động, bước vào căn nhà tôi cảm thấy
8
run lên khi không thấy gì ngoài cái bàn thờ tổ tiên và hai chiếc cái giường đã cũ
nát. Tôi không thể nói gì hơn nữa và tôi hiểu vì sao em nghỉ học. Em nghỉ vì
không có thời gian, phải ở nhà phụ giúp mẹ trồng mía, làm cỏ, thậm chí đi làm
thuê, em nghỉ vì không có tiền đóng học phí và các khoản đầu năm, em nghỉ vì
cái xe đạp hôm đó bị hỏng Khi tiếp xúc với phụ huynh, họ không cần nói ra tôi
đã có câu trả lời và tôi đã động viên gia đình cho em đi học đều đặn hơn, chỉ có
con đường học tập là con đường vượt qua đói nghèo một cách bền vững. Em đã
đi học đều kể từ ngày hôm đó. Tôi đã thường xuyên giúp đỡ em về mọi thứ có
thể, vận động các giáo viên bộ môn giúp đỡ em học thêm mà không phải đóng
tiền như môn Toàn của thầy Phạm Thanh Tường hay môn Hóa của thầy Trần
Thế Quang
3.2. Xây dựng tình thương giữa giáo viên với học sinh
Có thể nói yêu thương học sinh là phẩm chất đầu tiên của nghề nhà giáo.
Có yêu thương các em thì chúng ta mới cảm nhận được niềm vui và cả nỗi buồn
mà các em đang phải gánh chịu. Để từ đó chúng ta có biện pháp giúp đỡ khi các
em gặp khó khăn, bế tắc; biết khích lệ, động viên để các em cố gắng, sẻ chia khi
các em buồn, là chỗ dựa tin yêu để các em phấn đấu vươn lên.
- Thường xuyên gần gũi, thân mật với các em, tạo cho các em tự cảm thấy
yên tâm và gửi gắm tâm sự của mình như những người thân trong gia đình. Tuy
nhiên, trong sự gần gũi, thân mật cũng cần có khoảng cách nhất định để học sinh
hiểu được vị trí, vai trò và nhiệm vụ của mình, từ đó có những hành động cho
đúng mực.
- Hãy thường xuyên tiếp xúc với học sinh bằng sự cởi mở, gần gũi, tình
yêu thương chân thành. Giáo viên không cần che giấu tình cảm của mình đối với
các em, nhưng tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt đối với một em nào đó. Hãy xem
mình là người cha, người mẹ, người anh, người chị, thì các em sẽ cảm thấy tự
tin, thoải mái, sẵn sàng tâm sự với thầy cô chủ nhiệm Nhờ đó mà chúng ta
nắm bắt được mọi thông tin cũng như tâm lý của các em một cách chính xác
nhất. Với ánh mắt đôn hậu, cử chỉ thân thiện, yêu thương, nụ cười tươi tắn, lời
nói chân tình thể hiện sự thấu hiểu và thông cảm của giáo viên chủ nhiệm là
động lực cho học sinh cá biệt cố gắng phấn đấu học tập, rèn luyện tốt để trở
thành con ngoan, trò giỏi. Thay vì nhìn vào những khuyết điểm của học sinh
khiến mình không hài lòng, hãy nghĩ đến việc mình có thể yêu thương học sinh
đó như thế nào.
Ví dụ(2)
Năm học 2011-2012, khi tôi làm giáo viên chủ nhiệm lớp 10A10, em
Hoàng Văn Thạch là một học sinh cá biệt về đạo đức. Khi tôi nhận lớp chủ
nhiệm, nếu nói về nhớ học sinh thì tôi nhớ về em rõ ràng nhất ngay từ buổi đầu
tiên gặp lớp. Tôi nhớ em không phải vì em học giỏi ở cấp II, hay ngoan hiền mà
nhớ gương mặt xương xẩu, gai góc và đầy sẹo của em. Qua quá trình sinh hoạt ở
lớp và tìm hiểu thì tôi được biết em là học sinh có “sở thích” đánh nhau và bỏ
nhà ra đi. Cũng có lẽ vì thế mà ngay từ đầu tôi đã có sự quan tâm đặc biệt đối
với em. Trong suốt năm học, tôi luôn kiên trì động viên, giáo dục, chỉ bảo và
dùng tình thương để cảm hóa em, áp dụng những biện pháp mà tôi vừa nêu trên.
Dần dần tôi nhận thấy sự tiến bộ ở em. Có lúc tôi nhìn thấy sự cảm động trong
9
em mỗi khi tôi hỏi “Dạo này em học thế nào, có ăn được không mà sao gầy thế”.
Và rồi có một lần em đau bụng, em đã tìm đến tôi, hai cô trò cùng nhau vào
bệnh viện trong lúc trời mưa rất to. Kể từ hôm đó, em không giấu giếm tôi
chuyện gì, em đã tiến bộ. Từ một học sinh có hạnh kiểm trung bình ở học kỳ I,
cuối năm em đã trở thành một học sinh ngoan, hạnh kiểm tốt. Hiện em là học
sinh ngoan của lớp 12A3
3.3. Xây dựng cho các em có thói quen, nề nếp tốt trong học tập, rèn
luyện và trong các hoạt động khác
Việc tạo ra những thói quen, nề nếp tốt lúc ban đầu thường không mấy
khó khăn, nhưng để duy trì được những nề nếp, thói quen đó đòi hỏi người giáo
viên chủ nhiệm phải thường xuyên nhắc nhở, chỉ dẫn, uốn nắn. Để đưa các em
học sinh cá biệt vào nề nếp, khuôn phép, chúng ta phải tiến hành những việc như
sau:
- Đưa các em học sinh cá biệt vào hòa nhập với nhóm học sinh ngoan,
gương mẫu. Nên cho các em cùng vui chơi, sinh hoạt với các em học sinh
ngoan, gương mẫu sẽ giúp các em có thể học tập ở bạn mình những hành vi,
những thói quen tốt và thông qua đó các em có thể tự điều chỉnh những hành vi,
thói quen xấu mà các em đã mắc phải. Dân gian có câu: Học Thầy không tày
học Bạn.
- Chỉ ra cho các em biết được những cái sai của mình từ việc nói năng,
ứng xử, đến việc học tập và trong các hoạt động khác. Khi học sinh có những
biểu hiện chưa tốt, giáo viên chủ nhiệm hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiên trì và mềm
mỏng chỉ cho các em thấy đó là những hành vi, thói quen, việc làm chưa tốt, nói
rõ hậu quả của những cái chưa tốt và lấy gương người tốt, việc tốt có thật trong
cuộc sống, đặc biệt trong nhà trường để giáo dục lẫn nhau, đó chính là một cách
tuyên truyền, giáo dục thực chất nhất để các em hiểu và chú ý sửa chữa. Không
nên nêu quá nhiều khuyết điểm của em trước lớp, mà nên gặp riêng mình em để
em cảm thấy mình cũng được thầy cô quan tâm, được thầy cô “tôn trọng”. Hãy
cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng
không biết mình có những ưu điểm đó. Chúng ta hãy giúp các em nhận ra và
phát triển thêm.
- Giáo viên chủ nhiệm nên thường xuyên có những lời động viên, khen
ngợi khi các em học sinh này có những hành vi, những việc làm tốt cho dù đó là
việc nhỏ nhất. Điều quan trọng nhất là chúng ta luôn khích lệ, luôn ở bên khi các
em gặp khó khăn. Nghiêm khắc nhưng không quá khắt khe khi các em có những
biểu hiện chưa ngoan. Trong quá trình thực hiện, giáo viên chủ nhiệm cần chú ý
đến việc tuyên dương, khen ngợi học sinh trước lớp, đề nghị nhà trường tuyên
dương trong những buổi chào cờ, sinh hoạt tập thể. Tuy nhiên, nếu học sinh vẫn
có những hành vi chưa tốt, giáo viên chủ nhiệm không nên xúc phạm các em mà
cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp giúp đỡ chu đáo, kịp thời, cụ thể.
3.4. Duy trì đều các buổi sinh hoạt tập thể, nhất là sinh hoạt đầu giờ
Giáo viên chủ nhiệm có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục học
sinh nói chung và học sinh cá biệt nói riêng; không chỉ quan tâm, chú trọng đến
một vài học sinh mà cần quản lý, theo dõi sự tiến bộ của cả tập thể. Vì vậy, giáo
viên chủ nhiệm phải phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục chung và giáo dục riêng.
10
Thường xuyên kể chuyện về những tấm gương đạo đức trong lịch sử và đời
thường (tấm gương càng gần gũi, càng đời thường thì sức giáo dục, thuyết phục
càng cao), những vấn đề liên quan đến tâm lý lứa tuổi hay những vấn đề về khoa
học, để từ đó giáo dục kỹ năng sống cho các em.
- Trong các buổi 15 phút đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần, giáo viên chủ
nhiệm phải thường xuyên đến lớp để theo dõi, nắm bắt tình hình; giáo dục, căn
dặn các em về ý thức học tập, việc chấp hành các quy định của trường của lớp,
những khuyết điểm các em dễ mắc phải; rút kinh nghiệm những hạn chế, yếu
kém của các giờ học trước cũng như biểu dương những cố gắng trong học tập,
rèn luyện của các em; giải đáp kịp thời những vướng mắc của các em.
- Nếu có học sinh vi phạm, giáo viên chủ nhiệm cần cho các em làm
tường trình kiểm điểm, tổ chức sinh hoạt lớp để đưa ra các hình thức xử lý
phù hợp, đúng người, đúng khuyết điểm theo Nội quy đã đề ra. Không vì vị
nể mà xử lý học sinh này nhẹ, học sinh kia nặng để đảm bảo tính nghiêm
minh, công tâm của người thầy. Khi đưa ra các hình thức kỷ luật phải yêu cầu
bắt buộc học sinh đó thực hiện nghiêm túc. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm và
Ban cán sự lớp cần thường xuyên theo dõi học sinh vi phạm trong quá trình
thực hiện; gần gũi, động viên học sinh đó nỗ lực phấn đấu, không tự ti, mặc
cảm. Mỗi khi học sinh cá biệt làm được một việc tốt, đạt điểm tốt thì nên
động viên, khuyến khích các em kịp thời. Vì bản thân các em học sinh cá biệt
vốn thường ương ngạnh, tâm lý bất cần, khó dạy bảo, hay so sánh, tị nạnh
nhưng thích được người khác quan tâm, khen ngợi, để ý. Nếu giáo viên chủ
nhiệm không khéo trong quản lý, giáo dục lập tức các em sẽ phản ứng ngược
lại. Vì thế, nếu phải cân nhấc giữa hai mức hạnh kiểm cho học sinh thì hãy
chọn mức cao hơn. Hãy chấp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hi
vọng.
3.5. Xếp chỗ ngồi
Xếp chỗ ngồi của học sinh là một việc làm tưởng nhỏ nhưng nếu không
được chú trọng, khôn khéo sẽ dễ dẫn đến sự xáo trộn trong tâm lý của học sinh
cá biệt và cả những học sinh ngoan. Vì vậy, khi sắp xếp chỗ ngồi cần chú ý:
- Khi sắp xếp chỗ ngồi, giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu trước để nắm
được học lực, hạnh kiểm của từng học sinh. Nên chia đều những học sinh có học
lực khá, giỏi, rèn luyện tốt ngồi xen lẫn với học sinh có học lực trung bình, yếu
để các em có thể kèm nhau, ta thường có câu “học thầy không tày học bạn”;
hoặc có thể tạo điều kiện xếp cho các em học sinh cá biệt ngồi ở những bàn đầu
để giáo viên tiện quan sát, theo dõi và các em cũng từ đó mà chú ý hơn trong
việc học tập và rèn luyện (như nói chuyện, nói tục ). Sau khi xếp chỗ ngồi xong,
giáo viên chủ nhiệm lập sơ đồ lớp và dán tại bàn giáo viên để giáo viên bộ môn
tiện theo dõi. Không nên xếp các học sinh cá biệt ngồi gần nhau; không nên cho
các em tự ý chọn chỗ ngồi, vì những học sinh ngại học, ham chơi, hay đùa giỡn
thường thích ngồi gần nhau và ngồi sau cùng.
- Trong năm học, nếu thấy việc xếp chỗ ngồi chưa phù hợp, những học
sinh cá biệt chuyển biến chậm, giáo viên chủ nhiệm nên sắp xếp lại một vài vị trí
nếu thấy cần thiết.
11
- Đối với ban cán sự lớp cần xếp chỗ ngồi hợp lý để tiện theo dõi, nhắc
nhở được các bạn của mình. Nên chia đều cán bộ lớp ngồi ở giữa và ở sau cuối
của lớp học.
3.6. Kết hợp với giáo viên bộ môn và nhà trường
- Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn và nhà trường vừa để hiểu hơn
về học sinh, vừa giúp học sinh cố gắng ở từng môn học. Đồng thời, kết hợp chặt
chẽ với ban cán sự lớp, Đoàn thanh niên để thống nhất biện pháp quản lý, giáo
dục học sinh cá biệt.
- Công tác quản lý của nhà trường nên thường xuyên quan tâm, chú
ý đến học sinh cá biệt và ghi nhận kết quả giáo dục học sinh cá biệt của giáo
viên chủ nhiệm. Sự quan tâm của nhà trường sẽ động viên giáo viên chủ nhiệm
hoàn thành tốt nhiệm vụ này.
Ví dụ(3)
Năm học 2012-2013, khi tôi tiếp nhận chủ nhiệm lớp 10A4. Đầu vào của
học sinh lớp tôi thấp hơn so với các lớp khác về số lượng học sinh giỏi. Nhưng
điều đó không quan trọng bằng việc khi có điểm khảo sát đầu năm và điểm kiểm
tra 15 phút. Lớp tôi có em Nguyễn Bá Kế thi khảo sát đầu năm có tới 7/12 môn
dưới điểm trung bình. Kiểm tra 15 phút có môn em bỏ giấy trắng. Đặc biệt kết
thúc học kỳ I, mặc dù em là một học sinh ngoan, nhưng bị hạnh kiểm khá với lý
do học lực yếu. Kết quả học kỳ I em có 5 môn dưới trung bình, đặc biệt môn
Toán và môn Anh văn dưới 3,0. Buồn vì học sinh, nhưng tôi cũng buồn cho bản
thân mình vì không giúp gì về việc học tập cho em ngoài bộ môn của mình. Thế
rồi tôi đã tìm đến các thầy cô bộ môn, phối hợp cùng gia đình tìm cách giúp đỡ
em, động viên và tạo cho em niềm tin để vượt qua khó khăn. Tôi đã nhờ cô Lê
Thị Hồng Ân giáo viên bộ môn toán kèm em. Với lòng nhiệt huyết của một cô
giáo trẻ mới ra trường, hiểu tâm lý học sinh, theo thời gian em đã cảm nhận và
làm được những điều mà cả cô giáo, gia đình và em đều mong muốn. Từ một
học sinh yếu của học kỳ I, sang học kỳ II em có học lực trung bình, hạnh kiểm
tốt. Điều tiến bộ nhất ở em đó là môn toán, từ 2,9 của học kỳ I, lên 6,8 của học
kì II. Hiện nay em đang là học sinh lớp 11A4.
3.7. Phối hợp với gia đình
Đã làm cha, làm mẹ thì ai cũng yêu quý, chăm lo đến con cái, nhất là khi
các em còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Song mức độ và cách quan tâm của
mỗi gia đình luôn khác nhau.
Vì vậy, ngay khi tiếp nhận, quản lý học sinh, ngoài các thông tin về lý
lịch, giáo viên chủ nhiệm cố gắng đăng ký được số điện thoại của cha mẹ học
sinh. Đây là cơ sở thuận lợi nhất giúp giáo viên chủ nhiệm trao đổi gián tiếp với
học sinh.
- Đối với học sinh cá biệt, hàng tháng (hoặc khi có sự bất thường của các
em), giáo viên chủ nhiệm nên thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của các
em với gia đình. Qua đó, giúp cha mẹ học sinh biết được tình hình học tập, rèn
luyện cũng như sự quan tâm của thầy cô, nhà trường đối với con em họ. Đồng
thời giáo viên chủ nhiệm có thêm được các thông tin cần thiết từ gia đình, thông
tin của các em để phối hợp quản lý, giáo dục các em kịp thời, có hiệu quả.
12
- Nếu thấy học sinh cá biệt có chuyển biến chậm, giáo viên chủ nhiệm có
thể mời gặp phụ huynh để trao đổi, tìm hiểu rõ nguyên nhân, thống nhất biện
pháp để giáo dục các em. Các cuộc gặp gỡ với phụ huynh cần thiết thực và hiệu
quả. Nhưng chú ý khi tiếp xúc với phụ huynh, giáo viên nên nhớ rằng đối với
họ, đứa con là quý giá nhất trên đời. Giáo viên hãy hết sức tế nhị, tránh đừng để
phụ huynh bị tổn thương.
- Thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh, giáo viên cần nêu ra những
thực trạng của các em nói chung để phụ huynh biết được con em họ học tập, rèn
luyện ra sao và đang đứng ở vị trí nào để từ đó cùng với giáo viên chủ nhiệm
phối hợp và tìm ra biện pháp giáo dục tốt hơn.
- Bên cạnh đó còn có những phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục
con em, giáo viên có thể chủ động tự liên hệ đến thăm gia đình học sinh, trò
chuyện, tâm sự với cha mẹ các em để cùng tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp,
cùng lưu tâm đến các em hơn nữa.
- Trong một trường hợp cụ thể, bất thường nào đó nếu cần, giáo viên chủ
nhiệm có thể liên hệ với chính quyền địa phương nơi em đang cư trú để tìm hiểu
và tìm sự giúp đỡ từ chính quyền.
4. Hiệu quả
Qua quá trình thực hiện những biện pháp cụ thể nói trên đối với học sinh
cá biệt trong công tác chủ nhiệm của mình, tôi thấy kết quả đạo đức và học tập
của các em đã dần tiến bộ, số lượng học sinh cá biệt về đạo đức và học tập giảm
dần qua từng năm học khi tôi thực hiện, tính tập thể của các em đã được phát
huy cao hơn. Đây là một số minh chứng cụ thể qua 3 năm tôi nghiên cứu ở các
lớp 10A10 (chưa thực hiện) 10A4, 10A2 (thực hiện) để quý thầy cô thấy rõ.
Nguyên nhân dẫn đến
hành vi cá biệt của HS
Do kinh
tế
Tư chất
yếu
Nguyê
n nhân
khác
Lớp Sĩ
số
Năm học
Số SH
cá
biệt
(Đầu
năm)
Số SH
cá biệt
(HKI)
Số SH
cá
biệt
(cuối
HKII)
S
L
Tỉ
Lệ
S
L
Tỉ
Lệ
S
L
Tỉ
Lệ
10A10
42
2011-2012 11 em
9 em 5em 2 0,47
2 0,47
5
1,1
10A4 43
2012-2013 6 em 3 em 0 em 1 0,23
2 0,46
3
0,69
10A2 41
2013-2014 5 em 1 em 0 em 2 0,48
0 0 3
0,73
13
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ HỌC LỰC VÀ HẠNH KIỂM LỚP 10A10
NĂM HỌC 2011 - 2012
STT
Xếp loại
(Học kì I)
Xếp loại
(Học kì II)
Xếp loại
(Cả năm)
Họ tên
HL HK HL HK HL HK
1 Phạm Tống Ngọc Anh TB K TB K TB K
2 Nguyễn Thị Quỳnh Ái TB K Y K TB K
3 Huỳnh Thị Bé Cúc K T K T K T
4 Nguyễn Thị Bích Dân TB T K T K T
5 Nguyễn Xuân Diệu K T K T K T
6 Nguyễn Tống Nhật Duy K T K T K T
7 Trần Hữu Đạt Y K Y K TB K
8 Trần Tiến Đoàn G T G T G T
9 Đỗ Thị Thu Hà K T K T K T
10 Võ Thị Hoàng Hà TB T TB T TB T
11
Lê Thị Minh Hằng Y K Y K Y K
12
Nguyễn Công Hoan KÉM K Y K Y K
13
Mai Đông Hoài Y TB Y TB TB K
14 Phùng Đức Hòa TB T TB T TB T
15 Huỳnh Thị Ngọc Huyền TB T TB T TB T
16 Phùng Thanh Khoa K T K T K T
17 Nguyễn Vũ Đoan Kiều TB T K T K T
18 Nguyễn Thị Kim Lệ TB T K T K T
19 Phan Thị Linh K T K T K T
20 Nguyễn Thị Kim Mỹ TB K TB K TB K
21 Phan Thị Tuyết Nhi K T K T K T
22 Nguyễn Đình Phong K T G T G T
23 Nguyễn Thị Thanh Phương TB K TB K TB K
24 Bùi Thị Kim Quy G T G T G T
25 Liêu Thị Thu Quyên K T K T K T
26 Đầu Công Thành Y TB TB TB TB TB
27 Huỳnh Thị Thanh Thảo TB T K T K T
28 Nguyễn Phương Dạ Thảo K T K T K T
29
Lữ Ngọc Thạch Y Y TB K TB K
30 Nguyễn Trọng Thắng TB T TB T TB T
31 Huỳnh Thanh Thuý Y K TB K TB K
32 Huỳnh Thị Minh Thư TB T K T K T
33 Nguyễn Thị Thanh Thư K T TB T TB T
34 Nguyễn Thị Thủy Tiên K T K T K T
35
Nguyễn Thị Phương Trinh Y K Y K Y K
36 Phạm Bảo Trung TB K Y K Y K
37
Ngô Minh Tuấn Y K TB K Y K
38 Võ Thúy Hoài Uyên TB T TB T TB T
39 Tô Trường Khánh Viên K T G T G T
40
Nguyễn Quang Vinh Y K Y K Y K
41 Huỳnh Quốc Vương K T K T K T
42 Nguyễn Huỳnh Thanh Vy TB K TB K TB K
14
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ HỌC LỰC VÀ HẠNH KIỂM LỚP 10A4
NĂM HỌC 2012 – 2013
STT
Xếp loại
(HKI)
Xếp loại
(HKII)
Xếp loại
(Cả năm)
Họ tên
HL HK HL HK HL HK
1 Trịnh Thị Khánh An K T K T K T
2 Trịnh Ngọc Thành Bảo G T G T G T
3 Trần Nguyễn Bích Cầm K T K T K T
4 Mai Tuấn Dũng TB T TB T TB T
5 Nguyễn Thái Duy TB T K T K T
6 Trần Thị Mỹ Duyên K T K T K T
7 Phan Thùy Hoàng Giang K T K T K T
8 Nguyễn Thị Minh Hạnh K T K T K T
9 Lương Văn Hiệp G T G T G T
10 Nguyễn Thị Minh Hiếu TB K TB K TB K
11 Trịnh Thị Minh Hiếu TB K TB T TB T
12 Hồ Văn Hoàng TB T TB T TB T
13 Nguyễn Văn Hoàng K T TB T TB T
14 Nguyễn Phan Đức Huy TB T TB K TB K
15
Ngô Bá Kế Y K TB T TB T
16 Nguyễn Đăng Khoa TB T TB K TB K
17 Đỗ Thị Mỹ Lệ TB T K T K T
18 Nguyễn Phi Long TB K TB T TB T
19 Nguyễn Thị Thu Ngân TB T TB T TB T
20 Nguyễn Trọng Nghĩa TB T TB T TB T
21 Nguyễn Hồng Ngọc K T K T K T
22 Nguyễn Hoàng Trung Nguyên TB T TB T TB T
23
Tô Thị Hồng Nhi Y K TB T TB T
24 Nguyễn Thị Quỳnh Như TB T TB T TB T
25 Phan Minh Quân K T K T K T
26 Võ Minh Quân K T K T K T
27 Nguyễn Văn Thắng TB T TB T TB T
28 Nguyễn Thị Thanh K T G T G T
29 Phan Phước Thiện K T K T K T
30 Lê Quỳnh Thư TB T TB T TB T
31 Lê Thanh Thuận TB T TB T TB T
32 Lương Thị Ngọc Thuận K T K T K T
33 Bùi Nguyễn Thủy Tiên G T K T K T
34 Mai Đình Tiến TB T K T K T
36 Đào Thị Nguyệt Trinh TB K T K T
37 Trịnh Việt Trung K T G T G T
38
Nguyễn Minh Tuấn Y K TB T TB T
39 Võ Xuân Tùng TB K TB T TB T
40 Nguyễn Đồng Thu Vân TB T K T K T
41 Nguyễn Trần Thái Việt TB K TB T TB T
42 Mai Thị Thuý Vy TB T TB T TB T
43 Nguyễn Thị Hà Vy Y K TB T TB T
15
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ HỌC LỰC VÀ HẠNH KIỂM LỚP 10A2
NĂM HỌC 2013 – 2014
STT
Xếp loại
(HKI)
Xếp loại
(HKII)
Xếp loại
(Cả năm)
Họ tên
HL HK HL HK HL HK
1 Nguyễn Hoàng Ân TB K K T K T
2
Phạm Thị Phương Dung Y TB TB T TB T
3 Hồ Quốc Dũng TB T TB T TB T
4 Nguyễn Quốc Đạt K T K T K T
5
Võ Ngọc Đức K K TB T TB T
6 Lâm Quang Phương Giang TB T K T K T
7 Nguyễn Thị Thu Hà K T K T G T
8 Trần Thị Hà K T K T K T
9 Lê Thị Hồng Hạnh TB T K T K T
10 Nguyễn Văn Hiếu K T K T G T
11 Hồ Quang Huy TB T TB T TB T
12 Trương Quang Hùng K T K T K T
13 Đặng Thị Kim Hương TB T K T K T
14
Nguyễn Đình Liên Hương TB T K K K T
15
Đoàn Thị Kim Khánh Y T Y K TB T
16 Nguyễn Ngọc Ái Khuê K T G T G T
17 Phạm Thị Tuyết Mai K T G T G T
18 Võ Minh Ngà K T G T G T
19 Lê Nguyễn Kim Ngân K T K T G T
20 Nguyễn Minh Nhã TB T K T K T
21 Lê Hoàng Yến Nhi TB T K T K T
22 Phan Anh Quỳnh Như K T G T G T
23 Đặng Mỹ Linh Nữ K T K T G T
24 Trương Bảo Phúc K T K T K T
25 Lê Thị Phương K T K T K T
26 Trần Quang Thanh TB T K T K T
27 Lê Ái Thi K T G T G T
28 Nguyễn Phước Thiện TB T TB T TB T
29 Trần Thạch Thiện TB T K K K K
30 Nguyễn Thị Thanh Thủy G T G T G T
31 Trần Bích Thủy G T G T G T
32 Trần Lưu Đông Tiên G T G T G T
33 Phan Thị Bích Trang G T G T G T
34 Đặng Thị Bảo Trâm K T K T K T
35 Trương Thị Đoan Trinh G T G T G T
36 Hoàng Huy Trường TB T K T K T
37 Huỳnh Thị Ánh Tuyết K T G T G T
38
Nguyễn Hà Uyên Y K K T K T
39 Trương Nữ Phương Uyên K T K T K T
40 Phạm Phú Việt Y T K T K T
41 Phạm Văn Nguyễn Vĩnh TB T TB T K T
16
BẢNG TỔNG KẾT THI ĐUA CẢ NĂM KHỐI 10
III. KẾT LUẬN
Năm học
2011-2012
Năm học
2012 - 2013
Năm học
2013-2014
(HKI)
Năm học
2013-2014
(HKII)
Lớp Vị thứ Lớp Vị thứ Lớp
Vị thứ
Lớp
Vị thứ
10a1 3 10a1 3 10a1
2
10a1
3
10a2 9 10a2 15
10a2
1
10a2
1
10a3 10 10a3 13 10a3 14 10a3 15
10a4 7
10a4 3
10a4 6 10a4 8
10a5 2 10a5 7 10a5 3 10a5 6
10a6 4 10a6 9 10a6 4 10a6 4
10a7 9 10a7 6 10a7 5 10a7 5
10a8 5 10a8 14 10a8 15 10a8 14
10a9 8 10a9 10 10a9 11 10a9 10
10a10
12
10a10 1 10a10 13 10a10 13
10a11
14 10a11 4 10a11 12 10a11 12
10a12
15 10a12 5 10a12 9 10a12 9
10d1 1 10d1 2 10d1 8 10d1 7
10d2 11 10d2 13 10d2 7 10d2 2
10d3 6 10d3 11 10d3 10 10d3 11
17
1. Ý nghĩa
Có thể nói quản lý, giáo dục học sinh cá biệt là một việc khó nhưng là
việc làm cần thiết và phải tiến hành thường xuyên. Việc giáo dục học sinh cá
biệt là trách nhiệm chung của nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó giáo viên
chủ nhiệm có vị trí, vai trò rất quan trọng, đòi hỏi sự cố gắng, quyết tâm của mỗi
giáo viên chủ nhiệm, góp phần làm chuyển biến những học sinh yếu kém, chưa
ngoan thành "con ngoan, trò giỏi", những công dân có ích cho đất nước.
Trong giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh cá biệt nói
riêng không có một công thức nhất định, không có một phương pháp, giải pháp
nào là tối ưu, là duy nhất nếu như không có sự đồng tâm, sự thống nhất của nhà
trường, gia đình và xã hội, đặc biệt là sự nỗ lực, cố gắng của học sinh cá biệt nói
riêng và giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên, với những kinh nghiệm ít ỏi của bản
thân trong công tác giáo dục học sinh các biệt trên đây sẽ góp một phần nhỏ vào
hành trang công tác chủ nhiệm của quý thầy cô. Kính mong các bạn đồng nghiệp
đóng góp ý kiến để chúng ta có nhiều biện pháp tốt hơn, hiệu quả hơn trong giáo
dục học sinh cá biệt, để những năm sau số lượng học sinh cá biệt ngày càng
giảm dần tiến tới xóa bỏ.
2. Bài học kinh nghiệm
Qua kết quả thực tế trong việc giáo dục đạo đức và học tập cho học sinh
cá biệt, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Bài học về tư cách giáo viên
Muốn giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo viên cần phải là người chuẩn mực,
mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về tinh thần tự học và sáng tạo cho học
sinh noi theo. Giáo viên cần phải luôn cân nhắc cẩn trọng trong từng lời nói, cử
chỉ đến hành động của mình. Người giáo viên cần phải ghiêm túc trên bục giảng,
nhưng nhẹ nhàng, gần gủi, cởi mở, tình cảm trong đời thường để các em có thể
tâm sự với cô những vấn đề khúc mắc trong lòng mà các em không thể nói với
cha mẹ hay bạn bè. Từ đó các em tìm thấy điểm tựu nơi thầy cô mà cố gắng
phấn đấu. Tôi xin nhắc lại một lần nữa câu nói của Hồ Chí Minh “Một tấm
gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”
- Bài học về tìm hiểu học sinh
Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu phải kỹ lưỡng, chính xác, biết chắt lọc
thông tin, không áp đặt chủ quan. Phối hợp tìm hiểu từ gia đình, nhà trường và
xã hội đặc biệt là địa phương nơi em đang sinh sống. Tìm hiểu qua học bạ các
năm, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm những năm học trước.
- Bài học kinh nghiệm trong giáo dục
Giáo dục học sinh nói chung, học sinh cá biệt nói riêng không nên nóng
vội. Chúng ta hãy kìm chế, bình tĩnh, kiên trì và mềm mỏng. Luôn thể hiện sự
thương yêu, gần gũi và tin tưởng các em. Chúng ta hãy luôn theo dõi, giúp đỡ,
giáo dục các em và đừng bao giờ đánh mất niềm tin. Tình thương yêu, lòng kiên
trì và niềm tin luôn là chìa khóa thành công trong công tác giáo dục học sinh cá
18
biệt. Đồng thời, xử phạt đúng người, đúng tội, khen thưởng kịp thời khi các em
có biểu hiện tiến bộ cho dù là việc nhỏ. Qúy thầy cô hãy cố nhìn thấy những ưu
điểm ẩn sâu trong mỗi em, hãy chắp cho các em những đôi cánh.
- Bài học về phối hợp với nhà trường, gia đình và xã hội
Giáo dục học sinh cá biệt cần phải có sự đồng thuận và cũng là trách
nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội; do đó, giáo viên chủ nhiệm cần
phải phối hợp chặt chẽ với nhà trường, gia đình và xã hội, không nên giáo dục
bằng lí thuyết mà bằng những việc làm cụ thể, điển hình.
3. Kiến nghị
- Đối với nhà trường: thường xuyên họp định kì giáo viên chủ nhiệm
lớp, để các giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm cho nhau, đặc biệt là giáo viên
giữa các khối lớp với nhau.
- Đối với Sở giáo dục: Triển khai thành chuyên đề sâu rộng vào đầu năm
học hàng năm, đặc biệt là các trường có học sinh cá biệt nhiều. Việc triển khai
cần có sự chỉ đạo của lãnh đạo trường trong việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm
lớp của giáo viên chủ nhiệm. Đồng thời có sự kiểm tra đối chiếu việc thực hiện
kế hoạch theo từng thời điểm để kịp thời chấn chỉnh.
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tâm lý học đại cương - Hà Nội 1995 - PGS. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên)
2. Thực hành về giáo dục - Hà Nội 1995 - TS. Nguyễn Đình Chỉnh.
3. Phương pháp dạy học tích cực - Nguyễn Kỳ, NXB giáo dục 1995.
4. Thông tư 58/TT-BGD-ĐT (ngày 12/12/2011) Về việc ban hành quy chế
đánh giá, xếp loại học sinh THPT - Bộ GD&ĐT.
5. Ý kiến về việc làm và xuất bản loại sách “Người tốt việc tốt”, 6/1968 - Hồ
Chí Minh.