SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VÀI Ý GIÚP HỌC SINH NẮM VỮNG CÁCH GÕ ĐỆM THEO
TIẾT TẤU, NHỊP, PHÁCH KHI HÁT.
A / MỞ ĐẦU:
Đất nước ta đang chuyển dần sang thời kì thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam nhiều khoá
đã nhấn mạnh : "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát huy
nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công
cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"
Vì vậy mà mục tiêu của giáo dục nước nhà là hướng tới việc đào tạo những con
người phát triển toàn diện về đức, trí, lao, thể, mĩ. Nhằm hướng tới những con người
lao động chủ động linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với xã hội đang từng ngày
đổi thay.
Ở bậc tiểu học hiện nay Bộ Giáo Dục đã quy định dạy đủ 9 môn bắt buộc và môn
Âm nhạc là một trong những môn học không thể thiếu trong quá trình giáo dục toàn
diện, cân đối hài hoà cho các em học sinh. Bởi vì âm nhạc là nhu cầu thiết yếu trong đời
sống tinh thần của mỗi con người nói chung và ở trẻ em nói riêng. Trẻ em tham gia ca
hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Từ hình
tượng âm nhạc của bài hát, bản nhạc có tác động rất nhiều vào cảm xúc của các em. Từ
đó giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc thẩm mĩ, trí tưởng tượng. Thông qua nội dung bài
hát các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, yêu truyền thống, bản sắc dân
tộc con người Việt Nam. Học sinh tiểu học rất nhạy cảm với âm thanh , nhịp điệu, tiết
tấu. Trẻ em thích được hoạt động và tự biểu hiện. Từ việc nghe hát, nghe nhạc, tập hát
và biết được một số kiến thức phổ thông về âm nhạc….Tất cả những điều đó sẽ tạo
thành một trình độ văn hoá tối thiểu để góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân
cách con người.
Qua nhiều năm được phụ trách giáo dục môn Âm nhạc bản thân tôi nhận thấy
rằng học sinh trường tôi còn lúng túng chưa phân biệt được từng cách gõ đệm theo tiết
tấu, theo nhịp, theo phách khác nhau như thế nào trong một bài hát cụ thể. Chính vì điều
đó mà các em hát và sử dụng cách gõ đệm còn tuỳ tiện lúc nhanh, lúc chậm dẫn đến
việc hát sai giai điệu của bài hát. Vì thế mà học sinh rất e ngại khi đứng hát trước đám
đông, do sợ mình hát sai, sợ các bạn chê cười. Bởi thế mà làm giảm đi phần nào khả
năng biểu hiện năng lực học tập âm nhạc của bản thân mình.
Khi giáo viên giới thiệu các kiểu gõ đệm theo tiết tấu, gõ theo nhịp, gõ theo
phách thì các em hiểu rất mơ hồ bởi vì những từ đó rất trìu tượng với lứa tuổi của học
sinh tiểu học.
Hơn nữa điều kiện ở nơi các em đang sinh sống, việc tiếp cận với những bài hát
cho thiếu nhi còn hạn chế. Ít em xem ti vi, nghe đài, băng đĩa về những bài hát dành cho
lứa tuổi thiếu nhi mà chủ yếu là xem nhiều về phim hoạt hình, xem đĩa siêu nhân….thời
Trang 1
gian dạy hát ở nhà trường chỉ được phân bố 1 tiết/ tuần. Do sự phát triển trí tuệ chưa
hoàn chỉnh, tâm lứa chưa ổn định nên ở lứa tuổi này các em dễ thuộc nhưng lại rất hay
quên. Có thể là tiết trước dạy các em nhưng tiết sau hỏi lại thì các em đã quên, mà trong
một tuần chỉ có một tiết Âm nhạc trong 35 đến 40 phút. Vậy làm thế nào mà để giúp học
sinh biết cách " vỗ bài" đúng tiết tấu, đúng nhịp, đúng phách khi hát. Mà những điều
trên là cơ sở làm nền tảng cho việc hát đúng giai điệu của bài hát. Đó là điều trăn trở của
bản thân tôi mỗi khi lên lớp.
Từ những điều trăn trở đó bản thân tôi luôn tìm tòi , nghiên cứu, tìm ra cách giảng
dạy học sinh nắm vững cách gõ đệm theo tiết tấu, gõ theo nhịp, gõ theo phách trong bất
cứ bài hát nào. " Vài ý giúp học Tiểu học nắm vững cách gõ đệm theo tiết tấu, theo
nhịp, theo phách khi hát". Đó là sáng kiến nhỏ để góp phần vào dạy học mang tính thiết
thực hơn nhằm mang lại hiệu quả cao trong mỗi giờ lên lớp.
B. NỘI DUNG CỤ THỂ:
Bước vào năm học mới khi được sự phân công của Ban Giám Hiệu cho tôi phụ
trách các khối lớp, từ khối 1 đến khối 5 ở điểm chính và 1 lớp ở điểm lẻ. Trong mỗi
khối lớp có rất nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có lớp học 2 buổi/ ngày, 1 buổi/
ngày. Vì thế mà trình độ học sinh không đồng đều. Cho nên việc tiếp thu bài ở các em
cũng rất khác nhau.
Bản thân luôn tìm tòi học hỏi qua sách, báo, đài, phương tiện thông tin đại
chúng… Từ đó chọn lọc các cách dạy cụ thể phù hợp với đặc điểm học sinh địa
phương. Tìm tòi sáng tạo những trò chơi âm nhạc phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu
học, lôi cuốn lòng yêu thích giúp các em tham gia tích cựa vào môn học.
- Giáo viên luôn hoà mình với học sinh tạo sự gần gũi giữa thầy và trò. Tạo cho
không khí lớp học thoải mái, không gò bó để các em được tự nhiên bộc lộ phát triển
khả năng biểu hiện năng khiếu của mình .
Các hoạt động dạy dành cho từng đối tượng học sinh được thể hiện rõ trên giáo
án. Luôn đan xen và tổ chức nhiều hình thức gõ đệm trong một tiết.
- Sử dụng những nhạc cụ gõ đa dạng phù hợp với nội dung của từng bài, cho học
sinh xem các hình nốt nhạc và giá trị của các nốt được liệt kê vào bảng phụ ở góc học
tập thường xuyên (với các lớp 3, 4, 5) để rèn cho học sinh nhớ những nốt nhạc và giá trị
của mỗi hình nốt.
Với lớp 1 và 2 các em chưa nhận biết hình nốt và giá trị của các nốt trắng, nốt
đen, nốt móc đơn, dấu lặng đơn, dấu lặng đen. Mà với lứa tuổi ở lớp này chỉ yêu cầu hát
đúng giai điệu theo phương pháp truyền miệng của giáo viên. Các em biết gõ tiết tấu, gõ
nhịp là thông qua giáo viên với các thao tác đó học sinh bắt chước theo giáo viên.
Ví dụ: Bài " Quê hương tươi đẹp" dân ca Nùng.
Trước khi dạy hát cho học sinh giáo viên cho các em đọc lời ca theo tiết tấu 1-2
lần. Sau đó giáo viên dạy cho học sinh hát rồi hướng dẫn các em các cách gõ đệm, với
Trang 2
bài này thì giáo viên sử dụng cách gõ đệm theo phách và gõ đệm theo tiết tấu đã được
viết sẵn vào bảng phụ trên khuông nhạc chia làm 2 cách gõ đệm khác nhau.
*Gõ theo tiết tấu:
*Gõ đệm theo phách:
Mỗi nốt trên khuông nhạc giáo viên đã đánh dấu x vào từ được gõ trong ô nhịp.
Giáo viên chỉ định cho học sinh là gõ vào những tiếng ở bài hát trên chứ không giải
thích là vì sao. Vì nếu giải thích thì học sinh sẽ không hiểu gì mà còn làm cho các em
lúng túng hơn. Vì vậy mà giáo viên chỉ định áp đặt bằng dấu x tiếng nào được đánh dấu
x ở dưới thì phần gõ của hai thanh phách sẽ rơi vào những tiếng đó. Sau đó giáo viên
yêu cầu học sinh nhận xét về hai cách gõ của câu hát trên, bài trên.
Giáo viên nêu cách gõ đệm theo tiết tấu là gõ đệm vào từng từ (tiếng) trong câu
hát, còn gõ phách là gõ vào phần mạnh của phách tương ứng với 1 nốt đen, hoặc hia nốt
móc đơn.
Để phân biệt hai cách gõ trên giáo viên chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm thực
hiện gõ một cách, khi đã được gõ và được nghe các em sẽ nhận biết được điểm khác
của hai cách gõ trên. Như vậy với học sinh lớp 1 và 2 giáo viên dạy cho học sinh tập gõ
đệm bằng cách áp đặt về cách gõ và hướng dẫn các em luyện tập nhiều lần. Nhưng với
học sinh lớp 3, 4, 5. các em đã được học về các hình nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn,
dấu lặng đơn, dấu lặng đen và các kí hiệu âm nhạc khác thì với bài mới giáo viên yêu
cầu học sinh tự xác định cách gõ tiết tấu, xác định nhịp, xác định cách gõ phách trong
câu hát của từng bài bằng những kí hiệu là mũi tên ( ). Giáo viên nêu khái niệm về
nhịp phách.
Mỗi nhịp có trường độ tương đương nốt trắng, mỗi nhịp chia làm 2 phách, mỗi
phách bằng một nốt đen hoặc hai nốt móc đơn…
Ví dụ: Bài hát : "Em yêu hoà bình" lớp 4 của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn có sử
dụng nhiều hình nốt khác nhau trong một khuôn nhạc. Để các em hát và gõ đúng nhịp,
đúng phách, đúng tiết tấu thì trước tiên để cho học sinh xác định : Nếu gõ phách thì biết
Trang 3
phân chia phách (đánh phách). Nếu chọn gõ nhịp đánh dấu nhịp sẽ rơi vào từ nào, còn
tiết tấu thì chỉ cần đánh dấu vào các từ (tiếng) chứ không đánh dấu vào cả dấu lặng đơn
hoặc lặng đen.
Giáo viên cho học sinh nêu về 3 cách gõ với câu hát đầu.
*Gõ đệm theo nhịp 2
*Gõ đệm theo phách
*Gõ đệm theo tiết tấu
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu xong và thực hành gõ đệm bằng thanh phách hoặc
song loan. Trước tiên giáo viên cho học sinh đọc lời ca và gõ đệm theo một lượt đến hết
bài. Sau khi đã quen giáo viên yêu cầu các em hát và gõ đệm theo lời ca. Thực hiện như
vậy sẽ tạo cho các em gõ tốt hơn, ít bị lỗi nhịp, phách.
Khi học sinh đã phân biệt được từng cách gõ với bài hát trên, để củng cố kĩ năng
gõ đệm giáo viên tổ chức trò chơi thi đua trong các nhóm. Bằng cách giáo viên chia lớp
thành 3 nhóm mỗi nhóm chịu trách nhiệm một cách gõ. Hát theo kiểu nối tiếp đến câu
hát nào ở nhóm đó sẽ có cách gõ riêng về nhịp, tiết tấu hay phách. Nhằm tạo một không
khí sôi động khi các em hát và tạo điều kiện cho học sinh nắm vững giai điệu của bài
hơn.
Với bài hát viết ở nhịp 3/4 hoặc 3/8 thì giáo viên chọn cho học sinh cách gõ theo
phách là phù hợp thông qua 2 cách gõ sau để giữ vững phách.
Ví dụ : bài "Tre ngà bên lăng Bác"
Giáo viên luyện cho học sinh cách gõ thứ nhất.
Giáo viên giải thích: Đây là bài hát được viết ở nhịp 3/8 nên mỗi phách được tính
bằng một nốt móc đơn.
Trang 4
Tiếng "bên" hai tay vỗ vào nhau ở phách 1, tiếng "lăng", 'bác" hai tay vỗ nhẹ lên
mặt bàn ở phách 2 và 3 cứ như vậy cho đến hết bài.
Cách gõ thứ 2 :
Hai học sinh ngồi gần nhau quay mặt vào nhau hát và gõ phách 1 hai tay mình tự
vỗ vào nhau, phách 2 và 3 hai tay của hai bạn sẽ chạm vào nhau (giáo viên làm mẫu một
lần) sau đó học sinh hát và vỗ phách đến hết bài, thực hiện đều đặn như vậy sẽ giữ vững
được cao độ, trường độ bài hát và không bị hát sai giai điệu.
Với cách dạy không rập khuôn máy móc thầy hát, trò hát theo một cách cứng
nhắc sẽ tạo cho mỗi học sinh có một cách thức học tập cơ bản về các cách gõ đệm cho
giai điệu bài. Vì nếu các em biết cách xác định từng cách gõ thì các em sẽ hát đúng giai
điệu của bài hát đó là điểm cơ bản để tất cả học sinh "nhớ bài" tốt hơn. Tuỳ vào từng nội
dung bài và trình độ của học sinh mà giáo viên lựa chọn các cách gõ đệm khác nhau sao
cho đảm bảo được tất cả học sinh trong lớp đều nắm được cách gõ đệm. Không phải bài
hát nào cũng có tiết tấu đơn giản và giống nhau và còn có những bài hát viết ở dạng đảo
phách trong ô nhịp.
Ví dụ : bài "Dàn đồng ca mùa hạ" ở lớp 5 (SGK mới).
Những bài hát có sử dụng đảo phách thuộc loại bài khó. Nếu giáo viên không tập
cho học sinh tính tự lập xác định nhịp phách thì học sinh sẽ gõ sai phách và không hát
đúng được giai điệu bài. Gặp những bài khó các em lúng túng chắc chắn sẽ hát sai.
Vì vậy để dạy cho học sinh nắm chắc được tiết tấu, nhịp, phách trong bài hát, giáo
viên phải tạo cho học sinh tư thế chủ động, hướng học sinh biết cách xác định nhịp,
phách trong bài. Cần hạn chế việc sử dụng cách gõ đơn giản mà luyện tập cho học sinh
những cách gõ phách nhiều hơn trong các bài.
Chính vì vậy mà năm nay khi dạy học sinh hát tôi lựa chọn cách thức trên thì số
học sinh trong lớp trên 97% học sinh đều hiểu và thực hiện tốt, hiễu rõ giai điệu và nội
dung của bài.
C. KẾT LUẬN
Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả đạt được như trên là rất khả quan.
Tuy nhiên để đạt được những kết quả này không phải trong một vài tiết học là rèn cho
Trang 5
hc sinh cú thúi quen v cỏch thc xỏc nh c. Giỏo viờn phi cú s kiờn trỡ bn b
nhn xột, ng viờn, luyn tp. Cú nhng em cn phi cm tay hng dn c th tng
t, ting cho n cõu.
Nh vy t c hiu qu cao trong mt gi hc ngi giỏo viờn phi ho
mỡnh vi hc sinh, hiu c c im tõm lớ ca tng hc sinh, cng nh c im ca
tng lp m ỏp dng nhng hỡnh thc v phng phỏp hng dn khỏc nhau. Vỡ trong
cỏc phng phỏp dy hc khụng cú phng phỏp no l vn nng m giỏo viờn phi bit
kt hp hi ho sỏng to thỡ kh nng phỏt huy c nng khiu cng nh tinh thn say
mờ hc tp ca hc sinh.
Vi nhng cỏch thc hng dn nh trờn m tit hc no cng vy, hc sinh
trong lp u tham gia ca hỏt rt tớch cc. Rt ớt hc sinh cũn rt rố do s hỏt v gừ m
sai . Hc sinh trong lp u bit cỏch phõn bit tng cỏch gừ m cho li ca, iu ú ó
to nim vui cho tụi khi bc vo lp.
Trờn õy l vi ý nh ca cỏ nhõn tụi rt mong quý cp lónh o v quý ng
nghip cú ý kin úng gúp nhng nm sau tụi thc hin tt hn.
TB, ngythỏng nm 2008
Ngi vit
Tran Thũ Thuyự Mụ Tieồu hoùc ẹũnh An I
Trang 6