Tải bản đầy đủ (.pdf) (220 trang)

phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa nosa vina

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.05 MB, 220 trang )

Phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa Nosavina

1

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 5
B. PHẦN NỘI DUNG 7
i. Tóm tắt điều hành 7
1.1. Phân tích thực trạng marketing 7
1.2. Mục tiêu và chiến lược marketing 8
1.3. Kế hoạch hành động 8
1.4. Kiểm soát & đánh giá “thực thi kế hoạch marketing” 10
ii. Phân tích thực trạng marketing 11
2.1. Tổng quan công ty tnhh nosavina 11
2.2. Tổ chức bộ phận marketing công ty tnhh nosavina 12
2.2.1. Cơ cấu tổ chức – năng lực đội ngũ 12
2.2.2. Trách nhiệm và quyền hạn – ngân sách 14
2.2.2.1 nhiệm vụ và chức năng các phòng ban 14
2.2.2.2. Thực thi marketing 20
2.3. Tổng quan tình hình thị trường gạo 21
2.3.1. Thị trường gạo tại việt nam 21
2.3.1.1. Thị trường mục tiêu 21
2.3.1.2. Thị trường tiềm năng 23
2.3.1.3. Xu hướng và hành vi tiêu dùng 24
2.3.2. Thị trường gạo tại thành phố hồ chí minh 26
2.3.2.1. Thị trường mục tiêu 26
2.3.2.2. Thị trường tiềm năng 28
2.3.2.3 các yếu tố pestle ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ngành gạo tại
thành phố hồ chí minh 29
2.3.2.4. Cơ cấu ngành – thị trường 36
2.3.2.5. Xu hướng và hành vi tiêu dùng gạo tại thị trường tp.hcm 49


2.3.2.6. Biến đồi phân khúc thị trường 50
2.3.2.7. Phân tích swot 3 dòng sản phẩm gạo của nosavina 51
2.4. Tình hình sản xuất kinh doanh - bán hàng 54
2.4.1 qui mô – năng lực sản xuất 54
2.4.1.1. Qui mô 54
Phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa Nosavina

2

2.4.1.2. Năng lực sản xuất 55
2.4.2. Mức độ nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới 60
2.4.3. Hiệu quả hoạt động bán hàng của công ty tnhh nosavina 60
2.4.4. Cơ cấu chi phí giai đoạn 2011-2014 62
2.4.5. Cơ cấu giá và chính sách giá 64
2.4.6 Các chỉ tiêu tài chính 65
2.5 tình hình cạnh tranh 67
2.5.1. Mức độ cạnh tranh ngành gạo 67
2.5.1.1 Lợi thế cạnh tranh của nosavina trong ngành 67
2.5.1.2 Rào cản xâm nhập 72
2.5.2. Phân tích cấp độ cạnh tranh trong ngành gạo 72
2.5.3. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nosavina 73
2.5.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng 86
2.5.4.1 Các loại gạo xá không có thương hiệu 86
2.5.4.2 Các loại gạo chuyên dụng 87
2.6 Tình hình phân phối 92
2.6.1. Cấu trúc kênh phân phối của doanh nghiệp tại khu vực tphcm 92
2.6.1.1 Kênh phân phối trực tiếp 93
2.6.1.2 Kênh phân phối gián tiếp 94
2.6.2 chiến lược phân phối của nosavina 98
2.6.2.1 Nhân viên bán hàng 98

2.6.2.2 Trung gian ở mỗi cấp 98
2.6.2.3 Hỗ trợ bán hàng 99
2.6.2.4 Tỉ trọng doanh thu đem lại từ kênh phân phối 100
2.6.2.5 Đánh giá ưu- nhược điểm kênh phân phối của nosavina 101
Kết luận: 101
iii. Mục tiêu và chiến lược marketing 103
3.1 Phân khúc thị trường-lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị 103
3.1.1 Các phân đoạn thị trường 103
3.1.2 Xác định thị trường mục tiêu- trọng điểm 114
3.1.2.1 Kách hàng hiện có 114
3.1.2.2 Khách hàng cho sản phẩm mới 115
Phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa Nosavina

3

3.1.2.3 Lý do để tin (RTB) 116
3.1.2.4 Phân tích insight của khách hàng 116
3.1.3. Chiến lược định vị cho gạo ngọc nguyên 117
3.1.3.1. Phân tích gạo lứt – đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 117
3.1.3.2 Định vị gạo ăn kiêng ngọc nguyên 119
3.2 Mục tiêu marketing 122
3.2.1 Sứ mệnh của doanh nghiệp 122
3.2.2 Mục đích hướng đến của nosavina 122
3.2.3 Mục đích và mục tiêu kinh doanh 122
3.2.3.1 Relationship management (xây dựng và nâng cấp mối quan hệ với
khách hàng, đối tác) 122
3.2.3.2 Reputation management (gia tăng uy tín và danh tiếng) 125
3.2.3.3 Mission/ task management (hoàn thành sứ mạng, nhiệm vụ và mục
tiêu kinh doanh) 125
3.3 Định hướng chiến lược marketing 127

3.4. Chiến lược marketing- mix 128
3.4.1 Khung chương trình 128
3.4.2 Chiến lược marketing-mix cho sản phẩm lài đông xuân, sen hè thu, cúc
thu đông 129
3.4.2.1 Chu kì sống của sản phẩm 129
3.4.2.2 Chiến lược marketing cho dòng sản phẩm gạo nosavina 129
3.4.3 Chiến lược marketing-mix cho sản phẩm mới 131
Kết luận: 138
iv. Kế hoạch hành động 140
4.1 Ngân sách marketing (năm – quí – tháng) 140
4.2 Chương trình thực hiện 140
4.2.1 Hoạt động sản phẩm 140
4.2.1.1 Kế hoạch hành động 140
4.2.2. Hoạt động giá 149
4.2.3 Hoạt động phân phối 154
4.2.4 Hoạt động chiêu thị 163
Kết luận 187
v. Kiểm soát và đánh giá “thực thi kế hoạch marketing” 188
Phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa Nosavina

4

5.1 Hoạt động sản phẩm 188
5.2 Hoạt động giá 194
5.3 Hoạt động phân phối 195
5.4 Hoạt động chiêu thị 204
Kết luận 206
C. PHẦN KẾT LUẬN 207
























Phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa Nosavina

5

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay, Việt Nam đang là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới, tuy
nhiên thị trường gạo nước ngoài đang có sự cạnh tranh gay gắt từ các nước Thái
Lan, Ấn Độ Trong nhiều năm qua, đa số các doanh nghiệp kinh doanh gạo ở
nước ta thường tập trung nhiều vào thị trường nước ngoài mà ít quan tâm đến thị

trường nội địa, do đó các loại gạo nước ngoài dần có chỗ đứng trên thị trường Việt
Nam. Đặc biệt là gạo chất lượng cao của Thái Lan, Nhật Bên cạnh đó còn có một
vấn đề là người tiêu dùng Việt Nam ngày càng có nhiều nhu cầu khác nhau về các
loại gạo và công dụng của nó mà chưa được các doanh nghiệp đáp ứng. Một trong
số đó là sản phẩm gạo dành cho nhu cầu ăn kiêng. Nắm bắt được xu hướng đó của
thị trường, Công ty TNHH Nosavina đã nghiên cứu và cho ra đời dòng sản phẩm
gạo ăn kiêng Ngọc Nguyên.
Trong sự thành bại của một doanh nghiệp thì những kế hoạch Marketing được
xem như là ngọn đuốc dẫn đường cho doanh nghiệp, có thể đưa doanh nghiệp đi
đến thành công hoặc dìm họ xuống tận đáy trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt
như hiện nay. Do vậy việc xây dựng kế hoạch Marketing cho sản phẩm gạo ăn
kiêng Ngọc Nguyên là vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp cho doanh nghiệp không
những chiếm giữ được thị phần mà còn mở rộng hơn trong tình hình cạnh tranh
gay gắt như hiện nay. Marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh
doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc
phát hiện ra, đáp ứng và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Với mong muốn
thương hiệu Ngọc Nguyên sẽ là một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực gạo ăn
kiêng của Việt Nam, chúng tôi đã cùng nhau lập kế hoạch Marketing cho nhãn
hàng này.
Tuy nhiên, do sự hạn chế về thời gian cũng như sự hiểu biết có giới hạn nên
chắc chắn kế hoạch của chúng tôi sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong sẽ nhận được
sự góp ý của Thầy và mọi người để kế hoạch này được hoàn thiện và mang lại
hiệu quả cao.
Nhân đây nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Anh Tuấn đã
truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức vô cùng quý báu, giúp chúng tôi không
Phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa Nosavina

6

những thực hiện kế hoạch này mà còn áp dụng và thực tế sau này. Xin trân trọng

cảm ơn Thầy.




















Phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa Nosavina

7

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Tóm tắt điều hành
1.1. Phân tích thực trạng Marketing
 Mục đích: Phân tích thực trạng của thị trường ngành gạo tại thị trường thành
phố Hồ Chí minh, cũng như phân tích về tiềm lực tài chính của công ty để

chuẩn bị kế hoạch tung sản phẩm mới gạo ăn kiêng Ngọc Nguyên ra thị
trường
 Bộ phận thực hiện: bộ phận Marketing
 Nội dung phân tích:
- Phân tích thực trạng Marketing cũng như dự báo nhu cầu thị trường và các
yếu tố PESTLE ảnh hưởng đến phát trưởng ngành gạo tại thành phố Hồ Chí
Minh để thấy được tiềm năng phát triển của Nosavina
- Phân tích và dự báo thói quen và xu hướng tiêu dùng gạo trong tương lai
- Phân tích tình hình tài chính của công ty
- Phân tích đối thủ cạnh tranh của công ty cho cả 2 dòng sản phẩm mới: gạo ăn
kiêng Ngọc Nguyên và dòng sản phẩm cũ: Lài đông xuân, sen hè thu, Cúc
Thu đông
- Phân tích tình hình phân phối của công ty
 Phạm vi: Thị trường thành phố Hồ Chí Minh
 Thời gian:
- Đối với sản phẩm cũ: Sen hè thu, Cúc thu đông, Lài đông xuân: Phân tích
các yếu tố kể trên qua các năm 2011-2014
- Đối với sản phẩm mới: Gạo ăn kiêng: Phân tích các yếu tố trên trong giai
đoạn giới thiệu sản phẩm: 04/2015 – 06/2015
 Cách thức thực hiện: Dựa vào các số liệu thu thập từ thông tin sơ cấp và
thứ cấp để tính toán và dự báo dung lượng thị trường cho ngành gạo, xác
định được các yếu tố ảnh hưởng đến ngành gạo tại thị trường thành phố Hồ
Chí Minh. Qua đó có thể phân tích và dự báo thói quen tiêu dùng gạo của
người tiêu dùng trong ngành gạo trong tương lai, và xu hướng biến động
phân khúc; xác định đối thủ cạnh tranh và phân tích tình hình phân phối để
Phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa Nosavina

8

có thể tìm ra hướng đi mới và khác biệt hơn cho sản phẩm mới: Gạo ăn kiêng

Ngọc Nguyên.

1.2. Mục tiêu và chiến lược Marketing
Trong chương này bộ phận marketing thực hiện khảo sát, nghiên cứu,đi sâu
vào tìm hiểu và phân tích các phân đoạn thị trường của ngành gạo, từ đó chọn ra
được thị trường mục tiêu phù hợp mà công ty hướng đến, với mô tả chân dung rõ
nét của khách hàng mục tiêu cho sản phẩm gạo mới của công ty. Từ phân tích
insight của khách hàng mục tiêu, bộ phận marketing đã có được định vị cụ thể cho
sản phẩm gạo mới. Từ đó, đã phân tích tính toán và đưa ra các mục tiêu marketing
cụ thể về mối quan hệ, mục tiêu tài chính và các mục tiêu tập trung vào cộng đồng.
Và cuối cùng, với tất cả các phân tích, mục tiêu trên, bộ phận marketing của
Nosavina đã quyết định các định hướng chiến lược và xậy dựng kế hoạch
marketing-mix cụ thể cho 3 loại sản phẩm hiện có của công ty để mở rộng, phát
triển thị trường và chiến lược marketing-mix cho sản phẩm gạo mới: gạo ăn kiêng
Ngọc Nguyên với mục đích tạo ra nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm gạo
mới này.
Các công việc trên do bộ phận marketing của công ty Nosavina thực hiện trong thời
gian từ tháng 9 đến ngày 26/11/2015 tại thành phố Hồ Chí Minh bằng cách kết hợp
nhiều phương pháp nghiên cứu tại bàn, khảo sát, nghiên cứu định tính và định
lương
1.3. Kế hoạch hành động
Mục đích: cụ thể hóa việc thực hiện các chiến lược thông qua triển khai các
kế hoạch hành động nhằm thực hiện mục tiêu đề ra của công ty về tăng doanh thu
và thị phần theo từng giai đoạn và thời điểm trong năm trên địa bàn nội thành
TP.HCM.
Kế hoạch hành động được xây dựng bởi bộ phận Marketing của công ty và
phối hợp triển khai thực hiện bởi các phòng ban và nguồn nhân lực ngoài công ty
gồm các công ty quảng cáo, nghiên cứu thị trường, các kênh phân phối.
Phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa Nosavina


9

Kế hoạch Marketing của Nosavina trong năm 2015 được chia thành 2 phần là
phát triển sản phẩm cũ - dòng sản phẩm gạo mới Nosavina và tung sản phẩm mới là
dòng sản phẩm gạo ăn kiêng Ngọc Nguyên.
 Dòng sản phẩm gạo mới Nosavina gồm 3 loại là Lài Đông Xuân, Cúc
Thu Đông và Sen Hè Thu
Kế hoạch khuyến mãi : 2 đợt trong năm.
 Đợt 1 :Chương trình tết kích thích tiêu dùng từ 10/1 đến 25/2
- Mục tiêu: Đạt doanh số 360 tấn gạo
- Đối tượng: Người tiêu dùng, 15 nhà phân phối gốm 8 siêu thị và 8 đại
lý phân phối
- Ngân sách: 948.000.000
 Đợt 2: Chương trình tri ân khách hàng từ 1/7-1/9
- Mục tiêu: Đạt doanh số 600 tấn gạo
- Đối tượng: Người tiêu dùng
- Ngân sách: 884.000.000
 Dòng sản phẩm gạo ăn kiêng Ngọc Nguyên
Kế hoạch hành động: 2 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Giới thiệu (1/4-30/9)
- Mục đích:
o 90% khách hàng mục tiêu nhận biết sản phẩm
o 60% khách hàng mục tiêu của công ty có thiện cảm với sản phẩm và
thương hiệu
o 40% có nhu cầu sử dụng sản phẩm
 Kế hoạch: Ra mắt sản phẩm dùng thử
 Phương tiện hỗ trợ :Quảng cáo
o Quảng cáo
o PR
 Ngân sách:

450.000.000+ 412.400.000+ 101.700.000+90.000.000=1.100.00.000
Phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa Nosavina

10

 Giai đoạn 2: Tăng trưởng: (1/10-31/12)
- Mục đích:
o Doanh số 250 tấn gạo
 Đối tượng: người tiêu dùng
 Phương tiện: khuyến mãi
 Ngân sách: 1.570.000.000
Hoạt động hỗ trợ: sản xuất bao bì cho sản phẩm khuyến mãi và tăng
chiết khấu cho kênh phân phối.

1.4. Kiểm soát & đánh giá “thực thi kế hoạch Marketing”
Mục đích: Biết được mức độ hoàn thành công việc theo quá trình thực hiện
kế hoạch cũng như đánh giá được kết quả hoàn thành công việc sau khi chương
trình kết thúc. Từ đó có được hiệc quả của kế hoạch đề ra, can thiệp kịp thời khi
chương trình không theo đúng kế hoạch. Rút kinh nghiệm cho kế hoạch lần sau.
Bộ phận thực hiện: bộ phận Marketing
Nội dung phân tích:
• Kiểm soát đánh giá cho chương trình về sản phẩm, cụ thể là kế hoạch
sản xuất sản phẩm 3 loại gạo hiện tại và loại gạo ăn kiêng mới nay từ cuối
năm 2014 cho năm 2015
• Theo dõi, đánh giá cho chương trình giá gồm chiết khấu cho người
tiêu dùng theo khối lượng tịnh sản phẩm. Xem xét hiệu quả đạt được so với
mục tiêu đề ra ban đầu
• Theo dõi, đánh giá cho chương trình phân phối. Lên kế hoạch phân
phối sản phẩm tùy theo giai đoạn, phù hợp với nhu cầu thị trường
• Theo dõi, đánh giá cho chương trình chiêu thị. Đây là qui trình dánh

giá phức tạp và kĩ lưỡng nhất. Vì tính chất định tính nên phương thức đánh
giá qui trình và kết quả khác 3 yếu tố kia. Cần theo sát quá trình diễn ra hoạt
động để xem được phản ứng của người tiêu dùng.
Phạm vi: Thị trường thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian: kéo dài theo thời gian diễn ra chương trình
Phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa Nosavina

11

- Kiểm tra quá trình thực hiện chương trình theo từng tuần – tháng –
quí
- Kiểm tra kết quả qua hiệu quả đạt được cuối mỗi chương trình để biết
được phản ứng của người tiêu dùng, so với mục tiêu đã đạt được bao nhiếu
%
Cách thức thực hiện:
Lập kế hoạch kiểm soát đánh gia qua quá trình và kết quả
- Kiểm soát quá trình: Lập kế hoạch kiểm soát suốt quá trình diễn ra
hoạt động. Thực hiện kiểm soát sẽ vào 1 khoảng thời gian nhất định nào đó
như theo ngày theo tuần hay theo tháng. Tần suất đều đặn và theo dõi sát sao
kế hoạch hành động. Nếu có tình huống khác kế hoạch xảy ra, có ngay
phương án điều chỉnh để điều khiển được kế hoạch
- Đánh giá kết quả: Sau khi chương trình kết thúc, bộ phận chuyên
trách được phân công chịu trách nhiệm tổng kết kết quả đạt được, từ đó đánh
giá mức độ hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra. Sau đó rút kinh nghiệm từ những
vấn đề phát sinh hay những thành công cho lần sau

II. Phân tích thực trạng Marketing
2.1. Tổng quan công ty TNHH Nosavina
 Loại hình công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn Nosavina chuyên đóng gói, phân phối gạo và

lương thực tại Việt Nam được thành lập vào 01/10/2000. Công ty đã xây dựng 1
nhà máy chuyên đóng gói, phân phối gạo tại Bình Dương với tổng diện tích 600m2
với sức chứa 800 tấn gạo. Đồng thời, nhà máy được trang bị dây chuyền đóng gạo
khép kín hiện đại, năng suất 25 tấn/ngày, gạo được xử lý qua máy tách màu và đóng
gói trong bao bì đẹp, chống sâu mọt, nấm mốc, bảo đảm độ ẩm thấp, đặc biệt không
pha trộn các loại gạo khác nhau. Các hoạt động của chi nhánh chuyên nghiệp từ
khâu thu mua đến khâu chế biến và đóng gói sản phẩm, với mục đích mở rộng thị
trường và mong muốn mang đến cho quý khách hàng sản phẩm bảo đảm chất
lượng. Sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền và công nghệ tối hiện đại theo tiêu
chuẩn HACCP. Gạo Nosavina luôn duy trì đặc tính chất lượng gạo của Nosavina
Phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa Nosavina

12

với tiêu chuẩn 4 không: không đổ lông, không đổi màu, không nhạt cơm nguội,
không thiu cơm. Để giúp kiểm soát được nguyên liệu đầu vào và thành phẩm đầu
ra, nhà máy đóng gạo đã trang bị hệ thống bàn cân điện tử hiện đại, hệ thống băng
tải di động khắp nhà máy để tiết kiệm được sức người và tăng năng suất làm việc,
hệ thống băng tải cầu tàu rất thuận lợi cho việc nhập xuất liên tục.

 Lĩnh vực hoạt động
Chuyên đóng gói, phân phối gạo và lương thực tại Việt Nam
 Qui mô hoạt động
Để thuận lợi cho việc phân phối gạo đến các điểm thu mua, đại lý bán sỉ và
lẽ được nhanh chóng, thuận tiện công ty đã thuê 2 kho bãi : kho bãi A có diện tích
300m2 với sức chứa 400 tấn gạo ở quận 7 ,cảng Tân Thuận và kho bãi B với diện
tích 200m2 với sức chứa 250 tấn gạo ở quận Tân Phú. Công ty trang bị 5 xe tải 2
tấn dùng để chạy trong nội thành phân phối gạo cho những điểm đại lý nhỏ lẻ và 3
xe tải 5 tấn để chuyển chở gạo từ nhà máy đến kho bãi và phân phối gạo đến những
điểm bán sỉ, siêu thị.

2.2. Tổ chức bộ phận Marketing công ty TNHH Nosavina
2.2.1. Cơ cấu tổ chức – năng lực đội ngũ
 Cơ cấu tổ chức
Công ty TNHH Nosavina có bộ phận nhân sự cấp điều hành còn hạn chế về
số lượng , cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nói chung cũng như bộ phận marketing
nói riêng còn khá đơn giản chưa chuyên sâu phân cấp. Công ty có tất cả 100 nhân
viên. Đa phần các công việc chính được đảm nhiệm và quyết định bởi Tổng giám
đốc Đồng Thị Thùy Hương. Tuy nhiên cơ cấu cũng như bộ máy hoạt động đang
trong quá trình hoàn thiện. Mặt khác với mô hình và định hướng kinh doanh hiện
tại, công ty đang tập trung phát triển đội ngũ sale gồm 15 nhân viên, cho mục tiêu
tung hàng ra thị trường, chào bán đến khách hàng, nhận phản hổi để hoàn thiện sản
phẩm, điều chỉnh các yếu tố kinh doanh nói chung và xây dựng các hoạt động
Phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa Nosavina

13

marketing nói riêng nhằm tạo nhận thức cho khách hàng về thương hiệu. Do đó,
hiện tại, bên cạnh việc chào hàng đến các siêu thị, đại lý, và người tiêu dùng, đội
ngủ sales của doanh nghiệp còn đóng vai trò cầu nối giới thiệu về Nosavina nên có
thể xem đây là bộ phận góp phần hỗ trợ thự hiện các công tác marketing chào hàng
cá nhân. Các hình thức, công cụ marketing hiện tại mà doanh nghiệp sử dụng còn
hạn chế, chưa có qui mô nhưng như đã phân tích, phù hợp với chiến lược hiện tại
của doanh nghiệp, chủ yếu xoay quanh các bài viết PR trên các trang báo và các
kênh truyền thông online (website, facebook). Trong tương lai, Nosavina sẽ phân
hóa sâu các bộ phận tổ chức, đặc biệt là phòng marketing nhằm thực hiện giai đoạn
tiếp theo của dự án xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.


 Các vị trí trong công ty và người đảm nhận
Tổng giám đốc: Đồng Thị Thùy Hương

Giám đốc marketing: Trần Thị Thùy Giang
- Trưởng phòng marketing:
Giám đốc kinh doanh: Trần Thị Tuyết Ngân
- Trưởng phòng kinh doanh: Trần Thị Diễm Hương
Tổng giám đốc
Phòng kinh doanh
Team
sale
Hotline
Phòng
marketing
Trade
marke
ting
Marke
ting
online
-
offine
Phòng kế
toán-tài chính
Phòng
nhân sự
Bộ phận quản
lý hàng hóa
Quản lý
nhà
máy
đóng
gạo

Quản
lý kho
bãi-
vận
chuyển
Phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa Nosavina

14

Trưởng phòng kế toán- tài chính: Nguyễn Hoàng Kim Nguyên
Trưởng phòng nhân sự: Đỗ Thị Mỹ Dung
Trưởng bộ phận quản lý hàng hóa: Trần Thị Thanh Hà
2.2.2. Trách nhiệm và quyền hạn – ngân sách
2.2.2.1 Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban
 Phòng Marketing :
 Chức năng
- Tạo hình ảnh, phát triển thương hiệu.
- Nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường.
- Thực hiện các chương trình marketing do Ban Giám đốc duyệt.
- Tham mưu cho Giám đốc công ty về các chiến lược marketing, sản phẩm, khách
hàng.
 Nhiệm vụ
- Marketing các ngành hàng, sản phẩm của Công ty;
- PR, quản trị thương hiệu;
- Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu;
- Quản lý và cập nhật nội dung trang web, diễn đàn nội bộ;
- Quản lý nội dung và hình ảnh brochure, tờ bướm quảng cáo Công ty;
- Thu thập thông tin thị trường và dự báo tình hình kinh doanh Công ty từng kỳ;
- Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, ngành hàng kinh doanh mới;
- Quản lý hệ thống công nghệ thông tin toàn Công ty.

 Phòng kinh doanh
 Chức năng:
Phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa Nosavina

15

- Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh.
- Thiết lập, giao dich trực tiếp với hệ thống Khách hàng, hệ thống nhà phân phối
- Thực hiện hoạt động bán hàng tới các Khách hàng nhằm mang lại Doanh thu cho
Doanh nghiệp
 Nhiệm vụ
- Lập kế hoạch kinh doanh và báo cáo tình hình thực hiện;
- Hoạch định chính sách, chiến lược phát triển chung của Công ty;
- Điều hành mua, bán, giao gạo xuất khẩu theo kế hoạch và theo hợp đồng.
- Quản lý và chăm sóc khách hàng;
- Theo dõi thanh toán các hợp đồng do Phòng kinh doanh lương thực giao dịch;
- Giao nhận hàng.
- Thu thập các thông tin kinh doanh liên quan ngành hàng lương thực để cung cấp
cho .
- Công ty và tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong các quyết định, chiến lược
kinh doanh.
 Phòng kế toán
 Chức năng
- Công tác kiểm toán nội bộ;
- Công tác quản lý tài sản;
- Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế;
- Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty;
- Quản lý vốn, tài sản của Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn Công
ty
 Nhiệm vụ

- Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Giám đốc.
Phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa Nosavina

16

- Quản lý vốn, tài sản của Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn Công
ty.
- Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế.
- Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty.
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của
Nhà nước.
 Phòng nhân sự
 Chức năng
- Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh
vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực.
- Thực hiện công tác tổ chức, đề xuất chế độ chính sách lương bổng, phúc lợi xã hội
cho nhân viên trong công ty.
 Nhiệm vụ
- Giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Tuyển dụng, quản lý nhân lực, điều động, thuyên chuyển người lao động.
- Giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động theo luật định và quy chế
công ty.
- Theo dõi công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật nhân viên trong công ty.
 Bộ phận quản lý kho hàng – vận chuyển
 Chức năng:
- Đảm bảo hiệu suất hoạt động theo chỉ tiêu đặt ra.
- Quản lý sản lượng gạo xuất – nhập vào kho
- Đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch số lượng hàng hóa trong kho bãi chính xác.
Phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa Nosavina


17

 Nhiệm vụ:
- Quản lý sản lượng, số lượng đóng gói sản phẩm
- Quản lý nhà máy, công nhân tham gia hoạt động tại nhà máy.
- Thúc đẩy tiến độ hiệu suất.
- Lập kế hoạch thời gian cụ thể để chuyển hàng đến kho bãi kịp thời hạn.
 Giám đốc marketing:
Trch nhim:
- Đề xuất, duy trì lập mục tiêu marketing, lập ngân sách tài chính để thực hiện công
tác truyền thông quảng bá thương hiệu sản phẩm và hình ảnh công ty nhằm đạt
được mục tiêu của công ty.
- Đề xuất chiến lược marketing cụ thể cho doanh nghiệp.
- Phụ trách việc lập kế hoạch marketing, điều phối công tác truyền thông, tiếp thị sản
phẩm, tạo dựng và quảng bá hình ảnh thương hiệu và sản phẩm công ty.
- Phân tích chi phí, đo lường kết quả thương mại, truyền thông của công ty.
- Đào tạo, quản lý các nhân viên thuộc phòng ban marketing.
Quyn hn:
- Đề xuất, kiến nghị những vấn đề thuộc trách nhiệm của mình và đưa ra giải pháp.
- Kí duyệt các báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm.
- Quyền kí cho nghỉ việc, nghỉ php, khen thưởng, kỉ luật, lên lương với nhân viên
phòng marketing.
 Giám đốc điều hành:
Trách nhim:
Phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa Nosavina

18

- Chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành, quản lý, giám sát mọi hoạt động của khu nghỉ
dưỡng, kết nối và phối hợp giữa các bộ phận

- Chịu trách nhiệm trước HĐQT về quản lý và chỉ đạo các hoạt động kinh doanh
trong từng thời kỳ nhằm đạt được các chỉ tiêu tài chính do HĐQT ban hành từ đầu
niên độ tài chính: Tỷ suất lợi nhận, doanh thu, lợi nhận ròng, chi phí, lợi nhuận
gộp….
- Đảm bảo các mục tiêu hiện tại & tương lai của công ty theo kỳ vọng của HĐQT về
tăng trưởng chất lượng sản phẩm du lịch, phát triển nhân tài & các hoạt động khác
thông qua việc thường xuyên giám sát và thẩm định chất lượng sản phẩm và dịch vụ
du lịch, chủ động tiến hành các giải pháp khắc phục.
- Chịu trách nhiệm lên định hướng chiến lược và kế hoạch kinh doanh (Nhân sự, kinh
doanh - Thị trường marketing, sản phẩm du lịch….) nhằm tư vấn cho HĐQT và trực
tiếp thực hiện các kế hoạch được duyệt nhằm củng cố, mở rộng hạng mục dịch vụ
và phát triển Khu nghỉ dưỡng
- Chịu trách nhiệm về doanh số, lên kế hoạch mở rộng thị trường, tăng cường các
hoạt động tiếp thị, quảng bá để nâng cao thương hiệu của KND
- Chịu trách nhiệm về quản lý nguồn nhân lực, tổ chức và phát triển đội ngũ. Xây
dựng môi trường và văn hoá doanh nghiệp lành mạnh, thân thiện, sáng tạo, nhiệt
tình.
- Lập báo cáo định kỳ và chịu trách nhiệm trước HĐQT về số liệu tài chính, kế toán
kể từ khi được bổ nhiệm chính thức.
- Chịu trách nhiệm về các tài sản và nguồn lực được giao trong suốt quá trình làm
việc.
- Đại diện khu nghỉ dưỡng trong các sự kiện hội nghị của ngành.

Quyn hn:
Phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa Nosavina

19

- Có toàn quyền tổ chức bộ máy và điều hành công ty nhằm thực hiện các quyết định
của HĐQT

- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ & quyền hạn được giao.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các
chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT.
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, định hướng phát triển công ty.
- Các quyền hạn khác được quy định trong điều lệ, phân cấp phân quyền của công ty
và HĐLĐ mà Giám đốc điều hành ký kết với công ty.
Ngân sách Marketing cho từng năm
 Cơ cấu doanh thu lượng thực

Ngành hàng
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
06/2014

Sn
lượng
(
triệu
tấn )
Doan
h thu
(t
đng)
Sn
lượn
g
(triệ
u

tấn)
Doa
nh
thu
( t
đn
g)
Sn
lượng
(triệu
tấn)
Doan
h thu
(t
đng)
Sn
lượn
g
(triệ
u
tấn)
Doanh thu
(t đng)
Gạo nội đa
6.900
151.8
00.00
0
6.20
0

136.
400.
00
8.100
178.2
00.00
8.326
183.192.33
0.000
Bảng 2.1 Cơ cấu doanh thu lương thực
Phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa Nosavina

20

Trích 5%-10% tổng doanh thu bán hàng để đầu tư cho hoạt động marketing hàng
năm.
Theo như tiêu chí của Nosavina đưa ra, thì chi phí chiêu thị sẽ chiếm 5% doanh thu
 Chi phí marketing từ 2011-6/2014
Bảng 2.2 Chi phí marketing từ năm 2011 đến năm 2014

2.2.2.2. Thực thi Marketing
 Các hoạt động Marketing của Nosavina từ năm 2011- 6/2014
Hoạt động
marketing
ca công ty
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
06/ 2014

Chương
trnh
marketing
-Tham gia
Hội chợ
triễn lãm
hàng Việt
Nam
-Khuyến
mãi, tăng
chiết khấu


-Đẩy mạnh
hình ảnh
thương
hiệu bằng
cách quảng
cáo sản
phẩm.
-Tăng chiết
khấu.
-Đẩy mạnh
các hoạt
động PR.
-Chào hàng
cá nhân ở
các điểm
bán
-Tăng chiết

khấu

-Xúc tiến
các hoạt
động bán
hàng bằng
cách trưng
bày ở đại lý,
siêu thị.
-Chào hàng
cá nhân ở
các siêu thị
-Đẩy mạnh
-Xúc tiến
các hoạt
động bán
hàng bằng
cách trưng
bày ở đại lý,
siêu thị.
-Chào hàng
cá nhân
- Đẩy mạnh
các hoạt
Chi phí
Marketing
2011
2012
2013
2014

Chiêu thị
15.300.000.000

13.405.000.000
17.700.000.000
16.400.000.000
Phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa Nosavina

21

hoạt động
marketing
online
động
marketing
online và
offine
Đánh giá
chất lượng
Doanh thu
bán hàng
tăng 5% so
với năm
2009
-Độ nhận
biết về
thương
hiệu tăng.
-Doanh thu
bán hàng

tăng 2.470
tỷ đồng so
với năm
2010

-Độ nhận
diện thương
hiệu tăng
-Doanh thu
giảm nhẹ do
tình hình
kinh tế biến
động và do
sự cạnh
tranh gay
gắt. Đồng
thời các
hoạt động
marketing
chưa đem
lại hiệu quả
cao.
-Việc xây
dựng hình
ảnh thương
hiệu và độ
tin cậy của
khách hàng
có hiệu
quả.Doanh

thu bán
hàng tăng
đáng kể so
với năm
2012
-Công ty
kết hợp
chiến lược
marketing
offine và
online để
đẩy mạnh
hoạt động
bán hàng.
Điều này
đem lại kết
quả kinh
doanh khả
quan với
doanh thu là
111.530 t
Bảng 2.3: Các hoạt động marketing của công ty TNHH Nosavina từ năm 2010 đến
tháng 06 năm 2014
2.3. Tổng quan tình hình th trường gạo
2.3.1. Th trường gạo tại Việt Nam
2.3.1.1. Thị trường mục tiêu
 Qui mô thị trường mục tiêu: dựa theo cơ cấu dân số Việt Nam tính đến
năm 2014
Phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa Nosavina


22

Qui mô thị trường mục tiêu: Thị trường mục tiêu cho ngành gạo Việt Nam là
khá lớn. Dụa theo cơ cấu dân số theo nhóm tuổi cho ta thấy, dân số Việt Nam tính
đến 1/4/2014 là 90.710.000 người, trong đó lượng dân số từ 25-39 tuổi chiếm đến
24% trên tổng cơ cấu dân số. Với mức dân số lớn, mật độ dân số đông, nhu cầu tiêu
thụ gạo ở Việt Nam được đánh giá là khá cao.

Biểu đồ 2.1: Điều tra biến động dân số - kế hoạch hóa gia đình 1/4/2014
Nguồn: Điều tra biến động dân số - kế hoạch hóa gia đình 1/4/2014,
Tổng cục Thống kê
Sức mua của thị trường mục tiêu : Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương của Liên
Hợp Quốc (FAO), Bình quân tiêu thụ gạo của thế giới là 50 kg/người/năm, trong
khi của Việt Nam là 166 kg/người/năm ( 0,166 tấn/ người/ năm). Tiêu thụ gạo tính
theo đầu người ở Việt Nam cao thứ hai thế giới. Qua đó có thể kết luận được, sức
mua dành cho sản phẩm gạo luôn tăng trưởng.
Với dân số tính đến 01/04/2014 là 90.710.000 người thì mức cầu hiện tại của thị
trường gạo nội địa được tính theo công thức:
Phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa Nosavina

23

D
c
(Total Volume) = n x q = 90.710.000 x 0,166 = 15 057 860 (tấn/ năm)
2.3.1.2. Thị trường tiềm năng
Qui mô thị trường tiềm năng: Theo dự báo của tổng cục thống kê Việt Nam
cho biết, dự báo dân số Việt Nam trong năm 2014 sẽ tiếp tục tăng lên tới trên 90
triệu dân. Dân số ngày càng đông, quy mô thị trường cho ngành gạo càng phát triển.
Dự báo đến năm 01/04/ 2020 thì dân số Việt Nam là 94.679.000 người

Qua đó có thể thấy, thị trường tiềm năng cho ngành gạo sẽ tiếp tục phát triển
và mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành gạo phát triển.

Biểu đồ 2.2: Dự báo dân số Việt Nam năm 2020
Sức mua của thị trường tiềm năng: Dân số ngày một tăng cao, nhu cầu sử dụng gạo
cụng tăng theo, sức mua tăng đáng kể với tỷ lệ đông dân đứng thứ 14 trên thế giới
như Việt Nam hiện nay ( hơn 90 triệu dân).
Với mức dân số 94.679.000 người được dự báo vào năm 2014, và mức tiêu thụ gạo
TB của người Việt Nam là 166kg/ người/ năm (0,166 tấn/ người/ năm), ta tính được
tổng mức cầu trong tương lai:
D
c
= n x q = 94.679.000 x 0,166 = 15 716 714 (tấn/ năm)

Phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa Nosavina

24

2.3.1.3. Xu hướng và hành vi tiêu dùng
 Xu hướng: hiện tại và dự báo trong tương lai
+ Hiện tại: Người tiêu dùng vẫn có thói quen mua gạo ở các đại lý gạo thông
thường và gạo được cân bán theo kg (gạo xá). Các loại gạo với những cái tên như:
Gạo nàng Hương, Gạo Lài, Gạo Thái,….Sở dĩ, người tiêu dùng chọn mua gạo theo
cách này vì tính tiện lợi và tên các loại gạo thể hiện được đặc tính của loại gạo mà
họ muốn mua như dẻo, thơm, ngọt,…và mua theo số kg tự chọn, một điều nữa là họ
có thể mua tại các đại lý gạo nhỏ gần nhà một cách tiện lợi.
+ Tương lai: Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều các sản phẩm gạo đóng gói
của những doanh nghiệp có thương hiệu như: Vĩnh Phát, Yến Gạo,v v điều này đã
đánh trúng vào nhu cầu của người tiêu dùng Việt về một dòng sản phẩm gạo sạch
và mới. Với mẫu mã bao bì đẹp, được đóng gói cẩn thận, các sản phẩm gạo này đã

kích thích được nhu cầu của người tiêu dùng. Những sản phẩm này chủ yếu tập
trung vào loại gạo tẻ thông thường, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.
 Hành vi tiêu dùng: hiện tại và dự báo trong tương lai
+ Hiện tại:
_ Những năm gần đây, xu hướng thích mua sắm những sản phẩm mang tên thương
hiệu nước ngoài của người tiêu dùng dường như không còn mới tại Việt Nam. Tuy
nhiên, khi xu hướng sính thương hiệu ngoại được phổ biến ngay cả những mặt hàng
truyền thống như gạo lại đang là vấn đề không bình thường trong thái độ tiêu dùng
của người Việt.
Điều đáng nói, mặc dù tất cả loại gạo trên đều được sản xuất trong nước nhưng chỉ
cần gắn mác tên nước ngoài thì giá của nó đã được tăng lên gần 30% so với tên gạo
nội. Những cái tên Thái Nguyên, nàng Hương hay nhiều tên gạo Việt khác chỉ được
các đại lý bày bán cho có dù so về chất lượng gạo, nguồn gốc xuất xứ đều như nhau.
Tuy nhiên do có cầu thì phải có cung nên các đại lý đã phải làm động tác thay tên
đổi họ để dễ bán được hàng.
+ Tương lai: Người tiêu dùng sẽ vẫn tiếp tục tin tưởng và ra quyết định mua cho
những sản phẩm gạo có thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Người tiêu dùng
Phân tích chiến lược marketing sản phẩm gạo mới theo mùa Nosavina

25

cho rằng, quyết định mua sản phẩm của họ còn bị chi phối bởi đặc tính sản phẩm .
Và tất nhiên, những sản phẩm được đóng gói và thiết kế bao bì đẹp sẽ kích thích họ
hơn so với những sản phẩm gạo bán theo hình thức gạo xá cân kí.
Và địa điểm phân phối cũng tác động không nhỏ đến người tiêu dùng trong tương
lai. Cuộc sống ngày càng bận rộn hơn, nên xu hướng đi siêu thị hoặc vào các mini
mart để lựa chọn sản phẩm cũng luôn được người tiêu dùng hiện nay và trong tương
lai ưu tiên chọn lựa đầu tiên.
2.3.1.1. Biến động phân khúc th trường
Dân số Việt Nam dự báo sẽ đạt đỉnh vào năm 2050 và sẽ giảm dần sau đó. Hiện

nay, nước ta có 90,7 triệu người. Đến năm 2025, dân số Việt Nam sẽ đạt con số 100
triệu, và sẽ đạt số tối đa vào năm 2050 với 104 triệu. Dự báo cho thấy sau 2050,
dân số sẽ giảm dần đến năm 2010 là khoảng 83 triệu, tức tương đương với dân số
năm 2005
Tháp dân số năm 2020 có số người trong độ tuổi 20-34 bắt đầu gia tăng đáng kể.

Biểu đồ 2.2: Dự báo dân số Việt Nam năm 2020
Qua đó có thể thấy phân khúc thị thị trường có nhiều biến đổi, số người trong độ
tuổi 20-34 tăng đáng kể, dân số đang trẻ hóa.

×