Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Phân tích chiến lược marketing sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm nam hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.34 KB, 19 trang )

Quản trị Maketing

ĐỀ BÀI:
Lựa chọn một doanh nghiệp, phân tích chiến lược marketing của hai đối thủ cạnh tranh
(mạnh nhất trong ngành hoặc cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp).

BÀI LÀM
Doanh nghiệp lựa chọn: Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà
Hai đối thủ cạnh tranh (dùng cho phân tích trong bài): Công ty cổ phần Dược phẩm
Traphaco và Công ty cổ phần Dược phẩm OPC.

A. GIỚI THIỆU
Ngày nay các công ty chi phối thị trường dược đang đổi chiến lược kinh doanh.


Họ vừa bảo đảm lợi nhuận, vừa làm hài lòng các “thượng đế nghèo” bằng cách bán số
lượng nhiều thay cho giá bán cao. Hiện tại, 87% trong tổng số tiền 773 tỷ USD doanh
thu của các công ty dược là từ thị trường Mỹ, châu Âu và Nhật. Tuy nhiên, lượng
thuốc bán ra dần dần bão hòa. Trong khi đó, doanh số tại châu Á, châu Phi, Úc cộng
lại đạt 90,8 tỷ USD và có tiềm năng tăng trưởng.
Theo Công ty Nghiên cứu IMS, từ 2009 - 2014, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga,
Brazil sẽ dẫn đầu nhóm 17 quốc gia tăng tiêu dùng dược phẩm với nhu cầu tiêu thụ
thuốc trị giá khoảng 90 tỷ USD. Mặt khác, nhiều nước nghèo đang tăng sức ép buộc
các hãng dược phẩm phải hạ giá nhiều loại thuốc, nếu không các nước nghèo sẽ tự bào
chế các loại thuốc có giá rẻ hơn, tất nhiên là có cùng công thức.
Biên giới trên thị trường dược phẩm đang dần được xoá mờ. Trước đây, các
hãng dược phân biệt: Thuốc chữa bệnh kinh niên như đái tháo đường, tim mạch, ung

thư được bán ở thế giới giàu, còn thuốc chữa bệnh lây nhiễm như AIDS, sốt rét, lao
chuyên phục vụ những nước nghèo. Tuy nhiên, ranh giới đó dần bị xóa nhòa.


Tình hình thị trường thuốc chữa bệnh nước ta thời gian qua cơ bản ổn định, có
một số mặt hàng điều chỉnh nhẹ. Giá thuốc tăng chủ yếu bởi tỷ giá tăng và chi phí đầu
vào tăng.
Theo báo cáo của Tổ điều hành thị trường trong nước, chỉ số giá nhóm hàng dược
phẩm, y tế 6 tháng đầu năm 2010 tăng 1,84% bằng 38,49% so với CPI chung (4,78%)
và đứng thứ 9/11 về chỉ số tăng giá của các mặt hàng thiết yếu. Dù ngành y tế nhận
định giá thuốc đã được bình ổn từ đầu năm 2010 đến nay nhưng nhiều người bệnh vẫn
cho rằng giá thuốc tại Việt Nam hiện quá cao so với thu nhập.

Theo Bộ Y tế, hiện cả nước có 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc, cung cấp
khoảng 50% lượng thuốc tiêu thụ trong cả nước. Thế nhưng, chỉ có 5 doanh nghiệp sản
xuất hóa dược cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc. Đến nay, Việt Nam mới
chủ động được 9% nguồn nguyên liệu hóa dược cung cấp cho sản xuất thuốc, hơn 90%
còn lại phải nhập khẩu. Lượng thuốc sử dụng cũng phải nhập khẩu tới hơn 50%.
Nhằm cung cấp cho người tiêu dùng trong nước các sản phẩm dược đa dạng, đảm bảo
chất lượng, giá cả phù hợp thì rất cần sự nỗ lực các Công ty Dược trong nước. Một
trong các công ty dược có bề dày lịch sử trong ngành là Công ty cổ phần Dược Nam
Hà. Trong thị trường dược có rất nhiều Công ty trong nước khác và là các đối thủ cạnh
tranh, tuy nhiên đối thủ cạnh tranh mạnh và trực tiếp trong ngành được phân tích trong
báo cáo này là Công ty cổ phần dược phẩm TRAPHACO và Công ty cổ phần dược
phẩm OPC.

Để Công ty cổ phần Dược Nam Hà đạt được thành công trong kinh doanh, cũng
như nhiều doanh nghiệp khác một trong những bộ phận góp phần quan trọng là bộ
phận Maketing. Trong phạm vi báo cáo tôi đề cặp tới các nội dung sau:
-Giới thiệu về Công ty cổ phần Dược Nam Hà
-Phân tích chiến lược maketing của 2 đối thủ cạnh tranh (Công ty cổ phần Dược
phẩm Traphaco và Công ty Dược phẩm OPC), và so sánh với chiến lược maketing của
Công ty cổ phần Dược Nam Hà.

B. PHÂN TÍCH


I. Maketing và chiến lược maketing

Maketing là một bộ phận chức năng của tổ chức, thực hiện các hoạt động từ
việc tạo ra, truyền thông và cung cấp giá trị cho khách hàng và quản lý các mối quan
hệ với khách hàng để mang lại lợi ích cho tổ chức và những đối tượng liên quan.
Maketing là một quá trình xã hội trong đó các cá nhân và tổ chức có được cái
họ cần, muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và tự do trao đổi các sản phẩm và dịch
vụ có giá trị với những người khác.
Mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trên thị trường như là doanh thu,
khối lượng sản phẩm, thị phần được gọi là mục tiêu Marketing.
Chiến lược Marketing là cách mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục
tiêu Marketing và thường liên quan đến 4Ps
4Ps gồm:
- Sản phẩm (product): các chính sách chung về nhãn hiệu sản phẩm, định vị, hủy

bỏ, sữa chửa, bổ sung, thiết kế mẫu mã, bao bì.. v.v…
- Giá (price): chính sách chung về giá cần được tuân theo đối với từng nhóm sản
phẩm cho từng phân khúc thị trường.

- Phân phối (place): chính sách chung về kênh và cung cấp dịch vụ khách hàng.
- Xúc tiến bán (promotion hay còn được gọi là communication): chính sách
chung về truyền thông, các hoạt động tiếp xúc với khách hàng như là: quảng cáo, đội
ngũ bán hàng, khuyến mãi, quan hệ cộng đồng, hội chợ triễn lãm, thư tín, trung tâm
dịch vụ khách hàng, internet v.v.

Tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và qui mô hoạt động, mỗi doanh nghiệp có
thể có qui trình xây dựng chiến lược marketing với những mức độ phức tạp khác nhau.

Có thể rất đơn giản: do một người phát thảo một kế hoạch duy nhất, rồi trình ban giám
đốc phê duyệt như trường hợp các doanh nghiệp nhỏ có hoạt động thị trường đơn giản.
Có thể vô cùng phức tạp: nhiều người, nhiều phòng ban chức năng cùng tham gia xây
dựng và xây dựng nhiều ở nhiều cấp khác nhau như các tập đoàn lớn.


II.Giới thiệu về Công ty Cổ phần dược phẩm Nam Hà

1.Giới thiệu chung

*Tên giao dịch:


Nam Ha Pharmaceutical Joint-stock Company (NAMHA

PHARMA)
* Trụ sở chính tại: 415 Hàn Thuyên, Thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định
* Có 04 chi nhánh và 10 hiệu thuốc hạch toán phụ thuộc.
* Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty tại thời điểm 31/12/2010 là 731 người.


* Sơ đồ tổ chức:

* Lĩnh vực đăng ký sản xuất – kinh doanh:
- Sản xuất thuốc hoá dược và dược liệu;

- Sản xuất thuốc tân dược chữa bệnh cho người;
- Sản xuất thuốc y học dân tộc cổ truyền (bào chế, bốc thuốc theo đơn, sản xuất
thuốc viên, hoàn);
- Sản xuất các loại thuốc dược phẩm khác;
- Sản xuất mỹ phẩm;
- Sản xuất các sản phẩm hoá chất khác;


- Mua bán hoá chất, cồn công nghiệp, chất tẩy rửa (không bao gồm hoá chất phục
vụ trong nông nghiệp);
- Mua bán thuốc dược phẩm, vacxin, sinh phẩm y tế;
- Sản xuất, mua bán thực phẩm chức năng;

- Mua bán máy móc, trang thiết bị, dụng cụ y tế;
- Mua bán tinh dầu.

* Lịch sử hình thành và phát triển:

- Năm 1960: Được thành lập từ tiền thân là công ty hợp danh Ích Hoa Sinh.
- Năm 1966: Sát nhập, lấy tên Xí Nghiệp Dược Phẩm Nam Hà
- Năm 1967: Được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Ba
- Năm 1976: Sát nhập Xí Nghiệp Dược Phẩm Ninh Bình và Xí Nghiệp Dược Phẩm
Nam Hà thành Xí Nghiệp Dược Phẩm Hà Nam Ninh.
- Năm 1987: Được nhà nước tặng Huân chương Lao Động Hạng Ba
- Năm 1992: Tách thành Xí nghiệp liên hợp Dược Nam Hà và Xí Nghiệp liên hợp

Dược Ninh Bình.
- Tháng 6/ 1995: Đổi tên thành Công ty Dược phẩm Nam Hà
- Năm 1996: Được tách thành hai công ty: Công ty Dược phẩm Nam Hà và Công
ty Dược Vật Tư y Tế Hà Nam.
- Năm 1999: Được nhà nước tặng Huân Chương lao động Hạng Nhì.
- Tháng 1/2000: Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà
- Năm 2001: Xây dựng dây truyền thuốc viên nén và thuốc nang mềm đạt GMP –
ASEAN, Phòng Kiểm tra chất lượng thuốc đạt GLP – ASEAN.
- Năm 2002: Trở thành một trong những công ty đầu tiên được Bộ Y Tế cấp chứng
nhận nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP và GLP. (lần thứ nhất)
- Năm 2003: Được tổ chức AFAQ (Pháp ) công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000
(lần thứ nhất)



- Năm 2004: Được công nhận GMP-GLP ASEAN lần thứ hai.
- Năm 2006: Được công nhận GMP-GLP ASEAN lần thứ ba.
- Năm 2007: Được tổ chức AFAQ (Pháp ) công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000
(lần thứ hai)
- Năm 2007: Nâng cấp nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP - WHO, phòng kiểm tra chất
lượng đạt GLP – WHO, kho chứa thuốc đạt tiêu chuẩn GSP- WHO.
- Năm 2008: Được Bộ Y Tế công nhận GMP - GLP – GSP WHO, Được tổ chức
AFAQ (Pháp ) công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

* Cơ sở hạ tầng:

- Nhà máy GMP – WHO tại Nam Định với tổng diện tích rộng hơn 25000 m2 (Bao
gồm các dây truyền sản xuất: Thuốc viên nén trần, viên nén bao phim, viên nén bao
đường, Thuốc nang mềm, nang cứng, thuốc gel, thuốc đông dược, thuốc nước, thuốc
nhỏ mắt…).
- Chi nhánh tại thành phố Hà Nội với văn phòng và kho GSP – WHO diện tích rộng
1170 m2.
- Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh với văn phòng và kho GSP – WHO.
- Chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng với văn phòng và kho GSP – WHO.

2. Chiến lược phát triển tới năm 2013
Công ty cổ phần Dược Nam Hà đã đề ra định hướng chiến lược phát triển tới năm
2013 với mục tiêu và 5 chiến lược rõ ràng.

*Mục tiêu chiến lược:
- Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm (sản xuất và kinh doanh) giai đoạn
2009 – 2013 đạt 20%-30%
- Duy trì và không ngừng nâng cấp chất lượng sản phẩm, bao bì, nhãn mác do công ty
sản xuất
- Xác định nhóm hàng đông dược, sủi và chương trình quốc gia là mũi nhọn kinh tế.


* Các chiến lược:
- Chiến lược sản phẩm:
+ Phát triển mạnh các sản phẩm có lợi thế và doanh số cao, cắt bỏ những sản phẩm có
hiệu quả thấp.

+ Đầu tư nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm phục vụ chương trình dự án Quốc gia,
Bảo hiểm và xuất khẩu
+ Tăng cường hợp tác các công ty trong và ngoài nước, các trường đại học và viện
nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới có công nghệ cao, bán vào thị trường cao cấp.
+ Tập trung nghiên cứu phát triển những sản phẩm dựa trên cơ sở dây chuyền sản xuất
hiện có (ưu tiên thuốc dùng cho trẻ em).
- Chiến lược đầu tư:
+ Xây dựng trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm mới tại Thanh Trì Hà Nội và
phòng phát triển sản phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đầu tư nâng cấp phân xưởng 2 – GMP trở thành nhà máy sản xuất Hormon riêng
biệt, giành lợi thế dẫn đầu.
+ Đầu tư và xây dựng phân xưởng Đông dược đạt GMP- WHO theo đúng lộ trình của

Bộ y tế về sản xuất Đông dược.
+ Phát huy cơ hội liên doanh, liên kết với nước ngoài để khai thác tốt nhất các nguồn
lực của công ty.
- Chiến lược bán hàng, marketing:
+ Xây dựng và vận hành một cách có hiệu quả hệ thống phân phối thống nhất và
chuyên nghiệp trong toàn quốc
+ Củng cố và phát triển đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp. Từng bước xây dựng và phát
triển hệ thống bán hàng vào khối bảo hiểm. Chủ động và tích cực mở rộng mạng lưới
bán hàng toàn quốc để áp dụng hiệu quả chính sách chung về Marketing và bán hàng.
+ Đầu tư nguồn lực và từng bước thực hiện chuyên nghiệp hóa công tác Marketing,
nhằm xây dựng và củng cố thương hiệu Công ty và nhãn hiệu sản phẩm.



+ Mở rộng thị trường nước ngoài, đặc biệt chú trọng xuất khẩu sang các nước: Châu
Phi, Campuchia, Myanma, Bắc Triều Tiên…
- Chiến lược sản xuất:
+ Đổi mới công tác điều hành, từng bước thực hiện chuyên nghiệp hóa sản xuất.
+ Khai thác tốt nhất các khả năng hiện có của Công ty.
+ Thực hiện cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động và giảm tỷ lệ hàng hỏng, tránh
lãng phí trong sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm.
- Chiến lược quản tri doanh nghiệp:
+ Xây dựng và áp dụng thành công và có hiệu quả. Hệ thống quản trị doanh nghiệp
chuyên nghiệp trong toàn công ty.
+ Từng bước xây dựng văn hóa công ty.


III. Phân tích chiến lược maketing của TRAPHACO và OPC, so sánh với chiến
lược maketing của Công ty Cổ phần dược phẩm Hà Nam.
1. Chíến lược marketing của Công ty cổ phần TRAPHACO
Trong những năm qua Công ty đã quan tâm đến việc nghiên cứu và phát triển
mở rộng thị trường trong nước, sản phẩm tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu đều phải
đảm bảo chất lượng, giữ được chữ tín với khách hàng.Do vậy luôn có sự đầu tư thích
đáng. Chiến lược maketing của TRAPHACO tới năm 2015 là:
*Sản phẩm
- Về tính năng: Tập trung vào 2 mảng sản phẩm chính là các thuốc có nguồn gốc dược
liệu và các thuốc có nguồn gốc hóa dược (tân dược và đông dược). Cả hai mảng này
đều đa dạng về chủng loại gồm nhiều nhóm sản phẩm có tính năng phong phú và nhu

cầu sử dụng cao như thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc tim mạch, thuốc tiêu hóa và gan
mật, thuốc cơ-xương-khớp,...Hiện Công ty vẫn tiếp tục tập trung vào mảng sản xuất và
kinh doanh đông dược dựa trên những lợi thế về nền sinh học đa dạng của Việt Nam.


- Về chất lượng và độ an toàn: chất lượng và độ an toàn của sản phẩm là tiêu chí ưu
tiên hàng đầu trong quá trình sản xuất của Công ty.Định hướng sản phẩm rất rõ ràng
“Công nghệ mới & bản sắc cổ truyền”. Tất cả các sản phẩm của Công ty được sản xuất
dưới Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2000 mà nay là ISO 9001: 2008.
Chất lượng điều trị và hiệu quả sử dụng được khẳng định qua thử nghiệm lâm sàng tại
các bệnh viện lớn như Bệnh viện K, Bệnh viện quân y 108, Bệnh viện Bach Mai,... Để
thu được sản phẩm có chất lượng cao nhất Công ty đã chú trọng việc kiểm soát nguồn

dược liệu đầu vào, chú trọng công tác nghiên cứu khoa học (là doanh nghiệp tiên
phong trong đề xuất và phối hợp thực hiện đề tài cấp nhà nước). Các sản phẩm thuốc
của Công ty hiện đang lưu hành đều được Bộ Y tế kiểm nghiệm và cấp số đang ký lưu
hành trên toàn quốc. Công ty là doanh nghiệp đầu tiên đưa ra các sản phẩm đông dược
đạt tiêu chuẩn GMP WHO trên thị trường Việt Nam.
Chất lượng sản phẩm thuốc đông dược của TRAPHACO đã được khẳng định
về mặt tác dụng dược lý và thành phần thuốc, vì vậy phần lớn các sản phẩm của Công
ty được xếp vào loại hàng OTC (hàng không cần kê đơn). Do đặc tính này, các sản
phẩm của TRAPHACO dễ phân phối và tiếp cận người tiêu dùng luôn được Công ty
đã không ngừng đổi mới về công nghệ, kỹ thuật sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị hiện
đại, nâng cao tay nghề và nhận thức cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
- Về mẫu mã, kiểu dáng bao bì: Nhiều kiểu dáng và dạng bào chế. Thuốc tân dược

gồm có các dạng bào chế như: viên nén, viên nang cứng, viên nang mềm, viên bao
phim, xi rô, kem mỡ, thuốc nước nhỏ mắt mũi, ….. Thuốc đông dược có dạng như
viên nén, viên nang mềm, trà, hoàn cứng, hoàn mềm,… tạo hiệu quả thuận tiện cho
người sử dụng.
- Về nhãn hiệu sản phẩm:
+ Mở rộng chủng loại: áp dụng cho nhãn hiệu có uy tín và lợi nhuận cao. Thường sử
dụng trong đa dạng hóa dạng bào chế từ sản phẩm ban đầu của nhãn hiệu đó;
+ Mở rộng nhãn hiệu: áp dụng cho một nhóm các sản phẩm có cùng một nhóm tác
dụng.
+ Sử dụng nhãn hiệu mới: áp dụng cho thuốc mới có cùng một nhóm tác dụng mới.



+ Chiến lược nhiều nhãn hiệu cho một sản phẩm: áp dụng khi tiêu thụ sản phẩm ở
nhiều thị trường khác nhau trong và ngoài nước.

- Triết lý của TRAPHACO là luôn tôn trọng, lắng nghe để thoả mãn yêu cầu của khách
hàng trong điều kiện có thể. Đồng thời xác định rõ: Muốn phát triển phải thay đổi muốn tồn tại phải thích nghi.

*Giá cả
- Mặc dù thị trường nội địa cạnh tranh gay gắt, nguồn nguyên liệu đầu vào luôn có
biến động nhưng TRAPHACO luôn chủ trương bán ổn định giá bán sản phẩm với mức
tối đa.Do chủ động về nguồn cung nên giá cả các sản phẩm của TRAPHACO luôn ổn
định.
- Sử dụng chiến lược giá khác biệt dựa trên ưu thế về uy tín doanh nghiệp khi nghiêm

túc thực hiện các cam kết về chất lượng và hiệu quả điều trị vượt trội của sản phẩm
mới nhờ quá trình nghiên cứu phát triển được chú trọng. Hơn 10 năm qua chiến lược
giá của TRAPHACO vẫn có hiệu quả trên thị trường. Người tiêu dùng vẫn tin dùng
mặc dù giá thành sản phẩm có phần cao hơn so với các sản phẩm cạnh tranh trên thị
trường
Tuy nhiên, với sứ mệnh là cống hiến cho xã hội những sản phẩm - dịch vụ mang tính
thời đại và giàu giá trị truyền thống nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống,
TRAPHACO cố gắng thỏa mãn tối đa nhu cầu trong nước, góp phần thực hiện chiến
lược thuốc quốc gia: tăng tỷ lệ sử dụng thuốc nội với mức giá hợp lý nhất.
-Về tỷ lệ chiết khấu cho các đại lý: TRAPHACO áp dụng chính sách thống nhất trên
toàn quốc, có chính sách cho đại lý cấp 1, cấp 2 với các tỷ lệ chiết khấu phù hợp với
mặt chung của ngành dược. Thông qua mức chiết khấu hợp lý, Công ty đã ổn định

được giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó Công ty còn hỗ trợ tín dụng cho khách hàng
bằng hình thức bán hàng trả chậm.


*Thị trường tiêu thụ và phân phối sản phẩm
- Thị trường chủ yếu là thị trường nội địa và trải rộng 3 vùng miền trên cả nước.
Từng bước mở rộng ra thị trường nước ngoài như Bỉ, Cônggo, Lào,...
- Mạng lưới phân phối rộng khắp trên cả nước gồm 34 đại lý năm 2008 đến nay
là 66 đại lý độc quyền, 02 chi nhánh năm 2008 và đến nay là 09 chi nhánh, nhằm có
thể đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh và thuận tiện nhất.
Tại các địa phương có hệ thống kênh phân phối tới tận tuyến xã, mỗi tỉnh đều
có trình dược viên làm công tác maketing. Số lượng các công ty có kênh phân phối

như TRAPHACO không nhiều, đây là một điểm mạnh của Công ty vì đa phần các
công ty dược khác chỉ có kênh phân phối cấp 2. Với việc xây dựng mạng lưới tới
huyện, xã, TRAPHACO đã tham gia trực tiếp từ khâu sản xuất tới tận khâu phân phối
sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
- Các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của TRAPHACO không chỉ thực hiện việc
cung cấp cho đại lý mà còn thực hiện chức năng bán hàng trực tiếp với khách hàng để
qua đó nắm bắt và cung cấp thông tin về thị trường,…Tại các cửa hàng luôn có đủ các
loại sản phẩm. Qua mạng lưới này, TRAPHACO chủ động kiểm kê và theo dõi được
những mã hàng bán mạnh hay ngược lại để có kế hoạch dự trữ và bán hàng thích hợp,

- Sự cung ứng hàng nhanh, đầy đủ và kịp thời tạo được uy tín với các khách hàng do
dự trữ chiến lược cho các sản phẩm quan trọng luôn đảm bảo.

- Hệ thống cửa hàng nhượng quyền đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu và ổn định về doanh
số sản phẩm; xây dựng thành cửa hàng bán lẻ chuẩn mực; tạo hình ảnh thương hiệu
của TRAPHACO trên thị trường.
- Tổng đại lý, đại lý bán lẻ và quầy hàng trong siêu thị và trung tâm thương mại đảm
bảo sản lượng tiêu thụ ổn định theo quy định; tăng doanh số, sản phẩm chủ lực; tăng
quay vòng vốn lưu động...
* Xúc tiến bán
-Về quảng bá và xây dựng thương hiệu: Định hướng của TRAPHACO là trở thành một
thương hiệu của công chúng. Để thực hiện mục tiêu này, TRAPHACO có các chiến
lược tiếp cận và thu hút khách hàng một cách thuyết phục bằng cách tăng độ nhận biết



và ghi nhớ nhãn hiệu sản phẩm, đồng thời đảm bảo duy trì hiệu quả về doanh số và
tiềm năng lợi nhuận. Hệ thống các hoạt động này được gọi là IMC ( Intergrated
Maketing Communication).
Xây dựng thương hiệu trên 2 kênh: trực tiếp và thông qua các nhãn hiệu sản
phẩm. Sau nhiều năm nỗ lực và duy trì, đạt nhiều giải và thương hiệu nổi tiếng,
TRAPHACO đã dần cao uy tín với người tiêu dùng.

-Các hoạt động quảng cáo và khuyến mại
Lựa chọn các loại hình quảng cáo phù hợp như:
+ Quảng cáo trên truyền hình: sử dụng các dịch vụ của các công ty tư vấn
quảng cáo và truyền thông uy tín để thực hiện các chương trình quảng cáo trên truyền
hình

+ Chương trình hội chợ triển lãm.
+ Chương trình quảng cáo trên nhãn mác sản phẩm
+ Quảng cáo trên báo, tạp chí: phương thức này được Công ty sử dụng là chính
bởi hình thức này có ảnh hưởng hầu hết tới các đối tượng khách hàng khác nhau. Tuy
nhiên quảng cáo trên báo và tạp chí đòi hỏi nghiên cứu tập tính, thời gian tiêu dùng
của khách hàng phải chuẩn xác, yêu cầu quảng cáo phải phong phú sáng tạo tránh lặp
lại nhiều lần hình ảnh quảng cáo. Các sản phẩm bán theo đơn (RX) thường được
quảng cáo theo hình thức này, tại các tạp chí chuyên ngành.
+ Các trình dược viên giới thiệu sản phẩm thực tiếp với các nhà chuyên môn.
Các sản phẩm bán theo đơn (RX) thường được quảng cáo theo hình thức này.
+ Các hình thức quảng cáo khác như: quảng cáo trên túi đựng hàng, trên đồng
hồ, trên móc đeo chìa khóa, áo mưa,…

2. Chíến lược marketing của Công ty cổ phần dược phẩm OPC


* Sản phẩm và giá
- OPC chuyên sản xuất thuốc từ dược liệu, kết hợp y học cổ truyền với công nghệ hiện
đại, một trong những đơn vị sản xuất đông dược đầu tiên tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu
so sánh theo nhóm sản phẩm thì OPC chưa thực sự đa dạng như Công ty Dược phẩm
Nam Hà. OPC sản xuất và cung cấp ra thị trường nội địa 150 sản phẩm. Một số sản
phẩm được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng như: Kim tiền thảo, viên an thần
Mimosa®, dầu khuynh diệp, Ngưu hoàng giải độc CABOVIS®, bổ thận âm….
OPC đã đầu tư xây dựng nhà máy dược phẩm OPC Bình Dương trên diện tích 4 hecta;
liên kết nuôi trồng và chế biến chiết xuất dược liệu tại Bắc Giang- một tỉnh phía bắc

có điều kiện tự nhiên và truyền thống lâu đời về nuôi trồng dược liệu quý; mở rộng hệ
thống phân phối trên toàn quốc, xây dựng các trụ sở chi nhánh tại Hà Nội, Đà Năng,
Cần Thơ. Các chiến lược đầu tư thích hợp đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho OPC chủ
động cấp nguồn nguyên liệu, bảo đảm chất lượng ngay từ nguyên liệu đầu vào đồng
thời giảm giá thành sản phẩm. OPC có dự án xây dựng bệnh viện Y học cổ truyền,
phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe du lịch; tăng cường liên doanh liên kết, mở rộng
phạm vi và lĩnh vực họat động. Hiện OPC đang sắp xếp lại cơ cấu sản phẩm, danh
mục mặt hàng nhằm chủ động sản xuất và tăng sản lượng những mặt hàng trọng điểm
mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước lân cận. Tiếp tục đầu tư phát triển dòng
sản phẩm chủ lực, đưa dòng sản phẩm mới về: dược phẩm đặc trị có nguồn gốc từ
dược liệu, sản phẩm chức năng, các chế phẩm từ cồn …
- Về mẫu mã và bao bì: : Không ngừng cải tiến chất lượng nhằm thỏa mãn cao nhất

cho khách hàng mục tiêu.Liên tục cải tiến sản phẩm, bao bì mẫu mã để tạo sự khác


biệt và ngày càng thuận tiện cho người tiêu dung.Thực hiện chiến lược sản phẩm
mang tính nhất quán với chương trình khuyến mãi cùng các hoạt động khuếch trương
để đạt mục tiêu và hiệu quả kinh doanh cao nhất theo từng thời kỳ.
- Về nhãn hiệu sản phẩm: Các nhãn hiệu OPC được khẳng định trên 30 năm từ những
sản phẩm uy tín như Viên trị sỏi thận Kim Tiền Thảo, Dầu Khuynh Diệp OPC nhãn
hiệu “Mẹ bồng con”, thuốc giọt trợ tim Cortonyl, thuốc đau răng Dentanalgi, Dầu
Nóng Mặt Trời, Cao Ích Mẫu, Viên sủi bọt Vitamin các loại, cồn nguyên liệu dược
dụng, các chế phẩm từ cồn. Cho tới thời điểm này OPC đã đăng ký bảo hộ 150 nhãn
hiệu hàng hóa và 34 kiểu dáng công nghiệp cho các sản phẩm của OPC.; được ghi

nhận vào sổ đăng bạ nhãn hiệu hàng hóa quốc gia có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt
Nam.
-Về hệ thống bảo đảm chất lượng sản phẩm: OPC đạt chứng chỉ GMP - WHO, GLP,
GSP, ISO 9001: 2000. OPC sở hữu các dây chuyền công nghệ tiên tiến như 6 hệ thống
chiết xuất đa năng, 2 hệ thống cô màng mỏng, dây chuyền sản xuất viên nang mềm,
dây chuyền sản xuất viên sủi, hệ thống sản xuất cồn nguyên liệu dược dụng với công
suất 3.500.000lít/năm. OPC cũng đã đầu tư thiết bị tiệt trùng vi sóng đầu tiên với công
suất 200kg/giờ, một hệ thống sấy rung với công suất 150-200kg/giờ. Bên cạnh đó OPC
đã ứng dụng chuyên nghiệp các máy móc thiết bị kiểm nghiệm thuộc thế hệ mới như
hệ thống sắc ký lỏng cao áp, máy sắc ký khí, máy quang phổ hấp thu.

* Phân phối

Sản phẩm của OPC được phân phối trực tiếp từ hệ thống phân phối và 6 chi nhánh, 3
cửa hàng của OPC. Sản phẩm của OPC đã thâm nhập vào 81 bệnh viện và trung tâm y
tế trên cả nước thông qua đấu thầu và bán trực tiếp.

*Xúc tiến bán
Đạt nhiều giải và thương hiệu nổi tiếng: Quyết định công nhận đạt chuẩn Thương
hiệu Quốc gia năm 2008, 2010 của Bộ trưởng Bộ công thương; Cúp vàng hội nhập WTO
2009 cho sản phẩm Dầu Khuynh Diệp OPC nhãn hiệu "Mẹ bồng con" của Hội khoa học kỹ
thuật Việt Nam; Top 204 sản phẩm Việt Nam tốt nhất cho 4 mặt hàng: Dầu Khuynh Diệp
OPC "Mẹ bồng con", Kim Tiền Thảo OPC, Vitamin C OPC và Oxy già do người tiêu dùng



báo Sài gòn Tiếp thị bình chọn năm 2010;….. OPC đã dần có vị trí uy tín với người tiêu

dùng.

3. So sánh Chiến lược maketing của Công ty cổ phần dược TRAPHACO, Công ty
cổ phần dược OPC với Công ty cổ phần dược Nam Hà.

STT
1

4 Ps
Sản phẩm


Nam Hà

TRAPHACO

OPC

-Khoảng 160 nhóm - Khoảng trên 230 nhóm sản phẩm.

sản phẩm

Khoảng


150

nhóm sản phẩm

- Đa dạng, tân - Đa dạng, tân dược và - Đa dạng nhưng
dược



đông đông dược. Các dạng nhiều


dược.

bào chế mới nhất.

phẩm

loại

sản

dịch


vụ

vào - Chất lượng đảm bảo, không chỉ các loại
thuốc (trồng và
thuốc đông dược, có uy tín lớn.
Phát triển mạnh - Nổi bật trong ngành về chế biến dược
các sản phẩm có hoạt động nghiên cứu và liệu, máy móc
lợi thế và doanh số phát triển sản phẩm mới. thiết bị y tế, kinh
doanh cơ sở lưu
cao, cắt bỏ những
-Mở rộng thị trường trú du lịch,...)
sản phẩm có hiệu

sang các nước lân cận và
quả thấp, tập trung
- Chất lượng đảm
các nước phương Tây .
nghiên cứu phát
bảo nhưng không
triển những sản -Nhiều kiểu dáng và kinh doanh chỉ
-Tập

trung

phẩm dựa trên cơ mẫu mã bao bì, dạng bào chuyên về thuốc

sở dây chuyền sản chế; đóng gói đa dạng nên không được
xuất hiện có, trong như đóng chai, ép gói,... người tiêu dùng
đó ưu tiên thuốc -Sở hữu 10 bằng độc tin
dùng cho trẻ em.

dùng

quyền giải pháp hữu ích TRAPHACO

như



-Chưa quan tâm và độc quyền kiểu dáng Nam Hà.
nhiều đến bao bì, công nghiệp; gần 200 -Mở rộng thị
kiểu dáng, còn nhãn hiệu hàng hóa.
trường sang các


nhiều sản phẩm có - Sản xuất sản phẩm theo nước lân cận.
mẫu mã gần giống tiêu chuẩn quốc tế.Trang -Liên tục cải tiến
sản phấm của bị nhiều máy móc thiết bao bì, thực hiện
doanh

nghiệp bị với công nghệ hiện chiến sản phẩm

khác.
đại nhất, nâng cao chất mang tính nhất
- Nhiều sản phẩm sản phẩm cạnh tranh thị quán; khuyến mại,
giữ uy tín tạo trường trong và ngoài khuyếch trương
thương hiệu lâu dài nước.

trong từng thời

(bổ phế chỉ khái lộ,

kỳ.


…).

-Sở hữu 150 nhãn

-Sản xuất sản phẩm

hiệu hàng hóa và

theo tiêu chuẩn quốc

34 kiểu dáng công


tế

nghiệp
- Sản xuất sản
phẩm

theo

chuẩn

quốc


tiêu
tế.

Trang thiết bị máy
móc hiện đại.
2

Giá

-Giá thấp.

- Sử dụng chiến lược giá -Giá không cao.

khác biệt dựa trên ưu
thế về uy tín doanh
nghiệp

3

Phân phối

-Phân phối nhất -Phân phối từ cấp tỉnh - Phân phối trực
quán




chuyên đến phường xã; bằng tiếp; 6 chi nhánh

nghiệp trên toàn gián tiếp , trực tiếp.
quốc.

và 3 cửa hàng giới

-Sản phẩm có mặt trên thiệu sản phẩm.

- Có 3 chi nhánh 63 tỉnh thành toàn quốc; - Sản phẩm có
và 18 đại lý.

-Phát

triển

thống

bán

tại phần lớn các cơ sở mặt trên 80 bệnh
hệ điều trị
hàng


vào khối bảo hiểm

viện
nước

trong

cả


4


Xúc

tiến -Có trang web của -Có trang web của Công -Có trang web của

bán hàng

Công ty. Thông tin ty, thông tin về công ty Công ty, nhưng
về công ty và sản và sản phẩm chưa nhiều.
phẩm

nhiều,


nội

dung

chưa

rõ -Quảng cáo trên truyền nhiều.

ràng.

hình, phương tiện truyền -Tham gia một số


-Quảng cáo trên thông với các công ty các triển lãm, hội
truyền

hình, dịch vụ có uy tín.

chợ.

phương tiện truyền -Tham gia nhiều chương
thông.
trình hội chợ, triển lãm
-Tham gia một số trong toàn quốc.
các triển lãm, hội

chợ.

III. KẾT LUẬN
Mỗi chiến lược marketing phải được đánh giá bằng khả năng tác động và ảnh
hưởng trực tiếp của nó tới một trong ba yếu tố: tăng số lượng khách hàng; tăng số
lượng giao dịch trung bình; tăng số lần mua hàng thường xuyên của khách quen. Nếu
một trong ba yếu tố này tăng lên có nghĩa là doanh nghiệp đã phát triển. Nếu cả ba yếu
tố đều tăng thì doanh nghiệp đó phát triển rất tốt.
Qua môn học Quản trị Maketing học viên thấy rõ hơn nghệ thuật và khoa học
của việc lựa chọn thị trường mục tiêu và nắm bắt, lưu giữ và phát triển khách hàng
thông qua viêc tạo ra, cung cấp và truyền thông những giá trị vượt trội cho khách hàng
nhằm góp phần đạt các mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản trị Maketing (Chương trình đào tạo GaMBA –Hà Nội - 2011)
2. Các trang web:
/>

/> />
/> />


×