Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Khảo sát công tác chăm sóc bệnh nhân sau hóa, xạ đồng thời ung thư hạ họng thanh quản tại Trung tâm Ung bướu BVTW Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.73 KB, 31 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư thanh quản (UTTQ) là bệnh tương đối phổ biến ở các nước Âu Mỹ.
Theo ước tính của Hội ung thư học lâm sàng Mỹ (ASCO) cho UTTQ và UTHH ở Mỹ
vào năm 2010 có 12.720 trường hợp UTTQ mới mắc; 3.600 trường hợp tử vong vì
UTTQ và mỗi năm có 2.850 trường hợp mới mắc UTHH. Tại Việt Nam, loại ung thư
này cũng đứng hàng thứ hai trong các ung thư vùng đầu - cổ (UTĐC) , chỉ sau ung thư
vòm mũi họng [1], [10].
Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới, lứa tuổi từ 55 đến 65. Liên quan chặt chẽ
với tình trạng hút thuốc và tiêu thụ quá nhiều rượu. Các tình trạng này tạo nên những
thay đổi của lớp niêm mạc biểu mô phủ bề mặt thanh quản và hạ họng [3].
Cho đến nay, mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán nhưng do các triệu
chứng bệnh thường mơ hồ, tổn thương nằm sâu, khó phát hiện, dễ bỏ sót do khi khám
Tai - Mũi - Họng thông thường nên khi được phát hiện bệnh thường đã ở giai đoạn
(GĐ) muộn. Có đến trên 80% bệnh nhân (BN) đến ở GĐ III-IV [6].
Theo kinh điển, phẫu thuật là phương pháp điều trị được lựa chọn cho 2 loại
ung thư này, những trường hợp ở GĐ muộn thường phải cắt bỏ toàn bộ thanh hầu, làm
mất chức năng cơ quan, mang lỗ thở suốt đời ảnh hưởng đến chất lượng sống thêm.
Đặc biệt khi bệnh ở giai đoạn quá muộn không còn khả năng phẫu thuật được, tiên
lượng thường rất xấu. Điều trị GĐ này phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng toàn thân của
BN. Nếu trước đây chỉ xạ trị mang tính chất giảm nhẹ triệu chứng cho BN thì ngày
nay, suốt 30 năm thử nghiệm lâm sàng (TNLS) thêm hóa trị kết hợp xạ trị trên những
BN thể trạng còn tốt, các chỉ số huyết học, gan, thận bình thường thu được các hiệu
quả về kiểm soát bệnh tại chỗ-vùng, tăng thời gian sống thêm, nhưng kèm theo là tăng
tác dụng không mong muốn của điều trị. Hóa xạ trị đồng thời (với thuốc cơ bản là
cisplatin) đã được coi như điều trị chuẩn thay thế cho xạ trị đơn thuần trong những ung
thư đầu cổ (UTĐC) GĐ không còn mổ được. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa được
thống nhất, các tác giả đều có khuyến cáo, cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra phác đồ
phù hợp [4], [6].


2

Ở Việt Nam, từ năm 2005, Bệnh viện K đã áp dụng phương pháp hóa-xạ đồng
thời để điều trị cho các bệnh nhân ung thư hạ họng-thanh quản (HHTQ) giai đoạn
muộn không mổ được [10].
Đã có nhiều đề tài y học nghiên cứu vể đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị hóa
xạ trị ung thư hạ họng-thanh quản, nhưng rất ít đề tài nghiên cứu về chăm sóc điều
dưỡng. Do vậy, để góp phần chăm sóc, theo dõi tốt hơn những bệnh nhân này, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát công tác chăm sóc bệnh nhân sau hóa, xạ
đồng thời ung thư hạ họng thanh quản tại Trung tâm Ung bướu BVTW Huế”
nhằm mục tiêu
- Đánh giá công tác chăm sóc bệnh nhân ung thư HHTQ được điều trị bằng hóa
xạ đồng thời tại Trung tâm Ung bướu bệnh viện Trung ương Huế.




















3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Ung thư thanh quản và ung thư hạ họng là những loại ung thư rất phổ biến
trong TMH, bệnh không những ảnh hưởng trầm trọng đến các chức năng thở, nuốt và
nói mà còn có thể nguy hại đến tính mạng. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời
có thể hạ thấp tỉ lệ tử vong một cách đáng kể.
1.1. GIẢI PHẪU VÙNG HẠ HỌNG – THANH QUẢN – CỔ
1.1.1. Hạ họng
Có các chức năng nuốt, thở, phát âm. Họng là ngã tư giữa đường ăn và đường
thở, gồm có 3 phần: họng mũi, họng miệng và hạ họng.
Hạ họng có ranh giới như sau: Phía trên là đỉnh của thanh thiệt, thông với họng
miệng. Phía dưới thông với thực quản. Thành trước liên quan với thanh thiệt và thanh
quản. Thành sau tương ứng với đốt sống cổ C4, C5, C6. Hai bên liên quan với các
phần mềm ở cổ: cơ, mạch máu, thần kinh [1], [5].

Hình 1.1. Giải phẫu họng
Cấu tạo của hạ họng từ trong ra ngoài, gồm 4 lớp:
- Lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc ở trong cùng, có chứa một số lượng lớn
tuyến nhầy và nang lympho.
- Lớp cân hầu trong.
- Lớp cơ khít hầu.
- Lớp cân hầu ngoài ở ngoài cùng.
4

1.1.2. Thanh quản
Có các chức năng thở, phát âm và bảo vệ. Thanh quản là một phần của đường

hô hấp và là bộ phận chủ yếu của sự phát âm.
Thanh quản nằm ở giữa và phía trước của vùng cổ, dưới xương móng, trên khí
quản. ở người lớn, bờ dưới thanh quản tương ứng với bờ dưới đốt sống cổ thứ 6.
Cấu tạo của thanh quản gồm có:
- Khung sụn.
- Các khớp và dây chằng.
- Các cơ của thanh quản.
- Niêm mạc.
1.2. DỊCH TỄ HỌC
Cũng như ở các nước Âu Mỹ, ở Việt Nam ung thư thanh quản gặp nhiều hơn ung
thư hạ họng với tỷ lệ xấp xỉ 3/1. Ung thư thanh quản – hạ họng đứng hàng thứ 2 sau ung
thư vòm và chiếm tỉ lệ khoảng 20% trong các ung thư đường tiêu hóa-hô hấp trên.
Riêng ung thư thanh quản chiếm 4% trong các loại ung thư. Tuổi hay gặp nhất
từ 45 – 65 tuổi. Nam gặp nhiều hơn nữ với tỉ suất là 5/1. Nghề nghiệp làm ruộng bị
mắc bệnh cao, chiếm tỉ lệ đến 95%. Nông thôn gặp nhiều hơn ở thành thị.
1.3. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
Ngoài các giả thuyết chung về ung thư, K thanh quản và hạ họng có các yếu tố
nguy cơ sau:
- Thuốc lá.
- Rượu.
- Loạn sản niêm mạc.
- Có tiền sử tia xạ vùng cổ.
- Các yếu tố khác: vệ sinh răng miệng kém, dinh dưỡng kém, virus, di truyền,
nghề nghiệp có tiếp xúc với các chất độc hại.
1.4. CHẨN ĐOÁN
1.4.1. Tình huống phát hiện
Các dấu hiệu chung giúp phát hiện ung thư thanh quản, hạ họng tùy thuộc vào
vị trí và sự lan tràn của khối u, bao gồm:
5


- Đối với ung thư thanh quản: Khàn tiếng kéo dài là dấu hiệu quan trọng nhất.
Khó thở khi khối u đã to. Nếu khối u lan vào hạ họng sẽ có thêm các triệu chứng của
ung thư hạ họng và được gọi là ung thư thanh quản – hạ họng.
- Đối với ung thư hạ họng: nuốt khó, nuốt đau, đau tai phản xạ. Nếu khối u lan
vào thanh quản sẽ có thêm các triệu chứng của ung thư thanh quản và được gọi là ung
thư hạ họng – thanh quản.
- Chung cho 2 loại ung thư: hạch cổ, thể trạng gầy sút.
Nhất là khi các dấu hiệu trên xuất hiện ở người lớn tuổi (nhất là nam giới), nghiện
thuốc lá-rượu, không đáp ứng với các điều trị thông thường.
1.4.2. Khám lâm sàng
Trước hết cần khám tổng quát, khám mũi, khám tai, khám vòm mũi họng, khám
răng; sau đó khám hạch cổ và khám họng-thanh quản.
* Khám hạch cổ
Mô tả chi tiết vị trí, kích thước, mật độ, tính nhạy cảm, tính chất di động của
hạch cổ. Các dãy hạch cổ cần khám kỹ gồm: dãy cảnh, dãy dưới hàm và dưới cằm, dãy
gai, dãy cổ ngang, các hạch giữa trước thanh-khí quản. Sau đó phân loại hạch cổ theo
TNM [chữ Tumor (u), Nodes (hạch), và Metastases (di căn)].

Hình 1.2. Mức hạch cổ thực hành trên lâm sàng
Thanh quản, nhất là tầng thanh môn, có mạng lưới bạch huyết nghèo nàn. Do
đó, trong ung thư thanh quản, hạch cổ thường bị di căn muộn, tiên lượng khá hơn.
Hạ họng có mạng lưới bạch huyết phong phú. Khi ung thư, hạch cổ thường bị di
căn sớm nên tiên lượng xấu.
6

Chú ý:
+ Một hạch > 3 cm luôn luôn vỡ bao về mặt mô học.
+ Cần khám tuyến giáp khi khám cổ.
* Khám họng-thanh quản
- Soi thanh quản-hạ họng gián tiếp.

- Một số trường hợp đặc biệt, cần dùng đến ống soi mềm đặt qua mũi.
Khi soi cần quan sát kỹ mọi bất thường của niêm mạc để phát hiện khối u, sự di
động của đáy lưỡi, sự di động của dây thanh và sụn phễu.
- Chú ý khám ngăn giáp-móng-thanh thiệt và đánh giá tình trạng răng miệng.
1.4.3. Khám cận lâm sàng
* Nội soi toàn bộ
Dùng ống soi cứng với gây mê để nội soi toàn bộ gồm: hạ họng, thanh quản,
thực quản, phế quản, vòm mũi họng; qua đó tiến hành sinh thiết u.
Chú ý phát hiện khối ung thư thứ hai, nhất là ở thực quản và phế quản.
* Sinh thiết
Chẩn đoán xác định ung thư phải dựa vào sinh thiết để xét nghiệm giải phẫu
bệnh.
* Chọc hạch cổ
Chọc hạch cổ xét nghiệm tế bào để xác định sự di căn của khối u vào hạch.
* Chẩn đoán hình ảnh
- Chụp CT scan vùng cổ là xét nghiệm rất có giá trị để đánh giá khối u và sự
xâm lấn đến các tổ chức ở sâu (sụn giáp, khoang giáp-móng-thanh thiệt), đồng thời có
thể phát hiện được các hạch nhỏ ở vùng cổ.
- Chụp phim phổi để phát hiện di căn phổi.
- Chụp phim răng toàn cảnh để đánh giá tình trạng răng.
- Phim X quang vùng cổ ít có giá trị.
1.4.4. Chấn đoán phân biệt
Cần phân biệt ung thư thanh quản với u nhú, lao hoặc giang mai ở thanh quản
và hạ họng.

7

1.5. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
Có sự phối hợp của 4 phương pháp điều trị: phẫu thuật, tia xạ, hóa chất và miễn
dịch.

1.5.1. Phẫu thuật
- Đối với khối u: Ưu tiên hàng đầu là cắt bỏ rộng khối u cả khối, tôn trọng ranh
giới an toàn, kế đến là bảo tồn hoặc phục hồi tái tạo chức năng của vùng họng-thanh
quản.
Trường hợp đặc biệt: ung thư 1/3 giữa ở một dây thanh còn di động tốt, không
có hạch cổ. Điều trị: Cắt dây thanh đơn thuần hoặc xạ trị với 70 Gy, kết quả khoảng
90% sống trên 5 năm.
- Đối với hạch cổ: Phẫu thuật nạo vét hạch cổ cùng một thì với cắt bỏ khối u.
1.5.2. Tia xạ
Tia xạ Co
60
hoặc gia tốc qua da vào vùng họng-thanh quản và hạch cổ 2 bên:
Trường chiếu vào u vùng họng-thanh quản theo:
+ Giới hạn trên đi qua bờ dưới ống tai ngoài.
+ Giới hạn trước là vùng da trước cổ (vùng khí quản được che chì).
+ Giới hạn dưới là miệng thực quản.
+ Giới hạn sau là bờ xương chũm.
Trường chiếu vào hạch cổ cả 2 bên:
Liều tia thông thường từ 65-70Gy nếu hạch chưa bị thâm nhiễm thì liều tia có
thể chỉ dùng từ 40-30Gy.
1.5.3. Hóa chất
Hiệu quả của hóa chất trong điều trị ung thư thanh quản – hạ họng vẫn còn đang
tranh cãi. Hai hóa chất thường được dùng là Cisplatine và 5 Fluoro-uracyl, chuyền
TM, liều lượng 4-6 ngày / tuần / 3 tuần.
1.5.4. Miễn dịch trị liệu
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị miễn dịch đặc hiệu đối với 2 loại ung
thư này.
Điều trị miễn dịch không đặc hiệu nhằm làm tăng sức đề kháng chung của bệnh
nhân.
8


1.6. PHÒNG BỆNH VÀ TIÊN LƯỢNG
Ngoài các biện pháp dự phòng nói chung như đối với ung thư vòm, cần chú ý
đối với những người trên 40 tuổi bị khàn tiếng, nuốt vướng và nuốt đau kéo dài trên 3
tuần, không có triệu chứng viêm nhiễm hoặc đã điều trị 1 đợt kháng sinh không đỡ thì
phải cảnh giác một ung thư thanh quản hoặc ung thư hạ họng. Ngoài ra, cần hạn chế
thuốc lá và rượu.
Nếu ung thư còn khu trú thì tiên lượng tốt. Ung thư thanh quản có tỉ lệ sống > 5
năm từ 60-85%. Ung thư hạ họng có tiên lượng xấu hơn ung thư thanh quản 3-4 lần.
1.7. CÔNG TÁC CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG BỆNH NHÂN UNG THƯ HẠ
HỌNG-THANH QUẢN
1.7.1. Nhận định về các vấn đề cần chăm sóc
- Chăm sóc tinh thần.
- Chăm sóc vệ sinh ăn uống, ngủ.
- Theo dõi chăm sóc khi có biến chứng do hóa xạ
1.7.2. Lập kế hoạch chăm sóc bao gồm:
Tùy theo tình trạng người bệnh, lựa chọn vấn đề ưu tiên chăm sóc:
- Trao đổi về người bệnh về những vấn đề cần làm trong quá trình chăm sóc
người bệnh để người bệnh yên tâm và cảm thấy thoải mái.
- Theo dõi tình trạng : ít nhất 1 lần / ngày.
- Theo dõi các dấu hiệu cơ năng để đánh giá tiến triển của người bệnh : ít nhất
6 giờ / lần.
- Theo dõi đại tiểu tiện.
- Động viên người bệnh và người nhà của người bệnh để người bệnh bớt lo âu.
- Hỗ trợ người bệnh trong các vấn đề: ăn uống, vận động, vệ sinh.
Những thực phẩm chứa nhiều protein như sữa bò, trứng gà, các loại cá, các loại
thịt gia câm, các sản phẩm từ đậu; các thức ăn chứa nhiều chất xơ như gan động vật,
củ cải, cà chua, chanh, hoa quả… đặc biệt là các loại thực phẩm có tác dụng chống lại
ung thư như củ cải, nấm hương, mộc nhĩ, các loại đỗ, măng tây, hạt cựa…
- Thực hiện y lệnh của bác sĩ về chế độ thuốc, thủ thuật.

9

-Theo dõi và phát hiện sớm những tác dụng phụ hoặc tai biến của thuốc để báo
cáo với bác sĩ kịp thời.
- Giải thích và hướng dẫn người bệnh xử trí các tác dụng phụ của thuốc, đặc
biệt trong những trường hợp dùng hóa chất trị liệu.
- Hỗ trợ người bệnh trong quá trình thực hiện các xét nghiệm .
1.7.3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
Thực hiện theo kế hoạch chăm sóc đã lập.
Đánh giá kết quả:
- Qua quá trình theo dõi người bệnh ổn định, thoải mái yên tâm điều trị, tin
tưởng vào kết quả điều trị là tiến triển tốt.
- Nếu tình trạng không ổn định, điều chỉnh chế độ điều trị và chăm sóc người
bệnh cho phù hợp.







10

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Người bệnh đang điều trị ung thư hạ họng-thanh quản (HHTQ) bằng hóa, xạ tại
Trung tâm Ung bướu Bệnh viện trung ương Huế.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng

- Người bệnh đang điều trị tại Trung tâm Ung bướu.
- Người đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Người có khiếm khuyết khả năng nghe nói
- Người không đồng ý tham gia phỏng vấn
- Người quá mệt không thể trả lời phỏng vấn
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ ngày 22/4/2014 đến ngày 6/5/2014 tại Trung tâm Ung bướu bệnh viện
Trung ương Huế.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu
Chọn ngẫu nhiên 34 bệnh nhân ung thư HHTQ đang điều trị hóa xạ tại Trung tâm
Ung bướu Bệnh viện trung ương Huế tiến hành phỏng vấn theo phiếu điều tra thiết kế
sẵn.
2.2.3. Tiến độ nghiên cứu
- 25/4/2014 đến 28/4/2014: phỏng vấn
- 29/4/2013 đến 30/4/2014: xử lí số liệu
- 1/5/2014 đến 6/5/2014: viết báo cáo
11

2.2.4. Phương pháp điều tra số liệu
- Dùng phiếu điều tra gồm 17 câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với mọi trình
độ và nhận thức đối tượng nghiên cứu.
- Phỏng vấn trực tiếp 34 bệnh nhân ung thư HHTQ để thu thập thông tin về tình
hình chăm sóc bệnh nhân sau hóa xạ trị tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện trung ương
Huế
2.2.5. Biến số nghiên cứu
-Tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp của các bà mẹ.

- Các biến số của 17 câu hỏi ở phiếu điều tra
2.2.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
+ Đánh giá công tác chăm sóc bệnh nhân sau hóa xạ trị ung thư HHTQ
2.3. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê thông thường với Excel 2007.
- Số liệu được trình bày dưới dạng số và tỷ lệ %




12

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua phỏng vấn điều tra 34 bệnh nhân UT HHTQ về công tác chăm sóc bệnh
nhân sau hóa, xạ trị tại Trung tâm ung bướu BVTW Huế, chúng tôi có kết quả như
sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Tuổi

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi
Nhận xét: Nhóm bệnh nhân 45-60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (55,9%)
3.1.2. Giới
Bảng 3.1. Tỷ lệ phân bố bệnh nhân theo giới
Giới
n
Tỷ lệ %
Nam
32

94,1
Nữ
2
5,9
Tổng
34
100,0

Nhận xét: Bệnh nhân nam chiếm 94,1%, nữ (2,9%)


13

3.1.3. Nghề nghiệp
Bảng 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
n
Tỷ lệ %
CNV
8
23,5
Làm ruộng
12
35,3
Buôn bán
4
11,8
Già, huu trí
10
29,4

Tổng
34
100,0
Nhận xét:
Phần lớn bệnh nhân làm ruộng chiếm 35,3%, già và hưu trí chiếm 29,4%.
3.1.4. Trình độ học vấn

Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo học vấn
Nhận xét:
Đa số các bệnh nhân có học vấn là THCS chiếm tỷ lệ 41,2%
3.1.5. Lý do vào viện
Bảng 3.3. Lý do vào viện
Lý do vào viện
n
Tỷ lệ %
Nuốt khó, nuốt đau
30
88,2
Khàn tiếng
28
82,4
Khó thở
25
73,5
Hạch cổ
21
61,8

Nhận xét:
Nuốt khó, nuốt đau (88,2%), khàn tiếng (82,4%), hạch cổ (61,8%).

14

3.2. CÔNG TÁC CHĂM SÓC BỆNH NHÂN UNG THƯ HHTQ SAU HÓA XẠ
100% bệnh nhân đều biết mình bị ung thư HHTQ
3.2.1. Được giải thích các yếu tố nguy cơ bệnh UT HHTQ
Bảng 3.4. Tỷ lệ biết khi nghe giải thích yếu tố nguy cơ bệnh UT HHTQ
Yếu tố nguy cơ bệnh UT HHTQ
n
Tỷ lệ %
Thuốc lá
32
94,1
Rượu
30
88,2
Loạn sản niêm mạc
20
58,8
Tiền sử niêm mạc vùng cổ
22
64,7
U nhú thanh quản
21
61,8
Nghề nghiệp có tiếp xúc với chất độc hại
25
73,5

Nhận xét:
Các bệnh nhân được NVYT giải thích về YTNC là rượu và thuốc lá chiếm

94,1% và 88,2%, nghề nghiệp có tiếp xúc với chất độc hại (73,5%).
3.2.2. Sụt cân
Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh nhận bị sụt cân
Bị sụt cân
n
Tỷ lệ %

34
100
Không
0
0,0
Nhận xét:
100% bệnh nhân vào điều trị đều sụt cân
3.2.3 Được giải thích về nguyên nhân ung thư HHTQ
Bảng 3.6. Tỷ lệ biết khi được giải thích nguyên nhân UT hạ họng, thanh quản
Nguyên nhân UT hạ họng, thanh quản
n
Tỷ lệ %
Nghiện thuốc lá mạn tính
31
91,2
Nghiện rượu mạn tính
29
85,3
Các bệnh tích tiền ung thư thanh quản
25
73,5
Vệ sinh răng miệng kém
22

64,7
Nhận xét:
91,2% bệnh nhân do nghiện thuốc lá mạn tính, 85,3% do nghiện rượu
15

3.2.4. Lo lắng khi bị ung thư HHTQ

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ lo lắng của bệnh nhân UT HHTQ
- 85,3% bệnh nhân rất lo lắng khi bị UT HHTQ, chỉ có 5,9% bệnh nhân bi
quan, và 8,8% không lo lắng.
3.2.5. Giải thích phương pháp điều trị
Bảng 3.7. Tỷ lệ biết khi nghe NVYT giải thích phương pháp điều trị
Giải thích phương pháp UT HHTQ
n
Tỷ lệ %
Phẫu thuật
11
32,4
Hóa trị
0
0,0
Xạ trị
0
0,0
Hóa xạ đồng thời
34
100
Nhận xét:
Bệnh nhân có nghe NVYT giải thích là 100% được hóa xạ đồng thời.
3.2.6. Được giải thích về tác dụng phụ và biến chứng UT HHTQ

Bảng 3.8. Tỷ lệ hiểu biết tác dụng phụ và biến chứng UT HHTQ
Tác dụng phụ và biến chứng
n
Tỷ lệ %

34
100
Không
0
0,0
Nhận xét:
100% bệnh nhân được NVYT giải thích về tác dụng phụ và biến chứng của hóa xạ trị

16

3.2.7. Thái độ của nhân viên y tế khi chăm sóc
Bảng 3.9. Thái độ của nhân viên y tế khi chăm sóc
Thái độ của nhân viên y tế khi chăm sóc
n
Tỷ lệ %
Làm cho xong việc
4
11,8
Tận tình và có trách nhiệm
30
88,2
Không tỏ thái độ
0
0,0
Tổng

34
100

Nhận xét: 88,2% nhân viên y tế tận tình và có trách nhiệm
3.2.8. Giải thích và chia sẽ, động viên sự băn khoăn, lo lắng
Bảng 3.10. Giải thích và chia sẽ, động viên sự băn khoăn, lo lắng
Chia sẽ, động viên sự băn khoăn, lo lắng
n
Tỷ lệ %

32
94,1
Không
2
5,9
Tổng
34
100

Nhận xét:
94,1% nhân viên y tế đã chia sẽ, động viên sự băn khoăn, lo lắng
3.2.9. Theo dõi dấu hiệu sống hằng ngày
Bảng 3.11. Theo dõi dấu hiệu sống hằng ngày
Theo dõi dấu hiệu sống hằng ngày
n
Tỷ lệ %
Theo dõi thường xuyên
45
100
Theo dõi không thường xuyên

0
0,0

Nhận xét:
100% nhân viên y tế theo dõi dấu hiệu sống hằng ngày



17

3.2.10. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng khi đang điều trị
Bảng 3.12. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng khi đang điều trị
Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng
khi đang điều trị
n
Tỷ lệ %
Hướng dẫn rõ ràng
29
85,3
Hướng dẫn sơ sài
5
14,7
Không hướng dẫn
0
0,0
Tổng
34
100

Nhận xét:

- 85,3% bệnh nhân được NVYT hướng dẫn chế độ dinh dưỡng rõ ràng

3.2.11. Hướng dẫn chăm sóc chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp
Bảng 3.13. Hướng dẫn chăm sóc chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp
Hướng dẫn chăm sóc chế độ sinh hoạt,
nghỉ ngơi phù hợp
n
Tỷ lệ %

31
91,2
Không
3
8,8
Tổng
34
100
Nhận xét:
91,2% nhân viên y tế chăm sóc chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp
3.2.12. Hướng dẫn dùng các thuốc chống nôn, tiêu chảy
Bảng 3.14. Hướng dẫn dùng các thuốc chống nôn, tiêu chảy
Hướng dẫn dùng các
thuốc chống nôn, tiêu chảy
n
Tỷ lệ %

34
100,0
Không
0

0,0
Tổng
34
100,0
Nhận xét:
100% nhân viên y tế hướng dẫn dùng các thuốc chống nôn, tiêu chảy
18

3.2.13. Biện pháp giảm đau
Bảng 3.15. Biện pháp giảm đau
Biện pháp giảm đau
n
Tỷ lệ %
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ
34
100,0
Phương tiện giảm đau khác
0
0,0

Nhận xét:
100% bệnh nhân được giảm đau bằng dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

3.2.14. Hướng dẫn chăm sóc và phát hiện các biến chứng
Bảng 3.16. Hướng dẫn chăm sóc và phát hiện các biến chứng
Hướng dẫn chăm sóc và phát hiện các
biến chứng
n
Tỷ lệ %


31
91,2
Không
3
8,8
Tổng
34
100,0

Nhận xét:
Có 91,2% nhân viên y tế hướng dẫn chăm sóc và phát hiện các biến chứng

3.2.15. Hướng dẫn vệ sinh cá nhân, giáo dục sức khỏe, an toàn thực phẩm
Bảng 3.17. Hướng dẫn vệ sinh cá nhân , giáo dục sức khỏe, tái khám định kỳ
Hướng dẫn tổng hợp
n
Tỷ lệ %
Hướng dẫn chăm sóc vệ sinh cá nhân
31
91,2
Hướng dẫn GDSK để phòng bệnh
29
85,3
Hướng dẫn tái khám định kỳ
34
100

Nhận xét:
Phần lớn các bệnh nhân đều được NVYT hướng dẫn vệ sinh cá nhân
(91,2%), giáo dục sức khỏe (85,3%) và tái khám định kỳ (100%).


19

Chương 4
BÀN LUẬN

Qua phỏng vấn điều tra 34 bệnh nhân UT HHTQ về chăm sóc điều dưỡng bệnh
nhân sau hóa, xạ trị tại Trung tâm ung bướu BVTW Huế chúng tôi có nhận xét và
bàn luận như sau:
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
Kết quả của chúng tôi qua biểu đồ 3.1.cho thấy nhóm > 45 tuổi bệnh nhân ung
thư HHTQ chiếm tỷ lệ cao (85,3%), trong đó nhóm 41-50 tuổi có 19 trường hợp chiếm
55,9%. Chỉ có 14,7% bệnh nhân ung thư HHTQ ở nhóm < 45 tuổi. Kết quả nghiên cứu
trên 60 bênh nhân, Ngô Thanh Tùng (2011) ghi nhận nhóm 40-60 tuổi chiếm 76,7%
[2].
Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới, lứa tuổi từ 55 đến 65. Liên quan chặt chẽ
với tình trạng hút thuốc và tiêu thụ quá nhiều rượu. Các tình trạng này tạo nên những
thay đổi của lớp niêm mạc biểu mô phủ bề mặt thanh quản và hạ họng [3].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nam bệnh nhân UT HHTQ chiếm
94,1% cao gấp nhiều lần nữ (5,9%%).
Qua bảng 3.2 cho thấy phần lớn bệnh nhân làm ruộng chiếm 35,3%, tiếp đến
già và hưu trí chiếm 29,4%. CNV chiếm 23,5%.
Đa số các bệnh nhân ung thư HHTQ có học vấn THCS chiếm 41,2%. ( Biểu đồ
3.3)
Lý do vào viện chủ yếu qua các triệu chứng Nuốt khó, nuốt đau (88,2%),
khàn tiếng (82,4%), hạch cổ (61,8%). ( bảng 3.23),
Trong các nghiên cứu về UTTQ, lý do làm bệnh nhân khó chịu phải đi khám
bệnh chủ yếu là khàn tiếng. Đối với bệnh UT HHTQ cần phải phát hiện sớm để có thể
điều trị lành bệnh sớm hơn là phát hiện muộn.
4.2. CÔNG TÁC CHĂM SÓC BỆNH NHÂN UNG THƯ HHTQ SAU HÓA TRỊ

Tâm lý khi mới phát hiện bệnh ung thư, người nhà, y bác sỹ thường dấu bệnh
nhân đang mắc bệnh K. Để tránh sốc do khủng hoảng tâm lý. Tuy nhiên, khi bệnh
nhân đã năm điều trị tại Trung tâm Ung bướu thì không thể không biết mình đang mắc
20

bệnh ung thư. Do đó, nghiên cứu chúng tôi 100% bệnh nhân đều biết đang bị UT
HHTQ
4.2.1. Hiểu biết yếu tố nguy cơ bệnh UT HHTQ
Theo y văn Ung thư HHTQ là căn bệnh phát sinh chủ yếu do thói quen nghiện
thuốc lá và rượu, thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, và bệnh gặp nhiều nhất ở người có
độ tuổi từ 40 trở đi nhưng ngoài ra bệnh còn nhiều yếu tố nguy cơ, tuy nhiên chúng ta
có thể tránh khỏi bệnh nếu có cách phòng ngừa hiệu quả. Kết quả qua bảng 3.4 cho
thấy bệnh nhân UT HHTQ ngoài hiểu biết về nguy cơ cơ là rượu và thuốc lá chiếm tỷ
lệ cao > 90% thì tỷ lệ bệnh nhân hiểu biết YTNC do tiếp xúc với chất độc hại
(73,5%), tiền sử niêm mạc vùng cổ (61,8%) và U nhú thanh quản (61,8%).
100% bệnh nhân đều sụt cân (bảng 3.5)
4.2.3 Hiểu biết về nguyên nhân ung thư HHTQ
Cho đến nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây bệnh, nhưng người
ta đề cập tới các yếu tố có liên quan tới bệnh sinh: các nhân viên y tế (NVYT) giải
thích các nguyên nhân ung thư HHTQ, bệnh nhân đã hiểu nhiều nguyên nhân gây
UTHHTQ. Trong đó 91,2% bệnh nhân biết do nghiện thuốc lá mạn tính, 85,3% do
nghiện rượu. Các bệnh tích tiền ung thư thanh quản (73,5%), Vệ sinh răng miệng kém
(64,7%)
4.2.4. Lo lắng khi bị ung thư HHTQ
Phần lớn bệnh nhân ung thư nào cũng có tâm lý bi quan, yếm thế lo lắng nhất là
họ biết mình khi ung thư vào giai đoạn cuối. Khi đó, những bác sĩ, nhân viên y tế
không chỉ là người điều trị bệnh cho họ mà còn trở thành người bạn, người thân chia
sẻ, động viên, an ủi để bệnh nhân vượt qua cảm giác chán sống. Qua biểu đồ 3.4 ghi
nhận 85,3% bệnh nhân rất lo lắng khi bị UT HHTQ, có 5,9% bệnh nhân bi quan, số
bệnh nhận lo lắng và bi quan này có thể là bệnh UT giai đoạn cuối, và 8,8% không lo

lắng là đối tượng có tính lạc quan tin tưởng vào kỹ thuật y học hiện đại.
4.2.5. Giải thích phương pháp điều trị
Hiện nay có ba phương pháp điều trị chính là: Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, sử
dụng đơn thuần hoặc phối hợp. Ngoài ra còn có các liệu pháp trị liệu bổ trợ, như là liệu
pháp miễn dịch và đang nghiên cứu liệu pháp gien. Ung thư hạ họng phần lớn có týp
mô bệnh học là ung thư tế bào vẩy (carcinoma squamous cell), loại tế bào ít nhạy cảm
21

với xạ trị, hóa trị lên phẫu thuật vẫn là một điều trị ưu tiên. Xạ trị và hóa trị ít có chỉ
định điều trị đơn thuần mà thường phối hợp phẫu thuật với xạ trị, phẫu thuật với hóa
trị hoặc phối hợp cả ba phương pháp. Xạ trị và hóa trị có thể được dùng trước hoặc sau
phẫu thuật. Xu hướng hiện nay là kết hợp cả ba phương pháp phẫu thuật, xạ trị và hóa
trị. Kết quả ở đây cho thấy các bệnh nhân ung thư HHTQ được các nhân viên y tế
(NVYT) giải thích các phương pháp điều trị, trong đó 100% bệnh nhân biết mình được
hóa xạ trị đồng thời.
4.2.6. Hiểu biết về tác dụng và biến chứng UT HHTQ
Điều trị bằng phương pháp hóa trị có thể gây ra các hiện tượng: Tiêu chảy,
buồn nôn và ói mửa, chán ăn, rụng tóc, nổi mẩn ở chân tay và phù, đau họng, dễ nhiễm
trùng, mệt mỏi.
Qua bảng 3.8, ghi nhận 100% bệnh nhân được giải thích về tác dụng phụ và
biến chứng. Tỷ lệ hiểu biết này là cao so với với người dân bình thường, lý do chính là
các bệnh nhân đang được điều trị tại Truna tâm Ung bướu, bản thân bệnh nhân thường
xuyên được hướng dẫn, giải thích tư vấn về tác dụng phụ và biến chứng bởi đội ngũ y ,
bác sỹ Trung tâm Ung bướu.
4.2.7. Thái độ của nhân viên y tế khi chăm sóc
Trong hoạt động khám chữa bệnh của ngành y tế ngoài việc sử dụng thuốc men,
các phương tiện kỹ thuật hiện đại thì tinh thần, thái độ phục vụ của người y bác sỹ,
NVYT có vai trò rất quan trọng. Thái độ chăm sóc ân cần là rất cần thiết, nó là liều
thuốc tinh thần giúp mau khỏi bệnh. Đánh giá của bệnh nhân ung thư HHTQ cho thấy
88,2% NVYT là tận tình và có trách nhiệm, chỉ có 11,8% làm làm cho xong việc.

4.2.8. Giải thích và chia sẽ, động viên
Phần lớn bệnh nhân ung thư nào cũng có tâm lý bi quan, lo lắng nhất là họ biết
mình khi ung thư vào giai đoạn cuối. Khi đó, những bác sĩ, nhân viên y tế không chỉ là
người điều trị bệnh cho họ mà còn trở thành người bạn, người thân chia sẻ, động viên,
an ủi để bệnh nhân vượt qua cảm giác chán sống. Qua bảng 3.10 cho thấy 94,1%
NVYT ở đây đã biết giải thích và chia sẽ, động viên sự băn khoăn, lo lắng cho bệnh
nhân ung thư HHTQ.
22

4.2.9. Theo dõi dấu hiệu sống hằng ngày
Quy trình điều dưỡng là phương pháp khoa học được áp dụng trong lĩnh vực
điều dưỡng để thực hiện chăm sóc người bệnh có hệ thống bảo đảm liên tục, an toàn
và hiệu quả bao gồm: nhận định, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch, thực hiện và
đánh giá kết quả chăm sóc điều dưỡng. Trong đó theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch,
nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở) của NVYT nói chung và điều dưỡng viên nói riêng cần
phải tuân thủ. Kết quả ghi nhận rất khả quan là 100% nhân viên y tế luôn theo dõi
thường xuyên, cứ 15 phút 1 lần
4.2.10. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng khi đang điều trị
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, ở Việt Nam hiện
nay, rất nhiều bệnh nhân ung thư không được chăm sóc dinh dưỡng đúng trong suốt
thời gian trị bệnh nên đã dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng và suy kiệt trầm
trọng hơn. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng chỉ cần sụt 5%
cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời gian sống của bệnh nhân. Do vậy hướng dẫn chế độ dinh
dưỡng khi đang điều trị là rất quan trọng Qua bảng 3.12 cho thấy 85,3% hướng dẫn rõ
ràng và chỉ 14,7% hướng dẫn sơ sài. Không có trường hợp nào là không hướng dẫn.
4.2.11. Hướng dẫn chăm sóc chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp
Tạo cho bệnh nhân một môi trường nghỉ ngơi thoải mái, yên tĩnh, vệ sinh, an
toàn. Người thân của bệnh nhân nên hiểu rằng bệnh ung thư là không lây nhiễm, không
cần phải cách ly. Trong chăm sóc bệnh nhân yếu tố môi trường là rất quan trọng, một
môi trường tốt có lợi cho hiệu quả điều trị của bệnh nhân. Kết quả chúng tôi ghi nhận

91,2% bệnh nhân được hướng dẫn chăm sóc chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp
4.2.12. Hướng dẫn dùng các thuốc chống nôn, tiêu chảy
Hóa chất diệt tế bào ung thư nhưng cũng làm tổn hại tế bào bình thường gây ra
các tác dụng ngoại ý. Điều này phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng và thời gian dùng
thuốc. Trong đó hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy thường xảy ra. Qua bảng 3.14 cho
thấy 100% bệnh nhân hướng dẫn dùng các thuốc chống nôn, tiêu chảy
4.2.13. Biện pháp giảm đau
Đau đớn là một trong những tình trạng khó khăn nhất mà bệnh nhân ung thư
phải gánh chịu. Vì thế, việc điều trị để giảm nhẹ cơn đau cho người bệnh ngày càng
được quan tâm. Bệnh nhân ung thư cần được giảm đau tất cả các giai đoạn bệnh của
23

họ. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ rằng khoảng 75% bệnh nhân ung thư giai đoạn
muộn đều có đau mức độ trung bình hoặc đau dữ dội, các thử nghiệm đã cho thấy rằng
thuốc có hiệu quả trong phần lớn bệnh nhân, nếu nó được sử dụng chính xác: đúng
thuốc, đúng liều vào đúng giai đoạn. Kết quả được ghi nhận qua bảng 3.15 là 100%
bệnh nhân được giảm đau bằng dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
4.2.14. Hướng dẫn chăm sóc và phát hiện các biến chứng
Dùng hóa xạ trị hỗ trợ sau mổ với một số giai đoạn bệnh, có thể giúp tăng thêm
thời gian sống cho bệnh nhân. Hóa trị cũng giúp giảm triệu chứng trong trường hợp
ung thư đã tiến xa. Qua bảng 3.16 cho thấy 91,2% bệnh nhân UT HHTQ được hướng
dẫn chăm sóc và phát hiện các biến chứng.
4.2.15. Hướng dẫn vệ sinh cá nhân, giáo dục sức khỏe, tái khám định kỳ
Qua bảng 3.17 cho thấy 91,2% bệnh nhân được hướng dẫn chăm sóc vệ sinh cá
nhân, 85,3% được hướng dẫn GDSK để phòng bệnh. Sau khi điều trị ung thư có thể
do cảm thấy sức khỏe đã ổn định hay do điều kiện kinh tế, đi lại khó khăn nên nhiều
bệnh nhân không quay lại tái khám theo yêu cầu. Tuy nhiên, tái khám là điều rất quan
trọng. Kế quả ghi nhận ở đây 100% bệnh nhân đước nhắc tái khám định kỳ.
Khi xuất viện: hướng dẫn người bệnh về cách ăn uống, theo dõi biến chứng của
bệnh. Tái khám theo lịch hẹn.







24

KẾT LUẬN

Qua phỏng vấn điều tra 34 bệnh nhân UT HHTQ về công tác chăm sóc bệnh
nhân sau hóa trị tại Trung tâm ung bướu BVTW Huế, chúng tôi có kết luận như sau:
Công tác chăm sóc bệnh nhân ung thư HHTQ sau hóa trị
+ Được giải thích về yếu tố nguy cơ ung thư HHTQ
- 94,1% do hút thuốc lá và 88,2% do rượu.
- 100% bệnh nhân đều sụt cân
- 100% bệnh nhân biết mình đang giải phẫu HHTQ và 95,6% điều trị hóa trị.
- 85,3% bệnh nhân rất lo lắng khi bị UT HHTQ
- 100% bệnh nhân biết điều trị bằng phương pháp hóa xạ đồng thời.
- 100% bệnh nhân được NVYT giải thích về tác dụng phụ và biến chứng của
hóa xạ trị
- 88,2% nhân viên y tế tận tình và có trách nhiệm
- 94,1% nhân viên y tế đã chia sẽ, động viên sự băn khoăn, lo lắng
-100% nhân viên y tế theo dõi dấu hiệu sống hằng ngày
- 85,3% bệnh nhân được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng rõ ràng
- 91,2% nhân viên y tế hướng dẫn chăm sóc chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù
hợp
- 100% nhân viên y tế hướng dẫn dùng các thuốc chống nôn, tiêu chảy
- 100% bệnh nhân được giảm đau bằng dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
- 91,2% bệnh nhân được hướng dẫn chăm sóc và phát hiện các biến chứng.

- 97,1% hướng dẫn chăm sóc vệ sinh cá nhân
- 85,3% hướng dẫn GDSK để phòng bệnh
- 100% hướng dẫn nhắc nhỡ bệnh nhân tái khám định kỳ.





25


KIẾN NGHỊ

Qua phỏng vấn điều tra 34 bệnh nhân UT HHTQ về chăm sóc điều dưỡng bệnh
nhân sau hóa trị tại Trung tâm ung bướu BVTW Huế chúng tôi có kiến nghị như sau:
- Lập chương trình đào tạo thường xuyên cho điều dưỡng để họ có thời gian
chăm sóc toàn diện hơn.
- Tăng cường kiến thức chuyên khoa Tai-Mũi-Họng tại các đơn vị y tế cơ sở
giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm hơn.
- Quan tâm công tác động viên người bệnh.







×