Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

mô đun mn1-b giáo dục phát triển nhận thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.94 KB, 16 trang )

MÔ ĐUN MN1-B
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
(Dành cho giáo viên)
Tài liệu số 1:
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA TRẺ MẪU GIÁO
Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo được thể hiện ở các mốc phát triển sau đây:
1.
Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 3-4 tuổi (giai đoạn tư duy trực quan- hành động):
 Thích các hoạt động chân tay và khám phá bằng các giác quan.
 Có thể nắm các thơng tin thơng qua giao tiếp và các sách đơn giản, dễ hiểu
 Hay đặt câu hỏi nhưng không phải lúc nào cũng hiểu câu trả lời.
 Bắt đầu nhận ra các mối quan hệ nhân quả đơn giản dưới dạng các câu hỏi đơn giản: tại sao?
để làm gì? như thế nào?
 Có thể móc nối các sự kiện khi thảo luận nhưng có thể gặp khó khăn trong phát âm, diễn đạt
bằng lời nói. Trẻ cần được người lớn chú ý nghe và nói lại rõ ràng hơn những gì trẻ nói.
 Học tốt nhất trong những tình huống cụ thể có ý nghĩa với bản thân chúng và khi có sự tin
tưởng, khích lệ của người lớn.
2.







3.









Đặc điểm phát triển nhận thức trẻ của 4-5 tuổi (giai đoạn tư duy trực quan- hình tượng):
Trẻ hay sử dụng các trị chơi đóng vai (chơi giả vờ) để xử lý thông tin mới và để hiểu các
khái niệm phức tạp.
Bắt đầu hiểu thí nghiệm là gì và trở nên có chủ định cũng như sáng tạo hơn trong việc khám
phá.
Thường thích các thí nghiệm do chúng tạo ra hơn là các thí nghiệm do người lớn hướng dẫn.
Bắt đầu suy nghĩ lập kế hoạch cho một hoạt động, chẳng hạn như nghĩ về việc gieo hạt trước
khi trẻ thực hiện hành động thực tế này.
Bắt đầu đưa ra những dự đoán dựa trên những gì trẻ được trải nghiệm. Thích nghĩ ra các lời
giải thích về những gì quan sát được, thường thêm các chi tiết tưởng tượng vào các sự việc.
Thích nói chuyện với những trẻ khác khi chơi và thử nghiệm.
Bắt đầu sử dụng các hình vẽ để trình bày và diễn đạt ý kiến. Thích nói để người lớn ghi lại
và thử tự viết.
Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 5-6 tuổi (giai đoạn tư duy lơgic):
Có nhiều thơng tin về một số sự vật, hiện tượng nào đó nhưng chưa có hiểu biết đầy đủ về
sự vật, hiện tượng đó.
Có thể tự tạo ra các thí nghiệm để xem việc gì sẽ xảy ra và nghĩ ra lời giải thích cho những
gì trẻ quan sát được, mặc dù trẻ vẫn chưa đủ khả năng sử dụng suy luận lơ-gic và trừu
tượng.
Có thể làm một số thí nghiệm do cơ hướng dẫn và có thể giải thích theo nhiều cách khác
nhau.
Thường dành nhiều thời gian và chú ý hơn vào các hoạt động mà trẻ thích. Thích chơi theo
nhóm 5 - 6 trẻ và thích trao đổi trong nhóm nhỏ.
Có thể nắm bắt các khái niệm trừu tượng nhưng trẻ vẫn cần các sự việc có thực để giải thích
các khái niệm đó.
Thích vẽ và viết để ghi lại các sự việc.
1



MÔ ĐUN MN1-B
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
(Dành cho giáo viên)
Tài liệu phát tay số 2
CÁCH ĐẶT CÂU HỎI
NHẰM PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG TƢ DUY CỦA TRẺ
Để đáp ứng các nhu cầu và ý tưởng ngày càng tăng của trẻ, các nhà giáo dục sẽ đánh giá, dự đoán
và mở rộng việc học của trẻ thông qua các câu hỏi gợi mở, nhận xét trẻ, thử thách tư duy của trẻ, và
hướng dẫn trẻ học. Những cuộc đối thoại như vậy có đặc điểm bởi những mơ tả sau:
1. Gợi ý về cách đặt câu hỏi:
Vào đề:Lắng nghe chăm chú những gì mà trẻ nói, chọn một vị trí vật lý tầm gần để có thể quan sát
trẻ đang làm gì.
Chia sẻ:“Nếu Cơ có một hình vng xanh lá cây và con có một hình tam giác xanh biển, chúng ta
có thể đặt nó cạnh nhau để tạo thành họa tiết khác nhau”.
Cho thấy mối quan tâm đặc biệt: Dành thời gian cho mỗi trẻ và yêu cầu trẻ nói cho bạn biết
chúng đang làm gì, đang thích gì hoặc chia sẻ gì…
Phân loại: “Chúng ta có thể đặt những hạt nhỏ này cạnh nhau và tạo một nhóm hạt to khác”
Tôn trọng quyết định và lựa chọn của trẻ bằng cách mời trẻ chia sẻ ý tƣởng:“Con có thể nói
cho cơ biết tại sao con chọn những màu sắc rất thú vị mà con đang vẽ không?”
Nhắc lại: “Khi con kể với cơ về kì nghỉ của con, con đã nhắc tới…”
“Tuần trước khi chúng ta đang khám phá chiếc hộp thời trang, các con có nhớ chúng ta đã cắt váy
từ khăn thế nào không”
Nhắc lại ý kiến: “Rất là hay khi con nói rằng ấm nước đã đầy, vì con đã nói đúng đấy! Khi nước
sơi, nước đã bị tràn ra khỏi miệng ấm”
Liên hệ với những điều đã biết: “Cô nhớ khi cô trồng một củ khoai tây trong sân sau. Nó đã mọc
cao gấp 2 lần vào năm sau”
Căn chỉnh: “Cô búp bê dùng cái giường đó, khơng phải cái ở đằng kia bởi vì nó có kích cỡ phù
hợp và cơ sẽ khơng bị ngã khỏi giường.”

Làm rõ ý kiến: “Có phải là con định nói rằng…”
Quan điểm:“Cơ nghĩ chắc cái hộp sẽ đẹp hơn nếu chúng ta sơn màu vàng đấy. Con nghĩ thế
nào?”
Gợi ý: Cung cấp những cách thức khác nhau khi triển khai một hoạt động.
Tái sắp xếp:“Nếu cô đặt cái khối to ở trước đường xe lửa, vậy chúng ta có thể tạo cầu cho mọi
người”
Gợi nhắc: Nhắc cho trẻ khơng qn, ví dụ, phải đội mũ khi chơi ngồi trời.
Đƣa ra câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu con đặt các khối to xuống dưới cùng?”
Động viên để trẻ tƣ duy sâu hơn: “Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu…?”
Phỏng đốn: “Cơ đang băn khoăn khi mặt trời lặn thì lũ chim có đi ngủ khơng nhỉ? Các con nghĩ
sao?”
Cung cấp cho trẻ một góc nhìn khác: “Cơ đồng ý, nhưng có vài người nói rằng…”
Hỗ trợ với dẫn chứng: “Cô biết là đèn bị hết pin vì khi cơ lắp quả pin mới vào, đèn lại sang như
thường”
2


Trao đổi cảm xúc: “Cô biết con cảm thấy thế nào, vì khi cơ mất cái bút mà cơ thích nhất thì cơ
cũng cảm thấy giống con vậy!”
Tổng kết: “Vậy khi con hồn thành xong trị ghép hình, con đã biết bức tranh trông như thế nào?”
Sử dụng những câu hỏi tích cực: “Đó quả thật là một ý kiến hay. Con nghĩ làm thế nào chúng ta
có thể chia sẻ ý kiến đó với các bạn khác?”
Giả định: “Nếu cái cốc khơng có gì trong đó cả, liệu nó có nổi khơng các con?”
Tƣ duy mẫu: “Tốt, con đã nhớ bảo đảm rằng con phải cất túi của mình cẩn thận để các bạn không
bị vấp phải và ngã”
Xây dựng dựa trên ý kiến trƣớc: “Hôm qua, lớp ta nghĩ rằng trời sẽ mưa vì có rất nhiều mây đen.
Các con nghĩ hôm nay thời tiết sẽ thế nào?”
Thu thập thơng tin:“Làm sao Cơ bật máy vi tính lên được nhỉ?”
Khám phá mối quan hệ nguyên nhân kêt quả: “Nếu cơ nặn đất xếp hình, Cơ có thể tạo rất nhiều
hình dạng khác nhau”

Câu hỏi gợi mở:“Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?”
“Con nghĩ tại sao cơ bé đó khơng đi giày của mình?”
“Con có biết từ nào thay thế cho từ mát mẻ khơng?”
“Con thích phần nào của câu chuyện nhất?”
“Ý con muốn nói cái nào?”
Bằng cách đối thoại thông qua những cuộc trao đổi, việc tư duy của mỗi trẻ sẽ được đẩy mạnh.
2. Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:
 Câu hỏi phải liên quan trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu bài học.
 Câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
 Phù hợp với trình độ của trẻ.
 Khơng ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích.Câu hỏi rõ ràng và đơn nghĩa để trẻ có
thể trả lời được dễ dàng.
 Câu hỏi được sử dụng hỏi trẻ có cấu trúc đúng ngữ pháp, nên thể hiện rõ mục đích muốn hỏi.
Ví dụ:
Ai đang ngồi trong nhà đấy? (ở đây cần làm rõ là ai)
Bé đang làm gì trên giường? (bé đang chơi trên giường)
Tại sao bé lại khóc? (bé khóc vì bị kẹp tay)
 Khuyến khích sử dụng câu hỏi mở.
 Sau khi đặt một câu hỏi, chú ý tới thời gian “chờ đợi”.
 Khuyến khích sự tham gia của tất cả trẻ trong nhóm/lớp. Với những trẻ nhút nhát, ít nói,
giáo viên có thể lôi kéo sự tham gia của cháu bằng những câu như “bây giờ chúng ta sẽ nghe
một ai đó chưa phát biểu ý kiến”…
 Khi trẻ có câu trả lời sai, khơng được chế giễu trẻ. Giáo viên có thể gợi ý hoặc dẫn dắt trẻ
hướng tới câu trả lời đúng.
 Khi trẻ có câu trả lời ngồi dự kiến, không nên bác bỏ ý kiến của trẻ. Giáo viên cần suy nghĩ
về câu trả lời đó. Cố gắng hiểu xem trẻ nói gì và có thể diễn đạt lại ý của bằng ngơn từ của
mình để kiểm tra xem mình có hiểu đúng hay khơng, hoặc tìm hiểu xem tại sao trẻ lại có câu
trả lời như vậy.

3



MÔ ĐUN MN1-B
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
(Dành cho giáo viên)
Tài liệu phát tay số 3:
LÝ DO KHÔNG NÊN KHEN TRẺ VÀ
GỢI Ý VỀ CÁCH ỨNG XỬ VỚI TRẺ

Alfie Kohn
Nếu bạn đi ở sân chơi của trẻ, thăm 1 trường học hay xuất hiện ở tiệc sinh nhật của một trẻ, thì sẽ có
một cụm từ chắc chắn bạn sẽ nghe thấy nhiều lần, đó là “Giỏi quá!Tốt lắm”.nhiều người trong số
chúng ta đã nói cụm từ này với trẻ nhiều đến mức mà gần như nó đã trở thành một từ cửa miệng.
Để không xảy ra sự hiểu nhầm đáng tiếc nào ở đây, vấn đề là chúng ta khơng đặt câu hỏi về việc
khuyến khích và hỗ trợ trẻ, nhu cầu yêu thương và che chở chúng, giúp chúng cảm thấy tích cực về
bản thân mình, mà là, tuy nhiên, lời khen ngợi thực sự lại là một câu chuyện hồn tồn khác. Dưới
đây là những lí do tại sao:
1.
Thao túng trẻ:
Giả sử bạn đưa ra một lời khen ngợi để củng cố về cách ứng xử của một trẻ 2 tuổi ăn mà không làm
đổ thức ăn hay một trẻ 5 tuổi có thể tự dọn dẹp đồ chơi của mình. Ai là người được lợi từ việc
này?Liệu có khả năng rằng việc nói với trẻ rằng rất tốt là vì nhu cầu tình cảm của trẻ hơn là vì sự
tiện lợi của chúng ta?
Rheta DeVries, một giáo sư về giáo dục từ trường đại học Northern Iowa, nói về hiện tượng này là
“sự kiểm sốt ngọt ngào”. Rất giống với các phần thưởng vơ hình – hoặc, trong tình huống này, các
hình phạt – là một cách làm việc với trẻ để làm chúng phù hợp với mong ước của chúng ta.
Kết quả của việc này có thể khá tích cực (ít nhất trong một lúc), nhưng điều này rất khác so với việc
cùng làm việc với trẻ - ví dụ, bằng cách đưa chúng vào cuộc đối thoại về điều gì làm một lớp học
(hay gia đình) hoạt động hiệu quả, hoặc người khác bị ảnh hưởng như thế nào bởi những gì trẻ làm
– hoặc thất bại trong việc thực hiện chúng. Các tiếp cận sau này khơng chỉ mang tính tơn trọng hơn

mà cịn có thể giúp trẻ trở thành những người có suy nghĩ.
Lý do mà lời khen ngợi có thể có hiệu quả trong một thời gian ngắn là vì trẻ nhỏ ln khao khát
được khen. Nhưng chúng ta có trách nhiệm khơng lợi dụng sự phụ thuộc đó chỉ vì lợi ích cá nhân
của chúng ta.Một lời khen “Giỏi lắm” để củng cố điều gì đó làm cuộc sống của chúng ta trở nên dễ
dàng hơn có thể được coi là một ví dụ về việc lợi dụng sự phụ thuộc của trẻ vào chúng ta.Trẻ đơi
khi cũng có thể cảm nhận được là mình bị điều khiển bởi điều này, mặc dù chúng khơng thể tự lí
giải được.
2.
Tạo ra những lời khen nhảm nhí.
Để chắc chắn, khơng phải tất cả các lời khuyên đều là chiến lược để điều khiển hành vi của trẻ. Đôi
khi, chúng ta khen trẻ chỉ bởi vì chúng ta cảm thấy hài lịng một cách bề trên về những gì chúng
làm.Cho dù như vậy, tuy nhiên, chúng ta cần nhìn sâu hơn. Thay vì tăng lịng tự trọng của trẻ, lời
khen có thể tăng sự phụ thuộc của trẻ vào chúng ta.
Chúng ta càng nói nhiều, “Cơ thích cái cách mà con…” hay “Làm..tốt lắm”, trẻ càng trở nên phụ
thuộc vào sự đánh giá của chúng ta, sự quyết định của chúng ta về cái gì là tốt và xấu, hơn là học
4


để hình thành sự đánh giá của chính mình. điều này dẫn ta đến việc đánh giá giá trị của trẻ trong
việc cái gì trẻ làm làm chúng ta vui và phân phát thêm một ít khen ngợi nữa.
Mary Budd Rowe, một nhà nghiên cứu tại Đại học Florida phát hiện ra rằng sinh viên những người
nhận được sự khen ngợi hào phóng của giảng viên thường có do dự hơn trong câu trả lời cuả mình,
có xu hướng trả lời theo cách nửa vời (Ờ.. bảy ạ?).
Trẻ thường có xu hướng lùi xa khỏi ý kiến mà trẻ đề ra ngay khi biết rằng người lớn không đồng ý
với trẻ, và trẻ thường khơng kiên trì với các bài tập khó hoặc chia sẻ ý kiến với các bạn khác.
Tóm lại, lời khen “Giỏi lắm!” khơng trấn an được trẻ, chúng làm trẻ cảm thấy thiếu an toàn hơn.
Điều này thậm chí tạo nên một vịng trịn luẩn quẩn rằng chúng ta càng tạo ra nhiều lời khen, trẻ
càng cần chúng, và chúng ta lại khen nhiều hơn.Đáng buồn là, một trong số những trẻ này sẽ trở
thành người lớn và tiếp tục cần ai đó xoa đầu mình và nói với họ rằng liệu họ đã làm tốt hay chưa.
Chắc chắn đây không phải là điều chúng ta muốn cho con cái chúng ta.

3.
Đánh cắp đi niềm vui của trẻ.
Ngoài vấn đề về sự phụ thuộc, một đứa trẻ đáng được hưởng niềm vui trên thành quả của mình, cảm
thấy tự hào về việc trẻ đã học được những gì.Trẻ cũng xứng đáng được quyết định khi nào thì cảm
thấy như thế.Mỗi lần chúng ta nói “Giỏi lắm”, thực chất chúng ta đang nói với trẻ nên cảm thấy thế
nào.
Để chắc chắn, có những lần khi sự đánh giá của chúng ta là thích hợp và sự hướng dẫn là cần thiết –
đặc biệt là với trẻ sơ sinh và trẻ mầm non.
Nhưng với một loạt các đánh giá thì vừa khơng cần thiết hay giúp ích gì cho sự phát triển của trẻ.
Không may là, chúng ta có thể đã khơng nhận ra rằng “Giỏi lắm!” cũng chỉ là một sự đánh giá
ngang bằng với “Tệ quá!” mà thôi. Cái quan trọng nhất của một lời khen tích cực khơng phải là vì
nó tích cực mà là vì nó là một sự đánh giá. Và con người, cũng như trẻ con, khơng thích bị đánh giá.
Tơi rất trân trọng những khoảnh khắc khi con gái tơi có thể làm gì đó lần đầu tiên, hay làm tốt hơn
lần trước. nhưng tơi đã cố gắng kìm cái ham muốn nói: “Giỏi lắm!” lại vì tơi khơng muốn phá hỏng
niềm vui của con bé. Tôi muốn bé chia sẻ niềm vui với tôi, chứ không mong chờ một sự phán xét
của tôi. Tôi muốn bé reo lên “Con đã làm được rồi!” (như bé thường nói) thay vì hỏi tơi một cách
khơng chắc chắn là “Con làm có tốt không ạ?”
4.
Mất đi sự hứng thú:
Lời khen “Con vẽ giỏi lắm!” sẽ làm trẻ vẽ mãi không thôi chừng nào chúng ta vẫn còn quan sát trẻ
và khen ngợi chúng. Nhưng, như Lilian Katz, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục
mầm non đã cảnh báo: “Khi sự chú ý mất đi, nhiều trẻ sẽ không màn tới hoạt động đó nữa”.
Trên thực tế, một cơng trình nghiên cứu khoa học ấn tượng đã cho thấy rằng chúng ta càng khen
thưởng người khác vì đã làm gì đó, thì họ sẽ càng mất hứng khi khi phải thực hiện những việc mà
họ phải làm để có được phần thưởng đó. Bây giờ vấn đề khơng phải là vẽ, đọc, suy nghĩ, sáng tạo –
vấn đề là để đạt được phần thưởng, cho dù nó là một qua kem, hình dán hay một lời khen: “Giỏi
lắm”
Trong một cuộc nghiên cứu được đưa ra bởi Joan Grusec tại trường đại học Toronto, trẻ nhỏ thường
được khen vì đã cho thấy sự hào phóng thường có xu hướng ít hào phóng hơn một chút trong đời
thường so với những trẻ khác. Mỗi lần chúng được nghe câu “Giỏi lắm!” hay “Cô tự hào vì có sự

giúp đỡ của con!”, chúng trở nên ít hứng thú hơn trong việc chia sẻ hoặc giúp đỡ người khác.

5


Những hành động này khơng được xem là có giá trị dưới đánh giá của chính chúng mà là một cái gì
đó chúng phải làm để có được phản ứng đó từ người khác một lần nữa.Sự hào phóng là phương tiện
dẫn đến sự kết thúc.
Liệu khen ngợi có là động lực cho trẻ khơng?Chắc chắn là có rồi.nhưng là động lực để trẻ tìm kiếm
thêm nhiều lời khen nữa. Cuối cùng, cái giá phải trả là sự ràng buộc của trẻ với bất cứ cái gì khiến
trẻ nhận được lời khen.
5.
Giảm sự thành công.
Lời khen“Giỏi lắm!” không chỉ làm giảm sự độc lập, niềm vui, và hứng thú, mà nó cịn có thể ảnh
hưởng đến việc một đứa trẻ có thể làm một việc tốt đến đâu. Các nhà nghiên cứu đang thấy rằng
những trẻ được khen vì đã làm tốt một nhiệm vụ sáng tạo thường có xu hướng làm hỏng vào nhiệm
vụ lần sau – và chúng không làm tốt như những trẻ không được khen ban đầu.
Tại sao điều này lại xảy ra?Một phần bởi vì lời khen tạo áp lực để “giữ trẻ làm tốt cơng việc” mà
thường làm hỏng việc.Một phần bởi vì sự hứng thú của trẻ trong việc mà trẻ đang làm có thể giảm
xuống. Một phần bởi vì trẻ trở nên khó có thể mạo hiểm – một điều kiện tiên quyết cho sự sáng tạo
– một khi trẻ bắt đầu tư duy về việc làm sao để có được những lời khuyên tích cực.
Thường xuyên hơn, “Giỏi lắm!” là một cái gì đó cịn sót lại của một sự tiếp cận tâm lý làm giảm tất
cả sự sống con người đến các hành vi mà có thể nhìn thấy và đo đạc được. Không may là, điều này
làm giảm giá trị của những tâm tư, tình cảm, và giá trị nằm sau những hành vi này. Ví dụ, một đứa
trẻ có thể chia sẻ một gói bim bim với bạn như là cách để thu hút sự chú ý, hoặc là cách để chắc
chắn là trẻ kia có đủ thức ăn để ăn.
Lời khen cho việc chia sẻ làm giảm đi những động cơ khác. Tệ hơn, điều này thực sự khuyến khích
động cơ kém mong đợi hơn bằng cách làm trẻ có xu hướng “câu” lời khen nhiều hơn trong tương
lai.
Gợi ý về cách cƣ xử với trẻ:

Nếu chúng ta ca ngợihành động tích cựcnhưmột cách đểngăn cảnhành vi sai trái, điều này là
khơngcó hiệu quảlâu dài. Cách khác làđể làm việc vớitrẻ em, chúng ta cần tìm ranhững lý dokhiến
trẻhànhđộngtheo cách đó.
Chúng ta phảixem xét lạicácyêucầucủa chúng tachứ khơng phảichỉ là tìm kiếmmột cách đểcó được
sự tn theo của trẻ. (Ví dụ: Thay vì sử dụng lời khen "Giỏi lắm!" để cho đứa trẻ bốntuổingồiyên
trongmột cuộc họplớpdàihoặc bữa ăn tối của giađình, có lẽ chúng tanên hỏi trẻ về lý do khiến trẻ
làm như vậy).
Chúng ta cũng cần tạo cơ hội để trẻ tham gia vàoquá trìnhra quyết định. Nếumột đứa trẻ đanglàm
một cái gì đólàm phiềnngười khác, chúng ta sau đó có thể ngồixuống vớiđứa trẻấyvàhỏi:"Con nghĩ
chúng ta có thể làm gì để giải quyết vấn đề này?" có thể sẽcóhiệu quả hơn làhối lộ hoặc đưa ra
lờiđedọa. Điều này cũng giúpmột đứa trẻtìmhiểulàmthếnàođểgiải quyết vấn đềvàdạy cho trẻ rằng
những ý tưởngvàcảm xúc của mìnhlà quan trọng. Tất nhiên,quá trình này mấtthờigianvà phụ thuộc
vào khả năng, sự giáo dục và lòng can đảm. Việc giúp trẻ giải thích tại sao"hành động" như vậy hữu
ích hơn rất nhiều so với việc yêu cầu trẻ "hành động với" những chiến lược thích hợp.
Khơng nói gì về việc trẻ làm.Một số ngườinhấnmạnhmột hành độnghữchphải được "gia
cố" bởi vì trong vơ thức, họ tin rằng đó làsự may mắn. Nếutrẻemvề cơ bảncó hành vi khơng phù
hợp, sau đó trẻ cóđượcmột lý donhân tạo cholàtốt đẹp(để có được một phần thưởngbằnglờinói) và
vơ căn cứ. Rất nhiều nghiên cứucho thấy rằng việc khen ngợi trẻ sau những hành vi ấy có thể
khơngcần thiết.
6


Nói những gì mà bạn thực sự nhìn thấy từ cơng việc của trẻ. Chúng ta có thể nói với trẻ những
từ đơn giản mô tả hành vi của trẻ mà chúng ta nhìn thấy như: "Con tự để đơi giày của mình" hay
thậm chí chỉ là"Con đã làm nó".
Điều này cũng cho phéptrẻtự hào vềnhững gì mìnhđãlàm. Trong các trường hợp khác, một mơtảchi
tiết hơncóthểcó ý nghĩa.Nếu nhìn thấy trẻ vẽ một hình ảnh,bạn có thểcung cấp thơng tin phản hồikhơng phảilời phê phán-về những gì bạnnhận thấy:"Ngọn núi này là rất lớn!" "Con có chắc chắn
đãsử dụng rất nhiềumàu tím!"
Nếu một đứa trẻ khơng hào phóng và khó chia sẻ với người khác, bạn nhẹ nhàngcó thểthu hút sự
chú ýcủatrẻvềtác động củahành động của mìnhvào ngườikhác: "Nhìn vàokhn mặt của Lan Anh,

bạn ấycó vẻ rất vui vìbạnđã cho Cơmộtsốđồ chơicủabạn" Điềunàylàhồntồnkhác với những từlời
khen ngợi, trong đó trọng tâm làtrẻcảmthấy như thế nào sau khi chia sẻ.
Nói lời nhận xét về trẻ ít hơn và hỏi trẻ về những gì mà trẻ làm nhiều hơn. Việc đặt ra những
câu hỏi với trẻ, thậm chí tốt hơnsovới những từmơ tả. Tạisao chúng ta khơng hỏi trẻ về những gì trẻ
thích nhất trong bức tranh của mình thay vì nói về những gì trong bức tranh của trẻ gây ấn tượng
cho chúng ta?
Chúng ta có thể hỏi trẻ: " Phần khó vẽ nhất là gì?"hoặc"Làm thế nào con tìm ra cáchđể làm chobàn
chânkích thước phù hợp?", điều này có khả năngnuôi dưỡng sự quan tâm của trẻtrong bản vẽ. Lời
khen "Rất tốt!" trong trường hợp này có thể có tác dụng ngược lại.
Điều nàykhơng có nghĩarằngtấtcảcáclời khen ngợi, lời cảm ơn, tất cả những biểu hiện củaniềm
vuilà có hại.
Chúngtacần phải xem xétđộng cơ của chúng ta trong nhữnggìchúng ta nói(một biểu hiện
thựcsựcủasự nhiệt tìnhlàtốt hơn so vớimột mong muốnđể thao táchànhvicủa đứa trẻtrongtươnglai)
cũng như cácảnh hưởng thực tếcủa việc làm như vậy. Phản ứngcủa chúng ta đểgiúp trẻkiểm
soátcuộc sống của mình.

7


MÔ ĐUN MN1-B
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
(Dành cho giáo viên)
Tài liệu phát tay số 4:
PHƢƠNG PHÁP GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
QUA LÀM QUEN VỚI TOÁN

1. Phƣơng pháp dạy học trực quan:
- Ý nghĩa: Có tác dụng nhận biết các thuộc tính, đặc điểm bên ngồi của sự vật hiện tượng
+ Trình bày các vật mẫu như: gắn các hình học lên bảng; đặt một vật to bên cạnh vật nhỏ; Bộ
con giống, bộ tranh ảnh, bộ que tính…

+ Sử dụng hành động mẫu: Sử dụng phương pháp này để dạy trẻ: đếm, so sánh, đo lường…
Ví dụ: Khi dạy trẻ đếm, đo lường,…lần đầu tiên giáo viên vừa làm mẫu, vừa dùng lời giải thích.
Hoặc hành động so sánh số lượng các nhóm đối tượng.
Ví dụ: Dùng tay xếp các vật từ trái qua phải của 1 nhóm thành hàng. Đặt mỗi vật của nhóm này
chồng lên hay xếp dưới một đối tượng của nhóm kia, xếp từ trái sang phải. Nhận xét mối quan hệ về
số lượng của 2 nhóm vật: nhóm nào nhiều hơn (ít hơn) hay bằng nhau.
2. Các phƣơng pháp dạy học dùng lời:
- Ý nghĩa:
+ Bổ sung, minh họa cho phương pháp dạy học trực quan
+ Giúp trẻ nhận biết những đặc điểm bên trong của đối tượng mà trẻ nhỏ không thể nhận biết
được chúng bằng các giác quan
+ Góp phần phát triển tư duy logic, phát triển ngôn ngữ
- Các biện pháp:
+ Lời diễn giảng, hướng dẫn, giảng giải
Ví dụ: Khi giảng dạy trẻ khảo sát các hình học, giáo viên giảng giải cho trẻ: “cầm hình trịn bằng
tay trái như thế này, dùng ngón tay trỏ của bàn tay phải đi lần lượt theo đường bao quanh của hình
chúng là đường cong trịn, nhẵn, khơng có góc.
+ Câu hỏi: Đóng vai trị đặc biệt trong q trình làm cho trẻ làm quen với Toán
- Câu hỏi dựa trên sự tri giác và trí nhớ tái tạo của trẻ. VD: Cơ gắn hình gì lên bảng, trên bàn cơ có
gì? Có mấy bơng hoa?...
- Câu hỏi tái tạo có nhận thức: nhằm giúp trẻ củng cố những kiến thức sâu sắc hơn. VD: Hoa này sẽ
là mấy bông nếu nở thêm mấy bơng nữa?
- Câu hỏi sáng tạo có nhận thức: VD: Làm thế nào để biết đó là hình vng và đó là hình chữ nhật
+ Đàm thoại: là phương pháp dạy học sử dụng tới hệ thống câu hỏi của giáo viên và câu trả lời
của trẻ. VD: Giao viên đàm thoại với học sinh về phương pháp.
3. Phƣơng pháp thực hành: Luyện tập, trị chơi, tình huống có vấn đề, các vật dụng định hướng.
- Luyện tập: là việc vận dụng các kiến thức và hành động nhằm củng cố và giúp trẻ có những kỹ
năng và kiến thức cho trẻ. Các bài tập cho trẻ mẫu giáo thường hướng vào luyện kĩ năng tư duy
như: so sánh, khái quát hóa…


8


Ví dụ: u cầu trẻ đếm số lượng các nhóm hình được xếp theo các cách khác nhau. Hình vng và
hình chữ nhật có điểm gì khác nhau và giống nhau.Tất cả những vật này có gì khác nhau, giống
nhau?
- Trị chơi: trị chơi vận động, đóng vai, học tập đều được sử dụng với mục đích củng cố, ứng dụng
những kiến thức, kỹ năng tốn học của trẻ.
Ví dụ: Trò chơi “Sinh nhật búp bê Li Li”, khi tham gia trị chơi, trẻ có thể so sánh các bạn của các
nhóm khác nhau đến dự sinh nhật của búp bê, so sánh số lượng quả, bánh, kẹo với nhau…hoặc trị
chơi “Tìm nhà”, hay giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho trẻ, trong đó có sử dụng các kĩ năng tốn
học.
- Tình huống có vấn đề: là một hồn cảnh có mâu thuẫn và trẻ phải suy nghĩ tích cực để giải quyết
mâu thuẫn đó.
Ví dụ: tại sao 7 vật xếp hàng ngang lại có số lượng ít hơn 8 vật xếp gần nhau trong một hình trịn.
- Sử dụng các vật giúp định hướng: sử dụng các vật phát ra âm thanh hay các vật đặt sẵn ở một vị
trí nhất định để giúp trẻ xác định vị trí của các đối tượng khác nhau trong khơng gian.
4. Phƣơng pháp sử dụng hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, xé, dán):
Ví dụ: ghép các hình chữ nhật và hình tam giác thành chiếc thuyền, trẻ có thể học về các hình học,
về vị trí trong khơng gian.

9


MÔ ĐUN MN1-B
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
(Dành cho giáo viên)
Tài liệu phát tay số 5:
MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ SỰ SỐNG, CÁC ĐỐI TƢỢNG
VÀ HIỆN TƢỢNGTRONG KHÁM PHÁ KHOA HỌC

1.
SINH VẬT SỐNG
Sinh vật sống - con ngƣời, động vật và thực vật
 Thực vật và động vật đang sống
 Sinh vật sống thay đổi khi chúng trưởng thành
 Hầu hết các cây/ thực vật phát triển từ hạt
 Sinh vật sống cần thức ăn và nước uống
 Một số động vật đẻ trứng
 Động vật và các giác quan của con người giúp họ nhận thức được thế giới xung quanh
 Động vật di chuyển theo những cách khác nhau
 Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau
 Một số động vật có xương sống
 Cơ thể chúng ta đang sống
 Sinh vật sống có các nơi cư trú khác nhau
 Người và động vật đều sản sinh ra con
 Cơ thể chúng ta có các bộ phận với mục đích khác nhau
2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU
Đối tƣợng và vật liệu
 Các đối tượng có nhiều khía cạnh bao gồm cả kích thước, trọng lượng, hình dáng, màu sắc,
và nhiệt độ.
 Các đối tượng có thể được làm bằng vật liệu khác nhau - giấy, nhựa, thủy tinh, gỗ, vải, kim
loại
 Một số vật liệu là chất rắn
 Một số vật liệu là chất khí
 Một số vật liệu có dạng thể lỏng
 Một số vật liệu mềm và một số cứng
 Trạng thái của một số vật liệu có thể được thay đổi thơng qua sưởi ấm hoặc làm mát
 Các hình dạng của một số vật liệu có thể được thay đổi
 Một số cơng cụ được sử dụng để đo lường - thước kẻ, cân, nhiệt kế

3.
HIỆN TƯỢNG
Hiện tƣợng
 Một số âm thanh phát ra to và một số âm thanh yên tĩnh
 Âm thanh phát ra khi mọi thứ di chuyển
 Khơng khí có trong khơng gian
 Khơng khí nóng dần lên
 Nước có thể được tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau
10










Nước có thể được mang đi theo những cách khác nhau
Mặt trời rất nóng
Ánh sáng đi qua một số vật liệu
Ánh sáng phản chiếu bề mặt sáng bóng
Vào ban đêm khơng có nhiều ánh sáng
Mưa từ các đám mây
Đá có thể có các hình dạng và kích cỡ khác nhau

4.
MƠI TRƯỜNG KHOA HỌC
Môi trƣờng khoa học

 Một số vật liệu có thể tái chế
 Một số vật liệu có thể được tái sử dụng để làm thành sản phẩm mới
 Thức ăn thừa có thể được tái chế
 Tính bền vững của một lồi phụ thuộc vào mơi trường sống của nó
 Nguồn lực cần được bảo tồn
 Đất đai, con người, thực vật và động vật được kết nối với nhau

11


MÔ ĐUN MN1-B
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
(Dành cho giáo viên)
Tài liệu phát tay số 6:
PHƢƠNG PHÁP GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
QUA KHÁM PHÁ KHOA HỌC

Phương pháp quan sát:
 Là quá trình, cách thức tổ chức cho trẻ quan sát của giáo viên.
 Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát theo đối tượng:
o Vật thật.
o Các đồ vật, sự vật trong tranh, ảnh, mơ hình, băng hình
o Các hiện tượng thiên nhiên
 Cách tổ chức quan sát có thể theo nhóm lớn, theo nhóm nhỏ (4-6 trẻ) hoặc quan sát cá nhân
(mỗi trẻ một đối tượng).
 Quan sát có thể tổ chức trong tiết học, hoạt động ngoài trời, tham quan và sinh hoạt hằng
ngày.
 Không nên cho trẻ quan sát nhiều đồ vật cùng một lúc vì dễ làm phân tán chú ý.
Ví dụ: Giáo viên cho trẻ quan sát các bộ phận của cơ thể con nhện qua kính hiển vi.
 Để trẻ tự quan sát, trao đổi, chia sẻ, bộc lộ cảm xúc, thông tin với nhau sau khi giao nhiệm

vụ quan sát cho trẻ.
 Giáo viên cần hướng sự tập trung chú ý của trẻ vào đối tượng quan sát và đặt câu hỏi về các
đặc điểm mà trẻ cần phát hiện.
Ví dụ: Con hãy nhìn thật kĩ xem con cá vàng nó như thế nào? Nó có những gì?Nó dùng vây, đuổi để
làm gì?Mồm nó để làm gì?
 Khi hướng dẫn trẻ quan sát, giáo viên cần đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ suy nghĩ và
tìm cách giải quyết và duy trì hứng thú, chú ý của trẻ vào đối tượng quan sát.
Ví dụ: Khơng biết con cá vàng này thích ăn gì nhất nhỉ? Làm thế nào để biết bây giờ?
 Tùy từng đối tượng quan sát, giáo viên có thể kết hợp cho trẻ phân biệt, so sánh.
Ví dụ: Mắt con cá với mắt của chúng mình có giống nhau khơng? Khác nhau ở chỗ nào?
 Khi trẻ đưa ra các phương án giải quyết, giáo viên tổ chức cho trẻ được trải nghiệm.
Ví dụ: Trẻ tự tay thả thức ăn cho cá và quan sát xem cá ăn cái gì.
 Cho trẻ thực hiện một số hành động, vận động đơn giản nhằm mơ phỏng đối tượng quan sát.
Ví dụ: Trẻ dùng tay hoặc miệng mô phỏng động tác đớp mồi của con cá
1.

2.
Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan (tranh, ảnh, mơ hình, băng hình, máy vi tính,
sách)
 Sử dụng tranh ảnh có kích thước lớn, nội dung đơn giản, bằng vật liệu khác nhau và phản
ánh các sự vật hiện tượng thiên nhiên.
 Giáo viên đặt câu hỏi dựa vào mục đích của hoạt động khám phá và nội dung của tranh ảnh,
mơ hình.
 u cầu trẻ mơ tả, kể tên hoặc sắp xếp các đối tượng theo nhóm sau khi quan sát tranh ảnh,
mơ hình.
12





Sau khi đọc sách cho trẻ nghe, giáo viên có thể đàm thoại hoặc giải thích về nội dung mà trẻ
được nghe
 Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi được thiết kế các phần mềm trên máy tính.
Ví dụ: Trị chơi tìm vật cùng loại, tìm thức ăn cho các con vật,…





Phương pháp đàm thoại:
Xây dựng hệ thống câu hỏi kích thích hứng thú, trí tị mị, hoạt động tư duy của trẻ.
Câu hỏi ngắn gọn, rõ ý và phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ.
Chuẩn bị các đồ dùng trực quan hoặc các mẩu chuyện, bài thơ, bài hát để minh họa.
Dự kiến câu trả lời đúng và lường trước các tình huống xảy ra






Phương pháp sử dụng truyện kể, thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố, bài hát:
Nội dung về thiên nhiên, về mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người
Sử dụng giọng đọc, kể truyền cảm, kết hợp với cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ.
Khuyến khích trẻ tự sáng tác thơ, truyện, câu đố, bài hát về đối tượng được khám phá
Gợi ý cho trẻ khi trẻ khó đốn được câu đố

3.

4.


5.

Phương pháp sử dụng trị chơi:
Trị chơi học tập:


Ví dụ:
+Chơi với dây và ròng rọc để chuyển hộp đất lên từ bể cát.
+Nam châm: đặt ôtô trên giấy, cho nam châm dưới mặt giấy- điều chỉnh nam châm, ơtơ sẽ di
chuyển.
 Trị chơi vận động:
Ví dụ: Trời nắng trời mưa; Cây cao cỏ thấp; …
 Trị chơi sáng tạo:
Ví dụ: Trị chơi xây dựng, lắp ghép với các nguyên vật liệu thiên nhiên như sỏi, cát, gỗ, tre, các loại
hạt…
6.
Phương pháp mô hình hóa (vật thể- quả cầu, la bàn và sơ đồ):
Ví dụ: Lịch thời tiết, sơ đồ sự phát triển của cây
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Tháng 2

1

2

3


4

7.
Phương pháp thí nghiệm:
Ví dụ: Tìm hiểu q trình nịng nọc biến thành ếch.
8.
Phương pháp sử dụng hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, xé, dán)
Ví dụ: Trẻ tạo thành hình bơng hoa, con trâu, con bướm,…từ các nguyên liệu thiên nhiên (lá, cánh
hoa, vỏ trứng, cát, hạt, vỏ ốc…) hoặc từ vật liệu khác (đất nặn, màu nước, phấn…).

13


MÔ ĐUN MN1-B
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
(Dành cho giáo viên)
Tài liệu phát tay số 7
MẪU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
CHO TRẺ QUA KHÁM PHÁ XÃ HỘI
HOẠTĐỘNG

Đóng vai

Ghép hình

MỤC
TIÊU

Trị
chơi/

game/
Câu
đố

Gị Đống Đa

Đóng kịch “Vua Ghép tranh về Gị Đống Tìm
Quang
Trung Đa
địa chỉ
đại phá qn
đúng
Thanh”
Lễ hội “Đống
Đa”

Cách đi các
phƣơng tiện
khác nhau

TRONG
Ởgócgia
đìnhvớimột
chiếc xe bt

ucầutrẻemcho
những
ý
tưởngvềnhững
gì cần thiết-ghế,

tài xế,bánh xe
vànhữnggìđể trẻ
sử
dụng
• Giả vờđitrên
các chuyến đi

XÂY
DỰNG
Khuyến khíchtrẻlàm các
phương tiệngiao thơng
vận
tảikhác
nhaubằngcáchsửdụngmẫu

bộxâydựng
Nói chuyện với trẻ vềviệc
vận chuyểnvàtính năng,
vàhoạt động của nó
nhưthếnào

NGỒI
Giả vờ làm một
loại phương tiện
vận tải khác
theo yêu cầu của
trẻ
Cung cấp mũ
nón,quầnáocho
trẻ

mặc
Giúp trẻ em làm
vé vàtiền giả vờ

14

Câu đố
với
khác
các
phương
tiện
vận tải.
Hỏi trẻ
tên các
phương
tiện
vận
chuyển
và nơi
chúng
có thể
đi.

Sách/
Truyện/
Bài hát

Nghệ thuật/
Thủ cơng


Sinh
hoạt
hàng
ngày

Truyện
Nặn/ Vẽ tượng Hỏi
lịch sử Vua
“Quang thăm
“Sự tích Trung”
những
gị Đống
Đa”
Bài thơ
Về “Gị
Đống
Đa”

T

Đọc
sách với
các loại
vận
chuyển
khác
như: tàu
điện, ơ
tơ, mơ

tơ,
xe
đap, tàu
thuyền...
Giáo
viên dạy
bài hát
về đồn
tàu, xe
bt với
các
hành
động
cho trẻ
làm theo

N
G
tr
n
S
lo
L
b
m
Đ
đ
x
v


Cung
cấpcácphầnhình
học
quagiấy
màuvàkhuyến
khích trẻ đểkết
hợp
chúng
đểlàm cho các
loạiphương tiện
vận
chuyểnkhác
nhau
của(vd
như các hình
ghép thành con
thuyền và cánh
buồm)

Thảo
luận
các
cách
khác
nhau
mà con
người
có thể
đi từ
nơi này

tới nơi
kia
Hỏi trẻ
xem trẻ
đi từ
nhà
đến
trương
bằng
phương
tiện
nào?
Theo
nhu
cầu của
trẻ


MÔ ĐUN MN1-B
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
(Dành cho giáo viên)
Tài liệu phát tay số 8:
PHƢƠNG PHÁP GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
QUA KHÁM PHÁ XÃ HỘI
1. Phương pháp quan sát:
- Là quá trình, cách thức tổ chức cho trẻ quan sát của giáo viên.
- Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát theo đối tượng:
o Vật thật.
o Các đồ vật, sự vật trong tranh, ảnh, mô hình, băng hình
o Các hiện tượng thiên nhiên

- Cách tổ chức quan sát có thể theo nhóm lớn, theo nhóm nhỏ (4-6 trẻ) hoặc quan sát cá nhân
(mỗi trẻ một đối tượng).
- Quan sát có thể tổ chức trong tiết học, hoạt động ngoài trời, tham quan và sinh hoạt hằng
ngày.
- Không nên cho trẻ quan sát nhiều đồ vật cùng một lúc vì dễ làm phân tán chú ý.
- Để trẻ tự quan sát, trao đổi, chia sẻ, bộc lộ cảm xúc, thông tin với nhau sau khi giao nhiệm
vụ quan sát cho trẻ.
- Giáo viên cần hướng sự tập trung chú ý của trẻ vào đối tượng quan sát và đặt câu hỏi về các
đặc điểm mà trẻ cần phát hiện.
2. Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan (tranh, ảnh, mơ hình, băng hình, máy vi tính,
sách)
- Sử dụng tranh ảnh có kích thước lớn, nội dung đơn giản, bằng vật liệu khác nhau và phản
ánh các sự vật hiện tượng thiên nhiên.
- Giáo viên đặt câu hỏi dựa vào mục đích của hoạt động khám phá và nội dung của tranh ảnh,
mơ hình.
- u cầu trẻ mô tả, kể tên hoặc sắp xếp các đối tượng theo nhóm sau khi quan sát tranh ảnh,
mơ hình.
- Sau khi đọc sách cho trẻ nghe, giáo viên có thể đàm thoại hoặc giải thích về nội dung mà trẻ
được nghe
- Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi được thiết kế các phần mềm trên máy tính.
Ví dụ: xem video clip chủ đề về ngày tết
3. Phương pháp đàm thoại:
- Xây dựng hệ thống câu hỏi kích thích hứng thú, trí tị mị, hoạt động tư duy của trẻ.
- Câu hỏi ngắn gọn, rõ ý và phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ.
- Chuẩn bị các đồ dùng trực quan hoặc các mẩu chuyện, bài thơ, bài hát để minh họa.
- Dự kiến câu trả lời đúng và lường trước các tình huống xảy ra
4. Phương pháp sử dụng truyện kể, thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố, bài hát:
- Nội dung về thiên nhiên, về mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người
- Sử dụng giọng đọc, kể truyền cảm, kết hợp với cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ.
- Khuyến khích trẻ tự sáng tác thơ, truyện, câu đố, bài hát về đối tượng được khám phá

- Gợi ý cho trẻ khi trẻ khó đốn được câu đố
15


5. Phương pháp sử dụng trò chơi
- Trò chơi học tập
- Trị chơi vận động
6. Phương pháp đóng vai
- Đóng vai ơng bà, bố mẹ, con, cháu…, trẻ có hiểu biết về gia đình
- Đóng vai cơ bán hàng.
- Đóng vai cơng nhân, thợ xây, bác sĩ…. trẻ có hiểu biết về các ngành nghề

16



×