Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

chuyên đề thực tập TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU QUYẾT THẮNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.87 KB, 65 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
MỤC LỤC
SV: Phạm Thị Duyên. Lớp KT4-K12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP : Cổ phần
NVL : Nguyên vật liệu
GTGT : Giá trị gia tăng
KCTY : Kho công ty
KDDLR : Kho dở dang lắp ráp
KDDSX : Kho dở dang sản xuất
DNN : Doanh nghiệp nhỏ
TK : Tài khoản
ĐK : Đầu kỳ
CK : Cuối kỳ
SV: Phạm Thị Duyên. Lớp KT4-K12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SV: Phạm Thị Duyên. Lớp KT4-K12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước Việt Nam ta trong mấy năm gần đây luôn trong tình trạng
khó khăn nhất là ngành bất động sản, rất nhiều doanh nghiệp đã phải phá sản vì
không có vốn để hoạt động. Chính phủ đã phải đưa ra rất nhiều biện pháp để khắc
phục, giúp đỡ các doanh nghiệp thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Hiện nay, một trong
những ưu tiên của chính phủ là phát triển mạnh mẽ và hiệu quả trên tất cả các ngành
nghề, các lĩnh vực, các doanh nghiệp đều có cơ hội đầu tư kinh doanh để thu được
lợi nhuận cao nhất. Vì vậy muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần có các
chính sách phát triển phù hợp để sản phẩm của mình được khách hàng chấp nhận cả
về chất lượng cũng như giá cả.
Xuất phát từ nhu cầu trên, hạch toán kế toán đã trở thành công cụ quan trọng,


đắc lực trong việc quản lý, điều hành các hoạt động, tính toán và kiểm tra việc bảo
toàn, sử dụng và mở rộng tài sản, vật tư, tiền vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất
liên tục, quản lý và sử dụng một cách tốt nhất các yếu tố chi phí tạo được hiệu quả
trong sản xuất kinh doanh. Trong đó, hạch toán nguyên vật liệu đóng vai trò quan
trọng vì nguyên vật liệu là cơ sở vật chất tạo ra thực tế sản phẩm, chiếm tỷ trọng
khá lớn trong chi phí và giá thành sản phẩm, tác động lớn tới quá trình sản xuất kinh
doanh. Do đó việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trên cơ sở định
mức và dự toán chi phí là biện pháp hữu hiệu để hạ thấp chi phí, giảm giá thành sản
phẩm.
Trong ngành điện nguyên vật liệu có chủng loại đa dạng, có đặc tính và công
dụng không giống nhau, quản lý phức tạp, không phải nguyên vật liệu nào cũng có
thể bảo quản trong kho được. Do vậy, việc tổ chức hạch toán tốt, quản lý tốt nguyên
vật liệu là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết, có như vậy mới tăng được
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tập tại công ty CP công nghiệp điện Tân Kỳ, tìm hiểu
thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu của công ty, nhận thức được tầm quan
trọng của nguyên vật liệu, áp dụng những kiến thức được học cùng với sự hướng
dẫn tận tình của cô giáo TS. Nguyễn Thị Minh Phương và các cô, các chị trong
phòng kế toán công ty CP công nghiệp điện Tân Kỳ em đã đi sâu nghiên cứu đề tài
“Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP công nghiệp điện Tân Kỳ”
làm đề tài nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp của mình
SV: Phạm Thị Duyên. Lớp KT4-K12
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
Chuyên đề kết cầu nội dung thành 3 chương:
- Chương I: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại công ty CP công
nghiệp điện Tân Kỳ.
- Chương II: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP công nghiệp
điện Tân Kỳ.
- Chương III: Hoàn thiện kế toán nguyên vât liệu tại công ty CP công nghiệp

điện Tân Kỳ.
Trong quá trình viết chuyên đề, mặc dù em luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của cô giáo Nguyễn Thị Minh Phương song do kiến thức còn hạn chế nên
chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của cô giáo Nguyễn Thị Minh Phương cũng như các anh, chị phòng kế
toán trong công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
SV: Phạm Thị Duyên. Lớp KT4-K12
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TÂN KỲ.
1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty CP công nghiệp điện Tân Kỳ.
1.1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu
- Vật liệu là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mỗi
doanh nghiệp lại có một đặc thù riêng về nguyên vật liệu. Tại công ty CP công
nghiệp điện Tân Kỳ có những vật liệu có khối lượng lớn( đồng thanh cái, thép u
đúc, tôn mạ kẽm), cồng kềnh( vỏ trạm kiost, máy biến áp) có những nguyên vật liệu
nhỏ gọn, nhẹ( chụp đầu cốt, bulong, long đen)
- Nguyên vật liệu trong công ty Tân Kỳ qui cách phong phú, đa dạng, có
những vật liệu có giá trị lớn( tủ RMU, bộ báo sự cố đầu cáp, máy biến thế) nhưng
cũng có vật liệu có giá trị nhỏ( đồng hồ vôn, dây điện, đầu cốt ), có nguyên vật liệu
nhập nguyên đai nguyên kiện( aptomat, tủ trung thế )
- Do công ty Tân Kỳ có hai bộ phận sản xuất đó là bộ phận sản xuất điện và
bộ phận cơ khí nên nguyên vật liệu của mỗi bộ phận không giống nhau, mỗi bộ
phận có đặc điểm nguyên vật liệu đặc trưng:
* Nguyên vật liệu trong bộ phận điện: có kích thước lớn, giá trị cao,
khối lượng lớn (máy biến áp, đồng thanh cái…), đa dạng, phong phú.
* Nguyên vật liệu trong bộ phận cơ khí: chủ yếu là nguyên vật liệu
cồng kềnh, sắc nhọn( thép, tôn mạ kẽm) và nguyên liệu có mùi độc hại( sơn,
hóa chất sunfuric, thiếc…).

- Ngoài sự đa dạng về các loại nguyên vật liệu thì chủng loại qui cách, chất
lượng nguyên vật liệu theo yêu cầu kinh doanh cũng rất phong phú.
Ví dụ như: aptomat gồm: aptomat MCCB 100A/3P.16KA, aptomat MCCB
160A/3P.25KA, aptomat MCCB 250A/3P.36KA…; đồng gồm: đồng thanh cái
20x3, đồng thanh cái 40x5, đồng thanh cái 80x10…;Cầu chì gồm: cầu chì CEF
24KV.10A, cầu chì CEF 36KV.16A, cầu chì CEF 24KV.40A…
- Khi mua nguyên vât liệu thì thường mua theo cặp tương xứng nhau
Ví dụ: mua nguyên vật liệu để sản xuất tủ hạ thế thì:
SV: Phạm Thị Duyên. Lớp KT4-K12
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
* Mua aptomat 1000A thì phải mua đồng thanh cái tương ứng là
50x10.
* Mua bulong M12x60 đi cặp với long đen phẳng 12.
- Vật liệu sau khi thi công thì phần lớn sẽ ở ngoài trời, nếu chất lượng không
đảm bảo thì sẽ gây tai nạn. Do đó chất lượng vật liệu là đối tượng đang được
quan tâm hàng đầu của ngành điện.
* Danh mục vật tư.
Do đặc điểm của ngành điện là có rất nhiều loại nguyên liệu có tính năng,
công dụng khác nhau, lại đa dạng, phong phú nên để quản lý chặt chẽ tình hình thu
mua, dự trữ cũng như sử dụng nguyên vật liệu trên sổ danh mục vật tư. Những vật
liệu có tính năng, công dụng như nhau thì xếp vào cùng một nhóm và đánh mã số
cho từng nhóm đó.
DANH MỤC VẬT TƯ
STT Mã vật tư Tên vật tư
1 1LVNA2022400 Máy biến áp 1250KVA 22/0.4Kv
2 1LVNA2122400 Máy biến áp 1500KVA 35-22/0.4kV
3 1SDA050876R1 Aptomat MCB 63A/3P.16KA.ABB.T1B63
4 1SDA050878R1 Aptomat MCCB 100A/3P.16KA.ABB.T1B100


127 CAP.M10TC Cáp M10- TC
128 CAP.M50TC Cáp M50- TC

145 CAUCHI.CEF.40A Cầu chì CEF 24KV.40A.1YMB531004M005.ABB
146 CAUCHI.CEF.10A36 Cầu chì CEF 36KV.10A.1YMB531856M0002.ABB

278 DONGTC150X10 Đồng thanh cái 150x10
279 DONGTC80X10 Đồng thanh cái 80x10

SV: Phạm Thị Duyên. Lớp KT4-K12
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
470 TLCN1.2X1450X320 Thép lá cán nguội 1.2x1450x3200
471 TLCN2X1250X2500 Thép lá cán nguội 2x1250x2500

Bảng 1.1: Danh mục vật tư
1.1.2 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu thực tế tại công ty CP công nghiệp
điện Tân Kỳ.
1.1.2.1Phân loại nguyên vật liệu
Do hoạt động chính của công ty là kinh doanh, lắp đặt, vận hành lưới điện, vì
vậy không giống các doanh nghiệp sản xuất khác nguyên vật liệu được sử dụng chủ
yếu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng mang những đặc thù riêng
Nguyên vật liệu của công ty gồm nhiều chủng loại khác nhau, có qui cách
kích cỡ và đơn vị tính khác nhau nên được phân thành những loại khác nhau. Công
ty tiến hành phân loại nguyên vật liệu căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản
trị của doanh nghiệp, bao gồm các loại sau:
- Nguyên vật liệu chính: bao gồm các vật tư chủ yếu để làm nên vỏ tủ và lắp
ráp thành tủ điện như: máy biến áp, tủ RMU, đồng thanh cái, thép lá cán nguội, dao
cách ly…
- Nguyên vật liệu phụ: bao gồm: cáp các loại, hòm công tơ, hộp đầu cáp, ống

co nhiệt, bản lề…
- Nhiên liệu: bao gồm các loại dầu, mỡ, dầu máy biến thế, hóa chất bể mạ…
- Phụ tùng thay thế như công tơ điện, đồng hồ vôn, cầu đo…
- Phế liệu thu hồi: bao gồm các loại thép, tôn, đồng, dây điện, vỏ tủ…
Việc phân loại nguyên vật liệu trên nhằm tổ chức tốt việc bảo quản nguyên
vật liệu. Đây cũng là tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán chi tiết
nguyên vật liệu, đảm bảo việc tính đúng, tính đủ giá thành sản xuất sản phẩm.
1.1.2.2Đánh giá nguyên vật liệu
* Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu áp dụng tại công ty
SV: Phạm Thị Duyên. Lớp KT4-K12
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
Khi tiến hành đánh giá nguyên vật liệu công ty đã tuân thủ các nguyên tắc
như: nguyên tắc giá gốc, nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc nhất quán và nguyên tắc
hoạt động liên tục.
* Giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho
Giá nguyên vật liệu nhập kho được xác định theo từng nguồn nhập:
- Giá nguyên vật liệu mua ngoài bao gồm:giá mua trên hóa đơn( không bao
gồm thuế GTGT) + chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản( nếu có) – chiết khấu
thương mại, giảm giá hàng mua, giá trị hàng mua bị trả lại.
VD: Ngày 15/04/2013 công ty mua 13 aptomat loại MCB 2P-40A, 6KA,
SH202-C40 của công ty tự động hóa và do công ty này vận chuyển đến tận kho
công ty với giá trên hóa đơn thuế GTGT là 2.700.000đ/cái( giá chưa thuế)
-> Giá nguyên vật liệu nhập kho là: 2.700.000đ/cái
+ Trường hợp nguyên vật liệu nhập kho chưa có hóa đơn, đơn vị lấy giá nhập
kho theo hợp đồng mua hoặc lấy theo giá trên báo giá( đã có chữ ký của hai bên).
Sau khi hóa đơn về sẽ đối chiếu lại và điều chỉnh giá( nếu có chênh lệch).
+ Trường hợp nhập hàng của ABB thì giá nhập là giá tạm tính dựa vào gía
nhập của lần nhập gần nhất. Khi có hóa đơn về thì điều chỉnh lại giá theo đúng giá
trên hóa đơn.

+ Trường hợp nhập hàng với khách lẻ ( mua của cửa hàng lẻ) thì giá nhập là
giá trên hóa đơn bán lẻ đó( hóa đơn thông thường đã bao gồm thuế).
- Giá nguyên vật liệu do công ty tự gia công ( nhập kho thành phẩm) : bao
gồm giá nguyên vật liệu thực tế xuất kho để gia công, chế biến và chi phí gia công
chế biến.
- Nguyên vật liệu phát hiện thừa, thiếu trong kiểm kê: căn cứ vào quyết định
của ban giám đốc xử lý vật tư kiểm kê.
- Nguyên vật liệu xuất dùng còn thừa nhập kho:
+ Nếu chất lượng nguyên vật liệu xuất sử dụng còn thừa vẫn đảm như chính
phẩm thì sẽ lấy đơn giá khi xuất để tính giá nhập kho.
+ Nếu chất lượng không đảm bảo như chính phẩm thì phải lập biên bản để
xác định chất lượng và giá trị nhập kho.
SV: Phạm Thị Duyên. Lớp KT4-K12
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
- Nhập vật tư đem đi bảo hành về: giá nhập là giá đã xuất kho vật tư đem đi
bảo hành.
* Giá vốn thực tế nguyên vật liệu xuất kho
Công ty sử dụng phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập (bình quân liên
hoàn) để tính đơn giá nguyên vật liệu xuất kho. Theo phương pháp này thì sau mỗi
lần nhập kho nguyên vật liệu việc tính giá được thực hiện theo công thức sau:
VD: trong tháng 03/2013 công tơ 1 pha 220V 40A có tình hình nhập- xuất- tồn như
sau:
+ Tồn đầu tháng: Số lượng: 2438 cái. Số tiền: 255.989.961
+ Nhập kho trong tháng:
- Ngày 02/03/2013 nhập kho công tơ 1 pha số lượng 440 cái dùng cho mã
TK0003/13, đơn giá: 105.000, thành tiền 46.200.000đ
- Ngày 18/03/2013 nhập kho công tơ 1 pha số lượng 1152 cái dùng cho mã
TK0008/13, đơn giá 105.000, thành tiền 120.960.000đ
+ Tình hình xuất hàng trong tháng như sau:

- Ngày 03/03/2013 xuất kho công tơ 1 pha cho mã TK0003/13 số lượng 400
cái
- Ngày 20/03/2013 xuất kho công tơ 1 pha cho mã TK0008/13 số lượng 1152
cái
* Tính giá nguyên vật liệu xuất kho
- Đơn giá công tơ xuất kho ngày 03/03
SV: Phạm Thị Duyên. Lớp KT4-K12
7
255.989.961+ 46.200.000
2.438 + 440
= 105.000
Giá trị thực tế NVL tồn sau mỗi lần nhập
Đơn giá bình
quân =
Khối lượng NVL tồn sau mỗi lần nhập
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
->Trị giá công tơ xuất kho= 400 x 105.000=42.000.000đ
- Đơn giá công tơ xuất kho ngày 20/03
-> Trị giá công tơ xuất kho= 1152 x 105.000= 120.960.000đ
1.2 Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của công ty CP công nghiệp điện
Tân Kỳ
1.2.1 Quá trình thu mua nguyên vật liệu
Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất
kinh doanh đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị ở mọi
khâu, từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ đến khâu sử dụng.
Để có được nguyên vật liệu đáp ứng kịp thời quá trình sản xuất kinh doanh
trong doanh nghiệp thì nguồn chủ yếu là thu mua. Do đó ở khâu này cần quản lý
chặt chẽ về số lượng, chất lượng, qui cách, chủng loại, giá mua, chi phí mua, thực
hiện kế hoạch thu mua đúng tiến độ thời gian, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Quá trình thu mua nguyên vật liệu của công ty CP công

nghiệp điện Tân Kỳ được thực hiện như sau:
- Phòng kỹ thuật vật tư căn cứ vào đơn hàng của khách lập bản vẽ kỹ thuật,
tiến hành dự kiến vật tư sẽ sử dụng cho đơn hàng đó, bóc tách vật tư lập nên bản dự
kiến vật tư.
- Chuyển bản dự kiến vật tư xuống phòng kế toán kiểm tra vật tư tồn kho thế
nào để lập đề xuất mua vật tư.
- Đề xuất mua vật tư được ban giám đốc phê duyệt chuyển cho bộ phận thu
mua tiến hành mua vật tư.
- Bộ phận thu mua sẽ liên hệ với nhà cung cấp quen thuộc đề nghị báo giá
vật tư đồng thời cũng phải tìm kiếm thêm nhà cung cấp mới so sánh giá cả để chọn
ra nhà cung cấp hợp lý.
- Sau khi đã chọn được nơi mua hàng thì đến kiểm tra hàng và chuyển hàng
về kho rồi thanh toán cho người bán( chú ý khi mua hàng cần xem xét kỹ lưỡng
SV: Phạm Thị Duyên. Lớp KT4-K12
8
255.989.961 + ( 46.200.000 –42.000.000+120.960.000)
2.438 + 440 – 400 + 1152
= 105.000
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
chất lượng vật tư, qui cách, chủng loại vật tư có đúng với vật tư mình đặt mua hay
không, thống nhất phương thức vận chuyển bên nào chịu để tối thiểu chi phí).
1.2.2 Phương thức sử dụng hệ thống kho tàng chứa đựng nguyên vật liệu công
ty CP công nghiệp điện Tân Kỳ
Do đặc điểm nguyên vật liệu của công ty là có giá trị lớn, dễ hỏng hóc nên
việc bảo quản vật tư là rất quan trọng nhất là kho tàng để chứa đựng nguyên vật
liệu. Kho của công ty được xây dựng chắc chắn, rộng rãi, có thiết bị phòng chống
cháy nổ xảy ra. Trong kho phân thành các khu khác nhau theo đặc điểm của nguyên
vât liệu.
Tất cả nguyên vật liệu được tập trung tại kho chính của công ty là kho công
ty( KCT) , được bảo quản tốt, có thiết bị camera giám sát, có thiết bị chống trộm.

Nguyên vật liệu được tập trung một chỗ sẽ dễ bảo quản hơn song do có những
nguyên vật liệu cồng kềnh không để trong kho được thì dựng lán trại để nguyên vật
liệu ở đó nhưng vẫn trong khuôn khổ gần kho công ty.
Kho công ty được xây dựng nơi khô, thoáng, tránh ẩm ướt. Công ty sử dụng
phương thức tập trung tại một kho sau mới điều chuyển vật tư sang bộ phận sản
xuất, đó là kho của bộ phận điện và kho của bộ phận cơ khí. Mặc dù điều chuyển
sang hai hai kho khác nhau nhưng vẫn cùng trong khuôn viên xưởng nguyên vật
liệu vẫn tập trung tại một nơi là xưởng sản xuất.
1.3Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của công ty CP công nghiệp điện Tân Kỳ.
Muốn quản lý tốt nguyên vật liệu thì phải có người quản lý tốt và khâu thu mua,
bảo quản, khâu sử dụng, khâu dự trữ rồi sử dụng phải hợp lý.
1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ của người quản lý kho
* Chức năng nhiệm vụ của quản đốc phân xưởng
Chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất của hai
phân xưởng: phân xưởng cơ khí và phân xưởng điện theo nhiệm vụ, kế hoạch được
giao, đảm bảo đúng tiến độ, qui trình, kỹ thuật công nghệ. Đề xuất với giám đốc
công ty phương án cải tiến tổ chức sản xuất. Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị vật
tư, thành phẩm, kho bãi thuộc phân xưởng phụ trách.
* Chức năng nhiệm vụ của thủ kho
- Chịu trách nhiệm toàn bộ số vật tư do mình quản lý.
SV: Phạm Thị Duyên. Lớp KT4-K12
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
- Theo dõi tình hình nhập- xuất – tồn kho vật tư theo hàng tuần, hàng tháng,
hàng quí, hàng năm.
- Cùng với bộ phận kế toán kiểm kê kho định kỳ( theo quí).
- Căn cứ vào chứng từ nhập – xuất vào thẻ kho theo đúng tên, hàng, chủng
loại hàng và cộng lấy số tồn cuối ngày.
- Sắp xếp hàng hóa thật khoa học, cho thật dễ kiểm kho và nhập – xuất đảm
bảo luân chuyển hàng hóa hợp lý, chú ý chất lượng hàng hóa.

- Đề xuất cho phòng cung ứng vật tư thiết yếu để phục vụ cho nhu cầu sản
xuất kinh doanh của đơn vị.
- Nếu để ra sự cố vât tư hư hỏng, mất mát, thiếu hụt phải bồi thường.
- Chú ý công tác an toàn phòng cháy, chữa cháy và chống mối mọt, chống
dột.
* Chức năng, nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu
Để đáp ứng được yêu cầu quản lý, kế toán nguyên vật liệu trong doanh
nghiệp cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức, đánh giá, phân loại nguyên vật liệu phù hợp với nguyên tắc, yêu
cầu quản lý của nhà nước và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp.
- Tổ chức, phân loại chứng từ, tài khoản, sổ kế toán phù hợp với phương
pháp hạch toán hàng tồn kho của doanh nghiệp để ghi chép, phân loại tổng hợp số
liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng, giảm của nguyên vật liệu trong quá
trình sản xuất kinh doanh, cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm.
- Thực hiện việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua cũng
như tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất nhằm thúc đẩy
nhanh quá trình chuyển hóa của nguyên vật liệu, hạn chế ứ đọng nguyên vật liệu để
rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh.
1.3.2 Đặc điểm yêu cầu quản lý nguyên vật liệu
- Đối với khâu thu mua nguyên vật liệu: cần quản lý chặt chẽ về số lượng,
chất lượng, qui cách, chủng loại, giá cả, chi phí mua, thu mua đúng tiến độ thời
gian.
SV: Phạm Thị Duyên. Lớp KT4-K12
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
- Đối với khâu bảo quản: doanh nghiệp tổ chức tốt hệ thống kho tàng, bến
bãi, trang bị đầy đủ các phương tiện cân, đo, đong, đếm cũng như thực hiện đầy đủ
chế độ bảo quản hợp lý đối với nguyên vật liệu để tránh hư hỏng mất mát.
- Trong khâu sử dụng: phải tuân thủ việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm có hiệu

quả việc tính toán đầy đủ, chính xác kịp thời giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trên
cơ sở định mức tiêu hao, dự toán chi phí có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm chi
phí, hạ giá thành từ đó tăng tích lũy cho doanh nghiệp.
- Đối với khâu dự trữ: đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được định mức dự
trữ tối đa và mức dự trữ tối thiểu để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh
được tiến hành bình thường, không bị ngừng trệ, gián đoạn do công việc cung ứng
nguyên vật liệu không kịp thời hoặc gây ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều.
- Sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định mức tiêu hao và dự toán chi phí
có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất (giá thành sản phẩm) làm
cho lợi nhuận tăng và phần tích lũy của doanh nghiệp cũng tăng lên. Do vậy, trong
khâu sử dụng nguyên vật liệu cần phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình
sử dụng cũng như khoản chi phí nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm,
nhằn tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc tăng, giảm chi phí nguyên vật liệu cho một
đơn vị sản phẩm.
- Kho vật tư phải đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đối với từng chủng loại dự
trữ và bảo quản tại đó, có đủ các trang thiết bị cần thiết để quản lý theo yêu cầu của
từng chủng loại vật tư.
- Mỗi loại vật tư đều phải có thẻ kho ghi số liệu nhập ban đầu, cập nhật vật
liệu nhập – xuất – tồn và số liệu qua các đợt kiểm kê.
- Mỗi loại vật tư phải được để ở một vị trí, được đánh ký hiệu vị trí và ghi ký
hiệu này vào thẻ kho để dễ tìm kiếm.
- Có sơ đồ bố trí kho, phân vùng cho từng chủng loại vật tư
SV: Phạm Thị Duyên. Lớp KT4-K12
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY CP CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TÂN KỲ.
Công ty CP công nghiệp điện Tân Kỳ sử dụng:
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Bình quân gia quyền

2.1 Chứng từ sử dụng
- Phiếu nhập kho ( Mẫu 01 – VT)
- Phiếu xuất kho ( Mẫu 02 – VT)
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Giấy đề nghị mua vật tư
- Phiếu xuất điều chuyển
- Đề nghị báo giá
- Biên bản kiểm kê vật tư
- Báo cáo tồn kho
2.2 Tài khoản sử dụng
- TK 152 “ nguyên liệu, vật liệu” trong đó chi tiết thành 3 tiểu khoản:
+ TK 1521: Nguyên vật liệu chính
+ TK 1522: Nguyên vật liệu phụ
+ TK 1524: Hàng của hãng ABB
- TK 111, TK 112, TK 331
- TK 133
2.3 Sổ kế toán chi tiết và tổng hợp nguyên vật liệu
- Thẻ kho ( S09 – DNN)
- Sổ chi tiết nguyên vật liệu ( S07 – DNN)
- Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu ( S08 – DNN)
- Sổ cái ( S02c1 – DNN)
2.4 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty CP công nghiệp điện Tân Kỳ
Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là bộ phận quan trọng trong tổ chức công
tác kế toán nguyên vật liệu, đặc biệt với công ty Tân Kỳ có khối lượng nguyên vật
liệu lớn, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối nhiều, đa dạng chủng loại
SV: Phạm Thị Duyên. Lớp KT4-K12
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
nguyên vật liệu nên việc tổ chức hạch toán chi tiết cũng rất phức tạp. Hiện nay
phương pháp ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu áp dụng tại công ty là phương pháp ghi

thẻ song song giúp cho việc ghi chép được đơn giản, dễ kiểm tra, dễ đối chiếu nhằm
hạch toán chính xác, đầy đủ sự biến động của nguyên vật liệu. Việc ghi sổ chi tiết
nguyên vật liệu được tiến hành ở hai nơi là ở kho và phòng kế toán được căn cứ vào
phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn và các chứng từ khác có liên quan.
Sơ đồ hạch toán như sau:
Sơ đồ 2-1: Qui trình ghi sổ
Ghi chú: - Ghi hàng ngày:
- Ghi cuối tháng:
- Đối chiếu, kiểm tra:
2.4.1 Hạch toán chi tiết nhập vật tư
- Nguyên tắc hạch toán : ở kho hạch toán về mặt số lượng, phòng kế toán ghi
chép cả về mặt số lượng và giá trị của từng chủng loại nguyên vật liệu
- Quá trình nhập kho vật tư :
+ Dưạ vào bản thiết kế của phòng kỹ thuật vật tư, đề xuất mua vật tư, xưởng
cùng với phòng kế toán kiểm tra vật tư tồn kho rồi sẽ đưa ra những loại vật tư nào
cần mua để làm giấy đề nghị mua vật tư ( bảng đề xuất mua vật tư)
+ Bảng đề xuất mua vật tư chuyển cho phòng giám đốc duyệt, giám đốc ký
duyệt bộ phận thu mua sẽ liên hệ với nhà cung cấp đề nghị báo giá vật tư cần mua
+ Có báo giá rồi lại chuyển cho giám đốc xem xét, nếu giám đốc đồng ý thì
xác nhận đặt hàng và bộ phận thu mua tiến hành quá trình mua hàng
SV: Phạm Thị Duyên. Lớp KT4-K12
13
Chứng từ gốc
( phiếu nhập,
phiếu xuất)
Thẻ kho
Sổ chi tiết vật
liệu, CCDC
Bảng tổng hợp
N-X-T

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
BIỂU SỐ 1 :
CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TÂN KỲ
TANKY ELECTRICAL INDUSRTY JOINT STOCK COMPANY
Add: Số 2, ngõ 82, phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
SĐT: 04. 3775.9975.Fax: 04.3775.9974
BẢNG ĐỀ XUẤT MUA VẬT TƯ
Hà Nôi, ngày 02 tháng 03 năm 2013
Người đề xuất: Hoàng Cao Khải
Bộ Phận: Xưởng- phân xưởng điện
Vật tư dùng cho: Sản xuất tủ điện cho mã TK0003/13
STT Tên vật tư Xuất xứ Đơn vị Số lượng Ghi chú
1
Aptomat MCB 3P-16A, 6KA
(loại: SH203-C16)
ABB-
TQ
cái 8
2
Aptomat MCB 1P-16A, 6KA
(loại SH210-C16)
ABB-
TQ
cái 320
3
Aptomat MCB 2P-40A, 6KA
(loại SH202-C40)
ABB-
TQ
cái 13

Phụ trách kỹ thuật Thủ kho Người đề nghị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
SV: Phạm Thị Duyên. Lớp KT4-K12
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
BIỂU SỐ 2:
CÔNG TY CP THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA
Địa chỉ: Số 6 Vũ Ngọc Phan, Q. Đống Đa, Hà Nội
ĐT: 84-4.3 248 4194 – fax: 84-4.3 248 4194
Số TK: 1702 1485 1008 458 tại NH Eximbank- CN Hai Bà Trưng Hà Nội
BẢNG BÁO GIÁ
Kính gửi: Công ty CP công nghiệp điện
Tân Kỳ
Người gửi: Trần Thị Thanh Mai
Tel: 04 3775 9975 Bộ phận: kinh doanh
Fax: 04 3775 9974 Mobile: 0983 674 454
Địa chỉ: số 2, ngõ 82, phố Chùa Láng-
ĐĐ- HN
Email:
Theo yêu cầu của quí khách công ty chúng tôi xin gửi bảng chào giá như sau:
ĐVT: 1000đ
STT Tên vật tư Mã vật tư X.xứ ĐVT SL Đ.Giá T.Tiền
1
Aptomat
3P-16A,
6KA
2CDS213001R0164
ABB-
TQ
Cái 8 517 4.136

2
Aptomat
1P-16A,
6KA
2CDS211001R0164
ABB-
TQ
Cái 320 517 165.440
3
Aptomat
2P-40A,
6KA
2CDS212001R0404
ABB-
TQ
Cái 13 850 11.050
Cộng 180.626
VAT 10% 18.062,6
Tổng 198.688,6
Hiệu lực báo giá: 3 ngày kể từ ngày báo giá
Hình thức thanh toán: Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
Thanh toán: 100% tiền hàng trước khi nhận hàng.
Địa điểm giao hàng: Giao hàng tại văn phòng công ty Tân Kỳ.
Hà Nội, ngày 03 tháng 03 tháng 2013
Xác nhận của khách hàng Người báo giá
(Ký, đóng dấu)
+ Bộ phận cung ứng khi mua hàng sẽ mang hóa đơn GTGT về giao cho kế
toán vật tư.
SV: Phạm Thị Duyên. Lớp KT4-K12
15

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
Trường hợp chưa có hóa đơn GTGT thì bộ phận cung ứng phải cầm về biên
bản giao nhận và nghiệm thu hàng hóa hoặc là phiếu xuất kho của người bán để làm
căn cứ đã mua và nhận hàng về
+ Hàng về kiểm tra lại số lượng vật tư, qui cách, chất lượng và lập phiếu
nhập kho vật tư.
SV: Phạm Thị Duyên. Lớp KT4-K12
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
BIỂU SỐ 3:
Mẫu số: 01 GTKT- 3LL
Số: 15/2006/QĐ- BTC
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 04 tháng 03 năm 2013
Số: 000589
Đơn vị bán hàng: Công ty CP thiết bị điện và hệ thống tự động hóa
Địa chỉ: Số 6 Vũ Ngọc Phan, Q. Đống Đa, Hà Nội
Số TK: 1702 1485 1008 458 tại NH Eximbank- CN Hai Bà Trưng Hà Nội
ĐT: 04.3 248 4194 MST: 0101546890
Họ tên người mua hàng: Hoàng Cao Khải
Tên đơn vị: Công ty CP công nghiệp điện Tân Kỳ
Địa chỉ: số nhà A203 tập thể viện máy và dụng cụ công nghiệp, phường Láng Hạ,
quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Hình thức thanh toán: CK MST: 0101819571
STT Tên vật tư Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Aptomat 3P-16A, 6KA Cái 8 517.000 4.136.000
2 Aptomat 1P-16A, 6KA Cái 320 517.000 165.440.000
3 Aptomat 2P-40A, 6KA Cái 13 850.000 11.050.000
Cộng 180.626.000

VAT 10% 18.062.600
Tổng tiền 198.688.600
Số tiền viết bằng chữ: Một trăm chín mươi tám triệu, sáu trăm tám mươi tám nghìn,
sáu trăm đồng.
Người mua hàng Người bán Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
SV: Phạm Thị Duyên. Lớp KT4-K12
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
BIỂU SỐ 4:
5/10CÔNG TY CP THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA
VPGD: số 6 Vũ Ngọc Phan, Q. Đống Đa, Hà Nội
ĐT: 84-4.3 248 4194 – Fax: 84-4.3 248 4194
Webside: wwwelas.com.vn
BIÊN BẢN GIAO NHẬN & NGHIỆM THU HÀNG HÓA
Số: 294 –A0413/BBGH
Hôm nay, ngày 04 tháng 03, tại văn phòng Công ty CP thiết bị điện và hệ thống tự
động hóa chúng tôi gồm có:
BÊN MUA: Công ty CP công nghiệp điện Tân Kỳ
Địa chỉ: Số 2/37, ngõ 82 phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (+84)43 775 9975 Fax: (+84)4 3 775 9974
Đại diện: Ông. Vũ Hồng Quân Chức vụ: Giám đốc
BÊN BÁN: Công ty CP thiết bị điện và hệ thống tự động hóa
VPGD: Số 6 Vũ Ngọc Phan, Q. Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 84.43.248 4194 Fax: 84.43.248 4194
Đại diện: Ông. Vũ Văn Tú Chức vụ: Giám đốc
Ông. Nguyễn Khắc Hiển Chức vụ: Cán bộ KH
Cùng nhau tiến hành lập biên bản giao nhận & nghiệm thu một phần hàng
hóa theo đơn hàng số: 294-A0413/VVT đã ký ngày 03 tháng 03 năm 2013 về việc:
“cung cấp thiết bị ABB”.

Nội dung như sau:
SV: Phạm Thị Duyên. Lớp KT4-K12
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
1. Hàng hóa nghiệm thu
STT Mã đặt hàng Mô tả SL Ghi chú
1 2CDS213001R0164 MCB 3P-16A.Loại SH203-C16 8
2 2CDS211001R0164 MCB 1P-16A.Loại SH210-C16 320
3 2CDS212001R0404 MCB 2P-40A.Loại SH202-C40 13
2. Chứng từ kèm theo
STT Chứng từ, tài liệu SL Bàn giao
1 Hóa đơn Giá trị gia tăng 01 bản gốc 01
2 Biên bản nghiệm thu hàng hóa( 01 bản gốc) 01 bản gốc 01
3. Kết luận:
Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, so sánh hàng hóa và giấy tờ thực kiểm tra,
các bên cùng thống nhất kết luận:
- Toàn bộ hàng hóa được bàn giao trong tình trạng mới 100%, đúng số lượng
và phù hợp về chất lượng theo đúng qui định của hợp đồng
Hai bên thống nhất lập biên bản giao nhận & nghiệm thu hàng hóa với nội
dung như trên và ký tên dưới đây. Biên bản này là căn cứ để bên mua quyết định
nhận hàng cũng như để xem xét trách nhiệm thanh toán cho bên bán.
Biên bản được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ 01 bản, các bản có giá trị pháp
lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN MUA ĐẠI DIỆN BÊN BÁN
BIỂU SỐ 5:
SV: Phạm Thị Duyên. Lớp KT4-K12
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TÂN KỲ
Số 2,ngõ 82 phố Chùa Láng- Đống Đa- Hà Nội

PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 04 tháng 03 năm 2013
Số: 12/3
Người giao hàng: Nguyễn Xuân Sản
Đơn vị: Công ty CP thiết bị điện và hệ thống tự động hóa
Địa chỉ: Số 6 Vũ Ngọc Phan- Đống Đa- Hà Nội
Nội dung: Nhập mua át hiệu ABB cho mã TK0003/13
STT Tên vật tư Mã số ĐVT
Số lượng
Đơn giá T.Tiền
Theo
c.từ
Thực
nhập
1
Aptomat
MCB 3P-
16A, 6KA
2CDS213001R016
4
cái 8 8 517.000 4.136.000
2
Aptomat
MCB 1P-
16A, 6KA
2CDS211001R016
4
cái 320 320 517.000 165.440.000
3
Aptomat

MCB 2P-
40A, 6KA
2CDS212001R0404 cái 13 13 850.000 11.050.000
Cộng 180.626.000
- Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một trăm tám mươi triệu, sáu trăm hai mươi sáu
nghìn đồng.
- Số chứng từ gốc kèm theo: 02 chứng từ gốc
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
SV: Phạm Thị Duyên. Lớp KT4-K12
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
+ Trường hợp nhập kho thành phẩm thì cũng vào phiếu nhập kho bình thường sau
khi đã tính được giá thành thành phẩm.
+ Đối với vật tư mà đơn vị khác gửi hàng thì vẫn nhập kho bình thường và theo dõi
trên sổ riêng (chi tiết vật tư hàng gửi)
+ Trường hợp vật tư về đi thí nghiệm ngay không nhập kho thì phải báo cho kho để
lập phiếu nhập đồng thời lập phiếu xuất kho nội bộ vật tư đi thí nghiệm.
2.4.2 Xuất vật tư
- Khi thực hiện một dự kiến nào đó hoặc các bộ phận có nhu cầu sử dụng
vật tư, bộ phận đó làm giấy đề nghị cấp vật tư. Thủ kho xuất vật liệu căn cứ trên
giấy đề nghị cấp vật tư.
- Trong công ty CP công nghiệp điện Tân Kỳ xuất kho bao gồm 4 loại xuất
kho:
- Xuất điều chuyển giữa các bộ phận
- Xuất phục vụ sản xuất
- Xuất kho hoàn công vật tư
- Xuất bán
SV: Phạm Thị Duyên. Lớp KT4-K12
21

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
BIỂU SỐ 6:
CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TÂN KỲ
Số 2, ngõ 82 phố Chùa Láng- Đống Đa- Hà Nội
Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2013
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP VẬT TƯ
Người đề nghị: Hoàng Cao Khải
Đơn vị: BP. Điện
Lý do đề nghị: Xuất aptomat hiệu ABB để sản xuất tủ điện ATS cho mã TK0003/13
Mã vật tư Tên vật tư ĐVT
SL đề
nghị
SL được
duyệt
Ghi
chú
2CDS21300R10164
Aptomat MCB 3P-
16A, 6KA
cái 8
Tổng 8
Nơi nhận: Trưởng đơn vị
- Như trên (Ký, họ tên)
- Lưu…
Do vật liệu tại công ty chủ yếu là xuất để sản xuất vỏ tủ, để lắp ráp tủ điện
là chính. Khi các đơn vị sử dụng vật tư xuất trình giấy đề nghị lĩnh vật tư đã được
duyệt thì thủ kho phải xuất vật liệu và căn cứ vào đó để lập phiếu xuất điều chuyển.
Khi xuất phải chú ý mã vật tư, tiến hành cân đong, đo, đếm chính xác, xuất đúng
chủng loại theo yêu cầu. Nghiêm cấm thủ kho không tự ý cho vay mượn vật liệu.
Vật liệu đã xuất cho bộ phận nào thì bộ phận đó có trách nhiệm quản lý.

SV: Phạm Thị Duyên. Lớp KT4-K12
22

×