Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sửdụng bài giảng điện tử trong quá trình dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 30 trang )

I. Đặt vấn đề:
Trong hoàn cảnh toàn nghành Giáo dục - Đào tạo đang nỗ lực đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động của học sinh thì người
giáo viên cũng phải trăn trở để tìm cho mình một phương pháp dạy học với
tinh thần chung ấy.
Giảng dạy mọi bộ môn khoa học nói chung và giảng dạy môn Ngữ văn
trong trường THCS nói riêng luôn đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, sáng
tạo để có phương pháp thích hợp giảng dạy và mang lại hiệu quả cao nhất. Sở
dĩ như vậy là vì phương pháp giảng dạy có ý nghĩa quyết định đối với chất
lượng một giờ dạy. Có thể nói, cùng một nội dung chương trình nhưng phương
pháp giảng dạy của giáo viên khác nhau thì mức độ hiểu bài của học sinh cũng
khác nhau. mặt khác đối tượng giảng dạy là những con người cụ thể, nội dung
kiến thức cần giảng dạy thuộc những bộ môn khoa học khác nhau. Vì vậy,
người dạy học phải làm sao có được phương pháp phù hợp nhất để chuyển tải
đúng đắn chân lý khoa học vào đối tượng giảng dạy để đối tượng có thể hiểu
đúng đắn và sâu sắc nội dung tri thức đó và vận dụng vào cuộc sống của mình.
Môn ngữ văn trong nhà trường vừa là một môn học nghệ thuật, vừa là môn
học công cụ. Dạy - học tác phẩm văn chương trong nhà trường có nhiệm vụ
nâng cao chất lượng cho người học, làm phong phú hơn về văn hoá, về tâm
hồn và phát triển nhân cách của người học. Dạy học tác phẩm văn chương
trong nhà trường là hướng dẫn sự tiếp nhận của tác phẩm, làm cho văn bản
ngôn từ sống lại trong học sinh, giúp câc em nhận ra điều mà tác giả muốn đối
thoại với người đời. Từ sự nhận thức đó, các em đi đến sự tự ý thức, tự điều
chỉnh mình trong cuộc sống.
Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi luôn tìm cách cải tiến phương pháp
giảng dạy đối với từng loại kiến thức, từng bài dạy cụ thể để mỗi giờ dạy từ
chỗ học sinh ít chú ý nghe giảng trở nên sinh động, hấp dẫn hơn với các em.
Đặc biệt trong vài năm gần đây với chủ trương của ngành giáo dục là đẩy
mạnh công nghệ thông tin vào trường học, công nghệ thông tin đã góp phần
1
hiện đại hoá phương tiện, thiết bị dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy


học thì mỗi giáo viên cũng cần phải nỗ lực hơn để có thể theo kịp tốc độ phát
triển của thời đại. Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quá trình dạy học
đã sử dụng những phương tiện dạy học sau: Phim chiếu để giảng bài với đèn
chiếu Overhead, Phần mềm hỗ trợ bài giảng, minh hoạ trên lớp với LCD-
projector (Máy chiếu tinh thể lỏng), phần mềm dạy học giúp học sinh trên lớp
và ở nhà, công nghệ kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm trên máy tính, sử
dụng mạng Internet để dạy học và đặc biệt là sử dụng bài giảng điện tử. Tất
nhiên trong quá trình sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại giáo viên và
học sinh gặp không ít các khó khăn. Vậy làm thế nào để việc sử dụng công
nghệ thông tin vào các tiết học cho có hiệu quả là một vấn đề không nhỏ và
được sự quan tâm của nhiều người.
Trong quá trình sử dụng công nghệ thông tin nói chung bản thân tôi cũng
đã cố gắng, nỗ lực rất nhiều. Quá trình giảng dạy, sử dụng giáo án điện tử
cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng tôi ý thức được rằng không thể không có
giải pháp tốt, bởi vì xã hội ngày càng phát triển nếu mình không cố gắng thì sẽ
tự đào thải mình. Vì lý do đó mà trong thực tế tôi đã học hỏi những người
xung quanh, bạn bè, tìm tòi sách vở, tài liệu, nghiên cứu thông qua mạng
Internet để tìm ra giải pháp tốt nhất áp dụng cho từng bài dạy một cách có hiệu
quả và qua mỗi lần sử dụng để rút ra được một số kinh nghiệm. Bài viết này
tôi cũng mạnh dạn đưa ra một ý kiến: "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng bài giảng điện tử trong quá trình dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS"
mong các đồng nghiệp đón nhận, xem xét, góp ý để bài viết được hoàn thiện
hơn.
2
II Nội dung chính:
1. Thực trạng khi chưa sử dụng giáo án điện tử
Từ trước tới nay, việc dạy văn của chúng ta mặc dù có cải tiến liên tục, có
phát triển, có hoàn thiện không ngừng, nhằm làm cho giờ văn hay hơn, thiết
thực hơn, giàu hơi thở và mạch nhịp của cuộc sống hơn, nhưng tất cả vẫn diễn
ra trong khuôn khổ của lối "giảng văn", thầy giảng - trò nghe, học sinh tiếp thu

bài giảng một cách thụ động. Giáo viên chỉ hỏi khoảng bốn, năm câu trong đó
có ba câu cổ điển bất di bất dịch là : đại ý, bố cục, tư tưởng chủ đề sau đó là
dùng phương pháp thuyết trình là chính. Thầy tự cảm thụ tác phẩm và truyền
thụ một chiều cho học sinh, học sinh chỉ có việc ngồi nghe một cách máy móc.
Trong lúc đó qua những kết quả nghiên cứu tâm sinh lý của học sinh và điều
tra xã hội học gần đây cho thấy thanh, thiếu niên có những thay đổi trong sự
phát triển tâm sinh lý, đó là sự thay đổi có gia tốc. Trong điều kiện phát triển
của các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu,
học sinh được tiếp thu nhiều nguồn đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc
sống, có hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng
lứa tuổi trước đây. Trong học tập họ không thoả mãn với vai trò của người tiếp
thu thụ động, không chấp nhận các giải pháp có sẵn nên học sinh có chiều
hướng không thích học môn văn. Đây là một thực tế được thể hiện qua việc
học sinh không có hứng thú gì khi học môn văn, uể oải, không tập trung,
không nhớ, không thuộc thơ, văn; khi làm bài viết thì không có cảm xúc, điểm
thấp
Đối với giáo viên thì công cụ chủ yếu là viên phấn trắng và bảng đen và sử
dụng các phương pháp dạy học truyền thống một cách khuôn sáo và cứng
nhắc, trong một giờ học thì hoạt động của giáo viên là chủ yếu. bên cạnh đó
giáo viên lại không có bất kỳ một dụng cụ trực quan hay thiết bị hỗ trợ cho
giảng dạy nào cả nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển tải nội dung
bài giảng . Ví dụ khi giảng về tác giả, tác phẩm, minh hoạ cụ thể cho một hình
3
tượng nhân vật hay các chi tiết nghệ thuật, các giai đoạn lịch sử văn học, các
đoạn tả cảnh thiên nhiên không có tranh, ảnh hoặc video clíp để minh hoạ.
Thực trạng trên đã đặt ra nhiệm vụ cho giáo viên dạy văn ở các trường
trung học là phải tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học văn, phát huy tính
tích cực chủ động của các em nhằm nâng cao chất lượng giờ học văn. vấn đề
dạy học bây giờ điều quan trọng không chỉ ở chỗ đưa ra kết luận mà chủ yếu là
tìm ra con đường đi đến kết luận. Đối với môn văn, một môn học đồng thời là

một môn nghệ thuật thì điều quan trọng không chỉ là ý thức được tác động
nghệ thuật mà là giao tiếp hiệu quả với nghệ thuật. Điều đó chỉ có thể thực
hiện được trong điều kiện người giáo viên tôn trọng học sinh như một bạn đọc,
coi học sinh là một chủ thể cảm thụ tác phẩm trong giờ học, giáo viên chỉ khơi
gợi cho các em, đưa các em vào thế giới nghệ thuật của nhà văn để các em tự
cảm thụ và hình thành nhân cách. Một trong những phương pháp sử dụng
mang lại hiệu quả chính là việc áp dụng công nghệ thông tin nói chung và bài
giảng điện tử nói riêng vào quá trình dạy học môn ngữ văn.
2.Những vấn đề chung của việc sử dụng bài giảng điện tử.
Sử dụng máy tính để dạy học là một trong những hướng đổi mới
phương pháp dạy học ở trường THCS hiện nay, trong đó sử dụng bài giảng
điện tử đang được các giáo viên quan tâm nhiều. Mỗi giáo viên cần chọn các
tiết học sao cho nếu giảng dạy bằng bài giảng điện tử thì sẽ tận dụng được tính
tối đa ưu việt của máy tính về phương diện cung cấp thông tin cho người học,
tính hấp dẫn của bài giảng, có hiệu quả hơn bài giảng truyền thống. Việc sử
dụng giáo án điện tử để dạy học cần phải đạt được mục tiêu của bài học.
Tính ưu việt được thể hiện:
* Ưu điểm:
- Các hiệu ứng, màu sắc, kiểu chữ rất tiện lợi cho việc xử lý bài giảng
một cách linh hoạt, hấp dẫn và sư phạm.
- Khả năng sử dụng có hiệu quả các hình ảnh, phim, các tư liệu dạy học
nhanh chóng và chất lượng.
- Tiết kiệm nhiều thời gian viết vẽ trên lớp.
4
- Thuận lợi cho việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.
- Thiết kế màn hình đẹp, đa dạng.
- Đã sử dụng nhiều phần mềm chuyên dụng lồng ghép phim ảnh minh
họa.
- Chịu khó thu thập tài liệu cho môn học.
- Giáo viên chuẩn bị bài dạy một lần thì có thể sử dụng nhiều lần.

- Các phương tiện dạy học hiện đại sẽ tạo ra khả năng để giáo viên trình
bày bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi
nhanh chóng của khoa học hiện đại.
- Các phương tiện sẽ hỗ trợ, chuẩn hoá các bài giảng mẫu, đặc biệt đối với
những phần khó giảng, những khái niệm phức tạp.
* Hạn chế khi sử dụng giáo án điện tử:
- Giáo viên chưa thành thạo các thao tác cơ bản đối với máy tính, chưa biết
sử dụng thành thạo các phần mềm để thiết kế giáo án, đây là mặt yếu của
nhiều giáo viên hiện nay.
- Khi thiết kế giáo án điện tử giáo viên sử dụng màn hình chưa thật hợp lí
trong việc bố trí chữ (viết quá nhiều hoặc viết quá ít - phải lật trang liên tục),
kích cỡ chữ.
- Nội dung viết cũng như tính nhất quán trong trình bày chưa phù hợp (đâu
là nội dung cho học sinh ghi chép, đâu là điều khiển của giáo viên ).
- Còn lạm dụng các hiệu ứng làm học sinh mất tập trung vào bài giảng.
- Lạm dụng màu sắc, âm thanh hoặc sử dụng chúng không hợp lí.
Để xây dựng và sử dụng có hiệu quả giáo án điện tử, bài viết đề xuất một
số vấn đề sau:
3. Một số nguyên tắc trong thiết kế các trang trình chiếu của
giáo án điện tử.
3.1 Sử dụng màu sắc:
Để sử dụng những trang trình chiếu thu hút và ấn tượng, ngoài nội
dung khoa học ra, chúng ta phải biết sử dụng màu sắc hợp lí: chọn màu, phối
5
màu giữa nền và chữ, phối màu giữa các dòng văn bản. Mỗi màu nền mang ý
nghĩa riêng của nội dung và đối tượng học sinh.
Màu chữ và hình sẽ là công cụ đắc lực phục vụ bài giảng, mỗi bài
giảng sử dụng nhiều nhất là 05 màu. Việc phân phối màu hợp lí sẽ làm cho bài
giảng trở nên hấp dẫn hơn. Chẳng hạn như một bài giảng cần dùng một màu
chính xuyên suốt cho nội dung của bài giảng, một vài màu nổi hơn cho các đề

mục và một màu khác để làm nổi bật các ý quan trọng. Chú ý các đề mục có
vai trò ngang nhau thì phải có màu giống nhau (cỡ chữ, kiểu chữ cùng nhau).
Thông thường, nên dùng màu đỏ để làm nổi bật các ý quan trọng (nhưng
không để trên nền xanh và tím).
3.2 Chữ viết trong trang bài giảng.
Chữ viết trong trang bài giảng thường dùng Times New roman và Arial
(hoặc tuỳ sở thích của người thiết kế). Cỡ chữ khi lên màn hình cần phải đảm
bảo để học sinh ngồi ở dưới hàng ghế cuối cùng cũng đọc hết chữ. Nếu không
phải là đề mục của bài giảng thì nên dùng cỡ chữ 24 (trường hợp bất khả
kháng thì có thể dùng cỡ nhỏ hơn nhưng không được nhỏ hơn 20) và lớn nhất
là 28 hoặc 32. Chữ lớn, tất nhiên dễ đọc song cũng không nên dùng chữ quá
lớn. Vì: thị trường của mắt bị phân tán, và cũng cần sự tập trung nội dung ít
nhất là của một đề mục vào một trang để học sinh để theo dõi bài được tốt
hơn.
Số chữ trên một trang: về nguyên tắc, không nên viết quá nhiều hàng trên
một trang trình chiếu, mỗi hàng không viết quá nhiều chữ. Để phát huy được
tốt nhất các trang trình chiếu của bài giảng điện tử trên mỗi trang chỉ nên có từ
10 đến 13 dòng, mỗi dòng không quá 10 chữ để trang trình chiếu được tập
trung và sáng sủa. Việc sử dụng WordArt: Một số phần mềm cho phép người
sử dụng chữ nghệ thuật dùng trang trí trang trình chiếu, nhưng lưu ý không
dùng chữ quá cầu kì,
3.3 Việc sử dụng các hiệu ứng (Effect) trên trang trình chiếu.
6
Đặc sắc của bài giảng điện tử là sự phong phú của các hiệu ứng (các
kiểu cho xuất hiện trang trình chiếu - Animation Schemes, các kiểu xuất hiện
chữ, hình - Custom Animation ). Song sử dụng chúng cũng tuỳ trường hợp,
nhất là các kiểu xuất hiện chữ.
Đối với bài giảng điện tử cần hạn chế sử dụng các hiệu ứng quay lộn, bay
nhảy vì chúng không thích hợp trong giờ học, làm phân tán sự chú ý đối với
học sinh. Cho nên sử dụng các Effect vừa phải đảm bảo ở mức đủ sinh động.

Nên chọn một số kiểu xuất hiện của màn hình phù hợp, mỗi bài giảng chỉ nên
dùng một kiểu thống nhất. Kiểu xuất hiện của chữ nên sử dụng hạn chế ở một
vài Effect như: Box, Diamond, Rese Chú ý cho thực hiện nhanh để không
mất thời gian và nhàm chán.
3.4 Sử dụng kết hợp các hoạt động và minh hoạ.
Đây cũng là một ưu thế tuyệt đối của bài giảng điện tử mà chiếc
bảng thông thường không thể làm được. Nhất là đối với những bài sử dụng các
phương pháp dạy học tích cực, giáo viên cần mở rộng các nội dung ra thực tế
bằng hình ảnh phim, các phần mềm mô phỏng. Cần cập nhập thông tin, chèn
các câu hỏi, hướng dẫn thảo luận trong khi vẫn để nội dung bài giảng trên màn
hình để tiếp tục bài dạy. Có nhiều cách để người thiết kế thực hiện được điều
đó:
- Sử dụng liên kết:
+ Sử dụng tư liệu theo kiểu liên kết rất thuận lợi. Các thao tác với
máy đơn giản, tư liệu xuất hiện nhanh rõ.
+ Sử dụng các tư liệu là hình ảnh động, film.
+ Có thể liên kết nhiều tư liệu, nhưng trong bài giảng nếu thiếu thời
gian thì ta có thể bỏ qua tư liệu đó cũng không sao. Tuy nhiên, khi trình chiếu
tư liệu thì bài giảng bị gián đoạn.
+ Khi thiết kế các bài giảng tất cả các trang chủ và trang tư liệu để
trong một folder thì mới sử dụng các trang minh hoạ được. Nếu muốn chuyển
sang máy khác cần phải copy toàn bộ folder ấy để chuyển đi.
7
+ Dấu hiệu liên kết sẽ là thay đổi màu sắc, kí tự đã thống nhất trong
trang trình chiếu (chú ý các tư liệu là hình động hoặc film cần được đóng gói
với phần mềm xử lí động (windows media player, winnap ) để đề phòng khi
đem bài giảng sang máy khác thiếu phần mềm xử lí ấy).
- Chèn tư liệu bằng các hiệu ứng xuất hiện và xoá đi:
Một số tư liệu không chiếm đầy trang bài giảng như một hình vẽ, một trích
dẫn, một câu hỏi, một yêu cầu học sinh làm việc, (trao đổi nhóm về một nội

dung nào đó ), ta có thể không cần dùng liên kết mà chèn trực tiếp rồi dùng
các hiệu ứng xuất hiện khi cần và thoát khi đã dùng xong. Việc làm này dễ
thực hiện và khi trình chiếu thì làm cho màn hình sinh động, tập trung sự chú ý
của học sinh.
Song nếu chèn vào một trang quá nhiều tư liệu hoặc tư liệu là các văn bản
quá dài thì công việc thiết kế sẽ rất phức tạp và dễ nhầm lẫn khi cho cái nào
xuất hiện trước, cái nào xuất hiện sau.
4. Khai thác kênh hình trong dạy học Ngữ văn.
4.1 Ý nghĩa của việc sử dụng công nghệ thông tin để khai thác kênh hình
trong dạy học môn Ngữ văn.
Kênh hình được sử dụng trong dạy học môn Ngữ văn chủ yếu là do giáo
viên khai thác từ các nguồn tư liệu trên mạng, trong sách báo hoặc đôi khi do
chính họ tự thiết kế (vẽ tranh ảnh minh hoạ về các nhân vật, các tình huống
của một tác phẩm).
Việc sử dụng công nghệ thông tin để khai thác tình hình (gồm tranh ảnh và
video clip) ở mỗi giờ học môn Ngữ văn có ý nghĩa nhất định trong việc đổi
mới phương pháp giảng dạy và nâng cao hiệu quả giờ học. Đối với bộ môn
Văn, do đặc thù là môn học đòi hỏi học sinh phải có khả năng tiếp nhận tri
thức bằng chính sự mẫn cảm của đời sống tâm hồn nên nhiều giáo viên còn e
ngại sử dụng công nghệ thông tin để giảng dạy và cho rằng không nhất thiết
phải cần đến sự hỗ trợ của đồ dùng trực quan (tranh ảnh, video clip) mới có
được một giờ văn thành công. Đặt trong các khía cạnh cần khai thác của một
tác phẩm như: Bối cảnh lịch sử - xã hội, đời sống văn hoá của một giai đoạn
8
văn học, phong tục, tập quán của dân tộc, cảnh vật thiên nhiên đất nước Nếu
được tái hiện lại qua các hình ảnh, âm thanh, đoạn phim một cách hợp lí và
đúng lúc, chắc chắn sẽ làm giờ giảng sinh động hơn, thu hút sự chú ý của học
sinh và giúp các em tốt hơn trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Vẫn biết, văn
chương vốn thuộc về đời sống tâm hồn thì chỉ có thể cảm nhận nó bằng chính
tâm hồn của người học. Nhưng, nếu chúng ta biết cách sử dụng công nghệ

thông tin có hiệu quả thì dù có sự xuất hiện của máy móc và trang thiết bị hiện
đại vẫn không thể làm "xơ cứng" đời sống tâm hồn của người học văn.
4.2 Khai thác kênh hình trong dạy Văn ở trường THCS.
Kênh hình của bộ môn Văn không sẵn có, không cố định như những bộ
môn Lịch sử, Địa lý; vì thế, giáo viên Văn nếu muốn đưa kênh học vào bài
giảng buộc phải tự kiếm tìm và khai thác qua mạng, qua sách báo. Cách khai
thác và sử dụng kênh hình của họ cũng không giống nhau do ý tưởng bài giảng
của mỗi người mỗi khác, do vậy, có sự đòi hỏi cao ở giáo viên sự chịu khó,
khả năng đầu tư về chuyên môn và một niềm say mê trong đổi mới phương
pháp dạy học.
Chương trình Ngữ văn ở trường THCS bao gồm các phân môn: Văn học,
Tiếng Việt, Tập làm văn . Kênh hình được khai thác và sử dụng nhiều nhất ở
phân môn Văn học do đặc thù của phân môn này là học những kiền thức về
lịch sử văn học, tác giả, tác phẩm nên dễ dàng hơn trong quá trình kiếm tìm và
khai thác nguồn kênh học. Tuy nhiên, trong phân môn này, không phải bài học
nào cũng có thể khai thác và sử dụng hiệu quả kênh hình; do đó, giáo viên cần
có sự lựa chọn bài học cho phù hợp trước khi có ý định khai thác và sử dụng
kênh hình.
Phân môn Văn học trong chương trình THCS là "tổng thể" kiến thức về
Văn học của cả 4 năm THCS, phân bố đều ở các giai đoạn khác nhau của tiến
trình lịch sử văn học. Qua quá trình giảng dạy và trên cơ sở nguồn tư liệu có
khả năng đưa vào sử dụng được trên giờ giảng, chúng tôi nhận thấy giáo viên
có thể khai thác kênh hình trong giảng dạy phân môn Văn học ở trường THCS
từ các nguồn sau:
9
- Sử dụng băng tư liệu để minh họa tác phẩm bằng giọng đọc, giọng ngâm,
lời hát của các nghệ sĩ khi giảng dạy các tác phẩm Văn học dân gian , tác
phẩm Văn học trung đại , các tác phẩm Văn học hiện đại.
- Sử dụng các video clip vốn là các tác phẩm đã chuyển thể thành sân khấu
hoặc kịch bản phim để tóm tắt tác phẩm hoặc minh hoạ cho các đoạn trích

được học hoặc các đoạn viđeo clip có hình ảnh, nội dung minh hoạ cho bài
giảng ( Trình chiếu trích đoạn vở "Quan âm Thị Kính" khi dạy bài "Quan âm
Thị Kính", trình chiếu cảnh động Phong Nha khi giảng bài "Động Phong
Nha", trình chiếu cảnh các cô gái thanh niên mở đường trong phim tư liệu để
giảng bài "Những ngôi sao xa xôi", trình chiếu cảnh hát ca Huế để dạy bài "Ca
Huế trên sông Hương", trình chiếu cảnh sông nước Cà Mau khi dạy bài "Sông
nước Cà Mau" Đặc biệt khi dạy bài "Thuyết minh về một danh lam thắng
cảnh", "Thuyết minh về một phương pháp" thì càng cần dùng đến các viđeo
clip có nội dung liên quan đến bài dạy để học sinh cảm nhận được bằng hình
ảnh trực quan sinh đông về đối tượng mình đang tìm hiểu thì quá trình tiếp thu
bài sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều vì đây là những tiết tập làm văn vốn rất khô
khan và khó dạy).
- Sử dụng tranh ảnh để giới thiệu trực tiếp với học sinh về tác giả (ảnh của
một số tác giả được học), tác phẩm ( ảnh bìa của một tác phẩm văn học) hoặc
để minh hoạ cụ thể cho các hình tượng nhân vật (ảnh Bác khi dạy bài "Đức
tính giản dị của Bác Hồ" hoặc bài "Đêm nay Bác không ngủ"), các chi tiết
nghệ thuật, các giai đoạn lịch sử văn học, các đoạn tả cảnh thiên nhiên trong
các tác phẩm được học (ảnh bình minh lên trên biển, ảnh chợ cá ven biển khi
dạy bài "Quê hương " )
4.3 Các bước khi sử dụng công nghệ thông tin để khai thác kênh hình trong
dạy học ở trường THCS:
4.3.1 Chuẩn bị trước khi lên lớp:
Giáo viên nhất thiết phải nghiên cứu kĩ tác phẩm, nắm bắt nội dung tư
tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời, xác định mình cần truyền
đạt những kiến thức cần tới học sinh. Sau đó, họ cần xây dựng ý tưởng cho
10
toàn bài giảng và từng tiết giảng - một khâu quan trọng quyết định sự thành
bại của một giờ dạy học Văn. Bởi, nếu không có ý tưởng cụ thể, phù hợp thì
học sinh rất khó tiếp nhận môn Văn, giáo viên cũng rất khó để truyền đạt nội
dung của bài học mà không làm mất đi "chất văn" của một giờ học văn.

Từ ý tưởng của bài giảng đã được xây dựng, giáo viên dự kiến sử dụng
nguồn kênh hình tương ứng để phục vụ cho ý tưởng của mình nhằm đạt hiệu
quả cao nhất. Khả năng khai thác và sử dụng kênh hình của mỗi giáo viên
khác nhau có thể đem đến kết quả dạy học khác nhau. Ví dụ cùng dạy một tác
phẩm nhưng giáo viên nào đầu tư và sử dụng kênh hình hợp lí, phù hợp với
nội dung truyền đạt thì chắc chắn giờ dạy của họ sẽ thành công hơn. Khi đã dự
kiến được nguồn kênh hình, giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin để thiết
kế kênh hình trên máy tính, tập trình chiếu và khai thác thử thông tin qua các
câu hỏi liên quan đến kênh hình.
Quá trình sử dụng công nghệ thông tin trong khai thác kênh hình cần lưu ý:
không được dùng kênh hình để làm mất đi đặc thù của bộ môn Văn. Các hình
ảnh phải đảm bảo các tiêu chí: không lạm dụng kĩ thuật để tạo các hình ảnh có
màu sắc loè loẹt, uốn lượn, bay nhảy cầu kì, mà phải được chọn lọc kĩ, mang
tính điển hình cho ý tưởng mà giáo viên cần thể hiện trong bài giảng, tạo hứng
thú học tập cho học sinh và có giá trị thẩm mĩ cao.
4.3.2 Sử dụng trên lớp:
Đây là công đoạn giáo viên trình bày lại toàn bộ bài giảng điện tử có ứng
dụng công nghệ thông tin để khai thác kênh hình gồm các thao tác:
- Trình chiếu kênh hình lên màn hình lớn cho học sinh quan sát. Giáo viên
có thể dừng lại lâu hơn ở những kênh hình có liên quan tới việc gợi mở các
kiến thức quan trọng nhằm giúp các em khắc sâu và ghi nhớ tốt hơn.
Ví dụ:
11
12
Hình ảnh ông đồ này sẽ được trình chiếu khi dạy bài "Ông đồ" của Vũ
Đình Liên để qua bức ảnh này học sinh có thể hiểu hơn về Ông đồ của
ngày xưa và ý nghĩa của tác phẩm
13
Bốn bức ảnh này được trình chiếu khi dạy đoạn con Hổ nhớ về những kỷ niệm
xưa: "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Để ta chiếm lấy phần riêng bí mật "
14
Bốn bức ảnh này được trình chiếu khi dạy bài "Nói với con" của Y Phương
15
Bốn bức ảnh này được trình chiếu khi dạy bài "Quê hương" của Tế Hanh
16
Đây là những bức ảnh được trình chiếu khi dạy bài thuyết minh về chiếc nón
lá Việt Nam
17
Đây là những bức ảnh được trình chiếu khi dạy bài thuyết minh về sự
vật, đồ dùng
18
Tác giả Vũ Đình Liên được trình chiếu
khi dạy bài "Ông đồ"
Tác giả Tố Hữu được trình chiếu
khi dạy bài "Khi con tu hú"
Tác giả Ai-Ma-Tốp được trình chiếu
khi dạy bài "Hai cây phong"
Tác giả Thế Lữ được trình chiếu khi
dạy bài "Nhớ rừng"
- Hoặc dùng kênh hình đó để dẫn lời vào bài hoặc đặt câu hỏi gợi mở và
hướng dẫn, tổ chức cho các em khai
thác nội dung.
- Sau khi đặt câu hỏi, giáo viên dành
một lượng thời gian nhất định cho
học sinh suy nghĩ và trả lời. Cuối
cùng, giáo viên nhận xét, bổ sung và
kết luận, giúp học sinh làm sáng tỏ
những kiến thức mà mình vừa lĩnh
hội được thông qua việc tiếp xúc với

kênh hình.
- Giáo viên cần có phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc thù của bộ môn
Văn, ngôn ngữ trình bày rõ ràng, lời nói và thao tác trên máy tính, cách gợi mở
và kênh hình phải kết hợp hài hoà, linh hoạt để việc khai thác kênh hình vừa
mang tính trực quan sinh động vừa không làm giảm đi "chất văn" thực sự của
một giờ học văn.
Xung quanh hiệu quả của mỗi giờ dạy vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn,
nhưng về cơ bản, công nghệ thông tin đã tác động trực tiếp vào phần nào làm
đổi mới các hính thức dạy học truyền thống, đưa vào các giờ học văn một
không khí sôi nổi, đầy hứng thú, bắt kịp với đà phát triển của giáo dục hiện
đại. Đặt trong xu thế chung ấy, mỗi giáo viên Văn, một mặt cần không ngừng
nâng cao hiểu biết về công nghệ thông tin, mạnh dạn đưa những ứng dụng của
công nghệ thông tin vào trong dạy học; mặt khác, phải biết giữ lại những điểm
ưu việt của cách dạy học truyền thống để mội giờ học Văn thực sự là niềm vui
thích và say mê đối với từng học sinh.
5 Bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy học cho giáo viên THCS
5.1 Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của giáo viên
19
5.1.1 Những năng lực cơ bản về khai thác, ứng dụng công nghệ
thông tin
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, giáo viên phải đáp ứng được
các kỹ năng cơ bản sau:
- các thao tác sử dụng máy vi tính và các thiết bị ngoại vi.
- Thực hiện việc giao tiếp với máy vi tính qua các phần mềm hệ thống và
phần mềm ứng dụng văn phòng.
- Biết tìm kiếm, khai thác thông tin trên mạng internet, biết thực hiện việc
trao đổi thông tin qua mạng.
- Biết sử dụng các phương tiện ghép nối với máy vi tính thường gặp như:
loa, máy in, máy quét ảnh Scanner, máy ảnh số, máy chiếu

5.1.2 những năng lực có tính đặc thù của giáo viên trong việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
- Biết sử dụng các phần mềm dạy học phổ biến được triển khai đến các
trường phổ thông.
- Có khả năng sử dụng ở mức độ cơ bản một số phần mềm thông dụng có
thể khai thác trong dạy học như: các chương trình soạn thảo văn bản, các
chương trình vẽ, các chương trình thiết kế trình chiếu để khai thác các bài
giảng.
- Khai thác các thông tin có sẵn trên đĩa CD-ROM và mạng internet để đưa
vào minh hoạ trực tiếp cho bài giảng hoặc tích hợp với các bài giảng điện
tử.
- Biết khai thác các phần mềm công cụ để tạo, xử lý dữ liệu và thiết kế các
bài giảng điện tử cho từng nội dung cụ thể trong chương trình dạy học.
- Tổ chức, thực hiện việc dạy học với bài giảng điện tử và các phương tiện
kỹ thuật của công nghệ thông tin.
- Khả năng xử lý lỗi phát sinh trong quá trình khai thác, ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học. Hiện nay đa số các phần mềm dạy học có
giao diện và tài liệu hướng dẫn bằng tiếng Việt chưa nhiều nên năng lực
ngoại ngữ của giáo viên cũng rất quan trọng.
20
5.2 Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin
cho giáo viên THCS.
5.2.1 Xây dựng chương trình tin học cơ sở có tính ứng dụng cao.
Những năm gần đây chương trình tin học dành cho giáo viên thường mang
tính chủ quan, nghĩa là phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên và điều kiện cơ sở
vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin của các trường. Đa phần các trường
đều dạy những kiến thức cơ bản về tin học đại cương, hệ điều hành, tin học
văn phòng là chủ yếu và bước đầu dạy ứng dụng chương trình powerpoint
vào soạn giảng. Phần ứng dụng tuỳ thuộc từng trường.
Để từng bước hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản về ứng dụng

công nghệ thông tin, chương trình tin học cơ sở, ngoài các kiến thức cơ bản
nên lựa chọn thêm các nội dung sau: các thao tác cơ bản sử dụng máy vi
tính, đĩa mềm, CD-ROM, máy in ; sử dụng công cụ soạn thảo văn bản và
trình diễn phổ thông, chẳng hạn như: Winword, PowerPoint ; sử dụng một
số phần mềm đồ hoạ cơ bản như PaintBruth, Draw của MS Office và
hướng dẫn thêm các phần mềm đồ hoạ chuyên nghiệp như CoreiDraw,
PhotoShop để giáo viên có thể tham khảo thêm.
5.2.2 Xây dựng chương trình tin học nâng cao cho giáo viên.
- Chương trình này nhằm củng cố và hoàn thiện các kỹ năng cơ bản về sử
dụng máy tính và sử dụng các phần mềm thông dụng. Các kỹ năng cơ bản
để khai thác internet, truy cập các website, cách download thông tin từ
mạng internet, cách trao đổi thông tin qua mạng như gửi thư điện tử email,
gửi và nhận tệp tin
- Sử dụng các phần mềm công cụ để thiết kế bài giảng điện tử, nên lựa
chọn các phần mềm thông dụng như PowerPoint, Flash Sử dụng các
phương tiện kỹ thuật điện tử như máy chiếu đa năng Projector, máy chiếu
vật thể, máy quét, máy ảnh
- Sử dụng và khai thác một cách sáng tạo các phần mềm dạy học hiện có.
Giới thiệu một số phần mềm công cụ như: ProntPage, Flash để một số
21
giáo viên có điều kiện có thể tự mình hoặc kết hợp thành một nhóm biên
tập các bài giảng điện tử, các website, thậm chí các phần mềm dạy học.
5.2.3 Xây dựng phòng bộ môn " Nghiên cứu triển khai ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học".
Trong điều kiện hiện nay, việc trang bị một phòng khoảng 20-30 mày vi
tính nối mạng internet có đầy đủ các trang thiết bị tối thiểu để giáo viên
thực hành khai thác, tìm kiếm thông tin, sử dụng phần mềm dạy học, thiết
kế các bài giảng điện tử là cần thiết và không vượt qua khả năng tài chính
của trường. Không thể tiến hành bồi dưỡng , trang bị kỹ năng ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học theo kiểu học chay được mà đòi hỏi phải

có điều kiện thực hành.
5.2.4 Hình thức bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ
thông tin cho giáo viên THCS.
Việc trang bị kiến thức tin học cho giào viên nói chung, giáo viên THCS
nói riêng trong xu hướng hiện nay là rất cần thiết và quan trọng. Có thể tiến
hành các hình thức bồi dưỡng như sau:
- Bộ giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo
mở các lớp tập huấn ngắn hạn, dài hạn, các trường triển khai mở các
chuyên đề để truyền đạt và trao đổi kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin
cho giáo viên đơn vị mình.
- Thời gian nên chọn thời điểm nghỉ hè để không ảnh hưởng và xáo trộn
công tác chuyên môn của giáo viên tham gia.
- Hình thức tập huấn nên chú trọng đến khâu thực hành, giảm bớt hình thức
phô diễn. Nội dung tập huấn nên tập trung đi sâu, giải quyết đến vấn đề cụ
thể để sau khi tập huấn giáo viên có thể ứng dụng được ngay.
- Bộ giáo dục và đào tạo có thể tích hợp nội dung hướng dẫn trên các
website của ngành. Đây là hình thức tiết kiệm được kinh phí, không hạn
chế về không gian, thời gian, địa điểm Đối với những cơ sở còn gặp khó
khăn về đường truyền internet thì nội dung bồi dưỡng cần được ghi trên
CD-ROM và đưa về từng cơ sở.
22
- Thiết lập diễn đàn dưới nhiều hình thức: báo chí, tập san, Email ,
internet,,, để giáo viên dễ dàng trao đổi, học tập và cập nhật kiến thức, kinh
nghiệm về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học một cách hiệu
quả.
- Tổ chức dạy mẫu và ghi hình, lưu thành ngân hàng vidieo clip. Đây là
nguồn tài liệu rất bổ ích và thiết thực.
6. Một số tiêu chí đánh giá giờ giảng có ứng dụng công
nghệ thông tin (20 điểm).
5.1 Nhóm tiêu chí về nội dung (12 điểm).

Bài giảng phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp với đặc
trưng bộ môn, phương pháp dạy học. Thể hiện nổi bật được bài học, khơi gợi
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong nhận thức, luyện tập.
* Yêu cầu cụ thể cho các tiêu chí:
- Tiêu chí 1 (4 điểm): Đảm bảo chính xác về nội dung kiến thức, chính xác
về chính tả, từ ngữ.
- Tiêu chí 2 (3 điểm): Khoa học trong cách thiết kế, trình bày các slide
không quá nhiều, không quá phức tạp, được thiết kế khoa học, phù hợp với
đặc trưng bộ môn, có tác dụng giúp học sinh suy nghĩ, tìm tòi, khám phá,
luyện tập. Giáo viên và học sinh đều dễ sử dụng. Nội dung các slide được thiết
kế, trình bày sao cho thể hiện nổi bật kiến thức, có tính hệ thống, trình tự,
logic; Hình thức thẩm mĩ, hấp dẫn, giúp học sinh tập trung chú ý, không gây
phân tán sự chú ý của học sinh; phù hợp với phương pháp dạy học tích cực,
thể hiện rõ dụng ý dẫn dắt học sinh suy nghĩ, tìm tòi, khám phá (phát huy trí
lực của học sinh).
- Tiêu chí 3 (3 điểm): Các phần mềm và các slide, các phim tư liệu (nếu có)
làm rõ và thể hiện được sinh động nội dung bài học, đạt được hiệu quả cao
trong minh hoạ, khám phá, hệ thống hoá và khắc sâu chốt kiến thức (đặc biệt
là phần trọng tâm bài), hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá bài học. Phần
23
mềm ứng dụng đạt hiệu quả cao và sinh động trong thể hiện kiến thức và dẫn
dắt học sinh xây dựng bài.
- Tiêu chí 4 (2 điểm): Trắc nghiệm sinh động đạt hiệu quả củng cố, luyện
tập, đánh giá tiết học.
5.2 Tiêu chí về hình thức (2 điểm):
Trình bày thẩm mĩ, rõ nét, dễ hiểu, dể nắm bắt nội dung bài học, kích thích
được sự hưng phấn, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Không làm học
sinh mất tập trung vào bài học.
* Yêu cầu cụ thể:
- Tiêu chí 5 (1 điểm): Hình và chữ phải rõ, nét, cỡ chữ đủ lớn để xem, lời lẽ

ngắn gọn, trình bày đẹp và có tính trực quan, thể hiện nổi bật được kiến thức.
- Tiêu chí 6 (1 điểm): Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển
động sử dụng có mức độ, hợp lí, không bị lạm dụng, không quá tải đối với học
sinh, không gây nhiễu loạn làm mất tập trung vào bài học.
5.3 Nhóm tiêu chí về hiệu quả (3 điểm).
- Tiêu chí 7 (1 điểm): Thực hiện được mục tiêu của bài, học sinh hiểu bài
và hứng thú học tập. Học sinh tích cực chủ động tìm ra kiến thức, có cơ hội
sáng tạo.
- Tiêu chí 8 (1 điểm): Phát huy được tác dụng nổi bật của công nghệ thông
tin mà bảng đen và các hoạt động giảng dạy khác khó đạt được.
- Tiêu chí 9 (1 điểm): Học sinh được thực hành - luyện tập (rèn luyện kỹ
năng).
5.4 Nhóm tiêu chí về sử dụng trong giờ dạy (3 điểm).
- Tiêu chí 10 (1 điểm): Giáo viên làm chủ được kĩ thuật, thao tác nhuần
nhuyễn, trình chiếu không bị trục trặc.
- Tiêu chí 11 (1 điểm): Phối hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu với ghi bảng,
ghi vở, ăn khớp giữa các slide với nội dung, hoạt động của thầy - trò, với tiến
trình bài dạy. Không đọc lại nguyên văn nội dung trình chiếu.
- Tiêu chí 12 (1 điểm): Nhịp độ trình chiếu và triển khai bài dạy vừa phải,
phù hợp với sự tiếp thu của phần đông học sinh.
24
III kết luận:
Trên đây là những suy nghĩ và một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá
trình sử dụng giáo án điện tử trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS.
Mặc dầu chưa có kinh nghiệm nhiều vì mới được áp dụng trong thời gian
gần đây , mà bản thân tôi mới chỉ áp dụng vào việc soạn một số tiết
trong chương trình ngữ văn 8 nhưng trong quá trình sử dụng tôi thấy phần
nào thu được kết quả tốt. So với cách dạy truyền thống thì khi sử dụng giáo
án điện tử đã phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, gây được
hứng thú, tạo được sự mới mẻ, hấp dẫn, thu hút và đáp ứng được nhu cầu

ngày càng cao của người học.
Kết quả cụ thể năm học 2010-2011 qua so sánh đối chiếu với những năm
trước:
Loại Không sử
dụng GAĐT
Sử dụng
GAĐT
Tăng Giảm
Giỏi 0 4 7,3%
Khá 6 11 15%
Trung bình 24 15 21,2%

Từ đó tôi nhận thấy sử dụng giáo án điện tử trong dạy học môn Ngữ văn là
một nhu cầu ngày càng được người dạy và người học quan tâm và cũng
phù hợp với sự phát triển chung của xu thế thời đại và yêu cầu của ngành
giáo dục. Theo tôi vấn đề này cần được coi trọng trong quá trình dạy học
văn, cần được triển khai, mở rộng thành những chuyên đề bồi dưỡng cho
giáo viên THCS để chất lượng trong mỗi giờ dạy ngày càng được nâng cao
và mang lại hiệu quả
25

×