Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với người có công với cách mạng ở huyện Vĩnh Lộc - tỉnh Thanh Hoá hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.59 KB, 68 trang )

LỜI CẢM ƠN
Bốn năm học trong trường Đại học Sư phạm là quãng thời gian thật
đẹp và ý nghĩa đối với tôi. Tham gia học ở trường, tôi không những được
trau dồi kiến thức để làm hành trang, nền tảng cho bước đường sự nghiệp
của mình mà hơn thế nữa, tôi cũng như các bạn sinh viên còn được nhận sự
quan tâm, yêu thương, dạy dỗ nhiệt tình từ phía các thầy cô trong trường,
trong khoa Giáo dục Chính trị - những người đầy tâm huyết với học trò của
mình.
Công tác xã hội là một ngành mới của trường nên chúng tôi - những
viên gạch nền tảng đầu tiên của ngành Công tác xã hội của trường Đại học
Sư phạm Hà Nội; những đứa con đầu lòng của Khoa Giáo dục Chính trị cũng
được tiếp xúc với một môi trường giảng dạy thật mới mang đậm phong cách
Công tác xã hội: năng động, nhiệt huyết và luôn sống vì mọi người cùng với
đội ngũ giảng viên trẻ, nhiệt thành với công việc. Vì là ngành học mới, lại là
lớp sinh viên đầu tiên nên trong quá trình nghiên cứu học tập, chúng tôi cũng
gặp không ít khó khăn về tài liệu học tập, giáo trình chuyên môn và những
băn khoăn về nghề nghiệp tương lai. Nhưng, với lòng yêu người, yêu nghề
cùng với sự tư vấn về đầu ra của ngành học từ phía thầy cô đã giúp cho
chúng tôi đi đúng hướng và yên tâm với nghề nghiệp mình mà mình đã chọn.
Các thầy cô trong khoa, đặc biệt là các thầy cô tổ Công tác xã hội đã luôn sát
cánh, tiếp thêm sức mạnh cho sinh viên để đến hôm nay, chúng tôi đã có
thành quả tri thức riêng của mình.
Khoá luận tốt nghiệp đại học là công trình nghiên cứu khoa học của
sinh viên mang tính tổng hợp, thể hiện kết quả học tập và khả năng nghiên
cứu khoa học của sinh viên suốt thời gian theo học trong trường đại học.
Khoá luận tốt nghiệp đại học tập trung nghiên cứu một vấn đề cụ thể thuộc
chương trình đào tạo của từng ngành.
1
Với chuyên ngành học là Công tác xã hội, cùng với những kiến thức
đã học, tôi chọn đề tài “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong nâng
cao hiệu quả thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với người


có công với cách mạng ở huyện Vĩnh Lộc - tỉnh Thanh Hoá hiện nay” làm
khoá luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành của mình.
Để hoàn thành khoá luận này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình
của thầy giáo - tiến sỹ Phạm Văn Dũng. Thầy đã cung cấp tài liệu và góp ý
chỉnh sửa cho tôi những sai sót mà tôi gặp phải. Trong quá trình làm việc
cùng thầy, tôi thật sự cảm phục thầy với kiến thức chuyên môn uyên thâm;
phong cách làm việc khoa học, nghiêm túc cùng với những kỹ năng trong
công việc mà một nhân viên Công tác xã hội tương lai như chúng tôi cần
phải học tập nơi thầy.
Vinh quang thuộc về thuộc về thầy cô, tương lai là của sinh viên,
những lời nói trên giấy không thể bộc lộ hết lòng biết ơn của tôi cũng như
các bạn đối với thầy cô. Chúng tôi xin hứa sẽ là nhân viên Công tác xã hội
tốt, có ích cho xã hội và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp, đáp
lại công dạy bảo của thầy cô.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Khoa Giáo dục Chính
trị, tổ Công tác xã hội của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là thầy
giáo - Tiến sĩ Phạm Văn Dũng đã tận tình hướng dẫn và cung cấp tài liệu để
tôi hoàn thành khoá luận này. Dù đã rất cố gắng và tâm huyết với đề tài
nhưng do kiến thức của bản thân về lĩnh vực người có công chưa thực sự
chuyên sâu, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên khoá luận không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của
thầy cô để khoá luận của tôi được hoàn chỉnh và chất lượng hơn.
Sinh viên thục hiện
Lê Thị Hương
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công tác xã hội hiện nay đang là một ngành nghề khá mới mẻ ở Việt
Nam nói chung và ở các lĩnh vực xã hội nói riêng nên nó đã và đang được
nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Có ý kiến cho rằng, Công tác xã hội

là việc thực hiện các công việc từ thiện, nhân đạo nhưng bên cạnh đó cũng
có ý kiến Công tác xã hội là một nghề nghiệp chuyên môn, trợ giúp những
đối tượng yếu thế trong xã hội khi họ không tự giải quyết được vấn đề của
mình. Đối tượng của Công tác xã hội bao gồm có nhiều nhóm người yếu thế
khác nhau như người già cô đơn, lang thang không nơi nương tựa; Trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn; Người khuyết tật; Thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ;
Gái mại dâm, người nghiện ma túy và những người bị ảnh hưởng bởi HIV…
Nói chung, đối tượng cần sự trợ giúp của Công tác xã hội là rất nhiều và đa
dạng nhưng trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi xin đê cập và làm rõ vai
trò của nhân viên Công tác xã hội đối với đối tượng Thương bệnh binh, gia
đình liệt sỹ và gia đình có công với cách mạng.
Chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm nhưng những tàn dư của nó để lại thì
vẫn mãi còn tồn tại đến hôm nay. Chiến tranh không chỉ phá hủy về kinh tế,
làm xáo trộn xã hội mà nó còn để lại thương tích, bệnh tật trên cơ thể con
người cả về thể xác lẫn tinh thần, làm ảnh hưởng thậm chí hủy hoại cả nòi
giống. Những người tham gia trận chiến khi đó chỉ biết cống hiến, chiên đấu
hết mình vì độc lập của Tổ quốc chứ không mảy may suy nghĩ là mai này sẽ
được hưởng những chế độ ưu đãi gì. Và đến nay khi hòa bình lập lại thì họ là
những người mất sức lao động, bệnh tật hoặc tàn tật do ảnh hưởng của chiến
tranh.
Chúng ta đã biết, việc hoạch định ra được một chính sách xã hội đúng
đắn đã khó nhưng để đưa chính sách xã hội đó vào cuộc sống, được cuộc
sống chấp nhận và đạt được mục tiêu đề ra lại càng khó khăn hơn. Đảng và
Nhà nước ta đã có những chính sách ưu đãi dành cho đối tượng này nhưng
3
đa phần cuộc sống của họ còn gặp nhiều khó khăn và họ cần hơn nữa sự trợ
giúp của cộng đồng xung quanh. Thực trạng này đã và đang diễn ra ở nhiều
nơi trên đất nước ta mà đơn cử đó là huyện Vĩnh Lộc – tỉnh Thanh Hóa, đối
tượng thương bệnh binh, gia đình có công với cách mạng chưa được hưởng
chính sách ưu đãi và sự quan tâm thỏa đáng của chính quyền địa phương,

phần nhiều những gia đình thuộc đối tượng này đều sống ở mức nghèo, đời
sống gặp rất nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần; Vì vậy, ở đây, tôi
muốn phát huy hết vai trò của nhân viên xã hội trong việc trợ giúp đối tượng
này.
Với lý do trên, tôi xin chọn đề tài “ Vai trò của nhân viên công tác xã
hội trong nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta
đối với người có công với cách mạng ở huyện Vĩnh Lộc - tỉnh Thanh Hoá”
làm khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong thời gian qua đã có rất nhiều chương trình, phong trào
hoạt động thực hiện những chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với đối
tượng người có công trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc - tỉnh Thanh Hoá như
phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” hay “Uống nước nhớ nguồn” hoặc chương
trình “Giúp thương binh làm kinh tế” song chưa có đề tài nào gắn với vai trò
của công tác xã hội trong việc trợ giúp đối tượng này cũng như vai trò của
nhân viên công tác xã hội trong nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách của
Đảng và Nhà nước ta đối với người có công với cách mạng nên nên đề tài
“Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với người có công với cách mạng ở
huyện Vĩnh Lộc - tỉnh Thanh Hoá hiện nay” là một đề tài mới.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả thực
hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với người có công với cách
mạng ở huyện Vĩnh Lộc - tỉnh Thanh Hoá hiện nay.
4
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về người có công với cách
mạng ở huyện Vĩnh Lộc – tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về thực trạng thực hiện chính sách xã hội đối với

người có công và đưa ra một số giải pháp để phát huy vai trò của nhân viên
công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách xã hội đối với những người
có công với cách mạng ở huyện Vĩnh Lộc - tỉnh Thanh Hoá hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Đi vào tìm hiểu những nội dung cơ bản trong chính sách của Đảng
và Nhà nước ta đối với người có công.
+ Đi sâu vào tìm hiểu thực trạng đời sống vật chất và tinh thần của các
gia đình thương binh liệt sỹ ở huyện Vĩnh Lộc - tỉnh Thanh Hoá.
+ Xem xét việc thực thi chính sách xã hội của địa phương đối với
người có công với cách mạng.
+ Nêu rõ vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc xây dựng,
triển khai, bổ sung và hoàn thiện chính sách của Đảng, Nhà nước đối với
người có công với cách mạng.
+ Từ thực tiễn ở địa bàn khảo sát, đưa ra các giải pháp và kiến nghị để
giúp cho những người làm công tác chính sách xã hội ở huyện Vĩnh Lộc -
tỉnh Thanh Hoá thấy được thực trạng để điều chỉnh, bổ sung và làm tốt hơn
nữa công tác “Đền ơn đáp nghĩa” ở địa phương mình.
+ Đề tài cũng nhằm giúp cho các nhà hoạch định chính sách xã hội có
được cái nhìn đúng đắn hơn về đời sống của các gia đình thương binh liệt sĩ
nói riêng và các đối tượng chính sách nói chung . Từ đó họ hoạch định
những chính sách phù hợp với từng đối tượng xã hội
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Đề tài sử dụng quan điểm của Chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, đường
5
lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với người có công với cách
mạng làm cơ sở để nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tài
liệu, phương pháp trưng cầu ý kiến qua bảng hỏi, phương pháp quan sát,
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp lôgíc - lịch sử…

6. Đóng góp về khoa học của đề tài
-Đóng góp về mặt lý luận:
Đề tài đưa ra quan niệm về người có công, về chính sách của Đảng và
Nhà nước ta đối với người có công với cách mạng trên phạm vi cả nước nói
chung và ở huyện Vĩnh Lộc - tỉnh Thanh Hoá nói riêng. Đồng thời, đề tài chỉ
ra những nét cơ bản nhất về ngành Công tác xã hội và vai trò của nhân viên
Công tác xã hội trong việc trợ giúp các đối tượng yếu thế trong xã hội.
- Đóng góp về mặt thực tiễn:
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách
xã hội đối với người có công với cách mạng ở huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh
Hoá, đề tài đưa ra một số phương hướng và giải pháp cơ bản để phát huy vài
trò của nhân viên ngành công tác xã hội trong việc nâng cao hiệu quả thực
hiện chính sách xã hội đối với người có công trong quá trình đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
7. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
đề tài có kết cấu 3 chương, 6 tiết.
6
Chương 1: VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA ĐỐI
VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG Ở NƯỚC TA
1.1. NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VÀ CHÍNH SÁCH CỦA
ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
1.1.1. Tư tưởng của Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà
nước ta về người có công với cách mạng
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về người có công với cách mạng
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm hào hùng, xuất
hiện nhiều anh hùng dân tộc, nhiều tấm gương hy sinh thân mình vì đại
nghĩa chống giặc ngoại xâm. Sự hy sinh của đông đảo quần chúng, của chiến
sĩ, anh hùng kế tiếp nhau trong lịch sử đã xây đắp nên giang sơn, gấm vóc

ngày nay, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ Máu đào của các liệt
sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của liệt
sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do” [12;20].
Vì vậy, nhân dân ta luôn ghi nhớ công lao của những người đã hy sinh
cho Tổ quốc. Lòng biết ơn này thể hiện ở sự tôn vinh và noi gương các anh
hùng, liệt sĩ. Đây là đạo lý, sự tri ân, “lòng hiếu thảo”- một biểu hiện cốt lõi
của đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam. Khái quát điều này, Bác Hồ đã
dạy: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải ra sức giữ lấy
nước”. Truyền thống dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng
cây” là một trong những nguồn gốc hình thành tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh nói chung, tình cảm, tư tưởng của Người đối với thương binh, liệt sĩ
nói riêng và trong thực tiễn, Người chính là hiện thân, là tấm gương sáng của
tư tưởng nhân văn đó. Từ nhận thức, từ lòng yêu thương, Người đã thể hiện
bằng những hành động cụ thể và đấy chính là một trong những cơ sở cốt yếu
cho việc xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với
những người có công với nước.
7
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị lấy ngày 27-7-1947 làm “ Ngày
thương binh toàn quốc” đầu tiên để bày tỏ tình cảm thắm thiết, lòng biết ơn
sâu sắc của nhân dân đối với những người bị thương tật đã không tiếc máu
xương, cống hiến hết mình cho Tổ quốc. Sinh thời, cứ đến ngày 27-7, Bác
Hồ đều gửi thư cho cán bộ chủ quản các cấp Đảng, chính quyền, đoàn thể
quần chúng dặn việc chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ. Người cũng gửi
thư, tặng quà, thăm các gia đình thương binh và viếng các nghĩa trang liệt sĩ.
Tư tưởng và tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh không chỉ nâng cao
nhận thức cho các thế hệ tiếp sau mà đã và đang phát huy mạnh mẽ trong
cuộc sống hằng ngày bằng những hành động cụ thể đối với thương binh, liệt
sĩ. Để khắc sâu và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh
về “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, chúng ta tìm hiểu một vài
đặc trưng cơ bản trong tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người đối với

thương binh, liệt sĩ.
Đặc trưng nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh với thương binh, liệt sĩ
là chủ nghĩa nhân văn mà cốt lõi là lòng thương người. Lòng thương người
của Hồ Chí Minh thể hiện ở sự đồng cảm với những người thân trong gia
đình bị mất con, em vì hy sinh cho Tổ quốc, song rất đỗi tự hào vì được “Tổ
quốc ghi công”. Thật vô cùng xúc động và cảm kích khi đọc thư của Chủ
tịch Hồ Chí Minh gửi bác sĩ Phạm Đình Tụng, khi được tin con trai ông hy
sinh: “Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước
Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi.
Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột. Nhưng cháu và anh
em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước. Thế là họ đã làm
rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi; vật chất
họ mất nhưng tinh thần họ vẫn luôn luôn sống với non sông Việt Nam”
[13;261].
Trước lúc đi xa, Bác Hồ còn viết trong chúc thư để dặn dò: "Việc quan
trọng sau chỉnh đốn Đảng là phải chăm lo đối với những người đã dũng cảm
8
chiến đấu, hy sinh một phần xương máu và những người đã trở thành liệt sĩ
cùng thân nhân của họ, quyết không để họ đói rét" [13;273]. Tư tưởng và chỉ
đạo của Người là quan tâm, chăm lo đến thương binh, bệnh binh, thân nhân
gia đình liệt sĩ không phải làm một ngày, một tháng hay một năm mà là
thường xuyên “trước đã giúp đỡ, sau này cũng sẵn sàng giúp đỡ mãi” vì họ -
Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân và gia đình liệt sỹ là những
người có công với Tổ quốc, với nhân dân . Cho nên bổn phận chúng ta là
phải biết ơn, phải thương yêu giúp đỡ họ. Nên coi đó là một nghĩa vụ của
nhân dân đối với các chiến sỹ bị thương bị bệnh, không nên coi đó là một
việc làm phúc.
Người còn căn dặn: “Ðối với những người đã dũng cảm hy sinh một
phần sương máu của mình (cán bộ, chiến sỹ, dân quân, du kích, thanh niên
xung phong….), Ðảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ

có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp
với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”. Ðối với cha mẹ vợ
con của thương binh - liệt sỹ mà thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính
quyền địa phương, nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông
nghiệp phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ
đói rét [13;284].
Nói chung, tư tưởng của Người nói chung, về thương binh, liệt sỹ nói
riêng đã thấm sâu trong tâm khảm ý thức và đã trở thành mục tiêu, hành
động của nhân dân.
Quan niệm về người có công với cách mạng của Đảng và Nhà nước ta
Người có công với cách mạng là những người đã chiến đấu, đã trải
qua các cuộc kháng chiến oanh liệt, có những cống hiến rất to lớn trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là lực lượng cách
mạng tuyệt đối trung thành với Đảng; có công giúp đỡ cách mạng.
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tôn vinh, ghi nhận và đánh giá cao sự
hy sinh, cống hiến to lớn của những đối tượng là người có công với cách
9
mạng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm
nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đảng và Nhà nước ta quy định về người có công với cách mạng bao
gồm: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến
trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; Liệt sỹ; Bà mẹ Việt Nam
anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động;
Thương binh,người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; Người
hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; Người hoạt động cách
mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; Người hoạt động kháng
chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có
công giúp đỡ cách mạng 5].
Theo quy định tại Điều 32, Pháp lệnh Người có công với cách mạng
năm 2005, Người có công với cách mạng là những người:

1. Người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng
"Có công với nước";
2. Người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương
kháng chiến [5].
Điều 29, Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006
hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách
mạng quy định chi tiết:
“ Người có công giúp đỡ cách mạng là người được tặng Kỷ niệm
chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước"; người được tặng
Huân chương Kháng chiến hoặc Huy chương Kháng chiến; người trong gia
đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng "Có công
với nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945, người trong gia đình được
tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huy chương Kháng chiến có đủ điều
kiện xác nhận là người có công giúp đỡ cách mạng theo quy định của pháp
luật về thi đua khen thưởng.” [2].
10
Như chúng ta đã biết, chiến tranh đã qua đi, đất nước hoà bình, nhưng
những đau thương mất mát mà chiến tranh để lại thì không gì bù lấp được.
Có lẽ, trên thế giới không có dân tộc nào phải chịu những tổn thất nặng nề
như dân tộc ta, trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ với 1,1 triệu liệt sĩ;
600 ngàn thương bệnh binh; 300 ngàn người mất tích; gần 2 triệu người bị
nhiễm chất độc màu da cam hệ luỵ từ thế hệ này sang thế hệ khác; trên 2
triệu người mang thương tật ít còn khả năng lao động; nhiều người con ngã
xuống vẫn còn nằm đâu đó trên quê hương đất mẹ, nhiều người là chiến sĩ vô
danh [1]. Họ hy sinh quên bản thân mình để cho Tổ quốc được sống, vì
nền độc lập tự do của Tổ quốc. Trải qua hàng chục năm ròng chiến đấu cho
lý tưởng “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do” mà Đảng và Bác Hồ đã chỉ
ra, hàng triệu đồng bào, đồng chí đã hy sinh cả cuộc đời mình, hàng chục
vạn người đã cống hiến một phần thân thể của mình, mất mát ấy không thể
bù đắp được. Vì vậy, chúng ta vô cùng biết ơn những người quên bản thân,

lợi ích của mình vì đất nước, vì nhân dân. Thực hiện lời di huấn cùng những
tư tưởng của Người về đối tượng có công với cách mạng, Đảng và Nhà nước
đã ban hành nhiều chính sách, chương trình thể hiện trách nhiệm, tình cảm
của Đảng và Nhà nước đối với người có công với nước.
1.1.2. Một số nội dung cơ bản trong chính sách của Đảng và Nhà
nước ta đối với người có công với cách mạng
Chính sách đối với người có công với cách mạng không chỉ là vấn đề
đạo lý truyền thống mà còn là vấn đề chính trị, tư tưởng, tình cảm, một vấn
đề xã hội vừa cấp bách trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài. Một số nội dung cơ
bản trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với người có công với
cách mạng bao gồm:
Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng - một chính sách
lớn của Đảng và Nhà nước ta
Trong sự nghiệp đổi mới, với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân
tộc và thể hiện sự thống nhất xuyên suốt trong đường lối, Đảng và Nhà nước
11
ta đã luôn quan tâm đến chính sách người có công với cách mạng. Nhờ đó,
đến nay kể từ ngày 27/7/1947, ngày được Bác Hồ lần đầu tiên ký sắc lệnh về
chế độ lương hưu thương tật đối với thương binh và chế độ tuất đối với liệt
sỹ; chính sách ưu đãi người có công đã từng bước được hoàn thiện, phát
triển, pháp luật hoá và trở thành một hệ thống chính sách ưu đãi lớn, chiếm
vị trí quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của Nhà nước ta.
Ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng có ý nghĩa chính
trị, xã hội to lớn, trở thành một nguyên tắc hiến định ghi nhận ở Điều 67-
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong Cương lĩnh
xây dựng đất nước (năm 1991), Đảng ta cũng khẳng định rõ: “Không chờ
kinh tế phát triển cao mới giải quyết các vấn đề xã hội mà ngay trong từng
bước và trong suốt quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với
tiến bộ và công bằng xã hội” [7]. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng
tiếp tục khẳng định: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong

từng bước và từng chính sách phát triển. Thực hiện tốt các chính sách
xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi
người có công với nước, vận động toàn xã hội tham gia các hoạt động
đền ơn đáp nghĩa, nâng cao mức sống về mặt vật chất tinh thần của
người có công ” [8]. Đặc biệt là trong những năm đổi mới và hội nhập
quốc tế, chính sách ưu đãi người có công đã từng bước được luật hóa, cải
cách toàn diện, trở thành một chính sách lớn, chiếm vị trí quan trọng trong hệ
thống chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta.
Theo chính sách hiện hành, đối tượng người có công được hưởng chế
độ trợ cấp ưu đãi của Nhà nước bao gồm: người hoạt động cách mạng trước
tháng Tám năm 1945 (lão thành cách mạng và tiền khởi nghĩa); Bà mẹ Việt
Nam Anh hùng; thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như
thương binh; người giúp đỡ cách mạng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân
dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; người hoạt động cách
mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; người hoạt động kháng
12
chiến giải phóng dân tộc đã được Nhà nước khen tặng huân chương, huy
chương tổng kết thành tích kháng chiến [6].
Mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn nhưng chính sách trợ cấp ưu đãi
dành cho người có công với cách mạng luôn được điều chỉnh, nhằm phấn
đấu làm cho những người và gia đình có công với cách mạng yên ổn về vật
chất, vui vẻ về tinh thần. Chính sách ưu đãi người có công từng bước được
đổi mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nâng cao mức sống các đối
tượng thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Hiện nay, Chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước ta đang ngày càng
hướng tới bao phủ hầu hết diện đối tượng, tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
trong chế độ ưu đãi; Từng bước mở rộng đối tượng, chính sách ưu đãi người
có công liên tục đổi mới và hoàn thiện.
Nếu tính mốc từ năm 1947, năm Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh
lương hưu thương tật đối với thương binh và chế độ tuất đối với liệt sĩ, là

năm khởi điểm của chính sách ưu đãi người có công bắt đầu với 2 chính sách
cho thương binh và liệt sĩ với 3 đối tượng được thụ hưởng thì đến nay chính
sách ưu đãi người có công đã mở rộng tới 10 nhóm chính sách ưu đãi với 13
diện đối tượng được hưởng. Tính chất ưu đãi cũng thay đổi theo điều kiện
kinh tế của đất nước, từ định tính sang định lượng, từ những phong trào
mang tính vận động sang thể chế hóa một cách cụ thể.
Nếu ở thời kỳ chống Pháp, chế độ đối với thương binh và gia đình tử
sĩ chỉ mang tính trợ cấp khó khăn, đến giai đoạn 1954 - 1964, chế độ đối với
thuơng binh được bổ sung thêm, ngoài chế độ trợ cấp, tùy theo điều kiện
thương binh về gia đình hay ở trại nuôi dưỡng còn được bổ sung thêm chế độ
phụ cấp sản xuất, miễn giảm thuế nhà nước, được hưởng chế độ tuyển dụng,
ưu tiên đi học.
Năm 1964, Chính phủ ban hành Điều lệ ưu đãi đối với quân nhân khi
bị ốm đau, bị thương, bị mất sức lao động, về hưu hoặc chết. Quân nhân dự
bị, dân quân tự vệ ốm đau, bị thương hoặc bị chết khi làm nhiện vụ quân sự
13
đều được hưởng chế độ. Từ năm 1966, chế độ ưu đãi đã mở rộng đối với lực
lượng thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước và dân công hỏa tuyến
phục vụ các chiến trường, lực lượng vận tải bốc xếp, sơ tán hàng hóa, cán bộ
chủ chốt xã, cán bộ y tế cấp cứu hàng không Những đối tượng trên khi
làm nhiệm vụ bị thương hoặc hy sinh được xác nhận là người được hưởng
chính sách như thương binh và liệt sĩ.
Giai đoạn từ 1975 - 1985, đất nước thống nhất, chính sách đối với
người có công tập trung vào việc giải quyết tồn đọng và bổ sung thêm nhiều
quy định về tiêu chuẩn đối với thương binh, liệt sĩ, bổ sung thêm đối tượng
người có công giúp đỡ cách mạng vào đối tượng thụ hưởng chính sách ưu
đãi của Nhà nước; thống nhất 2 chế độ thương binh, 6 hạng của thời kỳ
chống Pháp và 8 hạng của thời kỳ chống Mỹ thành một chế độ thương binh 4
hạng. Giai đoạn này do điều kiện kinh tế đất nước khó khăn nên chính sách
ưu đãi cũng mới chỉ giải quyết một phần khó khăn trước mắt trong đời sống

người có công.
Từ năm 1995, công cuộc đổi mới của đất nước bước vào giai đoạn
phát triển, chính sách đối với người có công được Đảng, Nhà nước ta chăm
lo một cách toàn diện hơn.
Mở đầu là việc ban hành Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách
mạng và Pháp lệnh phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng. Với hai
Pháp lệnh trên, đối tượng được mở rộng đến người hoạt động cách mạng
trước và từ 1-1-1945 đến Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 (cán bộ tiền
khởi nghĩa), người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày, người có công
với cách mạng, người hoạt động kháng chiến, giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ
quốc được thưởng huân, huy chương. Trong giai đoạn này cùng với sự chú
trọng, đề cao, tôn vinh sự hy sinh to lớn, những cống hiến lớn lao của người
có công đối với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, chính sách ưu đãi đã bắt
đầu tính đến đáp ứng bước đầu những nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống của
người có công.
14
Năm 2005, trên cơ sở kế thừa và phát triển các chính sách ưu đãi qua
các thời kỳ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Ưu đãi
người có công (sửa đổi), trong đó quy định một cách hệ thống cả về đối
tượng, điều kiện, tiêu chuẩn và chế độ ưu đãi cho phù hợp với từng thời kỳ
cách mạng. Theo Pháp lệnh (sửa đổi) đối tượng hưởng trợ cấp được mở rộng
(13 diện đối tượng), mức trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đối với người có công
và thân nhân của họ được nâng lên, đảm bảo tương xứng với mức tiêu dùng
bình quân của toàn xã hội. Công tác quản lý và thực hiện cũng được kiện
toàn cơ bản, như xác định cụ thể trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước
các cấp, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ
chức, cá nhân trong việc thực hiện chính sách đối với người có công.
Gần đây, ngày 18-6-2007, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua
Pháp lệnh sửa đổi bổ sung ưu đãi người có công với cách mạng lần thứ 3.
Theo đó, “người có công với cách mạng đã chết mà chưa được hưởng chế

độ lần nào sẽ được hưởng ưu đãi một lần”. Với các chính sách trên, đến nay
cả nước có khoảng 8,1 triệu người với 13 diện đối tượng hưởng chế độ ưu
đãi và chăm sóc, cơ bản đã bao phủ toàn diện chính sách của Đảng và Nhà
nước đến hầu hết các đối tượng có công với cách mạng. Trong đó khoảng
1,5 triệu người hưởng trợ cấp hằng tháng, gần 4,2 triệu người hưởng trợ cấp
một lần [3].
Song song với việc hoàn thiện chính sách, chế độ Đảng và Nhà nước
ta cũng đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền nhằm tôn vinh các anh hùng
liệt sĩ, biểu dương những thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có
công với cách mạng vượt lên khó khăn, đạt nhiều thành tích xuất sắc trong
cuộc sống. Đồng thời làm cho các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ tầm
quan trọng của công tác thương binh, liệt sĩ và người có công, nhận thức rõ
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cùng những nỗ lực
của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong và ngoài
nước, từ đó phát huy tốt hơn nữa các nguồn lực trong nhân dân tham gia
15
đóng góp tích cực vào hoạt động của công tác này. Với mục đích này, Ban
Tư tưởng-Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương), đã ban
hành hướng dẫn tuyên truyền Chỉ thị số 07-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng
cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thương binh, liệt sĩ, người có công,
phong trào đền ơn, đáp nghĩa.
Ngoài chính sách trợ cấp ưu đãi thường xuyên, Nhà nước còn ban
hành nhiều chính sách ưu đãi khác đối với người có công với cách mạng
như:
- Chính sách ưu đãi về đất đai, nhà ở dành cho người có công. Bà mẹ
Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao
động, thương bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên,
thân nhân của liệt sỹ đang hưởng tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng được hỗ
trợ toàn bộ tiền sử dụng đất, Các mức hỗ trợ khác (80%, 90% ) được áp
dụng tuỳ theo đối tượng. Các mức nêu trên được tính trong định mức đất ở

do UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quy định và tính trên số
tiền sử dụng đất mà người được hỗ trợ phải nộp.
- Chính sách ưu đãi trong giáo dục,đào tạo đối với con người có công.
Chế độ ưu đãi đối với con của người có công đang theo học ở nhà trường
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; người có công đang hưởng trợ cấp thường
xuyên (hoặc đã mất) thì con của họ đang theo học ở nhà trường được hưởng
chế độ trợ cấp mỗi năm một lần mua đồ dùng, sách vở, dụng cụ học tập,
được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác, học sinh học ở các
trường chuyên nghiệp, dạy nghề, dân tộc nội trú được hưởng trợ cấp hàng
tháng.
Bên cạnh đó còn có chính sách chăm sóc sức khoẻ; chính sách ưu tiên
vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm để phát triển sản xuất; chính
sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương bệnh binh và người có
công, tạo điều kiện cho con em họ có việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc
sống.
16
Phong trào đền ơn đáp nghĩa - chính sách nhân văn của Đảng,Nhà
nước ta
“Đền ơn đáp nghĩa” những người có công với cách mạng, những
người đã từng chiến đấu, hy sinh vì nền độc lập, tự do cho Tổ quốc là chính
sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Mặc dù nguồn lực của đất nước
còn hạn chế, nhưng Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm cải thiện đời
sống của người có công. Những năm gần đây, hệ thống chính sách đối với
người có công với nước ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, làm cơ sở cho
phong trào xã hội “Đền ơn đáp nghĩa” lan rộng và đi vào chiều sâu. Các địa
phương đã có nhiều việc làm thiết thực, với những hình thức phù hợp giúp
đỡ các gia đình có công với cách mạng. Nhiều cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp, nhà hảo tâm nhận phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, đỡ đầu con
thương binh, liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng nhà tình nghĩa tặng các
gia đình chính sách.

Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” với năm chương trình hành động cụ
thể đã trở thành phong trào cách mạng sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân ta. Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được sử dụng hiệu quả trong việc xây
dựng, cải tạo nhà tình nghĩa, chăm sóc bố, mẹ liệt sĩ, phụng dưỡng suốt đời
Mẹ Việt Nam Anh hùng, thăm hỏi tặng quà và giúp đỡ thương binh, bệnh
binh, gia đình người có công với cách mạng.
“Đền ơn đáp nghĩa” những người có công với cách mạng là trách
nhiệm và tình cảm của mỗi người chúng ta. Nhiều hình thức, biện pháp và
cách làm sáng tạo của các ngành, đoàn thể và địa phương trong việc chăm lo
cuộc sống gia đình có công với cách mạng chính là thiết thực phát huy
truyền thống và đạo lý dân tộc, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, cũng như trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hàng vạn người đã lên đường đi chiến
đấu, nhiều người đã ngã xuống hoặc để lại một phần xương máu nơi chiến
17
trường, góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Với đạo lý “Uống
nước nhớ nguồn”, trong những năm qua, mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội
còn nhiều khó khăn, nhưng cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân trong
cả nước luôn phấn đấu thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước đối với người có công với cách mạng, quan tâm chăm lo đời sống
cho các đối tượng và đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, coi đó là
việc làm tri ân đối với những người và gia đình có công với cách mạng.
Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” do Đảng và Nhà nước ta phát động
ngày càng nhận được sự hưởng ứng sâu rộng của toàn xã hội. Các phong trào
tình nghĩa trong cả nước thời gian qua đạt hiệu quả thiết thực. Nhờ những
giải pháp giúp đỡ sáng tạo như cho vay vốn ưu đãi, giúp giống cây trồng, vật
nuôi và công lao động, hướng dẫn cách làm ăn, nhiều gia đình chính sách đã
nỗ lực vượt qua đói nghèo. Bên cạnh đó, các phong trào "Đền ơn, đáp
nghĩa", "Uống nước, nhớ nguồn", chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ,

phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng của các tổ chức xã hội và cá nhân đã
được khơi dậy mạnh mẽ, sôi nổi và đi vào chiều sâu trong toàn quốc, tạo
thành một nét đẹp văn hóa của dân tộc ta trong tri ân những người có công
với nước. Qua các phong trào đó đã huy động được một nguồn lực xã hội to
lớn vào công tác chăm sóc thương binh liệt sĩ và người có công.
Trong những năm qua, được sự quan tâm hưởng ứng của các bộ,
ngành, đoàn thể và nhân dân cả nước, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã đư-
ợc thực hiện sâu rộng với các chương trình: Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; Nhà
tình nghĩa; Vườn cây tình nghĩa; Sổ tiết kiệm tình nghĩa; Chăm sóc bố, mẹ
liệt sĩ già yếu cô đơn, con liệt sĩ mồ côi; Phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam Anh
hùng. Phong trào đã phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của cộng đồng dân
cư, góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với thương
bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công.
Hằng năm bên cạnh hàng nghìn tỉ đồng từ ngân sách nhà nước chăm
lo cho đối tượng người có công, bằng nguồn vốn vận động từ cộng đồng, cả
18
nước đã xây mới được 245.412 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa 104.125 nhà với
tổng số tiền trên 2.389 tỉ đồng; tiếp nhận sự ủng hộ đóng góp của toàn xã hội
lên tới 3.950 tỉ đồng; 100% Bà mẹ Việt Nam Anh hùng được các cơ quan,
đơn vị, cá nhân nhận phụng dưỡng đến cuối đời; trên 32.000 bố, mẹ liệt sĩ
già yếu cô đơn được các đoàn thể, cá nhân nhận giúp đỡ, chăm sóc chu đáo;
hơn 20.000 thương binh, bệnh binh nặng được giúp đỡ ổn định sức khỏe và
đời sống, trên 604.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa được trao tặng cho gia đình
chính sách khó khăn [1]. Hằng năm Quỹ "Đền ơn, đáp nghĩa" Trung ương
huy động được trên 1.584 tỉ đồng, trên 12.000 vườn cây tình nghĩa được trao
tặng và tạo lập, 9.636 xã, phường được ủy ban nhân dân các tỉnh công nhận
hoàn thành 6 chỉ tiêu về công tác thương binh, liệt sĩ và người có công. Đến
nay, đã có 1.784.186 gia đình/1.963.593 gia đình chính sách đạt mức sống
trung bình hoặc khá hơn so với đời sống ở khu dân cư. Nhiều tỉnh, thành phố
đạt 100% số gia đình chính sách có mức sống tốt như Hà Nội, Thành phố Hồ

Chí Minh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Thọ, Đà Nẵng, Bến Tre, Bạc Liêu
[1].
Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi cán bộ,
đảng viên và nhân dân trong cả nước, được tổng kết và nhân rộng điển hình
từ khu dân cư đến xã, phường, nơi hội tụ sức mạnh to lớn của lòng dân, ý
Đảng, và trở thành phong trào xây dựng xã phường làm tốt công tác thương
binh, liệt sĩ và người có công.
Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, từ đầu năm
2008 đến tháng 6-2009, các địa phương trong cả nước đã xây dựng mới gần
10 nghìn nhà tình nghĩa và sửa chữa gần 8000 nhà cho các gia đình chính
sách khó khăn về nhà ở, với tổng trị giá khoảng 175 tỉ đồng; nâng tổng số
nhà tình nghĩa trong cả nước lên hơn 310 nghìn nhà. Các tỉnh, thành phố xây
mới, sửa chữa được nhiều nhà tình nghĩa thời gian qua là: Tuyên Quang xây
mới 279 nhà, sửa chữa 147 nhà; Hải Phòng xây mới, sửa chữa 449; Quảng
Ninh xây mới 209, sửa chữa 261; Hà Tĩnh xây mới 203, sữa chữa 268;
19
Quảng Ngãi xây mới 409, sửa chữa 124; Đồng Nai xây mới 274; Long An
xây mới 401; Vĩnh Long xây mới 503; Trà Vinh xây mới 1529 [1].
Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” của cả nước đã trở thành nguồn lực
thúc đẩy, động viên các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công vươn
lên tự khắc phục khó khăn. Chúng ta luôn trân trọng và tự hào về những
thành tựu đã đạt được bởi những việc làm đó đã góp phần thực hiện mục tiêu
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”.
“Đền ơn đáp nghĩa”-một phong trào mang đậm nét nhân văn và góp
phần ổn định chính trị - xã hội trên cả nước, có tác dụng giáo dục các thế hệ
trẻ lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Tính nhân văn trong công tác Đền ơn đáp nghĩa chính là sự kế thừa
truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, là truyền thống yêu nước, yêu quê
hương; là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là sự đùm bọc, sẻ
chia, giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn, khó khăn Đó là nét đẹp truyền

thống nhân nghĩa của dân tộc ta, là tình cảm và trách nhiệm của Đảng, Nhà
nước và cộng đồng xã hội đối với những cống hiến và sự hy sinh to lớn của
thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng. Các cấp ủy
Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội,
địa phương, cơ quan, đơn vị cần bồi dưỡng, giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu rõ
những cống hiến hy sinh to lớn, rất đỗi tự hào của các anh hùng, liệt sỹ,
thương binh, người có công với cách mạng, để phát huy, tiếp nối truyền
thống anh hùng của cha anh với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm
nay, đó là cách kỷ niệm và đền ơn đáp nghĩa thiết thực nhất. Thực hiện tốt
công tác “Đền ơn đáp nghĩa” là góp phần tạo sự ổn định về chính trị-xã hội,
bảo đảm an sinh xã hội, đẩy nhanh sự nghiệp đổi mới đất nước, xứng đáng
với sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh đi trước.
Chính sách về chế độ điều dưỡng người có công với cách mạng
Liên Bộ Tài chính, Bộ Y tế và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
vừa ban hành Thông tư liên tịch số 25/2010/TTLT-BTC-BYT-BLĐTBXH
20
hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng.
Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành từ ngày 25-10-2010.
Thông tư liên tịch quy định 6 đối tượng hưởng chế độ điều dưỡng mỗi
năm một lần gồm: 1- Người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945; 2-
Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19
tháng Tám năm 1945; 3- Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 4- Thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (gọi chung là thương
binh), bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật
từ 81% trở lên đang sống tại gia đình; 5- Người có công giúp đỡ cách mạng
được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có
công với nước”; 6- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên [4].
Ngoài ra, còn có chế độ điều dưỡng luân phiên 5 năm một lần dành
cho 6 đối tượng khác gồm: 1- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ,

người có công nuôi dưỡng liệt sĩ’; 2- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân
dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến; 3- Người có công giúp đỡ cách
mạng trong kháng chiến; 4- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc
hóa học suy giảm khả năng lao động dưới 81%; 5- Thương binh, bệnh binh
có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật dưới 81% đang
sống tại gia đình; 6- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị
địch bắt tù, đày [4].
Liên Bộ cũng quy định 2 chế độ điều dưỡng. Điều dưỡng tại các cơ sở
điều dưỡng, thời gian tối đa là 10 ngày (không kể thời gian đi và về) với
mức chi điều dưỡng 1.500.000 đồng/người/lần. Đối với điều dưỡng tại gia
đình, mức chi điều dưỡng là 800.000 đồng/người/lần [4].
Thông tư nêu rõ, về chế độ bảo hiểm y tế, người có công với cách
mạng và thân nhân của họ được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của
pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về bảo hiểm y
tế.
21
Trước đó, ngày 6-4-2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định
35/2010/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công
với cách mạng. Theo đó, tất cả các mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với
từng đối tượng người có công đều sẽ tăng so với quy định cũ. Cụ thể, người
hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945 thuộc diện thoát ly được hưởng
mức trợ cấp là 861.000 đ/tháng (trước là 767.000đ) và hưởng thêm phụ cấp
146.000 đ/thâm niên (trước là 130.000đ); diện không thoát ly là
1.462.000đ/tháng (trước là 1.302.000 đ) Thân nhân liệt sĩ được trợ cấp hàng
tháng từ 770.000đ đến 1.376.000đ/tháng (trước là 685.000đ - 1.225.000đ);
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong kháng
chiến được trợ cấp 646.000đ/tháng (trước là 575.000đ) [2].
Cùng với các chính sách của Nhà nước, chính sách về chế độ điều
dưỡng dành cho người có công với cách mạng có ý nghĩa rất quan trọng đối
với việc ổn định và nâng cao mức sống của thương binh, gia đình liệt sỹ,

giúp cho họ có mức sống đầy đủ hơn, góp phần hoàn chỉnh hệ thống chính
sách của Đảng và Nhà nước ta dành cho người có công với cách mạng.
1.2. VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG
THỰC THI CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
Công tác xã hội là một khoa học xã hội ứng dụng, một nghề nghiệp
chuyên môn được hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ XIX. Cùng với sự
vận động và phát triển của xã hội loài người, Công tác xã hội không ngừng
được bổ sung, hoàn thiện trên cỏ phương diện lý thuyết và thực hành nhằm
đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống. Công tác xã hội có những đóng góp
tích cực, to lớn đối với việc hướng tới xây dựng xã hội tiến bộ, bình đẳng,
công bằng, văn minh mà ở đó mỗi thành viên có được một đời sống an toàn,
đảm bảo nhu cầu thiết yếu về vật chất, tinh thần, được tôn trọng và tạo điều
kiện phát triển toàn diện. Công tác xã hội ngày càng trở nên cần thiết, không
thể thiếu và có ý nghĩa quan trọng trong xã hội hiện tại [10].
22
Xuất phát từ nhu cầu của xã hội và mục đích hoạt động của ngành
Công tác xã hội, dựa trên đặc thù nghề nghiệp là trợ giúp các đối tượng yếu
thế, thiệt thòi, giải quyết các vấn đề xã hội, Nhân viên xã hội có khả năng tác
nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến vấn đề của đối tượng
như : kinh tế, pháp luật, tâm lý, tình cảm , sức khoẻ, văn hoá, giáo dục, mối
quan hệ gia đình và quan hệ xã hội
Nhân viên Công tác xã hội đã đảm trách nhiệm vụ chuyên môn, phát
huy vai trò, chức năng của mình trong việc trợ giúp những đối tượng yếu thế,
thiệt thòi và giải quyết các vấn đề xã hội. Trong hệ thống nghề nghiệp và tổ
chức cấu trúc thành phần với tư cách là những lực lượng xã hội, nhân viên xã
hội có vị trí độc lập đồng thời có mối liên hệ với nhiều nghề nghiệp khác.
Trong hoạt động của mình, bên cạnh việc là cầu nối, khai thác, liên kết
các cơ quan, tổ chức Công tác xã hội với các nguồn lực hỗ trợ khác nhằm
giải quyết vấn đề của đối tượng, nhân viên xã hội còn có vai trò rất quan

trọng trong việc trợ giúp các đối tượng yếu thế cũng như góp ý kiến xây
dựng các chính sách và đưa các chính sách đó vào trong cuộc sống.
Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc thực thi chính sách
của Đảng, Nhà nước ta đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công
với cách mạng với mục đích cao nhât là nhằm mang lại công bằng xã hội,
nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tình cảm của cán bộ, đảng viên và các tầng
lớp nhân dân đối với người có công với cách mạng, phát huy truyền thống
yêu nước trong các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Và cụ thể ở đây, vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc thực
thi chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với người có công với cách
mạng được thể hiện qua những việc làm sau đây :
1.2.1. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc xây dựng
chính sách đối với người có công với cách mạng
Thực hiện chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh Công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, trong những năm qua, Đảng và Nhà
23
nước ta đã ban hành và chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp đồng
thời xây dựng và hoàn thiện nhiều chính sách đối với người có công với cách
mạng nhằm ngày càng kiện toàn hơn hệ thống chính sách của Đảng và Nhà
nước ta đối với đối tượng này. Để việc xây dựng chính sách dành cho người
có công với cách mạng đạt được kết quả cao và phù hợp với nguyện vọng
của người dân nhất thì cần có sự tham gia của nhiều ban ngành đoàn thể và
ở đây, nhân viên xã hội có vai trò rất quan trọng.
Nhân viên xã hội có vai trò tham mưu cho các ban ngành liên quan
trong việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện chính sách Thương
binh, liệt sỹ và người có công đồng thời nhân viên xã hội cũng tham mưu
cho các cơ quan liên quan để xây dựng chương trình, kế hoạch dài hạn và
hàng năm về lĩmh vực người có công với cách mạng.
Việc xây dựng chính sách, pháp luật đối với người có công là một
trong những lĩnh vực công tác trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta. Nhân

viên Công tác xã hội thông qua việc thực hiện các chức năng: thẩm tra, giám
sát, kiến nghị, những hoạt động đó của nhân viên xã hội đã có vai trò tích
cực đến việc xây dựng các thể chế và chính sách này như kịp thời phát hiện
những sai lầm, thiếu sót trong việc soạn thảo và thực hiện chính sách để từ
đó nhanh chóng giúp các nhà xây dựng chính sách sửa đổi, bổ sung và khắc
phục những sai phạm đó.
Trong việc xây dựng chính sách đối với người có công với cách mạng,
nhân viên Công tác xã hội có vai trò, trọng trách nghiên cứu chính sách và
quản lý, bám sát thực tiễn, đổi mới tư duy trong tổng kết và nghiên cứu khoa
học, tham mưu giúp Chính phủ cải cách sửa đổi chính sách trong lĩnh vực
người có công theo hướng tiếp cận với những tiêu chí mới về nội dung, cải
cách triệt để những thủ tục gây phiền hà cho đối tượng, gây tiêu cực trong
quản lý. Nhân viên Công tác xã hội còn có trách nhiệm giúp cấp uỷ, chính
quyền định hướng chủ trương, đưa ra kế hoạch, biện pháp và phối hợp với
24
các ngành, đoàn thể chăm, lo cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của người có công với cách mạng.
Bên cạnh đó, nhân viên Công tác xã hội còn giúp Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội phân cấp triệt để đến địa phương công tác xác nhận
người có công, công tác giới thiệu giám định bổ sung thương tật; công tác
cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công Quy định rõ mức trợ cấp ứng với từng đối
tượng trong các văn bản hướng dẫn nhằm tránh nhầm lẫn và tiêu cực trong
việc chi trả chế độ cho đối tượng.
Ngoài ra, nhân viên xã hội có cơ hội, điều kiện tiếp xúc trực tiếp với
người dân vì thế họ là những người có khả năng nắm bắt kịp thời những tâm
tư, tình cảm, nguyện vọng của đối tượng. Như vậy, điều này sẽ giúp cho
những nhà hoạch định chính sách cũng như nhân viên xã hội đưa ra được
những chính sách phù hợp với mong muốn của người có công với cách
mạng.
Hệ thống chính sách đối với người có công với cách mạng đã quán

triệt tư tưởng, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về thực hiện công bằng
xã hội, lành mạnh hoá xã hội. Cùng với tăng cường việc xây dựng chính sách
dành cho đối tượng có công với cách mạng, nhân viên xã hội đã trở thành
chiếc cầu nối giữa chính sách của Nhà nước với nhân dân và các đối tượng
thụ hưởng chính sách.
1.2.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc triển khai
thực hiện chính sách với người có công với cách mạng
Nhân viên xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức thực hiện
các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước ta đối với người có công với
cách mạng. Chúng ta có thể khẳng định rằng chính sách của Nhà nước đối
với người có công có được thực hiện chu đáo hay không, đời sống của họ có
được ổn định hay không một phần hết sức quan trọng là do nhân viên xã hội
có làm tốt vai trò của mình hay không?
25

×