Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoá chất sản xuất kinh doanh có điều kiện và hoá chất hạn chế sản xuất kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.13 MB, 177 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
CỤC HÓA CHẤT
o O o













BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ HÓA CHẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH CÓ ĐIỀU
KIỆN VÀ HÓA CHẤT HẠN CHẾ SẢN XUẤT KINH DOANH
(Thực hiện theo hợp đồng số 220.11.RD/HĐ-KHCN ngày 23 tháng 5 năm
2011 giữa Bộ Công Thương và Cục Hóa chất)



Chủ nhiệm đề tài: Th.s. Đỗ Thanh Hà
Cán bộ tham gia: Nguyễn Kim Liên
Nguyễn Đắc Khánh
Nguyễn Hưng Thuận


Nguyễn Chí Thanh
Nguyễn Thanh Loan





Hà Nội, 2012


1
MỞ ĐẦU

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong 50 năm qua, với sự phát triển của
Công nghiệp, có một sự gia tăng khổng lồ về số lượng hóa chất mà chúng ta tiếp xúc
trong cuộc sống hằng ngày. Con người đã tổng hợp hơn 80.000 hợp chất hóa học
mới. Đó là những chất nhân tạo, không một chất nào trong số này tồn tại một mình
nó trong tự nhiên và chỉ một nửa trong số này
được thử nghiệm về ảnh hưởng của
chúng đến con người.
Các chất nguy hiểm bao gồm kim loại nặng, hợp chất chứa clo hữu cơ, các
chất gây ô nhiễm hữu cơ bền vững. Chúng có những đặc điểm tương tự nhau: tích
lũy sinh học trong cơ thể người và động vật; bền vững do chúng tồn tại trong môi
trường một thời gian dài mà không bị phân hủy; có độc tính cao ngay c
ả ở liều
lượng rất thấp, và có mặt ở khắp nơi vì chúng có thể di chuyển từ lục địa này sang
lục địa khác theo không khí và nước. Hóa chất độc có thể tìm thấy trong đất, nước,
không khí và cơ thể chúng ta. Sự nhiễm độc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe con người và sinh vật hoang dại. Có 3 cách các hóa chất độc có thể đi vào cơ
thể: thông qua đường ăn uống, đường hô h

ấp hoặc tiếp xúc qua da. Đối với nhiều
chất, ảnh hưởng lớn nhất và những phản hồi nhanh nhất diễn ra khi các chất trực
tiếp đưa vào dòng tuần hoàn của máu.
Trên thế giới, có rất nhiều nước đã có những biện pháp quản lý các hóa chất
độc hại một cách an toàn và ngăn ngừa những nguy hại do hóa chất gây nên đối với
con người và môi trường được thông qua các văn bản pháp luật như
Luật kiểm soát
hóa chất nguy hại (Hàn Quốc), Luật quản lý thống nhất hóa chất và các sản phẩm
hóa chất (Đan Mạch), Quy tắc cưỡng chế thi hành pháp lệnh quản lý hóa chất độc
(Đài Loan), Luật Hóa chất (Cộng hòa Séc),…
Ngành công nghiệp hoá chất nước ta là ngành sử dụng đa dạng các nguồn tài
nguyên khoáng sản, dầu khí, thực vật, phế liệu công, nông, lâm nghiệp, tạo nên các
loại sản phẩm hàng hoá có giá trị gia tăng l
ớn và có xu hướng ngày càng phát triển,
song song với sự phát triển của ngành Công nghiệp hóa chất là những ảnh hưởng tác
hại của hóa chất tới sức khỏe con người, phá vỡ thế cân bằng sinh học trong tự
nhiên và có thể sẽ hủy diệt môi trường sống.
Hiện nay, quản lý hóa chất nước ta vẫn còn mới, Luật Hóa chất ra đời năm
2007 quy định về hoạt động hóa chất, an toàn hóa chất, quyền và nghĩa v
ụ của tổ
chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất, quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất.
Quản lý hóa chất là nhiệm vụ thực sự cấp bách trong sự phát triển của Việt Nam.
Hóa chất là một nhân tố rất quan trong trong cả quá trình phát triển của bất kỳ nước
nào, không riêng ở Việt Nam.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài "
Nghiên cứu đề xuất các
biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện

2
và hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh” để góp một phần vào việc quản lý an

toàn và hài hoà hoá chất. Đề tài được xây dựng bao gồm những nội dung sau:
Chương I: Tổng quan kinh nghiệm quản lý hóa chất của các nước;
Chương II: Thực trạng sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc danh mục hóa
chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện và hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh ở
Việt Nam.
Chương III: Giả
i pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất sản xuất, kinh
doanh có điều kiện và hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh
.
Chương IV: Kết luận.

3
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
TÓM TẮT NHIỆM VỤ 7
CHƯƠNG I . TỔNG QUAN KINH NGHIỆM QUẢN LÝ HÓA CHẤT
CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 8
1. Các quy định về quản lý hóa chất và một số luật có liên quan trên thế giới 8
1.1. Luật quản lý chất độc, chất thải nguy hiểm và chất thải hạt nhân năm
1990 của Philippine 8
1.1.1. Mục tiêu 8
1.1.2. Khái niệm hóa chất nguy hiể
m 8
1.1.3 So sánh với quản lý hóa chất ở Việt Nam 9
1.2. Luật Kiểm soát Hóa chất nguy hại Hàn Quốc 9
1.2.1. Mục đích của Luật này 9
1.2.2. Trách nhiệm của Chính phủ 9
1.2.3. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hoá chất 9
1.2.4. Quy định về ngăn cấm sản xuất hóa chất hạn chế sử dụng 9

1.2.5. Nghĩa vụ Báo cáo về sản xuất, nhập khẩu hóa chất phải đượ
c kiểm soát
chặt chẽ 10
1.2.6. Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sử dụng 10
1.2.7. Xử lý vi phạm 10
1.2.8. Nghĩa vụ phải nâng cấp cải tiến trang thiết bị nhà xưởng, kho tàng 11
1.2.9. Qui định về di rời địa điểm kinh doanh 11
1.2.10. So sánh với Quản lý hóa chất ở Việt Nam 11
1.3. Luật Hóa chất Cộng Hòa Sec 12
1.3.1. Đối tượng áp dụng 12
1.3.2. An toàn hóa chất 12
1.3.3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoá ch
ất, sử dụng
hoá chất 12

4
1.3.4. Điều kiện để sản xuất và lưu hành các hóa chất nguy hại 12
1.3.5. Các yêu cầu quy định về yêu cầu chuyên môn và điều kiện kỹ thuật
trong sản xuất, kinh doanh hóa chất 12
1.3.6. Điều kiện về nhân sự đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất 14
1.3.7. Ngăn cấm và hạn chế sử dụng hoá chất nguy hại ảnh hưởng đến con
người và môi trường 14
1.3.8. So sánh với qu
ản lý hóa chất ở Việt Nam 14
1.4. Nghị định số 334 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định về quản lý
an toàn các hóa chất độc hại 15
1.4.1. Nguyên tắc chung 15
1.4.2. Sản xuất, tàng trữ và sử dụng các hoá chất độc hại 18
1.4.3. So sánh với quản lý hóa chất ở Việt Nam 19
2. Hệ thống các Văn bản quản lý hóa chất tại Việt Nam 19

2.1. Luật Hoá chất 21
2.1.1. Trách nhiệm bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất 21
2.1.2. Yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật trong sản xuất,
kinh doanh hóa chất 22
2.1.3. Yêu cầu về chuyên môn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất 22
2.1.4. Sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất,
kinh doanh có điều kiện 22
2.2. Nghị định số 108/2008/NĐ-CP 23
2.3. Nghị định số 26/2011/NĐ-CP 23
2.4. Thông tư số 28/2010/TT-BCT 23
2.4.1. Đối tượng áp dụng 23
2.4.2. Tổ chức cấp Giấy chứng nh
ận đủ điều kiện sản xuất,
kinh doanh hóa chất 24
2.4.3. Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân sản
xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện 24
2.4.4. Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân kinh
doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa ch
ất sản xuất, kinh doanh có điều kiện 22
2.4.5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đối với các tổ chức cá nhân sản

5
xuất đồng thơi kinh doanh hóa chất thuộc danh mục hóa chất sản xuất kinh
doanh có điều kiện 26
2.4.6. Trường hợp cấp sửa đổi, bổ sung 26
2.4.7. Trường hợp cấp lại 27
2.4.8. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận 27
2.4.9. Thời hạn của Giấy chứng nhận (hóa chất sản xuất, kinh doanh
có điều kiện) 28
2.4.10. Tổ chức cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa ch

ất hạn chế
sản xuất, kinh doanh 28
2.4.11. Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân sản xuất
hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh 28
2.4.12. Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy phép đối với cơ sở kinh doanh hóa chất
thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh 29
2.4.13. Hồ s
ơ đề nghị cấp Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân sản xuất đồng
thời kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất,
kinh doanh 30
2.4.14. Trường hợp cấp sửa đổi, bổ sung 30
2.4.15. Trường hợp cấp lại 31
2.4.16. Thủ tục cấp Giấy phép 31
2.4.17. Thời hạn của Giấy phép (hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh) 31
2.4.18. Quy trình cấp giấy phép (Hóa ch
ất hạn chế kinh doanh) 31
3. Mối tương quan giữa quy định quản lý hóa chất của các nước và Việt Nam 34
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, KINH DOANH
HÓA CHẤT THUỘC DANH MỤC HÓA CHẤT SẢN XUẤT
KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ HẠN CHẾ KINH DOANH
Ở VIỆT NAM
35
1. Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh hóa chất thuộc danh mục hóa chất
sản xuất kinh doanh có điều kiện. 35
2. Thực trạng tình hình sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc danh mục hóa chất
hạn chế sản xuất, kinh doanh 36
CHƯƠNG III
. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÓA

6

CHẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ HÓA CHẤT
HẠN CHẾ SẢN XUẤT, KINH DOANH 39
1.Văn bản quy phạm pháp luật 39
a. Những nội dung bị lặp và đề xuất phương án khắc phục 39
b Những hóa chất nằm trong cả hai danh mục sản xuất, kinh doanh có điều
kiện và hạn chế sản xuất kinh doanh và đề xuất phương án khắc phục 40
c. Một số hóa chất nguy hi
ểm cần quản lý hạn chế, sản xuất kinh doanh
nhưng hiện tại chưa quy định, cụ thể như sau 40
2. Phối hợp các cơ quan liên ngành 44
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC I. Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện

(Ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008
của Chính phủ) 49
PHỤ LỤC II. Danh mục hóa chất hạn chế kinh doanh

(Ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008
của Chính phủ) 50
PHỤ LỤC III. danh mục hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2010/TT-BCT) 53
PHỤ LỤC IV. Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh được sửa đổi
bổ sung

(Ban hành kèm theo Nghị định số 26/2011/NĐ-CP)
78
PHỤ LỤC V. Danh mục các chất HCFC thực hiện cấp phép và hạn ngạch
Nhập khẩu 87
PHỤ LỤC VI. Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh hóa chất có điều kiện

Kiến nghị chỉnh sửa 89
PHỤ LỤC VII. Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh kiến nghị sửa đổi
bổ sung 112






7
TÓM TẮT NHIỆM VỤ
- Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp là
những hóa chất được quy định tại Phụ lục I Thông tư 28/2010/TT-BCT.
- Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh là những hóa chất được quy định tại
phụ lục II Nghị định 26/2011/NĐ-CP.
- Quá trình thực hiện
+ So sánh Luật quản lý hóa chất của các nước với Việt Nam.
+ Tổng quan về quản lý hóa chất ở
Việt Nam
+ Rà soát lại danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện và danh
mục hạn chế sản xuất kinh doanh, đưa ra những hóa chất trùng lặp giữa hai danh
mục và đề xuất những phương án khắc phục.
+ Lập phiếu điều tra khảo sát thu thập thông tin của các Sở Công Thương và
các tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động hóa chất tại Việt Nam.
+ Phân tích những nhóm hóa chất nguy hiểm và đề xu
ất phương án quản lý.
+ Tổng hợp và đề xuất danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện
và danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh,
+ Đề ra những kiến nghị để khắc phục những khó khăn hiện đang tồn tại như
hỗ trợ kinh phí đi thẩm định, kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh,



8
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN KINH NGHIỆM
QUẢN LÝ HÓA CHẤT CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoá chất như Luật, Nghị định,
thông tư,… có liên quan đến hoá chất được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới,
tại Việt Nam khá nhiều văn bản đã được ban hành và đang trong quá trình soạn thảo
nhằm đảm bảo sự an toàn hoá chất trong các lĩnh vực qu
ản lý liên quan đến đăng ký,
vận chuyển, cất giữ, sử dụng, lưu kho, đóng gói, huỷ bỏ, quản lý hóa chất sản xuất,
kinh doanh…. Dưới đây chúng tôi đưa ra một số văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý hóa chất của một số nước trên thế giới và ở Việt Nam.
1. Các quy định về quản lý hóa chất và một số luật có liên quan trên thế
giới
1.1. Lu
ật quản lý chất độc, chất thải nguy hiểm và chất thải hạt nhân năm
1990 của Philippine
Đây là chính sách của chính phủ để quy định hạn chế, cấm nhập khẩu, sản
xuất, kinh doanh, phân phối, sử dụng, thải bỏ và xử lý hoá chất và hỗn hợp chất có
ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và môi trường; cấm việc tiếp nhận, thậm chí là quá
cảnh các chất thải nguy hi
ểm, chất thải hạt nhân và xử lý chất thải vào địa phận
Philippine về bất kỳ mục đích nào và thúc đẩy phát triển nghiên cứu về chất độc.
1.1.1. Mục tiêu:
- Luật này hướng tới xây dựng danh mục hoá chất hiện đang được nhập khẩu,
sản xuất, hoặc sử dụng, hướng dẫn cách sử dụng hiện tại và khả năng, dữ liệu kiể
m
tra, tên các công ty sản xuất hoặc sử dụng hoá chất và một số thông tin khác liên

quan đến bảo vệ sức khỏe và môi trường;
- Luật này giám sát và qui định việc nhập khẩu, sản xuất, lưu giữ, vận chuyển,
kinh doanh, phân phối, sử dụng, thải bỏ và xử lý hoá chất và hỗn hợp chất chứa
đựng rủi ro hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và môi trường như chính sách quốc
gia hoặc các cam kết quốc tế.
- Thông báo và giáo dục dân chúng về nguy cơ và hiểm hoạ kèm theo khi sản
xuất, lưu giữ, vận chuyển, xử lý, phân phối, sử dụng và chất độc và một số hoá chất
và hỗn hợp chất khác
- Cấm tiếp nhận, thậm chí quá cảnh cũng như lưu giữ và thải bỏ chất thải
nguy hiểm và chất thải nguyên tử vì bất cứ mục đ
ích nào.
1.1.2. Khái niệm hóa chất nguy hiểm
Luật này đã đưa ra các khái niệm hóa chất nguy hiểm như:

9
1. Chất tác động mạnh và nhanh như chất độc qua đường tiêu hoá, hít thở
hoặc phản ứng, phá huỷ da hoặc gây nguy hiểm khi tiếp xúc vào mắt hoặc nguy cơ
cháy nổ;
2. Chất tác động xấu đến môi trường về dài hạn gồm chất độc do phơi nhiễm
thường xuyên, chất gây ung thư (trong một số trường hợp do kết quả phơi nhiễm
nhưng có thời gian ủ bệnh lâu), phản ứ
ng với quá trình giải độc như vi khuẩn làm
thối rữa (biodegradation), gây ô nhiễm nước ngầm hoặc nước trên mặt, hoặc có
những đặc tính như mùi khó chịu.
1.1.3 So sánh với quản lý hóa chất ở Việt Nam
Điểm chung
: Cùng hướng tới xây dựng danh mục hóa chất quốc gia và hạn
chế các hóa chất độc, hóa chất nguy hại ra môi trường bảo vệ sức khỏe người dân.
Khác nhau
: Hiện nay, ở Việt Nam đang quản lý hóa chất bằng các Danh mục

hóa chất riêng biệt, như Danh mục hóa chất Quy định khai báo hóa chất, Danh mục
hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất, Danh mục hóa chất kinh doanh có
điều kiện, Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh, Đối với mỗi Danh
mục hóa chất có những quy định khác nhau và có các Thông tư Hướng dẫn cụ thể đi
kèm như Thông tư 28/2010/TT-BCT, Thông t
ư 40/2011/TT-BCT,
1.2. Luật Kiểm soát Hóa chất nguy hại Hàn Quốc
Luật này quy định trách nhiệm của Chính phủ; Trách nhiệm của các tổ chức cá
nhân tham gia hoạt động hóa chất; Quy định về khai báo hóa chất mới; Quy định về
ngăn cấm hóa chất hạn chế sử dụng, quy định về chế độ báo cáo về xuất, nhập khẩu
hóa chất độc; quy định xử lý vi phạm; Quy định nghĩa vụ nâng cấp c
ải tiến trang thiết
bị nhà xưởng, kho tàng; Quy định đăng ký kinh doanh hóa chất độc.
1.2.1. Mục đích:
Luật này đưa ra để quản lý các hoá chất độc hại một cách an toàn và ngăn
ngừa những nguy hại do hoá chất gây nên đối với con người và môi trường.
1.2.2. Trách nhiệm của Chính phủ:
Ban hành các giải pháp cụ thể nhằm đánh giá một cách chính xác mức độ ảnh
hưởng của hoá chất nguy hại đối vớ
i con người và môi trường và ngăn ngừa tác
động nguy hại; ban hành kế hoạch chi tiết về quan trắc ô nhiễm, các nghiên cứu,
phát triển công nghệ, đào tạo chuyên gia, tuyền truyền nhằm quản lý một cách chặt
chẽ các hoá chất nguy hại, đồng thời hỗ trợ về thủ tục hành chính và tài chính để
quản lý hoá chất một cách thích hợp.
1.2.3. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hoá chất:
Luật này quy định các t
ổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu giữ, buôn
bán, vận chuyển và sử dụng hoá chất nguy hại phải thực hiện các giải pháp cần thiết

10

như: bảo dưỡng trang thiết bị sản xuất, huấn luyện công nhân, nghiên cứu và phát
triển công nghệ, trao đổi thông tin… nhằm ngăn ngừa các tác động của hoá chất
nguy hại đối với con người và môi trường, đồng thời phải tham gia và hợp tác với
các cơ quan liên quan khác để kiểm soát hoá chất nguy hại một cách hợp lý.
1.2.4. Quy định về ngăn cấm sản xuất hóa chất hạn chế sử dụng
Lu
ật này quy định:
- Nếu kết quả đánh giá hóa chất mới cho thấy hóa chất đó có khả năng gây hại
nghiêm trọng đến con người và môi trường, Bộ Môi Trường sẽ tiến hành các giải
pháp cần thiết với sự trợ giúp của các cơ quan chức năng liên quan để ngăn cấm
hoặc hạn chế sản xuất, nhập khẩu hay sử dụng hóa chất đó.
- Bộ Môi Trường có trách nhi
ệm công khai trên các phương tiện thông tin đại
chúng tên hóa chất bị cấm, tên cơ sở sản xuất nhập khẩu và sử dụng hóa chất đã bị
cấm hoặc hạn chế sử dụng.
1.2.5. Nghĩa vụ Báo cáo về sản xuất, nhập khẩu hóa chất phải được kiểm soát
chặt chẽ
- Luật này quy định các tổ chức, cá nhân dự định sản xuất hay nhập kh
ẩu hóa
chất phải được kiểm soát chặt chẽ, phải trình lên Bộ Môi Trường danh mục các hóa
chất và số lượng dự kiến sản xuất hoặc nhập khẩu hàng năm.
1.2.6. Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sử dụng
- Các tổ chức cá nhân dự định kinh doanh các hóa chất hạn chế sử dụng
(không bao gồm các hình thức kinh doanh được chính phủ qui định) sẽ được Bộ
Môi Trường c
ấp giấy phép với điều kiện đáp ứng được các yêu cầu về trang thiết bị,
nhân lực theo quy định của chính phủ. Khi cơ sở kinh doanh dự đinh thay đổi các
chức năng quan trọng đã đăng ký thì cũng phải làm thủ tục tương tự để được cấp
giấy phép.
- Để cấp giấy phép theo quy định, Bộ Môi Trường sẽ ban hành kèm theo các

điều kiện thiết kế
cơ sở hóa chất thực hiện nhằm đảm bảo việc quản lý hóa chất một
cách tối ưu.
1.2.7. Xử lý vi phạm
Luật này đã đưa ra các quy định trong trường hợp được yêu cầu phải ban
hành quyết định đình chỉ kinh doanh của một cơ sở sản xuất hoặc sử dụng hóa chất
độc và hóa chất hạn chế sử dụng, Bộ Môi trường có th
ể áp đặt mức sử phạt không
được vượt quá 50.000.000 Won nếu cơ sở đó được xác nhận là gây lên tác động ảnh
hưởng tới cộng đồng. Mức phạt nói trên sẽ không áp dụng quá ba lần.
1.2.8. Nghĩa vụ phải nâng cấp cải tiến trang thiết bị nhà xưởng, kho tàng

11
- Nếu phát hiện tình trạng trang thiết bị, máy móc của cơ sở sản xuất, kinh
doanh hóa chất hạn chế sử dụng và hóa chất độc không đáp ứng được các điều kiện
đã quy định, Bộ Môi trường có quyền ban hành quyết định yêu cầu cơ sở phải nâng
cấp, cải tiến trang thiết bị trong khoảng thời gian nhất định.
- Nếu trường hợp cơ sở sả
n xuất, kinh doanh và chủ sở hữu nhà xưởng là hai
thực thể riêng biệt thì chủ sở hữu nhà xưởng và kho tàng phải có trách nhiệm trong
việc nâng cấp, cải tạo theo quy định.
1.2.9. Qui định về di rời địa điểm kinh doanh
Nếu một cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất độc và hóa chất hạn chế sử dụng
được xác định là gây nên những tác động tiêu cực tiềm tàng sức khỏe con người và
tài sản, Bộ Môi trường có quyền ban hành quyết định yêu cầu cơ sở đó phải di rời
đên địa điểm thích hợp trong khoảng thời gian qui định.
Ngoài những quy định trên, Luật kiêm soát hóa chất nguy hại (Hàn Quốc) còn
có rất nhiều những quy định khác như Qui định tiêu chuẩn quản lý hóa chất độc, qui
định quản lý hóa chất độc, qui định sử dụng chung cán bộ kỹ thuật, trang thiết bị,
….


1.2.10. So sánh với Quản lý hóa chất ở Việt Nam
Điểm chung
: Hiện nay Việt Nam cũng đã có quy định về Quản lý hóa chất
hạn chế sản xuất kinh doanh hóa chất tại Nghị định số 26/2011/NĐ-CP và Thông tư
28/2010/TT-BCT về hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất
thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.
Tại Điều 48 Thông tư 28/2010/TT-BCT cũng quy định chế độ báo cáo đối với
tình hình sản xuấ
t, kinh doanh hóa chất của tổ chức cá nhận hoạt động hóa chất với
Sở Công Thương đối với tình hình hóa chất sản xuất kinh, doanh hóa chất có điều
kiện, tình hình an toàn hóa chất tại nơi hoạt động, và Bộ Công Thương đối với
tình hình hóa chất hạn chế, sản xuất kinh doanh hóa chất.
Tại Điều 47 Luật Hóa chất và Điều 49 Thông tư 28/2010/TT-BCT đều có
quy định về Xử lý vi phạ
m nêu rõ trách nhiệm của các tổ chức cá nhân, trách nhiệm
của cơ quan quản lý và các hình thức xử phạt tùy theo mức độ sai trái từ phạt cảnh
cáo cho tới truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với các hóa chất nguy hiểm, hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa
chất, các tổ chức cá nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt quá trình vận chuyển, kho chứa
và các cán bộ liên quan phải được tập huấn về đào tạo an toàn hóa chất do cơ
quan
có thẩm quyền cấp.
Điểm khác nhau
: Hiện nay, đối với các tổ chức cá nhân ở Việt Nam khi nhập
khẩu hóa chất sẽ phải tiến hành khai báo hóa chất với Bộ Công Thương (Cục Hóa
chất) và chưa có quy định cụ thể đối với việc quản lý hóa chất mới.

12
Đối với tình hình sản xuất, kinh doanh hóa chất hiện nay ở Việt Nam, đối với

các Sở Công Thương các tỉnh thực hiện việc quản lý các đơn vị trên địa bàn, các tổ
chức cá nhân sẽ báo cáo tình hình việc thực hiện định kỳ theo quy định và Sỏ Công
Thương tập hợp báo cáo lên Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) về tình hình hoạt
động sản xuất, kinh doanh hóa chất trên địa bàn mình quản lý.
Hiện nay ở Việt nam có m
ột số quy định riêng về hóa chất nguy hiểm như
quy định quản lý vật liệu nổ công nghiệp, quy định về quản lý tiền chất ma túy và
tiền chất thuốc nổ, quy định tạm thời về giới hạn hàm lượng cho phép của một số
hóa chất độc hại trong sản phẩm điện điện tử, và đang xây dựng một số quy định
như quy đị
nh về GHS (quy định về phân loại và ghi nhãn hóa chất), quy định quản
lý hóa chất độc, xây dựng danh mục hóa chất quốc gia, để dần hoàn thiện quản lý
hóa chất để bảo vệ sức khỏe người dân và môi trường.
1.3. Luật Hóa chất Cộng Hòa Sec
1.3.1. Đối tượng áp dụng
Luật này qui định các thủ tục và các điều kiện liên quan đến đăng ký lưu
hành, đánh giá các hoá chất mới và hoá chất đang l
ưu hành; quản lý và trao đổi các
thông tin liên quan đến hoá chất; đưa các chất diệt khuẩn vào lưu hành; điều kiện để
sản xuất, kinh doanh và sử dụng hoá chất; phân loại, dán nhãn và đóng gói hoá chất
theo mức độ độc hại; điều kiện, trách nhiệm và nghĩa vụ để quản lý hoá chất một
cách an toàn.
1.3.2. An toàn hóa chất
Tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hoá chất gồm nhà sản xuất và
kinh doanh, những người sử dụng phải có trách nhiệm tuân thủ các qui định của luật
này về đảm bảo an toàn hoá chất.
1.3.3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoá chất, sử dụng
hoá chất:
Các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh hoá chất phải cung cấp những
hướng dẫn đảm bảo an toàn trong sử dụng các hoá chất nguy hại cũng như trong

việc tiêu hủy, xử lý các chất thải phù h
ợp các văn bản pháp luật liên quan, đồng thời
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thiệt hại do các sự cố, rủi ro xẩy ra trong
quá trình sản xuất, kinh doanh.
1.3.4. Điều kiện để sản xuất và lưu hành các hóa chất nguy hại
- Việc sản xuất và lưu hành các hóa chất nguy hại chỉ được thực hiện bởi các
cơ sở hoạt động hợp pháp tại Cộng hòa Slovenia và có đủ
điều kiện theo quy định
của bộ luật này, ngoại trừ các quy định khác của pháp luật. Danh mục các cơ sở sản
xuất, kinh doanh hóa chất nguy hại sẽ do ủy ban an toàn hóa chất quốc gia quản lý.

13
- Để được phép sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hại theo quy định, các cơ
sở hóa chất phải chứng minh họ đáp ứng được các điều kiện theo quy định của bộ
luật này và phải báo lên ủy ban an toàn hóa chất quốc gia bất cứ một thay đổi nào có
thể ảnh hướng đến quá trình thực hiện các quy định của bộ luật.
- Nếu các cơ sở được phép sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy h
ại không còn
đáp ứng được các điều kiện qui định theo bộ luật này, Ủy ban an toàn hóa chất quốc
gia sẽ rút giấy phép kinh doanh và xóa tên khỏi danh mục cơ sở được phép sản xuất,
kinh doanh hóa chất nguy hại.
1.3.5. Các quy định về yêu cầu chuyên môn và điều kiện kỹ thuật trong sản
xuất, kinh doanh hóa chất
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh hoá chất nguy hại phải thuê các chuyên gia có
kiến thức đáp ứng yêu cầu trong lĩ
nh vực hoạt động hoá chất và phải tuân thủ các
điều kiện kỹ thuật về sản xuất, kinh doanh.
- Để thực hiện qui định nói trên, các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoá chất
nguy hại phải bổ nhiệm một cán bộ kỹ thuật đáp ứng được các theo qui định của
pháp luật về quản lý hoá chất nguy hại.

- Những người buôn bán hoá chất phải được đào tạo v
ề lĩnh vực hoá chất để
cung cấp cho người sử dụng những thông tin cần thiết.
- Những người buôn bán các loại hoá chất nguy hại được phân loại từ nhóm
(f) đến nhóm (g), mục 10, Điều 2 bộ luật này dự định đưa hoá chất đó vào lưu hành
rộng rãi phải cung cấp cho người sử dụng thông tin để sử dụng hoá chất một cách an
toàn, khả năng ảnh hưởng của hoá ch
ất đến sức khoẻ và cách xử lý sơ bộ khi có sự
cố. Các thông tin này phải rõ ràng, đặt ở vị trí dễ quan sát tại cơ sở kinh doanh.
- Để sản xuất, lưu giữ và lưu hành các hoá chất nguy hại một cách an toàn,
các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoá chất phải có nhà xưởng, phương tiện và các qui
trình công nghệ phù hợp với các qui định về kỹ thuật, vệ sinh và môi trường.
- Những qui định về các đi
ều kiện kỹ thuật trong sản xuất và kinh doanh các
hoá chất nguy hại nhằm bảo vệ môi trường dưới các tác động trực tiếp của hoá chất
sẽ do Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, ban, ngành chức năng khác ban hành.
- Những qui định về các điều kiện kỹ thuật đảm bảo vệ sinh an toàn trong sản
xuất, lưu hành sẽ được Bộ Y tế ban hành.
- Những điều ki
ện đặc biệt cho phép lưu hành các hoá chất nguy hại được
phân loại từ nhóm (f) tới nhóm (g), mục 10 Điều 2 của luật hoá chất và các điều
kiện về bằng cấp, nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật đề cập tại khoản 2 của điều này sẽ
do Bộ Y tế qui định
.


14
1.3.6. Điều kiện về nhân sự đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Những người trực tiếp tiếp xúc với hoá chất phải được đào tạo về các biện
pháp đảm bảo an toàn.

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoá chất (được đề cập trong phần 1, điều 44
của luật này) bắt buộc phải sử dụng công nhân trực tiếp tiếp xúc với hoá chất phù
hợp với năng lực chuyên môn của họ.
- Các qui định về nội dung chương trình đào tạo lao động hoá chất, phương
pháp đào tạo, phương pháp tiến hành kiểm tra kiến thức của công nhân trong lĩnh
vự
c của họ, và các điều kiện mà các cơ sở đào tạo bắt buộc phải thực hiện sẽ do Bộ
Giáo dục-Đào tạo, Bộ LĐTBXH, Bộ TNMT phối hợp với các ban ngành chức năng
khác ban hành.
1.3.7. Ngăn cấm và hạn chế sử dụng hoá chất nguy hại ảnh hưởng đến con
người và môi trường
- Chính phủ sẽ qui định những biện pháp phòng ngừa đặc biệ
t và các giải
pháp khác để các cơ sở y tế thực hiện trong các trường hợp xẩy ra sự cố hoá chất.
- Bộ Y tế cấm tạm thời hoặc hạn chế việc sản xuất, lưu hành hay sử dụng các
hoá chất nguy hại nếu có nghi ngờ là chúng đang gây tổn hại tới môi trường và con
người. Đối với các dược phẩm có nguồn gốc thực vật, Bộ Y tế tham khảo ý ki
ến của
Bộ môi trường trước khi đưa ra quyết định.
- Ngoại trừ những điều kiện đề cập trong khoản 1 của điều này, với sự chấp
thuận của Bộ môi trường, Bộ Y tế sẽ cấm hoặc hạn chế sản xuất, lưu hành hoặc sử
dụng các hoá chất nguy hại trong Danh mục các hoá chất nguy hại bị cấm hoặc hạ
n
chế của quốc tế và các dược phẩm có nguồn gốc thực vật.
- Bộ Y tế ban hành danh mục các hoá chất và sản phẩm chứa các chất nguy
hại hoặc phát sinh chất nguy hại đến môi trường và con người hoặc các sản phẩm
metabolic để đưa vào lưu hành hay sử dụng dưới các điều kiện đặc biệt.
1.3.8. So sánh với quản lý hóa chất ở Việt Nam
Điểm Chung
: quy định các thủ tục đăng ký lưu hành hóa chất như ở Việt Nam

có quy định đăng ký khai báo hóa chất nhập khẩu với Bộ Công Thương và đăng ký
khai báo hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện với Sở Công Thương.
Hiện nay ở Việt Nam cũng quy định một số các yêu cầu về chuyên môn và
điều kiện kỹ thuật, điều kiện nhân sự trong sản xuất kinh doanh hóa chất. Các đố
i
tượng liên quan tới hoạt động an toàn hóa chất nguy hiểm phải trải qua khóa đào tạo
an toàn hóa chất do cơ quan có thẩm quyền đào tạo. Các thông tin về hóa chất phải
theo mẫu Phụ lục 17 Thông tư 28/2010/TT-BCT. Đối với mỗi tổ chức, cá nhân để
để được hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất có điều kiện hoặc hóa chất hạn chế

15
sản xuất kinh doanh phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt, nếu đạt
tiêu chuẩn các yếu tố về kho bãi, về các yếu tố phương tiện bảo hộ, quy định về vận
chuyển và yếu tố chuyên môn mới được phép sản xuất, kinh doanh các loại hóa chất
đó và được quy định tại Nghị định 26/2011/NĐ-CP, Thông tư 28/2010/TT-BCT.
Điểm khác nhau
: ở Việt Nam, tại Điều 64. Trách nhiệm quản lý của Bộ, cơ
quan ngang Bộ liên quan trực tiếp đến hoạt động hóa chất, mỗi một Bộ quản lý liên
quan tới hoạt động của Bộ đó, trong đó Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Y tế xây
dựng Danh mục hóa chất cấm, Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
trong lĩnh vực y t
ế trình Chính phủ ban hành; ban hành Danh mục hóa chất không
được sử dụng, hạn chế sử dụng và được sử dụng trong lĩnh vực y tế, hóa chất sử
dụng trong chất diệt khuẩn, diệt côn trùng trong gia dụng và y tế, dược phẩm và phụ
gia thực phẩm.

Ngoài việc quản lý và các văn bản quy định các thủ tục liên quan, tại Điều 66
Luật Hóa chất của Việt Nam còn quy định về thanh tra hoạt động hóa chất, Bộ Công
thương, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân các cấp thực
hiện nhiệm vụ thanh tra về hoạt động hóa chất thuộc phạm vi quản lý được phân

công, phân cấp. Hiện nay Bộ Công Thương có Ban Thanh tra có chức năng thanh
tra, kiểm tra định kỳ các đơ
n vị hoạt động hóa chất.
Tại Luật Hóa chất và Thông tư 28/2010/TT-BCT có quy định về việc xử lý
các trường hợp vi phạm hoạt động hóa chất và các cơ quan quản lý, tùy theo mức độ
vi phạm có các mức xử lý vi phạm khác nhau từ cảnh cáo, phạt hành chính tới truy
tố trách nhiệm hình sự theo quy định tại Nghị định số 90/2009/NĐ-CP ngày 20
tháng 10 năm 2009.
1.4. Nghị định số 334 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định về

quản lý an toàn các hóa chất độc hại.
Nghị định này được ban hành bao gồm những quy định về hóa chất sản xuất,
kinh doanh, tàng chữ hóa chất độc hại, quy định nghĩa vụ của các đơn vị hoạt động
hóa chất, quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý hóa chất, quy định về sản xuất,
tàng chữ các hóa chất độc hại

1.4.1. Nguyên tắc chung
- Các quy định này được ban hành nhằm tăng cường công tác quản lý an toàn
các hoá chất độc hại, đảm bảo sự an toàn cho tài sản, cuộc sống của con người và
bảo vệ môi trường.
- Sản xuất, kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng hoá chất độc hại cũng
như xử lý chất thải hóa chất độc hại trên lãnh thổ nước Cộng hoà Nhân dân Trung
Hoa sẽ phải tuân thủ các quy đị
nh của Nghị định này, luật pháp cũng như các quy
định của các cơ quan quản lý nhà nước khác trong an toàn sản xuất.

16
- Đội ngũ quản lý các đơn vị sản xuất, kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển và sử
dụng các hoá chất độc hại và xử lý các chất thải hoá chất độc hại (dưới đây gọi là
“các đơn vị hoá chất độc hại”) phải đảm quản lý an toàn các hoá chất độc hại của

mình; tuân thủ các quy định và pháp luật liên quan cũng như các yêu cầu của tiêu
chuẩn quốc gia và phải chịu trách nhiêm về tính an toàn c
ủa các hóa chất độc hại
của mình.
- Đội ngũ tham gia vào sản xuất, tàng trữ, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng
các hoá chất độc hại và xử lý các chất thải hoá chất độc hại phải tham gia lớp đào
tạo về các quy định của luật pháp về an toàn và các quy định, luật lệ; các kỹ năng
nghề nghiệp và kỹ năng bảo đảm an toàn và cấp cứu trong các tình huống nguy
hiểm. Chỉ
khi vượt qua được kỳ thi sát hạch các điều kiện trên, họ mới được tham
gia làm việc.
- Các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm giám sát và quản lý hoạt động sản
xuất, kinh doanh, tàng trữ hóa chất độc hại và xử lý các chất thải hoá chất độc hại
phải thực hiện các nghĩa vụ theo các quy định sau:
+ Căn cứ vào các quy định của Nghị định này, cơ quan quản lý kinh tế,
thương mại của Qu
ốc vụ viện và các cơ quan quản lý kinh tế, thương mại của các
tỉnh, khu vực tự trị và các thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giám sát
và quản lý sự an toàn của các hóa chất độc hại; kiểm tra và cấp giấy phép thành lập,
xây dưng lại hay mở rộng các cơ sở sản xuất hoặc tàng trữ các hoá chất độc hại;
kiểm tra và chỉ định các doanh nghiệp chuyên sản xuất các nguyên liệu bao gói và
công-ten-n
ơ (kể cả các công-ten-nơ được sử dụng để vận chuyển); cấp giấy phép
kinh doanh hóa chất độc hại; đăng ký các hóa chất độc hại trong nước; tổ chức và
phối hợp cứu trợ trong các tai hạn về hoá chất độc hại; giám sát và kiểm tra các vấn
đề đã nói ở trên. Cơ quan giám sát và quản lý an toàn các hoá chất độc hại của chính
quyền nhân dân các thành phố (có quận trực thuộc) và các chính quyền nhân dân
cấ
p hạt sẽ được quyết định bởi chính quyền nhân dân tất cả các cấp, và thực hiện
các nghĩa vụ theo quy định tại Nghị định này;

+ Các cơ quan an ninh công cộng có trách nhiệm giám sát sự an toàn các hoá
chất độc hại cao; cấp giấy phép mua hóa chất độc hại cao; kiểm tra, phê chuẩn và
cấp giấy phép vận chuyển bằng đường bộ các hoá chất độc hại cao; giám sát sự an
toàn trên đường vận chuyển cũng như
giám sát và kiểm tra toàn bộ các vấn đề đã
nêu ở trên;
+ Cơ quan quản lý chất lượng phải chịu trách nhiệm cấp giấy phép sản xuất
các hóa chất độc hại, các nguyên liệu bao gói và công-ten-nơ; giám sát và kiểm tra
toàn bộ các vấn đề đã nêu ở trên;
+ Cơ quan bảo vệ môi trường chịu trách nhiệm giám sát và quản lý việc xử lý
các chất thải hoá chất độc hại; điều tra các vụ ô nhiễm và những
ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái xung quanh của các hoá chất này; giám sát, báo động các tai nạn

17
hóa chất độc hại và đăng ký hóa chất độc hại nhập khẩu cũng như giám sát và kiểm
tra toàn bộ các vấn đề đã nêu ở trên;
+ Cơ quan quản lý hàng không dân dụng và đường sắt chịu trách nhiệm quản
lý an toàn vận chuyển hoá chất độc hại qua hai đường này; quản lý, kiểm tra, giám
sát các đơn vị vận chuyển hàng không và đường sắt và các phương tiện vận chuyển
của họ. Cơ quan quản lý vậ
n tải chịu trách nhiệm quản lý an toàn của các đơn vị vận
chuyển hoá chất độc hại đường bộ và đường thủy và các phương tiện vận chuyển
của các đơn vị này; xác định trình độ chuyên môn của các đơn vị vận tải đường bộ
và đường thủy, lái xe, lái tàu, đội ngũ nhân viên bốc dỡ, đội ngũ vận chuyển; giám
sát và kiểm tra toàn bộ các vấn đề đã nêu ở trên;
+ Cơ quan quản lý y tế chịu trách nhiệm xác định mức độ độc hại các hoá
chất độc hại và trợ giúp y tế cho những người bị chết hay bị thương do tai nạn
hoá chất độc hại gây ra;


+ Cơ quan quản lý thương mại và công nghiệp cấp giấy phép kinh doanh cho
các đơn vị sản xuất, kinh doanh, tàng trữ hay vận chuyển các hoá chất độc hại theo
các giấy phép hay giấy chứng nhận của các cơ quan liên quan; quản lý và giám sát
hoạt động kinh doanh các hoá chất độc hại trên thị trường;
+ Cơ quan bưu chính có trách nhiệm giám sát và kiểm tra hoá chất độc hại
được gửi qua thư.
- Các cơ quan giám sát và quản lý các đơn vị hoa chất độc hạ
i theo các quy
định của Nghị định này có thể sử dụng các quyền sau trong quá trình giám sát và
kiểm tra theo quy định của pháp luật:
+ Vào các khu vực có hoá chất độc hại để kiểm tra đột xuất, chuyển các
nguyên liệu liên quan, tìm hiểu các thông tin từ những người có liên quan và đề nghị
các đơn vị hoá chất độc hại thực hiện một số thay đổi;

+
Yêu cầu các đối tượng liên quan ngay lập tức hoặc trong một thời gian xác
định phải chấm dứt các rủi ro tai nạn mà các hoá chất độc hại có thể gây ra khi phát
hiện ra các rủi ro đó;
+ Dựa vào các chứng cứ, yêu cầu các đối tượng liên quan ngay lập tức phải
ngừng việc sử dụng các phương tiện, thiết bị, máy móc cũng như phương tiện vận
chuyển không đáp ứng đầy đủ các quy
định của pháp luật, các quy định liên quan và
các tiêu chuẩn quốc gia;
+ Yêu cầu các bên liên quan phải điều chỉnh khi phát hiện các hành vi phạm
pháp.
+ Các cơ sở hóa chất độc hại phải chịu sự giám sát và kiểm tra của các cơ
quan liên quan theo quy định của pháp luật mà không được từ chối hoặc trốn tránh;

18
+ Sau khi tiến hành giám sát hoặc kiểm tra, lực lượng giám sát hoặc kiểm tra

do các cơ quan liên quan chỉ định phải cấp giấy chứng nhận về việc kiểm tra, giám
sát đó.
1.4.2. Sản xuất, tàng trữ và sử dụng các hoá chất độc hại
- Nhà nước tiến hành lên kế hoạch thống nhất, sắp xếp hợp lý và kiểm soát
chặt chẽ việc sản xuất và tàng trữ các hoá chất độc hại, và triển khai hệ
thống kiểm
tra và phê chuẩn việc sản xuất và tàng trữ các hoá chất độc hại. Nếu không được
Nhà nước kiểm tra và phê chuẩn, không cá nhân và tổ chức nào được phép sản xuất
hoặc tàng trữ các hoá chất độc hại.
- Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương, các chính quyền cấp
thành phố (với các quận trực thuộc) sẽ quyết định các khu vực hợp lý được phép sản
xu
ất và tàng trữ các hoá chất độc hại theo nguyên tắc đảm bảo an toàn khi lên kế
hoạch tổng thể.
- Doanh nghiệp sản xuất hoặc tàng trữ các hoá chất độc hại phải đáp ứng các
yêu cầu sau:
+ Có kỹ thuật, thiết bị sản xuất hoặc các công cụ và thiết bị tàng trữ đáp ứng
các tiêu chuẩn quốc gia;
+ Khoảng cách an toàn cách nhà máy và nhà kho phải đáp ứng các tiêu chuẩn
quốc gia hoặc các quy định liên quan c
ủa Nhà nước;
+ Có đội ngũ quản lý và kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất hoặc tàng trữ;
+ Có hệ thống giám sát an toàn sức khoẻ;
+ Có đầy đủ các bằng cấp theo đúng yêu cầu của luật pháp, quy định và tiêu
chuẩn quốc gia.
- Doanh nghiệp sản xuất các hoá chất độc hại được thành lập theo luật phải
nộp đơn cho cơ quan chịu trách nhiệm quản lý chất lượng củ
a Quốc vụ viện để được
cấp giấy phép sản xuất hoá chất độc hại. Bất kỳ doanh nghiệp nào không được cấp
giấy phép sẽ không được phép tiến hành sản xuất các hoá chất độc hại.

- Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý chất lượng của Quốc vụ viện sẽ thông báo
với cơ quan chịu trách nhiệm quản lý kinh tế thương mại, cơ quan chịu trách nhiệm
bảo vệ môi trường và cơ quan an ninh của Quốc vụ viện về tình hình cấp phép sản
xuất các hoá chất độc hại.
- Hoạt động sản xuất của các cơ sở tham gia sản xuất các hoá chất độc hại sẽ
phải tuân theo các tiêu chuẩn quốc gia và các quy định liên quan của Nhà nước; và
các cơ sở này phải được cấp các giấy phép phù hợp với các luật và quy định liên
quan của Nhà nước, phải ban hành và củ
ng cố các quy định và luật về quản lý an

19
toàn đối với việc sử dụng các hoá chất độc hại, và cam kết sử dụng an toàn và giám
sát các hoá chất độc hại.
1.4.3. So sánh với quản lý hóa chất ở Việt Nam
Điểm chung
: quản lý hóa chất ở nước ta nhằm tăng cường công tác quản lý an
toàn các hoá chất độc hại, đảm bảo sự an toàn cho tài sản, cuộc sống của con người
và bảo vệ môi trường. Các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất cũng đều phải tuân
thủ các quy định vận chuyển theo Nghị định 104/2009/NĐ-CP.
Ở nước ta việc quản lý cũng được phân bổ các ngành, mỗi ngành có một chức
năng qu
ản lý theo quy định tại Điều 64 của Luật Hóa chất. Các tổ chức cá nhân hoạt
động hóa chất ở nước ta cũng phải tham gia lớp đào tạo an toàn hóa chất theo quy
định tại Điểm 5 Điều 1 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP.
Đối với những hóa chất phải xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố
hóa chất và kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất theo quy định t
ại Điều 36 của Luật
Hóa chất và Điểm 2 Điều 1 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP, Điểm 6 Điều 1 Nghị định
số 26/2011/NĐ-CP.
Các Cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất đối với hóa chất sản xuất kinh doanh

có điều kiện và hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh cũng có yêu cầu tiêu chuẩn về
kho bãi theo các quy định hiện hành.
Điểm khác nhau
: Đối với các tổ chức cá nhân khi nhập khẩu hóa chất vào
Việt Nam phải khai báo hóa chất đối với Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) theo quy
định tại Điểm 11 Điều 1 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP. Hiện nay, Bộ Công Thương
đang hoàn tất Thông tư quy định khai báo hóa chất.
Đối với hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện, các tổ chức cá nhân phải
có giấy Chứng nhận đủ
điều kiện sản xuất kinh doanh do Sở Công Thương cấp và
hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh hóa chất phải có Giấy phép do Bộ Công
Thương cấp.
Đối với các tổ chức cá nhân ở Việt Nam khi hoạt động hóa chất phải tuân thủ
việc cất giữ, bảo quản hóa chất theo quy định tại Điều 21 Luật Hóa chất và phải có
phiếu kiểm soát khi mua bán hóa chất độc Việc mua, bán hóa chấ
t độc phải có phiếu
kiểm soát, có xác nhận của bên mua, bên bán để làm cơ sở cho việc kiểm soát hóa
chất độc lưu thông trên thị trường.
Báo cáo định kỳ tình hình nhập khẩu, sản xuất kinh doanh của các tổ chức cá
nhân tham gia hoạt động hóa chất ở Việt Nam theo các quy định tại Thông tư số
28/2010/TT-BCT và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP.
2. Hệ thống các Văn bản quản lý hóa chất tại Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam có một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
quản lý hóa chất, cụ thể như sau:

20
+ Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được ban hành ngày 21 tháng 11 năm
2007;
+ Nghị định 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

+ Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số
108/2008/NĐ-CP;
+ Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 củ
a Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2008/NĐ-CP;
+ Thông tư số 40/2011/TT-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương quy định khai báo hóa chất;
+ Nghị định của Chính phủ số 67/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2001
ban hành danh mục các chất ma túy và tiền chất;
+ Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2003 quy định về kiểm
soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyể
n qúa cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền
chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
+ Nghị định số 80/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ
hướng dẫn việc kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy ở trong
nước;
+ Quyết định số 134/2003/QĐ-BCN ngày 25 tháng 8 năm 2003 của Bộ Công
nghiệp về việc ban hành Danh mục và Quy chế quản lý tiền chất sử dụng trong lĩnh
vự
c công nghiệp;
+ Quyết định số 04/2004/QĐ-BCN ngày 07 tháng 01 năm 2004 của Bộ Công
Nghiệp về việc ban hành Danh mục và Quy chế quản lý tiền chất sử dụng trong lĩnh
vực công nghiệp;
+ Nghị định số 133/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ
ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất;
+ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ
quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt độ
ng mua bán hàng hoá quốc tế và các
hoạt động đại lý mua bán, gia công & quá cảnh hàng hóa;

+ Quyết định số 10/2006/QĐ-BCN ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Bộ Công
Nghiệp ban hành quy chế quản lý Nitrat amôn hàm lượng cao;
+ Thông tư số 03/2006/TT-BCN ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Bộ Công
nghiệp hướng dẫn xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp và Nitrat amôn hàm
lượng cao;

21
+ Thông tư 01/2006/TT-BCN hướng dẫn quản lý xuất nhập khẩu hoá chất độc
và sản phẩm có hoá chất độc hại, tiền chất ma tuý, hoá chất theo tiêu chuẩn kỹ thuật
thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ CN;
+ Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ
quy định về Vật liệu nổ công nghiệp;
+ Nghị định 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về
công ước cấm phát tri
ển, sản xuất, tàng trữ sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;
+ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 Quy định danh
mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông
cơ giới đường bộ.
+ Mội số các văn bản liên quan quản lý hóa chất sắp ban hành như: Thông tư
quy định khai báo hóa chất, Thông tư quy đinh sử dụng hóa chất, Thông tư quy định
quy định về phân loạ
i và ghi nhãn hóa chất,
Trong những văn bản trên, một số văn bản liên quan tới lĩnh vực quản lý hóa
chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện và hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh, cụ
thể như sau:
2.1. Luật Hoá chất
Luật Hóa chất được Quốc hội Khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21
tháng 11 năm 2007 thể hiện sự quan tâm cao của Quốc hội, Chính phủ và toàn thể
cộng đồ
ng đối với vấn đề quản lý hóa chất. Lần đầu tiên Việt Nam đã xây dựng một

bộ luật về quản lý hóa chất có tiếp thu những xu hướng quản lý tiên tiến của thế giới
nhằm đề cao việc quản lý, giám sát hóa chất ngay từ khi mới được sản xuất ra và
trách nhiệm của từng đối tượng sản xuất, sử dụng hóa chất trong việc cung cấp
thông tin, giám sát sử d
ụng từng loại hóa chất.
Luật này quy định về hoạt động hóa chất, an toàn trong hoạt động hóa chất,
quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất, quản lý nhà
nước về hoạt động hóa chất.
2.1.1. Trách nhiệm bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất phải thực hiện các quy định
về quản lý và an toàn húa chất theo quy định củ
a Luật này, các quy định khác của
pháp luật có liên quan để bảo đảm an toàn cho người lao động, sức khoẻ cộng đồng
và môi trường.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất phải thường xuyên kiểm tra,
bảo dưỡng, vận hành hệ thống an toàn và xử lý chất thải.
- Cơ quan quản lý nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm thường xuyên tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc b
ảo đảm an
toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất

22
2.1.2. Yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh hóa
chất
. - Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất phải bảo đảm các điều kiện
cơ sở vật chất - kỹ thuật phù hợp với quy mô hoạt động và đặc tính của hóa chất,
bao gồm:
+ Nhà xưởng, kho tàng và thiết bị công nghệ;
+ Trang thiết bị an toàn, chống cháy nổ, phòng, chống sét, phòng, chống rò rỉ,
phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác;

+ Trang thiết bị bảo hộ lao động;
+ Trang thiết bị
bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý chất thải;
+ Phương tiện vận chuyển;
+ Bảng nội quy về an toàn hóa chất; hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ
nguy hiểm của hóa chất tại khu vực sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm.
Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thỡ biểu trưng cảnh
báo phải thể hiện đầy đủ các đặ
c tính nguy hiểm đó.
- Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định cụ thể điều kiện cơ sở vật chất - kỹ
thuật bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc phạm vi quản lý.
2.1.3. Yêu cầu về chuyên môn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất phải có người chuyên trách
về an toàn hóa chất có trình độ chuyên môn phù hợp với quy mô và loại hình sản
xuất, kinh doanh húa chấ
t, nắm vững công nghệ, phương án và các biện pháp bảo
đảm an toàn hóa chất.
- Người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh hóa chất phải có trỡnh độ
chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được phân công.
- Người trực tiếp điều hành sản xuất của cơ sở sản xuất hóa chất nguy hiểm
phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất.
2.1.4. Sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộ
c Danh mục hóa chất sản xuất, kinh
doanh có điều kiện
- Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh là hóa chất
nguy hiểm được kiểm soát đặc biệt về kỹ thuật an toàn, phạm vi, loại hình, quy mô,
thời hạn sản xuất, kinh doanh để bảo đảm không gây phương hại đến quốc phòng,
an ninh, sức khỏe con người, tài sản, môi trường.
- Yêu cầu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục
hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh được quy định như sau:

+ Thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 14 của Luật này.

23
+ Có Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn
chế sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi là Giấy phép).
+ Bộ Công thương và các bộ, ngành có liên quan phối hợp xây dựng điều kiện
sản xuất, kinh doanh và Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trình
Chính phủ ban hành.
+ Bộ quản lý ngành, lĩnh vực là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép và tổ
chức cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa ch
ất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế
sản xuất, kinh doanh trong phạm vi quản lý của mình.
2.2. Nghị định số 108/2008/NĐ-CP
Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất về: Điều kiện
sản xuất, kinh doanh và Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện; Danh
mục hóa chấ
t hạn chế sản xuất, kinh doanh; Danh mục hóa chất cấm; Danh mục hóa
chất phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; khoảng cách an
toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm; Danh mục hóa chất
phải thực hiện khai báo; ngưỡng hàm lượng hóa chất nguy hiểm phải xây dựng
phiếu an toàn hóa chất; thông tin về hóa chất; cơ sở dữ liệu hóa chất và Danh mục
hóa chất quốc gia; trách nhiệm các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong
quản lý hoạt động hóa chất.
2.3. Nghị định số 26/2011/NĐ-CP
Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CPngày 07 tháng 10 năm
2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Hóa chấ
t. Tại Nghị định này, danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh được

sửa đổi, bổ sung một số hóa chất nguy hiểm được quy định Phụ lục II “Danh mục
hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh được sửa đổi, bổ sung”.
2.4. Thông tư số 28/2010/TT-BCT
Thông tư này quy định về: Điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật bảo đảm an
toàn trong s
ản xuất, kinh doanh hóa chất; hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh
doanh có điều kiện; hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất
thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; Biện pháp phòng ngừa, ứng
phó sự cố hóa chất và xây dựng K
ế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc; xây dựng Phiếu an toàn hóa chất
2.4.1. Đối tượng áp dụng:

24
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử
dụng hóa chất trong ngành công nghiệp và tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt
động hóa chất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.4.2. Tổ chức cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa
chất
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi t
ắt
là Sở Công Thương) có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất,
kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện
trong ngành công nghiệp (sau đây gọi là Giấy chứng nhận).
2.4.3. Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân sản
xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chấ
t sản xuất, kinh doanh có điều kiện
1. Tài liệu pháp lý
a. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư

này;
b. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c. Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản
xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng;
d. Bản sao h
ợp lệ Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường
kèm theo đề án hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường kèm
theo đề án do cơ quan có thẩm quyền cấp;
đ. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy hoặc
biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan công an
có thẩm quyền.
2. Tài liệu về
điều kiện kỹ thuật
a. Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của cơ sở sản xuất hóa chất nguy
hiểm;
b. Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn theo mẫu tại Phụ lục
3 kèm theo Thông tư này;
c. Bản công bố hợp quy và kế hoạch giám sát định kỳ chất lượng hóa chất trên
cơ sở trang thiết bị kiểm tra hóa chất hoặc hợp đồng liên kết với đơ
n vị có đủ năng
lực kiểm tra hóa chất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận;
d. Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất.
3. Tài liệu về điều kiện đối với người sản xuất

×