Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

báo cáo thực tập tại công ty cổ phần muối và thương mại miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.58 KB, 51 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình học tập rèn luyện tại khoa TCNH&QTKD, trường Đại học
Quy Nhơn, em đã được trang bị kiến thức lí luận về quản trị, tài chính, marketing,
sản xuất, để có kiến thức, kĩ năng để chuẩn bị vững chắc về chuyên môn.
Thực tập tổng hợp chính là cơ hội cho chúng em được tiếp cận với thực tế ,
được áp dụng những lý thuyết mình đã học trong nhà trường, phát huy những ý
tưởng mà trong quá trình học chưa thực hiện được. Chúng em được tiếp cận với
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như có thể quan
sát học tập phong cách và kinh nghiệm làm việc.
Xã hội càng phát triển thì hoạt động sản xuất, kinh doanh càng giữ vai trò
quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Do vậy công tác
nghiên cứu, phân tích và đánh giá các mặt của hoạt động sản xuất và kinh doanh
ngày càng được quan tâm trong các doanh nghiệp sản xuất. Thông qua phân tích các
hoạt động kinh doanh một cách toàn diện sẽ giúp cho Công ty đánh giá đầy đủ và
sâu sắc các hoạt động kinh tế của mình, tìm ra các mặt mạnh và mặt yếu trong công
tác quản lý của Công ty. Mặt khác qua phân tích kinh doanh sẽ giúp cho các Công
ty tìm ra các biện pháp tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý Công ty nhằm
huy động mọi khả năng tiềm tàng về tiền vốn, lao động, đất đai của Công ty vào
quá trình sản xuất kinh doanh.
Được sự hướng dẫn của cô Kiều Thị Hường và sự giúp đỡ của Ban giám
đốc và các phòng ban trong Công ty cổ phần muối và thương mại miền Trung
tại Bình Định, em đã cố gắng hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Qua
báo cáo này, em đã có được cái nhìn tổng quan về các mặt của quá trình sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Mục đích của báo cáo: Tìm hiểu, làm quen các vấn đề thực tế ở Công ty cổ
phần muối và thương mại miền Trung tại Bình Định. Đồng thời vận dụng kiến thức
đã học để tiến hành phân tích, đánh giá một số hoạt động chủ yếu của Công ty. Từ
đó, đưa ra những nhận xét đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu ở những mặt hoạt
động mà sinh viên đã phân tích.
Đối tượng nghiên cứu: Quá trình hình thành và hoạt động của Công ty cổ


phần muối và thương mại miền trung tại Bình Định từ năm 2010 đến năm 2012.
2
Phạm vi nghiên cứu: Tình hình hoạt động của Công ty cổ phần muối và
thương mại miền Trung tại Bình Định từ năm 2010 đến năm 2012.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo thực tập tổng hợp áp dụng phương pháp
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ sở kết hợp với phương pháp phân tích
tổng hợp, thống kê…
Nội dung bài báo cáo được thể hiện qua 2 nội dung chính:
Phần 1: Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần muối và thương mại
miền Trung tại Bình Định
Phần 2: Mô tả các nghiệp vụ cơ bản của Công ty cổ phần muối và
thương mại miền Trung tại Bình Định
Song, do thời gian thực tập còn hạn chế nên em chưa thể đi sâu vào phân
tích từng vấn đề cụ thể của Công ty. Đồng thời, không thể tránh khỏi những sai sót
trong bài báo cáo của mình, em rất mong nhận được sự đóng góp của Thầy Cô.
Bình Định, ngày 15 tháng07 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thiên Hằng
3
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN MUỐI VÀ THƯƠNG MẠI MIỀN TRUNG TẠI
BÌNH ĐỊNH
1.1.Qúa trình hình thành và phát triển
1.1.1 Tên công ty và địa chỉ công ty
Tên công ty: CN công ty cổ phần muối và thương mại miền Trung tại Bình
Định
Tên giao dịch: Nhơn Bình – Quy Nhơn
Địa chỉ trụ sở chính: Đường Nguyễn Trọng Trí- phường Nhơn Bình-thành
Phố Quy Nhơn – tỉnh Bình Định
Số điện thoại: 056.3848392- 056.3848393

Mã số thuế: 0400101891001
Số tài khoản ngân hàng: 10201000407399 tại Ngân hàng công thương Bình
Định
Loại hình công ty : Công ty cổ phần
Ngành nghề kinh doanh :Sản xuất và kinh doanh muối sạch
Người đại diện pháp lý: Phạm Văn Sơn
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.2.1 Quá trình ra đời của công ty
Chi nhánh công ty Cổ phần Muối và thương mại miền Trung tại Bình Định
được thành lập vào năm1977 với tên gọi là trạm muối Nghĩa Bình. Đến năm 1994
trạm muối Nghĩa Bình được đổi thành Xí Nghiệp Muối Iốt III Bình Định theo quyết
định số 162/TCTM ngày 27/12/1994 của Tổng giám đốc công ty muối III,Thành
phố Hồ Chí Minh – Tổng công ty muối Trung ưong do bộ thương mại quản lí.
Đến ngày 01/01/1997 do tổ chức công ty thay đổi nên Xí nghiệp Muối Iốt
Bình Định được giao về Chi nhánh muối Miền trung thuộc Tổng công ty muối
Trung ưong do Bộ Nông Nghiệp và phát Triển nông thôn quản lí, lúc này Xí
Nghiệp muối được đổi tên thành Chi nhánh công ty Công Ty cổ phần Muối và
Thương mại miền Trung tại Bình Định. Công ty được phép mở tài khoản tại Ngân
4
hàng, được sử dụng con dấu riêng, giao dịch trực tiếp sản xuất kinh doanh và có tư
cách pháp nhân đầy đủ.
1.1.2.2. Quá trình phát triển công ty
Từ khi thành lập cho đến nay Chi nhánh công ty Cổ Phần Muối và Thương
mại Miền Trung tại Bình Định đã trải qua 37 năm thành lập và phát triển, trải qua
nhiều thuận lợi và khó khăn song tập thể và cán bộ công nhân viên cùng với sự lãnh
đạo dơn vị đã quyết tâm vượt qua khó khăn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ mà
Tổng Công ty đã bàn giao. Trước những năm 1990 chỉ là một đơn vị hạch toán sổ,
mọi chỉ tiêu kế hoạch đều chờ cấp trên gửi mới thực hiện. Nhưng từ 6-7 năm gần
đây đơn vị đã được giao hạch toán, được quyền tự chủ trong kinh doanh. Qua các
năm CN Công ty cổ phần muối và thương mại tại Bình Định đã đều hoàn thành kế

hoạch nhà nứơc giao, mức thu nhập năm sau cao hơn năm trước , sản phẩm của Xí
nghiệp đạt chất lượng cao, thoả mãn nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Sản
phẩm của công ty sản xuất ngày càng có chất lượng, chiếm thị phần lớn và rộng
khắp trên thị trường Miền Trung và Tây Nguyên. Kết quả đó thể hiện khả năng
vươn lên của tập thể và cán bộ công nhân viên toàn công ty, họ đã góp phần tháo gỡ
khó khăn, chủ động trong sản xuất, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu mà cấp trên giao.
Chi nhánh công ty cổ phần muối và thương mại Miền Trung tại Bình Định
chuyên sản xuất kinh doanh các loại muối tinh, muối hạt, muối hầm, muối sấy phục
vụ nhu cầu trong nước
Về cơ cấu tổ chức Chi nhánh Công ty Cổ Phần muối và thương mại Miền
Trung tại Bình Định luôn có sự thay đổi, điều đó ảnh hưởng không ít đến quá trình
sản xuất của công ty.
Trong quá trình hoạt động và phát triển công ty đã đạt được nhiều thành tích
như huân chương lao động hạng nhì (năm 2004), huân chương lao động hạng ba
(1998) và nhiều bằng khen của các bộ ngành Trung Ương, địa phương.
5
Bảng 1.1 Cơ cấu công ty khi mới thành lập
Loại vốn Mức (đồng) Tỷ trọng(%)
Tổng vốn kinh doanh 965.107.598 100
1.Vốn lưu động 111.751.480 11,58
2.Vốn cố định 853.356.118 88,42
a. Vốn ngân sách 772.439.125 80,04
b. Vốn bố sung 80.916.993 8,38
(Nguồn: Phòng Hành Chính- Quản Trị)
1.1.3. Quy mô hiện tại của công ty
Đến nay quy mô của chi nhánh đã được mở rộng với mặt bằng xây dựng có
tổng diện tích 11.400m
2
,với tổng lao động lên đến 54 người-35 người ở bộ phận
trực tiếp ( 30 nữ, 5 nam) và 19 người ở bộ phận gián tiếp.

Tổng nguồn vốn kinh doanh vào năm 2012 là 9.550.952.642 đồng.
1.2. Chức năng,nhiệm vụ của công ty
1.2.1.Chức năng:
Là một doanh nghiệp thuộc sỡ hữu Nhà nước,chức năng chủ yếu của Chi
nhánh Muối Bình Định là thực hiện các mục tiêu cơ bản sau:
- Mục tiêu xã hội: Đây là mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất của Chi Nhánh
nhằm đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu dùng muối iốt cho nhân dân, thực hiện
chương trình quốc gia phòng chống các bệnh do thiếu iốt. Phấn đấu hoàn
thành mục tiêu “ Iốt cho toàn dân” do Nhà nứơc đề ra.
- Mục tiêu kinh tế: Đây là mục tiêu quan trọng thứ hai nhằm đảm bảo sự tồn
tại và phát triển của Chi nhánh và hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước,
đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên của chi nhánh. Đầu tư phát triển
,xây dựng và mở rộng sản xuất kinh doanh;lựa chọn phương án đầu tư tối ưu
căn cứ vào hiệu quả vốn đầu tư mang lại, thu hồi vốn đầu tư nhanh;tăng
doanh số và giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận cho chi nhánh
1.2.2. Nhiệm vụ của Chi nhánh:
-Nhiệm vụ chung của chi nhánh:
6
Chi nhánh là một bộ phận của doanh nghiệp thương mại, vừa là đơn vị trực
tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội,trên cơ sở xây dựng và tổ chức thực hiện
kế hoạch đã đựơc cấp trên phê duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Ngoài việc kinh doanh theo cơ chế thị trường,Chi nhánh còn phải thực hiện nghĩa
vụ Nhà nước giao cho đó là cung cấp muối Iốt cho đồng bào miền núi theo giá cấp
bù.
-Nhiệm vụ cụ thể:
Tổ chức thu mua muối từ các đồng muối của dân góp phần giải quyết vấn đề
tiêu thụ muối cho người dân, khuyến khích sản xuât muối nâng cao đời sống cho
người dân.
Tổ chức sản xuất và lưu thông tốt muối iốt.
Tổ chức và sản xuất trong hệ thống theo quy trình công nghệ chặt chẽ,đảm

bảo chất lượng sản phẩm theo đúng chất lương quy định.
Sử dụng hiệu quả vấn đề tài sản để thực hiện mục tiêu xã hội,mục tiêu kinh
tế.
Ưu tiên sử dụng lao động địa phương ,quản lí cán bộ công nhân viên theo
đúng chế độ chính sách của nhà nước,làm theo công tác bảo vệ an toàn lao động,
trật tự xã hội,đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh không gây thiệt hại môi trường
xã hội,bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa,an ninh và tròn nghĩa vụ quốc phòng.
1.2.3. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty
Công ty chủ yếu sản xuất,kinh doanh các loại muối như muối tinh,muối
sấy,muối hầm…Ngoài ra công ty còn đang cố gắng nỗ lực đầu tư thêm xe
tải,container và một số máy móc thiết bị hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả trong
kinh doanh
Sứ mệnh của Công ty: Chúng tôi đã và đang mang lại cho người tiêu dùng
các loại sản phẩm muối chất lượng nhất, vệ sinh nhất,tiết kiệm nhất,đảm bảo sức
khoẻ người tiêu dùng .
1.2.4. Giới thiệu sản phẩm của công ty
7
Khi mới thành lập,công ty chỉ có thể sản xuất một số loại sản phẩm muối
như muối hạt nguyên liệu sạch,muối sấy nguyên liệu,muối hầm nguyên liệu…Sau
nay, khi đã đi vào sản xuất ổn định và có vị thế trên thị trường,cho đến nay công ty
đã cho ra hơn 25 loại sản phẩm để bán ra thị trường tiêu dùng và hàng trợ giá trong
kế hoạch.
Các sản phẩm mà công ty sản xuất ra đa dạng và phong phú tuỳ thuộc vào
đơn đặt hàng của khách hàng,tuy nhiên chiếm tỷ trọng lớn là các sản phẩm muối
phục vụ cho nhu cầu đời sống của người dân…Ví dụ như muối hầm,muối iốt,muối
tinh luyện…Sau khi sản xuất hoàn thành sản phẩm và được đồng ý của đối tác,công
ty tiến hành vận chuyển sản phẩm,nhân viên trực tiếp đi giao hàng tận nơi cho quý
khách,do đó dịch vụ vận tải kết hợp rất hợp lí.
Sản phẩm của Công ty trước khi được tung ra thị trường đều được trải qua
quá trình kiểm tra, kiểm nghiệm nghiêm ngặt. Công ty luôn giữ vững nguyên tắc

bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, đảm bảo an toàn chất lượng. Những tiêu
chuẩn về chất lượng sản phẩm của Công ty được bộ khoa học công nghệ và cục vệ
sinh an toàn thực phẩm thuộc bộ y tế quy định và kiểm nghiệm.
Hiện nay công ty có những dòng sản phẩm
Bảng 1.2: Danh mục sản phẩm công ty
STT TÊN MẶT HÀNG ĐVT MÃ SỐ
1 Muối hạt nguyên liệu sạch Kg A001
2 Muối hạt nguyên liệu tiêu dùng Kg A002
3 Muối xay nguyên liệu Kg A003
4 Muối hầm nguyên liệu Kg A004
5 Muối sấy nguyên liệu Kg A005
6 Muối hạt Iốt 2kg Kg A006
7 Muối hạt Iốt 1kg Kg A007
8 Muối tinh nguyên liệu Kg A008
9 Muối hầm 0,2 (bì 1màu) Kg A009
10 Muối hầm 0,4 (bì 1màu) Kg A0010
11 Muối hầm 0,5 (bì 1màu) Kg A0011
12 Muối hầm 0,5 (bì 2màu ) Kg A0012
13 Muối tinh 0,5 (bì 1màu ) Kg A0013
14 Muối tinh 0,5 (bì 2màu ) Kg A0014
15 Muối hạt sạch 0,5 Kg A0015
16 Muối sấy 0,2 (bì 2màu ) Kg A0016
8
17 Muối sấy 0,5 (bì 3màu) Kg A0017
18 Bột canh Iốt 0,2kg Kg A0018
19 Thuốc Iôt (KIO
3
) Kg A0019
20 Túi PE 0,5 tinh (1màu ) Kg A0020
21 Muối tinh iốt 0,5kg (bì 1màu ) Kg A0021

22 Muối hầm iốt 0,5kg (bì 2màu ) Kg A0022
23 Túi PE 0,5 sấy (3màu ) Cái A0023
24 Túi PE 0,2 tinh (1màu ) Cái A0024
25 Túi PE 0,5 hầm (2màu ) Cái A0025
26 Túi PE 0,4 hầm (1màu ) Cái A0026
(Nguồn:phòng kế hoạch-kinh doanh)
1.3. Bộ máy tổ chức của công ty
1.3.1.Mô hình tổ chức cơ cấu quản lí của công ty
Công ty cổ phần muối và thương mại miền trung tại Bình Định có qui mô
vừa, Công ty có 3 cấp quản lý với bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình trực
tuyến - chức năng đảm bảo, phát huy được năng lực của từng bộ phận, vừa đảm bảo
tính chủ động, thống nhất, vừa hỗ trợ bổ sung cho nhau để hoàn thành một cách tốt
nhất các kế hoạch đã đặt ra, góp phần cho sự phát triển của toàn Công ty.
+ Ưu điểm của kiểu cơ cấu trực tuyến chức năng là:
-Đạt tính thống nhất trong mệnh lệnh.
-Tạo ra sự chuyên môn hóa trong các bộ phận.
-Dễ quy trách nhiệm khi sai lầm xảy ra.
+ Nhược điểm của kiểu cơ cấu trực tuyến chức năng là:
-Đôi khi có sự sung đột giữa các phòng ban.
-Các phòng ban có thể lạm dụng nguồn lực.
Công ty CP muối và thương mại Miền Trung cũng có 3 cấp quản lý.
-Quản trị cấp cao: Chủ tịch hội đồng quản trị kim giám đốc, và hai phó giám
đốc.
-Quản trị cấp trung: Các phòng ban.
-Quản trị cấp thấp: Các bộ phận sản xuất.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí công ty
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
marketing

Phòng KH
kinh doanh
Phòng kế
toán
Phòng kỹ
thuật
Phòng hành
chính
Tổ sấy hầm Tổ nấu Tổ xay li tâm Tổ trộn iốt và
đóng gói
9
ghi chú: quan hệ trực tiếp
Quan hệ phân phối qua lại
1.3.2.Chức năng của các bộ phận quản lí
Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất và chịu trách nhiệm toàn bộ về các
hoạt động của chi nhánh công ty CP muối và thương mại miền Trung trước pháp
luật . Giám đốc là người xây dựng các phương án đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh,phương án quản lí tổ chức của chi nhánh để trình tổng công ty và các ban có
thẩm quyền phê duyệt.
Giám đốc là chủ tài khoản, quan hệ giao dịch với các tổ chức đơn vị bên
ngoài, được quyền đưa ra các quyết định vượt quyền hạn của mình trong trường hợp
khẩn cấp như: thiên tai, hoả hoạn, sự cố và chịu trách nhiệm về quyết định đó và
sau khi thực hiện phải báo cáo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền.
Giám đốc chi nhánh còn có nhiệm vụ điều hành công tác tài chính,nghiệp vụ
chuyên môn của chi nhánh,tổ chức chế độ báo cáo thống kê đầu kì và đột xuất theo
quyết định của Nhà nước và cấp trên.Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan chức
năng nhà nước và cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
10
Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc,điều hành một số công việc
do Giám đốc uỷ nhiệm và chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc về những công

việc điều hành.
Ngoài ra, Phó giám đốc được uỷ quyền là chủ tài khoản thứ hai để giải quyết
khi giám đốc đi vắng,chỉ đạo công việc cho phòng kinh doanh,đội giao nhận.Tiếp
nhận và quản lí hàng hoá,công tác cán bộ,công tác tổ chức hành chính quản trị,theo
dõi tiến độ sản xuất và hoàn thành các hợp đồng đã kí kết với các đơn vị khác.
Phòng kế hoạch kinh doanh: Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ trên thị trường nói
chung trong khu vực và trên địa bàn nói riêng thông qua nguồn tin do tổ tiếp thị
cung cấp để thống kê báo cáo sự biến động của hàng hoá,xây dựng kế hoạch sản
xuất kinh doanh. Tham mưu cho Giám đốc,kí kết hợp đồng để mua bán và chịu
trách nhiệm trứơc Ban Giám đốc về nghiệp vụ chuyên môn của mình đã được Ban
Giám đốc giao cho.
Phòng kế toán: Giúp Giám đốc quản lí công tác tài chính, kế toán, thống kê,
lập kế hoạch sử dụng vốn thực hiện đúng thể lệ kế toán tài chính. Thực hiện chế độ
kế toán hiện hành, phản ánh kịp thời, chính xác mọi hoạt động kinh tế tài chính tại
công ty, thực hiện công tác tiền lương, bảo hiểm xã hội,vật tư, phòng kế toán chịu
trách nhiệm trước Giám đốc về công tác kế toán tài chính, về công tác thu chi, xuất
nhập của công ty.
Phòng marketing: chịu trách nhiệm về mặt marketing của công ty.
Phòng hành chính quản trị: Làm nhiệm vụ căn thư, tiếp nhận công văn
đến, gửi công văn đi,đánh máy văn bản,…Theo dõi sự biến động về số lượng công
nhân để tổ chức tuyển thêm người lao động hoặc sa thải, kỷ luật những công nhân
có tay nghề yếu kém hoặc vi phạm nội quy của công ty.
Phòng kỹ thuật: Chuyên nghiên cứu đổi mới thiết bị công nghệ, đưa ra định
mức sản xuất chất lượng sản phẩm đầu ra, tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ cho công
nhân trong quá trình sản xuất, trực tiếp chỉ đạo sản xuất, chịu trách nhiệm trước Ban
Giám đốc về nghiệp vụ chuyên môn của mình đã được Ban giám đốc giao cho.
Bốn tổ sản xuất: Có chức năng nhiệm vụ sản xuất chế biến muối theo từng
công đoạn được giao như sấy, hầm, nấu, xay, trộn iốt, đóng gói…
1.4. Đặc điểm sản phẩm và thị trường.
11

1.4.1. Đặc điểm sản phẩm .
Các sản phẩm mà Công ty sản xuất ra đa dạng và phong phú tuỳ thuộc vào
đơn đặt hàng của khách hàng, tuy nhiên chiếm tỷ trọng lớn là các sản phẩm muối
phục vụ cho nhu cầu đời sống cho người dân như muối hầm, muối iốt, muối tinh
luyện…
Sau khi sản xuất hoàn thành sản phẩm và được đồng ý của đối tác, Công ty
tiến hành vận chuyển sản phẩm, nhân viên trực tiếp đi giao hàng tận nơi cho quý
khách, do đó dịch vụ vận tải kết hợp rất hợp lí.
1.4.2. Đặc điểm thị trường.
Nguồn nguyên liệu của công ty được cung cấp chủ yếu từ các Doanh nghiệp
nhỏ trong tỉnh như huyện Tuy Phước, huyện Phù Mỹ, Phù Cát…ở những vùng biển
hoặc nhân viên thu mua trực tiếp tại người dân.
Công ty đã tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh để tìm nhiều đơn đặt hàng
cho mình, do đó thị trường đầu ra của công ty ban đầu chỉ là các huyện trong tỉnh,
nay đã mở rộng ra các tỉnh miền trung như Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai,
KonTum…
1.5. Đặc điểm lao động.
Ở công ty hiện nay tổng số lao động là 54 người trong đó 19 người ở bộ phận
gián tiếp và 35 người ở bộ phận trực tiếp tham gia vào sản xuất.
Như vậy, lao động gián tiếp chiếm khoảng 35% tổng số lao động, tỷ trọng
này được xem là khá phù hợp và là tiền đề tốt cho sự phát triển quy mô chi nhánh
sau này, tuy nhiên hầu hết đội ngũ lao động gián tiếp đều có thời gian công tác lâu
nên thời gian cống hiến tiếp theo sẽ không còn nhiều; mặc khác kinh nghiệm và
quan hệ kinh doanh của đội ngũ quản lí khá tốt nhưng để đáp ứng cho sự phát triển
sau này của Chi nhánh thì cần những lao động trẻ tuổi có trình độ và năng lực để
thích ứng và phát triển trong môi trường kinh doanh mới.
Bên cạnh bộ phận gián tiếp có bộ phận sản xuất trực tiếp của chi nhánh, đây
là bộ phận tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm,bao gồm những
công nhân có trình độ tay nghề được đào tạo và được phân công theo trình độ tay
nghề nên đã phát huy được năng lực của toàn đội ngũ, góp phần vào việc hoàn

thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
12
Ngoài ra, quá trình sản xuất muối không đòi hỏi yêu cầu về trình độ cao của
công nhân nhưng kinh nghiệm và thái độ làm việc nghiêm túc là rất cần thiết như
vậy với cơ cấu lao động sản xuất 30 nữ, 5 nam là tương đối phù hợp vì lao động nữ
có tính cẩn thận, cần cù phù hợp với yêu cầu sản xuất.
1.6. Đánh giá kết quả hiệu quả sản xuất của công ty cổ phần muối và
thương mại miền trung tại Bình Định
1.6.1. Tình hình sử dụng nguồn vốn và tài sản tại Công ty cổ phần muối và
thương mại Miền trung .
Bảng 1.3: Biến động về tài sản và nguồn vốn tại Công ty
(Đơn vị tính: đồng)
Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
+/- %
TÀI SẢN
A. TSLĐ và ĐTNH 16.187.729.738 17.215.498.012 1.027.768.274 6,35
I. Tiền 997.214.701 1.220.876.321 223.661.620 22,43
1. Tiền mặt tại quỹ 478.095.123 619.078.126 140.983.003 29,49
2. Tiền gửi ngân hàng 519.119.578 601.798.195 82.678.617 15,93
II.Các khoản ĐTTCNH
III. Các khoản phải thu 4.898.213.876 4.998.763.210 100.549.334 2,05
1. Phải thu khách hàng 4.336.789.019 4.440.431.290 103.642.271 2,39
2. Phải thu nội bộ 589.089.432 611.772.608 22.683.176 3,85
3. Các khoản phải thu
khác
1.025.551.322 91.237.410 (934.313.912)
-
91,10
4. Dự phòng các khoản
thu khó đòi

(1.053.215.897) (144.678.098) 908.537.799
-
86,26
IV. Hàng tồn kho 5.986.373.109 5.589.635.321 (396.737.788) -6,63
1. NVL tồn kho 3.580.536.840 3.409.845.732 (170.691.108) -4,77
2. CCDC tồn kho 276.042.146 198.432.098 (77.610.048)
-
28,12
3. CPSXKDD 165.098.234 157.432.176 (7.666.058) -4,64
4. Thành tiền tồn kho 1.865.952.591 1.736.827.159 (129.125.432) -6,92
5. Hàng hóa 98.743.298 87.098.156 (11.645.142)
-
11,79
V. TSLĐ khác 4.305.928.052 5.406.223.160 1.100.295.108 25,55
1. Tạm ứng 302.387.546 230.965.423 (71.422.123)
-
23,62
2. Chi phí trả trước 4.003.540.506 5.175.257.737 1.171.717.231 29,27
B. TSCĐ và ĐTDH 16.483.020.725 17.627.792.304 1.144.771.579 6,95
13
I. TSCĐ 16.483.020.725 17.627.792.304 1.144.771.579 6,95
1. Nguyên gain 30.736.302.921 33.606.505.482 2.870.202.561 9,34
2. Hao mòn lũy kế (14.253.282.196) (15.978.713.178) (1.725.430.982) 12,11
TỔNG TÀI SẢN 32.670.750.463 34.843.290.316 2.172.539.853 6,65
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ 21.276.817.925 23.122.209.674 1.845.391.749 8,67
I. Nợ ngắn hạn 21.276.817.925 23.122.209.674 1.845.391.749 8,67
1. Vay ngắn hạn 5.372.087.129 5.293.794.089 (78.293.040) -1,46
2. Phải trả cho người bán 4.548.096.345 4.620.984.562 72.888.217 1,60
3. Thuế và các khoản

phải nộp cho nhà nước
4.852.822.000 6.420.979.000 1.568.157.000 32,31
4. Phải trả cho công nhân
viên
4.128.480.000 4.652.000.000 523.520.000 12,68
5. Phải trả nội bộ 1.965.332.451 1.834.452.023 (130.880.428) -6,66
6. Các khoản phải trả,
phải nộp khác
410.000.000 300.000.000 (110.000.000)
-
26,83
II. Nợ dài hạn
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 11.483.932.538 11.721.080.642 237.148.104 2,07
I. Nguồn vốn quỹ 11.483.932.538 11.721.080.642 237.148.104 2,07
1. Nguồn vốn kinh doanh 10.109.346.538 9.550.952.642 (558.393.896) -5,52
2. Lợi nhuận chưa phân
phối
1.038.939.500 1.635.598.250 596.658.750 57,43
3. Quỹ đầu tư phát triển 137.458.600 217.011.900 79.553.300 57,87
4. Quỹ dự phòng tài
chính
68.729.300 108.505.950 39.776.650 57,87
5. Quỹ dự phòng trợ cấp
mất việc làm
60.729.300 100.505.950 39.776.650 65,50
6. Quỹ khen thưởng phúc
lợi
68.729.300 108.505.950 39.776.650 57,87
II. Nguồn kinh phí, quỹ
khác

TỔNG NGUỒN VỐN 32.760.750.463 34.843.290.316 2.172.539.853 6,65
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)
Nhận xét:
Từ bảng cân đối kế toán ta thấy rằng tổng tài sản và tổng nguồn vốn qua hai
năm tăng đáng kể từ 32.760.750.463 đồng năm 2011 tăng lên 34.843.290.316 đồng
năm 2012. Tức là về tuyệt đối tăng 2.172.539.853đồng, về tương đối tăng 6.65%
trong đó:
14
- Về tài sản: Cuối năm 2012 TSLĐ và ĐTNH tăng 1.027.768.274 đồng so
với năm 2011 với tỉ lệ tăng tương ứng là 6,35%. Nguyên nhân tăng lên là nhờ lượng
tiền tăng 22,43%, các khoản phải thu tăng lên 2,05% và TSLĐ khác tăng 25,55% so
với năm trước. Còn TSCĐ và ĐTDH tăng 1.144.771.579 đồng so với năm 2011,
tương ứng với tỉ lệ tăng 6,95%. Sở dĩ tài sản tăng như vậy là do trong thời gian qua
Công ty đã mua sắm và nâng cấp máy móc thiết bị để phục vụ tốt hơn hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường.
Qua kết cấu tài sản của Công ty, ta thấy tỉ lệ giữa TSNH và TSDH gần bằng
nhau, điều này chứng tỏ Công ty đã quan tâm phát triển cả về chiều rộng và chiều
sâu làm tiền đề thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng cao.
- Về nguồn vốn: Cuối năm 2012, nợ phải trả tăng lên 1.845.391.749 đồng
so với cuối năm 2011, tương ứng với tỉ lệ 8,67%. Sở dĩ nợ phải trả tăng lên là do
lượng thuế nộp cho nhà nước tăng lên vì doanh thu tăng lên. Khi mức độ hoạt động
tăng lên thì Công ty huy động vốn từ nợ ngắn hạn, không có nợ dài hạn. Còn
NVCSH tăng 237.148.104 đồng so với năm 2011 với tỉ lệ tăng tương ứng là 2,07%.
NVCSH tăng chậm là do năm 2012 nguồn vốn kinh doanh giảm xuống 558.393.869
đồng vì Công ty chuyển sang loại hình công ty cổ phần với vốn cổ đông ngày càng
phát triển.
1.6.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty
1.6.2.1. Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận tại công ty

Bảng 1.4: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

(ĐVT: 1000 đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
So sánh
2011/2010
So sánh
2011/2010
Mức % Mức %
Doanh thu bán
hàng
43.526.713 47.724.384 62.100.955 4.197.671 9.6 14.376.571 30.1
Các khoản
giảm trừ
doanh thu
3.956.974 3.122.156 2.957.188 -834.818 -21.1 -164.968 -5.3
Doanh thu
thuần
39.569.739 44.602.228 59.143.767 5.032.489 12.7 14.541.539 32.6
Giá vốn hàng 33.842.736 36.255.672 47.005.258 2.412.936 7.1 10.749.586 29.6
15
bán
Lợi nhuận gộp 5.727.003 8.346.556 12.138.509 2.619.553 45.7 3.791.953 45.4
Chi phí bán
hàng
1.347.587 1.491.857 1.884.408 144.270 10.7 392.551 26.3
Chi phí quản lí
doanh nghiệp
1.062.876 1.082.654 1.227.953 19.778 1.9 145.299 13.4
Lợi nhuận từ
hoạt động sản
xuất kinh

doanh
3.316.540 5.772.045 9.026.148 2.455.505 74.0 3.254.103 56.4
Thu nhập từ
hoạt động tài
chính
23.811 23.208 22.353 -603 -2.5 -855 -3.7
Chi phí từ hoạt
động tài chính
27.872 27.680 27.243 -192 -0.7 -437 -1.6
Lợi nhuận từ
hoạt động tài
chính
-4.061 -4.472 -4.890 -411 10.1 -418 9.3
Thu nhập khác 13.673 14.534 17.708 861 6.3 3.174 21.8
Chi phí khác 1.265 13.186 14.775 11.921 942.4 1.589 12.1
Lợi nhuận
khác
1.023 1.348 2.933 325 31.8 1.585 117.6
Tổng doanh
thu
43.565.220 47.763.474 62.143.949 4.198.254 9,60 14.380.475 30,10
Tổng chi phí 40.239.310 41.993.205 53.116.825 1.753.895 4,40 11.123.620 26,50
Tổng lợi
nhuận trước
thuế
3.325.910 5.770.269 9.027.124 2.444.359 73.5 3.256.855 56.4
Thuế thu nhập 931.255 1.615.675 2.527.595 684.421 73.5 911.919 56.4
Tổng lợi
nhuận sau
thuế

2.394.655 4.154.594 6.499.529 1.759.938 73.5 2.344.935 56.4
Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy Công ty đang trên đà phát triển, đây là dấu hiệu tốt
của Công ty. Cụ thể:
• Năm 2011 tổng doanh thu là 47.763.474 nghìn đồng, tăng 4.198.254
nghìn đồng so với năm 2010, tương ứng với tỉ lệ tăng là 9.6%. Năm 2012 tổng
doanh thu là 62.143.949 nghìn đồng, tăng 14.380.475 nghìn đồng so với năm 2011,
16
tương ứng với tỉ lệ tăng là 30.1% Đây là bước nhảy vọt trong quá trình sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên doanh thu tăng chậm nhưng Công
ty đã tìm ra hướng phát triển mới, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng sản
phẩm cũng như mẫu mã, đã giúp Công ty có thành công như ngày hôm nay.
• Tổng chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng lên cụ thể:
Năm 2011 tổng chi phí là 41.993.205 nghìn đồng tăng 1.753.895 nghìn đồng so với
năm 2010, tương ứng với tỉ lệ tăng là 4,4%. Năm 2012 tổng chi phí là 53.116.825
nghìn đồng tăng 11.123.620 nghìn đồng so với năm 2011, tương ứng với tỉ lệ tăng
là 26,5%.
Sơ đồ 1.2. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010- 2012 (tỷ đồng )
• Tổng lợi nhuận sau thuế cũng tăng đều qua các năm, cụ thể: năm 2011
tổng lợi nhuận sau thuế 4.197.671 nghìn đồng so với năm 2010, tương ứng với tỉ lệ
tăng là 73.5%. Năm 2012 tổng lợi nhuận sau thuế là 6.499.529 nghìn đồng, tăng
2.344.935 nghìn đồng so với năm 2011, tương ứng với tỉ lệ tăng là 56.4%.
Có được kết quả như vậy là nhờ sự nỗ lực cố gắng của cán bộ, công nhân
viên trong Công ty. Công ty đã có những phương án kinh doanh phù hợp và hiệu
quả, giảm được các khoản giảm trừ góp phần nâng cao mức doanh thu thuần và lợi
nhuận sau thuế. Trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục nỗ lực để phát triển hơn nữa
và giữ vững bước tiến của mình.
1.6.2.2. Tỷ suất lợi nhuận
17

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA ) là công cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả
của việc sắp xếp, phân phối và quản lý các nguồn lực của công ty, nó cho biết một
đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lãi ròng. Trong đó:
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tài sản bình quân
Tỷ suất sinh lời của vốn sở hữu ( ROE ) là tiêu chuẩn để đánh giá tình hình
hoạt động tài chính của các nhà đầu tư và các nhà quản lý. Chỉ tiêu này cho biết số
đồng tiền lời của mỗi đồng tiền vốn bỏ ra. Trong đó:
ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sỡ hữu bình quân
Doanh lợi doanh thu ( DLDT ) là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh
lợi của công ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ
đông và doanh thu của công ty.Trong đó:
DLDT = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần
Bảng 1.5: Bảng tỷ suất lợi nhận của Công ty
(ĐVT: 1000 đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Mức % Mức %
Vốn chủ
sở hữu
bình
quân
10.967.156 11.483.933 11.721.081 516.777 4,7 237.148 2,1
Tổng tài
sản bình
quân
32.007.253 32.760.750 34.843.290 753.497 2,4 2.082.540 6,4
Doanh
thu
thuần
39.569.739 44.602.228 59.143.767 5.032.489 12,7 14.541.539 32,6
Lợi

nhuận
sau thuế
2.394.655 4.154.594 6.499.529 1.759.939 73,5 2.344.935 56,4
ROA
(%)
8 13 19 5 - 6 -
ROE(%) 22 36 56 15 - 19 -
Doanh
lợi
doanh
thu(%)
6 9 11 3 - 2 -
(Nguồn: Phòng Kế toán_ Tài vụ)
Nhận xét:
18
Từ bảng trên ta thấy rằng tỷ suất sinh lợi của công ty liên tục tăng qua các
năm, cụ thể:
 Chỉ tiêu ROA:
Sơ đồ 1.3. So sánh ROA giai đoạn 2010- 2012 (%)
Năm 2010, ROA của Công ty Cổ phần muối và thương mại miền Trung chỉ
đạt 7.5%, thấp hơn rất nhiều so với TB ngành là 15%, nguyên nhân cũng là do các
khoản giảm trừ của công ty trong năm này tương đối cao, khiến cho lợi nhuận sau
thuế giảm.
Sang năm 2011, Công ty đã có những điều chỉnh hợp lý trong hoạt động
bán hàng, chi phí quản lý, giảm thiểu được các khoản giảm trừ giúp cho lợi nhuận
sau thuế tăng 73.5% và kết quả là ROA trong năm 2011 đạt 12.7%, so với ROA của
TB ngành là 17% thì đây là con số hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Ở năm tiếp theo Công ty tiếp tục có những điều chỉnh hợp lý trong hoạt
động bán hàng, chi phí quản lý, giảm thiểu được các khoản giảm trừ giúp cho lợi
nhuận sau thuế tăng 54.6% và kết quả là ROA trong năm 2012 đạt 18.6%, trong khi

ROA của TB ngành là 18% thì có thể nói Công ty Cổ phần muối và thương mại
miền Trung trong giai đoạn 2010-2012 đã từng bước nâng cao và duy trì được hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh .
 Chỉ tiêu ROE :
19
Sơ đồ 1.4.So sánh ROE giai đoạn 2010-2012 (%)
Tương tự như ROA, ROE của công ty cổ phần muối và thương mại miền
Trung năm 2010 cũng thấp hơn so với TB ngành (21.8% so với 24%). Tuy nhiên ở
năm 2011 ROE của Công ty đạt đến 36.2% cao hơn so với TB ngành là 26%, có hai
nguyên nhân để giải thích cho điều này : thứ nhất, lợi nhuận sau thuế năm 2011
tăng 73.5% so với năm 2010 ; thứ hai, vốn chủ sở hữu bình quân của công ty năm
2011 thấp vì vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2010 chỉ chiếm 49% trên tổng
nguồn vốn, thấp hơn so với TB ngành. ROE của năm 2011 cũng cho thấy được tính
hiệu quả trong việc sử dụng được vốn chủ sở hữu của Công ty là khá tốt.
Năm 2012 ROE của Công tiếp tục tăng lên 55.40% nhưng so với TB ngành
là con số 40% cho thấy sự hiệu quả của Công ty trong việc sử dụng nguồn vốn chủ
sở hữu.
 Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu:
20
Năm 2011 doanh lợi doanh thu đạt 9%, tăng 3% sơ với năm 2010. Năm 2012
tiếp tục tăng 11%. Nguyên nhân là công ty đã giảm được chi phí trong quá trình sản
xuất cũng như quản lý và bán hàng.
Tốc độ tăng tổng doanh thu năm 2011 so với năm 2010 là 9,6% trong khi tốc
độ tăng của tổng chi phí là 4,4%.
Tốc độ tăng tổng doanh thu năm 2011 so với năm 2010 là 30.1% trong khi
tốc độ tăng của tổng chi phí là 26.5%.

* Kết luận: Qua kết quả thu thập được trên ta thấy mặc dù còn tồn tại những hạn
chế nhưng nhìn chung trong giai đoan 2010-2012 Chi nhánh công ty cổ phần muối
và thương mại miền Trung tại Bình Định đã đạt được những kết quả sản xuất kinh

doanh đáng khích lệ, có những bước tiến rõ rệt, mức doanh thu đạt được của chi
nhánh hàng năm đều tăng, đây chính là những kết quả của sự không ngừng sản xuất
tích cực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong chi nhánh, chính hiệu quả này mà
việc đóng góp của chi nhánh cho Tổng công ty được đảm bảo và liên tục tăng.
PHẦN 2: MÔ TẢ CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN MUỐI VÀ THƯƠNG MẠI MIỀN TRUNG TẠI
BÌNH ĐỊNH
2.1.Lập kế hoạch Marketing của công ty
2.1.1.Sứ mệnh,mục tiêu và năng lực cốt lõi của công ty
-Sứ mệnh của Công ty: Chúng tôi đã và đang mang lại cho người tiêu dùng
các loại sản phẩm muối chất lượng nhất, vệ sinh nhất, tiết kiệm nhất, đảm bảo sức
khoẻ người tiêu dùng.
21
- Mục tiêu lâu dài và trên hết của Công ty là phải thỏa mãn mục đích của
người tiêu dùng và khẳng định vị trí thương hiệu trên khắp các tỉnh thành cả nước.
Mục tiêu cho 5 năm tới là:
+ Mục tiêu phi tài chính là:
Giữ vững hình ảnh hiện tại Công ty cung cấp sản phẩm muối chất lượng và
giá hợp lý trong ngành sản xuất muối.
Gia tăng thị phần trên thị trường trong nước và nước ngoài, giữ vững thị
phần trong Tỉnh và Tây Nguyên.
+ Mục tiêu tài chính là đạt được tốc độ tăng trưởng 5% cổ phiếu/năm
- Năng lực cốt lõi của Công ty cổ phần muối và thương mại miền trung tại
Bình Định
Tiêu chuẩn chất lượng tốt cho sức khỏe được đưa lên hàng đầu .
Điều kiện tự nhiên ưu đãi, thiên nhiên đã ban tặng những cánh đồng muối để
sản xuất muối .
Công ty đã nhập khẩu công nghệ hiện đại. Công ty sản xuất theo kiểu chuyên
môn hóa, công nghệ sản xuất hàng loạt sản phẩm được hình thành qua dây chuyền
sản xuất liên tục.

2.1.2. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty
Bảng 2.1: Phân tích môi trường bên trong Công ty
Nhân tố
bên trong
Điểm mạnh Điểm yếu
Sự quản lý
Ban quản trị có năng lực, tham vọng
và tầm nhìn.
Quy mô nhân lực vừa có thể giới
hạn về lựa chọn
Sản phẩm - Đạt nhiều giải thưởng về chất
lượng.
- Sản phẩm tốt cho sức khỏe có sự
Nhiều đối thủ cạnh tranh về chất
lượng và giá thấp, như cty sản xuất
muối Ninh Bình, Đà Nẵng…
22
khác biệt.
Marketing
-Hệ thống phân phối rộng.
- Tham gia nhiều sự kiện xã hội.
- Trụ sở đặt tại Quy Nhơn, chưa có
cơ sở tại các địa phương khác.
Nhân sự
Nguồn nhân lực có chất lượng cao: có
chuyên môn, đào tạo bài bản trong và
ngoài nước, có kinh nghiệm nhiệt tình
và tâm huyết với Công ty.
Thiếu đội ngũ bán hàng có năng lực
Tài chính

- Doanh số tăng trưởng tốt.
- Có thể huy động được vốn lớn
Không đủ ngân sách để thực hiện
trên tất cả thị trường.
Sản xuất
Dây chuyền sản xuất cơ sở hiện đại. Còn nhiều máy móc thiết bị sx đã
cũ.
Nguồn cung cấp đầu vào không ổn
định
R&D
Đầu tư nhiều cho nghiên cứu và phát
triển sản phẩm.
Chưa đủ cơ sở vật chất phục vụ
hoạt động nghiên cứu
23

Bảng 2.2: Phân tích môi trường bên ngoài Công ty
Từ điểm mạnh, điểm yếu của công ty cũng như cơ hội, đe doạ của môi
trường bên ngoài,ta có ma trận SWOT sau:
Nhân tố bên
ngoài
Cơ hội Đe dọa
Người tiêu
dùng/ xã hội
- Thị hiếu và xu hướng tiêu đùng
hiện đại
- Phong tục truyền thống.
- Thị trường rộng lớn.
- Đòi hỏi cao về chất lượng mẫu mã.
- Nhạy cảm về giá

- Nhu cầu thay đổi liên tục
Cạnh tranh
- Nhà cung cấp thân thiết đảm bảo
chất lượng nguyên vật liệu.
- Khác biệt trong sản phẩm
- Sản phẩm thay thế phong phú.
- Áp lực từ đối thủ cạnh tranh.
- Cạnh tranh không lành mạnh
Công nghệ
Công nghệ phát triển nhanh dễ tiếp
cận.
- Chi phí cho việc chuyển đổi các
công nghệ cao.
Kinh tế
- Kinh tế phục hồi và phát triển, gói
kích thích kinh tế của chính phủ.
- Hội nhập WTO
Lạm phát có xu hướng tăng.
Pháp luật
Ổn định, nhất quán về quan điểm
trong các chính sách lớn.
- Hệ thống pháp luật ngày càng
hoàn thiện
- Tiêu chuẩn cao về chất lương vệ
sinh an toàn thực phẩm.
Tự nhiên
Vị trí thuận lợi
Khí hậu đặc trưng.
- Sự thay đổi thất thường của thời
tiết.

24
Bảng 2.3 Ma trận SWOT của công ty:
O T
S - Nghiên cứu và sản xuất thêm
nhiều sản phẩm mới
- Mở rộng kênh phân phối trên
khắp cả nước
- Tăng quy mô sản lượng,giảm
giá bán sản phẩm.
- Thường xuyên tiếp cận thị
trường,tìm hiểu về nhu cầu
cũng như cách nhìn của người
tiêu dùng về sp.
W - Mở thêm cơ sở sản xuất trên cả
nước
- Tăng cường marketing, đưa sản
phẩm về nông thôn
- Cải tiến sản phẩm, thay đổi
bao bì.
- Sản xuất nhiều dự trữ để kịp
cung cấp khi nhu cầu tăng, đặc
biệt mùa mưa khó sản xuất
muối
2.1.3. Mục tiêu chiến lược Marketing
Tăng doanh số từ 10 – 15% trong năm 2013.
Mở rộng thị phần 4%.
Tăng tỷ lệ nhận biết của khách hàng mục tiêu đạt 70%.
Đạt được mức độ hài lòng cao của khách hàng: khoảng 80% khách hàng mục
tiêu.
2.1.4. Định vị thị trường

Trước đây sản phẩm công ty cổ phần muối và thương mại miền trung Bình
Định chưa đa dạng về màu sắc và mẩu mã chỉ tập trung vào các sản phẩm truyền
thống là muối tinh iốt.
Chính vì vậy, hiện nay Công ty cổ phần muối và thương mại miền trung
Bình Định chú trọng vào đa dạng tính năng và mẩu mã để định vị sản phẩm trong
tâm trí khách hàng mục tiêu như một sản phẩm chất lượng cao.
25
2.1.5.Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu.
Vùng
khác
Tây
nguyên
Trong
tỉnh
Các tỉnh
miền
trung
khác
vùng
khác
. 2.1.6. Các chính sách Marketing của Công ty
Công ty đã xây dựng chính sách marketing
Sản phẩm
Sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phong phú về số lượng kiểu dáng và
kích thước, có hơn 25 các mặt hàng về sản phẩm muối khác nhau như:muối hạt iốt
2kg,muối xay,muối sấy…được đóng gói trên bao bì khác nhau
Công ty luôn đặt yếu tố chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, lấy chất lượng,
an toàn vệ sinh thực phẩm làm cam kết cao nhất.
Giá:
Công ty cổ phần muối và thương mại Miền Trung tại Bình Định có mức giá

là khá cạnh tranh theo từng doanh mục sản phẩm khác nhau, phù hợp với điều kiện
kinh tế Việt Nam.
Phân phối
Thông qua các kênh phân phối Công ty đã lập cho mình một hệ thống mạng
lưới tiêu thụ khắp cả nước.
Bằng cách hiểu thông tin thị trường, có đội ngũ nhân viên tiếp cận khách
hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng, Qua nhiều kênh khác nhau, hệ thống đã
đưa sản phẩm của Công ty tới người tiêu dùng cuối cùng.
Sơ đồ 2.1: Kênh phân phối của Công ty cổ phần muối và thương
mại miền Trung tại Bình Định

×