Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

đồ án marketing công nghiệp công ty cổ phần xuất khẩu an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ DỰ ÁN


ĐỀ ÁN

MARKETING CÔNG NGHIỆP
CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHÂP KHẨU AN GIANG


GVHD: Th.S ĐÀM NGUYỄN ANH KHOA
Nhóm TH: INDUSTRIAL MARKETING
GROUP (IMG)
Lớp: 10QLCN
Thành viên: HỒ ĐỨC GIỎI
VÕ VĂN NGỌC
LÊ THỤY NGỌC AN
TRẦN THỊ HẰNG
LÊ THỊ TRANG

ĐÀ NẴNG 2014
ĐỀ ÁN MARKETING CÔNG NGHIỆP GVHD: ĐÀM NGUYỄN ANH KHOA

NHÓM IMG Page 1

Lời mở đầu
Marketing là hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của
khách hàng, nó được xem là cầu nối giữa khách hàng và nhà sản xuất và là chìa khoá
thành công trong kinh doanh. Đặc biệt càng quan trọng hơn trong marketing công


nghiệp khi khách hàng là tổ chức và hoạt động marketing cần đảm bảo mối quan hệ hai
bên cùng có lợi. Việc lập kế hoạch marketing chính là đưa ra các định hướng tốt, mục
đích rõ ràng và các công việc theo trình tự, từ đó giúp công ty đạt được mục tiêu đề ra
bằng những chiến lược thích hợp, ngoài ra với những thay đổi chóng mặt của thị trường,
việc lập kế hoạch giúp công ty linh động xử lý, giải quyết các vấn đề nhanh chóng, kịp
thời.
Với những nội dung kiến thức thu được qua 3 kì học môn marketing, nhóm IMG
đã hiểu rằng bên cạnh mục tiêu phù hợp và các chiến lược chính xác thì cần có một kế
hoạch cụ thể để thực hiện thì mới có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Vì vậy nhóm IMG
thực hiện lập kế hoạch marketing cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang với mục
tiêu hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Ghana, với nội dụng cụ thể
gồm:
CHƯƠNG 1. NỘI DUNG TÓM TẮT
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
CHƯƠNG 4. CHIẾN LƯỢC MARKETING
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN
Trong lần đầu tiên thực hiện lập kế hoạch marketing sản phẩm công nghiệp, nhóm IMG
xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Giảng viên Đàm Nguyễn Anh Khoa đã giúp nhóm
nắm được các kiến thức để xây dựng một kế hoạch marketing và tạo cơ hội nâng cao kĩ
năng làm việc nhóm, và tìm hiểu thực tế để có cái nhìn thực tiễn hơn về marketing của
một doanh nghiệp, từ đó trau dồi thêm nguồn kiến thức trên lý thuyết của mình.

ĐỀ ÁN MARKETING CÔNG NGHIỆP GVHD: ĐÀM NGUYỄN ANH KHOA

NHÓM IMG Page 2

MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG 1. NỘI DUNG TÓM TẮT 4

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 5
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 5
2.2. Cơ cấu tổ chức 6
2.3. Tầm nhìn và sứ mệnh: 6
2.4. Giới thiệu hoạt động xuất khẩu gạo của công ty 7
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HUỒNG 8
3.1 Kiểm toán Marketing 8
3.1.1 STP 8
3.1.2 Đối thủ cạnh tranh 11
3.1.3 Cácbiến động và rủi ro từ môi trường kinh doanh 11
3.2 Phân tích PEST, SWOT, 5 lực lượng 15
3.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô (phân tích PEST): 15
3.2.2 Phân tích SWOT: 18
3.2.3 Phân tích mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 22
3.2.4 Các giả thiết chính 26
CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC MARKETING 27
4.1. Mục tiêu Marketing 27
4.2 Phân tích 7P 27
4.2.1 Sản phẩm 27
4.2.2 Giá cả 30
4.2.3 Phân phối 33
4.2.4 Xúc tiến 34
4.2.5 Con người 35
4.2.6 Quy trình thực hiện 36
ĐỀ ÁN MARKETING CÔNG NGHIỆP GVHD: ĐÀM NGUYỄN ANH KHOA

NHÓM IMG Page 3

4.2.7 Cơ sở vật chất 37
4.3 Chiến lược cho 7P 38

4.3.1 Sản phẩm 38
4.3.2 Xúc tiến 40
4.3.3. Quy trình thực hiện 41
4.4 . Chương trình hành động chi tiết 42
4.4.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm 42
4.4.2. Cung cấp các catolog về sản phẩm 43
4.4.4. Đào tạo nhân viên 45
4.4.5. Tuyển nhân viên 46
4.4.6. Thay đổi hình thức thanh toán 47
4.4.7. Quảng cáo 49
4.4.8. Bỏ khâu trung gian bán hàng 50
4.4.9. Thay đổi công nghệ sản xuất 51
4.5. Thành lập bầu không khí và phong cách làm việc trong công ty 55
4.6 . Dự toán ngân sách 56
4.6.1. Dự toán về sản lượng tiêu thụ và doanh thu 56
4.6.2 Lợi nhuận dự kiến 58
4.7 Kiểm soát 59
4.7.1. Phân tích tỷ lệ chi phí Marketing trên doanh thu bán hàng 59
4.7.2. Theo dõi mức độ hài lòng của khách hàng 60
4.7.3. Kiểm tra khả năng sinh lời 60
4.8 Kế hoạch dự phòng 61
4.8.1 Khi kế hoạch thành công 61
4.8.2. Dự phòng khi kế hoạch thất bại 63
Kết luận 70
Tài liệu tham khảo 71

ĐỀ ÁN MARKETING CÔNG NGHIỆP GVHD: ĐÀM NGUYỄN ANH KHOA

NHÓM IMG Page 4


CHƯƠNG 1. NỘI DUNG TÓM TẮT

Cùng với nhu cầu lương thực ở châu Phi nói chung và Ghana nói riêng ngày càng tăng
lên trong khi nguồn cung cấp nội địa còn hạn chế khiến ngành kinh doanh lương thực cụ
thể là Gạo trở thành ngành hấp dẫn và nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh
nghiệp trong và ngoài nước.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu gạo An Giang ANGIMEX hoạt động tốt và cạnh
tranh được với các đối thủ cùng ngành trong và ngoài nước ta, đòi hỏi công ty phải có
một kế hoạch Marketing, vì vậy nhóm IMG đang nghiên cứu “ Lập kế hoạch Marketing
cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu ANGIMEX”. Để tự tin thâm nhập vào thị trường
xuất khẩu, công ty đã nghiên cứu và chuẩn bị cho mình lợi thế vững chắc để cạnh tranh
đó là: Công ty có hệ thống, dây chuyền sản xuất rất hiện đại, quy mô lớn có thể đáp ứng
cho khách hàng công nghiệp một sản lượng lớn sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc
tế và giảm thiểu được chi phí sản xuất mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn, được sự chỉ
đạo của Ban lãnh đạo với nhiều năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, công ty cũng có vấn đề về
thương hiệu sản phẩm còn chưa thực sự được định vị rõ ràng trên thị trường quốc tế và
còn yếu kém về các yếu tố nhân sự, vốn…so với các đối thủ cạnh tranh.
Để giải quyết các vấn đề trên công ty cần có một kế hoạch Marketing cụ thể, nhìn
nhận chung về công ty nhóm đưa ra một số giải pháp sau:
- Tăng chất lượng sản phẩm
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến
- Cải tiến hình thức thanh toán
- Nâng cao công nghệ sản xuất

ĐỀ ÁN MARKETING CÔNG NGHIỆP GVHD: ĐÀM NGUYỄN ANH KHOA

NHÓM IMG Page 5

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển



Được thành lập ngày 23/07/1976 và cổ phần hóa ngày 01/01/2008, Angimex là
một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực lương thực, vật tư nông
nghiệp, thương mại dịch vụ, … với ngành hàng chủ lực là lúa, gạo. Hơn 35 năm kinh
nghiệm hoạt động kinh doanh, Angimex rất tự hào đã được các khách hàng khó tính từ
các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, …cũng như khách hàng trong nước tin tưởng
và chấp nhận.
Thông tin về công ty:
 Tên giao dịch trong nước: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang
 Tên giao dịch quốc tế: An Giang Import – Export Company
 Tên viết tắt: ANGIMEX
 Tiền thân: Công ty ngoại thương An Giang
 Mã số thuế: 1600230737
ĐỀ ÁN MARKETING CÔNG NGHIỆP GVHD: ĐÀM NGUYỄN ANH KHOA

NHÓM IMG Page 6

Lĩnh vực kinh doanh.
 Sản xuất, chế biến và kinh doanh gạo tiêu thụ nội địa, cung ứng xuất khẩu và xuất
khẩu trực tiếp.
 Kinh doanh xe mô tô và phụ tùng qua hệ thống cửa hàng do HONDA Việt Nam ủy
nhiệm.
 Kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp (lúa giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật,…).
2.2. Cơ cấu tổ chức


2.3. Tầm nhìn và sứ mệnh:
Tầm nhìn

ĐỀ ÁN MARKETING CÔNG NGHIỆP GVHD: ĐÀM NGUYỄN ANH KHOA

NHÓM IMG Page 7

Giữ vững vị trí top 10 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất Việt Nam.
Phát triển tích hợp sản phẩm ngành lương thực và các ngành hàng mới nhằm đưa công ty
nằm trong Top 20 doanh nghiệp sản xuất và chế biến lương thực thực phẩm lớn nhất Việt
Nam.
Sứ mệnh:
Angimex luôn mang lại lợi ích cao nhất cho cộng đồng, khách hàng, cổ đông, đối tác và
người lao động.
2.4. Giới thiệu hoạt động xuất khẩu gạo của công ty
Hoạt động xuất khẩu gạo:
Angimex luôn nằm trong Top 10 doanh nghiệp xuất gạo lớn nhất Việt Nam. Angimex
hiện có năng lực sản xuất 2.200 tấn gạo/ngày với hệ thống các nhà máy chế biến lương
thực được phân bố tại các vùng nguyên liệu trọng điểm, giao thông thuận lợi, sức chứa
kho trên 100.000 tấn và hệ thống sấy, xay xát, lau bóng gạo, máy tách màu hiện đại. Mỗi
năm Công ty xuất khẩu từ 230.000- 300.000 tấn gạo các loại sang các thị trường như:
Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Africa, Iran, Iraq, Cuba, Hongkong, …




ĐỀ ÁN MARKETING CÔNG NGHIỆP GVHD: ĐÀM NGUYỄN ANH KHOA

NHÓM IMG Page 8


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HUỒNG


3.1 Kiểm toán Marketing
3.1.1 STP
Phân khúc thị trường
Để việc xuất khẩu có hiệu quả, duy trì và phát triển được thị phần tại Ghana, công ty
Angimex phải chọn cho mình những đoạn thị trường mà ở đó họ có khả năng đáp ứng
nhu cầu và ước muốn của khách hàng hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Công ty tiến hành
phân khúc thị trường tại Ghana theo các tiêu thức sau:
 Theo khu vực địa lý:
Angimex là công ty xuất khẩu gạo nên đặc điểm công ty nhận phía Ghana mà Angimex
hướng đến là những công ty thuộc các tỉnh thành phố lớn, có quy mô dân số cao, đặc biệt
là những thành phố có thông thương thuận lợi: đông dân, cảng biển lớn, cơ sở hạ tầng đạt
chất lượng tốt…
Dựa vào tiêu thức trên, ta có thể chọn được các thành phố đáp ứng được các đặc điểm:

ĐỀ ÁN MARKETING CÔNG NGHIỆP GVHD: ĐÀM NGUYỄN ANH KHOA

NHÓM IMG Page 9

 Thu nhập:
Dựa vào thu nhập của dân số, ta xây dựng các nhóm khách hàng phù hợp với từng phần
thu nhập, cụ thể như sau:
- Thu nhập thấp (< 1.900USD/năm)
- Thu nhập trung bình ( 1.900USD/năm ÷ 3.500USD/năm)
- Thu nhập cao ( > 3.500USD/năm)
Mục tiêu của Angimex khi xâm nhập vào thị trường Ghana nhắm tới đại đa số khách
hàng nên trong phân khúc thị trường này, Angimex nhắm tới khách hàng có thu nhập
mức trung bình trở lên ( > 1.900 USD/năm), xâm nhập thị trường với sản phẩm chủ lực
là gạo trắng ,bên cạnh hai loại gạo Jasmine và gạo lứt.
 Tầng lớp xã hội:
Xã hội Ghana có 3 tầng lớp : tầng lớp nghèo khổ (hạ lưu), tầng lớp trung bình (trung lưu

thấp và cao),và trên cùng là tầng lớp giàu có (thượng lưu).
Phù hợp với phân khúc thị trường theo thu nhập, ở phận khúc thị trường theo tầng lớp xã
hội, Angimex tập trung vào tầng lớp trung lưu - tầng lớp đa số của Ghana.
Lựa chọn thị trường mục tiêu.
Từ việc phân khúc thị trường thì công ty sẽ đánh giá tiềm năng và thuận lợi, khó
khăn để từ đó lựa chọn thị trường trọng tâm theo thu nhập.
Việc xác định thị trường mục tiêu trên là do ba loại gạo xuất khẩu của ANGIMEX
là: gạo Jasmine, gạo trắng 5% tấm và gạo lứt là những loại gạo có chất lượng cao,thơm,
dẻo- chi phí sản xuất các loại gạo này tương đối cao. Vì vậy để việc xuất khẩu có hiệu
quả ANGIMEX quyết định chọn phân khúc thị trường có thu nhập trung bình (>=1900$)
Mặt khác, đời sống của người dân Ghana ngày càng được cải thiện, nhu câu được
sử dụng các thực phẩm có chất lượng trong đó có gạo ngày một cao. Vì vậy, ANGIMEX
ĐỀ ÁN MARKETING CÔNG NGHIỆP GVHD: ĐÀM NGUYỄN ANH KHOA

NHÓM IMG Page 10

tấn công vào thị phần có thu nhập trung bình- một thị phần tiềm năng và ngày một được
mở rộng về quy mô.
Định vị thị trường
Định vị là việc công ty khắc họa vào tâm trí khách hàng mục tiêu về vị thế, ấn tượng,
cảm nhận, liên tưởng hay hình ảnh khác biệt cho thương hiệu mình khác với đối thủ cạnh
tranh.
Định vị thành công sẽ tạo ra được những lợi thế cho doanh nghiệp:
 Bán được sản phẩm với giá cao hơn, lợi nhuận nhiều hơn.
 Có nhiều khách hàng trung thành hơn và độ trung thành mạnh hơn, nhờ đó họ ít có
xu hướng chuyển đổi khi vắng bóng của quảng cáo hoặc tăng giá, doanh nghiệp ít
tốn chi phí cho quảng cáo, khuyến mãi.
 Trung gian phân phối có nhu cầu trữ nhiều hàng hơn để bán, quyền mặc cả của
doanh nghiệp đối với trung gian phân phối do vậy được nâng cao.
 Doanh nghiệp dễ triển khai việc mở rộng thương hiệu cho những dòng sản phẩm

khác.
 Là một tài sản quý giá cho việc góp vốn kinh doanh.
Công ty AGIMEX là một công ty lớn về các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt Gạo là một
thương hiệu đã được định vị trên thị trường châu Phi nói riêng và thị trường Ghana nói
riêng đã được khắc vào trong tâm thức của mọi người là công ty uy tín, cung cấp các sản
phẩm chất lượng, giá cả hợp lí. Do vậy người ta có thể sẵn sàng chấp nhận bỏ ra số tiền
tương đối lớn để sử dụng sản phẩm Gạo này.
Để duy trì sự phát triển cũng như mở rộng thị ra thị trường mới: ANGIMEX đã tạo ra
những đặc điểm khác biệt cho sản phẩm của doanh nghiệp bằng cách cống hiến cho
khách hàng sản phẩm và dịch vụ:
 Tốt hơn: sản phẩm chất lượng cao hơn hẳn các đối thủ
ĐỀ ÁN MARKETING CÔNG NGHIỆP GVHD: ĐÀM NGUYỄN ANH KHOA

NHÓM IMG Page 11

 Rẻ hơn: mua được sản phẩm gạo với chất lượng cao nhưng giá tiền ít hơn
các đổi thủ.

3.1.2 Đối thủ cạnh tranh
Trong nước:
Trong phạm vi tỉnh An Giang thì Angimex đã khẳng định vị trí dẫn đầu của mình
(thị phần 60%) nhưng so với thị trường cả nước thì thị phần của công ty chỉ chiếm 15%
mà so với thị trường gạo thế giới thì gạo Việt Nam chỉ chiếm 17% thị phần. Những con
số này chứng tỏ mức độ cạnh tranh gay gắt của ngành. Một số đối thủ cạnh tranh lớn
như: Công ty TNHH Minh Cát Tấn và Công ty Lương thực Tiền Giang.
Nước ngoài:
Thái Lan, một nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới luôn đảm bảo về số lượng và
chất lượng. Đây là một đối thủ cạnh tranh đã nhiều năm của nước ta. Bên cạnh đó là Ấn
Độ, Trung Quốc, Pakistan và gần đây một đối thủ mới xuất hiện là Myanma một đối thủ
chuyên xuất khẩu gạo thường. Đây sẽ là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam chứ

không phải Thái Lan vì chủng loại gạo xuất khẩu của Thái Lan chủ yếu là gạo thơm và
gạo đồ, khác với Việt Nam; mặt khác, Myanma có tiềm năng trở thành nhà xuất khẩu
hàng đầu vì đất đai màu mỡ và chưa được khai thác hết.

3.1.3 Cácbiến động và rủi ro từ môi trường kinh doanh
Rủi ro từ thiên tai:
Năm 2012 là một năm có nhiều thiên tai, lũ lụt gây ra mưa lớn kéo dài trong thời
điểm thu hoạch lúa làm cho việc thu hoạch, phơi sấy gặp khó khăn nên xảy ra tình trạng
và hạt gạo bị mốc, thối
Qua sự kiện này, nhà xuất khẩu của công ty Xuất Nhập Khẩu Gạo ANGIMEX nói
riêng cũng như các nhà xuất khẩu gạo nói chung sẽ xảy ra tình trạng hợp đồng bị chậm
ĐỀ ÁN MARKETING CÔNG NGHIỆP GVHD: ĐÀM NGUYỄN ANH KHOA

NHÓM IMG Page 12

trễ, bị khiếu nại về chất lượng hoặc bị trả lại hàng. Thiệt hại ở đây là rất lớn, khả năng đo
lường rất khó khăn vì nó vừa mang tính hữu hình, vừa mang tính vô hình.


Rủi ro thông tin:
Đối với xuất khẩu gạo thì thông tin là một khâu hết sức quan trọng. Thông tin về gạo là
một nhân tố mang tính rộng, đa dạng và đòi hỏi cần phải cập nhật thường xuyên, nhanh
chóng, chính xác và kịp thời. Rủi ro cho nhà xuất khẩu gạo phần lớn xuất phát từ biến
động và rủi ro trong thông tin. Các giới đầu cơ trên thế giới luôn tìm cách bưng bít thông
tin nhằm thao túng thị trường để thu lợi cho chính họ.
Để hạn chế rủi ro về mặt thông tin, ANGIMEX cần phải nắm rõ những thông tin dự báo
sản lượng lượng gạo thế giới cũng như thông tin từ các nhân tố tác động đến mặt hàng lúa
gạo.
Như vây, vấn đề thông tin là một khâu hết sức quan trọng trong việc quyết định xuất khẩu
gạo. Bởi lẽ, người ta luôn cân nhắc để bán hàng theo thời điểm thông tin tốt( Selling on

the good news)
Rủi ro từ tỷ giá hối đoái:
Qua công tác điều tra khảo sát thì mức độ thiệt hại không đáng kể vì mức độ biến động
tăng giá VND hiếm khi xảy ra và nếu xảy ra thì mức độ dao động không lớn. Đối với lĩnh
vực, xuất khẩu, rủi ro hối đoái chỉ xảy ra khi đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ
thanh toán trong hợp đồng.
Ở Việt Nam hầu như các hoạt động mua bán ngoại thương, đồng tiền thanh toán là đồng
USD. (1USD= 21.080 VND). Trong giai đoạn 2012-2015 thì đồng tiền Việt Nam (VND)
ĐỀ ÁN MARKETING CÔNG NGHIỆP GVHD: ĐÀM NGUYỄN ANH KHOA

NHÓM IMG Page 13

chủ yếu nằm trong tình trạng mất giá so với USD. Do vậy, mức độ rủi ro tỷ giá hối đoái
trong giai đoạn này đối với công ty ANGIMEX là không đáng kể
Rủi ro chính trị:
Ghana là một quốc gia có dân số khoản 24 tiệu người nhưng có tới 100 nhóm dân tộc
khác nhau. Tuy vậy, ở Ghana không có những xung đột dân tôc gay gắt có thể dẫn tới nội
chiến như các nước châu Phi khác. Bên cạnh đó, Ghana thực hiện đường lối đối ngoại đa
dạng hóa, đa phương hóa, coi trong quan hệ với tất cả các quốc gia. Ghana còn là thành
viên tích cực của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế: WTO, AU, ECOWAS…
Nhìn chung tình hình chính trị ở Ghana khá ổn định, đây là một trong những yếu tố thuận
lợi cho việc xuất khẩu gạo sang Ghana.
Rủi ro pháp lý:
Đối với khiếu nại về chất lượng thì do tập quán canh tác, thói quen thu hoạch và điều
kiện về công nghệ sản xuất, công nghệ sau thu hoạch còn lạc hậu nên chất lượng gạo kém
vì vậy vấn dề tranh chấp chất lượng thường xảy ra.
Các khiếu nại về số lượng cũng thường xảy ra nhưng mức độ vẫn còn ít hơn khiếu nại về
chất lượng. Thiếu trọng lượng xuất phát từ các nguyên nhân như: thiếu hàng đồng nhất
do đấu trộn giữa loại có độ ẩm cao với loại có độ ẩm thấp để có loại đạt độ ẩm theo tiêu
chuẩn, mà loại có độ ấm cao khi gặp nắng nóng trong hành trình vận chuyển nhanh chóng

bay hơi nên xảy ra hao hụt. Mặt khác, gạo là mặc hàng chở bằng đường biển, có hành
trình dài và qua các vùng khí hậu khắc nghiệt nên dễ xảy ra hao hụt lớn, do yêu cầu hàng
phải đóng gói đồng nhất với trọng lượng tịnh tiêu chuẩn mà điều kiện thực hiện đóng gói
của công ty mang tính thủ công nên khó đáp ứng
Rủi ro từ yếu tố điều chỉnh của giới đầu cơ thế giới:
ĐỀ ÁN MARKETING CÔNG NGHIỆP GVHD: ĐÀM NGUYỄN ANH KHOA

NHÓM IMG Page 14

Có thể nói rằng vai trò của các nhà đầu cơ quốc tế trong việc thao túng giá gạo trên thị
trường thế giới là rất lớn. Họ có thể gia tăng sức ép từ phía cung hoặc từ phía cầu để có
thể nâng mức giá tăng lên hoặc đẩy mức gí thấp xuống.
ĐỀ ÁN MARKETING CÔNG NGHIỆP GVHD: ĐÀM NGUYỄN ANH KHOA

NHÓM IMG Page 15


3.2 Phân tích PEST, SWOT, 5 lực lượng
3.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô (phân tích PEST):
Yếu tố kinh tế:
Năm 2010, lãi suất cho vay là khoảng 18-20%, đến tháng 4 dưới sự tác động môi trường
kinh tế chung của thế giới do đó Chính phủ và Ngân hàng nhà nước đã yêu cầu các ngân
hàng thương mại giảm lãi suất cho vay xuống mức tối đa là 15%, đối với các trường hợp
đặt biệt là 18%, tới đầu tháng 7 các ngân hàng đồng thuận giảm lãi suất cho vay xuống
còn 12-12,5%. Hiện nay, Ngân hàng nhà nước quy định các lĩnh vực như nông nghiệp,
nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ…
được vay vốn với lãi suất ở mức 9 - 12%.
(1)
Lãi suất cho vay giảm dần dẫn đến chi phí
trả lãi vay sẽ giảm và từ đó theo quan điểm kế toán thì lợi nhuận công ty sẽ tăng lên nếu

như lạm phát ở mức ổn định không tăng.
Lãi suất cho vay giảm sẽ tạo điều kiện cho công ty có thể mở rộng quy mô sản xuất.
Ngoài ra Ngân hàng nhà nước còn yêu cầu các Ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho
vay với các đối tượng trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu,
doanh nghiệp vừa và nhỏ thấp hơn các đối tượng khác, đây là cơ hôi rất thuận lợi cho các
công ty xuất khẩu trong đó có công ty xuất khẩu gạo ANGIMEX và đồng thời cũng làm
tăng lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới.
Để cân bằng cán cân thương mại, nhà nước buộc điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân
hàng giữa đồng VN và đồng USD, tỷ giá đồng nội tệ giảm và tỷ giá đồng USD tăng. Đầu
tháng 9/2010 thì 18.544 VNĐ đổi lấy 1 USD, đến cuối năm 2011 là 20.800 VNĐ đổi lấy
1 USD và trong năm 09/2013 thì khoảng 21.080 VNĐ đổi 1 USD
(2)
điều này cho thấy
đồng Việt Nam mất giá và sẽ không có lợi cho tình hình nhập siêu của nước ta nhưng có
lợi thế thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng. Công ty cổ phần ANGIMEX là công ty xuất
khẩu gạo nằm trong top 10 công ty xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước do đó rất có lợi và sẽ
tăng lợi nhuận của công ty trong thời gian tới.
ĐỀ ÁN MARKETING CÔNG NGHIỆP GVHD: ĐÀM NGUYỄN ANH KHOA

NHÓM IMG Page 16

Bên cạnh đó, tăng trưởng GDP từ 700 USD/ người năm 2005 lên GDP tăng 1749
USD/người năm 2012
(3).
Cho thấy thu nhập và mức sống của người dân tăng vì vậy nhu
cầu hàng hóa chất lượng tốt, đảm bảo sức khỏe, an toàn khi tiêu dùng của mỗi người dân
cũng được nâng cao. Để đáp ứng nhu cầu đó các doanh nghiệp phải tìm cách để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Tình hình lạm phát nước không ở mức 2 chữ số nhưng vẫn còn ở mức cao, năm 2012 là
6.81% , và dự báo năm 2013 dưới 6,3%

(4)
do đó giá cả các nguyên liệu đầu vào công
nghiệp tăng và giá cả các mặt hàng thiết yếu cũng tăng (gạo, muối, sữa, đường,…) trong
đó đáng chú ý mặt hàng phân bón tăng mạnh. Đây là những thách thức đối với các công
ty cũng như ANGIMEX.
Yếu tố chính trị:
Chính phủ đã thành lập quỹ đầu tư, hỗ trợ nhằm mục đích nâng cao chất lượng lúa gạo,
đảm bảo thu nhập cho người dân. Năm 2010 quỹ này bắt đầu hoạt đông, và đảm bảo
những hỗ trợ sẽ đến trực tiếp tay người dân. Ngoài ra, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác
xã và nông dân vay không lãi suất hoặc hỗ trợ lãi suất để đầu tư xây dựng hệ thống liên
hoàn gồm: sấy lúa, kho bảo quản, xay xát,… hiện đại nhằm nâng cao chất lượng lúa. Bên
cạnh đó, VFA sẽ hỗ trợ máy tính cho hơn 1300 xã trồng lúa, mỗi xã 2-3 máy tính kết nỗi
internet để nông dân truy cập thông tin phục vụ sản xuất lúa
(5)
.
Nhà nước có chính sách thuế ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước: mức
thuế xuất khẩu gạo áp dụng là 0%.
(6)

Một chính sách bảo vệ các doanh nghiệp trong nước được Nhà nước ban hành thông qua
Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/04/2009 của thủ tướng Chính phủ (có hiệu lực
ngày 01/06/2009) về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt
Nam, trong đó người nước ngoài được nắm giữ tối đa 49% tổng cổ phiếu niêm yết của tổ
chứ niêm yết
(7)
. Điều này nói lên việc nhà nước không cho tổ chức, cá nhân người nước
ngoài tham gia giữ chức vị Chủ tịch hội đồng quản trị trong công ty Cổ Phần, phù hợp
với luật doanh nghiệp (nếu tổ chức cá nhân nắm giữ trên 50% cổ phiếu thì được tham gia
ĐỀ ÁN MARKETING CÔNG NGHIỆP GVHD: ĐÀM NGUYỄN ANH KHOA


NHÓM IMG Page 17

vào nắm giãu chủ tịch hội đồng quản trị), để bảo vệ công dân Việt Nam trong điều hành
các công ty.
Trong năm 2011 công ty còn được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, theo Thông tư
154/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 hướng dẫn thi hành Nghị định 101/2011/NĐ-CP
ngày 4/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành nghị quyết số 08/2011/QH13
của Quốc hội về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp và cá nhân.
(8)

Nhà nước còn ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn để quy định một số ưu đãi và hỗ trợ đầu tư bổ sung.
(9)

Văn hóa-xã hội và điều kiện tự nhiên:
Công ty ANGIMEX có vị trí thuận lợi, nguồn nguyên liệu đầu vào phong phú, nằm trong
nền văn minh lúa nước. Đồng bằng sông Cửu Long là vực lúa lớn nhất cả nước, đây là
nguồn nguyên liệu dồi dào cho các mặt hàng lúa gạo. Nhưng hiện nay việc biến đổi khí
hậu làm cho trái đất nóng lên ảnh hưởng đến năng suất lúa và chất lượng lúa. Điều này sẽ
gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành về sản lượng cũng như chất lượng của
nguồn nguyên liệu. Đánh giá chương trình liên hợp quốc (UNDP): Việt Nam nằm trong
top 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất với biến đổi khí hậu. Khi mực nước
biển tăng lên 1 mét, ở Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, giảm 7% sản lượng nông
nghiệp (tương đương 5 triệu tấn thóc)
(10)
.
Hiện nay, cơ cấu dân số Việt Nam được các nhà nhân khẩu học trong nước và nước ngoài
phân tích, nhận định là cơ cấu dân số vàng. Dân số Việt Nam bước vào giai đoạn có
nhiều người lao động. Theo thống kê Việt Nam 2.6% đã tốt nghiệp sơ cấp, 4,7% trung

cấp; 1,6%cao đẳng, 4,2% đại học và 0,2% trên đại họccho thấy nguồn nhân lực có tay
nghề tăng lên. Cuộc cạnh tranh về nguồn nhân lực có tay nghề sẽ bị cạnh tranh hơn nữa
khi cơ cấu dân số nước ta dự báo là đang già hóa. Theo dự báo, nước ta vào giai đoạn già
hóa dân số vào năm 2014 trên 60 tuổi là 9,3% đến 2019 là 11%
(11)
.
ĐỀ ÁN MARKETING CÔNG NGHIỆP GVHD: ĐÀM NGUYỄN ANH KHOA

NHÓM IMG Page 18

Từ đây có thể cho thấy rằng vấn đề nguồn nhân lực là một thách thức cho ANGIMEX để
tìm ra các giải pháp đối phó với các thay đổi về nguyên liệu đầu vào khi biến đổi khí hậu
đang diễn ra, ANGIMEX phải làm thế nào trong vấn đề chiêu mộ và giữ chân nguồn
nhân lực trong hiện tại và thời gian sắp tới.
Yếu tố công nghệ:
Công tác đầu tư thủy lợi, xả phèn, rửa mặn, cải tạo đất hoang hóa, chủ động tưới tiêu, tạo
tiền đề cho các giống lúa thích nghi phát triển nhờ đó mà diện tích gieo trồng được mở
rộng. trong những năm qua, nhờ làm tốt công tác khai hoang, thủy lợi đã mở rộng diện
tích trồng lúa, công tác nghiên cứu giống, công tác khuyến nông,… đã giúp nâng cao sản
lượng lúa từ 4,2 triệu tấn năm 1976 lên trên 21 triệu tấn vào năm 2009 và đạt 9,262 triệu
tấn vào năm 2012
(12)
. Thành tựu này đã góp phần vào an ninh lương thực quốc gia, và
chiếm tỷ trọng trên 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Trong quá trình hội nhập quốc
tế thì nhu cầu về lúa gạo nhều hơn, đa dạng hơn, tạo thị trường tiêu thị rộng rãi hơn.
Việc đẩy mạnh chuyển giao các giải pháp kỹ thuật sản xuất lúa thích ứng cho hội nhập
kinh tế và sự biến đổi khí hậu, áp dụng các tiến Bộ khoa học công nghệ cao trong sản
xuất lúa để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt, nâng cao giá trị sản phẩm và lợi nhuận cho
người nông dân. Đặc biệt nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh lúa gạo Đồng bằng
sông Cửu Long từ khâu dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, bảo quản, tồn trữ, chế biến và

tiêu thụ lúa gạo.
3.2.2 Phân tích SWOT:
Điểm mạnh
Công ty là đầu mối xuất nhập khẩu của tỉnh nên có nhiều thuận lợi trong kinh doanh, giao
dịch ký hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước.
Năm 1998, công ty được Bộ Thương Mại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp, nhờ thế
công ty chủ động được kế hoạch thu mua, sản xuất và tiêu thụ hàng xuất khẩu. Angimex
đã trải qua 34 năm hoạt động kinh doanh, công ty đã tạo được mối quan hệ với các nhà
cung cấp nguyên liệu đầu vào và các nhà nhập khẩu nước ngoài, đã có nguồn nguyên liệu
ĐỀ ÁN MARKETING CÔNG NGHIỆP GVHD: ĐÀM NGUYỄN ANH KHOA

NHÓM IMG Page 19

và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Bên cạnh đó, Công ty tận dụng ưu thế về cơ sở vật chất đã
được đầu tư trong nhiều năm qua.
Lợi thế của công ty là mặt hàng gạo chính là mặt hàng tiềm năng và là chiến lược của cả
nước. Hơn nữa tỉnh An Giang là một trong những địa phương có sản lượng khá cao của
Việt Nam, do đó nguồn nguyên liệu cung ứng cho việc sản xuất xuất khẩu là khá lớn và
thường xuyên. Bên cạnh đó, vị trí mặt bằng của công ty nằm ở trung tâm tỉnh An Giang
nên rất gần nguồn vốn cung ứng nguyên liệu, đây là điều kiện để mở rộng ngành chế biến
gạo xuất khẩu.
Đội ngũ Cán Bộ – Công Nhân Viên giàu kinh nghiệm, trình độ tay nghề cao, nhiệt tình
công tác, ban lãnh đạo và nhân viên của công ty luôn đoàn kết chặt chẽ phát huy được
năng lực trí tuệ tập thể. Đặc biệt sự khéo léo, nhạy bén và quyết đoán của Ban lãnh đạo
đã đưa công ty vượt qua khó khăn và xác lập vị trí như hiện nay.
Công ty đã quan hệ thương mại và tạo uy tín với bạn hàng về sản lượng, chất lượng và
giá cả phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Công ty có kế hoạch thu mua và sản xuất, dự
trữ hợp lý, vừa quay nhanh nguồn vốn vừa tận dụng được thời cơ thuận lợi về giá cả thu
mua và vẫn đảm bảo có nguồn nguyên liệu chất lượng tốt.
Điểm yếu

Trong cơ chế thị trường nhiều công ty thành lập và có giấy phép kinh doanh. Vì vậy, sự
cạnh tranh của các công ty ngày càng gay gắt nên công ty phải không ngừng nỗ lực, hoàn
thiện sản phẩm của mình ngày một tốt hơn để hoà nhập vào thị trường ngày càng đa dạng
và phức tạp. Do hoạt động kinh doanh chính của công ty là xuất khẩu gạo nên hoạt động
mang tính chu kỳ theo mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và chính sách an
ninh lương thực của các nước xuất khẩu gạo. Xuất khẩu gạo có rủi ro cao, do gạo được
xuất khẩu theo quy định riêng của Nhà nước. Nguyên tắc hàng đầu trong điều hành là an
ninh lương thực và hầu như năm nào cũng có sự thay đổi trong chính sách như: hạn chế,
tạm ngưng xuất khẩu. Sự thay đổi chính sách trong điều hành xuất khẩu lương thực luôn
ĐỀ ÁN MARKETING CÔNG NGHIỆP GVHD: ĐÀM NGUYỄN ANH KHOA

NHÓM IMG Page 20

ảnh hưởng đến giá lương thực trong nước, tồn đọng hàng hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động, kết quả kinh doanh của công ty.
Sự biến động về giá cả và các vụ thu hoạch làm cho công ty gặp khó khăn trong việc ký
kết hợp đồng.
Cơ hội
Về chính trị xã hội : Tình hình chính trị của Việt Nam ổn định, Nhà nước có chính sách
đối ngoại và đối nội phù hợp.
Về công nghệ: Công nghệ trên thế giới ngày càng tiên tiến và hiện đại. Việt Nam gia
nhập WTO, thị trường được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hơn.
Đe dọa
Có nhiều đối thủ cạnh tranh từ phía Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan,…Đây là các nước xuất
khẩu lớn trong khu vực, trong khi gạo Việt Nam chưa có thương hiệu nên số lượng xuất
khẩu nhiều nhưng giá trị không cao .
Các nước đối thủ giảm giá, doanh nghiệp sẽ khó tiếp tục sử dụng chiến lược cạnh tranh
giá rẻ để đưa gạo ra thị trường.
Nhận xét
Đối với những yếu tố bên trong công ty: Công ty có thể điều chỉnh, khắc phục những

điểm yếu và phát huy, giữ vững điểm mạnh.
Đối với những yếu tố bên ngoài công ty: Vì những yếu tố này là khách quan, không phụ
thuộc vào công ty nên công ty không thể can thiệp mà chỉ có thể đối phó, tận dụng và
tránh né.




ĐỀ ÁN MARKETING CÔNG NGHIỆP GVHD: ĐÀM NGUYỄN ANH KHOA

NHÓM IMG Page 21



Sơ đồ ma trận SWOT:






MATRẬN SWOT VÀ
SỰ KẾT HỢP CỦA
CÁC THÀNH PHẦN
S-W-O-T
S
-Điều kiện tự nhiên thích
hợp cho việc trồng lúa gạo.
-Lao động nông thôn dồi
dào.

-Chi phí sản xuất thấp.
-Kinh nghiệm trồng lúa lâu
đời.
- Công ty được Bộ Thương
Mại cấp giấy phép xuất
nhập khẩu trực tiếp, nhờ thế
công ty chủ động được kế
hoạch thu mua, sản xuất và
tiêu thụ hàng xuất khẩu.
W
-Nhạy cảm với thiên tai.
-Phụ thuộc nhiều vào giống
từ Trung Quốc.
-Kho chứa và các cơ sở vật
chất khác (xếp hàng, cảng)
nghèo nàn, khiến cho phí
giao dịch cao.
-Kênh marketing hoạt động
không hiệu quả.
- Sự biến động về giá cả và
các vụ thu hoạch làm cho
công ty gặp khó khăn trong
việc ký kết hợp đồng.

O
- Việt Nam gia nhập
WTO, thị trường mở rộng.
-Các giống mới.
-Các phương pháp trồng
mới.

-Các ưu tiên của Chính
phủ trong việc đầu tư cải
tiến công nghệ.
-Phát triển các dịch vụ
marketing.
S-O
-Phát huy, giữ vững điểm
mạnh.
-Tận dụng những cơ hội.
W-O
- Công ty có thể điều chỉnh,
khắc phục những điểm yếu.
- Tận dụng những cơ hội.
T
-Giá đầu vào tăng.
-Cạnh tranh từ những cây
trồng sinh lợi nhiều hơn.
- Có nhiều đối thủ cạnh
tranh từ phía Thái Lan,
Ấn Độ, Pakistan,…
-Sản lượng đang đạt mức
trần, do đó còn ít khả
năng tăng thêm.
-Lợi nhuận cho người
S-T
- Phát huy, giữ vững điểm
mạnh.
- Vì những yếu tố này là
khách quan, không phụ
thuộc vào công ty nên công

ty không thể can thiệp mà
chỉ có thể đối phó và tránh
né.
W-T
- Công ty có thể điều chỉnh,
khắc phục những điểm yếu.
- Vì những yếu tố này là
khách quan, không phụ
thuộc vào công ty nên công
ty không thể can thiệp mà
chỉ có thể đối phó và tránh
né.
ĐỀ ÁN MARKETING CÔNG NGHIỆP GVHD: ĐÀM NGUYỄN ANH KHOA

NHÓM IMG Page 22

nông dân giảm.


3.2.3 Phân tích mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter
Quyền lực của nhà cung ứng
Chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào là một trong những yếu tố quyết định tới chất
lượng sản phẩm. Ngay từ ban đầu công ty Angimex đã đưa ra mục tiêu định vị sản phẩm
là “ gạo vì sức khỏe” và cam kết cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng, sức khỏe tới
người tiêu dùng.
Để có nguồn nguyên liệu tốt, không dư lượng thuốc trừ sâu, bước đầu công ty tiến hành
thu mua lúa nguyên liệu từ nông dân, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm của nông dân ở các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như:An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh,Bạc Liêu, Sóc
Trăng…. Sau mỗi vụ thu hoạch công ty tới tận ruộng lúa của nông dân thu mua, kiếm tra,
đánh giá chật lượng đảm bảo độ thuần nhất của lúa nguyên liệu. Với cách thu mua này,

công ty có thể đảm bảo về mặt số lượng lúa gạo, nhưng phụ thuộc nhiều vào nhà cung
cấp
Sản phẩm thay thế:
Lúa gạo là tượng trưng cho nền nông nghiệp, nền văn minh lúa nước phát triển, là hiện
thân đời sống tinh thần trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Lúa gạo còn là thực
phẩm chính của người Việt và gạo Việt Nam không chỉ đáp ứng vấn đề lương thưc mà
còn đứng hàng top trên thế giớ về sản xuất gạo.
Vì những lý do trên, khó có một loại sản phẩm nào có thể thay thế cho gạo. Tuy nhiên
với sự công nghiệp hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra ở Việt Nam, con người ngày càng
bận rộn vì công việc, càng có ít thời gian chăm sóc bữa ăn cũng như các thức ăn nhanh
ngoại nhập ngày càng được nhiều bộ phận trẻ hưởng ứng. Các loại thức ăn nhanh này có
thể kể tới như : mì ăn liền, bột ngũ cốc, gà rán, hamburger,hot dog… Thức ăn nhanh có
nhiều ưu điểm như: tiện lợi nhanh chóng, hương vị mới lạ, đảm bảo năng lượng.
ĐỀ ÁN MARKETING CÔNG NGHIỆP GVHD: ĐÀM NGUYỄN ANH KHOA

NHÓM IMG Page 23

Tuy nhiên các loại thức ăn này khó có thể thay thể cho cơm. Vì gạo đã trở thành lương
thực chính của dân tộc và mang ý nghĩa lớn lao về tinh thần của người dân Việt.
Các đối cạnh tranh trong ngành:
Đối thủ cạnh tranh nội địa:
Đối với mặt hàng gạo nội địa, thị trường gạo đóng gói chất lượng cao có khoảng 10 công
ty và cơ sở kinh doanh, đã phân phối sản phâm tại những kênh hiện đại như siêu thị, của
hàng… Có thể kể tên các đối thủ cạnh tranh chính và mạnh hiện nay như gạo Kim Kê của
công ty TNHH Minh Cát Tấn, gạo của công ty Lương thực Tiền Giang, công ty cổ phần
Xây lăp- cơ khí và lương thực thực phẩm Mecofood, công ty cổ phần Gentraco, gạo
công ty Lương thực Sông Hậu, và một số loại gạo nổi tiếng khác của Việt Nam,gao nhập

(13)
.

Có thể đánh giá, so sánh các đối thủ của Angimex qua bảng sau:
Thang điểm đánh giá từ 1-10, cho các mục so sánh: nguồn nguyên liệu, chất lượng, mẫu
mã, kênh phân phối, định vị của khách hàng.

Nguồn nguyên
liệu
Chất
lượng
Mẫu mã
Kênh phân
phối
Định vị của
khách hàng
Cty lương thực
sông Hậu

9

8

9

6

7
Cty Gentraco
8
9
7
9

8
Cty Mecofood
9
8
7
6
7
Cty Tigifood
7
9
8
7
6
Cty Minh Cát Tân
9
8
6
9
9
ĐỀ ÁN MARKETING CÔNG NGHIỆP GVHD: ĐÀM NGUYỄN ANH KHOA

NHÓM IMG Page 24

Cty Angimex
8
9
7
9
8


Từ bảng so sánh trên, thấy được Angimex có rất nhiều đối thủ mạnh trong ngành.Mỗi
công ty đều có thế mạnh riêng của mình.Để thương hiệu ngày càng phát triển và định vị
trong khách hàng ngày càng cao, Angimex cần có những kế hoạch, chiến lược phát triển
toàn diện.
Đối thủ cạnh tranh ngoại nhập:
Hiện nay, trên thị trường gạo của Việt Nam có rất nhiều loại gạo mang tên nước ngoài
như gạo Thái, gạo Đài Loan, gạo Mỹ… nhưng thực tế trong số đó lượng gạo nhập vào
Việt Nam không nhiều mà đa phần là người bán tự gán cho một tên nước ngoài để người
tiêu dùng chú ý và thích chọn mua. Gạo nhập vào Việt Nam ít do giá cao, không cạnh
tranh lại với giá trong nước. Nhìn chung, thị trường gạo nhập không nhiều và không có
sức cạnh tranh lớn. Nhưng lâu nay, người tiêu dùng vẫn có xu hướng sính ngoại, đây là
một điều đáng lo ngại cho thương hiệu của gạo Việt Nam. Chính vì thế,cần tác động vào
tâm lý người tiêu dùng để họ có cái nhìn đúng về chất lượng gạo trong nước thì việc xây
dựng thương hiệu sẽ thuận lợi hơn.
Tóm lại, đối thủ mà Angimex cần quan tâm là sản phẩm gạo Kim kê của công ty Minh
Cát Tấn vì sản phẩm của Kim kê đã ra đời lâu và được người tiêu dùng ưa chuộng về chất
lượng.Hơn nữa công ty có hệ thông phân phối khá rộng.Tuy nhiên, Kim Kê vẫn còn một
số hạn chế nhue xa nguồn nguyên liệu hơn Angimex nên sẽ tốn rất nhiều chi phí để kiểm
soát được chất lượng sản phẩm.
Các đối thủ tiềm năng:
Trên thị trường hiện nay, các công ty sản xuất và xuất khẩu đang có xu hướng bảo hòa.
Tuy nhiên, trong tương lai, các chính sách về phát triển nông nghiệp, cũng như hệ thống
pháp luật với các quy định được ban hành cụ thể rõ ràng tạo được môi trường kinh doanh
mạnh và khả năng cạnh tranh cao của mặt hàng hay các chính sách đầu tư công nghê. Với

×