Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Bảo vệ quyền lợi người lao động trong và sau quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 111 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
……


NGUYỄN XUÂN VINH




BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRONG VÀ SAU QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC:
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC





Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYỄN NIÊN







Hà Nội, 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
……


NGUYỄN XUÂN VINH




BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRONG VÀ SAU QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC:
PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60 38 50



Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYỄN NIÊN




Hà Nội, 2009




1
MỤC LỤC


TRANG

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


Bảng chữ viết tắt


MỞ ĐẦU
1

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ
DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG VÀ SAU QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN
HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC

6

1.1.
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

6
1.1.1.
Khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

6
1.1.2.
Phương thức tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

10
1.2.
Vai trò cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đối với vấn đề
quyền lợi người lao động

17
1.3.
Kinh nghiệm của một số nước về cổ phần hoá, bảo vệ
quyền lợi của người lao động và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam

19
1.3.1.
Cổ phần hoá ở Nga

19
1.3.2.
Cổ phần hoá ở Trung Quốc


20
1.3.3.
Cổ phần hoá ở Hàn Quốc

22
1.3.4.
Bµi häc kinh nghiÖm cho ViÖt Nam:

24

CHƢƠNG 2: BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG
TRONG VÀ SAU QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH
NGHIỆP NHÀ NƢỚC – PHÁP LUẬT, THỰC TRẠNG VÀ
NGUYÊN NHÂN

28
2.1.
Lịch sử phát triển pháp luật về quyền lợi của người lao
động khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
28


2
2.1.1.
Giai đoạn thí điểm (từ 1990 đến tháng 5/1996)

28
2.1.2.
Giai đoạn mở rộng thí điểm - từ tháng 5/1996 đến tháng
6/1998


30
2.1.3
Giai đoạn triển khai (từ tháng 7/1998 đến nay)

32
2.2.
Quyền lợi người lao động và nội dung bảo vệ quyền lợi
người lao động trong và sau quá trình cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nước theo pháp luật hiện hành

41
2.2.1
Quyền lợi người lao động và nội dung bảo vệ quyền lợi
người lao động trong quá trình cổ phần hoá theo pháp luật
hiện hành

41
2.2.1.1
Quyền lợi của người lao động tiếp tục làm việc tại c«ng ty
cæ phÇn

42
2.2.1.2.
Quyền lợi của người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu

46
2.2.1.3.
Quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao
động


48
2.2.1.4
Quyền lợi của người lao động bị dôi dư khi cổ phần hoá
doanh nghiệp nhà nước

49
2.2.2.
Quyền lợi người lao động và nội dung bảo vệ quyền lợi
người lao động sau cổ phần hoá theo ph¸p luËt hiÖn hµnh

56
2.3.
Thực trạng bảo vệ quyền lợi của người lao động trong và
sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
59
2.3.1.
Ưu điểm

59
2.3.1.1.
Ưu điểm về mặt xây dựng pháp luật

59
2.3.1.2.
Ưu điểm về mặt thực hiện pháp luật

60
2.3.2.
Khuyết điểm


66
2.3.2.1.
Khuyết điểm về mặt xây dựng pháp luật

66


3
2.3.2.2.
Khuyt im v mt thc hin phỏp lut

68
2.4.
Nguyờn nhõn

75
2.4.1.
Nguyờn nhõn ca u im

75
2.4.2.
Nguyờn nhõn ca khuyt im

77

CHNG 3: MT S GII PHP TNG CNG BO V
QUYN LI CA NGI LAO NG TRONG V SAU QU
TRèNH C PHN HO DOANH NGHIP NH NC


80
3.1.
Tng cng cụng tỏc ph bin, tuyờn truyn ch trng,
chớnh sỏch phỏp lut v c phn hoỏ doanh nghip nh nc
và pháp luật về bảo vệ quyền lợi ng-ời lao động

80
3.2.
Hon thin h thng vn bn phỏp lut v bo v quyn li
ngi lao ng trong c phn húa
82
3.3.
Nõng cao cht lng, hiu qu kim tra, giỏm sỏt vic tuõn
th phỏp lut bo v quyn li ca ngi lao ng trong v
sau quỏ trỡnh c phn húa

84
3.4.
Bi dng, nõng cao ý thc chp hnh phỏp lut v bo v
quyn li ngi lao ng ca cỏn b lm cụng tỏc c phn
hoỏ doanh nghip nh nc v cỏn b qun lý ti cỏc cụng
ty c phn cú vn Nh nc sau c phn hoỏ

88
3.5.
Phỏt huy vai trũ ca t chc cụng on trong vic bo v
quyn li ngi lao ng trong v sau c phn hoỏ doanh
nghip nh nc.

91

3.6.
Nõng cao hiu qu qun tr doanh nghip sau c phn húa
gn vi bo v quyn li ngi lao ng

96

KT LUN

99

Danh mc ti liu tham kho

101




4
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT


BHXH: Bảo hiểm xã hội
CPH: Cổ phần hoá
CPH DNNN: Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
CTCP: Công ty cổ phần
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
HĐLĐ: Hợp đồng lao động
NLĐ: Người lao động
TTCK: Thị trường chứng khoán














5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi của người
lao động (NLĐ) trong và sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
(CPH DNNN):
- Những quyền lợi của NLĐ là những quyền cơ bản, chính đáng của
NLĐ được pháp luật quy định. Bảo đảm quyền được lao động, xác lập quyền
làm chủ thực sự của người lao động. Quyền được lao động là một quyền hiến
định được quy định trong hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001):
ng l quyn v ngha v ca cng dn. Nh nc v x hi c k
hoch to ngy cng nhiu vic lm cho ngi lao [1]. Cổ phần hóa
(CPH) còn tạo điều kiện để NLĐ góp vốn, có cổ phần trong doanh nghiệp,
thông qua đó tăng cường vai trò làm chủ thực sự của NLĐ và hiện thực hóa
quyền tự do kinh doanh của NLĐ.
- Việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ cũng chính là giúp giải quyết thoả
đáng chế độ chính sách cho NLĐ. NLĐ trong doanh nghiệp là người công
nhân trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống xã hội. Do vậy họ có tầm

quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của xã hội.
1.2. Xuất phát từ thực trạng bảo vệ quyền lợi người lao động trong
và sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
CPH DNNN là một chủ trương đúng đã được khẳng định trong thực tế.
Đó là “phác đồ điều trị” hữu hiệu để vực dậy những doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) đang tồn tại ngắc ngoải trong nhiều năm; là biện pháp tích cực để
thu hút vốn của mọi tầng lớp nhân dân đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của
các doanh nghiệp. Đó là điều kiện quan trọng nhất để xoá bỏ cơ chế chủ quản
– cái nôi của cơ chế “xin – cho”. CPH là biện pháp có hiệu quả để biến những


6
NLĐ làm thuê tại các DNNN thành những người đồng sở hữu thực sự; phát
huy vai trò tự chủ, năng động sáng tạo của NLĐ và doanh nghiệp trong sản
xuất và kinh doạnh. Mặc dù CPH, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên thì
nó cũng bộc lộ những mặt hạn chế như: biến một bộ phận NLĐ trở thành
trắng tay [2] sau khi đã “bán lúa non” [3] cổ phiếu của mình để kiếm chút tiền
chênh lệch và trở thành người làm thuê; vai trò của nhà nước, pháp luật và tổ
chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi NLĐ cũng chưa được phát huy có
hiệu quả.
1.3. Xuất phát từ yêu cầu mới trong giai đoạn hiện nay. CPH DNNN là
một chủ trương đúng đắn, tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện, đang
đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để bảo vệ quyền lợi NLĐ, nhất là
quyền có việc làm, quyền nhân thân như danh dự, nhân phẩm. CPH có nơi, có
lúc bị biến thành tư nhân hoá [4], [5], là cơ hội cho nhà quản lý doanh nghiệp
“chuyển tài sản công vào tay họ một cách hợp pháp và rồi đột nhiên trở thành
những người sở hữu chính của doanh nghiệp” [6]. NLĐ bị đẩy ra khỏi doanh
nghiệp, bị mất việc làm, một số chế độ chính sách chính đáng của LNLĐ
không được giải quyết đầy đủ.
Chính vì vậy, việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ là một vấn đề bức thiết

được đặt ra cả trong lý luận cũng như thực tiễn, để chính sách, pháp luật của
Đảng và nhà nước ta đến được với người dân lao động, hạn chế tham nhũng
và nguy cơ bất bình đẳng trong xã hội.
2. Mục đích và nhiệm vụ
2.1. Mục đích
Mục đích chủ yếu của luận văn là nghiên cứu hệ thống quan điểm,
chính sách, quy định pháp luật và chế độ, quyền lợi NLĐ khi CPH DNNN và
thực tiễn áp dụng trong thời gian qua, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp


7
nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ, quyền lợi NLĐ trong và sau khi CPH
DNNN. Dưới góc độ so sánh, đề tài cũng đề cập đến quy định pháp luật và
thực tiễn thực hiện về vấn đề này ở một số nước điển hình để so sánh và rút ra
bài học cần thiết cho Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn thực hiện một số
nhiệm vụ sau:
- Khái quát lý luận và thực tiễn CPH DNNN ở nước ta.
- Thực trạng quy định của pháp luật và việc thực hiện bảo vệ quyền lợi
của NLĐ trong và sau CPH.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi NLĐ trong
và sau CPH.
3. Tình hình nghiên cứu
Bảo vệ quyền lợi NLĐ trong quá trình CPH DNNN là một vấn đề đã có
nhiều công trình nghiên cứu và bài viết về vấn đề này nhưng chủ yếu tiếp cận
dưới góc độ kinh tế. Dưới góc độ pháp luật lao động, trong phạm vi nghiên
cứu khoa học tác giả thấy có:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Chế độ, quyền lợi người lao
động khi cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước” năm 2007 của Trường Đại

học Luật Hà Nội do Tiến sỹ Nguyễn Hữu Chí làm chủ nhiệm đề tài.
Ngoài ra còn có một số bài viết trên các tạp chí nghiên cứu liên quan
trực tiếp đến đề tài này như:
- “Cổ phần hoá cần đảm bảo quyền lợi người lao động” đăng trên Việt
Báo ngày 6/11/2006;


8
- “Lao động dôi dư sau cổ phần hoá doanh nghiệp: Chờ một hướng đi
thích hợp” báo điện tử của Bộ Tài chính () ngày
4/12/2006;
-   Báo người lao
động, ngày 28/3/2007.
- ,
báo điện tử của Tổng công ty thép Việt Nam (), ngày
26/6/2007;
- “  khi 
của tác giả TS. Nguyễn Hữu Chí trên tạp chí nghiên cứu Lập pháp
số tháng 10/2007; vvv…
Và một số các bài viết khác trên các tạp chí, báo… trong các năm 2003,
2004, 2005, 2006, 2007, 2008…
Nói chung, các công trình, bài viết nói trên chủ yếu tập trung vào
những khía cạnh, vấn đề cụ thể của việc cổ phần hóa và tại những thời điểm
nhất định với chế độ, chính sách, quy định pháp luật cho giai đoạn đó mà
chưa có sự đánh giá, tổng kết toàn diện. Đặc biệt đề tài nghiên cứu khoa học
cấp trường của Trường Đại học Luật Hà Nội, mặc dù đã có sự đi sâu nghiên
về vấn đề quyền lợi NLĐ trong quá trình CPH của tập thể 13 tác giả, nhưng
đây mới là tập hợp các chuyên đề riêng rẽ, mà chưa có sự đánh giá tổng quát
và đưa ra các giải pháp toàn diện.
4. Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: từ khi có chủ trương CPH (năm 1990) đến nay. Trong
đó đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp luật hiện hành và thực tiễn
thực hiện pháp luật về quyền lợi NLĐ trong và sau quá trình CPH DNNN.


9
- Về không gian: Nghiên cứu các quy định pháp luật và quá trình thực
hiện về bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong và sau quá trình CPH ở một số
ngành, lĩnh vực tiêu biểu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học
xã hội như: Phương pháp luận cơ bản của triết học Mác – Lênin; đường lối,
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế thị trường nói
chung về CPH DNNN nói riêng.
Các phương pháp cụ thể được sử dụng nghiên cứu gồm: Phân tích, tổng
hợp, so sánh, …
6. Ý nghĩa của luận văn
- Góp phần khái quát quá trình CPH DNNN, hệ thống quy định của
pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong và sau CPH.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của
NLĐ trong và sau CPH.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
được kết cầu gồm 3 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về CPH DNNN và bảo vệ quyền lợi
NLĐ trong và sau quá trình CPH DNNN.
- Chương 2: Bảo vệ quyền lợi NLĐ trong và sau quá trình CPH DNNN-
Pháp luật, thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm.
- Chương 3: Một số giải pháp tăng cường bảo vệ quyền lợi của NLĐ
trong và sau quá trình CPH DNNN.




10
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ
DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG VÀ SAU QUÁ TRÌNH
CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC

1.1. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc
1.1.1. Khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
CPH là cách nói ngắn gọn của chủ trương chuyển DNNN thành công ty
cổ phần (CTCP), được đưa ra từ năm 1987 tại Điều 22 của Quyết định số
214/HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về đổi mới thành phần
kinh tế quốc doanh, nhưng phải hơn hai năm sau đó, khái niệm về CPH mới
chính thức được đề cập (tuy chưa cụ thể) tại Điều 2 Quyết định số 143/HĐBT
ngày 10/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng: “Chuyển DN quốc doanh thành
CTCP với mục đích đảm bảo sở hữu về tài sản và sở hữu của nhà nước, người
lao động có điều kiện thực sự làm chủ DN, huy động vốn" [7]. Đến năm
1996, tại Nghị định số 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ, khái niệm CPH
được đề cập đầy đủ và chặt chẽ hơn: 

…
Theo Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 6/6/2007, 

 [8].
Với khái niệm này, đối tượng của CPH DNNN chỉ là DNNN có 100%
vốn Nhà nước. Các loại hình doanh nghiệp mà Nhà nước có cổ phần, vốn góp
chi phối không phải là đối tượng của CPH. Các DNNN sau khi CPH sẽ được



11
chuyển đổi thành CTCP – là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân mà
vốn kinh doanh do nhiều người đóng góp dưới hình thái cổ phần.
- CTCP có đặc trưng cơ bản sau:
+ Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
+ Thành viên của CTCP (cổ đông) có thể là tổ chức hoặc cá nhân; số
lượng thành viên tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; thành viên
công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đóng góp vào doanh nghiệp; cổ đông có quyền
tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ một số trường
hợp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
+ CTCP có quyền phát hành cổ phiếu các loại để huy động vốn.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu CPH dưới góc độ pháp lý như sau:
CPH là quá trình thực hiện xã hội hoá sở hữu, chuyển các DNNN thuộc sở
hữu Nhà nước thành CTCP thuộc sở hữu của các cổ đông thuộc mọi thành
phần kinh tế tham gia mua cổ phiếu.
- Các hình thức cổ phần hoá DNNN:
+ Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm
cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
+ Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp
vừa bán bớt một phần vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng
vốn điều lệ.
+ Bán toàn bộ vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa
bán toàn bộ vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
- Cổ phần hoá các DNNN nhằm các mục tiêu sau:



12
+ Chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100%
vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các
nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới
công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh
tranh của nền kinh tế.
+ Đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và
NLĐ trong doanh nghiệp.
+ Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục
tình trạng CPH khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị
trường vốn, thị trường chứng khoán.
Từ các mục tiêu trên, CPH DNN có những đặc trưng cơ bản sau:
  CPH DNNN là quá trình chuyển đổi hình thức hoạt động từ
DNNN sang CTCP. DNNN sau khi đã hoàn thành CPH sẽ có địa vị pháp lý
của CTCP. Khi đó tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh
nghiệp như: cơ chế pháp lý về thành lập, giải thể, phá sản, quyền và nghĩa vụ
của công ty, cơ chế quản lý … đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật về công
ty cổ phần (Luật Doanh nghiệp).
  CPH DNNN là quá trình chuyển doanh nghiệp từ sở hữu nhà
nước sang sở hữu nhiều thành phần. Nếu như trước khi CPH, toàn bộ vốn của
doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước thì sau khi tiến hành CPH, vốn của
doanh nghiệp không chỉ là của riêng Nhà nước mà còn là của các chủ sở hữu
khác như: NLĐ trong doanh nghiệp, cổ đông ngoài doanh nghiệp. Điều đặc
biệt là NLĐ đã trở thành người chủ thực sự cho phần vốn góp của mình trong
CTCP.
, CPH DNNN là biện pháp duy trì một phần sở hữu nhà nước đối
với tư liệu sản suất dưới hình thức CTCP. Thực tế cho thấy khi thực hiện


13

CPH DNNN, Nhà nước không chuyển tất cả các DNNN thành CTCP mà chỉ
chuyển một bộ phận doanh nghiệp không giữ vị trí then chốt, trọng yếu trong
nền kinh tế quốc dân trở thành CTCP. Hiện nay, sau khi CPH thì Nhà nước
vẫn thường là một cổ đông trong doanh nghiệp.
Vậy CPH DNNN ở nước ta có điểm gì khác với tư nhân hóa. Tư nhân
hoá được hiểu là quá trình chuyển DNNN sang doanh nghiệp tư nhân. Tư
nhân hoá có thể diễn ra ở ba mức độ sau: 1- Thay đổi một phần chế độ sở hữu
của doanh nghiệp ; 2- Tự do hoá việc tham gia những hoạt động mà trước đây
chỉ dành cho khu vực nhà nước; 3- Uỷ quyền kinh doanh hoặc cho phép tư
nhân thực hiện những dịch vụ công cộng hoặc cho tư nhân thuê các tài sản
công [9].
Ta thấy, CPH DNNN ở nước ta là một hiện tượng đặc thù, khác hẳn với
tư nhân hóa, thể hiện như sau:
- CPH DNNN nhằm cơ cấu lại hệ thống DNNN bằng cách du nhập mô
hình CTCP, có hỗn hợp sở hữu nhà nước và tư nhân để một mặt giảm bớt vốn
của Nhà nước ở các ngành, lĩnh vực mà với hình thức kinh tế tư bản nhà nước
sẽ tốt hơn hẳn hình thức doanh nghiệp 100% sở hữu nhà nước. Làm như vậy
thành phần kinh tế nhà nước có thể mạnh hơn, kiểm soát được phạm vi rộng
hơn mà không cần tăng vốn đầu tư của Nhà nước.
- Hình thức CPH DNNN kết hợp với việc vận dụng các chính sách ưu
đãi đối với NLĐ trong các CTCP được chuyển đổi từ DNNN cho thấy mục
đích là tạo điều kiện cho NLĐ làm chủ và doanh nghiệp sau CPH hoạt động
hiệu quả.
- CPH DNNN không nhằm mục đích tư nhân hoá các doanh nghiệp này
để giảm gánh nặng tài chính cho ngân sách Nhà nước mà trước hết nhằm vào
huy động vốn cho doanh nghiệp và ngay cả khoản tiền thu về do bán cổ phần
vẫn được Nhà nước tiếp tục đầu tư vào DNNN.


14

Các đặc trưng của CPH DNNN nêu trên đã làm cho CPH trở thành một
giải pháp triệt để nhằm sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của DNNN,
giải quyết được căn nguyên của DNNN - đó là vấn đề sở hữu. CPH được coi
là i php ci cch DNNN ti u trong iu kin nc ta hi [10].
Bên cạnh đó CPH DNNN là một tất yếu khách quan trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế. Khi Việt Nam là thành viên của các tổ chức quốc tế như
WTO, nhà nước ta phải thực hiện các cam kết quốc tế, phải bãi bỏ các loại
hình bao cấp và trợ cấp, hỗ trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp trong
nước trái với quy định của WTO, các doanh nghiệp trong nước phải cạnh
tranh bình đẳng với các đối tác quốc tế trên cả thị trường trong nước và thế
giới [11]. Bên cạnh đó, CPH cũng là giải pháp cải cách DNNN tác động đến
rất nhiều vấn đề xã hội hết sức nhạy cảm như công bằng xã hội, quyền lợi
cũng như việc làm, trợ cấp thất nghiệp của NLĐ…
1.1.2. Phương thức tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Theo quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 6/6/2007 của
Chính phủ và Thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài
chính [12], CPH DNNN sẽ được tiến hành theo các bước để chuyển doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước thành CTCP, cụ thể như sau:
Bước 1. Xây dựng phương án CPH.
* Thành lập Ban chỉ đạo CPH và tổ giúp việc.
- Cơ quan quyết định CPH ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo CPH
đồng thời với Quyết định CPH doanh nghiệp.
- Trưởng Ban chỉ đạo lựa chọn và ra quyết định thành lập Tổ giúp việc
CPH trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thành lập Ban
chỉ đạo CPH.
* Chuẩn bị hồ sơ tài liệu:


15
Trong thời gian tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thành

lập Tổ giúp việc CPH, Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo Tổ giúp việc cùng
với doanh nghiệp tiến hành:
- Lựa chọn phương pháp, hình thức xác định giá trị doanh nghiệp, lựa
chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của doanh
nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến CPH.
- Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau:
+ Các Hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp.
+ Các Hồ sơ pháp lý về tài sản của doanh nghiệp (bao gồm cả diện tích
đất được giao hoặc thuê).
+ Hồ sơ về công nợ (đặc biệt là các khoản nợ tồn đọng, các khoản nợ
đã xử lý theo chế độ trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp).
+ Hồ sơ về tài sản không cần dùng, vật tư, hàng hoá ứ đọng, kém, mất
phẩm chất (nếu có), tài sản hình thành từ nguồn quỹ khen thưởng phúc lợi.
+ Hồ sơ về các công trình đầu tư xây dựng cơ bản dở dang (kể cả các
công trình đã có quyết định đình hoãn).
+ Hồ sơ về các khoản vốn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác như:
góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần, góp vốn thành lập công ty trách nhiệm
hữu hạn và các hình thức đầu tư dài hạn khác.
+ Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế của công ty đến thời điểm
xác định giá trị doanh nghiệp.
+ Lập dự toán chi phí CPH theo chế độ quy định.
* Kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị
doanh nghiệp:


16
Tổ giúp việc, doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) tiến
hành:
- Kiểm kê, phân loại tài sản và quyết toán tài chính, quyết toán thuế,
phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý những vấn đề về tài chính đến

thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
- Xác định giá trị doanh nghiệp:
Ban chỉ đạo CPH lựa chọn (hoặc đấu thấu lựa chọn) tổ chức định giá để
giao cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng định giá hoặc giao cho Tổ giúp việc,
doanh nghiệp tự xác định giá trị doanh nghiệp.
Trường hợp Tổ chức tư vấn có chức năng định giá thì có thể thuê trọn
gói: lập phương án CPH, xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chức bán cổ phần.
- Ban chỉ đạo thẩm tra kết quả kiểm kê, phân loại tài sản và kết quả xác
định giá trị doanh nghiệp, báo cáo cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp và
Bộ Tài chính.
Thời gian để hoàn tất các công việc nêu trên không quá 90 ngày làm
việc kể từ ngày chuẩn bị xong hồ sơ tài liệu đối với các tập đoàn kinh tế, tổng
công ty, công ty mẹ; không quá 60 ngày đối với các trường hợp còn lại.
- Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp:
Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo
cáo của Ban chỉ đạo CPH, cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp phải ra
quyết định công bố giá trị doanh nghiệp CPH.
* Căn cứ thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, doanh
nghiệp lập:
- Danh sách NLĐ có tên trong danh sách thường xuyên của doanh
nghiệp tại thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp để xác định số
cổ phần dự kiến NLĐ được mua ưu đãi.


17
- Lập danh sách lao động thường xuyên làm việc tại công ty tại thời
điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, phân loại lao động theo các đối
tượng: hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn từ 1-3 năm,
danh sách lao động dôi dư…
* Hoàn tất Phương án CPH:

Lập Phương án CPH: Căn cứ quy định hiện hành và tình hình thực tế
của doanh nghiệp, Ban chỉ đạo xem xét quyết định thuê tổ chức tư vấn hoặc
giao cho Tổ giúp việc và doanh nghiệp lập Phương án CPH với các nội dung
chính sau:
- Giới thiệu về công ty, trong đó mô tả khái quát về quá trình thành lập
công ty và mô hình tổ chức của công ty; tình hình và kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty trong 3 - 5 năm liền kề trước khi CPH.
- Đánh giá thực trạng của công ty ở thời điểm xác định giá trị doanh
nghiệp, bao gồm:
+ Thực trạng về tài sản (bao gồm cả diện tích đất được giao hoặc thuê).
+ Thực trạng về tài chính, công nợ.
+ Thực trạng về lao động.
+ Những vấn đề cần tiếp tục xử lý.
- Phương án sắp xếp lại lao động:
+ Số lao động có tên trong danh sách thường xuyên ở thời điểm có
quyết định công bố giá trị doanh nghiệp.
+ Số lao động tiếp tục tuyển dụng.
+ Số lao động dôi dư và phương án giải quyết theo từng đối tượng.
- Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 - 5 năm tiếp theo,
trong đó nêu rõ:


18
+ Phương án cơ cấu lại doanh nghiệp khi chuyển thành CTCP: sắp xếp
lại các bộ phận trong doanh nghiệp, đổi mới ngành nghề kinh doanh; đầu tư
đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.
+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh của các năm tiếp theo về sản phẩm,
sản lượng, thị trường, lợi nhuận … và các giải pháp về vốn, nguyên liệu, tổ
chức sản xuất, lao động tiền lương, …
- Phương án CPH :

+ Hình thức CPH và vốn điều lệ theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty cổ phần.
+ Dự kiến cơ cấu vốn điều lệ: số cổ phần nhà nước nắm giữ, số cổ phần
bán ưu đãi cho NLĐ (kèm theo danh sách đăng ký mua cổ phần của NLĐ), số
cổ phần bán cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp, số cổ phần bán cho các
nhà đầu tư chiến lược (kèm theo danh sách) và số cổ phần dự kiến bán đấu giá
cho các nhà đầu tư thông thường.
+ Phương thức phát hành cổ phiếu theo quy định (đấu giá trực tiếp tại
công ty, hoặc đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian, hoặc đấu giá tại
trung tâm giao dịch chứng khoán).
- Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần theo các
quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành.
Hoàn thiện Phương án CPH.
+ Căn cứ quyết định công bố giá trị doanh nghiệp CPH, Tổ giúp việc
cùng với doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) hoàn thiện
Phương án CPH và gửi tới từng bộ phận trong công ty để nghiên cứu trước
khi tổ chức hội nghị công nhân viên chức (bất thường).
+ Tổ chức Hội nghị công nhân viên chức (bất thường) để lấy ý kiến
hoàn thiện phương án CPH.


19
+ Sau Hội nghị công nhân viên chức, Tổ giúp việc, doanh nghiệp phối
hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) hoàn thiện Phương án CPH để trình cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt.
+ Ban chỉ đạo thẩm định phương án CPH báo cáo cơ quan quyết định
cổ phần hoá phê duyệt.
Thời gian để hoàn tất các nội dung này không quá 20 ngày làm việc kể
từ ngày có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp CPH.
Phê duyệt phương án CPH.

Cơ quan quyết định CPH xem xét ra quyết định phê duyệt phương án
CPH trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo
cáo của Ban chỉ đạo.
Bước 2. Tổ chức bán cổ phần.
* Ban chỉ đạo cổ phần hoá lựa chọn phương thức bán cổ phần theo quy
định.
* Tổ chức bán cổ phần:
- Tổ chức bán đấu giá cho các nhà đầu tư thông thường:
+ Đối với trường hợp bán đấu giá trực tiếp tại doanh nghiệp: Ban chỉ
đạo CPH và doanh nghiệp tổ chức bán đấu giá cổ phần cho nhà đầu tư.
+ Đối với trường hợp bán cổ phần tại tổ chức tài chính trung gian: Ban
chỉ đạo lựa chọn tổ chức tài chính trung gian giao cho doanh nghiệp ký hợp
đồng. Ban chỉ đạo và doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tài chính trung gian
thực hiện việc bán cổ phần theo quy định.
+ Đối với trường hợp bán cổ phần tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung
tâm giao dịch chứng khoán. Ban chỉ đạo CPH được quyền đăng ký với cơ
quan quyết định CPH về thời gian dự kiến bán cổ phần, số lượng cổ phần dự


20
kiến bán để cơ quan quyết định CPH quyết định việc lựa chọn tổ chức bán cổ
phần, đăng ký kế hoạch đấu giá với Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm
giao dịch chứng khoán. Đồng thời báo cáo Bộ Tài chính để quyết định thời
gian đấu giá cổ phần của doanh nghiệp.
- Trên cơ sở giá đấu thành công bình quân của các nhà đầu tư thông
thường, Ban chỉ đạo CPH:
+ Chỉ đạo doanh nghiệp bán cổ phần ưu đãi cho NLĐ và tổ chức công
đoàn tại doanh nghiệp (nếu có).
+ Tiến hành bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược hoặc thương thảo
với các nhà đầu tư chiến lược đã được lựa chọn.

* Tổng hợp kết quả bán cổ phần báo cáo cơ quan quyết định CPH.
* Báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá ra quyết định điều chỉnh quy
mô, cơ cấu cổ phần của doanh nghiệp CPH đối với trường hợp không bán cổ
phần cho các đối tượng theo đúng phương án CPH được duyệt.
(Thời gian thực hiện Bước 2 không quá 3 tháng kể từ khí có quyết định
phê duyệt phương án CPH)
Bước 3. Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành CTCP.
* Đại Hội đồng cổ đông lần thứ nhất.
Ban Chỉ đạo CPH chỉ đạo Tổ giúp việc và doanh nghiệp tổ chức Đại
Hội đồng cổ đông lần thứ nhất để thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động,
phương án sản xuất kinh doanh, bầu Hội đồng quản trị, ban Kiểm soát và bộ
máy điều hành CTCP.
* Căn cứ vào kết quả Đại Hội đồng cổ đông lần thứ nhất, Hội đồng
quản trị CTCP thực hiện đăng ký kinh doanh, nộp con dấu của doanh nghiệp
cũ và xin khắc dấu của CTCP.


21
(Thời gian để hoàn tất 2 nội dung nêu trên không quá 30 ngày )
* Lập báo cáo tài chính tại thời điểm CTCP được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh lần đầu, thực hiện quyết toán thuế, quyết toán chi phí cổ
phần hoá, báo cáo cơ quan quyết định CPH.
Nộp tiền thu từ CPH về Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty mẹ,
công ty nhà nước hoặc Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng công ty
Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
* CTCP mua hoặc in tờ cổ phiếu cấp cho các cổ đông theo quy định
hiện hành.
* Tổ chức ra mắt CTCP và thực hiện bố cáo trên phương tiện thông tin
đại chúng theo quy định.
Trường hợp doanh nghiệp xác định sẽ thực hiện niêm yết ngay trên thị

trường chứng khoán thì lập bộ hồ sơ xin cấp phép niêm yết gửi Bộ Tài chính
(Uỷ ban chứng khoán Nhà nước) theo quy định hiện hành.
* Tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp và CTCP.
1.2. Vai trò cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đối với vấn đề
quyền lợi người lao động:
Theo Chính phủ, CPH DNNN "đã đạt được các mục tiêu cổ phần hoá",
cụ thể: CPH đã tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu bao gồm:
Nhà nước – NLĐ trong doanh nghiệp - cổ đông ngoài doanh nghiệp; là giải
pháp cơ bản và quan trọng trong việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; huy
động thêm vốn của xã hội vào đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh; mang
lại cho doanh nghiệp cơ chế quản lý năng động hơn, hiệu quả hơn và thích
nghi với kinh tế thị trường; đã tạo điều kiện về pháp lý và vật chất để NLĐ
nâng cao vai trò làm chủ trong doanh nghiệp; đã góp phần nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.


22
Quá trình CPH còn chuyển NLĐ trong các DNNN trở thành NLĐ trong
CTCP với cách làm ăn mới, hiện đại, có kế hoạch, có chiến lược phát triển
trên nền tảng dân chủ xí nghiệp. NLĐ không chỉ là người làm thuê, họ còn có
thể trở thành người chủ thực sự, có một phần sở hữu trong doanh nghiệp.
Những NLĐ được mua cổ phần ưu đãi theo quy định của Nghị định
109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007, theo quy tắc mỗi năm làm việc thực tế
trong khu vực nhà nước được mua tối đa 100 cổ phần. Sức sản xuất của doanh
nghiệp có cơ hội lớn mạnh, thu nhập của doanh nghiệp và của NLĐ có xu
hướng phát triển. NLĐ có cơ hội được đào tạo lại, nâng cao tay nghề, trình độ
để có thể đáp ứng với yêu cầu của nền sản xuất trong cơ chế thị trường năng
động hơn.
Bên cạnh đó, CPH cũng có sự tác động không nhỏ đối với NLĐ. Trước
hết, thường thì sẽ có một lực lượng lao động phải nghỉ hưu trước tuổi. Theo

các quy định hiện hành, NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước nếu CPH sẽ được phân loại để áp dụng chính sách phù hợp. Ngoài
những người đủ tuổi về hưu theo quy định chung thì những người người khác
đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ sẽ được giải quyết về hưu trước
tuổi.
Như vậy, nếu so với các trường hợp bình thường thì những NLĐ về
hưu do áp dụng chính sách CPH DNNN đã được hưởng sự ưu tiên của Nhà
nước hơn các trường hợp về hưu trong trường hợp bình thường. Việc giảm
tuổi đời (đến gần 5 tuổi) là một lợi thế cả về phương diện xã hội và phương
diện kinh tế.
Tóm lại, CPH sẽ mang theo một loạt những thay đổi căn bản không chỉ
đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh mà có thể kéo theo những thay đổi lớn
đối với lực lượng lao động.


23
1.3. Kinh nghiệm của một số nước về cổ phần hoá, bảo vệ quyền lợi
của người lao động và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
CPH DNNN là một xu thế tất yếu khách quan của các nền kinh tế trên
thế giới. Mỗi quốc gia khi tiến hành CPH đều nhằm đạt các mục đích khác
nhau, trong đó một trong những mục đích quan trọng là giải quyết vấn đề
quyền lợi, chế độ của NLĐ khi CPH DN - điều này càng trở nên cần thiết đối
với những nước có nền kinh tế chuyển đổi. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và
đánh giá pháp luật một số nước về quyền lợi của NLĐ khi CPH từ đó rút ra
những kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam theo tác giả là rất cần thiết.
1.3.1. Cổ phần hoá ở Nga
Sau khi chế độ XHCN ở Liên xô tan rã, chương trình chuyển đổi sở
hữu DNNN và bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong quá trình CPH ở Nga được
giao cho Uỷ ban tài sản Nhà nước. Uỷ ban tài sản Nhà nước chịu trách nhiệm
hỗ trợ các doanh nghiệp đã tiến hành công ty hoá và chịu trách nhiệm bán cổ

phần phù hợp với kế hoạch CPH. Các chi nhánh của Uỷ ban và Quỹ tại các
vùng, trên thực tế chịu trách nhiệm chính trong việc CPH ồ ạt ở nước Nga
theo chế độ phân cấp.
Ở Nga, việc chuyển đổi sở hữu DNNN được thực hiện theo 2 bước:
Bước một, nhanh chóng và bắt buộc các DNNN thực hiện công ty hoá, qua đó
các doanh nghiệp được thay đổi một cách cơ bản về pháp lý, từ một DNNN
thành một phần doanh nghiệp hoạt động theo Luật công ty nhưng nhà nước
vẫn sở hữu 100% cổ phần. Bước thứ hai, doanh nghiệp đưa ra kế hoạch CPH.
Chính phủ Nga tạo cơ hội cho NLĐ tham gia chương trình chuyển đổi sở hữu
DDNNN và hình thành những cơ sở ban đầu cho thị trường vốn thông qua
việc bán cổ phiếu cho mọi công dân Nga đến tuổi trưởng thành theo giá tượng
trưng thông qua mạng lưới ngân hàng tiết kiệm trong toàn quốc. Các cổ phiếu
này có thể mua bán được, là chứng khoán của người sở hữu; có thể hủy khi

×