Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Báo cáo thực tập tại sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.15 KB, 32 trang )

Báo cáo thực tập
MỤC LỤC
I. THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ 16
1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

26
PHẦN III 28
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
BẮC GIANG 28
Dương Thị Dinh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
Báo cáo thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi một sinh viên trước khi bước chân ra khỏi cổng trường Đại học đều phải trải
qua một thời gian thực tập để học hỏi kinh nghiệm và chuẩn bị hành trang bước vào cuộc
sống, trở thành những con người có ích cho xã hội. Là một sinh viên khoa Đầu tư của
trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tôi đã được trau dồi kiến thức về chuyên ngành mình
rất kỹ càng nhưng tất cả chỉ mang tính lý thuyết, với mong muốn tìm hiểu thực tế để biết
cụ thể hơn về công việc mình phải làm trong tương lai, tôi đã xin phép và được sự đồng ý
cho phép thực tập tại Sở Kế hoạch & Đầu tư Bắc Giang - là cơ quan của Nhà nước, thực
hiện chức năng quản lý về kế hoạch & đầu tư, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Bắc Giang, về cơ chế,
chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể, về đầu tư trong và ngoài nước,
khu công nghiệp, khu chế xuất, về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là
ODA), đấu thầu, doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh trong phạm vi tỉnh Qua một thời
gian tìm hiểu và dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của các phòng ban, các cán bộ của Sở Kế
hoạch & Đầu tư; đặc biệt với sự hướng dẫn tận tình của các anh chị trong phòng Hợp tác
Kinh tế đối ngoại và cô giáo –Ts Trần Mai Hương, tôi đã hiểu rõ hơn về chức năng,
nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch & Đầu tư Bắc Giang từ đó giúp tôi hoàn thành
bài viết báo cáo tổng hợp này
Dương Thị Dinh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A


1
Báo cáo thực tập
PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TỈNH BẮC GIANG
I. Qúa trình hình thành và phát triển của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc
Giang
Ban Kế hoạch tỉnh Bắc Giang được thành lập theo Thông tư 603/TTg, ngày
15/10/1955 của Thủ tướng Chính phủ, với chức năng, nhiệm vụ ban đầu là cơ quan
tham mưu giúp UBHC tỉnh xây dựng các kế hoạch khôi phục, cải tạo, phát triển kinh
tế - xã hội sau chiến tranh ở địa phương.
Qua nhiều thời kỳ, Ngành đã có sự thay đổi về chất, một số chức năng, nhiệm
vụ đã được bổ sung thêm, tổ chức bộ máy được tăng cường, có thể điểm qua các
mốc lịch sử đáng ghi nhớ như sau :
- Tháng 10/1961 Ban Kế hoạch được đổi tên thành UBKH tỉnh theo Nghị định
158/CP của Hội đồng Chính phủ và tiếp đến tháng 3/1974 lại được Chính phủ phê
chuẩn Điều lệ về tổ chức và hoạt động của UBKH nhà nước và các cấp theo Nghị
định 49/CP.
- Năm 1988, UBND tỉnh quyết định sát nhập Ban Phân vùng Kinh tế vào
UBKH và bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ tổng hợp xây dựng quy hoạch phát
triển KT - XH.
- Tháng 9/1994, UBND tỉnh quyết định giải thể Trọng tài Kinh tế tỉnh, bổ sung
thêm chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh về thành lập DN và đăng ký
kinh doanh cho các doanh nghiệp.
- Tháng 5/1996, UBND tỉnh quyết định giải thể Ban Kinh tế Đối ngoại. chuyển
nhiệm vụ hợp tác đầu tư về UBKH tỉnh và đổi tên thành Sở Kế hoạch và Đầu tư .
- Tháng 5/2000, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ có Nghị quyết giải thể Ban Kinh tế Tỉnh
uỷ, chuyển một số nhiệm vụ của Ban Kinh tế Tỉnh uỷ về Sở Kế hoạch và Đầu tư .
Hiện nay, theo quyết định 162-QĐ/UB của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư
là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, tổng hợp về quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quản lý đầu tư trực tiếp của nước

Dương Thị Dinh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
2
Báo cáo thực tập
ngoài tại địa phương, làm đầu mối phối hợp giữa các Sở, Ngành thuộc tỉnh, dưới sự
chỉ đạo về nghiệp vụ, chuyên môn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và được cụ thể hoá
bằng 19 nhiệm vụ.
Trong thời kỳ đầu thực hiện chủ trương khôi phục và cải tạo kinh tế sau chiến
tranh ở miền Bắc, Ngành đã tích cực tham mưu giúp UBHC tỉnh xây dựng kế hoạch
và các dự án phát triển kinh tế văn hoá ở địa phương, tập trung vào chống nạn đói,
nạn dốt, cải tạo công nghiệp, hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục các cơ sở sản
xuất, cơ sở hạ tầng sau chiến tranh, tiến hành hợp tác hoá trong nông nghiệp, TTCN,
thương nghiệp, tín dụng Chỉ sau một thời gian ngắn, toàn tỉnh đã khôi phục và phát
triển sản xuất, khắc phục cơ bản nạn đói, nạn dốt, ổn định đời sống nhân dân, động
viên phong trào thi đua sản xuất giỏi, các cơ sở sản xuất hoạt động bình thường trở
lại, hệ thống trường học, bệnh viện được hình thành, năm 1960 các huyện đều có
bệnh viện và trường cấp 2, hầu hết các xã có trường hoặc lớp cấp 1 v.v
Thời kỳ chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, Ngành đã tham mưu giúp Tỉnh
uỷ, UBND tỉnh xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch thời chiến, củng cố hậu phương
vững chắc, chi viện sức người sức của cho miền nam, thực hiện: "Thóc không thiếu
một cân, quân không thiếu một người", tăng cường ổn định và phát triển sản xuất,
sẵn sàng chiến đấu, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng CHXH ở miền Bắc
và chi viện đắc lực cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.
Thời kỳ thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Ngành đã sớm tiếp thu các
quan điểm và đường lối đổi mới của Đảng, vận dụng vào tình hình cụ thể của địa
phương, triển khai, cụ thể hoá thành các kế hoạch và chương trình hành động, đổi
mới nội dung và phương pháp kế hoạch hoá, chuyển dần từ cơ chế kế hoạch tập
trung với các chỉ tiêu pháp lệnh sang kế hoạch mang tính định hướng với các chỉ tiêu
mang tính hướng dẫn là chủ yếu. Phối hợp cùng các Ngành chức năng tham mưu
giúp Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, cụ thể hoá một số cơ chế, chính sách phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần nhằm phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế, chuyển từ cơ chế

quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo
định hướng XHCN, cụ thể như: Triển khai thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị
về đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 217/HĐBT về
Dương Thị Dinh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
3
Báo cáo thực tập
việc đổi mới quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước, giao quyền tự chủ cho các xí
nghiệp quốc doanh; Tổ chức xây dựng các đề án thực hiện 3 chương trình kinh tế:
Chương trình lương thực, thực phẩm; Chương trình sản xuất hàng tiêu dùng; Chương
trình xuất khẩu. v.v.
II Cơ cấu tổ chức và Chức năng nhiệm vụ của sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh
Bắc Giang
1.Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh được tổ chức bao gồm lãnh đạo
sở và các phòng ban chức năng thực hiện các nhiệm vụ được giao
Lãnh đạo sở gồm: Giám đốc và các phó giám đốc
Giám đốc là người đứng đầu sở, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, trước pháp
luật về toàn bộ hoạt động của sở và việc thực hiện nhiệm vụ được giao; chịu trách
nhiệm và báo cáo công tác trước UBND tỉnh, Bộ kế hoạch và đầu tư và hội đồng
nhân dân tỉnh khi được yêu cầu.
Phó giám đốc giúp giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước pháp
luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm Giám đốc, phó giám đốc sở theo tiêu
chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư quy định và các
quy định của đảng, nhà nước, về công tác cán bộ. Việc miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ
luật giám đốc, phó giám đốc sở thực hiện theo quy định của pháp luật
Các phòng ban của sở gồm có:
• Văn phòng
• Phòng thanh tra
• Phòng Tổng hợp – Quy hoạch

• Phòng Văn xã
• Phòng Kinh tế ngành
• Phòng Thẩm định và giám sát đầu tư
• Phòng Hợp tác – Kinh tế đối ngoại
• Đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Trung tâm Xúc tiến đầu tư & Phát triển
doanh nghiệp
Dương Thị Dinh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
4
Báo cáo thực tập
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang

2. Chức năng
Sở kế hoạch và đầu tư Bắc Giang là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh
Bắc Giang,có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về kế hoạch và đầu tư gồm: tổng hợp về quy hoạch kế hoạch phát triển
kinh tế xă hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã
hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý
nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ phi Chính phủ; đấu thầu;
đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; tổng hợp và thống nhất quản lý các
vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch
vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng;
chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh; đồng thời
chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư
3. Nhiệm vụ
3.1 Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh
•Dự thảo quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm và hàng năm của tỉnh, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương; kế
hoạch xúc tiến đầu tư của tỉnh; các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh; trong đó

có cân đối tích luỹ và tiêu dùng, cân đối vốn đầu tư phát triển, cân đối tài chính;
Dương Thị Dinh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
5
Lãnh đạo sở
Văn
phòng
Phòng
kinh tế
ngành
Phòng
thanh
tra
Phòng
tổng
hợp
Phòng
thẩm
định và
giám sát
đầu tư
Phòng
hợp tác
kinh tế
đối
ngoại
Phòng
văn
phòng
Trung
tâm xúc

tiến đầu

Báo cáo thực tập
•Dự thảo chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp
tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, 6 tháng, năm để báo cáo UBND tỉnh điều
hành, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh;
•Dự thảo chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà
nước do địa phương quản lý; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với việc sắp
xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các
thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh;
•Dự thảo các quyết định, chỉ thị; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản
lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
•Dự thảo các văn bản về danh mục các dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước
ngoài cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết;
•Phối hợp với Sở Nội vụ dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ
thể về tiêu chuẩn chức danh đối với cấp trưởng, cấp phó các đơn vị thuộc Sở; trưởng,
phó phòng, phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND, thành phố sau khi thống nhất
ý kiến với Sở Tài chính theo phân công của UBND tỉnh; Chánh Thanh tra Sở sau khi
có ý kiến thoả thuận với Thanh tra tỉnh.
3.2. Trình Chủ tịch UBND tỉnh
•Dự thảo Quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành
của Chủ tịch UBND tỉnh về lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở;
•Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các tổ
chức, đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật;
•Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền của
UBND tỉnh theo phân cấp.
3.3 Về quy hoạch và kế hoạch
•Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt theo quy định;
•Quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được UBND tỉnh giao;
Dương Thị Dinh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
6
Báo cáo thực tập
•Hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng quy
hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung
của tỉnh đã được phê duyệt;
•Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách
cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh.
3.4.Về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài
•Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và bố trí mức vốn đầu
tư phát triển cho từng chương trình, dự án thuộc nguồn ngân sách nhà nước do tỉnh
quản lý phù hợp với tổng mức đầu tư và cơ cấu đầu tư theo ngành và lĩnh vực;
•Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan thực
hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của các
chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn; giám sát đầu tư của
cộng đồng theo quy định của pháp luật;
•Làm đầu mối tiếp nhận, kiểm tra, thanh tra, giám sát, thẩm định, thẩm tra các
dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh;
•Quản lý hoạt động đầu tư ngoài các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo
quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư theo kế hoạch đã được
UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn thủ tục đầu tư theo thẩm quyền.
3.5 Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ
•Vận động, thu hút, điều phối quản lý nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ
phi Chính phủ của tỉnh; hướng dẫn các sở, ban, ngành xây dựng danh mục và nội
dung các chương trình sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính
phủ; tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA và các
nguồn viện trợ phi Chính phủ trình UBND tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và
Đầu tư;

•Đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA và các nguồn viện trợ phi
Chính phủ, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xử
lý những vấn đề vướng mắc trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các dự
án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ có liên quan đến nhiều sở, ban, ngành,
Dương Thị Dinh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
7
Báo cáo thực tập
cấp huyện và cấp xã; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử
dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ.
3.6 Về quản lý đấu thầu
•Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch UBND
tỉnh về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án hoặc
gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh; thẩm định và phê
duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án hoặc gói thầu được
Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền;
•Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định
của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các dự án đấu thầu
đã được phê duyệt và tình hình thực hiện công tác đấu thầu theo quy định.
3.7 Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh
•Thẩm định và chịu trách nhiệm về các đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại
doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới,
phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác;
• Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về thủ tục đăng ký kinh doanh; đăng
ký tạm ngừng kinh doanh; cấp mới, bổ sung, thay đổi, cấp lại và thu hồi Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng
đại diện trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Sở; phối hợp với các ngành kiểm tra,
theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký kinh
doanh của các doanh nghiệp tại địa phương; thu nhập, lưu trữ và quản lý thông tin về
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

3.9 Về kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân
•Đầu mối tổng hợp, đề xuất các mô hình và cơ chế, chính sách, kế hoạch phát
triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn, theo dõi tổng hợp và đánh giá tình
hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân và hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân
Dương Thị Dinh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
8
Báo cáo thực tập
trên địa bàn tỉnh;
• Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các vướng mắc về cơ
chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân có tính chất liên ngành;
• Đầu mối phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế nghiên cứu,
tổng kết kinh nghiệm, xây dựng các chương trình, dự án trợ giúp, thu hút vốn và các
nguồn lực phục vụ phát triển kinh tể tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh;
•Định kỳ lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi UBND
tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan về tình hình
phát triển kinh tế tập thể kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh.
3.10 Về hợp tác quốc tế
•Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định
của pháp luật và sự phân công hoặc uỷ quyền của UBND tỉnh.
3.11 Về chức năng quản lý
•Chịu trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực kế hoạch
và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của ngành kế hoạch và đầu tư đối với Phòng Tài
chính - Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố.
•Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về
lĩnh vực được giao.
•Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;
xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; phòng, chống

tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.
•Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền bạn và mối quan hệ công tác của các tổ
chức, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở, quản lý biên chế thực hiện chế độ tiền lương và
chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ,
công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của
pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
•Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công
Dương Thị Dinh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
9
Báo cáo thực tập
của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
•Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực
hiện nhiệm vụ theo quy định của UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
•Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao theo quy định của pháp luật.
III Chức năng nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ
1.Văn phòng
•Công tác tham mưu tổng hợp: Theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp, báo cáo các
nội dung thuộc lĩnh vực theo dõi, quản lý của Văn phòng Sở: Công tác thi đua khen
thưởng; Công nghệ thông tin; Chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy
định cụ thể về chức danh đối với cấp trưởng, cấp phó các đơn vị thuộc Sở; Trưởng,
phó phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
•Công tác tổ chức cán bộ: Tham mưu giúp lãnh đạo Sở công tác tổ chức cán bộ
của cơ quan. Đề xuất đề bạt, sắp xếp tổ chức nhân sự các phòng thuộc Sở. Tuyển
dụng, hợp đồng, cho thôi việc, chuyển đi, chuyển đến và giải quyết các chính sách,
chế độ khác của Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức trong Sở. Quản lý
hồ sơ cán bộ, công chức; quản lý biên chế cán bộ, công chức của Văn phòng. Dự
thảo các báo cáo của cơ quan (báo cáo sơ kết, báo cáo chuyên đề và các báo cáo khác
do lãnh đạo Sở phân công).
•Chức năng tổng hợp tham mưu theo lĩnh vực được phân công:
Tham mưu về quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, đề bạt,

nâng lương, sắp xếp tổ chức bộ máy, giải quyết chế độ chính sách hưu trí, làm sổ
BHXH, kiêm thường trực Đảng uỷ.
•Chức năng hành chính:
` Là điểm đầu mối thông tin từ ngoài vào cơ quan và từ cơ quan đi ra ngoài và
trong nội bộ cơ quan.
` Là bộ phận thường trực đón tiếp, bố trí khách đến làm việc với cơ quan, bố trí
lãnh đạo tiếp và làm việc.
` Tổ chức và triển khai thực hiện công tác văn thư, lưu trữ.
` Thực hiện thư ký các cuộc họp giao ban Ban Giám đốc và các cuộc họp toàn
Dương Thị Dinh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
10
Báo cáo thực tập
thể cơ quan.
` Theo dõi công tác thi đua của cơ quan.
` Theo dõi công tác Bảo vệ bí mật nhà nước của Sở.
` Phối hợp với các phòng chuyên môn, các bộ phận trong Sở hoàn thành nhiệm
vụ chung
2. Phòng thanh tra
 Thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong
phạm vi quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư của Sở theo quy định của luật
Thanh tra năm 2004
 Đầu mối giúp Giám đốc Sở về công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố
cáo theo thẩm quyền được quy định tại pháp lệnh về khiếu nại tố cáo.
 Chủ trì xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật, lưu giữ Công báo
của cơ quan.
 Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
3. Phòng Tổng hợp – Quy hoạch
 Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc tổ chức thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quy hoạch tổng thể ngành kinh tế trên
địa bàn tỉnh và những vấn đề có liên quan đến việc xây dựng, tổng hợp, thực hiện

quy hoạch và giải pháp cân đối tổng thể để phát triển ngành kinh tế của tỉnh.
 Chủ trì tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển ngành kinh tế cuat tỉnh, xin ý
kiến thỏa thuận của các Bộ ngành TW để hoàn chỉnh nội dung, trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
 Đầu mối thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các dự án quy
hoạch phát triển ngành kinh tế của các huyện, thành, thị; Quy hoạch kinh tế vùng;
Quy hoạch các ngành, các khu, cụm công nghiệp và các quy hoạch khác theo sự
phân công của UBND tỉnh.
 Phối hợp quản lý chỉ đạo và kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các quy
hoạch được phê duyệt, từ đó sớm có giải pháp đề xuất với lãnh đạo Sở, trình UBND
tỉnh xem xét và quyết định việc điều chỉnh bổ sung nội dung quy hoạch cho phù hợp
với từng thời kỳ.
Dương Thị Dinh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
11
Báo cáo thực tập
 Tổng hợp và tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu và dự báo về các nguồn lực tự
nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh. Thường xuyên liên hệ với các Sở, ngành trong tỉnh,
các Bộ, ngành TW có liên quan để nắm bắt kịp thời các thông tin phục vụ công tác
nghiên cứu quy hoạch.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
4. Phòng Văn xã
 Quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về
phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn, xây dựng và tổng hợp quy hoạch và kế
hoạch hàng năm, 5 năm và dài hạn về phát triển ngành kinh tế thuộc lĩnh vực Văn
hóa - Xã hội trên địa bàn tỉnh.
 Chủ trì tham mưu chủ trương đầu tư, phối hợp hướng dẫn nội dung lập dự án
và thẩm định dự án, công tác đấu thầu; Tham gia phối hợp công tác chuẩn bị đầu tư,
thực hiện dự án đối với các dự án ODA, NGO và đầu tư trong nước thuộc lĩnh vực
văn hóa xã hội.
 Tham gia chỉ đạo và điều hành việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của các

ngành, các đơn vị trong khối.Đầu mối giao chỉ tiêu kế hoạch thuộc các Sở, ngành
quản lý nhà nước thuộc khối văn hóa xã hội.
 Tham mưu cho Giám đốc Sở về chủ trương đầu tư, phối hợp với phòng Kinh
tế đối ngoại thẩm tra hồ sơ để trình UBND tỉnh cấp Giây chứng nhận đầu tư cho nhà
đầu tư trong tỉnh về ngành và lĩnh vực thuộc phòng được phân công phụ trách.
 Nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển sự nghiệp
văn hóa xã hội.
 Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
5. Phòng Kinh tế ngành
 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của phòng: Tham mưu; tổng hợp; đề xuất; xây
dựng quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách; theo dõi, điều hành; thẩm định, trình
duyệt các quy hoạch, các dự án chuyên ngành; báo cáo tình hình thực hiện quy
hoạch, kế hoạch các lĩnh vực chủ yếu sau:
+ Sản xuất Nông lâm nghiệp, thuỷ sản;
+ Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp;
+ Điện, Bưu điện, Giao thông nông thôn;
Dương Thị Dinh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
12
Báo cáo thực tập
+ Thương mại - Du lịch;
+ Vận tải;
6. Phòng Thẩm định và giám sát đầu tư
 Đầu mối chủ trì trong việc nắm các thông tin, các quy định có liên quan đến
công tác chuẩn bị đầu tư và xây dựng của TW, phổ biến đến các phòng có liên quan
trong cơ quan, chủ trì nghiên cứu, dự thảo các văn bản cụ thể hóa cho phù hợp với
điều kiện của tỉnh.
 Chủ trì phối hợp với các phòng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ thẩm định
dự án đầu tư và đấu thầu theo quy định.
 Chủ trì nghiên cứu, tham mưu báo cáo tình hình thực hiện và đề xuất cải
cách hành chính nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư và dấu thầu.

 Chủ trì, phối hợp với các phòng trong cơ quan, các đơn vị ngoài cơ quan
thực hiện giám sát đánh giá đầu tư; thông qua đó đề xuất kiến nghị về điều chỉnh, bổ
sung kế hoạch đầu tư của các dự án đầu tư theo quy định.
 Chủ trì tổng hợp báo cáo tình thực hiện thẩm định dự án, công tác đấu thầu
theo định kỳ hàng tháng cho UBND tỉnh và lãnh đạo Sở.
 Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
7. Phòng Hợp tác – Kinh tế đối ngoại
 Tham mưu giúp lãnh đạo sở quản lý về hoạt động đầu tư theo luật đầu tư
trên địa bàn tỉnh bao gồm:
•Chủ trì, tham mưu giúp lãnh đạo sở thực hiện việc đăng ký đầu tư, thẩm tra và
trình giấy chứng nhận đầu tư, đề nghị điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư,
chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của tỉnh
•Theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dự án theo mục tiêu quy
định tại giấy chứng nhận đầu tư, tiến độ và triển khai dự án
•Tham mưu giúp lãnh đạo sở phối hợp với các sở, ngành, và UBND huyện/ thị
xã/thành phố theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính, quan
hệ tiền lương, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao
động, hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái
•Xem xét, đề xuât, giải quyết các khó khăn vướng mắc, của nhà đầu tư, kiến
Dương Thị Dinh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
13
Báo cáo thực tập
nghị cấp trên giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền
•Làm đầu mối giúp lãnh đạo sở quản lý hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả
đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn
•Định kỳ, đột xuất báo cáo UBND tỉnh, Bộ kế hoạch và đầu tư về hoạt động
đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn
•Tham mưu giúp lanh đạo sở phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND huyện/
thị xã/ thành phố có liên quan và trình UBND tỉnh cơ chế quản lý các khu, cụm công
nghiệp phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương

•Tham mưu giúp lãnh đạo sở vân động thu hút quản lý vốn ODA và các nguồn
viện trợ phi chính phủ của tỉnh; hướng dẫn các sở, ban, ngành xây dựng danh mục và
nội dung các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và các nguồn viện trợ phi chính
phủ. Tổng hợp danh mục các dự án sử dụng ODA và các nguồn viện trợ phi chính
phủ, trình UBND tỉnh phê duyệt và báo cáo bộ kế hoạch và đầu tư
•Tham mưu giúp lãnh đạo sở theo dõi và đánh giá thực hiện các chương trình
dự án ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ của tỉnh; làm đầu mối xử lý theo
thẩm quyền hoặc kiến nghị chủ tịch UBND tỉnh trong việc bố trí sắp xếp vốn đối
ứng, giải ngân thực hiện các dự án ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ có liên
quan đến nhiều sở, ban, ngành, UBND huyện/ thị xã/thành phố và UBND cấp xã
định kỳ tổng hợp báo cáo tình hình và hiệu quả thực hiện thu hút sử dụng ODA và
các nguồn viện trợ phi chính phủ
•Chủ trì tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư. Tham mưu giúp lãnh đạo sở xây
dựng trình UBND tỉnh danh mục các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho từng
kỳ kế hoạch và đề nghị chương trình điều chỉnh trong trường hợp cần thiết
•Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định
của pháp luật
•Thực hiện một số nhiệm vụ công tác khác do Giám đốc sở giao
8. Phòng Đăng ký kinh doanh
•Thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong
phạm vi quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư của Sở theo quy định của luật
Dương Thị Dinh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
14
Báo cáo thực tập
Thanh tra năm 2004
•Đầu mối giúp Giám đốc Sở về công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố
cáo theo thẩm quyền được quy định tại pháp lệnh về khiếu nại tố cáo.
•Chủ trì xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật, lưu giữ Công báo
của cơ quan.
Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

9. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
Trung tâm Xúc tiến đầu tư & Phát triển doanh nghiệp
Dương Thị Dinh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
15
Báo cáo thực tập
PHẦN II
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ
ĐẦU TƯ TỈNH BẮC GIANG
I. Thực trạng các hoạt động có liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý
hoạt động đầu tư của sở kế hoạch và đầu tư
1. Tình hình đầu tư của Tỉnh Bắc Giang
 Khái quát về điều tự nhiên và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Bắc Giang
 Khái quát điều kiện tự nhiên
•Vị trí địa lý: Tỉnh Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm ở toạ độ địa lý 210 vĩ độ
Bắc, 1060 kinh Ðông, cách thủ đô Hà Nội 50 km. Phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía
Ðông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên, phái Nam giáp tỉnh
Bắc Ninh. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.822 km2, chiếm 1,16% tổng diện tích tự
nhiên cả nước. Các đường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 1A, quốc lộ 31
từ thị xã Bắc Giang đi Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Ðộng, Ðình Lập gặp quốc lộ 4A
Lạng Sơn đi cảng Mũi Chùa- Tiên Yên và cửa khẩu Móng Cái- Quảng Ninh, đường
quốc lộ 279 từ Hạ Mi- Sơn Ðộng đến Tân Sơn- Lục Ngạn, đường sắt Hà Nội- Ðồng
Ðăng chạy qua. Hệ thống sông ngòi: tỉnh Bắc Giang có 3 con sông lớn: Sông Cầu,
sông Thương và sông Lục Nam với tổng chiều dài chảy qua là 347 km, tàu thuyền đi
lại được quanh năm, có điều kiện phát triển kinh tế vùng.
•. Dân số
Dân số Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Bắc Giang có 1.492.899
người. Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động là 888 nghìn người, chiếm khoảng
48% dân số, trong đó số lao động nông nghiệp khoảng 718 nghìn người chiếm 87,7%
số lao động. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 16% năm 2002, tập trung chủ yếu ở

thị xã Bắc Giang.
Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học
cho 10 huyện, thị với tổng số 227 xã, phường. Số học sinh phổ thông niên học 2002 -
Dương Thị Dinh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
16
Báo cáo thực tập
2003 có 369.200 em; số giáo viên 14.200 người. Số thày thuốc có 1.894 người, bình
quân 13 thầy thuốc trên 1 vạn dân.
 Tài nguyên thiên nhiên
•Tài nguyên đất
Tỉnh Bắc Giang có 382.200 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện tích đất
nông nghiệp là 123.733, chiếm 32,37%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 110.600
ha, chiếm 28,93%; diện tích đất chuyên dùng là 54.892, chiếm 14,3%; diện tích đất ở
là 11.604 ha, chiếm 3%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối núi đá là 81.371 ha,
chiếm 21,29%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 80.262 ha, chiếm
64,86%, riêng đất trồng lúa chiếm 60,1% được gieo trồng 2 vụ; diện tích đất trồng
cây lâu năm là 29.614 ha, chiếm 23,93%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ
sản là 2.541 ha.
Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh 55.126 ha, bãi bồi, mặt nước có thể
sử dụng 3.170 ha, diện tích đất chưa được khai thác 9.079 ha.
•Tài nguyên rừng
Tính đến năm 2002, toàn tỉnh có 114.419 ha rừng, trong đó: Rừng tự nhiên là
64.770 ha, rừng trồng là 49.649 ha.
•Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Bắc Giang chủ yếu ở dạng nhỏ, không có
khoáng sản quý hiếm, không đủ trữ lượng để làm nguồn nguyên liệu cho phát triển
công nghiệp quy mô lớn. Theo kết quả điều tra và đánh giá trữ lượng Bắc Giang có 9
loại khoáng sản:
- Khoáng sản là nguyên liệu vật liệu xây dựng và nguyên liệu làm sứ:

+ Sét làm gạch chịu lửa: 100.000.000 m 3 ở huyện Việt Yên.
+ Sét làm gạch ngói: có khoảng 397.050.400 m3 ở huyện Tân Yên, Hiệp Hoà,
Lạng Giang
+ Cao lanh: 3.000.000 tấn ở huyện Yên Dũng.
+ Sét gốm: 135,200 tấn.
- Khoáng sản kim loại như quặng: Sắt 503.000 tấn, đồng 93,100 tấn , barit
815,600 tấn, sỏi cuội kết 200.000 tấn, vàng sa khoáng.
Dương Thị Dinh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
17
Báo cáo thực tập
- Khoáng sản than: đã khai thác ở mỏ than Bố Hạ (Yên Thế), Ðồng Rì (Sơn Ðộng).
•Tài nguyên du lịch
Tiềm năng du lịch của tỉnh Bắc Giang không lớn lắm, các danh lam thắng
cảnh không nhiều, chỉ có một vài điểm du lịch sinh thái gắn với di tích lịch sử như:
Hồ Cấm Sơn, Khuôn Thuần (Lục Ngạn), đền Suối Mỡ (Lục Nam), khu di tích lịch sử
Hoàng Hoa Thám (Yên Thế). Ngoài ra Bắc Giang còn có nhiều địa phương có tổ
chức lễ hội truyền thống, văn hoá dân gian nếu được đầu tư thì các địa danh này sẽ
trở thành khu du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
 Cơ sở hạ tầng có đến năm 2010
•Mạng lưới giao thông bộ: Toàn tỉnh hiện có 7.111 km đường giao thông,
trong đó: Ðường do trung ương quản lý dài 256 km, chiếm 3,6%; đường do tỉnh quản
lý dài 3.422km, chiếm 48,12%; đường do huyện quản lý dài 559 km, chiếm 7,9% và
đường do xã quản lý dài 2.874km, chiếm 40,5%. Chất lượng đường bộ: Ðường cấp
phối, đường đá dăm chiếm 92%, đường nhựa chỉ chiếm 8% còn lại là đường đất.
Hiện còn 8 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm.
•Mạng lưới bưu chính viễn thông: Số lượng bưu cục và dịch vụ là 140 đơn vị,
số máy điện thoại là 16.000 cái, bình quân 110 cái/vạn dân.
•Mạng lưới điện quốc gia: Hiện 100% số huyện, thị đã có điện lưới quốc gia
với 215/227 xã có điện, chiếm 94,71% tổng số xã.
•Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Nước phục vụ sinh hoạt chủ yếu là nước giếng

và nước tự chẩy, trừ thị xã Bắc Giang và một số thị trấn huyện lỵ khác có xây dựng
công trình cấp nước tập trung.
1.1 Tình hình Đầu tư chung
•Tính chung từ trước đến nay toàn tỉnh có 637 dự án, trong đó có 546 dự án
đầu tư trong nước và 91 dự án đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký là 32.530,44 tỷ đồng
và 617 triệu USD. Vốn thực hiện đạt 10.800 tỷ đồng và 230 triệu USD Trong đó có
một số dự án lớn như: Dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy Phân đạm và Hoá chất Hà
Bắc, vốn đăng ký 10.121 tỷ đồng. Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sơn Động, vốn đăng
ký 2.083 tỷ đồng. Dự án Nhà máy Xi măng Ngân Sơn, vốn đăng ký 1.341 tỷ đồng
Dương Thị Dinh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
18
Báo cáo thực tập
Thu hút đầu tư nước ngoài được 91 dự án. Trong đó có một số dự án có qui mô lớn
như: Dự án Nhà máy sản xuất mắt thần quang học của tập đoàn SANYO, vốn đăng
ký 95 triệu USD. Dự án sản xuất, phân phối các sản phẩm thiết bị điện tử của tập
đoàn Hồng Hải, vốn đăng ký 82 triệu USD
1.2. Đầu tư trong nước
Năm 2010 toàn tỉnh đã thu hút được 456 dự án đầu tư trong nước,riêng năm2010
tỉnh Bắc giang đã thu hút được 87 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 4.260 tỷ đồng
1.3 Hợp tác đầu tư nước ngoài:
Thực hiện chính sách đổi mới, mở của nền kinh tế của đảng và nhà nước. Bắc
Giang đã sớm xác định tầm quan trọng của công tác huy động vốn đầu tư nước ngoài
cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phương. Với nhiệm vụ được giao
thu hút vốn đầu tư nước ngoài phục vụ cho sự phát triển của tỉnh. Sở kế hoạch và
đầu tư Băc Giang đã thực hiện nhiều biện pháp xúc tiến đầu tư để giới thiệu và quảng
bá hình ảnh một Bắc Giang “điểm đến của các nhà đầu tư” như:
 Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh
bạch, hấp dẫn, xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư trong và
ngoài nước, trong đó chú trọng các vấn đề về thủ tục hành chính, đất đai, thuế thu
nhập doanh nghiệp, đào tạo nghề cho lao động

 Thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư và trung tam thương mại: nhằm mở rộng
hợp tác kinh tế đối với các tổ chức các nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và
ngoài nước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh. Ngoài việc chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,
cải cách thủ tục hành chính về đầu tư để tạo một môi trường thông thoáng thì việc cung
cấp thông tin tư vấn và xúc tiến đầu tư là rất cần thiết. Trung tâm xúc tiến đầu tư và xúc
tiến thương mại được thành lập đã góp phần tích cực thu hút đầu tư nước ngoài. Tại đây
nhà đầu tư được hướng dẫn quy trình thủ tục đầu tư, nhà đầu tư được tư cung cấp thông
tin liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh, thuê đất, giải phóng mặt bằng , thuế, lao
động, sở hữu trí tuệ, bản quyền, nhãn hiệu hàng hóa…
Dương Thị Dinh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
19
Báo cáo thực tập
 Xây dựng tài liệu phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư, bổ sung danh mục
dự án gọi vốn đầu tư
 Tham gia các hoạt động xúc tiến vận động đầu tư trong và ngoài nước,
tham gia cùng các phái đoàn của chính phủ, bộ kế hoạch và đầu tư trong khuôn khổ
các chuyến viếng thăm, công tác kết hợp với lồng nghép vận động đầu tư ở nước
ngoài ( Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc…) đã góp phần gia tăng sự hiểu biết về
Bắc Giang, giới thiệu hình ảnh Bắc Giang điểm đến an toàn và đầy hứa hẹn đối với
các nhà đầu tư
 Xây dựng các mối quan hệ hỗ trợ trong công tác xúc tiến đầu tư: Chủ động
thiết lập quan hệ và trao đổi thông tin với các cơ quan ngoại giao, kinh tế, thương
mại các nước . Đồng thời phối hợp với trung tâm xúc tiến đầu tư trong công tác xúc
tiến đầu tư nước ngoài vào tỉnh, xây dựng quan hệ tốt với các sở, ban, ngành liên
quan nhằm tạo được sự phối hợp đồng bộ trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài
 Hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài tại chỗ : thực hiện đề án cải cách thủ tục
hành chính và cơ chế một của trong cấp giấy phép đầu tư. Hỗ trợ nhà đầu tư một
cách hiệu quả trong cung cấp thông tin liên quan đến dự án đầu tư, hướng dẫn thủ tục
đầu tư xây dựng và triển khai dự án. Giải quyết kịp thời các vướng mắc khó khăn

phát sinh của các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, lắng nghe
những ý kiến đóng góp của nhà đầu tư để nhà đầu tư thuận lợi trong việc mở rộng
quy mô sản xuất và thu hút các dự án mới
 Tổ chức đào tạo cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư. Nhận thức
được vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ làm công tác xúc tiến đầu tư trong việc
thu hút đầu tư nước ngoài. Sở kế hoạch và đầu tư Bắc Giang đã cử cán bộ tham gia
các hội thảo, các lớp tập huấn tổ chức trong và ngoài nước. Cán bộ làm lĩnh vực
công tác kinh tế đối ngoại biết ít nhất một ngoại ngữ, sử dụng thành thạo máy vi tính
bước đầu đáp ứng được yêu cầu, lập, thẩm tra và kêu gọi dự án đầu tư.
Với những nỗ lực vượt bậc của đội ngũ cán bộ và sự đồng lòng nhất trí của
nhân dân trong tỉnh. Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả vượt bậc trong công tác
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với nhà
Dương Thị Dinh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
20
Báo cáo thực tập
đầu tư
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bắc Giang tính đến 2010
đơn vị triệu USD
Năm TS
Số dự án
TS
Vốn đăng ký (USD)
Trong
KCN
Ngoài
KCN
Trong KCN Ngoài KCN
1999-2001 2 2 1.392.500 1.392.500
2001 3 3 7.100.000 7.100.000
2002 4 1 3 7.614.000 1280000 6.334.000

2003 4 1 3 6.577.000 3.020.000 3.557.000
2004 8 2 6 4.405.820 1.365.820 3.040.000
2005 7 7 18.440.000 18.440.000
2006 5 1 4 10.637.377 1.500.000 9.137.377
2007 11 7 4 195.972.000 173.522.000 22.450.000
2008 21 16 5 201.937.170 190.721.700 11.215.470
2009 12 9 3 41.600.000,0 31.150.000 10.560,000
2010 14 9 5 114.250.000,0 48.835.000 60.019.204
Tổng 91 46 45 609.925.867 451.394.520 142.685.551
( Nguồn: sở kế hoạch và đầu tư Bắc Giang)
Về nguồn vốn ODA
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 13 dự án sử dụng nguồn vốn ODA
đang triển khai hoạt động, bao gồm cả các dự án do các Bộ, ngành Trung ương và
địa phương quản lý với tổng giá trị cam kết tài trợ là 49,8 triệu USD, trong đó vốn
ODA là 42 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng.
2. Tình hình quản lý hoạt động đầu tư của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Bắc Giang
2.1 .Công tác đầu thầu, quản lý nhà nước về đầu thầu
Thực hiện công tác quản lý nhà nước về đầu thầu các dự án sử dụng vốn nhà
nước. Sở kế hoạch và đầu tư Bắc Giang đã tổ chức đầu thầu và thẩm định kế hoạch
đấu thầu, kết quả đấu thầu của các dự án sử dụng vốn ngân sách do tỉnh quản lý
Trình tự đấu thầu tại sở kế hoạch và đầu tư Bắc Giang được thực hiện theo quy
chế đấu thầu của bộ kế hoạch và đầu tư ban hành cụ thể như sau
Dương Thị Dinh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
21
Báo cáo thực tập
Ghi chú :
1- Tại mục A và B :
1.1- Đối với 01 gói thầu theo quy định của Quy chế Đấu thầu
Các nội dung cơ bản của quá trình đấu thầu do chủ đầu tư/bên mời thầu trình

và được người hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt gồm :
- Kế hoạch đấu thầu gói thầu ;
- Danh sách các nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế ;
- Tổ Chuyên gia giúp việc đấu thầu (nếu thành lập Tổ chuyên gia)
- Danh sách ngắn tư vấn tham gia dự thầu (đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn)
- Hồ sơ mời sơ tuyển ; tiêu chuẩn đánh giá sơ tuyển, kết quả sơ tuyển nhà thầu
(nếu đầu thầu hai giai đoạn - có bước sơ tuyển) ;
- Hồ sơ mời thầu gói thầu ;
- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu ;
Dương Thị Dinh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
22
Báo cáo thực tập
1.2- Thời gian thẩm định và phê duyệt :
Loại hồ sơ
Thời gian
thẩm định
Thời gian
phê duyệt
Tổng cộng
1- Kế hoạch đấu thầu
Dự án nhóm A 30
theo quy chế làm việc của Chính
phủ (khoảng 30 ngày)
khoảng 60 ngày
Dự án nhóm B, C 20 07 27
2- Hồ sơ mời thầu Thời gian thẩm định và phê duyệt
Hồ sơ mời thầu các gói thầu
quy mô nhỏ (dưới 02 tỷ đồng)
10 10
- Hồ sơ mời thầu các gói thầu

khác (từ 02 tỷ đồng trở lên)
20 20
2- Tại mục C :
2.1- Thông báo mời thầu : Bên mời thầu phải tiến hành thông báo trên các
phương tiện thông tin đại chúng tuỳ theo quy mô và tính chất của gói thầu trên các tờ
báo phổ thông hàng ngày, phương tiện nghe nhìn và các phương tiện khác, nhưng tối
thiểu phải đảm bảo 3 kỳ liên tục và phải thông báo trước khi phát hành hồ sơ mời
thầu 5 ngày đối với gói thầu quy mô nhỏ và trước 10 ngày đối với các gói thầu khác
kể từ ngày thông báo lần đầu.
2.2- Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 15 ngày đối với đấu thầu
trong nước (7 ngày đối với gói thầu quy mô nhỏ) và 30 ngày đối với đấu thầu quốc
tế, kể từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu.
2.3- Việc mở thầu không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu (trừ ngày
nghỉ theo quy định của pháp luật).
3- Tại mục D :
Thời hạn đánh giá hồ sơ dự thầu được tính từ thời điểm mở thầu đến khi trình
duyệt kết quả đấu thầu lên người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền tối đa
không quá 60 ngày đối với đấu thầu trong nước và 90 ngày đối với đấu thầu quốc tế.
Trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, thời hạn đánh giá hồ sơ dự
thầu được tính từ thời điểm mở thầu giai đoạn 2.
Dương Thị Dinh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
23
Báo cáo thực tập
4- Tại mục E :
duyệt :
Danh sách xếp hạng các nhà thầu về đề xuất kỹ thuật, Danh sách xếp hạng
tổng hợp kỹ thuật và tài chính (đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn) ;
- Kết quả đấu thầu gói thầu
- Phê duyệt nội dung hợp đồng ( hợp đồng với nhà thầu nước ngoài hoặc hợp đồng
với nhà thầu trong nước mà kết quả đấu thầu do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt)

- Thời gian thẩm định và phê
Kết quả đấu thầu Thời gian thẩm định Thời gian phê duyệt Tổng cộng
Kết quả đấu thầu gói thầu
thuộc thẩm quyền Thủ
tướng CP
30
theo quy chế làm việc
của Chính phủ
(khoảng 45 ngày)
Khoảng 75
ngày
Gói thầu quy mô nhỏ
(dưới 02 tỷ đồng)
07 05 12
- Các gói thầu khác
(từ 02 tỷ đồng trở lên)
20 07 27

3- Các vấn đề khác : việc thay đổi nội dung hồ sơ mời thầu đã được duyệt ; kéo
dài thời điểm đóng thầu ; keó dài thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, theo quy
định phải được cấp có thẩm quyền cho phép.
3.2.2 Thẩm định các dự án đầu tư
Thực hiện chức năng đầu mối tiến hành thẩm định các dự án đầu tư sử dụng
vốn ngân sách nhà nước, vốn do nhà nước quản lý. Sở kế hoạch và đầu tư Bắc Giang
đã thực hiện theo hướng dẫn của bộ kế hoạch và đầu tư và Bộ xây dựng về công tác
thẩm định dư án đầu tư xây dựng. Cụ thể như sau
•Nội dung thẩm định
Các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước
bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư của các doanh
nghiệp nhà nước phải được thẩm định về :

+ Sự phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô
thị nông thôn
+ Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có);
Dương Thị Dinh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
24

×