Tải bản đầy đủ (.pptx) (23 trang)

Bài thuyết trình tình hình phát triển kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.52 KB, 23 trang )

QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
Chủ đề: Tình hình phát triển kinh tế ảnh hưởng đến hoạt
động quản lý nguồn nhân lực
Lớp 02 – Nhóm 01

Nguyễn Đỗ Quyên

Lâm Thu Huyền

Phạm Thị Tập

Hà Hoàng Thái Sơn

Nông Văn Tuấn
NỘI DUNG CHÍNH
PHẦN I: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC Ở NAM
HIỆN NAY
PHẦN III: ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
NGUỒN NHÂN LỰC
PHẦN IV: VÍ DỤ THỰC TIỄN CHỨNG MINH
PHẦN I: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
I. Phát triển kinh tế
II. Nguồn nhân lực
III. Quản lý nguồn nhân lực
I. Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế
gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh
tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm
công bằng xã hội. Là sự biến đổi kinh tế theo
chiều hướng tích cực dựa trên sự biến đổi cả


về số lượng, chất lượng và cơ cấu của các yếu
tố cấu thành của nền kinh tế.
II. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực hay nguồn lực con người bao
gồm lực lượng lao động và lao động dự trữ. Trong
đó lực lượng lao động được xác định là người lao
động đang làm việc và người trong độ tuổi lao
động có nhu cầu nhưng không có việc làm (người
thất nghiệp). Lao động dự trữ bao gồm học sinh
trong độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao
động nhưng không có nhu cầu lao động.
III. Quản lý nguồn nhân lực
Quản lý nguồn nhân lực được hiểu là các hoạt động của chủ thể quản lý tác động
lên nguồn nhân lựcthông qua một hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, phương pháp,
công cụ, … nhất định nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực để đạt được những
mục tiêu nhất định.
Nói cách khác, quản lý nguồn nhân lực là những hoạt động có tính hệ thống nhằm
định hướng, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý nhằm đáp ứng các
yêu cầu, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Vậy, thực chất quản lý nguồn nhân lực là các hoạt động nhằm kế hoạch, tổ chức,
phối hợp chỉ huy và giám sát việc sử dụng nguồn nhân lực sao cho đạt được hiệu quả
cao nhất.
PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ
NGUỒN NHÂN LỰC Ở NAM HIỆN NAY
I.
Thực trạng phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay
II.
Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay
I. Thực trạng phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay
TạoCơThựcThể

II. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay
Theo kết quả điều tra dân số đến tháng 12/2010, Việt Nam có gần 87 triệu người. Nguồn nhân
lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân
lực của các ngành, nghề. Trong đó, nguồn nhân lực nông dân có gần 62 triệu người, chiếm hơn 70%
dân số; nguồn nhân lực công nhân là 9,5 triệu người (gần 10% dân số); nguồn nhân lực trí thức, tốt
nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, chiếm khoảng 2,15% dân số; nguồn nhân
lực từ các doanh nghiệp khoảng 2 triệu người, trong đó, khối doanh nghiệp trung ương gần 1 triệu
người….
Hiện nay ở Việt Nam đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao.
Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Theo
số liệu thống kê năm 2010, trong số 20,1 triệu lao động đã qua đào tạo trên tổng số 48,8 triệu lao động đang làm
việc, thì chỉ có 8,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ do các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Số người từ 15 tuổi
trở lên được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chiếm khoảng 40%. Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý
được thể hiện qua các tỷ lệ: Đại học và trên Đại học là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3 và công nhân kỹ thuật là
0,92; trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 1 - 4 - 10.
Cơ cấu phân bổ lao động theo ngành nghề cũng mất cân đối. Các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư
nghiệp ít và chiếm tỉ trọng thấp, trong khi đó các ngành xã hội luật, kinh tế, ngoại ngữ, lại quá cao. Nhiều ngành
nghề, lĩnh vực có tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực.
PHẦN III: ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỚI
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
I.Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tới hoạt động quản lý nguồn
nhân lực
II. Ảnh hưởng của trình độ trang thiết bị kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh
tới hoạt động phát quản lý nguồn nhân lực
III. Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa tới hoạt động
quản lý nguồn nhân lực
I. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tới hoạt
động quản lý nguồn nhân lực
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quản lý nguồn nhân lực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, thực hiện quy hoạch phát triển trên các vùng lãnh thổ sẽ

tạo ra nhu cầu lớn, thu hút nhiều lao động, đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu lao động và tổ chức
điều chỉnh phân bố lao động.
Việc xây dựng những công trình kinh tế lớn của quốc gia, mở mang và nâng cấp hệ thống hạ tầng
cơ sở vật chất, xây dựng và phát triển các khu kinh tế với những mô hình thích hợp ở các vùng chậm
phát triển, tăng cường các hoạt động đầu tư nước ngoài và liên doanh liên kết rộng với các cơ sở kinh
tế địa phương, … đều tạo khả năng thu hút nguồn lao động lớn và đặt ra yêu cầu lớn về quản lý nguồn
nhân lực.
Nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp -
nông nghiệp - dịch vụ kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động
nông và nâng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ. Nhưng trong đó đòi hỏi phải có
sự thay đổi về cơ cấu lao động được đào tạo theo ngành và trình độ phù hợp với định hướng phát triển
kinh tế.
II. Ảnh hưởng của trình độ trang thiết bị kỹ thuật trong sản
xuất kinh doanh tới hoạt động phát quản lý nguồn nhân lực
Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, các trang thiết bị kỹ
thuật trong sản xuất và kinh doanh cũng ngày càng thay đổi theo hướng hiện đại, do
đó đòi hỏi phải có nguồn nhân lực phù hợp để có thể sử dụng hiệu quả các trang thiết
bị hiện đại, nâng cao hiệu quả đầu tư; sau đó tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng một
cách sáng tạo các thiết bị công nghệ mới.
Thực tế cho thấy, đầu tư xây dựng cơ bản dù tăng nhưng thiếu người lao động và thiếu sự đồng bộ giữa
trình độ công cụ lao động với trình độ chuyên môn của người lao động thì hiệu quả lao động không cao, gây
lãng phí vốn đầu tư trong xã hội. Tính đồng bộ giữa trình độ công nghệ cao với trình độ kỹ thuật và công nhân
lành nghề đòi hỏi hoạt động quản lý phải đáp ứng đủ và đúng chuyên môn, ngành nghề để có thể làm chủ các
công nghệ mới.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, muốn nhập khẩu công nghệ cao hơn phải tổ chức đào tạo nguồn nhân lực
tốt hơnNếu thiếu các chuyên gia giỏi về khoa học công nghệ và quản lý, thiếu đội ngũ kỹ thuật viên và công
nhân lành nghề thì không thể ứng dụng được công nghệ mới, do đó phải đào tạo nguồn nhân lực.
Việc đào tạo nguồn nhân lực không chỉ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng mà còn phải có sự cân nhắc
kỹ lưỡng sao cho việc sắp xếp, phân công đó phải đảm bảo sự hợp lý, đúng người đúng việc.
III. Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu

hóa tới hoạt động quản lý nguồn nhân lực
Quá
TrongHội
PHẦN IV: VÍ DỤ THỰC TIỄN CHỨNG MINH
I. Ảnh hưởng của phát triển kinh tế đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực trong
nước
II. Ảnh hưởng của phát triển kinh tế đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực thành
phố Đà Nẵng
I. Ảnh hưởng của phát triển kinh tế đến hoạt động quản lý
nguồn nhân lực trong nước
Kinh tế tăng trưởng và phát triển liên tục. Năm 2007 – năm đầu tiên là thành viên của WTO, chỉ số tăng trưởng
GDP là 8,5%, của xuất khẩu 20,5%, thu hút FDI tăng 17%, xếp hạng môi trường kinh doanh được nâng cấp lên 13
bậc, GDP tính theo đầu người tăng gấp 4 lần so với trước đổi mới, đời sống của nhân dân nhìn chung được nâng cao
rõ rệt. Ngày 16/10/2007, Việt Nam được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc khóa
2008 – 2009, cho thấy vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.
Để đáp ứng yêu cầu về nhân lực ngày càng cao của nền kinh tế, Việt Nam chi
cho giáo dục trung bình khoảng 8% GDP/năm nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, ở Mỹ mới chỉ là 6%, Trung Quốc là 2,7%. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục
và đào tạo năm 2000 là 11,5%, năm 2005 là 13%, năm 2007 là 20%.
Do đó, giáo dục, đào tạo, và khoa học được đầu tư, phát triển ngày càng mạnh
mẽ. Nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao hơn trước, thể hiện rõ nét
nhất ở năng suất lao động của toàn xã hội đã thay đổi hẳn, trình độ giáo dục phổ cập
và số lượng học sinh, lực lượng lao động có đào tạo, số người tốt nghiệp các bậc học
tăng nhanh so với nhiều nước, đặc biệt trong vòng 10 năm 1993 - 2002 tỷ lệ đói
nghèo giảm còn một nửa (từ 57% xuống còn 28%).
II. Ảnh hưởng của phát triển kinh tế đến hoạt động quản
lý nguồn nhân lực thành phố Đà Nẵng

Quản lý nguồn nhân lực theo ngành nghề:
Trong những năm vừa qua cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã có

sự thay đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng trong các ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ, giảm đáng kể tỷ
trọng các ngành nông lâm thuỷ sản.Cụ thể năm 2004 tỷ trọng nhân lực trong ngành công nghiệp xây dựng
là130.240 người tăng 24.418 người về mặt quy mô so với năm 2001. Ngành dịch vụ năm 2004 có 42,61% tăng
3,16% tỷ trọng so với năm 2001. Trong khi đó tỷ trọng ngành nông lâm thuỷ sản từ 25,71% giảm xuống còn
20,22% năm 2004 tức giảm tương đối là 5,49%.

Quản lý nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật:
Nguồn lao động qua đào tạo ngày càng hợp lý hơn. Năm 2001 tỷ lệ ĐH - CĐ : THCN : CNKT là 1 : 0,48 : 1,37; đến
năm 2004 là 1 : 0,59 : 1,62. Mặt khác tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật có xu hướng giảm dần theo
thời gian. Năm 2001 lao động không có chuyên môn kỹ thuật 68,69% sang năm 2004 giảm xuống còn 60,69%. Số lao
động có trình độ đại học cao đẳng cũng tăng lên đáng kể. Những con số trên đã biểu rõ được những cố gắng của thành phố
trong việc nâng cao chất lượng và trình độ tay nghề cho nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.

Quản lý nguồn nhân lực theo thành thị, nông thôn.
Cùng với tiến trình phát triển kinh tế xã hội, trong những năm qua tỷ lệ nhân lực ở khu vực nông thôn có xu hướng
giảm từ 23,95% năm 2001 xuống còn 23,45% năm 2004, đồng thời tỷ lệ nhân lực khu vực thành thị tăng từ 76.05% năm
2001 lên 76,55% năm 2004. Việc chuyển dịch cơ cấu này là hoàn toàn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của
thành phố.
THANKS FOR WATCHING!

×