Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

BÁO cáo phân tích và xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi giá trị thanh long tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 86 trang )










BÁO CÁO
Phân tích và xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi giá trị
Thanh Long tỉnh Tiền Giang








Tiền Giang, 31 tháng 5 năm 2012


1

Mục lục
Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN 3

I. Tổng quan về tỉnh Tiền Giang và dự án hỗ trợ xuất khẩu trái cây: 3

II. Tổng quan sản phẩm thanh long: 3


1) Thanh long tại Việt Nam: 3
2) Thanh long tại Tiền Giang: 5
3) Nhiệm vụ của nhóm tư vấn: 5
a) Phạm vi công việc: 5
b) Phương pháp nghiên cứu: 6
Phần II: CÁC PHÁT HIỆN TỪ NGHIÊN CỨU 8

I. Các bài học thành công trong phát triển chuỗi giá trị sản phẩm tại Việt Nam: 8

II. Phân tích tổng quan thị trường thanh long trong và ngoài nước: 22
1) Cung và cầu thanh long trên thế giới: 22
2) Cung và cầu thanh long trong nước: 23
3) Diễn biến giá thanh long: 28
4) Đánh giá các thị trường xuất khẩu chính và tiềm năng của Việt Nam: 30

III. Phân tích chuỗi giá trị thanh long: 41
1) Giới thiệu: 41
2) Đặc điểm của các tác nhân trong chuỗi: 43
3) Sơ đồ chuỗi giá trị thanh long tại Tiền Giang: 52
4) Chi phí và lợi nhuận: 57
5) Quản trị trong chuỗi: 61
6) Khó khăn của các tác nhân trong chuỗi: 63
Phần III: ĐỀ XUẤT CÁC CAN THIỆP NÂNG CẤP CHUỖI THANH LONG 71

I. Các nhóm giải pháp chiến lược để nâng cấp chuỗi thanh long 72

II. Kế hoạch hành động nhằm nâng cấp chuỗi giá trị thanh long tại Tiền Giang, 2012-
2015 80

III. Chuỗi kết quả mong đợi cho chuỗi giá trị Thanh long tỉnh Tiền Giang, 2012-201585

Phụ lục 1 – Các tài liệu tham khảo Error! Bookmark not defined.


2

Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN

I. Tổng quan về tỉnh Tiền Giang và dự án hỗ trợ xuất khẩu trái cây:
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa trái cây chủ đạo của cả nước với rất nhiều loại trái
cây đặc sản xuất khẩu đã có thương hiệu như như vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, xoài cát Hòa Lộc,
khóm (dứa) Tân Phước, bưởi Nam Roi, thanh long Chợ Gạo, Xuất khẩu trái cây đang là
một trong những nguồn thu quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội của Vùng.
Tuy nhiên, cây ăn trái ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện còn tồn tại nhiều vấn
đề cần được quan tâm như: Diện tích chuyên canh chưa cao, chất lượng không đồng đều, giá
trị của sản phẩm trái cây không cao và thiếu ổn định, giá trị xuất khẩu trái cây rất thấp và
thường xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc nên rủi ro rất cao. Sản phẩm trái cây từ quá trình sản
xuất đến người tiêu dùng qua nhiều trung gian, giá trị gia tăng của các khâu trong chuỗi giá trị
trái cây không cao. Sự hợp tác giữa các bên liên quan còn lỏng lẻo thiếu chức năng điều phối
của sự kết hợp và chưa có một cơ chế rõ ràng cũng như độ tin cậy lẫn nhau. Do vậy, đời sống
người sản xuất, kinh doanh trái cây rất bấp bênh; quy mô sản xuất cây ăn trái dần dần bị thu
hẹp, tạo thêm áp lực cho vấn đề việc làm ở nông thôn và di cư ra thành phố lớn.
Nguyên nhân quan trọng dẫn đến các khó khăn nêu trên là do các bên liên quan chưa
hiểu biết đầy đủ chuỗi giá trị của sản phẩm trái cây, hạn chế cơ hội hợp tác để nâng cao chuỗi
giá trị. Do vậy, cần phải tiến hành phân tích chuỗi giá trị sản phẩm trái cây và thực hiện các
hoạt động nhằm hỗ trợ xuất khẩu trái cây của Vùng, tạo cơ hội hợp tác để nâng cao giá trị
trong mỗi công đoạn, gia tăng khả năng và giá trị của trái cây xuất khẩu. Việc hỗ trợ xuất
khẩu trái cây đồng bằng sông Cửu Long sẽ giúp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn,
nâng cao giá trị nông sản hàng hóa, nâng cao thu nhập của người nông dân và dân cư khu vực
nông thôn, hạn chế các tác động tiêu cực của quá trình hội nhập.
Nhằm khắc phục các vấn đề nêu trên trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu trái cây của

Đồng bằng Sông Cửu Long, chương trình B-WTO đã tài trợ cho dự án “Hỗ trợ xuẩt khẩu
trái cây tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long – mô hình thí điểm tại tỉnh Tiền Giang”. Sở
dĩ Tiền Giang được chọn làm địa bàn thí điểm, ngoài việc Tiền Giang là một tỉnh đặc trưng
thuộc đồng bằng sông Cửu Long, còn là vì đây là vựa trái cây lớn nhất vùng với diện tích cây
ăn trái hơn 67 ngàn ha (năm 2010) và sản lượng gần 1 triệu tấn/năm. Đồng thời, Tiền Giang
cũng có lợi thế khá tốt về vị trí địa lý và nguồn nhân lực.
Mục đích của dự án này là “thông qua mô hình thí điểm phân tích chuỗi giá trị trái cây
tại Tiền Giang để hỗ trợ nâng cao thu nhập khu vực nông thông tại ĐBSCL”. Do các sản
phẩm trái cây của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có chuỗi giá trị tương đối giống nhau,
việc phân tích chuỗi giá trị của một loại trái cây điển hình có thể giúp nhân rộng và áp dụng
đối với các loại trái cây khác. Cụ thể, dự án quyết định chọn phân tích chuỗi giá trị về sản
phẩm thanh long – một loại cây trồng chủ đạo của tỉnh Tiền Giang – để xây dựng một mô
hình thí điểm về nâng cao chuỗi giá trị của sản phẩm trái cây, sau đó nhân rộng mô hình này
tại Tiền Giang và các tỉnh ĐBSCL khác.
II. Tổng quan sản phẩm thanh long:
1) Thanh long tại Việt Nam:
Thanh long (hay còn gọi là Pitaya theo tên Mỹ La Tinh) đã có từ rất lâu nhưng mới chỉ
được biết đến rộng rãi trên thị trường thế giới trong những thập niên gần đây. Ba giống thanh
long chính thường được trồng cho mục đích thương mại là thanh long vỏ đỏ ruột trắng, thanh

3

long vỏ đỏ ruột đỏ, và thanh long vỏ vàng ruột trắng
1
. Ở Việt Nam, thanh long đã có từ rất
lâu, nhưng trước chỉ dùng để thờ cúng ở một số vùng phía Nam, và chỉ được thương mại hóa
trong vài thập niên trở lại đây. Việt Nam hiện trồng chủ yếu là sản phẩm thanh long vỏ đỏ
ruột trắng. Thanh long vỏ đỏ ruột đỏ giống Đài Loan hoặc giống Long Định 1 cũng bắt đầu
được trồng thử nghiệm tại một số vùng và được ưa chuộng do sản lượng tốt hơn, màu sắc đẹp
hơn nhưng diện tích vẫn còn hạn chế, không đáng kể so với diện tích thanh long vỏ đỏ ruột

trắng. Ngoài ra, Viện Cây ăn quả Miền Nam cũng mới lai tạo thành công giống thanh long
Long Định 5 có vỏ đỏ ruột tím hồng và rất nhiều tính năng ưu việt như năng suất cao, chất
lượng tốt, ít nhiễm côn trùng, bệnh hại và đặc biệt là có màu sắc đẹp. Tuy nhiên đến năm
2012 giống này mới được đưa vào sản xuất thử
2
.

Thanh long được tiêu thụ chủ yếu ở dạng trái tươi. Nhờ có lượng chất chống ôxy hóa
lycopen và vitamin C cao, nhiều xơ, nhiều nước, thanh long được tin là có rất nhiều tác dụng
tốt cho sức khỏe như giúp kiểm soát đường máu (dành cho người tiểu đường), bổ gan, giảm
nguy cơ cao huyết áp, chữa béo phì, chữa bệnh đường ruột v.v.
3
Bởi vậy, thanh long ngày
càng được tận dụng trong nhiều sản phẩm thương mại khác như thực phẩm dinh dưỡng, mỹ
phẩm dưỡng da, dầu gội đầu, son môi, v.v. Ngoài ra, thanh long có thể được bán dưới dạng
phơi khô, nước ép, sản phẩm tinh luyện, bột, kẹo jelly, rượu hay các sản phẩm dinh dưỡng
khác.
Thanh long hiện nay vẫn được coi là loại trái cây “thoát nghèo” và “làm giàu” cho rất
nhiều nông dân Việt Nam. Có đến 80% sản lượng thanh long của Việt Nam được xuất khẩu.
Năm 2010, thanh long đã mang về cho Việt Nam 58 triệu đô la Mỹ kim ngạch xuất khẩu, tăng
70,9% so với năm 2009. Con số này ước đạt hơn 86 triệu đô la Mỹ năm 2011
4
. Thanh long
hiện đang là mặt hàng mang lại kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong tất cả các mặt hàng rau
quả tươi của Việt Nam. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu thanh long số 1 trên thế giới. Trái
thanh long Việt Nam đã có mặt ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có cả các thị trường
được coi là khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản.
Với việc sử dụng nước Ozon rửa trái hoặc tẩm sáp giữ tươi quả sau đó bảo quản trong
kho lạnh duy trì nhiệt độ 5 độ C và bao gói đúng kỹ thuật, thanh long có thể giữ tươi từ 40 –
50 ngày, rất tiện lợi cho việc xuất khẩu. Gần 100% thanh long Việt Nam hiện đang xuất khẩu

ở dạng trái tươi, chỉ một lượng rất nhỏ - chưa đến 1% sản phẩm nước uống và kẹo thạch jelly
thanh long bước đầu được xuất khẩu sang Lào và Campuchia.
Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu thanh long chính ngạch còn rất nhỏ bé so với tổng sản
lượng xuất khẩu cũng như sản lượng thu hoạch thanh long hàng năm, chỉ chiếm khoảng 10 -
15% tổng sản lượng. Năm 2010, khối lượng xuất khẩu chính ngạch của Việt Nam đạt khoảng
74 ngàn tấn/năm
5
, bằng khoảng 20% tổng sản lượng. Hiện nay, thanh long đạt chuẩn xuất
khẩu sang các thị trường khó tính và mang lại giá trị cao như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Châu Âu
vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Nhiều doanh nghiệp phản ánh không gom đủ
hàng sản xuất đạt chuẩn mà nhà nhập khẩu phía bạn mong muốn.

1
All about Dragonfruit / Pitaya / Pitahaya Fruit. Trích từ
2
Giống thanh long mới ruột tím hồng (2012). Trích từ
/>cQN9NQI29jQ_2CbEdFAF1K2-
E!/?WCM_PORTLET=PC_7_UTFFLUD408P870I65GTF5U2KJ2_WCM&WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/SKHC
N/sitsokhoahocvacongnghe/sitaphobienkienthuc/20120207+giong+thanh+long+moi+ruot+tim+hong
3
All about Dragonfruit / Pitaya / Pitahaya Fruit. Trích từ
4
Tình hình xuất khẩu rau hoa quả năm 2010 và dự báo năm 2011. Theo Rauhoaquavietnam.vn 02/03/2011
5
Ngọc Hùng (2010). Vietnam’s fruit exporters should focus on Asian market. The Saigon Times Daily. Trích từ
/>

4



Trong khi đó, phần lớn thanh long hiện đang được xuất sang Trung Quốc theo con
đường phi mậu dịch. Người sản xuất và nhà xuất khẩu đã và đang phải nếm trải các bài học
đau thương do việc phụ thuộc quá lớn vào một thị trường Trung Quốc – đặc biệt là thông qua
kênh bán hàng nhiều rủi ro là phi mậu dịch không hợp đồng ràng buộc. Nhiều người dân trồng
thanh long ở Bình Thuận thậm chí phá sản vì thanh long đột xuất bị ách lại không thông quan
được trong một thời gian dài, khiến sản phẩm bị hỏng phải đổ đi (ví dụ năm 2011). Mô hình
hợp tác người sản xuất với doanh nghiệp cũng như mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi
giá trị thanh long còn lỏng lẻo, thiếu hiệu quả, khiến cả đầu vào và đầu ra cho sản phẩm đều
bấp bênh. Nhu cầu tìm ra hướng đi bền vững cho sản xuất và kinh doanh thanh long đang
ngày càng trở nên cấp thiết và nhận được sự quan tâm của các bên liên quan trong và ngoài
chuỗi.
2) Thanh long tại Tiền Giang:
Đối với tỉnh Tiền Giang, trái thanh long là một trong số các loại trái cây quan trọng
hàng đầu. Diện tích trồng thanh long toàn tỉnh năm 2010 là 1.810 ha, sản lượng 32.798
tấn/năm, và phấn đấu đạt 5.000 ha vào năm 2015. Việc trồng và kinh doanh thanh long đã giải
quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động nông thôn, đóng góp đáng kể vào GDP và kim
ngạch xuất khẩu của tỉnh. Thanh long Tiền Giang đã được xuất khẩu sang rất nhiều nước
thông qua các nhà xuất khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An…
Thanh long Tiền Giang được trồng chủ yếu tại huyện Chợ Gạo. Cái tên “Thanh long
Chợ Gạo” giờ đã trở thành một thương hiệu khá nổi tiếng cả trong nước và xuất khẩu. Giá trị
sản xuất của cây thanh long hiện chiếm khoảng một phần tư giá trị sản xuất của tất cả các loại
cây ăn quả của huyện Chợ Gạo, và trở thành cây phát triển kinh tế xã hội chủ lực của huyện.
Huyện cũng đã xây dựng Đề án “Phát triển cây thanh long huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang
đến năm 2015” với hy vọng đẩy mạnh hơn nữa giá trị đóng góp của cây thanh long vào việc
cải thiện mức sống trong vùng.
Ở cấp tỉnh, để thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh thanh long theo hướng bền vững, Tiền
Giang cũng đã triển khai Dự án phát triển hệ thống GAP cho người sản xuất và xuất khẩu
thanh long do Viện cây ăn quả miền Nam thực hiện tập trung vào việc hỗ trợ sản xuất theo
GAP. Tuy nhiên, việc thực hiện còn thiếu hiệu quả và nhiều bất cập, lúng túng. Vẫn chưa hình
thành được vùng chuyên canh lớn tập trung, hiệu quả của người sản xuất chưa cao như mong

đợi, việc phổ biến GAP rộng rãi vẫn chưa thuyết phục được đông đảo nông dân tham gia,
quan hệ giữa các mắt xích trong chuỗi giá trị thanh long còn yếu.
3) Nhiệm vụ của nhóm tư vấn:
a) Phạm vi công việc:
Trong khuôn khổ của dự án, từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2012, nhóm tư vấn đã được
thuê để hỗ trợ việc nghiên cứu, điều tra và phân tích chuỗi giá trị sản phẩm thanh long phục
vụ việc nâng cao nhận thức của các bên liên quan về chuỗi giá trị của một số sản phẩm trái
cây.

Cụ thể, bốn nhiệm vụ của tư vấn được xác định gồm:
• Nhiệm vụ 1: Phân tích tổng quan thị trường sản phẩm thanh long.
• Nhiệm vụ 2: Tổng hợp những bài học thành công trong phân tích chuỗi giá trị
sản phẩm tại Việt Nam.
• Nhiệm vụ 3: Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm thanh long tại Tiền Giang.

5

• Nhiệm vụ 4: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu cho các bên liên quan tại
Hội thảo chia sẽ kết quả nghiên cứu cho các bên liên quan.
b) Phương pháp nghiên cứu:
Trong phạm vi thời gian và ngân sách cho phép, nhóm tư vấn đã tiến hành thực hiện
bốn nhiệm vụ trên thông qua các phương pháp sau:
- Nghiên cứu tài liệu tại bàn
Phần phân tích tổng quan thị trường sản phẩm thanh long và tổng hợp các bài học thành
công trong phân tích chuỗi giá sản phẩm tại Việt Nam được chủ yếu thực hiện qua việc thu
thập và nghiên cứu các tài liệu thứ cấp liên quan. Riêng về phần tổng hợp các bài học kinh
nghiệm, nhóm cũng đã phỏng vấn thêm một số chuyên gia có kinh nghiệm thuộc các tổ chức
phát triển quốc tế và trong nước như: SNV – tổ chức phát triển Hà Lan, IFAD – Qũy quốc tế
về phát triển nông nghiệp, HELVETAS Việt nam, GIZ, MCG, vv. Ngoài ra, nhóm cũng đã
thu thập các số liệu thống kê và nghiên cứu các văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước và

của tỉnh Tiền Giang, trong đó có Đề án đầu tư phát triển thanh long huyện Chợ Gạo – tỉnh
Tiền Giang đến năm 2015 và các tài liệu liên quan khác.
- Khảo sát thực địa
Để nghiên cứu chuỗi giá trị thanh long nhóm chuyên gia đã chia thành 2 nhóm nhỏ bao
gồm các chuyên gia tư vấn và chuyên gia địa phương (các cán bộ của Sở Công Thương và
UBND huyện Chợ Gạo) để tiến hành nghiên cứu thực địa tại tỉnh Tiền Giang, huyện Chợ
Gạo, tỉnh Bình Thuận và thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ 11-20 tháng 3 năm 2012
theo các phương pháp chính sau:
• Phỏng vấn sâu: Nhóm đã phỏng vấn sâu các tác nhân trong chuỗi thanh long, bao gồm (i)
người trồng thanh long đang áp dụng VietGAP và chưa áp dụng VietGAP tại xã Qươn
Long và xã Mỹ Tịnh An – là 2 xã trồng nhiều thanh long nhất của huyện Chợ Gạo; (ii)
nhóm các tư thương chuyên thu gom thanh long; (iii) các chủ vựa trái cây thanh long; và
(iv) các công ty trong và ngoài tỉnh đang thu mua, chế biến, đóng gói, tiêu thụ trong nước
và xuất khẩu thanh long tại Tiền Giang. Nhóm cũng phỏng vấn sâu một số công ty tại
thành phố HCM (Công ty Rồng Đỏ, Công ty Good Life, Công ty Nông nghiệp GAP) và
Công ty Hoàng Hậu tại Bình Thuận. Nhóm cũng đã phỏng vấn sâu các tác nhân hỗ trợ
chuỗi (tín dụng, kỹ thuật, đầu vào, tổ chức nông dân, hiệp hội) và các cơ quan liên quan
đến chính sách của tỉnh (Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và
Đầu tư, UBND tỉnh) và tỉnh Bình Thuận – là tỉnh trồng nhiều thanh long nhất (Sở Công
Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Hội Thanh long Bình Thuận, Trung tâm NCPT cây
thanh long, Hợp tác xã).
• Khảo sát bằng phiếu điều tra: Nhóm đã sử dụng phiếu điều tra để phỏng vấn 40 hộ
trồng thanh long đang áp dụng VietGAP, 40 hộ trồng thanh long chưa áp dụng VietGAP,
30 thương lái và chủ vựa, và 6 công ty kinh doanh tiêu thụ thanh long. Mục đích chính của
khảo sát bằng phiếu điều tra là để lượng hóa về sản lượng, doanh thu, giá cả, tài chính và
chi phí sản xuất…cũng như thông tin định tính về mối liên kết thị trường, và mối quan hệ
giữa các bên liên quan trong chuỗi giá trị, những thách thức và cơ hội, v.v.
• Thảo luận nhóm: Nhóm đã tiến hành thảo luận nhóm với các nhóm nông dân trồng thanh
long theo VietGAP và nhóm chưa áp dụng theo VietGAP.
• Hội thảo tham vấn: Ngay sau khi kết thúc phần nghiên cứu thực địa, nhóm nghiên cứu đã

tổ chức tham vấn với UBND Chợ Gạo, UBND xã Quơn Long, UBND xã Mỹ Tịnh An và
người trồng thanh long để trình bày và thảo luận các phát hiện ban đầu của nghiên cứu.

6

Báo cáo dự thảo tổng thể cũng sẽ được trình bày và thảo luận tại Hội thảo cấp tỉnh tại tỉnh
Tiền Giang vào 8/6, 2012 để lĩnh hội thêm các ý kiến góp ý từ các chuyên gia, các cơ
quan ban ngành của tỉnh, huyện, xã và hoàn thiện báo cáo.

7

Phần II: CÁC PHÁT HIỆN TỪ NGHIÊN CỨU

I. Các bài học thành công trong phát triển chuỗi giá trị sản phẩm tại Việt Nam:
Tỉnh Tiền Giang đang tiến hành thực hiện dự án “Hỗ trợ xuẩt khẩu trái cây tại các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long – mô hình thí điểm tại tỉnh Tiền Giang” do Chương trình hỗ trợ kỹ
thuật hậu gia nhập WTO tài trợ. Mục tiêu chính của Dự án này là hỗ trợ xây dựng thành công
một mô hình thí điểm về phát triển chuỗi giá trị sản phẩm trái cây để có thể nhân rộng tại Tiền
Giang và các tỉnh bằng sông Cửu Long.
Theo yêu cầu của Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang – là cơ quan thường trực của Ban
Chỉ đạo về hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Tiền Giang, Công ty Tư vấn T&C tiến hành nghiên
cứu đúc kết các bài học thành công trong việc phát triển chuỗi giá trị sản phẩm tại Việt Nam
và phân tích chuỗi giá trị thanh long của tỉnh.
Để hoàn thành công việc đúc kết các bài học thành công, nhóm chuyên gia của Công ty
Tư vấn T&C đã tham khảo các tài liệu có sẵn kết hợp với phỏng vấn các chuyên gia có kinh
nghiệm trong phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thuộc các tổ chức như: SNV – Tổ chức phát
triển Hà Lan, Helvetas Việt Nam, Tổ chức hợp tác quốc tế Đức GIZ, và MCG.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm chuyên gia của T&C cũng gặp rất nhiều khó khăn
trong việc đúc kết các bài học, đặc biệt là các bài học thành công do hầu hết các tài liệu tham
khảo hiện có chưa đúc kết và tài liệu hóa các bài học từ thực tiễn. Trên cơ sở các thông tin

tổng hợp được, kết hợp với kinh nghiệm của các chuyên gia T&C, cũng như sự chia sẻ của
các chuyên gia từ các tổ chức khác, nhóm nghiên cứu mạnh dạn đưa ra các bài học thành công
chính trong việc phát triển chuỗi giá trị sản phẩm của Việt Nam.
Bài học # 1: Đối với chuỗi giá trị sản phẩm có tiềm năng thị trường nhưng còn sơ
khai chưa phát triển, sự hỗ trợ kỹ thuật hiệu quả ban đầu từ tổ chức tư vấn phát triển,
kết hợp với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị địa phương, và nâng cao
năng lực cho hệ thống khuyến nông địa phương để hỗ trợ thường xuyên cho các tác
nhân trong chuỗi giá trị là điều kiện quan trọng để thành công.
Đây là bài học được đúc kết từ chuỗi giá trị cây thảo quả tại Lào Cai do tổ chức phát
triển Hà Lan (SNV) và Trung tâm khuyến nông Lào Cai hỗ trợ.
Với trên 7.000 ha thảo quả trong đó có trên 4.000 ha diện tích đang cho thu hoạch thì
Lào Cai là tỉnh có diện tích cây thảo quả lớn nhất cả nước. Năng suất bình quân 150 -
200kg/ha quả khô, chỉ tính giá trung bình 100.000 đ/kg, thực sự thảo quả đã trở thành “cây
vàng” đối với thu nhập của người dân vùng cao trên địa bàn tỉnh
6
. Tuy vậy, trước năm 2008,
việc sản xuất và kinh doanh thảo quả chủ yếu là tự phát, do chưa có sự hỗ trợ của chính quyền
các cấp. Chất lượng thảo quả khô bán ra thị trường thường không đồng đều (có cả quả non và
già, và hay bị mốc) do đa số các hộ phải thu hoạch sớm vì sợ trộm cắp trên nương. Năng xuất
thảo quả khá thấp do người dân chưa biết cách áp dụng các kỹ thuật thâm canh bền vững.
Người sản xuất hay bị ép giá do không nắm được giá cả thị trường và không có liên kết tốt
với tư thương và doanh nghiệp xuất khẩu. Giá cả thị trường thảo quả không ổn định trong
năm và giữa các năm do xuất khẩu thảo quả chủ yếu qua tiểu ngạch và quá phụ thuộc vào tư
thương Trung Quốc (chiếm đến hơn 90% sản lượng). Bên cạnh đó, tình trạng chặt phá rừng
để lấy củi phục vụ sấy thảo quả còn khá phổ biến cũng là mối quan ngại lớn.
6
Chuỗi giá trị thảo quả: Hiệu quả từ chương trình hợp tác với Tổ chức phát triển Hà Lan.
/>

8



Từ năm 2008, được sự đồng ý của UBND tỉnh,
Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) triển khai
chương trình hợp tác “Phát triển chuỗi giá trị
thảo quả nhằm xóa đói giảm nghèo cho các xã
cùng cao của tỉnh”, trong 3 năm (2008-2010)
với đối tác thực hiện chính là Trung tâm
Khuyến nông Lào Cai
7
. Chương trình được
triển khai thực hiện thí điểm tại 4 xã gồm: Tả
Phìn và San Sả Hồ thuộc huyện Sa Pa, Dền
Sáng và Sảng Ma Sáo thuộc huyện Bát Xát.
Đây là lần đầu tiên, ngành nông nghiệp Lào
Cai được làm quen với phương pháp tiếp cận mới
“phát triển chuỗi giá trị” bao gồm các hoạt động
kết nối từ người sản xuất, các hộ kinh doanh, đến
thị trường tiêu thụ. Trên cơ sở phân tích chuỗi giá
trị, chương trình tập trung vào hỗ trợ 4 lĩnh vực:
cải thiện năng suất và biện pháp canh tác thảo
quả; cải thiện chất lượng thảo quả; phát triển thị
trường thảo quả; và hỗ trợ phát triển môi trường
sản xuất và kinh doanh thảo quả. Từ việc thành
lập 12 nhóm nông dân sở thích với sự tham gia
của 180 hộ nông dân sản xuất thảo quả, 4 xã được
triển khai thí điểm đã trở thành các nhân tố chính
góp phần thay đổi nhận thức của người dân và
chính quyền địa phương. Thực tế cho thấy trong năm 2008 và 2009, hiệu quả bước đầu của
chương trình đã góp phần làm nâng cao nhận thức của người dân, làm tăng năng suất, giá trị,

chất lượng của thảo quả lên 15 – 20%. Trên cơ sở các kết quả đó, năm 2010 chương trình hợp
tác đã mở rộng địa bàn triển khai tới 21 xã tại 3 huyện của Lào Cai là Sa Pa, Bát Xát, và Văn
Bàn, là 3 huyện có diện tích trồng thảo quả lớn nhất tỉnh.
Trong quá trình triển khai chương trình này, qua các hoạt động tư vấn nâng cao năng
lực và làm mô hình điểm do Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với tư vấn SNV thực hiện,
đã tạo ra các kết quả đáng khích lệ. Điều đặc biệt nhất, với việc hỗ trợ tư vấn, chính quyền địa
phương và người dân đã xây dựng và thực hiện thành công “Quy ước quản lý sản xuất thảo
quả bền vững” tại 21 xã cho gần 2.300 lượt người trực tiếp tham gia
8
. Theo đó, người trồng
thảo quả và chính quyền tại các xã này đã cam kết thu hoạch thảo quả đúng thời vụ (từ tháng
10 đến tháng 11, thay vì tháng 8-9 như trước đây) và hiện tượng trộm cắp thảo quả đã không
còn là mối lo ngại của người trồng thảo quả nữa. Do thu hoạch đúng thời vụ, thảo quả đã chín
hơn, và chất lượng thảo quả đã tăng rõ rệt (quả sấy khô không bị mốc và lượng tinh dầu tăng
lên). Bên cạnh đó, dự án cũng đã hỗ trợ 45 hộ áp dụng lò sấy thảo quả cải tiến, qua đó lượng
nhiên liệu đầu vào cho quá trình sấy và thời gian sấy thảo quả đã giảm ít nhất 30%. Trên cơ sở
các kết quả này, UBND các huyện đã chủ động chỉ đạo, tuyên truyền tất cả các xã có thảo quả
trên địa bàn thực hiện tốt chủ trương về sản xuất thảo quả bền vững. Đến thời điểm hiện tại đã
có khoảng 30 xã hưởng ứng chủ trương này. Từ việc áp dụng các hướng dẫn kỹ thuật, chương
trình đã giúp cải thiện khoảng 20% - 30% giá trị sản phẩm cho 3.000 hộ nông dân sản xuất và
chế biến thảo quả tại Lào Cai.
7
Chuỗi giá trị thảo quả: Hiệu quả từ chương trình hợp tác với Tổ chức phát triển Hà Lan.
/>:
8
Chuỗi giá trị thảo quả: Hiệu quả từ chương trình hợp tác với Tổ chức phát triển Hà Lan.
/>

9



Nhằm đa dạng hóa thị trường, SNV và Trung tâm khuyến nông cũng đã hỗ trợ cho
các bên tham gia chuỗi giá trị thảo quả tiến hành nghiên cứu các thị trường tiềm năng và
thăm quan học tập tại Ấn Độ. Có ít nhất 2 thị trường nhập khẩu thảo quả mới ngoài Trung
Quốc đã được xác định là Hàn Quốc và Nhật Bản. Thông tin tin cậy về thị trường thảo quả
trong nước và quốc tế được cập nhật thường xuyên đến người sản xuất và kinh doanh thảo
quả nhằm giúp đưa ra các quyết định kịp thời liên quan đến sản xuất và xuất khẩu thảo
quả. Quy trình quản lý chất lượng thảo quả cũng đã được xây dựng và hoàn thiện với sự hỗ
trợ tích cực của chuyên gia Ấn Độ và Trung tâm Nghiên cứu lâm - đặc sản ngoài gỗ Việt
Nam. Việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng thảo quả và đăng ký thương hiệu “Thảo quả
Hoàng Liên” sẽ giúp tư thương và người xuất khẩu thảo quả tại Lào Cai tiếp cận tốt hơn thị
trường nhập khẩu cuối cùng.
Trung tâm khuyến nông và SNV cũng đã hỗ trợ thành lập Hội thảo quả Lào Cai để tiếp
tục triển khai Chương trình Chuỗi giá trị thảo quả, đáp ứng nhu cầu của các tác nhân trong
chuỗi. Điều lệ của Hội đã được UNBD tỉnh Lào Cai phê duyệt trên cơ sở quyết định số
634/QĐ – UBND ngày 21 tháng 3 năm 2011. Hội thảo quả Lào Cai có 120 hội viên ở 2 huyện
(Bát Xát, Văn Bàn) và TP. Lào Cai. Các hội viên này là người trồng, tiêu thụ thảo quả và một
số hội viên đại diện chính quyền địa phương, Sở NN-PTNT, và Trung tâm Khuyến nông. Hội
thảo quả Lào Cai là tổ chức đoàn thể của những người trồng, chế biến, và kinh doanh thảo quả
nhằm hỗ trợ hội viên phát triển diện tích thảo quả phù hợp với qui hoạch, thâm canh tăng
năng suất, thu hái và chế biến đúng thời gian, hỗ trợ khoa học kỹ thuật và thông tin giá cả thị
trường trong nước và quốc tế, điều hoà lợi ích của người trồng và tiêu thụ hợp lý, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của Hội viên phù hợp với tôn chỉ mục đích của Hội, tổ chức hội trợ
giới thiệu, và quảng bá sản phẩm thảo quả Lào Cai. Việc hoạt động của Hội và các chi Hội tại
các huyện đã và đang giúp tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch, bền vững, có lợi cho tất
cả các bên tham gia.
Như vậy, qua 3 năm thực hiện, dự án đã không chỉ tác động trực tiếp đến các tác nhân
trong chuỗi thảo quả (từ người trồng, thu gom, chế biến, đến xuất khẩu) để tăng cường tính
cạnh tranh của sản phẩm và sản xuất bền vững, mà còn giúp tạo được sự đồng thuận và hỗ trợ
rất hiệu quả từ chính quyền các cấp, qua đó càng làm cho các tác nhân trong chuỗi yên tâm

hơn trong việc sản xuất và đầu tư vào phát triển sản phẩm này. Cùng với đó, năng lực của hệ
thống khuyến nông Lào Cai, nhất là cán bộ khuyến nông đang công tác tại các xã vùng trồng
thảo quả được nâng cao rõ rệt, đặc biệt là kỹ năng tư vấn dịch vụ cải thiện chất lượng giống,
kỹ thuật canh tác, cải thiện công nghệ và kỹ năng chế biến, tiếp cận thị trường thảo quả. Với
kiến thức và kinh nghiệm có được từ quá trình hợp tác với SNV, Trung tâm khuyến nông Lào
Cai sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các tác nhân trong chuỗi để không ngừng phát triển sản phẩm thảo
quả cạnh tranh trên thị trường quốc tế và trong nước.
Bài học # 2: Việc quan tâm xử lý các vấn đề môi trường và xã hội trong chuỗi giá
trị sản phẩm thông qua các giải pháp sáng tạo, không chỉ giúp “công ty đầu tầu” thu hút
được thêm nhiều nguồn lực và hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức phát triển mà còn giúp việc
kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả và bền vững hơn.
Đây là bài học đúc kết từ công ty TNHH MTV tinh bột sắn Sepon, huyện Hương Hóa,
tỉnh Quảng Trị.
Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa thuộc Công ty TNHH một thành viên thương
mại Quảng Trị được biết đến như một điển hình về sản xuất kinh doanh có hiệu quả
9
. Với
9
Hoàng Đức. Biến chất thải thành …. tiền. Trang thông tin điện tử huyện Hương Hóa, ngày 26/10/2010
/>;

10


công suất sản xuất 150 tấn tinh bột/ngày đêm, mỗi ngày nhà máy tiêu thụ trên 550 tấn củ sắn
tươi của nông dân. Có thể nói rằng, sự ra đời và đi vào hoạt động ổn định của Nhà máy chế
biến tinh bột sắn Hướng Hóa đã có tác động tích cực làm thay đổi cuộc sống người dân nhiều
vùng trồng sắn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy, trong đó có trên 2.000 hộ đồng bào dân tộc
ít người ở vùng Lìa.
Tuy nhiên với công nghệ chế biến hiện nay, để sản xuất ra 1 tấn sản phẩm phải cần đến

15m
3
nước và để thu được lượng tinh bột 150 tấn mỗi ngày, nhà máy phải đưa ra môi trường
một lượng rất lớn chất thải, bao gồm nước và các chất cặn bã, nếu không được xử lý nghiêm
ngặt, lượng chất thải tồn cửu này sẽ lên men và bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng rất nghiêm trọng
đến môi trường sống. Thực tế này đã từng xảy ra ở rất nhiều nhà máy chế biến tinh bột sắn
trong tỉnh cũng như trong cả nước, làm người dân sống xung quanh rất bức xúc.Vậy bí quyết
nào đã giúp nhà máy giải quyết vấn đề này.
Theo Phó giám đốc nhà máy, anh Lê Văn Thể: “Nước thải trong quá trình chế biến tinh
bột ở đây được lọc sạch cặn bã, sau đó cho men vi sinh vào rồi đưa vào một túi khí to (thể tích
khoảng 1.000 m
3
- túi khí thực chất là một tấm bạt được trùm trên diện tích của hồ chứa số 1,
vật liệu làm bạt dày 2 mm do Thái Lan sản xuất). Hỗn hợp nước thải đưa vào túi khí khoảng 2
ngày trong điều kiện yếm khí sẽ sinh ra khí mê tan (CH4) với nồng độ khoảng 70%. Lượng
khí thu được này được đưa vào hệ thống ống dẫn, lọc nước, bồn chứa, các thiết bị an toàn
rồi dẫn vào đốt lò thay cho than đá hoặc dầu FO để sấy tinh bột.
Đây là một lợi ích kép, ngoài việc sử dụng khí biogas là loại năng lượng sạch, giá rẻ,
mỗi năm nhà máy cũng giảm phát thải vào không khí hàng ngàn tấn khí CO2 độc hại do sử
dụng than đá hoặc dầu FO để đốt lò. Nước thải sau khi xử lý được đưa vào 4 hồ chứa liên tiếp
để phân giải tự nhiên, đạt độ trong sạch hoàn toàn, không còn mùi hôi thối. Thực tế qua xử lý,
nước thải đã trở nên sạch sẽ hơn và trở lại môi trường. Hiện nhà máy đang giao cho công
đoàn nuôi cá ở hồ số 5 để tăng thêm thu nhập. Anh Thể cũng cho biết thêm, có nhiều nhà máy
đã dùng phương án này nhưng do chọn men chưa tốt, pha chế men không đúng nồng độ, nhiệt
độ pha men chưa chuẩn nên khí sinh ra có hàm lượng CH4 thấp, không đốt lò được. Còn ở
nhà máy, lượng khí sinh ra thừa sức để đốt lò sấy tinh bột, hiện đang nghiên cứu để chạy máy
phát điện. Hiệu quả kinh tế từ việc tận dụng nguồn khí sinh học để đốt là đã giảm chi phí
nhiên liệu mỗi năm trên 11 tỷ đồng, nhưng điều quan trọng hơn là sản phẩm của nhà máy đã
thực sự thân thiện với môi trường.
Mô hình xử lý chất thải bằng phương pháp ủ kín sản xuất khí biogas của nhà máy đã

được Công ty AES carbon Exchange LTD - Hoa Kỳ tài trợ thực hiện theo cơ chế phát triển
sạch (CDM). Theo đó, Công ty AES đóng góp 1,4 triệu USD bao gồm cung cấp thiết bị, lắp
đặt và vận hành dự án, được sở hữu và chuyển nhượng các lợi ích liên quan đến môi trường
của dự án, các chứng chỉ giảm phát thải (CER), các tín dụng giảm phát thải tự nguyện. Nhà
máy hỗ trợ mặt bằng và một số chi phí khác, được quyền sử dụng toàn bộ khí metan phát sinh
trong quá trình hoạt động. Dự án có hiệu lực trong 10 năm sau đó chuyển giao toàn bộ lại cho
Nhà máy tinh bột sắn Sêpôn. Hệ thống xử lý nước thải này đã hoàn thành và đưa vào vận
hành cuối năm 2010.
Nhằm tạo chuỗi sản xuất - kinh doanh khép kín với mục tiêu là giảm chi phí sản xuất,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường, có điều kiện giúp đỡ thêm cho nhiều người dân trồng sắn
(đặc biệt là các hộ nghèo), thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư sản xuất chế biến
tinh bột sắn, nhà máy đã tổ chức nuôi bò chất lượng cao trên cơ sở tận dụng nguồn lá sắn, bả
sắn và lượng thức ăn sẵn có trên địa bàn. Với 300 con bò giống nhập khẩu từ Thái Lan, qua
quá trình nghiên cứu thử nghiệm, các cán bộ kỹ thuật ở đây đã xây dựng được công thức chế


11


biến thức ăn nuôi vỗ béo bò bằng quy trình phối hợp dùng lá sắn ủ chua, bã sắn lên men để
làm thức ăn cho bò, kết quả cho thấy bò rất thích ăn và hiệu quả đem lại rất đáng phấn khởi,
tỷ lệ tăng trọng bình quân đạt 1,2 kg/con/ngày, ngang bằng với công nghệ nuôi vỗ béo của
Thái Lan. Từ kết quả này, nhà máy đang chuyển giao kỹ thuật cho nhiều hộ gia đình trong
toàn tỉnh để nhân ra diện rộng và cam kết sẽ thu mua, tiêu thụ toàn bộ sản phẩm cho nông dân
theo giá thị trường.
Bên cạnh đó, việc xử lý rác thải, chất thải từ chăn nuôi để làm phân vi sinh cũng là một
thành công rất đáng ghi nhận của nhà máy. Với lượng rác thải sau khi chế biến tinh bột sắn rất
lớn, cộng với nguồn chất thải từ chăn nuôi, nhà máy cho thu gom lại phơi khô, xử lý diệt vi
khuẩn tiềm ẩn rồi trộn với P2O5 (phốt pho rít), men vi sinh ủ trong 2 tháng (tỷ lệ rác thải là
60%; 30% phân bò; 10% than bùn), sau đó xay mịn rồi trộn thêm đạm, lân, kaly ủ tiếp 10

ngày nữa, công đoạn tiếp theo là xay, sàng, vo viên, sấy rồi đóng bao cung cấp cho bà con
nông dân, đặc biệt là các hộ nông dân trồng sắn tại các vùng đất dốc đã bạc màu. Do chi phí
sản xuất thấp (chủ yếu tận dụng nguồn chất thải của quá trình chế biến, nguồn phân hữu cơ có
sẵn qua chăn nuôi) nên giá thành thấp, đủ sức cạnh tranh với bên ngoài. Hiện tại giá phân vi
sinh của nhà máy xuất bán chỉ 1 triệu đồng/tấn, chất lượng lại cao nên rất được nhiều nông
dân tín nhiệm và đặt mua.
Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh cũng mang lại những lợi ích lớn về mặt môi
trường. Nó biến một sản phẩm phế thải thành phân bón, giúp giảm thiểu nạn phá rừng bằng
cách chứng minh cho đồng bào dân tộc thiểu số thấy việc bón phân cho đất sẽ mang lại năng
suất tốt hơn là đốn chặt những diện tích rừng quý giá. Nó cũng giúp cải tạo đất, vốn bị mất đi
những chất dinh dưỡng quý giá trong quá trình trồng sắn, bằng cách bón phân bón vi sinh tự
nhiên. Đồng thời, tạo công ăn việc làm ổn định cho những người nông dân trồng sắn tại huyện
Hướng Hóa, Quảng Trị và các vùng lân cận - nơi mà đa số những người dân còn phụ thuộc
nhiều vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm hơn 20%, cao hơn tỷ
lệ trung bình của tỉnh Quảng Trị
10
. Dự kiến, đến cuối tháng 12/2011, dự án sản xuất được
1.500 tấn phân bón vi sinh giá rẻ cho những người dân tham gia. Trong thời gian thực hiện dự
án, có khoảng 3.000 hộ gia đình nông dân, hay khoảng 15.000 người (trong đó có 50% là phụ
nữ) được nâng cao thu nhập, thông qua việc cải thiện năng suất và đảm bảo giá cả cho những
sản phẩm sắn họ trồng với việc bón phân. Dự án sản xuất phân bón vi sinh giá rẻ cho cây sắn
là một trong số 11 dự án được tài trợ 55.000 USD bởi Quỹ Thách thức Việt Nam (VCF) - giai
đoạn 2 (M4P2) và 30.000 USD từ Quỹ Tia Sáng để mở rộng quy mô sản xuất và hỗ trợ người
trồng sắn, trong đó phần lớn là nông dân nghèo dân tộc.
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu, có không ít doanh nghiệp
lâm vào tình trạng khó khăn, sản xuất bị đình đốn, công nhân mất việc, nhưng với cách làm
năng động, dám nghĩ, dám làm, đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Nhà máy chế
biến tinh bột sắn Hướng Hóa vẫn duy trì được tốc độ phát triển và trở thành một đơn vị dẫn
đầu trong toàn Tổng Công ty thương mại Quảng Trị về sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Nhờ
những nỗ lực biến chất thải thành… tiền, biến những ý tưởng bảo vệ môi trường giàu tính

nhân văn thành hiện thực, sản phẩm của nhà máy luôn được thị trường chấp nhận và được xã
hội đánh giá cao. Với những cố gắng không mệt mỏi để có những sản phẩm thân thiện với
môi trường, năm 2009 nhà máy được Bộ Tài nguyên và Môi trường trao tặng Cúp vàng vì sự
nghiệp bảo vệ môi trường và năm 2010 được trao Cúp Thương hiệu xanh do Liên hiệp Hội
KHKT VN và Bộ TN-MT phối hợp tổ chức.
1
10
Đại biểu CG thăm dự án sản xuất phân vi sinh tại Quảng Trị. Nguồn: />an-san-xuat-phan-vi-sinh-tai-Quang-Tri/45/6440291.epi:


12



Mô hình nuôi lợn của Tổng công ty MITRACO
Bài học # 3: Trong cơ chế thị trường đầy thách thức, việc liên kết kinh doanh theo
hình thức “gia công” giữa người hoặc nhóm sản xuất và công ty “đầu tầu”trong phát
triển và kinh doanh chuỗi giá trị sản phẩm lợn là cách làm đã và đang phát huy hiệu
quả cao và được sự ủng hộ của xã hội.
Đây là bài học đúc kết từ mô hình phát triển kinh doanh chăn nuôi lợn của công ty
MITRACO, Hà Tĩnh.
MITRACO Hà Tĩnh là doanh nghiệp đầu đàn của Hà Tĩnh với 29 đơn vị thành viên,
2.600 cán bộ công nhân viên, sản xuất kinh doanh đa lĩnh vực. Năm 2011 là năm khó khăn
chung của nền kinh tế, riêng MITRACO Hà Tĩnh lại có khó khăn riêng bởi quy định tạm
dừng cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản; các sản phẩm Ilmenite không được cấp quota
xuất khẩu; khó khăn trong dự án mặt bằng; một số dự án đòi hỏi nguồn vốn lớn, có tính định
hướng lâu dài nhưng trước mắt chưa đem lại hiệu quả kinh tế. Trong hoàn cảnh đó, DN đã có
rất nhiều cố gắng để thích ứng với tình hình, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động,
tăng trưởng doanh thu và tiếp tục mở rộng quy mô, lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Năm 2011, sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty tiếp tục tăng trưởng, doanh thu gần

1.200 tỷ đồng, đạt 110% kế hoạch, lợi nhuận
66 tỷ đồng, đạt 140% kế hoạch, nộp ngân sách
nhà nước 65 tỷ đạt 110% kế hoạch, đảm bảo
việc làm ổn định cho gần 2.600 CBCNV -
người lao động, thu nhâp bình quân 3, 2 triệu
đồng/người/tháng
11
. Bên cạnh đó, Tổng công
ty còn tích cực phối hợp với các địa phương
phát triển kinh tế cộng đồng, xoá đói giảm
nghèo, an sinh xã hội và xây dựng nông thôn
mới. Lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông
thôn chiếm gần 20% lợi nhuận của Tổng công
ty. Mô hình chăn nuôi lợn tập trung của Tổng
công ty đã đi vào tận các hộ dân tại các địa
phương. Theo đề án phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015,
định hướng đến năm 2020
12
, Tổng công ty sẽ tập trung đầu tư để trở thành đơn vị lớn nhất,
cung cấp hơn 2/3 số lượng lợn giống ngoại cho toàn tỉnh. Cũng trong đề án này, việc tổ chức
sản xuất theo hướng hình thành Tổ hợp, Hợp tác xã liên kết với Công ty cổ phần Chăn nuôi
Mitraco hoặc các doanh nghiệp chăn nuôi khác, theo hình thức liên kết “4 nhà” để phát triển
chăn nuôi bền vững đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh.
Điểm nổi bật của Công ty Mitraco là có hệ thống phòng trừ dịch bệnh nghiêm ngặt, và
quy trình chăn nuôi khép kín, sử dụng công nghệ cao đảm bảo chất lượng và số lượng sản
phẩm. Tại thời điểm này, ở khu vực dân cư bên ngoài đang có dịch lở mồm long móng nên
hơn một tháng nay từ bảo vệ đến công nhân lao động “nội bất xuất ngoại bất nhập”; tất cả
phải ở lại công ty tránh lây lan dịch bệnh. Bất kỳ ai muốn vào đều phải đi qua 3 cửa phòng
dịch bằng hệ thống phun thuốc sát trùng, thay trang phục cận thận. Riêng công nhân tiếp xúc
trực tiếp với lợn được khử trùng bằng bộ phận cảm ứng tia hồng ngoại tự động phun thuốc

vào người. Sau khi khử trùng xong, công nhân mặc đồ chuyên dùng của trang trại, sau đó mới
11
Nguồn: MITRACO Hà Tĩnh nỗ lực vượt khó phát triển bền vững, />Tinh-no-luc-vuot-kho-phat-trien-ben-vung.htm:

12
Quyết định số: 2596 /QĐ-UBND ngày 8 tháng 8 năm 2011 về việc phê duyệt đề án phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020.


13


được làm việc. Theo lý giải của ông Lê Văn Nhị, Giám đốc Công ty CP chăn nuôi Mitraco,
nếu kỷ luật không nghiêm thì chỉ cần một trận dịch là tiêu tan cả cơ nghiệp hàng chục tỷ
đồng. Vì vậy, 6 năm qua, trang trại có 40 ngàn con lợn cả giống và lợn thịt mỗi năm vẫn an
toàn với dịch bệnh. Trong khi mấy năm gần đây, nhiều địa phương ở Hà Tĩnh liên tục xuất
hiện dịch tai xanh, lở mồm long móng khiến hàng ngàn con lợn phải tiêu hủy, người nông dân
điêu đứng.
Về mặt quy trình công nghệ, Công ty đã chọn công nghệ nuôi lợn hiện đại của Thái Lan
kể từ khi khởi nghiệp từ năm 2004. Đây là dây chuyền khép kín từ sản xuất con giống, cai sữa
đến thương phẩm. Mỗi năm, trang trại duy trì nuôi trên 1.300 con lợn bố mẹ giống Thái Lan
để cho ra đời 15.000 lợn con và 27.000 con lợn thương phẩm. Quy mô trại trại lớn là vậy
nhưng chỉ cần 6 kỹ sư để duy trình toàn bộ hệ thống. Nhờ làm tốt vệ sinh môi trường, tiêu độc
khử trùng nên sau 7 năm đi vào hoạt động, Công ty chưa để xảy ra dịch bệnh. Để quản lý vận
hành dây chuyền này, trang trại phải sử dụng công nghệ thông tin bằng những phần mềm máy
tính chăn nuôi hết sức độc đáo của Thái Lan, Mỹ. Nhờ vào phần mềm này mới có thể điều
chỉnh được thành phần thức ăn hợp lý đưa lại hiệu quả chăn nuôi cao. Đàn lợn con sinh ra chỉ
cần nuôi 20 ngày đã đạt trọng lượng 8 kg/con và có thể bán ra thị trường, còn lợn thương
phẩm chỉ nuôi sau 3 tháng đã đạt trọng lượng mỗi con từ 80 - 100 kg xuất chuồng. Nhờ đó,
năm 2010, Công ty đạt lợi nhuận trên 50 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 70 công nhân với

mức lương 3 triệu đồng/người
13
.
Ngoài việc đầu tư và ứng dụng tiến bộ KHKT mới vào sản xuất, Công ty còn phối hợp
với các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn nông dân phát triển chăn nuôi lợn thương phẩm
theo hình thức trang trại, gia trại tập trung. Sau 6 năm thành lập, đến nay, Công ty đã xây
dựng 18 trang trại chăn nuôi lợn
thương phẩm vệ tinh ở các huyện:
Hương Sơn, Hương Khê, Thạch
Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh, mỗi
năm cung cấp 18.000 con lợn
giống cho các hộ nuôi vệ tinh.
Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có
19 hộ nuôi gia công lợn thịt cho
Công ty với tổng số lợn 20.580
con/năm, trong đó, nhiều hộ chăn
nuôi theo hình thức này đạt hiệu
quả cao. Cơ chế chính của mô
hình này là theo hình thức hợp
đồng gia công ký giữa doanh nghiệp đầu tầu và các hộ vệ tinh. Theo hình thức hợp đồng này,
Công ty sẽ cung cấp con giống (19-20 kg/con), thuốc, thức ăn chăn nuôi theo khẩu phần trong
quy trình, tư vấn chăn nuôi, chăm lo dịch bệnh và bao tiêu sản phẩm lợn thịt cho các hộ vệ
tinh. Các hộ này sẽ phải tự đầu tư trang trại và bỏ công ra để chăn nuôi theo quy trình hướng
dẫn của Công ty. Trong trường hợp các hộ thiếu vốn để làm chuồng trại, Công ty có thể cho
vay vốn từ 180-200 triệu, không lãi xuất. Các hộ này được trả công theo giá trị sản phẩm
được thống nhất từ đầu, ví dụ như giá hợp đồng năm 2011 là 1500 đồng/kg lợn thịt, và Công
ty chịu hoàn toàn rủi ro nếu có dịch bệnh sảy ra. Ngoài ra, các hộ chăn nuôi còn được khuyến
khích theo hình thức khoán trên khối lượng tăng trọng, và được thưởng 60% cho phần khối
lượng tăng thêm. Ngược lại, nếu hộ chăn nuôi không đáp ứng được trọng lượng lợn thịt như
13

Mở hướng làm giàu cho nông dân Hà Tĩnh. Nguồn tin: Báo Hà Tĩnh, 22/03/2011
Ngày cập nhật: 23/3/2011. />:
Sơ đồ – Người sản xuất liên kết với Công ty đầu tầu MITRACO
để sản
xuất kinh doanh lợn
qua cơ chế gia công
(
Nguồn: Đỗ Thành Lâm và cộng sự, 2011
)
Chế biến
Nuôi lơn
Nuôi lơn nái
Cung cấp
đầu vào
MITRACO
12 lò mổ tại
HCMC, ĐN)
Sản xuất 25,000 lơn
con
Cung cấp thức ăn,
kỹ thuật, thuốc, và
tín dụng
19 trang trại nhân
HĐ (mỗi TT: 320-470
con x 3 lứa/năm)
Chính phủ hỗ trợ
tiếp cận đất đai
(21 ha), giảm
thuế DN, thuốc
phòng bệnh

Chính phủ
hỗ trợ tiếp
cận đất đai
và tín dụng


14


đã thỏa thuận, thì sẽ phải trả tiền cho Công ty theo giá thị trường tại thời điểm bán. Sự ràng
buộc này, đòi hỏi các hộ chăn nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi và vệ sinh
phòng bệnh. Thông qua đó, các hộ cũng học được cách làm ăn mới theo cơ chế thị trường
ngày càng thách thức.
Hình thức nuôi vệ tinh này đang được người
dân hưởng ứng tích cực khi họ không phải lo
đầu ra mà vẫn có thu nhập. Nếu nuôi từ 3
tháng, một lứa xuất chuồng thì mỗi con thu từ
50 - 70 ngàn đồng, một hộ gia đình tham gia
nuôi từ 300 - 500 con, thu nhập là 20 - 30 triệu
đồng/lứa. Gia đình anh Nguyễn Tất Trường
14

xóm Hồng Thái là một hộ chăn nuôi lợn vệ
tinh cho Công ty Mitraco có quy mô lớn nhất
trong toàn tỉnh (xem ảnh bên) với diện tích
trang trại 3 ha. Cùng với nuôi 800 lợn thương
phẩm mỗi lứa, anh còn có trên 1 ha mặt nước
nuôi cá để cải tạo môi trường và tăng thu nhập, mỗi năm anh thu được trên 10 tấn cá các loại,
đem lại nguồn thu trên 200 triệu đồng. Tổng thu nhập từ lợn và cá của anh đạt trên 600 triệu
đồng/năm. Hiện anh đang chuẩn bị các điều kiện để tiếp tục liên kết với Công ty thả nuôi 200

lợn nái bố mẹ, mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao thu nhập.
Hiện nay, Công ty tiếp tục mở rộng vệ tinh chăn nuôi ở các huyện, trên địa bàn, tăng
cường mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh, hướng tới xuất khẩu. Không chỉ đáp ứng nhu
cầu thực phẩm, Công ty còn điều tiết lợn giống cho bà con nông dân và ứng dụng chuyển giao
KHKT vào chăn nuôi, góp phần đưa ngành chăn nuôi ngày càng phát triển bền vững, có thu
nhập cao và làm giàu cho nhiều hộ dân. Trong mô hình này, doanh nghiệp đầu tàu có vai trò
rất quan trọng, quyết định thắng lợi của mô hình kinh doanh. Công ty MITRACO có tiềm lực
về vốn (doanh thu 80 tỷ đồng/năm) và có ông nghệ chăn nuôi hiện đại (do phát triển quan hệ
trực tiếp với Công ty CP tại Thái Lan để áp dụng chuyển giao công nghệ mới). Công ty này
hiện đang có 1300 lợn nái được chuyển giao từ Thái Lan. Ngoài ra, Công ty này cũng có
mạng lưới 12 các lò mổ chuyên tiêu thụ sản phẩm của Công ty tại các tỉnh Đà Nẵng và thành
phố Hồ Chí Minh theo hợp đồng trực tiếp đảm bảo số lượng và chất lượng (tỷ lệ nạc 58-62%)
theo giá thị trường.
Tromg mô hình này, sự hỗ trợ tích cực của nhà nước trong việc hình thành và phát triển
mô hình này là rất đáng kể
15
. Riêng Công ty MITRACO, nhà nước đã hỗ trợ mặt bằng sản
xuất cho doanh nghiệp (21 ha) theo chính sách ưu đãi đầu tư (5 năm đầu không đóng thuế, 5
năm sau miễn giảm 50%, và 5 năm sau nữa được giảm 25%). Ngoài ra, Công ty này cũng
được hưởng chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (5 năm đầu được miễn, 5 năm
sau miễn 50%), vay vốn không lãi trong giai đoạn đầu và một số hỗ trợ khác như thuốc và hóa
chất khử trùng đề phòng dịch bệnh.
Nhờ có sự phát triển của mô hình chăn nuôi này, nhiều tác động xã hội đã được tạo ra.
Các hộ vệ tinh, thông qua hình thức hợp đồng gia công với Công ty đầu tầu, đã học được cách
làm ăn theo kiểu công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi do Công ty đưa ra.
Với mô hình này, người sản xuất cũng tránh được rủi ro trong qua trình sản xuất, kinh doanh
14
Tiến Thành. Đài Phát thanh – truyền hình Hà Tĩnh. Thạch Thắng phát triển chăn nuôi lợn. Thứ bảy - 17/03/2012 09:38.

15

Quyết định số 50/2007/QĐ-UBND tỉnh Hà Tình ngày 12/7/2007 Ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích, hỗ
trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

15


(như dịch bệnh, và bao tiêu sản phẩm). Trên cơ sở thành công, Công ty đang tiến hành nhân
rộng mô hình, cụ thể là đang xây dựng thêm một mô hình 1200 con giống ở huyện Cẩm
Xuyên chuyên cung cấp giống cho các hộ chăn nuôi trong tỉnh. Công ty cũng đang mở rộng
mô hình gia công lợn nái tại các trang trại mới trong tỉnh. Như vậy, tác động xã hội của mô
hình sẽ còn lớn hơn trong các năm tiếp theo.
Bài học # 4: Việc tổ chức người sản xuất thành các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã kinh
doanh có sự liên kết chặt chẽ với công ty chế biến và xuất khẩu trong việc sản xuất hàng
hóa theo một quy trình thống nhất đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thị trường xuất
khẩu là hướng đi tốt đang được phát huy.
Theo đánh giá
chung của các tỉnh
nghiên cứu, kinh tế
hợp tác (hợp tác xã
và tổ hợp tác) đã có
những bước tiến
đáng kể, tạo công ăn
việc làm và thu nhập
cho nhiều xã viên
trong nông thôn hiện
nay. Tuy vậy, hiệu
quả hoạt động của
các hình thức hợp tác
này cũng còn chưa
cao. Theo đánh giá

của của Liên minh
các HTX tỉnh Bến
Tre (2010), trong số
101 HTX hiện có
(tăng 40,2% so với
đầu năm 2006), tỷ lệ
HTX khá, giỏi chiếm 47%, trung bình chiếm 43%, yếu kém chiếm 10%
16
. Tương tự như vậy,
trong tổng số 453 HTX tại Hà Tĩnh, chỉ có 33% khá giỏi, 53% trung bình, 14% làm ăn thua
lỗ
17
. Tại Trà Vinh, tính đến cuối 2010, mặc dù đã thành lập mới thêm 11 HTX, nhưng cũng
đã phải giải thể 15 HTX, giảm 9,5% tổng số HTX so với 2005
18
. Để có thêm ý tưởng nhằm
không ngừng cải thiện hình thức và nội dung hoạt động của các HTX hiện nay, chúng tôi xin
chia sẻ một số nét mới tổng hợp từ 2 HTX đang kinh doanh hiệu quả tại các tỉnh nghiên cứu
(HTX Thắng Lợi – Trà Vinh và HTX Khánh Lộc – Hà Tĩnh) để tham khảo.
Người lãnh đạo của các HTX này là những người có năng lực kinh doanh, có khả năng
nắm bắt xu thế và các cơ hội thị trường, có tâm huyết, biết thuyết phục các bên liên quan và
tận dụng được các nguồn lực sẵn có tại địa phương (kể cả của nhà nước và tư nhân), và lãnh
đạo các HTX thực hiện kế hoạch kinh doanh để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Các HTX này có sự liên kết chặt chẽ với thị trường để đảm bảo việc bao tiêu các sản
phẩm đầu ra, cũng như tận dụng các nguồn lực từ thị trường để nâng cao năng lực cạnh tranh
cũng như phát triển các sản phẩm có chất lượng được thị trường chấp nhận. Chẳng hạn như
16
Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ III (2006-2010) và mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ IV (2010 – 2015) tỉnh Bến
Tre, ngày 25/11/2010.
17

Đề án phát triển kinh tế tập thể tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2015, UBND tỉnh Hà Tĩnh, 30/7/2010
18
Báo cáo tổng hợp phiếu khảo sát do Liên minh HTX tỉnh Trà Vinh thực hiện ngày 30/4/2011.
Sơ đồ – HTX Nông
nghiệp chuyển đổi hoạt động theo
thị trường
Nguồn: Đỗ Thành
Lâm và cộng sự, 2011
CTY Thủy sản
Cửu Long (mua,
chế biên và xuất
khẩu)
HTX Thắng Lợi:
20 ha trang trại
nuôi tôm khép kín
Cty cho vay tín dụng không lãi xuất
(800 mills), ký hợp đồng hợp tác,
không áp đặt giá cố định, nhưng phải
đảm báo chất lượng đến khi giao
hàng
62 xã viên, với tổng số vốn là 1,922 tỷ. Ban
quản trị có trách
nhi
ệm cao nhất, và chia sẻ
lợi nhuận theo khổ phẩn. Doanh thu: 9,343
tỷ
Chính
phủ hỗ trợ làm hệ thống
tiêu thoát
nước, kỹ thuât, miễn giảm thuế, và hỗ trợ

chuyển đổi đất đai
. IFAD hỗ trợ
nâng cao năng
lực (tập huấn, thăm quan)

16


HTX Thắng lợi đã ký hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm với Công ty Cổ phần Thủy Sản
Cửu Long, mà không áp đặt giá mua và bán. Hợp đồng ràng buộc đối với HTX là phải đảm
bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo quản theo yêu cầu từ khi
thu hoạch đến khi giao sản phẩm. Phía công ty đảm bảo yêu cầu tiêu thụ, giá mua cao hơn so
với ngoài 2000/kg và hỗ trợ chi phí vận chuyển từ HTX về công ty. Ngoài ra, Công ty cũng
hỗ trợ vốn để HTX đầu tư sản xuất, (riêng 2010 là khoảng 800 triệu) theo cơ chế đầu tư không
lãi, cuối vụ bán sản phẩm để trả lại vốn đầu tư.
Các HTX này có hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm nội bộ khá tốt. HTX Thắng
lới có 3 cán bộ tốt nghiệp đại học có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản có khả năng
tự kiểm định chất lượng giống và đảm nhiệm công tác giám sát quy trình nuôi tôm đã được
Công ty Cửu Long tư vấn. Riêng đối với HTX Khánh Lộc, họ có xưởng riêng để kiểm tra
nồng độ cồn và có máy kiểm tra độ tinh khiết của rượu trước khi đóng chai để tiêu thụ ra thị
trường.
Các HTX này nhận được sự hỗ trợ khá tốt của các tổ chức nhà nước về tài chính cũng
như nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh. Đối với HTX Thắng lợi, họ đã được dự án
IFAD cho thăm quan học tập mô hình thủy sản tại Bến Tre, được vay vốn ưu đãi năm 2009 và
miễn thuế kinh doanh trong 6 năm. Ngoài ra, HTX này cũng được các cấp chính quyền giúp
vận động người dân ủng hộ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng lúa sang nuôi tôm,
và hỗ trợ làm kênh mương cũng như kỹ thuật nuôi tôm. Riêng đối với HTX Khánh Lộc, sự hỗ
trợ của nhà nước lên tới 35% tổng vốn đầu tư, bao gồm kinh phí (540 triệu đồng) để xây dựng
cơ sở hạ tầng, đào tạo tập huấn cho lãnh đạo và cán bộ của HTX về lập kế hoạch sản xuất
kinh doanh, kỹ năng quản lý điều hành, phân tích chuỗi giá trị, phân đoạn thị trường, quy

trình sản xuất rượu và vệ sinh an toàn thực phẩm, thăm quan học tập các mô hình, kết nối thị
trường (thông qua các hội trợ trong nước và nước ngoài). Ngoải ra, HTX cũng được hỗ trợ tư
vấn làm logo và nhãn mác cho sản phẩm rượu Khánh Lộc, cũng như được hỗ trợ thuê đất 50
năm để mở xưởng.
Như vậy, trong cơ chế thị trường, nhiều HTX đã chuyển đổi mô hình kinh doanh theo
hướng thị trường, đảm bảo hạch toán độc lập có lãi, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các
thành viên. Các cơ quan và tổ chức của chính phủ cần hỗ trợ kỹ thuật để các HTX này kết nối
được với các Công ty đầu mối, qua đó đảm bảo được đầu ra ổn định, cũng như tiếp cận được
tiến bộ kỹ thuật và quy trình sản xuất hiện đại hơn, có chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu
cầu ngày càng tăng của thị trường.
Bài học # 5: Trong bối cảnh có nhiều trường hợp phá hợp đồng giữa người sản
xuất và công ty, thì hình thức “hợp đồng mở” thu mua sản phẩm theo giá thị trường tỏ
ra dễ được chấp nhận hơn, qua đó tạo lòng tin làm ăn lâu dài giữa công ty và người sản
xuất.
Công ty Huy Thuận là doanh nghiệp đầu tầu mạnh trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu
thủy sản tại tỉnh Bến Tre
19
. Công ty có 500 ha nuôi tôm, với doanh thu 50-60 triệu USD/năm,
luôn chủ động được nguồn vốn, áp dụng công nghệ và quy trình sản xuất tiên tiến trong nuôi
tôm và có thị trường xuất khẩu ổn định (Mỹ, Nhật, Châu Âu). Ngoài ra, công ty còn có riêng
trung tâm sản xuất tôm giống đảm bảo cung cấp nhu cầu giống cả về số lượng và chất lượng
(khoảng 1 tỷ con giống/năm) cho chính Công ty và các hộ sản xuất trong vùng.
19
Đỗ Thành Lâm, Ngỗ Sỹ Đạt, Ninh Văn Nghi, tháng 11/2011. Báo cáo nghiên cứu một số mô hình hợp tác công tư vì người
nghèo trong Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn tại bốn tỉnh của Việt Nam.


17



Doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh thủy sản khép kín từ khâu sản xuất, thu mua, vận
chuyển, chế biến, đóng gói và tiêu thụ. Do có đất riêng để sản xuất, nên doanh nghiệp tự chủ
động được sản phẩm đầu ra từ 40-50%, còn lại là liên kết với các hộ dân vệ tinh sản xuất theo
yêu cầu của doanh nghiệp. Phương thức liên kết chủ yếu là qua hợp đồng, trong đó, doanh
nghiệp có đội
ngũ kỹ thuật
hướng dẫn cho
các hộ nuôi
trồng thủy sản
để áp dụng
quy trình sản
xuất theo yêu
cầu của khách
hàng, và đầu
tư một phần
vật tư đầu vào
cho hộ sản
xuất bằng hiện
vật (không
bằng tiền) như
giống, thức ăn,
thuốc phòng
trừ dịch bệnh,
và thu mua
bao tiêu đầu ra
theo giá thị trường. Việc áp dụng cơ chế mua sản phẩm theo giá thị trường, không đầu tư bằng
tiền mà bằng vật tư sản xuất, và có hướng dẫn kỹ thuật trực tiếp, đã giúp xây dựng lòng tin
kinh doanh lâu dài giữa doanh nghiệp và các hộ sản xuất. Phương pháp này đã giúp giảm
thiểu tối đa hiện tượng phá hợp đồng kinh doanh thường hay sảy ra trong nông thôn. Trong
trường hợp các hộ phá hợp đồng không bán sản phẩm cho công ty thì sẽ phải trả lãi xuất theo

thị trường cho các khoản đầu tư đã nhận từ doanh nghiệp. Như vậy, với phương pháp hợp
đồng kinh doanh trên cơ sở “cùng có lợi” và đảm bảo giá theo thị trường là cách làm tốt nên
được nhân rộng hiện nay.
Bài học # 6: Trong các chuỗi giá trị sản phẩm chưa phát triển, vai trò của nhà
nước và các tổ chức phát triển hỗ trợ kỹ thuật nên tập trung vào việc kết nối và nâng
cao năng lực cho các tác nhân trong chuỗi, khuyến khích tư nhân đầu tư kinh doanh với
nông dân, và tạo môi trường kinh doanh minh bạch thuận lợi cho các tác nhân này thay
vì làm thay thị trường.
Đây là bài học được nhiều tổ chức phát triển đúc kết và chia sẻ trên cơ sở kinh nghiệm
của họ hỗ trợ các tỉnh ở Việt nam phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm. Trong bài học #1, tổ
chức phát triển Hà Lan SNV đã hỗ trợ nâng cao năng lực cho Trung Tâm khuyến nông Lào
Cai để thực hiện các hoạt động trực tiếp với các tác nhân trong chuỗi. Thông qua cách làm
này, SNV đã giúp nâng cao năng lực cho các bên bao gồm cả hệ thống khuyến nông, các cơ
quan của chính quyền các cấp (xây dựng chính sách và chỉ đạo phát triển Thảo quả theo quy
định), và các tác nhân trong chuỗi. Chính vì vậy, khi kết thúc dự án, các đối tác này vẫn tiếp
tục duy trì bền vững các hoạt động của mình theo chức năng và nhiệm vụ riêng.
Sơ đồ – Kinh doanh tôm
khép kín liên kết với
các hộ vệ tinh
(e.g Cty Huy Thuận)
Xuất khẩu
Chế biến, đóng
gói
Nuôi tôm
Cung cấp
vật tư
Huy Thuận áp dụng
MH khép kín, có
500 ha,
sản xuất và

cung cấp giống,
thức ăn, và các vât
tư khác để nuôi
tôm, chế biến,
đóng
gói, và xuất
khẩu sang
Nhật
Bản, EU, tạ
o việc
làm cho 3000 lao
động địa phương,
trong đó 50% từ
các hộ nghèo và
cận nghèo
2000 hộ vệ tinh
nuôi tôm (đang
mở rông)
Các hộ bán
sản phẩm
cho CTY theo giá thị
trường
CTY cung cấp giống,
thức ăn, thuốc, và kỹ
thuật
Chính phủ hỗ
trợ cho CTY
thuê đất với giá
ưu đãi trong 50
năm,

đăng ký
kinh
doanh, vay
vốn với lãi xuất
thấp, đào tạo
lao động và
được miễn
giảm thuế các
năm đầu


18

Trong dự án phát triển thanh long huyện Chợ Gạo
20
, AusAid và Bộ Nông nghiệp và
PTNN trong báo cáo dự án năm 2009 cũng đã chỉ ra: do chưa tìm được một công ty đóng
gói/xuất khẩu nào cam kết hỗ trợ nông dân để tạo ra 100 ha có chứng nhận phục vụ xuất khẩu,
vào năm 2009, chính quyền địa phương đã khẳng định với nông dân rằng là có kế hoạch rót
kinh phí để xây dựng một nhà đóng gói xuất khẩu thay vì khuyến khích đầu tư của tư nhân.
Nhà đóng gói đã được tỉnh vận hành và cạnh tranh lại với các thương lái thu mua/nhà đóng
gói hiện có để đảm bảo nguồn cung ứng từ 100 ha thanh long đạt chứng nhận thuộc dự án của
tình có sự hỗ trợ của SOFRI. Trong khi chi tiết của dự án nhà đóng gói ở giai đoạn này vẫn
chưa có gì rõ ràng, không khỏi nghi ngờ rằng nhà đóng gói xuất khẩu do tỉnh sở hữu và vận
hành này sẽ gặp những thách thức khi đối đầu với cạnh tranh từ các nhà đóng gói xuất khẩu
hiện hữu đang có những mối quan hệ khăng khít với các khách hàng như ông Hiệp và ông
Long ở Bình Thuận. Đây là vấn đề sẽ cần phải cân nhắc lại để đảm bảo đúng vai trò của nhà
nước là tạo điều kiện môi trường tốt cho các nhà tư nhân kinh doanh, không làm thay thị
trường và hướng tới phát triển bền vững.
Bài học # 7: Việc duy trì VietGAP/GlobalGAP chỉ được thực hiện khi thị trường

yêu cầu, sau đó là doanh nghiệp xuất khẩu và người sản xuất thực sự bắt tay với nhau
trong mối quan hệ khăng khít cùng có lợi để sản xuất và kinh doanh sản phẩm theo một
quy trình quản lý chất lượng cao đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu chính thức, với sự
hỗ trợ tích cực của nhà nước để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các bên
trong chuỗi giá trị sản phẩm.
Đây là bài học đúc kết dựa trên kinh nghiệm thực tế phát triển chuỗi giá trị của nhiều
sản phẩm khác nhau hiện nay. Trên thực tế, hiện nay nhu cầu của các khách hàng tiêu thụ
trong nước hướng tới sản phẩm có chất lượng cao là chưa cao. Số lượng khách hàng sẵn sàng
trả giá cao cho sản phẩm cao cấp là chưa nhiều, nên chưa tạo được động lực thúc đẩy cho
người sản xuất hướng đến sản xuất các mặt hàng cao cấp này.
Trong thị trường xuất khẩu thanh long, thường được chia thành 2 loại riêng biệt: thị
trường cao cấp và thị trường thấp cấp. Các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Châu
Âu thường có giá bán cao nhưng có các yêu cầu rất khắt khe về chất lượng các hàng nhập từ
các nước khác, do yêu cầu của các khách hàng tại các nước này cao. Chẳng hạn như, ở các thị
trường này, ngoài yêu cầu không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích tăng
trưởng, thanh long còn phải được sử lý (chiếu xạ hoặc nhiệt) để đảm bảo ruồi đục quả không
xâm nhập vào các nước này (xin xem phần đánh giá các thị trường xuất khẩu chính và tiềm
năng của Việt Nam trong báo cáo này để biết thêm chi tiết). Đây là thị trường mà nếu các
công ty của Việt nam thâm nhập và duy trì được thì sẽ là động lực tốt để hình thành các vùng
sản xuất hàng hóa tập trung chất lượng cao, thông qua đó mối quan hệ giữa các công ty xuất
khẩu và các tác nhân khác trong chuỗi, đặc biệt là người trồng, được thiết lập để quản lý chất
lượng theo một quy trình rất chặt chẽ. Như vậy, yếu tố thị trường có vai trò quyết định. Nhờ
có giá bán cao hơn và các yêu cầu cao về chất lượng, các công ty xuất khẩu và người trồng
luôn phải duy trì quy trình kiểm soát chất lượng (trong đó VietGAP/GlobalGAP là một phần
của quy trình) để đảm bảo uy tín và kinh doanh lâu dài.
Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn còn phải đương đầu với 2 thách thức lớn nhất đó là:
(i) phần lớn (70-80%) các hàng trái cây của Việt Nam còn xuất khẩu theo con đường tiểu
ngạch qua biên giới sang Trung Quốc, với chất lượng chưa cao; (ii) ý thức người sản xuất còn
chưa cao, nên thường phá hợp đồng với các công ty xuất khẩu khi giá cả lên xuống. Từ thực
tế này, các công ty có xu thế chuyển từ “mô hình hợp tác trực tiếp với nông dân” sang “mô

hình khép kín từ sản xuất, chế biến, đến xuất khẩu của riêng công ty”. Chẳng hạn như Công ty
20
AusAid and Bộ NN&PTNN, tháng 11/2009. Báo Cáo Tiến Độ Dự án CARD 029/07/VIE “Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh
long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt GAP MS6: Mở rộng Mô Hình Thí Điểm.

19


Hoàng Hậu tại Bình Thuận, do thất bại kinh doanh với nông dân, không đảm bảo chất lượng,
nên đã chuyển sang tập trung sản xuất thanh long chất lượng cao trong 300 ha đất riêng của
Công ty phục vụ xuất khẩu. Tương tự như vậy, trong bài học # 5, Công ty Huy Thuận tại Bến
Tre đã chủ động sản xuất tôm chất lượng cao để xuất khẩu sang Mỹ trong 250 ha riêng của
Công ty. Công ty này, sau khi đã có uy tín trong vùng, họ đã bắt đầu hợp đồng lại với các hộ
sản xuất vệ tinh theo phương thức hợp đồng mở để tạo dần lòng tin và hướng tới sản xuất lâu
dài với các hộ này.
Như vậy, trong bối cảnh của Việt nam hiện nay, để ViêtGAP/GlobalGAP trở thành cách
làm thường xuyên thì vai trò đỡ đầu của nhà nước trong giai đoạn đầu là rất quan trọng. Ngoài
việc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tầu tiếp cận và kinh doanh bền vững tại các thị trường xuất
khẩu cao cấp, nhà nước nên hỗ trợ để kết nối giữa các doanh nghiệp đầu tầu này với người
trồng và các tác nhân khác, cũng như có cơ chế chính sách khuyến khích, để tạo thành vùng
sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Vai trò đầu tầu của doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng, vừa
chủ động đưa ra quy trình quản lý chất lượng, vừa phải đầu tư và đào tạo cho người sản xuất
để đảm bảo chất lượng theo yêu cầu. Có như vậy, mới tạo được lòng tin để kinh doanh lâu dài
giữa doanh nghiệp đầu tầu và các nhân trong chuỗi. Ngoài ra, nhà nước nên hỗ trợ công tác
giáo dục thị trường người tiêu dùng để “kích cầu” hướng theo sử dụng thực phẩm chất lượng
cao và an toàn vệ sinh thực phẩm. Về lâu dài, vai trò hỗ trợ trực tiếp của nhà nước sẽ giảm
dần và chỉ tập trung vào xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch và thuận lợi cho các bên,
và nhường chỗ cho các tác nhân tư nhân kinh doanh với nhau.
Bài học # 8: Nên nghiên cứu khả năng sản xuất và xuất khẩu các chế phẩm từ
thanh long thay vì chỉ xuất khẩu quả tươi vốn rủi ro cao, đặc biệt khi vận chuyển đến

các thị trường xa cách về địa lý.
Trên các trang web thương mại lớn, có rất nhiều yêu cầu về các chế phẩm như bột thanh
long, chiết xuất thanh long để làm mỹ phẩm và thuốc, nước thanh long, dung dịch cô đặc, v.v.
một số nhãn hiệu nước quả hàng đầu thế giới như Snapple, Tropicana và Sobe đã chế biến
thanh long đóng hộp.
Ở Việt Nam, Bình Thuận đã hỗ trợ để có công ty đầu tiên sản xuất các sản phẩm từ
thanh long là công ty Rồng Xanh từ cuối năm 2011. Những trái thanh long loại 3 được tận
dụng để tạo ra nước uống, kẹo jelly, v.v. Hiện các sản phẩm này đã có mặt trong hệ thống của
các siêu thị Citimart, Satra, Maximax. Theo kế hoạch trong tháng 4/2012, các sản phẩm trên
sẽ được đưa vào hệ thống các siêu thị Co.op Mart, Pepsi, Metro. Đồng thời bình quân 1 tháng
doanh nghiệp này xuất khẩu ra thị trường Lào và Campuchia khoảng 40 ngàn sản phẩm và sẽ
tiếp tục mở rộng sang các thị trường khác. Được biết năm 2012, Công ty TNHH Rồng Xanh
sẽ tiếp tục cho ra mắt mứt thanh long, thanh long sấy khô, thanh long tinh luyện cô đặc hướng
đến thị trường nước ngoài
21
.
Tại Tây Ninh, cũng đã có ông Phùng Nhật Phong – nông dân trồng thanh long thành
công trong việc chế biến các sản phẩm khác từ thanh long cho mục đích thương mại. Ông
Phong đã đưa men En Rim vào thử nghiệm và thành công trong việc phân hủy trái thanh long
từ đó tách riêng được hạt, vỏ, cơm của trái thanh long. Cứ 20kg thanh long ruột đỏ sẽ tách
được 15 kg thịt quả và 5kg vỏ và 30 kg thanh long thì tách được 1kg hạt. Sau khi tiến hành
tách xong, phần thịt quả được lên men chế biến thành rượu thanh long. 20kg thịt quả sau khi
lên men sẽ cho 10 lít rượu, với giá bán 30.000đ/chai 350ml thì cho lời gấp 3 lần so với bán
21
Hồng Châu (2012). Thêm đầu ra cho trái Thanh long. Bình Thuận Online. Trích từ
/>

20



quả tươi. Riêng phần vỏ ông Phong phơi khô sau đó xay nhuyễn làm bột màu có thể sử dụng
để làm phụ phẩm trong nấu nướng, hoặc làm mỹ phẩm như sơn mong tay, móng chân…thay
thế cho các loại phẩm màu độc hại khác. Riêng hạt thanh long ruột đỏ có thể chiết xuất được
tinh dầu chữa được một số bệnh về ung thư, tim mạch
22
Sở Khoa học Công Nghệ Tiền
Giang cần tổ chức nghiên cứu và tham quan học tập các cách làm này và đề xuất mô hình hiệu
quả nhất cho tỉnh.
Bài học # 9: Trong xu thế về sử dụng thực phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm cho
con người, các sản phẩm xanh và sạch từ nông nghiệp hữu cơ đang được thị trường ưa
chuộng cần được nghiên cứu và thúc đẩy.
Ở Việt Nam, với sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế và chính phủ, các sản phẩm hữu cơ
như rau hữu cơ, chè hữu cơ, và các cây ăn quả khác cũng đang được sự quan tâm của toàn xã
hội. Đây là hướng đi mới, rất tiềm năng, nhưng đỏi hỏi phải kiên trì để xây dựng uy tín trên
thương trường.
Riêng đối với thanh long “sạch” hay “thanh long hữu cơ” cũng đang được thị trường
quan tâm ngày càng tăng, phù hợp với xu thế ưa chuộng các sản phẩm hữu cơ nói chung trên
thế giới. Vì vậy, thay vì phát triển tràn lan thanh long không theo tiêu chuẩn nào, doanh
nghiệp và người trồng cần quy hoạch trồng thanh long sạch và đáp ứng tiêu chuẩn của các thị
trường khó tính. Mặc dù chi phí đầu tư cho sản xuất thanh long sạch đắt hơn, nhưng giá cả
của sản phẩm sạch cũng sẽ cao hơn và có được thị trường ổn định hơn, mang lại tăng trưởng
bền vững cho tất cả các bên.
Hiện ở Long An đã có cơ sở ứng dụng sản xuất thanh long sạch bằng phân hữu cơ
Blackcasting và Vermaplex nhập từ Mỹ của ông Huỳnh Văn Tây. Ông Tây đang cung cấp
Thanh long sạch cho công ty Cổ Phần Nông Nghiệp GAP xuất khẩu đi Mỹ. Theo ông Tây, chi
phí đầu tư sản xuất thanh long hữu cơ đắt hơn gấp 2 lần thanh long thông thường trong vụ
chính và gấp 3 lần trong vụ nghịch. Tuy nhiên với giá Công ty CP Nông nghiệp GAP đang
bao tiêu hiện nay là 12.000 đồng/kg trong vụ chính và 15.000 đồng/kg trong vụ nghịch thì
ông cũng có lời từ 40 – 60 triệu đồng/ha/vụ. Thêm vào đó, nếu việc sản xuất sạch được duy trì
thì theo quy định của Mỹ sau 2 năm cơ sở sẽ được chứng nhận sản phẩm hữu cơ (organic)

không cần chiếu xạ, tiết kiệm được chi phí chiếu xạ. Việc bón phân hữu cơ sạch cũng khiến
đất tốt hơn và tiết kiệm được cả chi phí cải tạo đất
23
.
Ở Tiền Giang cũng đã có mô hình kiểu mẫu về trồng thanh long sạch tại ấp Lương Phú
C, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo. Đó là mô hình của ông Võ Ngọc Diệp - một nông dân
đã áp dụng thành công mô hình “Vườn thanh long kiểu mẫu”, trồng, chăm sóc đúng quy cách
kỹ thuật cho hiệu quả kinh tế cao (400 triệu/năm), năng suất 30 tấn/ha
24
. Mô hình trồng thanh
long sạch đồng thời sẽ giúp thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, vì doanh nghiệp nhìn
thấy đầu ra cho sản phẩm.
22
Quang Huy, Khắc Lịch (2011). Rượu làm từ Thanh long cho lời gấp 3 lần. Theo Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Trích từ
/>
23
Ngọc Minh (2012). Thanh long hữu cơ đi Mỹ. Báo Dân Việt. Trích từ

24
NQHuy (2012). Vườn Thanh long kiểu mẫu ở TIền Giang. Theo website Thông tin Khoa học và Công Nghệ thành phố Cần
Thơ />

21


II. Phân tích tổng quan thị trường thanh long trong và ngoài nước:
1) Cung và cầu thanh long trên thế giới:
a) Nguồn cung thanh long trên thế giới:
Thanh long hiện nay đã được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng tập trung
nhiều nhất ở Châu Á và Châu Mỹ. Ngoại trừ một số nước trồng thanh long truyền thống, quy

mô sản xuất của các nước khác còn hạn chế và chỉ để phục vụ một phần nhỏ nhu cầu trong
nước.
Các nước xuất khẩu thanh long lớn trên thế giới gồm:
- Châu Á: Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan, Australia, Srilanka
- Trung Đông: Israel
- Châu Mỹ: Mexico, Colombia, Ecuador, Guatemala (là các nước xuất khẩu thanh long
chính vào thị trường Mỹ)
Thị phần: Việt Nam hiện vẫn là nước xuất khẩu thanh long lớn nhất thế giới, chiếm thị
phần số 1 tại cả Châu Á, Châu Âu và một số thời điểm tại Mỹ. Thái Lan và Israel là hai nước
xuất khẩu lớn thứ 2 và 3 tại thị trường Châu Âu. Tại thị trường Mỹ, Mexico và các nước
Trung-Nam Mỹ là các đối thủ cạnh tranh lớn nhất đối với các nhà xuất khẩu từ châu Á do lợi
thế địa lý. Thanh long Việt Nam đã có thương hiệu lâu với người Mỹ gốc Á. Thanh long Thái
Lan, Malaysia đang cố gắng tìm kiếm thị phần tại thị trường này. Tại Châu Á, Việt Nam là
nhà xuất khẩu hàng đầu vào thị trường Trung Quốc, tuy nhiên xuất khẩu sang các thị trường
như ASEAN, Hồng Kông vấp phải cạnh tranh ngày càng tăng từ các nước như Đài Loan, Thái
Lan, Malaysia.
Về cơ cấu sản phẩm: Đài Loan hiện là nhà cung cấp thanh long giống vỏ đỏ ruột đỏ
hàng đầu ở Châu Á. Việt Nam xuất khẩu cả thanh long vỏ đỏ ruột trắng và vỏ đỏ ruột đỏ,
trong đó ruột trắng chiếm tỉ trọng áp đảo. Các quốc gia Trung và Nam Mỹ độc quyền phân
phối sản phẩm thanh long vỏ vàng ruột trắng, ngoài ra cũng xuất khẩu các giống vỏ đỏ ruột
trắng và ruột đỏ.
Hiện chưa có thống kê chính thức về lượng xuất khẩu thanh long hàng năm của các
quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, có thể khẳng định rất nhiều nước đều có kế hoạch mở rộng
trồng thanh long, trong đó có cả Mỹ do những đánh giá tích cực về xu thế phát triển thị trường
cho sản phẩm này.
b) Nhu cầu thanh long trên thế giới:
Không giống các mặt hàng như cà phê, gạo, do thanh long trên thế giới (ngoài cộng
đồng châu Á) vẫn chưa phải sản phẩm được biết đến rộng rãi nên hiện nay vẫn chưa có
nghiên cứu hay thống kê chính thức nào về sản lượng tiêu thụ và cung cấp sản phẩm này trên
thế giới. Tuy nhiên các đánh giá đều cho thấy nhu cầu về thanh long có triển vọng phát triển

tốt trong thời gian tới trên khắp thế giới, đặc biệt ở các thị trường mới của thanh long (ngoài
châu Á). Tuy nhiên, việc nhu cầu này tăng theo cấp độ nào phụ thuộc rất nhiều vào việc giáo
dục thị trường, quảng bá sản phẩm (đặc biệt là thông tin về các tác dụng tốt cho sức khỏe của
thanh long), hạ bớt giá thành, và cải thiện được độ ngọt của trái thanh long.
Hiện tại, các thị trường tiêu thụ thanh long chính trên thế giới gồm 3 khu vực:
(i) Châu Á: là thị trường tiêu thụ thanh long hàng đầu, đặc biệt là tại các quốc gia có cộng
đồng người Hoa do niềm tin vào sự may mắn mang lại nhờ cái tên và hình dáng, màu
sắc của quả thanh long. Đây là các thị trường truyền thống của thanh long. Trung
Quốc là quốc gia tiêu thụ thanh long lớn nhất ở Châu Á và cũng là lớn nhất thế giới

22

hiện nay. Một số quốc gia châu Á không ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa như Nhật
Bản, Hàn Quốc cũng ngày càng quan tâm đến sản phẩm thanh long do các đặc tính
tốt cho sức khỏe mà trái thanh long mang lại.
(ii) Châu Âu: Là thị trường nhập khẩu rau quả tươi hàng đầu thế giới, và khá cởi mở với
các sản phẩm mới. Do vậy, tuy thanh long còn là một mặt hàng tương đối mới và chưa
được quảng bá rộng rãi, giá thành lại cao, nhưng vẫn rất có triển vọng và thu hút được
ngày càng nhiều sự yêu thích của người tiêu dùng.
(iii) Mỹ: Thanh long là mặt hàng truyền thống đối với người tiêu dùng gốc Á nói chung và
gốc Việt nói riêng ở Mỹ. Do cộng đồng người Á và Việt khá cao nên nhu cầu tiêu thụ
thanh long tương đối lớn. Tuy nhiên đối với các nhóm sắc tộc khác, thanh long vẫn là
sản phẩm tương đối mới và chỉ được biết đến ở phân khúc cao cấp của thị trường. Tuy
nhiên, các nhà phân tích cho biết đây là thị trường sẽ phát triển nhanh và mạnh trong
thời gian tới, bằng chứng là các chủ trang trại ở Florida và California đã bắt đầu tiến
hành trồng thanh long để đáp ứng và đón đầu thị trường.

2) Cung và cầu thanh long trong nước:
a) Nguồn cung cấp thanh long trong nước:
* Nguồn cung thanh long trong cả nước:

Trong những năm gần đây, thanh long xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới với số
lượng ngày càng tăng đã thúc đẩy nhanh việc phát triển sản xuất và tiêu thụ thanh long trên cả
nước.
Diện tích thanh long trên cả nước năm 2009 đạt khoảng 14.595 ha tăng hơn so với năm
2008 là 6% (884 ha); năm 2010 ước đạt 16.096 ha tăng hơn so với năm 2009 là 10%
(1.501ha). Bình Thuận đứng đầu diện tích thanh long cả nước (chiếm khoảng 80% tổng diện
tích) với 13.404 ha năm 2010, kế đến là Tiền Giang: 1.896 ha và thứ 3 là Long An: 1.200 ha.
Năm 2011, diện tích thanh long được thống kê chính thức ở Bình Thuận đã tăng lên hơn
16.500 ha (con số thực có thể trên 18500 ha – theo thông tin từ Sở Nông Nghiệp Bình Thuận).
Diện tích thanh long được thống kê chính thức ở Tiền Giang năm 2011 là 2.500 ha. Ngoài ra,
Tây Ninh, Đồng Nai, Cà Mau, và một số tỉnh phía Bắc như Hà Nội và các tỉnh miền núi phía
Bắc cũng đã trồng thanh long nhưng quy mô nhỏ, diện tích không đáng kể (dưới 10%) so với
3 tỉnh dẫn đầu là Bình Thuận, Tiền Giang và Long An.











23

Hình 1: Minh họa các vùng cung thanh long chính trên cả nước


Sản lượng thanh long của Việt Nam cũng tăng nhanh qua từng năm, cao nhất ở năm

2010 là 346.510 tấn. Như vậy sau 5 năm (từ năm 2006 đến năm 2010), sản lượng thanh long
đã tăng gần 2.4 lần (xem Biểu 1).

Biểu 1: Diện tích và sản lượng thanh long cả nước qua các năm từ 2006 - 2010

Bình Thuận:
18500 ha
Tiền Giang:
2500 ha
Long An
1300ha

24

Nguồn: Cục Trồng trọt, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Về cơ cấu giống: khoảng 97% thanh long hiện nay là giống vỏ đỏ ruột trắng tập trung
hầu như toàn bộ ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang và Long An. Các tỉnh mới trồng thanh
long như các tỉnh phía bắc, Đồng Nai, Tây Ninh hầu hết đều tập trung trồng thanh long ruột
đỏ bởi giống vỏ đỏ ruột đỏ đang rất được ưa chuộng trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tuy
nhiên, tính cả diện tích thanh long ruột đỏ đang được trồng ở Bình Thuận, Tiền Giang và
Long An thì tổng diện tích cũng chưa tới một ngàn ha, đa số do Tiền Giang cung cấp giống.

98%
2%
Biểu 2: Cơ cấu giống thanh long tại Việt N



Nguồn: Tư vấn tổng hợp từ nhiều nguồn phỏng vấn trực tiếp và báo chí

* Nguồn cung thanh long từ Tiền Giang:
Tiền Giang hiện có khoảng 2.500 ha đất trồng thanh long
25
, là vùng trồng thanh long
lớn thứ hai trong cả nước chỉ sau Bình Thuận. Kết quả phỏng vấn thương lái (thu gom hơn
90% sản lượng của tỉnh) cho thấy vào chính vụ: chỉ có khoảng 10% sản lượng thanh long
được xuất khẩu, 30% tiêu thụ ở TP HCM và 60% ở các tỉnh miền Tây. Ngược lại, vào giai
đoạn trái vụ, khoảng 80% sản lượng thanh long được xuất khẩu qua các doanh nghiệp ngoài
tỉnh, 20% tiêu thụ tại thị trường trong nước
26
. Theo Đề án thanh long Tiền Giang, trong khi tỉ
lệ quả đạt chất lượng xuất khẩu trái vụ là 70-80% thì chính vụ chỉ là 10%. Như vậy có nghĩa
là hầu như tất cả lượng quả đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đều được xuất đi. Theo phân tích của ông
Thinh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Chợ Gạo, nguyên nhân xuất khẩu được ít
thanh long hơn vào đúng vụ là do tỉ lệ quả đạt chất lượng xuất khẩu thấp và chính vụ của
thanh long ở Việt Nam cũng trùng thời điểm chính vụ của nhiều loại hoa quả nhiệt đới khác,
làm cho thanh long giảm giá mạnh, người dân thấy giá thấp nên không đầu tư chăm sóc cho
quả đạt chất lượng tốt hơn.




25
Theo số liệu từ website chính thức của tỉnh Tiền Giang

26
Đề án Thanh long

25


×