Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đổi mới chương trình thực tập hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.11 KB, 109 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là bậc
học đầu tiên đặt nền tảng cho sự phát triển nhân cách học sinh, tạo
tiền đề để thực hiện chiến lược phổ cập tiểu học. Việc thực hiện
chiến lược giáo dục mầm non trong tương lai đang đặt ra một yêu cầu
cấp bách là nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung và phương pháp,
từ năm 2000. Vì vậy, cần tăng cường đào tạo bồi dưỡng giáo viên
mầm non để phục vụ yêu cầu này.
Chỉ thò 19/GD-ĐT ngày 21/9/1995 của Bộ Giáo Dục & Đào
Tạo có nêu rõ: có kế hoạch chuẩn bò mọi điều kiện đào tạo bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên phổ thông, mầm non, cán bộ quản lý để giáo viên
mầm non và tiểu học có trình độ cao đẳng.
Đội ngũ giáo viên mầm non tại TP. Hồ Chí Minh có 6.252
giáo viên với khoảng 538 trường mầm non, nhà trẻ, mẫu giáo. Công
tác chuẩn hóa trung học sư phạm cho giáo viên mầm non thực tế cơ
bản đã được hoàn thành trong những năm qua, đã đạt tỷ lệ: 90,56%,
số cán bộ quản lý là 997 đã đạt chuẩn 92,6%, theo báo cáo của Sở
Giáo Dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh học kỳ I năm học 2001–2002.
Trước tình hình đó, nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non
có bước chuyển hướng cao hơn, phải tập trung nâng chuẩn cho đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý mầm non.
Trong phương hướng, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
của Sở Giáo Dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh năm học 2000 – 2001
có xác đònh: ”Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng trên
chuẩn cho giáo viên các ngành học, cấp học theo các mục tiêu của
chương trình xây dựng đội ngũ giáo viên giai đoạn từ nay đến 2005
và 2010, phấn đấu đến 2005 có 40% giáo viên sư phạm và 3-5%
GV/THPT có trình độ sau đại học; 65% GV/THCS có trình độ đại học,
40% giáo viên tiểu học và 30% giáo viên mầm non có trình độ CĐSP


trở lên”.
2
Trên thực tế đã có nhiều khóa bồi dưỡng nâng chuẩn cho
giáo viên mầm non để đáp ứng yêu cầu của Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên khó khăn nhất trong công tác này là Bộ Giáo
Dục-Đào Tạo chưa ban hành chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng
chuẩn hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non (trong đó kể cả
chương trình thực tập sư phạm). Chính vì chưa có sự quy đònh rõ
ràng về thực tập sư phạm, nội dung, hình thức, cách đánh giá thực
tập cho hệ này, nên việc thực hiện chương trình đào tạo cũng như
thực tập sư phạm chưa hoàn toàn thống nhất giữa các đòa phương đào
tạo.
Khi thực hiện chương trình thực tập sư phạm cho hệ chuyên
tu cao đẳng sư phạm mầm non từ các khóa trước, chúng tôi nhận
thấy một số vấn đề còn tồn tại chưa giải quyết được:
– Học viên khi tham gia thực tập sư phạm tập trung đã không
thể đảm bảo tốt được công tác ở trường mầm non.
– Nội dung và công tác đánh giá thực tập sư phạm chưa đáp
ứng được yêu cầu nâng chuẩn từ hệ trung cấp lên hệ cao
đẳng và chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của Ngành Giáo
dục Mầm non.
Để giải quyết được các vấn đề đã nêu trên, chúng tôi thấy
cần phải nghiên cứu một cách khoa học việc đổi mới chương trình
thực tập sư phạm cho hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non đáp
ứng được yêu cầu nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên mầm non và tình
hình đổi mới giáo dục mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Vì các lý do đã nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài:
“Đổi mới chương trình thực tập sư phạm hệ chuyên tu cao
đẳng sư phạm mầm non”.
2. Mục đích nghiên cứu.

Đổi mới chương trình thực tập sư phạm hệ chuyên tu cao
đẳng sư phạm mầm non phù hợp, sao cho đáp ứng được yêu cầu đổi
3
mới của ngành mầm non và đạt được tay nghề của học viên trình độ
cao đẳng.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Chương trình thực tập sư phạm hệ chuyên tu cao đẳng sư
phạm mầm non.
3.2. Khách thể nghiên cứu.
Công tác thực tập sư phạm của chương trình đào tạo giáo
viên mầm non.
4. Giới hạn của đề tài.
− Về nội dung nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu chương trình thực
tập sư phạm gồm: Mục tiêu, nội dung, quy trình, đánh giá.
− Về không gian nghiên cứu:
+ Thực trạng TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành.
+ Thực nghiệm: Chỉ trong phạm vi TP. Hồ Chí Minh.
− Về thời gian nghiên cứu: Các khóa học hệ chuyên tu cao đẳng
sư phạm mầm non từ 1997 – 2003.
5. Giả thuyết khoa học.
Nếu chương trình thực tập sư phạm cho sinh viên hệ chuyên
tu cao đẳng sư phạm mầm non được đổi mới theo hướng sau:
– Sử dụng và phát huy kinh nghiệm sư phạm (trình độ lý luận
và kỹ năng sư phạm thực hành) của học viên một cách triệt
để trong quá trình thực tập.
– Tuân thủ các yêu cầu và kỹ thuật của lý luận phát triển
chương trình giáo dục hiện đại.
– Thích hợp với môi trường và điều kiện đào tạo cũng như
thành phần chuyên môn của học viên

… thì chất lượng đào tạo giáo viên mầm non sẽ được nâng cao.
4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.
6.1. Xây dựng cơ sở lý luận của chương trình thực tập sư phạm cho
hệ đào tạo nâng chuẩn chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non.
6.2. Nghiên cứu thực trạng tổ chức thực tập sư phạm cho hệ nâng
chuẩn cao đẳng sư phạm mầm non hiện nay.
6.3. Đề xuất phương hướng đổi mới chương trình thực tập sư phạm
hệ nâng chuẩn (chuyên tu) cao đẳng sư phạm mầm non.
6.4. Thực nghiệm chương trình thực tập sư phạm đổi mới hệ chuyên
tu cao đẳng sư phạm mầm non đã được đổi mới tại Thành phố
Hồ Chí Minh.
7. Phương pháp nghiên cứu:
7.1. Nghiên cứu lý luận.
– Đọc, phân tích, so sánh, tổng hợp các văn bản, tài liệu, các
tài liệu nghiên cứu và hồ sơ thực tập sư phạm có liên quan
đến đề tài.
– Khái quát hóa lý luận để xác đònh những khái niệm cơ bản
làm cơ sở lý luận.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
7.2.1. Quan sát hoạt động.
– Dự các buổi triển khai kế hoạch thực tập sư phạm; các hoạt
động của học viên, của giáo viên hướng dẫn thực tập, của ban
lãnh đạo các trường mầm non có học viên thực tập sư phạm.
– Quan sát kỹ năng nghề của học viên trước đợt TTSP.
– Dự các buổi thi (với các nội dung khác nhau) cuối đợt TTSP.
– Phân tích, đánh giá dữ liệu quan sát.
7.2.2. Điều tra khảo sát thực trạng.
5
Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến về công tác thực tập sư phạm

hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non với các đối tượng: học viên
là giáo viên mầm non (đã qua lớp đào tạo chuyên tu cao đẳng sư
phạm mầm non), học viên là cán bộ quản lý trường mầm non, giáo
viên sư phạm có tham gia hướng dẫn thực tập sư phạm; cán bộ quản
lý các trường mầm non có học viên thực tập.
Phiếu thăm dò nhằm 2 mục đích:
– Tìm hiểu thực trạng
– Trưng cầu thêm ý kiến để xây dựng chương trình thực tập
sư phạm.
Sau khi tổng hợp ý kiến và sau khi thực nghiệm thăm dò sẽ
phát phiếu trưng cầu ý kiến lần 2.
7.2.3. Nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
Nghiên cứu bài thu hoạch, sổ nhật ký, kế hoạch ngày, tuần,
tháng của học viên, hồ sơ thực tập sư phạm của các trường sư phạm
mầm non và của hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non.
Nghiên cứu kết quả thực tập sư phạm
7.2.4. Thực nghiệm sư phạm.
Thực nghiệm kiểm chứng tính khả thi của chương trình thực
tập sư phạm hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non ở khóa 4.
– Thực nghiệm thăm dò ở khóa 4.
– Thực nghiệm đồng bộ ở khóa 5.
7.2.5. Phương pháp chuyên gia.
Trao đổi, tọa đàm riêng hoặc theo chuyên đề (hội thảo) với
cán bộ quản lý ngành học mầm non cấp Phòng Giáo Dục, cấp Sở
Giáo dục&Đào Tạo, cấp Vụ Giáo Dục Mầm Non, cán bộ quản lý các
trường sư phạm mầm non về các yêu cầu của chương trình thực tập
sư phạm hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non, đặc biệt là với
Trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo TW3.
7.2.6. Tổng kết kinh nghiệm.
6

7.2.7. Phương pháp thống kê toán học.
Các số liệu thu được, được xử lý bằng phương pháp thống kê
toán học.
Trên cơ sở các số liệu đã kiểm đònh, sẽ so sánh, phân tích
rút ra các kết luận về thông tin thu được và từ đó có thể nhận đònh
và đánh giá các khía cạnh khác nhau của nội dung nghiên cứu.
8. Đóng góp mới của đề tài.
− Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn mối quan hệ
giữa trình độ tay nghề đã có của học viên với nội dung
chương trình thực tập sư phạm. Từ đó đònh hướng được mức
độ nâng cao, yêu cầu cần đạt của học viên.
− Góp phần điều chỉnh chương trình đào tạo (tỉ trọng và nội
dung lý thuyết với thực hành trong chương trình đào tạo hệ
chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non).
− Đề xuất một chương trình thực tập sư phạm đổi mới cho hệ
chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non.
9. Các sản phẩm của đề tài.
– Báo cáo khoa học.
– Chương trình thực tập sư phạm theo hướng đổi mới với các
yếu tố:
+ Mục tiêu
+ Nội dung
+ Quy trình tổ chức thực tập sư phạm và điều kiện sư
phạm
+ Tiêu chí và thang đánh giá kết quả thực tập sư phạm.

7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Vài nét về lòch sử nghiên cứu vấn đề.

1.1.1. Ở ngoài nước.
Về công tác tổ chức thực hành, thực tập sư phạm trong đào
tạo bồi dưỡng giáo viên, cũng như thực hành thực tập thực tế trong
đào tạo, sinh viên các ngành nghề luôn được các nhà nghiên cứu giáo
dục của các nước trên thế giới đặt vấn đề và nghiên cứu nghiêm túc.
Ở Liên xô và các nước Đông Âu trước đây, những nghiên
cứu trong lónh vực tổ chức cho sinh viên làm công tác thực hành, thực
tập đã trở thành hệ thống lý luận và kinh nghiệm vững chắc với
những công trình của N.V.Bondyrev, NV.Kuzmina, V.A.Onishyk.
Một số tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn chuyên biệt về công
tác thực hành, thực tập sư phạm trong các trường Đại học Sư phạm
(Liên xô cũ) như:
– Những con đường nâng cao hiệu quả thực tập sư phạm ở các
trường Đại học Sư phạm. Kiev. 1974.
– Những vấn đề đào tạo giáo dục học đại cương cho các giáo viên
tương lai. M. 1976.
– Hình thành nhân cách người giáo viên - nhà giáo dục trong thực
hành – thực tập sư phạm. M.1983.
– Hình thành các kỹ năng, kỹ xảo cho sinh viên trong điều kiện
giáo dục đại học. L.G.U. 1974.
Cần lưu ý rằng, phần lớn các quyển sách này, cũng chỉ gồm
những bài viết tập hợp lại, cũng là những “ý kiến ban đầu”, “đề xuất
sơ bộ” và một số thử nghiệm… chính OA.Abdoullina đã nhận xét:
“Việc nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức công tác thực hành sư phạm
đã chỉ ra rằng: cho tới nay, thiếu hẳn một cơ sở khoa học của nội
dung thực hành, thực tập sư phạm, thiếu hẳn những tiêu chuẩn đánh
8
giá kết quả thống nhất… Điều đó dẫn đến chỗ một số người làm công
tác chỉ đạo thực hành đã xác đònh một cách chủ quan về nội dung và
về phương pháp tổ chức thực hành, thực tập sư phạm.

Đáng kể hơn cả là công trình của X.I.Kixegof “hình thành
các kỹ năng, kỹ xảo sư phạm cho sinh viên trong điều kiện giáo dục
đại học”, và các phần viết của O.A.Abdoullina “về kỹ năng sư phạm”
và về “nội dung và cấu trúc thực hành sư phạm ở các trường Đại học
Sư phạm trong giai đoạn hiện nay”. (Trong công trình “Những vấn
đề đào tạo giáo dục học…” do A.I.Piscounôv chủ biên). Nhiều phân
tích lý luận sâu sắc và các kết quả nghiên cứu thực tiễn của các tác
giả này đã cho phép xem xét lại vấn đề tổ chức và nội dung của công
tác thực hành – thực tập sư phạm nói chung và vấn đề của công tác
tập luyện các kỹ năng giảng dạy nói riêng cho sinh viên… trong các
trường Đại học Sư phạm Liên xô trước đây. Những quan điểm đó
hoàn toàn mang tính thời sự và có giá trò khoa học đối với chúng ta
hiện nay.
Các công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục học, các nhà
sư phạm Liên xô đều nói lên những vấn đề rất cơ bản là để làm tốt
công tác tổ chức thực hành, thực tập sư phạm thì phải quan tâm
nghiên cứu bản thân chất lượng đào tạo; xác đònh rõ mục tiêu và
nhiệm vụ tổ chức thực tập sư phạm; điều kiện để cho sinh viên thực
tập sư phạm đạt hiệu quả tốt; vấn đề đánh giá kết quả thực tập sư
phạm
Trong một số tài liệu và hội thảo: trong hệ thống đào tạo
giáo dục ở các nước phương Tây rất chú ý hình thành vững chắc các
kỹ năng cơ bản của các hành động giảng dạy ngay trong khi sinh
viên học từng “đoạn” lý thuyết. Thay vì học thuộc lòng một loạt khái
niệm, phạm trù… rồi chờ đến kỳ thực tập mới “vận dụng”, sinh viên
được “tập” (hình thành) các thao tác của kỹ năng giáo dục cơ bản
ngay trong quá trình học lý luận.
Tổ chức Apeid thuộc Unesco đã tổ chức “Hội thảo về canh
tân việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên của các nước Châu Á và Thái
Bình Dương, tại Seoul (Hàn quốc 1988). Vấn đề được đặt ra trong hội

thảo là mối quan hệ giữa việc hình thành tri thức nghề nghiệp với
9
việc hình thành kỹ năng sư phạm, đây là mối quan hệ biện chứng.
Quan điểm khoa học này cho thấy sự đồng nhất giữa cách nhìn của
các nhà nghiên cứu Liên xô và phương Tây về mối quan hệ giữa nội
dung và phương pháp đào tạo với hiệu quả tổ chức thực tập sư phạm.
1.1.2. Ở trong nước.
Việc nghiên cứu hoạt động chuyên biệt về công tác tổ chức
thực hành – thực tập sư phạm đã được các trường Đại học Sư phạm
trong cả nước nghiên cứu nhiều như: Giai đoạn đổi mới Quy trình
đào tạo (sau 1987). Từ khi Bộ ĐH&THCN (nay là Bộ Giáo dục và
Đào Tạo) triển khai rộng rãi chủ trương đổi mới qui trình đào tạo
(các “chương trình hành động của ngành”, tổ chức việc biên soạn lại
các chương trình, giáo trình…), vấn đề giáo dục nghiệp vụ sư phạm –
trong đó có các hoạt động thực hành – thực tập sư phạm về giảng
dạy, mới được chú ý nhiều hơn. Đã tăng đáng kể số tiết thực hành
các bộ môn nghiệp vụ; Một số trường, khoa đã xác đònh công tác thực
hành – thực tập sư phạm là một trong các mũi nhọn nghiên cứu khoa
học và là “đòn bẩy” chất lượng đào tạo.
– Đại học Sư phạm Vinh đã ra kỷ yếu “Hội thảo giáo dục
nghiệp vụ sư phạm trong Quy trình đào tạo mới” (1991).
– Đại học Sư phạm Việt Bắc, đang tổ chức thực nghiệm
phương pháp cải tiến đánh giá kết quả thực tập sư phạm (1993–1994)
– Đại học Sư phạm II, đã biên soạn mới “Kế hoạch thực
tập sư phạm tập trung và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường
xuyên” (1992)
– Đại học Sư phạm I đã tổ chức nhiều cuộc họp chuyên đề,
chuẩn bò cho việc đổi mới nội dung và tổ chức thực tập sư phạm
(1993-1994)
– Ở phía Nam, Đại học Sư phạm Huế, Đại học Sư phạm TP

Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ từ năm 1991-1993 đã hoàn thành đề
tài B91-30-02 và đã thu được một số kết quả rất đáng chú ý.
10
Trong đề tài: “Hệ đào tạo giáo viên PPTH theo hình thức tự
học có hướng dẫn, kết hợp với thực tập dài hạn tại trường phổ thông”
(Chỉ thò 34/CT-1987-Bộ Giáo dục), do TS. Nguyễn Cảnh Toàn chủ trì,
đã biên soạn một số tài liệu hướng dẫn sinh viên hệ đào tạo này thực
hành giảng dạy.
Đề tài cấp Bộ quản lý: “Thực trạng, nguyên nhân và giải
pháp của thực tập sư phạm tập trung” (B91-30-02). Đã tổ chức Hội
thảo (5/1993) và đã ra được 3 tài liệu có nhiều giá trò thực tiễn.
Thành công của đề tài qua việc nghiên cứu tổ chức điều tra một diện
rộng (463 sinh viên, 316 giáo viên hướng dẫn… ở 4 trường đại học
phía Nam, và qua xử lý bằng computer khá công phu đã rút ra được
nhiều nhận xét khá xác đáng về thực trạng công tác thực tập sư
phạm hiện nay. Từ đó đưa ra một loạt các kiến nghò từ vó mô rất
đáng chú ý. Trong đó có kiến nghò Bộ Giáo dục và Đào tạo “Nghiên
cứu, sớm ban hành một Quy chế thực tập sư phạm mới, phù hợp với
yêu cầu hiện nay…” kèm thẹo điểm đề nghò giải quyết về mục đích
yêu cầu của thực tập sư phạm trong tình hình mới, về nội dung, về
đòa bàn; về quy trình và tiêu chuẩn đánh giá thực tập sư phạm, về
chế độ chính sách đối với thực tập sư phạm… và nhiều kiến nghò cụ
thể khác.
Gần đây có đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia Hà Nội
mã số QS.97.02.ĐB. Hình thành kỹ năng giảng dạy và giáo dục cho
sinh viên Đại học Sư phạm thông qua thâm nhập thực tế tại các
trường phhổ thông do TS. Phạm Viết Vượng làm chủ nhiệm. Đã chỉ
ra các yếu tố giúp sinh viên thâm nhập thực tế đạt hiệu quả, đưa ra
được qui chế thực tập sư phạm.
Trong công tác đào tạo giáo viên mầm non, chương trình

thực tập sư phạm của các hệ 12+2; 12+3 trong thời gian qua tương
đối ổn đònh. Có một số đề tài nghiên cứu về thực hành – thực tập sư
phạm đã và đang được áp dụng rộng rãi như:
– Đề tài nghiên cứu về thực tập sư phạm của Lê Thò Huyền
Trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương 1 cho đến nay vẫn
có giá trò sử dụng ổn đònh.
11
– Năm 1988, đề tài: “Cải tiến phương pháp tổ chức thực
hành thực tập trong trường sư phạm mầm non” của TS. Lê Xuân
Hồng đã có giá trò cao trong công tác thực hành thường xuyên và là
nền tảng cho công tác thực tập sư phạm đang được sử dụng có chất
lượng.
Đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu, các hội thảo
khoa học, nói về công tác tổ chức thực hành, thực tập sư phạm trong
các trường sư phạm như tác giả Nguyễn Đình Chỉnh, Nguyễn Hữu
Dũng, Bùi Ngọc Hồ…
– Thực tập sư phạm – 1977 của tác giả Nguyễn Đình
Chỉnh, các vấn đề cơ bản được đặt ra và giải quyết trong tài liệu:
 Xác đònh các chức năng cơ bản của thực tập sư phạm: mang
tính chất học tập, chức năng giáo dục, chức năng phát triển,
chức năng thăm dò, chẩn đoán.
 Xác đònh các nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức thực tập sư
phạm.
 Trong quá trình đào tạo phải hình thành mô hình công tác
thực tập sư phạm cho những giáo viên trong tương lai. Cần xác
đònh mô hình nghề nghiệp đúng mới xác đònh được những yêu
cầu về năng lực – phẩm chất – kỹ năng cần thiết của giáo viên
với nghề.
 Nêu thực trạng về kinh nghiệm, năng lực của giáo viên sư
phạm trong việc hướng dẫn thực tập sư phạm. Yêu cầu giáo

viên sư phạm làm hướng dẫn cần có kinh nghiệm nghề đủ để
phối hợp với giáo viên chỉ đạo thực tập và các cán bộ quản lý
chuyên môn ở tại trường thực tập.
 Nêu nguyên tắc quan trọng trong tổ chức thực tập sư phạm là
xác đònh rõ mối quan hệ giữa tri thức lý luận của các môn học
nền (tâm lý học, giáo dục học, giải phẩu sinh lý…) và các môn
phương pháp giảng dạy bộ môn với thực hành thực tập sư
phạm.
– Một tài liệu khác cũng có giá trò nghiên cứu về vấn đề
thực tập sư phạm, và được xem như cẩm nang thực tập sư phạm của
12
sinh viên là “Hỏi đáp về thực tập sư phạm – 1993 của tập thể tác giả
do PGS. Bùi Ngọc Hồ làm chủ biên.
Tác giả đã cho thấy thêm một số biện pháp để hoàn thiện
việc tổ chức cho một đợt thực tập sư phạm nói chung. Việc sử dụng
cho hết chức năng của quyển sổ nhật ký, việc đặt thành yêu cầu đối
với sinh viên trong phát hiện và ghi lại những tình huống sư phạm
có vấn đề là rất quan trọng cho việc phát triển kỹ năng nghề của
sinh viên.
– Trong tài liệu “Hình thành kỹ năng sư phạm cho sinh
viên sư phạm” – 1995, GS. Nguyễn Hữu Dũng – tác giả nhấn mạnh:
“Hệ thống những kỹ năng được hình thành trong giai đoạn thực
hành sẽ được sử dụng, củng cố và phát triển trong giai đoạn thực tập
sư phạm tập trung”, giai đoạn này có nhiệm vụ hình thành về cơ bản
cho giáo sinh những kỹ năng thiết kế, kỹ năng giải quyết các nhiệm
vụ sư phạm chiến lược và chiến thuật. Tác giả khẳng đònh thực tập
sư phạm là một trong những con đường hình thành kỹ năng sư
phạm.
– Theo Phạm Hồng Quang “Vấn đề đánh giá kết quả thực
tập sư phạm hiện nay” đã đặt ra vấn đề đánh giá thực tập sư phạm

nằm trong qui trình đánh giá tổng thể: học lý thuyết, thực tập sư
phạm, thực hành nghề. Cần tìm ra phương pháp đánh giá thực chất
khách quan, để làm tốt việc này cần tính tới chuẩn đầu vào, chuẩn
của quá trình đào tạo và rèn luyện tay nghề.
Tác giả nhấn mạnh: trong đánh giá cần chú ý đặc điểm cá
nhân, phát huy tính chủ động sáng tạo của sinh viên.
Trong thực tế của ngành học giáo dục mầm non, dù ngày
nay đã phát triển nhanh về trình độ nghiệp vụ của đội ngũ sư phạm
nhưng việc đặt thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để hoàn thiện
các khâu quan trọng trong tổ chức thực tập sư phạm như khâu đánh
giá còn nhiều hạn chế.
– Mới đây, vào năm 1999 có Luận văn thạc sỹ của tác giả
Bùi Thò Thu Vân đã nghiên cứu thực trạng tổ chức thực tập sư phạm
hệ cao đẳng chuyên tu. Qua nghiên cứu thực trạng, tác giả chỉ ra sự
13
cần thiết phải có một mô hình tổ chức thực tập sư phạm riêng cho hệ
đào tạo bồi dưỡng đặc thù này. Tác giả có nêu các vấn đề của việc
hoàn thiện tổ chức thực tập sư phạm hệ cao đẳng chuyên tu như: Nên
đưa phần nội dung chăm sóc vệ sinh trẻ như thế nào vào nội dung
thực tập. Việc tổ chức cho học viên thực tập ở các độ tuổi của trẻ như
thế nào cho phù hợp; Nội dung công việc thực tập của học viên có
nên phụ thuộc vào chức danh của học viên hay không? Có nên cho
học viên thoát ly khỏi công tác ở trường mầm non trong thời gian
thực tập sư phạm? Học viên nên thực tập tại đơn vò đang công tác
hay đi thực tập tại một số trường được chọn điểm? Giáo viên sư
phạm có thể đảm nhận hoàn toàn việc đánh giá kết quả thực tập sư
phạm của học viên không? Với các vấn đề trên tác giả đã đưa ra
nhiều phương án khác nhau đòi hỏi phải được nghiên cứu tiếp để xây
dựng một mô hình tổ chức thực tập sư phạm cho hệ chuyên tu cao
đẳng sư phạm ngành học mầm non tại TP. Hồ Chí Minh, đã có được

nhiều tài liệu quan trọng, cần thiết làm cơ sở lý luận phục vụ cho đề
tài.
Trong thực tế, chưa có văn bản chính thức và một chương
trình thực tập sư phạm cho hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm
non. Việc nghiên cứu vấn đề thực tập sư phạm trong từng trường sư
phạm mầm non còn trong tình trạng đơn lẻ, thiếu bao quát vấn đề,
chỉ mới giải quyết những vấn đề nảy sinh ở từng chặng đường thực
hiện.
1.2. Cơ sở lý luận.
1.2.1. Khái niệm công cụ.
1.2.1.1. Thực tập.
– Tập làm trong thực tế để áp dụng điều đã học nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn: sinh viên đi thực tập ở nhà máy (Đại từ điển
tiếng Việt).
– Thực tập: Tập làm trong thực tế để áp dụng và củng cố
kiến thức lý thuyết, trau dồi thêm về nghiệp vụ chuyên môn. (Ví dụ:
sinh viên Trường Đại học Bách Khoa đi thực tập) [15]
14
1.2.1.2. Thực tập sư phạm.
– Thực tập sư phạm sư phạm là giai đoạn giáo sinh tập
làm quen với công việc, với kỹ thuật dạy, đem khoa học sư phạm áp
dụng vào thực tiễn, mỗi giáo sinh tập làm thầy, làm chủ thể dạy, chủ
thể tác động và đònh hướng quá trình tiếp nhận tri thức khoa học của
từng bộ môn cho học sinh. [12]
– Thực tập sư phạm của giáo sinh sư phạm mầm non theo
nghóa rộng là luyện tập toàn bộ những hoạt động nhằm làm cho giáo
sinh làm quen với hoạt động sư phạm và củng cố, mở rộng thêm kiến
thức, kỹ năng và thái độ cơ bản. Theo nghóa hẹp thực tập sư phạm là
rèn luyện những thao tác, kỹ năng, kỹ xảo hành động cụ thể chăm
sóc-giáo dục trẻ. [11]

1.2.1.3. Chương trình.
– Các mục, các vấn đề, nhiệm vụ đề ra và được sắp xếp
theo một trình tự để thực hiện trong một thời gian nhất đònh: chương
trình hoạt động.
– Chương trình là nội dung kiến thức và kỹ năng, về một
môn học ấn đònh cho từng lớp, cấp trong từng năm học. (Theo Đại từ
điển tiếng Việt – Nguyễn Như Ý chủ biên)
1.2.1.4. Chương trình thực tập sư phạm hệ chuyên tu cao đẳng sư
phạm mầm non: là các mục, các vấn đề, nhiệm vụ đề ra trong
giai đoạn học viên rèn luyện, nâng cao những thao tác, kỹ
năng, kỹ xảo hành động cụ thể trong công tác chăm sóc-giáo
dục trẻ mầm non.
1.2.1.5. Kỹ năng.
– Là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được
trong một lónh vực nào đó vào thực tế. (Ví dụ: Rèn luyện kỹ năng
trong thực tế) [15]
– Kỹ năng là khả năng con người sử dụng các tri thức và
kỹ xảo đã có để lựa chọn và thực hiện các hành động tương ứng với
mục đích đã đề ra. [18]
15
1.2.1.6. Kỹ năng sư phạm: là khả năng vận dụng những tri thức và
kỹ xảo đã có để lựa chọn và thực hiện các hành động tương
ứng với mục đích đã đề ra trong hoạt động sư phạm.
1.2.2. Đặc điểm tâm lý của học viên hệ chuyên tu cao đẳng sư
phạm mầm non.
– Học viên đã tốt nghiệp hệ trung cấp 12+2 hoặc 9+3.
– Khi đi học hệ chuyên tu, các học viên vẫn phải đảm bảo công tác
và vẫn phải học tập tốt. Thường các học viên sẽ khó khăn nhiều
trong việc sắp xếp công tác của mình trong đợt thực tập sư phạm
(nếu thực tập sư phạm tổ chức dưới hình thức tập trung thì sẽ

gây khó khăn rất nhiều cho công tác chăm sóc-giáo dục trẻ ở các
trường mầm non có giáo viên đi học).
– Học viên đã có một số năm công tác trong ngành mầm non (giáo
viên mầm non hoặc cán bộ quản lý trường, ngành mầm non), ít
nhiều cũng có kinh nghiệm trong việc chăm sóc-giáo dục trẻ nên
khi học bổ sung hoặc nâng cao lý luận, học viên hệ này có điều
kiện nắm bắt và vận dụng có hiệu quả. Tuy nhiên chính kinh
nghiệm chủ nghóa trong công tác chăm sóc-giáo dục trẻ có khi
lại tạo đường mòn gây cản trở cho việc tiếp nhận và vận dụng
cái mới.
– Chính quan điểm của một số học viên và của một số nhà giáo
dục cho rằng học viên hệ chuyên tu cao đẳng đã thực tập ở hệ
trung cấp rồi nên không cần thực tập nữa, cũng gây khó khăn và
vấn đề bức xúc cho những người tổ chức thực tập sư phạm hệ
này.
– Là những người lớn tuổi đi học, nên việc lónh hội tri thức mới
cũng gặp không ít khó khăn nhưng bù lại những học viên này đã
có một thời gian gắn bó với nghề, nên tâm lý ổn đònh đối với
công việc lại tạo điều kiện thuận lợi cho người học.
– Trong thời gian đi học đặc biệt là thời gian thực tập sư phạm,
các học viên phải nỗ lực rất nhiều trong việc sắp xếp công việc ở
trường mầm non, ở gia đình (vì đa số có gia đình riêng, chăm
sóc con…) và việc học (thực tập sư phạm).
16
1.2.3. Phẩm chất và kỹ năng sư phạm của giáo viên mầm non.
1.2.3.1. Các phẩm chất nhân cách cần thiết có ở người giáo viên mầm
non.
– Xu hướng nhân cách:
• Người giáo viên mầm non cần có xu hướng chính trò đúng
đắn như yêu Tổ Quốc, có tinh thần tập thể, bản thân có tham gia các

hoạt động có ích cho xã hội, cho nhân dân, có sự ham thích hoạt
động trong lónh vực quan hệ giữa người với người [3, 17]
• Xu hướng nhân cách của giáo viên mầm non được bộc lộ
ở tình yêu đối với con người, ở sự yêu thích hoạt động sư phạm và
mong muốn chân thành làm cho trẻ em được tốt hơn, hoàn thiện
hơn.
• Xu hướng sư phạm biểu hiện ở tinh thần lạc quan niềm
tin vào trẻ em và sự tin tưởng vào việc đạt được kết quả trong hoạt
động sư phạm của mình.
• Là người truyền đạt các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho
thế hệ trẻ, người giáo viên mầm non còn có hứng thú đa dạng, có
tính ham hiểu biết, quan tâm đến cái mới trong khoa học giáo dục và
khoa học liên quan. Họ phải là một trong những người tiên tiến nhất
để có thể không chỉ là giáo viên của hôm nay mà còn là giáo viên
của ngày mai. [3]
• Giáo viên phải có hứng thú với quá trình và kết quả giáo
dục, dạy học cho trẻ. [3, 17] và có nhu cầu truyền đạt kiến thức kinh
nghiệm cho trẻ. [18]
– Vì đối tượng giáo dục là trẻ từ 0-6 tuổi nên công việc của
người giáo viên mầm non khá vất vả, đòi hỏi sự sáng tạo và tinh
thần trách nhiệm cao, phải có tình yêu lao động, có khả năng tự
kiềm chề, tính chòu đựng, chòu thương chòu khó, cao thượng kiên trì,
công bằng và nhất quán.
Như vậy các phẩm chất nhân cách nổi trội của giáo viên
mầm non cần có là:
17
– Yêu trẻ.
– Yêu thích công việc của người giáo viên mầm non.
– Chủ động sáng tạo trong công việc.
– Kiên trì biết khắc phục khó khăn.

– Cao thượng, kiềm chế, công bằng.
– Ham học hỏi.
Đối với học viên của hệ chuyên tu cao đẳng thì các phẩm
chất trên đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện trong quá
trình công tác ở trường mầm non, cũng như qua khóa học bồi dưỡng
nâng chuẩn. Tuy nhiên trong đề tài nghiên cứu khoa học này chúng
tôi đánh giá phẩm chất nhân cách này của học viên trong phần rèn
luyện chứ không đánh giá riêng biệt từng phẩm chất để tập trung
việc đánh giá về kỹ năng nghề.
1.2.3.2. Kỹ năng sư phạm của giáo viên mầm non.
Kỹ năng sư phạm của giáo viên mầm non là khả năng vận
dụng những tri thức và kỹ xảo đã có để lựa chọn và thực hiện các
hành động tương ứng với mục đích đã đề ra trong công tác chăm sóc-
giáo dục trẻ mầm non.
Các hoạt động sư phạm được tiến hành trong chăm sóc-giáo
dục trẻ mầm non, thể hiện thông qua nhân cách của giáo viên, có cấu
trúc như sau:
– Thế giới quan, niềm tin, lý tưởng.
– Thái độ đối với hoạt động sư phạm.
– Năng lực sư phạm.
– Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp sư phạm.
Năng lực sư phạm được hiện thực hóa trong các tri thức kỹ
năng, kỹ xảo, đồng thời quyết đònh độ nhanh chóng và dễ dàng trong
việc nắm các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ấy. [7]
Như vậy kỹ năng sư phạm mầm non có thể được xét như là
một yếu tố của năng lực sư phạm (cùng với yếu tố thứ hai là tri thức
khoa học).
18
Năng lực sư phạm và phẩm chất sư phạm là hai yêu cầu khó
nhất của môi trường đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn cần phải nắm

vững bản chất, cấu trúc của kỹ năng sư phạm mầm non, làm cơ sở
cho việc đổi mới chương trình thực tập sư phạm.
Có nhiều cách phân nhóm kỹ năng sư phạm mầm non, tùy
thuộc vào mục đích sử dụng kết quả phân nhóm này (như đã trình
bày ở phần lòch sử nghiên cứu vấn đề).
Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra
cấu trúc kỹ năng sư phạm mầm non của giáo viên mầm non-học viên
hệ chuyên tu cao đẳng. Các kỹ năng được rèn luyện, được nâng cao
trong quá trình thực tập sư phạm.
Phẩm chất và kỹ năng nghề của giáo viên mầm non được
thể hiện trong các văn bản của Bộ Giáo Dục-Đào Tạo cụ thể như sau:
 Đối với hệ trung cấp chính quy 12+2.
a. Về phẩm chất:
– Yêu nước; chấp hành đúng pháp luật đường lối chính
sách của Đảng và Nhà nước; bước đầu biết vận dụng đường lối giáo
dục của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn giáo dục trẻ em tuổi nhà
trẻ, mẫu giáo.
– Bước đầu xây dựng lòng yêu nghề, yêu trẻ trên cơ sở hiểu
trẻ và tôn trọng trẻ, có tinh thần trách nhiệm với trẻ.
– Hình thành những phẩm chất cần thiết của người giáo
viên mầm non trong giáo tiếp với trẻ em như sau:
• Giao tiếp thân thương với trẻ trên cơ sở tình cảm mẹ-
con, cô-cháu.
• Nhanh nhẹn, hoạt bát, kiên trì, bình tónh, chu đáo, cẩn
thận, công bằng với trẻ, vui tươi, dòu dàng dễ hòa nhập với trẻ.
b. Về năng lực:
– Hiểu biết về tri thức khoa học.
19
Có tri thức khoa học hệ thống ở trình độ trung học sư phạm
về giáo dục trẻ em, bao gồm những tri thức khoa học cơ bản cần thiết

về tự nhiên, xã hội; tâm lý học, giáo dục học, nghệ thuật dinh dưỡng,
vệ sinh… làm cơ sở cho những kỹ năng nghiệpvụ nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
– Năng lực và kỹ năng nghề nghiệp.
1. Biết lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Bước đầu có năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm giáo
dục trẻ em: Tổ chức và thực hiện các tiết chơi tập, các tiết học và các
hoạt động vui chơi cho trẻ em phù hợp với từng độ tuổi nhà trẻ, mẫu
giáo.
Bước đầu có tay nghề trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ
theo các yêu cầu của chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở cả hai lứa
tuổi nhà trẻ, mẫu giáo.
2. Rèn luyện năng lực quan sát, phân tích, đánh giá kết quả
việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi nhà trẻ, mẫu
giáo.
3. Rèn luyện năng lực tiếp cận với từng cá nhân và tập thể
trrẻ em. Ghi nhận được sự thay đổi, phát triển của trẻ dưới ảnh
hưởng của các yếu tố chăm sóc, giáo dục trẻ.
4. Biết sử dụng bước đầu những đồ dùng dạy học cần thiết,
biết cách sửa chữa và làm đồ chơi, đồ dùng dạy học đơn giản.
5. Có năng lực chuẩn bò cho trẻ đến trường phổ thông.
6. Bước đầu có năng lực tuyên truyền khoa học nuôi-dạy trẻ
em. Biết kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc
giáo dục trẻ em tới trường và trẻ em không được tới trường.
7. Có năng lực theo dõi và xử lý kòp thời các thông tin về
ngành học. Có khả năng tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ thích ứng với yêu cầu của ngành học mầm non.
20
 Đối với hệ cao đẳng chính quy 12+3.
a. Về phẩm chất:

– Yêu nước, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước, vận dụng sáng tạo đường lối giáo dục của
Đảng vào thực tiễn giáo dục trẻ em.
– Có phẩm chất: nhanh nhẹn, vui tươi cởi mở, dòu dàng, dễ
hòa nhập với trẻ, cẩn thận, chòu khó, công bằng, yêu thương và tôn
trọng trẻ em.
b. Về năng lực:
b
1
/ Về tri thức khoa học:
Có tri thức khoa học có hệ thống ở trình độ cao đẳng sư
phạm về chăm sóc giáo dục trẻ em, bao gồm những tri thức khoa học
cần thiết về tự nhiên, xã hội, tâm lý học, giáo dục học, nghệ thuật và
một ngoại ngữ… làm cơ sở cho kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ em và
có khả năng học tiếp để nâng cao trình độ.
b
2
/ Về kỹ năng nghề nghiệp:
– Biết lập kế hoạch giáo dục trẻ em. Có năng lực tổ chức
các hoạt động sư phạm giáo dục trẻ em, có tay nghề trong các quá
trình nuôi dưỡng trẻ theo các yêu cầu của chương trình chăm sóc,
giáo dục trẻ ở cả hai lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo một cách linh
hoạt, phù hợp với hoàn cảnh ở mọi loại hình trường, lớp nhà trẻ mẫu
giáo quốc lập, dân lập, nhóm trẻ gia đình…
– Có năng lực tiếp cận với từng cá nhân và cả tập thể trẻ.
Ghi nhận được sự thay đổi, phát triển của trẻ dưới ảnh hưởng của các
yếu tố giáo dục.
– Có năng lực quan sát, phân tích đánh giá hoạt động sư
phạm của bản thân và đồng nghiệp, biết đánh giá kết quả việc thực
hiện giáo dục ở từng độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo của đồng nghiệp.

21
– Biết cách sử dụng các đồ dùng dạy học cần thiết, biết
cách sửa chữa và làm các đồ chơi, đồ dùng dạy học đơn giản.
– Có năng lực tuyên truyền khoa học nuôi dạy trẻ em.
– Có năng lực theo dõi và xử lý kòp thời các thông tin về
ngành học. Có khả năng rút kinh nghiệm, tự nâng cao trình độ
chuyên môn.
1.2.4. Vò trí, vai trò và chức năng của thực tập sư phạm hệ
chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non.
1.2.4.1. Vai trò, vò trí của thực tập sư phạm hệ chuyên tu cao đẳng sư
phạm mầm non.
– Thực tập sư phạm giúp học viên vận dụng củng cố mở
rộng, nâng cao những lý luận đã lónh hội được trong khóa học vào
thực tế chăm sóc-giáo dục trẻ. Chính trong quá trình thực tập sư
phạm họ sẽ hiểu hơn, nắm vững hơn phần lý luận, đúng như I.Kant
đã nói: “Làm là cách tốt nhất để hiểu”.
– Thực tập sư phạm tạo cơ hội hình thành những khả năng
lao động sáng tạo, chủ động, tích cực của học viên trong hoạt động sư
phạm.
– Thực tập sư phạm giúp học viên có điều kiện tiếp cận với
những yêu cầu, đổi mới của ngành mầm non trong thực tế.
– Đối với hệ chuyên tu cao đẳng, thực tập sư phạm giúp
cho học viên nâng cao, điều chỉnh, bổ sung cho phần kinh nghiệm
chăm sóc-giáo dục trẻ của chính bản thân mình phù hợp với yêu cầu
xã hội.
– Thực tập sư phạm có tác dụng giúp các trường sư phạm
và các cơ sở thực tập sư phạm nhìn lại kết quả đào tạo, có những
nhận đònh chính xác hơn về chất lượng đào tạo, chất lượng giáo viên,
hiệu quả giáo dục học sinh, trên cơ sở đó đề ra phương hướng cải tiến
công tác đào tạo. [3]

22
1.2.4.2. Chức năng của thực tập sư phạm hệ chuyên tu cao đẳng sư
phạm mầm non.
1. Thực tập sư phạm cần mang tính chất học tập. Thực tập
sư phạm giúp cho học viên củng cố, khơi sâu việc thu nhận kiến thức,
cách sử dụng những kiến thức khoa học đã học vào việc giải quyết
những nhiệm vụ thực hành.
Hiệu quả của tính chất học tập của thực tập sư phạm được
quy đònh bởi sự tác động qua lại giữa trướng sư phạm với trường
mầm non đón học viên thực tập, bởi sự cộng tác giữa các nhà khoa
học giáo dục và giáo viên sư phạm, giáo viên mầm non trong nhóm
lớp có học viên thực tập.
Sự cộng tác này rất cần thiết khi tiến hành ứng dụng những
thành tực khoa học mới và những kinh nghiệm trong công tác chăm
sóc-giáo dục trẻ.
2. Thực tập sư phạm cần đảm bảo được chức năng giáo dục
phẩm chất nghề nghiệp sư phạm của học viên sẽ được hình thành và
phát triển một cách tích cực, mạnh mẽ trong quá trình tự giáo dục
của họ khi họ tiến hành các hoạt động thực tập sư phạm.
3. Thực tập sư phạm cần đảm bảo được chức năng phát
triển. Qua việc được thực sự độc lập, chủ động, tích cực trong việc
chăm sóc-giáo dục trẻ, trong việc nghiên cứu khoa học khi thực tập
sư phạm đã giúp học viên phát triển tính tích cực, sự sáng tạo trong
hoạt động, trên cơ sở đó phát huy tư duy sư phạm, hình thành những
kỹ năng, kỹ xảo nhân cách, đồng thơi phát triển và hoàn thiện trình
độ nghề nghiệp của mình.
4. Thực tập sư phạm phải đảm bảo chức năng thăm dò-
chẩn đoán.
Qua đợt thực tập sư phạm của học viên, trường sư phạm có
điều kiện kiểm tra việc bồi dưỡng dưỡng nâng cao trình độ chuyên

nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non hệ chuyên tu cao đẳng.
1.2.5. Một số vấn đề đổi mới giáo dục mầm non.
23
Thực tiễn giáo dục mầm non cho thấy đổi mới phương pháp
và đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục là những vấn đề
cấp bách. Do vậy, Vụ Giáo dục Mầm non và Trung tâm nghiên cứu
Giáo dục Mầm non đã phối hợp thực hiện dự án thử nghiệm đổi mới
hình thức tổ chức giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
Từ tháng 6/1999 triển khai thực hiện đổi mới hình thức tổ
chức các hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi ra diện rộng.
Từ đó đến nay, tại Tp. Hồ Chí Minh việc triển khai thử
nghiệm đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục không phải
chỉ ở trẻ 5-6 tuổi mà ở tất cả các độ tuổi từ nhà trẻ đến mẫu giáo.
1.2.5.1. Nội dung phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức cách
đánh giá thực chất của việc đổi mới giáo dục mầm non là.
– Nội dung giáo dục được sắp xếp theo chủ điểm (trong
chương trình cải cách nội dung giáo dục được sắp xếp theo 7 môn
học).
– Hình thức tổ chức:
• Theo phong cách học tự nhiên.
• Tận dụng hoàn cảnh thực tế dạy trẻ.
• Huy động tối đacác hoạt động của trẻ.
• Giáo viên thiết kế, tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động tiếp
cận + Mối quan hệ tương hỗ theo hướng.
– Cách thực hành:
• Chú ý đến quá trình hoạt động.
• Thực hành gần với hoạt động thực của trẻ.
• Trẻ tự làm đồ dùng, đồ chơi theo chủ điểm.
• Tạo điều kiện để trẻ sử dụng nguyên liệu tự làm đồ dùng
đồ chơi → phát huy khả năng sáng tạo, ý thích của mỗi

cá nhân trẻ. (Tài liệu bồi dưỡng hè giáo viên mầm non
năm học 1999-2000 Bộ GD-ĐT – Vụ GDMN – TTNC
GDMN)
24
Trong chế độ sinh hoạt của trẻ sẽ không còn là tiết dạy mà
tổ chức hoạt động chung có mục đích học tập và hoạt động góc.
– Việc đánh giá trẻ: Dựa vào bản liệt kê theo dõi sự phát
triển của trẻ mà giáo viên đánh giá cá nhân trẻ theo từng giai đoạn
phát triển.
Đánh giá sự phát triển của trẻ theo các lónh vực sau:
• Tình cảm và quanhệ xã hội.
• Nhận thức.
• Ngôn ngữ giao tiếp và những kỹ năng chuẩn bò đọc viết.
• Thể chất.
1.2.5.2. Nhiệm vụ của giáo viên mầm non trong việc thực hiện
chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non.
Giáo viên mầm non cần phải nắm được bản chất của chương
trình đổi mới giáo dục mầm non và phải tiếp cận để thực hiện được
chương trình này lúc đầu ở 5-6 tuổi, sau đó ở các lứa tuổi khác của
trẻ.
Một trong các nhiệm vụ quan trọng và khá mới mẻ đối với
giáo viên mầm non là xây dựng mạng chủ đề (cả mạng nội dung và
mạng hoạt động).
Chủ đề là nội dung hoặc phần kiến thức mà trẻ có thể tìm
hiểu khám phá theo nhiều cách khác nhau dưới sự tổ chức và hướng
dẫn của giáo viên, diễn ra trong một khoảng thời gian thích hợp,
thường là 1-2 tuần.
– Các bước xây dựng chủ đề:
• Bước 1: Chọn chủ đề
• Bước 2: Xây dựng mạng nội dung/ khái niệm.

• Bước 3: Xây dựng các mục tiêu của chủ đề.
• Bước 4: Xây dựng mạng hoạt động.
• Bước 5: Lên kế hoạch đánh giá.
25
– Các bước thực hiện chủ đề: Khi thực hiện phương thức
dạy học theo chủ đề, giáo viên có thể đi theo trình tự bốn bước.
• Bước 1: Chọn chủ đề thích hợp.
• Bước 2: Giới thiệu chủ đề cho lớp.
• Bước 3: Giúp trẻ khám phá tìm hiểu chủ đề qua các hoạt
động tích hợp với các phương tiện học liệu phù hợp.
• Bước 4: Kết thúc hoặc đóng chủ đề. (Trang 29-Tài liệu
BDDGVMN hè 2001 – Bộ GD-ĐT Vụ GDMN)
Đáp ứng được yêu cầu thực tế của ngành học mầm non nước
ta nói chung và của Tp. Hồ Chí Minh nói riêng, trong chương trình
bồi dưỡng nâng chuẩn cho học viên hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm
mầm non chúng tôi, trường sư phạm đã bổ sung về mặt lý luận
chuyên đề đổi mới giáo dục mầm non (2 đơn vò học trình). Phần lý
luận này sẽ được học viên vận dụng vào trong quá trình thực tập sư
phạm.
Như vậy nội dung xây dựng mạng chủ đề và tổ chức triển
khai nó trong thực tế là nội dung thực tập, nội dung kiểm tra và thi
của đợt thực tập sư phạm hệ này.
1.2.6. Cấu trúc chương trình thực tập sư phạm hệ chuyên tu
cao đẳng sư phạm mầm non.
Đối với hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non, chưa có
văn bản chính thức của Bộ Giáo Dục-Đào Tạo về chương trình thực
hành, kiến tập, thực tập sư phạm.
Bởi vậy việc đổi mới chương trình thực tập sư phạm hệ
chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non này, chúng tôi dựa vào một số
chương trình thực tập sư phạm sau:

1. Chương trình thực tập sư phạm của hệ 9+3 do Bộ Giáo
Dục-Đào Tạo ban hành.

×