Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Modun 34 THCS hoạt động GDNGLL Bồi dưỡng thường xuyên dành cho học sinh trung hoc cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.5 KB, 9 trang )

1. Nội dung bồi dưỡng 3
Mô đun 34: Tổ chức giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường
THCS
2. Thời gian bồi dưỡng:
Từ ngày 01 tháng 02 năm 2015 đến ngày 20 tháng 02 năm 2015
3. Hình thức bồi dưỡng:
Tự học qua nghiên cứu tài liệu
Sinh hoạt tổ chuyên môn
4. Kết quả đạt được:
Nội dung 1: VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, vài trò của HDGDNG LL ở trường THCS
Các HĐGDNGLL nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí
tuệ, thế chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính
năng động sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho
học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Vị trí, vai trò của hoạt động GDNGLL với việc phát huy tính tích cực hoạt
động của học sinh
HĐGDNGLL với đính đa dạng của nó sẽ thu hút học sinh tham gia vào quá
trình tổ chức hoạt động. Tính đa dạng và phong phú của HĐGDNGLL thể hiện
rõ ở nội dung hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động, các điều kiện thực
hiện hoạt động. Chính điều đó là một trong những yếu tổ quan trọng kích thích
tính tích cực của học sinh.
HĐGDNGLL có nhiệm vụ liên kết các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường tham gia vào quá trình tổ chức các hoạt động.
Những biểu hiện của tính tích cực hoạt động của học sinh trong
HĐGDNGLL
Thứ nhất, tìm tòi và lựa chọn các hình thức hoạt động đa dạng khác nhau
nhằm thõa mãn nhu cầu của các em.
Thứ hai, tính tích cực chủ động của HS còn được thể hiện trong việc chủ
động xây dựng kế hoạt tổ chức hoạt động, phân công công tác chuẩn bị cho việc


hoạt động;
Thứ ba, tính tích cực còng được thể hiện ở sự tham gia nhiệt tình và sáng
tạo của học sinh.
Thứ tư, tính tích cực còn được thể hiện ở khâu đánh giá kết quả hoạt
động.
Hoạt đông 2: Tìm hiểu mục tiêu, nhiệm vụ của HĐGDNGLL ở trường THCS
Mục tiêu của HĐGDNGLL ở trường THCS.
Củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao hiểu
biết của học sinh về các lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi THCS như:
Kỹ năng ứng xử; KNtỏ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể;
Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt
động xã hội, hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống,
quê hương, đất nước.
Nhiệm vụ của HĐGDNGLL ở trường THCS
Nhiệm vụ nhận thức: HĐGDNGLL giúp học sinh bổ xung, củng cố và hoàn
thiện những tri thức đã được học trên lớp; Biết vận dụng những tri thức đã học
để giải quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra; Giúp HS định hướng
nhận thức, biết tự điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống phù hợp; Giúp HS đinh
hướng chính trị xã hội, có những hiểu biết nhất định về truyền thống của quê
hương , đất nước; Giúp HS có những hiểu biết về những vấn đề mang tính thời
đại như Hòa bình, hữu nghị .
Nhiệm vụ giáo dục thái độ: HĐGDNGLL phải tạo cho HS sự hứng thú và
lòng ham muốn hoạt động; HĐGDNGLL từng bước hình thành cho HS niềm tin
và các giá trị mà các em phải vươn tới, đó là cá giá trị tốt đẹp của truyền thống
dân tộc, quê hương, đất nước,
HĐGDNGLL bồi dưỡng cho HS những tình cảm đạo đức trong sáng qua đó
biết trân trọng những cái tốt, biết ghét những cái xấu; Xây dựng cho HS lối sống
và nề nếp phù hợp với đạo đức, pháp luật và truyền thống quê hương.
Nhiệm vụ giáo dục kỹ năng: HĐGDNGLL rèn luyện cho HS những kỹ năng

tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa; kỹ năng tự quản; kỹ năng tổ
chức; kỹ năng tổ chức;
Nội dung 2: NỘI DUNG CỦA HĐGDNGLL Ở TRƯỜNG THCS
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung của HĐGDNGLL ở trường THCS.
Thực tế HĐGDNGLL rất phong phú và đa dạng tập trung chủ yếu vào các
loại hình hoạt động sau đây.
Hoạt động xã hội và nhân văn
Hoạt động văn hóa nghệ thuật
Hoạt đọng vui chơi, giải trí
Hoạt đọng tiếp cận khoa học
Hoạt động lao động công ích
Chương trình giáo dục HĐGDNGLL ở trường THCS bao gồm 8 chủ điểm
hoạt động trong năm và 1 chủ điểm hoạt động trong hè. Đó là các chủ điểm
Tháng 9: Truyền thống nhà trường
Tháng 10: Chăm ngoan học giỏi
Tháng 11: Tôn sư trọng đạo
Tháng 12: Uống nước, nhớ nguồn
Tháng1, 2: Mừng Đảng, mừng xuân
Tháng 3: Tiến bước lên đoàn
Tháng 4: Hòa bình và hữu nghị
Tháng 5: Bác Hồ kính yêu
Tháng 6+7+8: Hè vui, khỏe và bổ ích
Nội dung 3: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HĐGDNGLL Ở TRƯỜNG THCS
Hoạt động 1: Định hướng chung về đổi mới phương pháp tổ chức
HĐGDNGLL ở trường THCS
Bám sát mục tiêu của HĐGDNGLL ở trường THCS
Phù hợp với nội dung hoạt động cụ thể
Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh THCS
Phù hợp với cơ sở vật chất và các điều kiện tổ chức HĐGDNGLL của nhà
trường

Phù hợp với việc đổi mới đánh giá kết quả hoạt động của học sinh
Tăng cường sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học các môn học và đặc
biẹt lưu ý đến những ứng dụng CNTT.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những yêu cầu đổi mới phương pháp tổ chức
HĐGDNGLL
Đảm bảo tính thực tiễn
Tăng cường sự tham gia của học sinh
Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động
Hoạt động dựa trên cách tiếp cận giá trị
Hoạt động dựa trên cách tiếp cận kỹ năng sống
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Định hướng chung về đổi mới PPDH đã được quy định trong luật giáo dục
đó là “phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh ”
Có thể coi quan điểm phát huy tính tích cực của học sinh là định hướng
chung cho việc đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL.
Hoạt động 4: Tìm hiểu mọt số phương pháp cụ thể theo định hướng đổi mới
1. Phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm giúp HS kiểm chứng ý kiến của mình,c ó cơ hội để làm quen
với nhau, đề hiểu nhau hơn. Thảo luận nhóm nhỏ được sử dụng khi cần khuyến
khích sự tham gia sỹ nghĩ và phát biểu tích cực của mọi thành viên.
Một số cách báo cáo kết quả thảo luận nhóm nhở
Một nhóm báo cáo, nhóm khác bổ xung
Tất cả các nhóm cùng báo cáo
Họp chợ
Quả bóng
Báo cáo tóm tắt
Biễu diễn kết quả

Thi hùng biện
2. Phương pháp đóng vai
PP đóng vai được sử dụng nhiều để đạt mục tiêu thay đổi thái độ của học
sinh đối với một vấn đề hay đối tượng nào đó. PP đóng vai cũng rất có tác dụng
trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử của học sinh
Khi sử dụng phương pháp đóng vai cần lưu ý:
Ấn định thời gian
Lựa chọn tình huống đòng vai phù hợp
Hướng dẫn thảo luận sau khi đóng vai
3. Phương pháp giải quyết vấn đề
PP giải quyết vấn đề là con đường quan trọng nhất để phát huy tính tích cực
của học sinh. Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết
chúng chưa có quy luật sẵn cững như những tri thức, kỹ năng chưa đủ đề giải
quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vượt qua. Cấu trúc thông thường gồm 4
bước sau:
Tạo tình huống có vấn đề
Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
Thực hiện kế hoạch
Vận dụng
4. Phương pháp tình huống
Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn.
Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án khác
nhau
Có thể nói phương pháp xử lý tình huống là phương pháp điển hình của
phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp sắm vai và ngay cả phương pháp
trò chơi. Ở đây học sinh đặt mình vào trong các tình huống có vấn đề gắn với
thực tiễn, đòi hỏi phải có những hành động cụ thể đưa ra phương án giải quyết.
5. Phương pháp giao nhiệm vụ
Đây là phương pháp thường được dùng trong nhóm các phương pháp giáo
dục. Giao nhiệm vụ là đặt học sinh vào một vị trí nhất định buộc các em phải

thực hiện trách nhiệm cá nhân. Giao nhiệm vụ cũng là tạo cơ hội để học sinh thể
hiện khả năng của mình là dịp để các em được rèn luyện nhằm tích lũy kinh
nghiệm cho bản thân.
6. Phương pháp trò chơi
Trò chơi là một hình thức, một phương pháp giáo dục được dễ dàng thực
hiện trong mọi hoàn cảnh cảu nhà trường và có khả năng mang lại những hiệu
quả giáo dục cao.
7. Phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu
Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra điều kiện cần thiết để
cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật
điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó giúp cho các em có được
những nhận thức, tình cảm thái độ phù hợp có được những lời khuyên đúng đắn
để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách.
8. Phương pháp diễn đàn
Diễn đàn là một trong những phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực. Thông qua diễn đàn, học sinh
có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, quan niệm của mình về một vấn đề nào đó có liên
quan đến nhu cầu, hứng thú của học sinh, đồng thời cũng là dịp để các em lắng
nghe ý kiến, học tập lẫn nhau.
Hoạt động 5: Tìm hiểu những kỹ thuật dạy học tích cực được vận dụng trong
tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Kỹ thuật dạy học tích cực là những thao tác, cách thức hành động của giáo
viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điểu
khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học chưa phải là các phương pháp dạy
học độc lập
Các kỹ thuật dạy học tích cực là:
Kỹ thuật chia nhóm
Kỹ thuật giao nhiệm vụ
Kỹ thuật khăn trải bàn
Kỹ thuật 635

Kỹ thuật bể cá
Kỹ thuật phòng tranh
Kỹ thuật công đoạn
Kỹ thuật Các mảnh ghép
Kỹ thuật động não
Kỹ thuật 3x3x3
Kỹ thuật “trình bày 1 phút”
Kỹ thuật chúng em biết 3
Kỹ thuật hỏi và trả lời
Kỹ thuật hỏi chuyên gia
Kỹ thuật bản đồ tư duy
Kỹ thuật hoàn tất một nhiệm vụ
Kỹ thuật viết tích cực
Kỹ thuật ổ bi
Kỹ thuật tia chớp
Nội dung4: THỰC HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS
1. TÊN HOẠT ĐỘNG: Xây dựng kế hoạch thực hiện “Trường xanh,
sạch, đẹp”
2. MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG
Giúp HS hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của việc xay dựng môi trường nhà trường
xanh, sạch, đẹp đối với sức khoẻ của mỗi người, chất lượng học tập và giáo dục
của nhà trường, trong đó có bản thân các em.
HS Gắn bó và càng thêm yêu trường, lớp.
HS tích cực tham gia xây dụng kế hoạch thực hiện “Trường xanh, sạch đẹp”.
3. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
3.1. Nội dung
Làm vệ sinh trường, lớp sạch, đẹp.
Làm bồn hoa, cây cảnh.
Trồng cây xanh ở sân trường, vườn trường, cổng trường.

Chăm sóc cây trồng; chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.
Trang trí lớp.
3.2. Hình thức
Thảo luận- xây dựng nội dung, kế hoạch thực hiện.
4. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
4.1. Phương tiện
Bản dự thảo nội dung, bản dự thảo kế hoạch.
Các câu hỏi để thảo luận.
4.2. Tổ chức
Giáo viên chủ nhiệm:
Nêu vấn đề, yêu cầu cả lớp suy nghĩ và sẵn sàng tham gia bàn bạc, thảo luận
để xây dựng nội dung, kế hoạch thực hiện “ Trường xanh,sạch đẹp”
Hội ý với cán bộ lớp, chi đội trưởng và các tổ trưởng để phân công chuẩn bị
các cônh việc cụ thể như sau:
Dự thảo nội dung và kế hoạch thực hiện “Trường xanh, sạch đẹp”.
Các câu hỏi thoả luận(ví dụ: Bạn hiểu thế nào là trường xanh, sạch đẹp?
Xây dựng trường xanh, sạch, đẹp có ý nghĩa và tác dụng như thế nào?
Theo bạn lớp ta nên làm bồn hoa ở đâu? Trồng loại cây, loại hoa nào ở bồn
hoa thì đẹp?
Theo bạn, kế hoặch thực hiện của lớp có khó khăn, thuận lợi gì?)
Cử người điều khiển hoạt động.
Cử người ghi biên bản.
Cử người điều khiển chương trình văn nghệ.
5. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
Tiến trình
hoạt động,
thời lượng
PP/ Kỹ thuật
được áp dụng
Người điều

khiển
Nội dung hoạt động
( ND chi tiết)
1. Khám
phá
-Kĩ năng trình
bày, lắng
nghe.
* Hoạt động 1: Mở đầu.
Hát tập thể bài Mái trường mến yêu(Nhạc và
lời: Lê Quốc Thắng)
Người điều khiển nêu lí do, hình thức hoạt
động.
2. Kết nối -Kĩ năng
trình bày, lắng
nghe.
- Tự tin tham
gia các trò
chơi.
- Kĩ năng tìm
kiếm các lựa
chọn phù hợp
để tham gia
hoạt động.
Hoạt động 2: Thảo luận.
-Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi
thảo luận.
-Mỗi câu hỏi nêu ra phải được trao đổi, bổ
sung cho đủ. Người điều khiển tổng kết lại và
thư kí ghi biên bản.

-Kết quả thảo luận là nội dung, kế hoạch thực
hiện “Trường xanh, sạch đẹp” mà lớp đã xây
dựng nên, được biểu quyết nhất trí.
3.Thực
hành
- Kĩ năng tìm
kiếm các lựa
chọn phù hợp
để tham gia
hoạt động.
-Kĩ năng trình
bày, lắng nghe.
*Hoạt động 3 : Văn nghệ.
Người điều khiển chương trình văn nghệ
giới thiệu một số tiết mục văn nghệ của lớp
(đơn ca, tốp ca, sông ca, ngâm thơ )
4. Vận dụng - Kĩ năng tìm
kiếm các lựa
chọn phù hợp
để tham gia
hoạt động.
* Hoạt động 4 :
- Về nhà mỗi em xây dựng một kế hoạch của
bản thân để thực hiện trường “Xanh, sạch.
đẹp”
- Hãy làm những việc làm thường ngày để
giữ gìn vệ sinh trường, lớp.
6. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động.
Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến.

7. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
1. HS tự đánh giá xếp loại
Câu 1 : Qua các hoạt động của chủ điểm : Em thu hoạch được những gì ?
Câu 2 : Tự đánh giá kết quả hoat động của bản thân ?
Tốt Khá Trung bình Yếu
2. Tổ HS đánh giá , xếp loại
Tốt Khá Trung bình Yếu
3. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá , xếp loại :
Tốt Khá Trung bình Yếu
5. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo
dục tại đơn vị:
Nội dung 2: nội dung của HĐGDNGLL ở trường THCS
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung của HĐGDNGLL ở trường THCS.
Chương trình giáo dục HĐGDNGLL ở trường THCS bao gồm 8 chủ điểm hoạt
động trong năm và 1 chủ điểm hoạt động trong hè. Đó là các chủ điểm
Tháng 9: Truyền thống nhà trường
Tháng 10: Chăm ngoan học giỏi
Tháng 11: Tôn sư trọng đạo
Tháng 12: Uống nước, nhớ nguồn
Tháng1, 2: Mừng Đảng, mừng xuân
Tháng 3: Tiến bước lên đoàn
Tháng 4: Hòa bình và hữu nghị
Tháng 5: Bác Hồ kính yêu
Tháng 6+7+8: Hè vui, khỏe và bổ ích
Nội dung 3: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HĐGDNGLL Ở TRƯỜNG THCS
Hoạt động 1: Định hướng chung về đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL
ở trường THCS
Hoạt động 2: Tìm hiểu những yêu cầu đổi mới phương pháp tổ chức
HĐGDNGLL
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm định hướng đổi mới phương pháp dạy học

Hoạt động 4: Tìm hiểu mọt số phương pháp cụ thể theo định hướng đổi mới
6. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi
dưỡng nhằm giải quyết những nội dung khó này
Nội dung 3: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HĐGDNGLL Ở TRƯỜNG THCS
Phương pháp diễn đàn
Diễn đàn là một trong những phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực. Thông qua diễn đàn, học sinh có
cơ hội bày tỏ suy nghĩ, quan niệm của mình về một vấn đề nào đó có liên quan
đến nhu cầu, hứng thú của học sinh, đồng thời cũng là dịp để các em lắng nghe ý
kiến, học tập lẫn nhau. Tuy nhiên việc tổ chức thực hiện phương pháp này đang
còn ít và hiệu quả chưa cao. Đề nghị cần phối hợp tốt giữa các tổ chức, đoàn thể
trong nhà trường, GVCN, GVBM , để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
7. Tự đánh
Tôi đã vận dụng thường xuyên tích hợp nội dung Giáo dục học sinh cá biệt
vào các tiết dạy cũng như các hoạt độn ngoại khóa. Tôi đã vận dụng vào thực
tiến được 70% kế hoạch đề ra.

×