Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tiểu luận triết học Giải thích câu châm ngôn thay đổi là khó khăn nhưng cần thiết để sống còn và tiến lên dưới góc độ triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.54 KB, 8 trang )

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Giải thích câu châm ngôn: "thay đổi là khó khăn nhưng cần thiết để sống
còn và tiến lên" dưới góc độ triết học.
Họ và tên: Lại Viết Cường
Mã học viên: 1400059
Lớp: tcnh 901
Quá trình vận động và phát triển của thế giới loài người luôn gắn với thế
giới tự nhiên, với những quy luật khách quan. Quá trình vận động và phát
triển ấy luôn tồn tại những hiện tượng sự việc nằm ngoài những quy luật hay dự
tính thuông thường mà con người không thể lường trước được hết. Việc đi theo
một lối mòn đã có sẵn sẽ đến lúc nào đó lạc hậu, không phù hợp điều kiện thực
tế khách quan cũng như không có lợi cho cuộc sống. Thay đổi cơ chế giúp cho
thủ tục hành chính bớt cồng kềnh hơn, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian, thay
đổi phương pháp dậy học từ lối đọc chép sang tương tác thảo luận giúp nâng cao
Page 1
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
hiệu quả tư duy… nếu sự thay đổi không diễn ra con người sẽ càng ngày phụ
thuộc và thụ động không thể tiến lên được và khó có thể hoàn toàn làm chủ thế
giới tự nhiên.
Thay đổi luôn là khó khăn bởi vì khi đã quen làm một việc gì đó thì làm
theo đường mòn luôn dễ dàng hơn so với làm việc theo cách mới lạ và khả năng
rủi ro thấp hơn. Sự thay đổi luôn đi kèm với mạo hiểm và rủi ro. Thay đổi là tìm
ra con đường đi mới chưa có tiền lệ nên khó khăn hơn khả năng thất bại cũng
cao hơn. Trong đổi mới kinh tế xã hội những sai lầm về việc đổi mới sẽ kéo nền
kinh tế đi xuống, những cuộc cải cách không hợp lý sẽ tạo ra những hiệu ứng
ngược. Tuy vậy nếu không thay đổi sẽ không thể tạo ra một bước cải tiến đáng
kể nào trong thành quả lao động. Nếu một sự kiện nào đó thay đổi mà vẫn giữ
nguyên những bước đi cũ sẽ dẫn đến trì trệ và phát sinh những sai lầm. Trong
phạm vi hiểu biết của mình, em xin phân tích câu: “thay đổi là khó khăn nhưng
cần thiết để sống còn và tiến lên” dưới góc độ triết học.


Đầu tiên, hay xem xét câu châm ngôn trên dưới góc độ nguyên tắc khách
quan. Trong nguyên tắc khách quan chính là nguyên lý của mối quan hệ biện
chứng giữa vật chất và ý thức. Trong mối quan hệ này thì xét đến cùng vật chất
có trước và ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức, ý thức phụ thuộc vào vật
chất. Tuy nhiên sự phụ thuộc đó không phải là tuyệt đối mà nó có tính độc lập
tương đối trong mối quan hệ với vật chất. Tính độc lập tương đối đó thể hiện ở
chỗ ý thức sau khi đã hình thành thông qua hoạt động thực tiễn của con người có
tác động trở lại thế giới vật chất.
Thế giới luôn vận động và phát triển không ngừng theo quy luật phát triển
của tự nhiên, nhưng sự phát triển đi lên của vạn vật không phải dễ dàng mà nó
phải trải qua cả một giai đoạn và quá trình với từng bước phát triển nhỏ và sự
đấu tranh không ngừng ngay trong bản bản thân nó và đấu tranh với môi trường
để tồn tại. Con người cũng vậy muốn thay đổi không phải là dễ dàng mà cũng
cần phải trải qua một quá trình dài, thực hiện từng bước tiến nhỏ, không phải chỉ
Page 2
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
một câu muốn thay đổi là có thể thay đổi được ngay. Có những người có thể
sống tốt ở những nơi họ đến đó là những người dễ thích nghi với môi trường
sống. Họ dễ dàng thay đổi những thói quen thường ngày như ăn, ngủ, làm việc
để không ảnh hưởng đến cuộc sống. Vậy nhưng có rất nhiều người lại không dễ
dàng thích nghi được với môi trường nơi họ đến. Dù cố gắng như thế nào đi nữa
họ vẫn cảm thấy mình như con nhộng nằm trong chiếc kén nhỏ hẹp, khó chịu và
muốn bứt những thứ xung quanh để tự do bay nhảy, nhưng họ không làm được.
Thay đổi là việc làm cần thiết để chúng ta có thể tồn tại và tiến lên nhưng
không phải ai cũng có thể dễ dàng thay đổi vì:
Thay đổi luôn là khó khăn bởi vì khi đã quen làm một việc gì đó thì làm
theo đường mòn luôn dễ dàng hơn so với làm việc theo cách mới lạ và khả năng
rủi ro thấp hơn, sự thay đổi luôn đi kèm với mạo hiểm và rủi ro. Thay đổi là tìm
ra con đường đi mới chưa có tiền lệ nên khó khăn hơn khả năng thất bại cũng
cao hơn.

Người Nhật có một khái niệm là "kaizen", có nghĩa là cải tiến liên tục -
nghĩa là luôn đặt câu hỏi để công việc ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua. Và
bạn sẽ làm tốt hơn bằng cách thay đổi. Nếu bạn dậm chân tại chỗ có nghĩa là bạn
đang tự làm mình thụt lùi trong vòng quay lịch sử.
Có năm diễn biến hành vi chúng ta thường gặp phải trong suốt quá trình
thay đổi (Conner, 1993):
Từ chối - không nhận thấy bất kì thay đổi đáng kể nào.
Tức giận người khác vì bắt mình phải thay đổi.
Thương lượng – tìm ra giải pháp và tạo bầu không khí làm việc vui vẻ.
Trầm cảm – đặt câu hỏi : sự thay đổi này có đáng không? Trở nên nghi ngờ
và cần được hỗ trợ.
Chấp nhận - thực tế
Page 3
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đây là lý do tại sao mà phản ứng đầu tiên của con người đối với sự thay
đổi luôn là kháng cự, vì con người cảm thấy thoái mái khi thực hiện nhiệm vụ
theo một quy trình quen thuộc. Sự thoải mái này mang đến cho họ cảm giác an
toàn khi được làm chủ môi trường lao động của mình. Một trong những nguyên
nhân làm cho con người sợ sự thay đổi vì họ không thích bị gián đoạn trong
cuộc sống và họ sẽ thành ra ngốc nghếch khi không thể thích ứng và học hỏi với
những điều mơi mẻ, khiến công việc của họ gặp khó khăn và mất kiểm soát.
Bạn phải vứt bỏ các ý tưởng và các quy trình cũ để thay vào đó là những
lý tưởng và quy trình mới mẻ và mang tính sáng tạo. Do thói quen nên bạn sẽ
cảm thấy việc phải loại bỏ các quy trình cũ cũng khó như phải học hỏi những
thứ mới. Giống như một giáo viên phải xóa những bài học cũ khỏi bảng đen
trước khi bắt đầu một bài học mới, chúng ta phải loại bỏ những thói quen cũ để
bắt đầu một hành trình mới.
Khi bạn trải nghiệm thực tế, bạn sẽ ấp ủ những lý tưởng mới. Lão Tử đã
từng nói : Tôi nghe, tôi quên- Tôi nhìn, tôi nhớ - Tôi làm, tôi hiểu. Tất nhiên
trong quá trình sẽ có sự nhầm lẫn, quá tải và tuyệt vọng nhưng cũng có những

hy vọng, phát hiện, và hứng thú.
Dần dần, con người sẽ chấp nhận sự thay đổi cả về tri thức và cảm xúc
Hãy nhớ rằng thay đổi là một sự cải tiến liên tục!
Thứ hai, “Thay đổi là khó khăn nhưng là cần thiết để sống còn và tiến lên”
bằng nguyên tắc toàn diện
Với nguyên tắc toàn diện, mọi sự vật, hiện tượng và các quá trình cấu thành
nên thế giới vừa tách biệt nhau tương đối, vừa có sự liên hệ, quy định, ràng buộc
nhau; thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau làm cho thế giới trở thành một chỉnh
thể thống nhất
Thế giới luôn phát triển và không ngừng thay đổi vì thế để tồn tại và thích
nghi với môi trường thì tất yếu chúng ta phải thay đổi bản thân để phù hợp với
sự thay đổi của môi trường, phải học cách thích ghi. Thay đổi là điều tất yếu,
nếu bạn muốn bản thân mình, cuộc sống mình khác đi, tốt đẹp hơn.
Page 4
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
- Mỗi con người đều có cá tính riêng và hành vi của họ cũng vậy. Cá tính
và hành vi tác động rất nhiều đến việc mỗi cá nhân sẽ phản ứng lại yêu cầu thay
đổi như thế nào. Những con người năng nổ, đầy nhiệt huyết thường có xu hướng
hưởng ứng yêu cầu thay đổi và họ thích nghi với nó nhanh hơn hẳn những người
sống nội tâm và ít sôi nổi.
Khi bạn cảm thấy cuộc sống của mình không còn niềm vui, không còn
động lực để phấn đầu và cố gắng để có được một điều gì đó thì đã đến lúc bạn
thay đổi chính mình. Thay đổi cuộc sống của bạn, nhìn lại định hướng và con
đường mà bạn đã vạch ra để biết được điều gì cần thiết điều gì không. Từ đó bạn
sẽ làm cho cuộc sống của mình nhẹ nhàng hơn, vui vẻ hơn và có động lực hơn.
Đừng để mọi thứ ngày càng trở nên tồi tệ mới nhận ra mình cần phải thay đổi.
Cuộc sống không chỉ diễn ra trong gia đình chúng ta mà nó còn diễn ra
trong toàn xã hội. Bạn có thể sống thoải mái và sung sướng trong ngôi nhà của
bạn, giữa những người thân quen. Nhưng nếu một ngày nào đó bạn phải ở giữa
những người chưa từng gặp mặt liệu bạn có thể sống cuộc sống thoải mái, tự tại

như trước kia? Không thể nói trước được điều gì khi chúng ta sống chung với
những người khác, những thói quen thường ngày của chúng ta có thể làm cho họ
khó chịu. Nếu bạn không thay đổi và người kia không thể thích ứng thì nhất
định mâu thuẫn sẽ nảy sinh. Vậy nên, nếu môi trường “bảo” chúng ta thay đổi
bạn hãy nghe theo nó. Thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc và vui chơi không
thiệt thòi gì cho chúng ta cả, ngược lại nó còn làm cho những người xung quanh
cảm thông và hiểu nhau hơn.
Khi một ai đó nói rằng: bạn hãy thay đổi cách nói chuyện đi! Bạn sẽ phản
ứng ra sao? Hãy nhìn lại bản thân mình, nhìn lại những gì mình đã nói, đã làm
với người khác, họ chỉ cảm thấy bạn cần phải thay đổi còn thay đổi được hay
không là do bạn muốn hay không mà thôi. Đôi lúc chúng ta cần lắng nghe tiếng
nói của những người xung quanh để có cái nhìn khách quan hơn về mình. Biết
Page 5
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
được mình đúng mình sai ở những điểm nào và thay đổi sao cho phù hợp với
cuộc sống hiện tại.
Phải thay đổi như thế nào để không đánh mất mình trước cuộc sống hiện
đại? Không phải ai trong chúng ta cũng làm được. Nhiều người thay đổi quá
nhiều khiến cho những người xung không còn nhận ra mình. Thay đổi là điều
cần thiết trong cuộc sống, bởi chúng ta cần phải lớn lên và trưởng thành theo
thời gian. Vậy nên, hãy thay đổi khi cần thiết, đừng chờ đợi đến lúc người khác
lên tiếng mới nhận ra mình cần phải thay đổi. Hãy thay đổi theo hướng tích cực,
trưởng thành và chín chắn hơn đừng thay đổi theo cách đối phó với cuộc sống,
đừng đối đầu với cuộc sống, hãy đối diện với nó và thay đổi để phù hợp với
những gì đang diễn ra xung quanh.Thay đổi là điều cần thiết để chúng ta nhận ra
mình đã lớn đã trưởng thành và hiểu biết hơn. Hãy thay đổi để chúng ta làm cho
cuộc sống của mình nhẹ nhàng và hạnh phúc hơn.
Thứ ba là nhìn nhận câu nói "thay đổi là khó khăn nhưng cần thiết để sống
còn và tiến lên" bằng quan điểm của nguyên tắc phát triển. Theo quan điểm phát
triển, để nhận thức và giải quyết bất cứ vấn đề gì trong thực tiễn, một mặt cần

phải đặt sự vật hiện tượng theo khuynh hướng đi lên của nó.
Quan điểm đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối
lập với sự phát triển. Theo quan điểm phát triển, để nhận thức và giải quyết bất
cứ vấn đề gì trong thực tiễn, một mặt cần phải đặt sự vật hiện tượng theo khuynh
hướng đi lên của nó; mặt khác, con đường của sự phát triển lại là một quá tình
biện chứng, bao hàm tính thuận nghịch, đầy mâu thuẫn, vì vậy đòi hỏi phải nhận
thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát
triên của nó, tức là cần phải có quan điểm lịch sử, cụ thể trong nhận thức và giải
quyết các vấn đề trong thực tiễn, phù hợp với tính chất phong phú, đa dạng,
phức tạp của nó. Thay đổi cũng vậy muốn thành công thì phải nhận thức được
sự thay đổi, một khi có nhu cầu thay ðổi với những gì đang mong muốn, đồng
thời có cõ hội hành động cho mục tiêu và khát vọng riêng của mình, chúng ta sẽ
Page 6
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
nhiệt tình và quyết tâm thay đổi hơn. Thực ra, khi đó bản thân sẽ chủ động tìm
kiếm sự thay đổi.
Các mục tiêu lớn đôi khi khiến chúng ta cảm thấy choáng ngợp. Phạm vi
của vấn đề, sự khó khăn khi thực hiện các giải pháp, thời gian, và số lượng các
công việc cần thực hiện có thể khiến “công cuộc” thay đổi trở nên quá phức tạp,
không ai biết phải bắt đầu từ đâu, và kết quả là… chẳng có kết quả nào cả! Vì
vậy chúng ta hãy không ngừng bước tới. Hãy làm việc gì đó, hãy bắt tay vào
thực hiện công việc, hãy bước những bước đi đầu tiên, dù rất nhỏ – và dần dần,
cuộc hành trình của bạn sẽ bắt đầu. “Đi xa được ngàn dặm, khởi đầu một bước
chân” – Lão Tử.
Trên hành trình dẫn tới sự thay đổi, cần phải có một đích đến rõ ràng.
Nhiều nỗ lực thay đổi bị trì hoãn bởi vì mọi người đều lúng túng, không biết
mình phải đi đến đâu Hãy tập trung vào một điểm đến rõ ràng trong bản đồ tư
duy của bạn, rồi sau đó suy nghĩ lựa chọn con đường tốt nhất để đi tới đó.
Ví dụ: Martin Luther King đã không nói, "Tôi có một kế hoạch rất tốt", ông
đã mạnh mẽ tuyên bố rằng : "Tôi có một giấc mơ!" Bạn phải có đam mê và một

ý thức mạnh mẽ về mục đích của sự thay đổi.
Cảm xúc thường dễ lây lan. Khi ai đó xung quanh bạn đang cảm thấy buồn,
bạn cũng dễ bị buồn theo họ. Tương tự như vậy, bạn có thể có được cảm hứng
từ một người đầy đam mê.
Hãy tạo ra sự thay đổi mà mọi người đều muốn tham gia vào. Khi mỗi
người chịu trách nhiệm một phần của sự thay đổi thì họ sẽ cảm thấy có quyền
lực để thực hiện nó. Hãy chia sẻ sức mạnh để họ không cảm thấy bất lực. Hãy
khiến cho họ cảm thấy mình có ích và nhiệt tình. Làm cho họ cảm thấy bạn cần
họ và sự thay đổi sẽ không thể xảy ra nếu thiếu họ !
Đơn giản hóa kế hoạch của bạn. Hãy tự hỏi làm thế nào bạn có thể thực
hiện một việc nhỏ mà bạn muốn thay đổi. Nó có thể là điều đơn giản, cũng có
Page 7
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
thể là một cái gì đó khó khăn hơn để thực hiện. Nhưng hãy nghĩ về những điều
mà bạn muốn thay đổi như là mục tiêu và rằng việc thay đổi thói quen sẽ giúp
bạn đạt được tiềm năng của riêng bạn. Hãy thử những điều mới. Đôi khi cách tốt
nhất để kết thúc một thói quen xấu là để thử một cái gì đó mới và tích cực.
Nếu xã hội không có sự thay đổi thì có lẽ con người đang ở thời kỳ nguyên
thủy.Không có sự thay đổi thì con người không thể nắm bắt và làm chủ được thế
giới bên ngoài.Với mỗi cá thế,thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh bên ngoài để
tạo ra động lực phát triển.Việc không tiến lên nghĩa là lùi lại.Không thay đổi thì
những quy luật vận động, quy luật mâu thuẫn sẽ đẩy con người tụt lùi hơn.Vì
vậy tuy thay đổi là khó khăn nhưng là cần thiết để sống còn và tiến lên
Page 8

×