Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Quản lý chất lượng tại Công ty Cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.82 KB, 36 trang )

Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thị Kim Thu Lớp: Quản lý kinh tế 50A
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh
LỜI NÓI ĐẦU
Chất lượng vốn là điểm yếu kém kéo dài nhiều năm ở nước ta. Trong
nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây, vấn đề chất lượng đã từng được
đề cao và được coi là một mục tiêu quan trọng để phát triển kinh tế, nhưng kết
quả lại chưa được là bao do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã phủ định nó
trong các hoạt động tập thể.
Sau khi đổi mới kinh tế xã hội, vấn đề chất lượng dần trở về đúng vị trí
của nó. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần cùng với quá trình mở cửa, sự
cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, quyết liệt. Do sức ép của hàng
nhập khẩu, của người tiêu dùng trong và ngoài nước buộc các doanh nghiệp
các nhà quản lý phải coi trọng vấn đề chất lượng. Chất lượng sản phẩm ngày
nay đang trở thành một nhân tố cơ bản quyết định đến sự thành bại trong cạnh
tranh, quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước nói chung và của doanh
nghiệp nói riêng.Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thấy rằng: Nền kinh tế
nước ta đang trong quá trình cạnh tranh hội nhập với khu vực và thế giới
(Việt Nam đã gia nhập AFTA vào năm 1995 và gia nhập WTO năm 2007).
Do đó vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp là điều hết sức
quan trọng. Một mặt để cạnh tranh với hàng ngoại nhập ồ ạt tràn vào Việt
Nam, mặt khác tạo điều kiện để hàng Việt Nam vươn ra thị trường thế giới.
Đất nước ngày càng phát triển và hội nhập, đời sống người dân ngày
càng được nâng cao. Khi đó các nhu cầu về dịch vụ sức khỏe, y tế và đặc biệt
là làm đẹp cũng trở thành một nhu cầu tất yếu. Để đáp ứng mong muốn của
khách hàng, ngành dịch vụ ở nước ta cũng phát triển cũng rất mạnh mẽ. Các
bênh viện, khách sạn hay thẩm mỹ viện…đã mọc lên như nấm. Để cạnh tranh
và tồn tại, điều mà các doanh nghiệp này quan tâm hàng đầu chính là chất
lượng sản phẩm dịch vụ và họ đã chú trọng vào công tác quản lý chất lượng.
Trong thời gian thực tập ở Công ty Cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc –


SV: Nguyễn Thị Kim Thu Lớp: Quản lý kinh tế 50A
1
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh
một trong những công ty hàng đầu về dịch vụ làm đẹp và chăm sóc khách
hàng tại Hà Nội – em nhận thấy công ty đã xây dựng được một niềm tin nơi
khách hàng về chất lượng sản phẩm và dich vụ. Chính vì vậy em chọn đề tài:
“Quản lý chất lượng tại Công ty Cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc” để
thấy rõ công tác quản lý chất lượng tại công ty. Với mong muốn học tập
những kinh nghiệm trong phương pháp quản lý chất lượng của công ty đồng
thời cũng xin đưa ra một số kiến nghị mang tính lý thuyết nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý chất lượng ở công ty Cổ phần Y khoa và Thẩm Mỹ Thu Cúc.
Chuyên đề ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục
tài liệu tham khảo. Báo cáo thực tập được chia làm 3 chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận của quản lý quản lý chất lượng
- Chương II: Thực trạng quản lý chất lượng tại Công ty Cổ phần Y khoa
và Thẩm mỹ Thu Cúc
- Chương III: Giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý chất lượng tại
Công ty Cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc
Vì đây là một đề tài khó và với khả năng suy luận tổng hợp cũng như
kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên chắc chắn chuyên đề còn nhiều thiếu
sót vì vậy em kính mong sự góp ý chân thành của các quý thầy cô.
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt
tình của các thầy cô giáo trong khoa “Khoa học quản lý” đặc biệt là Th.S Ngô
Hồng Minh cùng quý Công ty Cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúcđã tạo
điều kiện cho em được thực tập và hoàn thành bài báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn !
SV: Nguyễn Thị Kim Thu Lớp: Quản lý kinh tế 50A
2
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

I. Chất lượng và quản lý chất lượng
1. Chất lượng
Hiện đang tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng, mỗi
quan điểm lại có những căn cứ khoa học và thực tiễn khách nhau. Sau đây
một số quan điểm thường gặp
- Theo tính chất công nghệ của sản xuất: Chất lượng sản phẩm là tổng
hợp những đặc tính bên trong của sản phẩm có thể đo được hoặc so sánh
được, phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó đáp ứng cho
những nhu cầu cho trước trong những điều kiện về kinh tế - xã hội. (theo giáo
trình “Khoa học quản lý II” – NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002)
- Theo hướng phục vụ khách hàng: Chất lượng sản phẩm chính là mức
độ thỏa mãn nhu cầu hay là sự phù hợp với những đòi hỏi của người tiêu
dùng.
(theo giáo trình “Khoa học quản lý II” – NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà
Nội – 2002)
- Theo quan niệm hướng theo các cam kết của người sản xuất: Chất
lượng là tổng thể các chỉ tiêu, các đặc tính của sản phẩm thể hiện được sự
thỏa mãn nhu cầu trong điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công cụ
của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn. (theo giáo trình “Khoa học
quản lý II” – NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002)
- Theo quan niệm thị trường: Chất lượng là sự kết hợp giữa các đặc
tính của sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng trong giới hạn chi
phí nhất định. (theo giáo trình “Khoa học quản lý II” – NXB Khoa học và Kỹ
thuật Hà Nội – 2002)
Từ các quan điểm khác nhau, ta thấy được các điểm hội tụ chung: chất
lượng sản phẩm là các thuộc tính có giá trị của sản phẩm mà nhờ đó sản phẩm
được ưa thích, đắt giá và ngược lại. Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của
SV: Nguyễn Thị Kim Thu Lớp: Quản lý kinh tế 50A
3
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh

chất lượng. Chất lượng là vấn đề cốt lõi của mỗi hệ thống, đó vừa là mục tiêu
vừa là căn cứ để hệ thống tồn tại và phát triển. Kết quả hoạt động của hệ
thống không có chất lượng hoặc chất lượng kém sẽ dẫn tới suy thoái, đổ vỡ.
2. Quản lý chất lượng
Giống như chất lượng, cũng có nhiều quan điểm về quản lý chất lượng.
Có người cho rằng: quản lý chất lượng là một hệ thống các hoạt động thống
nhất có hiệu quả của các bộ phận khác nhau trong hệ thống chịu trách nhiệm
triển khai các thông số chất lượng, duy trì chất lượng đã đạt được và nâng cao
mức chất lượng thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu của khách hàng. Có quan điểm
lại cho rằng: quản lý chất lượng là cách quản lý luôn luôn biết tìm ra các vấn
đề phải giải quyết của hệ thống và các cách tốt nhất để xử lý thành công
chúng…
Từ những điểm chung ở nhiều quan điểm khác nhau, có thể hiểu
quản lý chất lượng là việc ấn định đúng đắn các mục tiêu phát triển bền vững
của hệ thống, đề ra nhiệm vụ phải làm cho hệ thống trong từng thời kỳ và tìm
ra con đường đạt tới các mục tiêu một cách có hiệu quả nhất. (theo giáo trình
“Khoa học quản lý II” – NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002. Mục tiêu
của quản lý chất lượng trong các hệ thống là đảm bảo chất lượng sản phẩm
với chi phí tối ưu.
3. Sự cần thiết phải quản lý chất lượng
- Quản lý chất lượng sẽ giúp cho hệ thống xác định được yêu cầu chất
lượng phải đạt tới ở từng giai đoạn hoạt động nhất định của hệ thống. Tức là
xác định được sự thống nhất giữa mức thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng
sản phẩm do hệ thống tạo ra trong từng điều kiện môi trường hoạt động cụ thể
với chi phí tối ưu.
- Quản lý chất lượng giúp duy trì hoạt động bền vững của hệ thống bao
gồm toàn bộ những biện pháp nhằm đảm bảo những tiêu chuẩn đã được quy
định trong hệ thống.
- Quản lý chất lượng giúp tìm kiếm phát hiện đưa ra các tiêu chuẩn mới
SV: Nguyễn Thị Kim Thu Lớp: Quản lý kinh tế 50A

4
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh
cao hơn trên cơ sở liên tục cải tiến những quy định tiêu chuẩn cũ.
- Quản lý chất lượng nhằm đảm bảo sự liên kết trong các bộ phận của
hệ thống để cùng đi đễn mục tiêu chung là chất lượng của sản phẩm.
- Quản lý chất lượng đảm bảo phát hiện sớm và giải quyết nhanh chóng
những khó khăn vướng mắc nảy sinh. Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực
tiếp để giải quyết những bất đồng, thúc đẩy quá trình hoạt động.
II. Nội dung quản lý chất lượng
1. Hoạch định chất lượng
Đây là giai đoạn đầu tiên của công tác quản lý chất lượng nhằm hình
thành chiến lược chất lượng của hệ thống. Hoạch định chất lượng chính xác
đầy đủ sẽ giúp định hướng tốt các hoạt động tiếp theo. Bao gồm các nhiệm
vụ:
- Xác lập mục tiêu chất lượng tổng quát và chính sách chất lượng mà
hệ thống theo đuổi.
- Xác định đối tác mà hệ thống phải làm việc, đó là chủ thể sẽ tiêu dùng
hoặc sử dụng sản phẩm mà hệ thống sẽ tạo ra.
- Xác định nhu cầu và đặc điểm nhu cầu và đặc điểm nhu cầu của đối
tác.
- Phát triển các đặc điểm thỏa mãn nhu cầu của đối tác.
- Phát triển quá trình có khả năng tạo ra những đặc điểm của sản phẩm
- Xác định trách nhiệm của từng phân hệ, từng bộ phận của hệ thống
với chất lượng sản phẩm và chuyển giao các kết quả hoạch định cho các phân
hệ và cho các bộ phận này.
2. Tổ chức thực hiện
Đây là quá trình điều khiển các hoạt động tác nghiệp thông qua các hoạt
động, kỹ thuật, phương tiện, phương pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng
sản phẩm theo đúng những yêu cầu, kế hoạch đã hoạh định. Nó bao gồm các
nhiệm vụ:

- Đảm bảo mọi người, mọi bộ phận, mọi phân hệ trong hệ thống phải
nhận thức một cách đầy đủ các mục tiêu, các kế hoạch phải thực hiện của
mình và ý thức được sự cân thiết của chúng.
SV: Nguyễn Thị Kim Thu Lớp: Quản lý kinh tế 50A
5
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh
- Giải thích cho mọi người trong hệ thống biết chính xác những nhiệm
vụ kế hoạch chất lượng cụ thể cần thiết phải thực hiện.
- Tổ chức những chương trình đào tạo và cung cấp kiến thức kinh
nghiệm cần thiết đối với việc thực hiện kế hoạch.
- Cung cấp đày đủ các nguồn lực ở những nơi và lúc cần, thiết kế
những phương tiện kỹ thuật dùng để kiểm soát chất lượng.
3. Kiểm tra
Kiểm tra là hoạt động theo dõi, thu thập, phát hiện và đánh giá những
trục trặc, khuyết tật của quá trình sản xuất, của sản phẩm và dịch vụ trong mọi
khâu xuyên suốt đời sống của sản phẩm.
Kiểm tra không chỉ là tập trung vào việc phất hiện sản phẩm hỏng mà là
phát hiện những trục trặc, khuyết tật ở mọi khâu mọi, công đoạn, mọi quá
trình để tìm kiếm nguyên nhân để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng và xác định mức độ chất
lượng đạt được.
- So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện ra cái sai lệch và
đánh giá cái sai lệch đó trên các phương tiện kinh tế kỹ thuật và xã hội.
- Phân tích các thông tin về chất lượng làm cơ sở cho cái tiến và
khuyến khích cải tiến chất lượng.
- Tiến hàng các hoạt động cần thiết nhằm khắc phục những sai lệch,
đảm bảo thực hiện đúng những yêu cầu ban đầu hoặc thay đổi dự kiến.
4. Hoạt động điều chỉnh và cải tiến
Hoạt động điều chỉnh nhằm làm cho các hoạt động của hệ thống có khả
năng thực hiện được những tiêu chuẩn chất lượng đề ra, đồng thời cũng là

hoạt động đưa chất lượng sản phẩm thích ứng với tình hình mới. nó bao gồm
các nhiệm vụ:
- Xác định các đòi hỏi cụ thể về cải tiến chất lượng từ đó xây dựng các
dự án cải tiến chất lượng.
- Cung cấp các nguồn lực cần thiết như tài chính, kỹ thuật, lao động.
- Động viên, đào tạo và khuyến khích các quá trình thực hiện dự án cải
tiến chất lượng.
SV: Nguyễn Thị Kim Thu Lớp: Quản lý kinh tế 50A
6
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh
III. Các phương pháp quản lý chất lượng
1. Phương pháp quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO
ISO (international Standardization Organiization) là tổ chức quốc tế phi
Chính phủ về tiêu chuẩn hóa được thành lập từ năm 1946 trên phạm vi toàn
thế giới. Theo quan điểm của ISO hệ thống bộ máy của một doanh nghiệp nào
đó có hoạt động tốt mới cho ra sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng cao. Để
hệ thống bộ máy đó hoạt động tốt, nó phải thực hiện các nguyên tắc sau: “
Viết những gì đã làm, làm những gì đã viết, kiểm tra những gì đã viết so với
những gì đã làm, lưu trữ hồ sơ, xem xét và duyệt lại hệ thống một cách
thường xuyên”. Như vậy, ISO 9000 là một hệ thống quản lý chất lượng chứ
không phải là chất lượng sản phẩm. Bộ ISO 9000 là tổng hợp và chuẩn hóa
định hướng những thành tựu và kinh nghiệm quản lý chất lượng của nhiều
nước giúp cho việc quản lý các doanh nghiệp một cách có hiệu quản hơn.
2. Phương pháp quản lý chất lượng QC của người Nhật bản
QC ( quality control) là kiểm tra chất lượng quản lý. Phương pháp quản
lý chất lượng này dựa trên nguyên lý sau:
- Quản lý chất lượng là tìm ra vấn đề và phương pháp cải tiến vấn đề
- Quản lý chất lượng là công việc của tất cả mọi người trong hệ thống.
- Chất lượng là cái không có điểm dừng
- Chất lượng là niềm tự hào của các doanh nghiệp, là niềm vui của sự

thành đạt.
Cơ sở hình thành nên phương pháp quản lý chất lượng QC là thống kê
toán và lược đồ logic của tiến trình đi tìm nguyên nhân gây ra sự cố chất
lượng xấu.
3. Phương pháp quản lý chất lượng đồng bộ TQM
Đây là phương pháp của người Mỹ và Tây Âu và cũng được thực hiện
dựa trên các công cụ thống kê toán và lý thuyết đồ thị. Để quản lý có chất
lượng cá doanh nghiệp cần phải hiểu biết và thực hiện tốt các bước trong quá
trình tiến hành sản xuất kinh doanh.
SV: Nguyễn Thị Kim Thu Lớp: Quản lý kinh tế 50A
7
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh
- Am hiểu về chất lượng
- Đưa ra các cam kết và chính sách
- Làm tốt công tác tổ chức chất lượng
- Hoạch định, lập kế hoạch chất lượng
- Thiết kế để đạt chất lượng
- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
- Nâng cao năng lực
- Kiểm soát chất lượng
- Kết hợp, hợp tác nhóm
- Đào tạo huấn luyện về chất lượng
- Thực thi quản lý chất lượng đồng bộ.
IV. Các công cụ quản lý chất lượng
1. Biểu đồ đặc tính sản phẩm chất lượng
Là biểu đồ mô tả các nguyên nhân có thể làm cho chất lượng sản phẩm
không đạt yêu cầu mong muốn. Nó bao gồm:
- Biểu đồ xương cá: có dạng giống như xương thân con cá. Dựa vào nó,
các chuyên gia, các nhà nghiên cứu có thể vạch ra phương hướng vì sao lại
dẫn tới quản lý chất lượng của tổ chức không tốt.

- Biểu đồ Pareto: là biểu đồ hình cột diễn đạt mức độ % tác động của
các nhân tố tạo ra quản lý chất lượng kém xếp thứ tự từ cao đến thấp.
2. Luật số lớn
Công cụ này đòi hỏi việc tìm ra nguyên nhân gây nên kết quả xấu của
quản lý chất lượng phải được nghiên cứu trên một số đủ lớn cá hiện tượng
3. Nguyên lý ngẫu nhiên
Công cụ này đòi hỏi việc tìm ra các nguyên nhân gây nên kết quả xấu
của quản lý chất lượng là không được loại bỏ bất cứ một nguyên nhân nào.
4. Xác định nguyên nhân đích thực
Công cụ này đòi hỏi việc tìm ra nguyên nhân gây ra chất lượng xấu của
quản lý chất lượng phải thỏa đáng, phải là nguyên nhân gốc, cần loại bỏ các
nguyên nhân thứ sinh hoặc phát sinh.
5. Chuẩn hóa tối đa các thao tác hoạt động
Để quản lý chất lượng cần cố gắng lượng hóa các thao tác làm việc, hoạt
SV: Nguyễn Thị Kim Thu Lớp: Quản lý kinh tế 50A
8
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh
động của con người, của thiết bị để từ đó dễ dàng tìm ra được nguyên nhân.
SV: Nguyễn Thị Kim Thu Lớp: Quản lý kinh tế 50A
9
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN Y KHOA VÀ THẨM MỸ THU CÚC
I. Tổng quan về công ty Cổ Phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc được Sở Kế Hoạch Đầu
Tư thành phố Hà Nội cấp giáy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0103021685 ngày 21/01/2008 và doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động.
- Mã số thuế: 0102624215
- Địa chỉ giao dịch: 286 Thụy Khuê – đường Bưởi – Tây Hồ - Hà Nội

Công ty Cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc là một trong năm thành
viên của Công ty Cổ phần tập đoàn Zinnia. Bốn thành viên còn lại của Công
ty Cổ phần tập đoàn Zinnia là Công ty cổ phần Thương mại và Phân Phối
Zinnia, Công ty Cổ phần dịch vụ Zinnia, công ty Cổ phần bất động sản Zinnia
và công ty Công nghệ thông tin. Công ty Cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu
ban đầu chỉ là Thẩm mỹ viện Thu Cúc được biết đến là cơ sở thẩm mỹ đầu
tiên và có uy tín của Hà nội thành lập năm 1996.
Khi mới thành lập, công ty có vốn điều lệ là: 950 triệu đồng. Qua hai lần
bổ sung và cấp giấy phép đến nay, vốn điều lệ của công ty đã lên đến 3,5 tỷ
đồng. Để trở thành Công ty Cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc ngày nay,
công ty đã trải qua các mốc phát triển sau:
- Năm 1996: thành lập Thẩm mỹ viện Thu Cúc
- Năm 2000: thành lập Thu Cúc Spa 57 Nguyễn Khắc Hiếu, Hà Nội
- Năm 2005: thành lập phòng khám da liễu Thu Cúc
- Năm 2008: mở thêm Thu Cúc spa tại 288 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
- Năm 2009: mở thêm Thu Cúc spa tại số 4 , lô 13B, khu đô thị Trung
Yên, Hà Nội
- Năm 2011: khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc tại 286
SV: Nguyễn Thị Kim Thu Lớp: Quản lý kinh tế 50A
10
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh
– 288 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.
Công ty Cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc là một đơn có tư cách
pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng biệt hoạt động dưới sự kiểm tra
giám sát của các cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội. Do địa bàn hoạt động
trong khu vực nội thành, nơi có tốc độ đô thị hóa diễn ra sôi động, là địa bàn
có các trục đường giao thông huyết mạch chạy qua nên việc hoạt động kinh
doanh, lưu thông bảo quản, vận chuyển hàng hóa của công ty diễn ra tương
đối thuận lợi.
2. Mô hình tổ chức và cơ chế quản lý

2.1. Cơ cấu tổ chức
SV: Nguyễn Thị Kim Thu Lớp: Quản lý kinh tế 50A
11
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh
SV: Nguyễn Thị Kim Thu Lớp: Quản lý kinh tế 50A
12
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh
Công ty Cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc bao gồm 2 đơn vị thành
viên là hệ thống Thu Cúc spa và Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.
 Hệ thống Thu Cúc spa.
Đứng đầu là giám đốc điều hành. Hệ thống này có nhiều cơ sở:
- Thu Cúc spa tại 57 Nguyễn Khắc Hiếu, Hà Nội.
- Thu Cúc spa, số 4, Lô 138, Khu đô thị Trung Yên, Hà Nội.
- Thu Cúc spa 288 Tây Sơn, Hà Nội.
 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.
Là một trong những bệnh viện đầu tiên tại Hà Nội hoạt động theo mô
hình Bệnh viện - Khách sạn. Đứng đầu bệnh viện là giám đốc điều hành.
Bệnh viện bao gồm các khoa:
- Phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ
- Phòng khám da liễu
- Khoa khám bệnh
- Khoa cận lâm sàng
- Khoa nội
- Khoa ngoại
- Khoa sản
- Khoa nhi
- Khoa nam học
- Khoa mắt
- Khoa tai mũi họng
- Khoa răng hàm mặt

2.2. Cơ chế quản lý
 Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát.
HĐQT là đại diện chủ sở hữu tại công ty, có quyền phân bổ điều hòa
vốn của công ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty. HĐQT được
họp theo phiên và chịu trách nhiệm tập thể.
SV: Nguyễn Thị Kim Thu Lớp: Quản lý kinh tế 50A
13
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh
 Hai giám đốc điều hành của hai công ty thành viên và bộ máy giúp
việc.
+ Giám đốc điều hành: là người đứng đầu mỗi đơn vị thành viên. Là
người trực tiếp lãnh đạo và điều hành các hoạt động của công ty thành viên đó
thông qua bộ máy quản lý trong công ty đảm bảo cho công ty hoạt động hiệu
quả, bảo toàn và phát triển vốn của các thành viên. Giám đốc điều hành chịu
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của công ty.
+ Phó giám đốc có trách nhiệm điều hành công ty khi Giám đốc đi vắng
được ủy quyền hoặc hỗ trợ giám đốc trong quá trình điều hành quản lý công
ty.
 Các tổ chức của công ty thành viên.
• Phòng tài chính – kế toán.
- Tham mưu cho Giám đốc quản lý chặt chẽ tài chính công ty theo pháp
luật Nhà Nước và theo điều lệ hoạt động của công ty. Đồng thời tham mưu
cho Giám đốc tìm mọi biện pháp kinh doanh có hiệu quả.
- Là thành viên giám sát mọi chỉ tiêu, thu nhập của công ty, phản ảnh
các con số thực bằng hoạch toán mà thể hiện là bản quyết toán tài chính hàng
quý, hàng năm .
- Giúp giám đốc chỉ đạo và trực tiếp chỉ đạo các đơn vị, nhất là cán bộ
kế toán ở các đội thực hiện mọi quy định về tài chính của Nhà Nước và của
công ty, đảm bảo tính chính xác, đúng mực đích, tăng cường vòng quay đồng
vốn, bảo tồn vốn công ty , đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

- Kiểm tra mọi hoạt động tài chính – kế toán của các đội và toàn công
ty, tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo thực hiện đúng luật pháp của Nhà nước,
điều lệ hoạt động của công ty.
- Cung ứng tiền cho công ty, vốn cho các đơn vị thi công công trình
theo tiến độ và kế hoạch, đáp ứng moị hoạt động kinh doanh của công ty.
Đồng thời ngăn ngừa những tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của công ty
SV: Nguyễn Thị Kim Thu Lớp: Quản lý kinh tế 50A
14
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh
Kiên quyết loại bỏ những thủ tục chứng từ không hợp lệ, bảo vệ nền Tài
chính công ty hoạt động lành mạnh đúng pháp luật.
- Kiểm tra soát xét các chứng từ chi tiêu. Phân định rõ chứng từ hợp lệ,
không hợp lệ, báo cáo Giám đốc có biện pháp giải quyết ngay.
- Tham mưu cho Giám đốc ấn định tiền vay, tiền thanh toán của các
đơn vị, các cá nhân đi công tác tùy theo hiệu quả kinh doanh của cá nhân đi
công tác.
- Hàng quý, sáu tháng và cả năm báo cáo quyết toán tài chính thật rõ
ràng khách quan. Bản quyết toán tài chính phải lập công khai, cân đối chính
xác, phản ảnh các mặt hoạt động kinh doanh của Công ty một cách khách
quan để lãnh đạo nắm được, tìm cách phát huy (hoặc hạn chế)
- Là thành viên chính thức trong các Hội Đồng kiểm kê tài sản cuối
năm. Hội Đồng quyết toán, phòng TC-KT cần có những số liệu sống, để tham
mưu cho Giám đốc khi họp hội đồng quyết toán.
- Thực hiện, ghi chép và theo dõi các khoản chi của Công Đoàn đài thọ
cấp trên, BHXH v.v… sổ sách ghi chép rõ ràng, sáu tháng và cả năm lên biểu
tổng hợp báo cáo Giám đốc để Giám đốc cùng BCH công đoàn bàn bạc và
giải quyết.
- Phối hợp cùng phòng Hành chính nhân sự hàng năm đánh giá tài sản
còn lại công ty, báo cáo Ban Giám đốc để có định hướng cụ thể trong quá
trình hoạt động kinh doanh của công ty.

- Phối hợp phòng Hành chính nhân sự, kinh doanh lập kế hoạch chi tiêu
trong hoạt động kinh doanh, trong tiêu dùng, đảm bảo tiết kiệm và kinh doanh
có hiệu quả.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế toán trong công ty. Đảm bảo công tác
tài chính công ty vững mạnh, tuân thủ pháp luật Nhà nước.
• Phòng hành chính – nhân sự.
- Chức năng nhân sự
SV: Nguyễn Thị Kim Thu Lớp: Quản lý kinh tế 50A
15
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh
+ Quản lý công tác tổ chức cán bộ công nhân viên và lao động của Công
ty
+ Quản lý công tác đào tạo, bảo hiểm xã hội và các chế độ, chính sách.
+ Thường trực các Hội Đồng, thanh tra, pháp chế, kỷ luật, tiền lương và
bảo hộ lao động.
- Chức năng hành chính
+ Là bộ phận quản trị Công ty , giữ gìn mọi tài sản của doanh nghiệp,
và quan hệ đối nội, đối ngoại đảm bảo an toàn cho Công ty
+ Quản lý sức khỏe cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Tham mưu cho
Ban Tổng Giám đốc các trường hợp đủ sức khỏe và không đảm bảo sức khỏe
để có hương bố trí sắp xếp lại lao đông hợp lý .
• Phòng Marketing.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn
- Khai thác, tìm kiếm các nguồn hàng.
- Quảng bá thương hiệu.
- Phát triển thị trường.
- Phân tích thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh.
- Xây dựng chiến lược thúc đẩy doanh số.
- Kiểm tra hàng hóa tồn kho, hàng quá hạn, hàng có chất lượng kém để
xuất trả.

- Lên đơn đặt hàng.
- Liên hệ với nhà cung cấp để đặt hàng.
- Ký kết các hợp đồng kinh tế.
- Tham mưu xây dựng chiến lược, định hướng hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- Tham mưu xây dựng kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện các
kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được Giám đốc Công ty phê duyệt.
- Thực hiện công tác truyền thông, quảng bá thương hiệu, hình ảnh và
SV: Nguyễn Thị Kim Thu Lớp: Quản lý kinh tế 50A
16
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh
các sản phẩm, dịch vụ của Công ty.
• Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
- Tìm hiểu thông tin của khách hàng để nghiên cứu sản phẩm tốt nhất
đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để đem lại sự hài lòng
nhất nơi khách hàng.
- Nghiên cứu sản phẩm cạnh tranh của đối thủ để vươn lên về chất
lượng sản phẩm, dịch vụ.
- Nghiên cứu sản phẩm nhập từ nước ngoài có phù hợp với người tiêu
dùng Việt.
• Phòng kỹ thuật.
- Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông
tin về lĩnh vực hạ tầng cơ sở kỹ thuật để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách
hàng.
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn,
về lĩnh vực cơ sở vật chất kỹ thuật, các quy định về sử dụng , thẩm định, phê
duyệt các quy hoạch chuyên ngành.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ, kỹ thuật chăm sóc khách hàng tiên tiến
nhất, hiệu quả nhất.

- Tổ chức lập, thẩm định các loại dịch vụ.
- Thực hiện việc lưu hồ sơ tài liệu theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trong ban Giám đốc cũng như các phòng ban đều có sự phân chia sắp
đặt công việc một cách nhanh chóng và có hiệu quả cao tránh tình trạng ùn tắc
chờ đợi.
Qua sơ đồ trên ta thấy tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần
Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc tương đối đơn giản và khoa học. Chính điều
này đã làm giảm bớt chi phí quản lý, hạn chế những thủ tục rườm rà không
cần thiết đồng thời giúp cho việc ra quyết định và thực hiện các quyết định đó
SV: Nguyễn Thị Kim Thu Lớp: Quản lý kinh tế 50A
17
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh
nhanh chóng, kịp thời, chính xác đạt hiệu quả cao.
3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
3.1. Ngành nghề kinh doanh
Công ty gồm hai thành viên là Hệ thống Thu Cúc Spa và Bệnh viện Đa
khoa Quốc tế Thu Cúc.
- Hệ thống Thu Cúc Spa: chuyên Tư vấn chăm sóc sắc đẹp và cung cấp
dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ hàng đầu trong nước. Phân
phối mỹ phẩm tốt nhất. Chủ yếu là nhập mỹ phẩm từ Mỹ để chăm sóc khách
hàng, xuất bán cho các tổ chức hay khách hàng lẻ.
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc: Cung cấp các dịch vụ y tế,
khám chữa và điều trị bệnh. Là một trong số ít bệnh viện đầu tiên tại Hà Nội
hoạt động theo mô hình Bệnh viện - Khách sạn. Vì thế, Hội đồng quản trị
Bệnh viện đã mạnh dạn đầu tư một cơ sở vật chất y tế khang trang, hiện đại
có chất lượng dịch vụ hoàn hảo nhằm phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của nhân dân Thủ đô cũng như các địa phương lân cận ở khu vực phía Bắc.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc không chỉ hướng tới mục đích khám
chữa bệnh an toàn, chuyên nghiệp mà còn muốn khách hàng có dịp được trải
nghiệm dịch vụ phục vụ thân thiện, hoàn hảo theo phong cách phục vụ khách

sạn hạng sao, biến quá trình thăm khám và nằm điều trị bệnh của khách hàng
trở thành khoảng thời gian nghỉ dưỡng thực sự. Bệnh viện có một số khoa mũi
nhọn như: Phẫu thuật thẩm mỹ và điều trị da liễu công nghệ cao, Răng- hàm –
Mặt, phẫu thuật nội-ngoại khoa, chẩn đoán hình ảnh… thường xuyên có
những đột phá trong ứng dụng phương pháp mới vào quá trình điều trị cho
bệnh nhân nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác khám, điều trị và
tầm soát bệnh tật cho người dân.
3.2. Hình thức kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của công ty dưới các hình thức chủ yếu là:
- Tư vấn, chăm sóc sắc đẹp và cung cấp dịch vụ chăm sóc sắc đẹp.
- Cung cấp các dịch vụ y tế, khám chữa và điều trị bệnh.
SV: Nguyễn Thị Kim Thu Lớp: Quản lý kinh tế 50A
18
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh
- Nhập khẩu mỹ phẩm từ nước ngoài và xuất bán mỹ phẩm cho khách
hàng.
Các hoạt động kinh doanh của công ty có đặc điểm diễn ra chủ yếu trong
địa bàn nội thành Hà Nội. Là thủ đô của nước ta nên đời đời sống người dân
được nâng cao. Cùng với đó là nhu cầu về chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh hay làm đẹp cũng được nâng lên. Điều đó tạo điều kiện cho công ty luôn
phát triển không ngừng và hoạt động kinh doanh cũng phát triển thuận lợi.
Hoạt động bán hàng của công ty cũng là một trong những hoạt động
chủ yếu. Hàng hóa mà công ty buôn bán là mỹ phẩm và dụng cụ y tế. Công ty
áp dụng các hình thức bán hàng khác nhau bao gồm cả bán buôn và bán lẻ.
- Phương thức bán buôn: Là phương thức bán hàng cho các doanh
nghiệp thương mại hoặc doanh nghiệp sản xuất. Theo phương thức này công
ty ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng. Căn cứ vào hợp đồng đã ký khách
hàng có thể nhận hàng tại kho của công ty. Có hai phương thức bán buôn là:
+ Bán buôn vận chuyển hàng: Khách hàng ký hợp đồng với công ty. Căn
cứ vào nhu cầu nhận hàng của khách hàng ở từng thời điểm mà công ty lập kế

hoạch bán hàng và chuyển hàng cho khách hàng ngay mà không nhập kho lô
hàng đó. Sau khi khách hàng nhận được hàng, ký nhận đủ hàng, bên mua
chấp nhận thanh toán ngay thì hàng hóa được xác nhận là tiêu thụ.
+ Bán buôn qua kho: là hình thức bán buôn hàng hóa mà công ty xuất
hàng từ kho bảo quản của công ty. Công ty giao hàng trực tiếp cho bên mua,
đại diện của bên mua có thể trực tiếp đến kho để nhận hàng hoặc công ty có
thể vận chuyển hàng đến một đại điểm nào đó trong hợp đồng kinh tế đã ký
kết. Chỉ khi nào bên mua nhận đủ hàng hóa, chấp nhận thanh toán và thanh
toán thì hàng hóa mới xác định là tiêu thụ.
Hiện nay, trong kinh doanh, công ty cũng luôn củng cố phát huy việc
bán hàng theo hợp đồng và đơn đặt hàng. Vì theo hình thức này hoạt động
kinh doanh của công ty có cơ sở vững chắc. Do đó, công ty có thể chủ động
SV: Nguyễn Thị Kim Thu Lớp: Quản lý kinh tế 50A
19
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh
lập kế hoạch mua và bán hàng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kinh
doanh.
3.3. Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm của Công ty bao gồm cả sản phẩm cả hàng hóa và dịch vụ.
Hàng hóa của công ty là mỹ phẩm, là các dụng cụ y tế và dịch vụ của công ty
là làm đẹp như Spa, Phẫu thuật, Da liễu…và khám chữa điều trị bệnh trong
không gian sang trọng tạo cảm giác như đi ngỉ dưỡng cho người dân Thủ Đô
và các vùng lân cận. Đây là những thứ không thể thiếu trong đời sống và nhất
là trong xã hội phát triển ngày nay. Đó chính là động lực để công ty phát triển
không ngừng và để đạt được điều đó công ty ngày càng quan tâm đến chất
lượng của sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
II. Thực trạng quản lý chất lượng tại Công ty Cổ phần Y khoa và
Thẩm mỹ Thu Cúc
1. Thực trạng về chất lượng sản phẩm của công ty
1.1. Hàng hóa

Hàng hóa buôn bán của công ty là mỹ phẩm và các dụng cụ y tế. Mỹ
phẩm được nhập trực tiếp từ nước ngoài chủ yếu là của Mỹ về xuất bán cho
khách hàng và đại lý có nhu cầu. Một trong số mỹ phẩm đó là dòng sản phẩm
mỹ phẩm cao cấp của Bellewave. Có xuất xứ từ Mỹ, các sản phẩm của
Bellewave có đặc tính nổi trội là có các thành phần chiết xuất từ tự nhiên rất
quý hiếm, được nghiên cứu để phù hợp riêng cho từng loại da. Các công cụ y
tế đạt chất lượng cao. Trong một vài năm gần đây, vấn đề chất lượng mỹ
phẩm tại các công ty đã được nhiều khách hàng ngày càng chú trọng tới. Qua
đó thể hiện được tình hình chất lượng mỹ phẩm của công ty.
1.2. Dịch vụ
Công ty Cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc là một trong những
thương hiệu hàng đầu tại Hà Nội về lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ và làm đẹp.
Trải qua 15 năm trưởng thành và lớn mạnh, Công ty đã xây dựng thành công
SV: Nguyễn Thị Kim Thu Lớp: Quản lý kinh tế 50A
20
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh
hệ thống Spa cao cấp và bệnh viện khám chữa bệnh hạng sang phục vụ hàng
nghìn lượt khách trong nước và quốc tế.
Là Spa y khoa đầu tiên ở Hà Nội có sự giám sát tư vấn chuyên môn từ
bác sỹ đông y cũng như bác sỹ phụ trách mảng đặc trị thẩm mỹ công nghệ
cao, Thu Cúc Spa đã hoàn thiện quy trình dịch vụ chăm sóc đặc trị da mặt
cũng như các liệu pháp trị liệu chăm sóc dưỡng thể toàn thân đem lại hiệu quả
khác và an toàn cho sức khoẻ khách hàng. Không những vậy tại Thu Cúc Spa
khách hàng sẽ được tận hưởng các dịch vụ massage trị liệu đẳng cấp bởi kỹ
thuật điêu luyện thừa hưởng từ tinh hoa của các nước có nền văn hóa truyền
thống trong việc trị liệu, chăm sóc sức khỏe như Nhật Bản, Thái Lan bằng các
liệu pháp: bấm huyệt, xoa bóp, kéo căng cơ
Công ty Cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc có hệ thống công nghệ
quy trình tiên tiến.Tất cả các công nghệ và sản phẩm thẩm mỹ tiên tiến nhất
trên thế giới đều được Thu Cúc Spa chắt lọc và ứng dụng vào các dịch vụ trị

liệu dành cho khách hàng. Ngoài các phương pháp chăm sóc từ các loại thảo
dược quý hiếm, có nguồn gốc từ thiên nhiên đem lại hiệu quả trong điều trị và
hoàn toàn lành tính cho sức khoẻ làn da thì Thu Cúc spa còn sử dụng dòng
mỹ phẩm cao cấp của Bellewave. Đây là một thương hiệu mỹ phẩm xuất xứ
từ Mỹ, được nghiên cứu và sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu để phù hợp
riêng cho từng loại da. Công ty luôn tự hào trong hơn 15 năm qua, Thu Cúc
luôn là đơn vị tiên phong ứng dụng các phương pháp trị liệu mới cũng như
xây dựng các liệu trình trị liệu cho các vấn đề về da dành riêng cho người
Việt Nam.
Công ty Cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc có đội ngũ chuyên viên
chuyên nghiệp.Con người luôn được coi là yếu tố tiên quyết tại hệ thống Thu
Cúc Spa. Công ty tự hào bởi trình độ chuyên môn cũng như kiến thức về sức
khoẻ làn da của mỗi kỹ thuật viên liên tục được đào tạo hàng năm từ các
chuyên gia thẩm mỹ hàng thế giới. Hệ thống quản lý chặt chẽ cho phép công
SV: Nguyễn Thị Kim Thu Lớp: Quản lý kinh tế 50A
21
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh
ty kiểm soát chất lượng dịch vụ điều trị cho mỗi khách hàng đồng thời luôn có
các bác sỹ giám sát về mặt chuyên môn tại từng cơ sở.
Công ty đã đạt được nhiều giải thưởng về chất lượng dịch vụ như:
- Danh hiệu "The Best Spa in Ha Noi" 2 năm liên tiếp (2005-2006) do
Thời báo Kinh Tế Việt Nam - The Guide Award tổ chức, giải thưởng được
dựa trên sự đánh giá và bình chọn của người tiêu dùng.
- Huy chương vàng Dịch vụ chất lượng hoàn hảo do Bộ y tế trao tặng
năm 2006.
- Là một trong Top 100 Thương hiệu Việt xuất sắc do Liên hiệp các
Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam trao tặng năm 2007.
- Danh hiệu “Outstanding service” (Giải Ngoại hạng) do Thời báo Kinh
tế Việt Nam – The Guide Award tổ chức do chính người tiêu dung bình chọn
và đánh giá năm 2006 – 2007.

- Là một trong Top 100 Doanh nghiệp Hội nhập & Phát triển do Ban
Tuyên Giáo Trung Ương trao tặng năm 2008.
2. Thực trạng về quản lý chất lượng tại công ty
2.1. Mục tiêu quản lý chất lượng
Ngày nay chất lượng đã trở thành chìa khoá của sự cạnh tranh. Cạnh
tranh về chất lượng là một cuộc cạnh tranh hoàn hảo; sản phẩm, dịch vụ chất
lượng kém tất yếu sẽ bị thị trường đào thải. Chính vì lý do đó công ty Cổ
phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc luôn coi trọng công tác quản lý chất
lượng,và không ngừng đổi mới công tác quản lý này.
Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chẩn quốc tế ISO 9000. Dự án này được triển khai từ năm1997. Đến tháng
6/1998 được tổ chức QMS của Úc cấp chứng chỉ. Nhờ áp dụng hệ thống quản
lý này, mọi hoạt động của công ty đều được kiểm soát một cách chặt chẽ,chất
lượng sản phẩm luôn được đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nhưng
“chất lượng sản phẩm luôn ở trạng thái động, khi yêu cầu khách hàng thay đổi
thì chất lượng sản phẩm cũng phải cải tiến cho phù hợp với sự thay đổi của
nhu cầu”, vì vậy công tác quản lý chất lượng phải luôn được cải tiến, đổi mới.
SV: Nguyễn Thị Kim Thu Lớp: Quản lý kinh tế 50A
22
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh
Mục tiêu của công ty là xây dượng một hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến,
không ngừng đổi mới công tác quản lý chất lượng, nâng cao hiệu qủa hoạt
động quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đó
cũng là mục tiêu có tính chất chiến lược mà công ty đề ra trong ngắn hạn cũng
như dài hạn để đảm bảo sự phát triển vững chắc.
2.2. Chính sách chất lượng và biện pháp thực hiện
Để thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng, phải có mục tiêu và các
chính sách cụ thể. Công ty khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO
9000, đã đề ra chính sách chất lượng :
Công ty Cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc cam kết:

- Cung cấp sản phẩm thoả mãn yêu cầu khách hàng.
- Cải tiến hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với nhu cầu ngày cáng
cao của khách hàng trong nước và quốc tế.
Chính sách này được cán bộ lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên
trong công ty nhất trí thông qua.
Công ty đã đặt ra phương trâm rằng “mỗi người vừa là khách hàng vừa
là chủ hàng của đồng nghiệp mình”chính vì lẽ đó mà trong từng công đoạn
chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo.
Để thực hiện chính sách trên công ty có nhiều biện pháp như:
- Tạo mọi cơ hội đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên. Hàng
năm công ty luôn mở lớp đào tạo cho cán bộ công nhân viên và gửi người đi
học ở bên ngoài. Qua mỗi khoá học ngắn hạn hay dài hạn công ty đều đánh
giá kết quả đào tạo, xem xét chất lượng đào tạo.
- Xây dựng lề lối làm, phong làm việc cho mọi bộ phận, mọi nơi làm
việc phải được vệ sinh sạch sẽ. Từ đó công nhân có ý thức, hình thành thói
quen làm việc theo đúng quy định, nhờ đó chất lượng sản phẩm được đảm
bảo.
- Thường xuyên duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000.
Mọi hoạt động trong công ty đều được thực hiện theo những quy trình đã
SV: Nguyễn Thị Kim Thu Lớp: Quản lý kinh tế 50A
23
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh
được văn bản hoá. Hầu hết các công việc được giải quyết nhanh và khoa học.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng.
- Song trên thực tế khi tiển khai áp dụng ISO 9000 mặc dù đem lại lợi
ích lâu dài cho công ty. Nhiều khi những thủ tục chặt chẽ và khoa học để đảm
bảo duy trì hệ thống quản lý này có khi làm cho một số thành viên chán nản,
mệt mỏi. Vì vậy việc giáo dục đào tạo ý thức tự giác cho mỗi thành viên trong
công ty hiểu được lợi ích lâu dài của hệ thống quản lý này là một yêu cầu rất
cần thiết

- Đảm bảo thực hiện chính sách chất lượng của công ty.
2.3. Cơ cấu quản lý chất lượng
Khoa học về quản lý chất lượng đã phát triển từ rất sớm. Trước đây,
quản lý chất lượng ở các nước xã hội chủ nghĩa nói chung và ở nước ta nới
riêng đều là quản lý bằng phương pháp kiểm tra sản phẩm cuối cùng và cả sản
phẩm đầu vào. Giống như nhiều công ty khác, Công ty Cổ phần Y khoa và
Thẩm mỹ Thu Cúc cũng thành lâp phòng KCS. Đây là bộ phận duy nhất thực
hiện công tác kiểm tra chất lượng trong doanh nghiệp.
Hệ thống quản lý chất lượng của công ty hiện nay được mô hình hoá như
sau:
SV: Nguyễn Thị Kim Thu Lớp: Quản lý kinh tế 50A
24

×