TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ -ĐHĐN
KHOA QUỐC TẾ HỌC
BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
Đề tài:
Ý TƯỞNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Lớp: 10CNQTH01
SVTB: Trần Thị Cẩm Tú
GVHD: TS.Võ Văn Minh
Đà Nẵng, tháng 11 năm 2013
Xây dựng mô hình trường học thân thiện với môi trường
và chương trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
khối tiểu học.
I. Cơ sở hình thành ý tưởng:
- Gần đây, những tin tức thời sự về các vấn đề liên quan đến môi trường như dự án của
Lào xây dựng đập thủy điện Xayaburi trên sông Mêkông – con sông mang đầy phù sa và
cá với lưu lượng nước khổng lồ chảy từ Trung Quốc qua 4 quốc gia hạ Mêkông Thái
Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam; hay như thông tin về dự án xây dựng thủy điện Đồng
Nai 6 và 6A - có hay không việc “bức tử” rừng Cát Tiên; gần đây nhất là thông tin về sản
phẩm Monsanto chứa chất nguy hiểm hơn cả chất độc màu da cam đang tràn lan trên thị
trường nông sản Việt Nam… Rõ ràng, con người đang sống trong một môi trường mà các
vấn đề của nó đã đến mức “không của riêng một ai”. Điều đáng nói là hiện nay, vấn đề
bảo vệ môi trường không phải là một nguồn kiến thức được phổ cập cho mọi người ngay
cả với những đối tượng học sinh sinh viên – những người trong độ tuổi hăng hái nhất của
việc học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống, cũng là những người giàu có về ý
tưởng cho một môi trường sạch đẹp hơn. Chính vì vậy, việc giáo dục về ý thức bảo vệ
môi trường đối với người dân là điều cần thiết. Thế nhưng, hơn thế nữa, việc giáo dục ý
thức từ những học sinh khối tiểu học có thể là điều rất quan trọng, các em chính là tương
lai của đất nước, những cây non đang được chăm sóc để vươn cao vươn xa hơn, cũng
chính vì những lí do, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sẽ theo cùng các em trong suốt
hành trình vươn cao và vươn xa đó. - Ở độ tuổi này, suy nghĩ của các em chưa đi vào lối
mòn như người lớn. Vì vậy, bên cạnh việc tiếp thu những gì được dạy bảo, các em còn dễ
dàng tự mình tìm ra những ý tưởng bảo vệ môi trường, chỉ cần trang bị cho các em một
yếu tố duy nhất là: lòng yêu quý thiên nhiên và môi trường sống xung quanh. Vì vậy,
chương trình giáo dục cần được xây dựng một cách khéo léo, tinh tế, phù hợp với tâm lý
non trẻ của họcnhấ sinh tiểu học, giúp các em yêu thương thiên nhiên và môi trường
quanh mình một cách tự nhiên nhất.
- Bên cạnh đó, mô hình trường học thân thiện với môi trường sẽ trở thành đề án quốc gia
trong việc tiết kiệm và giảm tải nguồn điện, song song với việc sử dụng nguồn điện thông
thường, các trường học sẽ sử dụng điện từ những nguồn năng lượng tự nhiên. Ưu điểm
của nguồn năng lượng này là sạch, có sẵn trong thiên nhiên, không gây ô nhiễm, không bị
cạn kiệt và là giải pháp tốt nhất nhằm tiết kiệm năng lượng hóa thạch cho tương lai. Sau
đây là những nguồn năng lượng sạch nhiều khả năng sẽ được áp dụng rộng rãi trong
tương lai: Pin nhiên liệu, năng lượng mặt trời, năng lượng từ biển, năng lượng gió, dầu
thực vật phế thải dùng để chạy xe, năng lượng từ tuyết, năng lượng từ sự lên men sinh
học, năng lượng địa nhiệt. Thành phố Đà Nẵng là thành phố của biển và núi rừng, chính
vì vậy nguồn năng lượng thiên nhiên ở nơi đây vô cùng phong phú.
II. Nội dung ý tưởng:
1. Trường học thân thiện môi trường:
- Đây là mô hình mới và hiện đại với việc lắp đặt hệ thống máy phát điện sử dụng nguồn
năng lượng mặt trời và nguồn năng lượng gió. Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung bộ nước
ta, đây là thành phố với tổng lượng bức xạ mặt trời tương đối cao, thời gian nắng nhiều
nhất vào các tháng giữa năm với khoảng 8 - 10h/ngày. Trung bình từ tháng 3 đến tháng 9,
thời gian nắng từ 5 - 6 h/ngày với lượng tổng xạ trung bình trên 3,489 kWh/m2/ngày (có
ngày đạt 5,815 kWh/m2/ngày).
- Với số giờ nắng từ 2000-2600 giờ, cường độ bức xạ mặt trời từ 4,9-5,7, cho nên việc ứng
dụng nguồn năng lượng mặt trời trong việc cung cấp điện là rất tốt. Bên cạnh đó, nguồn
gió từ biển thổi vào thành phố cũng rất lớn, đem lại lợi ích cao trong việc sử dụng nó trở
thành nguồn cung cấp cho các hệ thống cung cấp điện dạng nhỏ và trung. Đặc biệt là đối
với các trường học nằm ở vị trí ven biển, nguồn gió này là rất lớn, và nó đủ cung cấp cho
hệ thống phát điện tại những trường học này.
- Máy phát điện cỡ trung bình kết hợp giữa việc cùng lúc sử dụng nguồn năng lượng mặt
trời và nguồn năng lượng gió, nó sẽ được đặt trên sân thượng của các trường học, với
việc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời vào ban ngày và có thể sử dụng nguồn năng
lượng gió vào ban đêm. Như vậy, nguồn điện cung cấp sẽ không bị thiếu hụt, hay vào
những lúc nguồn điện thông thường không được cung cấp kịp thời, nguồn điện năng
lượng gió và mặt trời này sẽ thay thế để cung cấp ánh sáng và nguồn điện cho các thiết bị
khác tại trường học.
- Mô hình máy phát điện này sẽ được xây dựng từ những loại máy phát điện sử dụng năng
lượng thiên nhiên cơ bản, nó sẽ kết hợp giữa loại máy sử dụng năng lượng gió và pin
năng lượng mặt trời. Điều đó sẽ giúp kết hợp cả hai loại năng lượng và sẽ giúp cho việc
sử dụng điện không còn là mối quan ngại quá lớn cho các trường học nữa. Mô hình
trường học thân thiện với môi trường sẽ được áp dụng những bước đầu với những trường
tiểu học, nơi mà các em nhỏ sẽ có thể làm quen với việc ý thức bảo vệ môi trường và đó
cũng là một ví dụ tiêu biểu về việc sử dụng nguồn nguyên liệu xanh để bảo vệ môi
trường.
2. Chương trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh khối tiểu học:
2.1 .Đối tượng mục đích:
- Đây là một chương trình dài, theo suốt các em từ lúc các em vào lớp 1 đến các cấp học
sau, dưới dạng một môn học ngoại khóa. Vì vậy, yêu cầu đầu tiên đặt ra là môn học giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường phải thú vị, được cập nhật và không gây nhàm chán, không
nặng nề, để chính các em tìm thấy niềm yêu thích trong việc khám giá thế giới xung
quanh rồi tìm cách bảo vệ chúng.
- Mô hình môn học sẽ được nâng cấp dần tùy theo khả năng tiếp thu và nhu cầu kiến thức
của các em từ cấp 1, cấp 2 đến cấp 3 và ngay cả bậc đại học. Đề tài này chỉ tập trung
phác thảo giai đoạn đầu tiên, giai đoạn nền tảng quyết định đến thái độ và tình cảm của
các em về sau đối với môn học, cũng là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công hay không
thành công cho ý tưởng này.
2.2 .Mô hình môn học:
Môn học được xây dựng trên những tiêu chí sau:
2.2.1 Hình thức môn học:
a. Môn học được xây dựng dưới hình thức những chương trình ngoại khóa thú vị, kết hợp
một cách sáng tạo các yếu tố hỗ trợ giáo dục trong phòng học và ngoài phòng học.
- Trong phòng học:
+ Sự dẫn dắt của giáo viên
+ Trình chiếu phim ảnh sống động, lôi cuốn sự chú ý của các em
+ Trang trí lớp học: cây xanh, mô hình cây, thú, mô hình trò chơi
+ Các cuộc thi
- Ngoài phòng học:
+ Các buổi ngoại khóa ngoài trời, tạo điều kiện cho các em tiếp cận với môi trường chung
quanh mình.(công viên, sân trường, nhà máy)
+ Các hoạt động ngoài trời: (trồng cây, thu nhặt rác)
b. Dưới hình thức ngoại khóa, môn học không đòi hỏi các em tiếp thu những kiến thức học
thuật, không đòi hỏi các em học bài, làm bài tập cũng như thi cử. Tuy nhiên, để khuyến
khích các em tham gia hăng say và nhiệt tình trong môn học này, cần có một hình thức
khen thưởng cho những học sinh có tinh thần và hành động xuất sắc.
c. Tên gọi của môn học nên có ý nghĩa đơn giản và gây tò mò đối với tư duy của các em
học sinh tiểu học. Nên tạo cho các em tư thế chủ động tìm hiểu vì thích thú chứ không
phải bị ép học tập. Dưới đây là một vài tên gọi mang tính thử nghiệm:
- “Môi trường xung quanh em”
- “ Môi trường của em”
- “ Môi trường là người bạn thân thiện với chúng ta”
- “Thế giới quanh ta”
d. Xây dựng thêm một môn học cũng như thời lượng và tần suất xuất hiện của môn học này
trong thời khóa biểu là một vấn đề quan trọng, cần phải cân nhắc kỹ càng. Lịch học tập
không những phải phù hợp với khả năng tiếp thu của các em mà còn phải phù hợp với
thực tế nhà trường. Vậy, phân phối chương trình đề ra chỉ mang tính tham khảo, cần được
điều chỉnh khi áp dụng vào từng trường học cụ thể.
2.2.2.Trang bị học tập:
- Đây là lớp học dành riêng cho chương trình ngoại khóa về ý thức Bảo vệ môi trường.
Phòng học được trang bị màn hình hoặc máy projector để trình chiếu những hình ảnh
sống động xuyên suốt nội dung bài học nhằm thu hút sự quan tâm, tò mò của các em.
Đây vừa là lớp học, cũng là phòng thực hành, phòng xem phim, là nơi trao đổi, cũng là
xưởng chế biến cho các em xây dựng những ý tưởng của mình vào tranh ảnh và các công
trình tái chế mà các em sáng tạo ra trong suốt quá trình học.
- Lớp học được trang trí ấn tượng và bắt mắt để có thể khuấy động tinh thần và hoạt
động sáng tạo của các em. Trong phòng học không thể thiếu: cây xanh và các vật dụng
chăm sóc cây xanh; các mô hình học tập sống động; các dụng cụ và nguyên liệu tái chế
để các em có thể phát huy sáng tạo trong lĩnh vựt sáng chế bất cứ lúc nào; khu vực tuyên
dương những “dũng sĩ bảo vệ môi trường” xuất sắc; truyện, tranh ảnh, băng đĩa, tài liệu
về các tấm gương bảo vệ môi trường, về những hình ảnh kỳ diệu của thiên nhiên …
2.3 Những chuyến đi ngoại khóa giúp các em hòa mình vào thiên nhiên:
- Tăng cường các hoạt động sáng tạo là một trong những điều mà nền giáo dục Việt
Nam đang hướng tới. “Những chuyến đi” sẽ giúp các em làm quen, hiểu, rồi hiểu sâu sắc
thế giới xung quanh và từ đó xây dựng ý thức trách nhiệm về những hành động của mình
làm cho môi trường và gây ra cho môi trường.
- Những chuyến đi cần được chuẩn bị một cách thận trọng, kỹ lưỡng nhất từ nội dung
đến hình thức. Mỗi chuyến đi là một lần xây dựng hình ảnh môi trường trong suy nghĩ
của các em học sinh. Cần xây dựng những công việc nhóm, những câu chuyện, cuộc thi
tài xuyên suốt đường đi như những gameshow truyền hình để khuyến khích các em
không ngừng vận động và khám phá.
III. Nguồn lực thực thi ý tưởng:
Nguồn lực tài chính:
- Thành phố Đà Nẵng: đây là kế hoạch đem lại bộ mặt giáo dục hoàn toàn thay đổi so với
cả nước, mô hình xây dựng trường học thân thiên môi trường sử dụng điện năng từ nguồn
nguyên liệu tự nhiên cũng như chương trình lớp học giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho học sinh khối tiểu học. Chính vì vậy, thành phố nên tài trợ cho chương trình này để
nó trở thành mô hình đi đầu về các ứng dụng bảo vệ môi trường, góp phần ứng phó với
việc biến đổi khí hậu hiện nay.
- Các tổ chức phi chính phủ: Ý tưởng này đòi hỏi một ngân sách không nhỏ, việc các tổ
chức phi chính phủ tài trợ cho chương trình này sẽ giúp cho việc thực hiện nó sẽ khả thi
hơn, góp phần đem lại một môi trường xanh sạch đẹp cho học sinh cũng như là cầu nối
giúp các em học hỏi về việc chung tay bảo vệ môi trường sống quanh chúng ta.
Nguồn nhân lực:
- Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ Đà Nẵng Trung tâm
sẽ chịu trách nhiệm cung ứng nguồn nhân lực và công nghệ kí thuật cần thiết để thực thi
ý tưởng. Công nghệ kĩ thuật chuyển đổi năng lượng sạch khi áp dụng vào thực tế cuộc
sống đòi hỏi một nguồn nhân lực chất lượng cao, không những để triển khai một cách
nhanh chóng và có hiệu quả cũng như thực thi quá trình vận hành và bảo dưỡng mà còn
đảm bảo khả năng kiểm soát và xử lí tốt những vấn đề xảy có thể ra ngoài kế hoạch.
- Thành phố Đà Nẵng sẽ cử cán bộ môi trường đến các trường tiểu học để hướng dẫn giáo
viên về việc làm như thế nào để môi trường được xanh sạch đẹp hơn, giáo viên các
trường sẽ lên kế hoạch giảng dạy các em và đưa ra chương trình cho lớp học cũng như
các chương trình ngoại khóa giúp các em đến gần hơn với thiên nhiên và từ đó xây dựng
nên ý thức bảo vệ môi trường.